Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Công an nhân dân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 42 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HIÊN

Chuyên đề:
“Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp
của sinh viên Công an nhân dân hiện nay”

Thuộc đề tài luận án:
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62313001

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Nguyên Anh

Hà Nội, 6/2015


MỤC LỤC
I. DẪN NHẬP..................................................................................................2
2. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị.......................................3
2.1 Đóng góp của một số nghiên cứu trên thế giới.....................................3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu trong nước................................................12
3. Khái niệm và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu định hướng giá trị
nghề nghiệp....................................................................................................22
3.1 Khái niệm chủ chốt:............................................................................22
3.2 Các lý thuyết nghiên cứu.....................................................................29
Lý thuyết trao đổi và thuyết lựa chọn hợp lý:..............................................................................30


Lý thuyết trao đổi có nguồn gốc từ những người theo tư duy thực dụng chủ nghĩa trong triết
học của những người theo môn phái Epicure, tiếp đó quan điểm này được Jeremy Bentham,
John Stuart Mill và G.E. Moore phát triển hơn trong những thập niên cuối thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX...........................................................................................................................................30

4. Phương pháp phân tích.............................................................................32
4.1 Phân tích tài liệu:.................................................................................32
4.2 Khảo sát định tính và định lượng:.......................................................33
5. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................35

1


I. DẪN NHẬP
Giá trị và chuẩn mực xã hội là cặp khái niệm cơ bản trong lý luận của
chuyên ngành xã hội học. Xã hội học từ khi ra đời cho đến nay, đề tài giá trị
và định hướng giá trị luôn là một nội dung quan trọng được giới nghiên cứu
quan tâm. Các vấn đề liên quan đến giá trị cũng đã được bàn luận nhiều trong
các cơng trình nghiên cứu của các nhà xã hội học kinh điển (E. Durkheim,
1897; M. Werbe,r 1904). Các cơng trình mang tính lý luận xã hội học công bố
trong những thập niên gần đây tiếp tục xem giá trị là một nội dung cơ bản cần
quan tâm bàn luận trong bối cảnh xã hội tồn cầu đang có nhiều thay đổi về
xã hội và giá trị. Trong cơng trình “Xã hội học Nhập môn” của Fichter xuất
bản năm 1973 đã đề cập đến giá trị như là một nội dung chính của cuốn sách.
Cơng trình “Xã hội học” của Anthony Giddens, tái bản lần 3 năm 1997, và
cơng trình “Nhập mơn Xã hội học” của Tony Biltont và các tác giả khác được
dịch và giới thiệu tại Việt Nam năm 1993 cũng rất quan tâm đến giá trị trong
các tiểu mục văn hóa và xã hội hóa.
Ở Việt Nam, trong nhiều thập niên qua, giá trị, định hướng giá trị là đề

tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học xã hội như Triết học, Sử học, Văn
hóa học, và Tâm lý học. Thực tế có nhiều ấn phẩm liên quan đến chủ đề này
được các ngành khoa học xã hội công bố trong thời gian qua. Tuy nhiên, do
hạn chế cách tiếp cận nên kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu
này mới chỉ phản ánh sâu về các giá trị văn hóa truyền thống mà chưa đi sâu
vào nhận diện các giá trị hiện đại, các xu hướng định hướng giá trị về học tập,
nghề nghiệp, việc làm, của các nhóm xã hội trong đó có nhóm thanh niên sinh
viên trong bối cảnh Việt Nam đang ngày cảng hội nhập sâu rộng ra thế giới
bên ngoài.
Trong bối cảnh những đóng góp của các nghiên cứu khoa học xã hội đi
trước về chủ đề giá trị và định hướng giá trị chưa có nhiều đóng góp về lý
2


luận thì nghiên cứu xã hội học về mảng đề tài này cho đến nay vẫn còn nhiều
khoảng trống và thiếu vắng cần phải quan tâm. Đề tài nghiên cứu “Định
hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay” hy vọng
khơng chỉ có đóng góp về mặt thực tiễn mà cịn có đóng góp về mặt lý luận
cho hướng nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp của ngành
xã hội học ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục tiêu như vậy, phương pháp luận trong đề tài nghiên
cứu “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên CAND hiện nay” không
thể không kế thừa các quan điểm của các nghiên cứu đi trước có liên quan đến
giá trị và định hướng giá trị trên thế giới và Việt Nam được trình bày trong
chuyên đề này.
2. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị
2.1 Đóng góp của một số nghiên cứu trên thế giới

Các tài liệu cho thấy vấn đề “giá trị” sớm được quan tâm bàn luận trong
các cơng trình nghiên cứu xã hội học phương Tây, trong bối cảnh các quốc

gia phát triển ở phương Tây đã trải qua giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ thế kỷ XIX và kết quả của quá trình đó đã dẫn đến những biến đổi sâu
sắc về hệ thống giá trị xã hội.
Những nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến “giá trị” có thể thấy trong các
cơng trình nghiên cứu kinh điển của các cây đại thụ của ngành xã hội học.
Emile Durkheim, trong cơng trình “Phân cơng lao động trong xã hội” (1893)
và “Tự tử” (1897) đã xem giá trị như là một trong những thành tố của sự kiện
xã hội. Ông cho rằng giá trị xã hội phản ánh thực tại xã hội và cần được lý
giải bằng các sự kiện xã hội (social fact). Max Weber trong các nghiên cứu
của mình, đặc biệt là cơng trình “Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư
bản” (1904) đã xem giá trị như là một trong những nhân tố thúc đẩy động cơ

3


và mục đích hành động của con người - chủ thể xã hội, cụ thể là những người
theo đạo Tin lành. (Giddens, 1997).
Vào những năm 1950, nghiên cứu giá trị tiếp tục được quan tâm trong
các cơng trình của các nhà xã hội học ở Mỹ. Đây có thể xem là giai đoạn phát
triển thứ hai trong nghiên cứu giá trị. Điểm nổi bật của các nghiên cứu về giá
trị trong giai đoạn này là phương pháp thực nghiệm được áp dụng. Tác giả
tiêu biểu về đề tài này là Talcott Parsons. Ông đã quan tâm nghiên cứu về
“giá trị cơ bản”, và cho rằng những giá trị này khi đã hình thành thì khó thay
đổi, bất chấp những rối loạn xã hội. Cũng trong thời gian này, các nhà xã hội
học ảnh hưởng bởi trường phái chức năng luận của Parsons có quan điểm cho
rằng giá trị cơ bản là một đại lượng xác định. Đại lượng này ổn định và bền
vững khó biến đổi hoặc nếu có biến đổi cũng diễn ra trong khoảng thời gian
rất dài (Endruweit và Trommsdorff, 2002: 158-159).
Có thể nói, Parsons đã có đóng góp trong việc đưa ra khung lý thuyết
và đưa vào tham chiếu thực nghiệm để giải thích về sự tồn tại độc lập của giá

trị trong hệ thống xã hội. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có những hạn chế nhất
định. Giới xã hội học trong thời gian này và nhiều năm sau đó đã khơng
ngừng phê phán luận thuyết của Parsons, đánh giá đây là một luận thuyết sơ
cứng, không lý giải được những sắc thái biến đổi của giá trị trong điều kiện xã
hội thay đổi (Marshall, 2010). Sự ổn định trật tự xã hội là cần thiết song
khơng thể khơng có những thay đổi cần thiết làm tiền đề cho xã hội phát triển.
Cũng chính vì lý do này mà luận thuyết của Parson về chức năng và giá trị
khơng cịn thống trị và chiếm ưu thế trên mặt trận lý luận xã hội học ở Mỹ
những thập niên sau đó.
Chính vì vậy, đến những năm 1970 đã hình thành nên một khuynh
hướng tiếp cận nghiên cứu về giá trị mới tại Mỹ, đây cũng được xem là giai

4


đoạn phát triển thứ ba về nghiên cứu giá trị, các nhà nghiên cứu đi theo hướng
tiếp cận này đã đo lường thực nghiệm giá trị hoàn toàn khác, thậm chí đối lập
với Parsons. Họ cho rằng giá trị có thể biến đổi và cần phải quan tâm đến hệ
khái niệm biến đổi giá trị hay biến đổi các giá trị. Tác giả tiêu biểu đi theo
hướng nghiên cứu về biến đổi giá trị trong một xã hội chuyển đổi là Ronald
Inglehart, người được xem là tiên phong củatiếp cận nghiên cứu giá trị theo
hướng mới này. Theo ông, ở các xã hội phát triển phương Tây đang xảy ra sự
biến đổi từ giá trị “duy vật” sang giá trị “hậu duy vật”, hay từ giá trị “hiện
đại” sang giá trị “hậu hiện đại” do các thế hệ thanh niên thực hành(Endruweit
và Trommsdorff, 2002:159).
Cũng chính vì vậy mà trong những cơng trình nghiên cứu thực nghiệm
về giá trị được tiến hành trong những thập niên sau đó, chẳng hạn như “Điều
tra giá trị châu Âu (1980), Inglehart đã đi sâu phân tích q trình vận động
của giá trị từ hiện đại sang hậu hiện đại, chủ yếu dưới góc độ các biến đổi văn
hóa, hậu hiện đại được hiểu là đề cao các giá trị mới, lối sống mới, sự lựa

chọn lối sống của cá nhân, v.v… Xã hội hiện đại chuyển sang hậu hiện đại bắt
đầu từ vài thập kỷ cuối thế kỷ XX, khi cách mạng thông tin điện tử chuyển
sang giai đoạn mạng toàn cầu. Sự chuyển biến này thể hiện ở chỗ có sự biến
đổi từ những giá trị truyền thống sang những giá trị thế tục - duy lý, mặt khác
từ những giá trị sống còn sang các giá trị hạnh phúc (chất lượng sống, sự tự
khẳng định bản thân, bao gồm động cơ thành đạt, an sinh xã hội, tự do, hạnh
phúc…). Đặc biệt, ông cho rằng có sự chuyển đổi về giá trị giữa các thế hệ
đang diễn ra trong các xã hội công nghiệp tiên tiến (Inglehart, 2008:10).
Mặc dù cách tiếp cận về giá trị của Inglehart được đánh giá là có nhiều
tiến bộ, khắc phục được nhiều hạn chế trong nghiên cứu về giá trị theo
Parsons trước đó, nhưng lý thuyết của Inglehart cũng vấp phải sự phản kháng
của một số nhóm nghiên cứu lúc bấy giờ (Endruweit và Trommsdorff,
5


2002:159). Nhưng vào những năm 1990 của thế kỷ trước, những người từng
chống lại quan điểm của Inglehart cũng phải thay đổi quan điểm và cơng nhận
rằng “khơng cịn nghi ngờ gì nữa ở các nước phương Tây, định hướng giá trị
đang chuyển đổi”. Một phong trào nghiên cứu về thay đổi hệ giá trị trong bối
cảnh các xã hội chuyển đổi được hình thành và lan rộng ra nhiều quốc gia
trên thế giới, với tên gọi “Khảo sát giá trị thế giới”1.
Có thể nói, đây là một cuộc điều tra về giá trị mang tính chun mơn
cao, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà khoa học xã hội trên toàn thế giới.
Cuộc khảo sát đã sử dụng các phương pháp lấy mẫu, khảo sát trên từng nhóm
nhỏ đại diện cho mỗi tầng lớp hoặc cộng đồng được quan tâm nhằm đo lường
bước thay đổi của các giá trị, bao gồm những giá trị về đạo đức, tín ngưỡng,
chính trị của các nền văn hóa và so sánh giữa các nền văn hóa khác nhau trên
khắp thế giới.
Các nghiên cứu về giá trị gần đây cần phải kể đến là các tác giả
Valdiney V.Gouveia, Francisco José B. de Albuquerque, Miguel Clemnet và

Pablo Espinosa, trong cơng trình “Những giá trị con người và bản sắc xã hội:
Nghiên cứu hai nền văn hóa có xu hướng tập thể” (2004) đã xem xét những
mối liên hệ giá trị của những bản sắc xã hội ở hai nền văn hóa có xu hướng
tập thể như Brazil và Tây Ban Nha. Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong hệ thống các giá trị con người xã hội, tính
gắn bó và truyền thống là những yếu tố quan trọng nhất để giải thích bản sắc
xã hội. Những đối tượng coi trọng tự do riêng tư nhiều hơn thì kém đồng nhất
và thường độc lập với văn hóa dân tộc mình. Sự đồng nhất trong khơng gian địa
Inglehart cũng là người có cơng lớn trong việc mở rộng chương trình khảo sát về giá trị
thế giới ra khắp tồn cầu. Cho đến nay, khảo sát giá trị thế giới đã trải qua nhiều đợt khảo
sát lớn, lần gần đây nhất là năm 2006. Cuộc khảo sát được tiến hành với quy mô lớn 92000
mẫu nghiên cứu tại 62 quốc gia, trung bình mỗi nước thực hiện 1330 cuộc phỏng vấn.
Nghiên cứu này đã thiết kế bộ bảng hỏi với 250 câu hỏi.
1

6


lý dựa trên cơ sở những giá trị như tôn giáo tính gắn bó ở người Brazil, trong khi
đó ở người Tây Ban Nha là truyền thống, trật tự xã hội, thành thực và sức mạnh.
Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng tồn tại một hệ thống các giá trị chung để giải
thích bản sắc xã hội dựa trên cơ sở những giá trị chuẩn mực cơ bản
Tác giả Jeffrey Jensen Arnett trong cơng trình “Thanh niên, Văn hóa và
các xã hội chuyển đổi” (2005) đã quan tâm đến những thay đổi trên phạm vi
toàn cầu, cái được gọi là toàn cầu hóa trong thế kỷ 21. Trong đó, giới trẻ là
một nhóm chịu nhiều tác động và ảnh hưởng. Họ được sinh ra trong bối cảnh
hoàn toàn khác với thế hệ cha mẹ và ông bà của họ. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng thanh niên là nhóm chứa đựng sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Một mặt
họ mang trong mình những đặc trưng văn hóa của vùng đất nơi họ sinh ra và
lớn lên; mặt khác, họ lại có những đặc trưng của văn hóa tồn cầu khi mà các

kết nối mạng xã hội trên Internet ngày càng trở nên mở rộng trong cuộc sống
của con người.
Có thể nói, chủ đề giá trị và định hướng giá trị sớm được giới khoa học
xã hội và xã hội học quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh các nước phương
Tây cơng nghiệp hóa và xã hội chuyển đổi có nhiều thay đổi về giá trị. Những
nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc phát triển lý
luận và phương pháp thực nghiệm trong việc giải thích về giá trị và thay đổi
hệ thống giá trị của xã hội hiện đại sau này, không chỉ ở phương Tây mà còn
ảnh hưởng đến nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia khác nhau trên thế giới.
Sau đây là những đóng góp trong nghiên cứu giá trị ở một số vùng
lãnh thổ khác ngoài phương Tây.
Nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở một số nước Đông Âu:
Chủ đề giá trị cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở một số
nước Đông Âu thuộc Liên bang Xô Viết từ những thập niên 1980 của thế kỷ
trước. Nhiều nhà nghiên cứu ở Đông Âu như: Zđravomưxlov, Doddorov, và
7


Kuznexov cũng chia sẻ với quan điểm của Inglehart và cho rằng mỗi xã hội
có một hệ thống giá trị đặc trưng. Điều này có nghĩa là những biến đổi trong
xã hội có thể làm thay đổi hệ thống giá trị, đặc biệt khi xã hội chuyển từ một
hình thái này sang một hình thái khác. Nói cách khác, định hướng giá trị của
cá nhân cũng có những thay đổi nhất định khi điều kiện xã hội thay đổi (Dẫn
theo Nguyễn Thị Mai Lan, 2010:16).
Những cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu về giá trị cần phải
kể đến là nghiên cứu của Ginijetsinski tiến hành năm 1992, dựa trên những
bằng chứng nghiên cứu, ông đã đi đến kết luận và cho rằng hệ thống định
hướng giá trị luôn luôn biến đổi. Tính biến đổi của hệ thống định hướng giá
trị như một yếu tố điều chỉnh hành động, trước hết thể hiện sự cải tổ nội bộ hệ
thống trong sự phát triển của cá nhân theo từng giai đoạn cụ thể (Dẫn theo

Nguyễn Thị Mai Lan, 2010:16).
Cơng trình nghiên cứu tiếp theo về sự phát triển định hướng giá trị ở
học sinh những lớp cuối cấp phổ thông trung học và sinh viên đại học ở Nga
(Liên bang Xô Viết) tiến hành năm 1983 của hai tác giả Rưbalkô và Volkova
đã quan tâm nghiên cứu sự phát triển định hướng giá trị ở học sinh những lớp
cuối cấp phổ thông trung học và sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy, ở học sinh cuối cấp phổ thơng trung học đã có sự phát triển mạnh về
định hướng giá trị, đặc biệt là các định hướng giá trị thể hiện trong việc định
hướng các hoạt động chủ đạo nhằm hướng đến việc đạt được các giá trị mục
đích như định hướng nghề nghiệp, v.v… Điều lý thú là nghiên cứu này cũng
chỉ ra đối với nhóm sinh viên có những định hướng rất cụ thể trong việc mong
muốn trở thành những người như thế nào trong tương lai (Dẫn theo Nguyễn
Thị Khoa, 1996).
Cơng trình nghiên cứu về định hướng giá trị của trẻ theo lứa tuổi và
mối quan hệ của nó với tính cách cá nhân do Iakimovich thực hiện năm 1990.
8


Dựa trên mẫu nghiên cứu nhóm trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi, tác giả đã
chỉ ra ở trẻ bình thường có xu thế hướng tới các giá trị truyền thống, đặc biệt
là các giá trị cơ bản của cuộc sống gia đình hạnh phúc, bạn bè, cơng việc thú
vị, tình yêu, sức khỏe (Dẫn theo Đỗ Ngọc Hà, 2000).
Trong cơng trình “Các định hướng giá trị- chuẩn mực của học sinh
trung học phổ thông” của Xovkin tiến hành năm 1982, đã phân tích và so
sánh các đặc điểm về định hướng giá trị của giới trẻ Nga và Do Thái, trong đó
tác giả đặc biệt chú ý sự đánh giá của khách thể về tầm quan trọng của các giá
trị gia đình. Ơng đã phát hiện một đặc trưng quan trọng là tuổi vị thành niên
Do Thái tuân thủ truyền thống dân tộc một cách tự nguyện hơn so với đồng
trang lứa ở Nga. Ngược lại, tuổi vị thành niên Nga thì định hướng sâu sắc về
các giá trị vật chất hơn các giá trị tinh thần so với lứa tuổi này ở Do Thái….

(Dẫn theo Nguyễn Thị Mai Lan, 2010).
Còn trong nghiên cứu của Petaemin Miter thực hiện năm 1980 cũng
quan tâm đến định hướng giá trị của thanh niên. Dựa trên 5000 mẫu bao gồm
thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 30, thế hệ cha mẹ và ông bà. Nghiên cứu này
đã chỉ ra các yếu tố cá nhân và gia đình có liên quan đến sự thay đổi nguyên
tắc sống và những giá trị mới (Dẫn theo Đỗ Ngọc Hà, 2000).
Có thể nói, các nghiên cứu ở một số nước Đông Âu đã kế thừa thành
tựu lý luận và phương pháp nghiên cứu về thay đổi giá trị của các nước
phương Tây trong việc đo lường và tìm hiểu sự thay đổi của giá trị trong xã
hội, điều đáng chú ý là nhiều nghiên cứu ở Đơng Âu đã quan tâm tìm hiểu
định hướng giá trị của nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên và sinh viên. Kết
quả các nghiên này này đã chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân, gia đình
cũng như điều kiện xã hội với định hướng giá trị của cá nhân, trong đó có giới
trẻ và sinh viên.

9


Nghiên cứu về giá trị ở một số quốc gia châu Á: So với các nước
phương Tây, nghiên cứu về giá trị được quan tâm muộn hơn. Vào khoảng
giữa thập niên 1980 của thế kỷ trước, đề tài thay đổi giá trị cũng mới được
giới nghiên cứu quan tâm. Tiêu biểu là cơng trình “Giá trị nhân văn trong thế
giới đang thay đổi” của nhóm học giả nghiên cứu Nhật Bản (Daisaku Ikeda và
Bryyab,1984). Nghiên cứu đã lấy mẫu khảo sát ở hơn 10 nước trên thế giới
nhằm đo lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động và thái độ của
lớp trẻ đối với những vấn đề chính trị- xã hội trong nước và quốc tế. Kết quả
nghiên cứu đã khẳng định rằng thanh niên hiện nay đóng vai trị to lớn trong
việc hướng dẫn, cổ vũ các phong trào xã hội rộng lớn, là lực lượng tiềm năng
đề giải quyết những tình trạng bất ổn trong tương lai.
Nghiên cứu của hai tác giả Ushiogi Morikazu và Makoto (2005) quan

tâm nghiên cứu về chuyển đổi giá trị của nhóm thanh niên trong xã hội Nhật
Bản, một quốc gia công nghiệp rất phát triển. Tác giả này chỉ ra rằng những
tác động từ sự thay đổi kinh tế - xã hội đối với thanh niên là rất lớn, đặc biệt
trong các giá trị truyền thống như hôn nhân, gia đình. Sự sụt giảm của dân số
vị thành niên, thanh niên Nhật Bản trong thời gian bắt nguồn từ sự từ chối
hoặc không quan tâm đến việc lập gia đình của giới trẻ ở những năm 60 của
thế kỷ trước. Ushiogi Morikazu, Makoto chỉ ra những yếu tố chi phối định
hướng giá trị gia đình trong tương lai của đối tượng thanh niên Nhật Bản
trong độ tuổi từ 15 – 24 hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc sống hôn nhân
được xem như là một sự hạn chế, gị bó trong khn mẫu hơn là niềm vui; cấu
trúc gia đình làm thời gian hưởng thụ cá nhân suy giảm; quan trọng hơn đó là
quan niệm quan hệ tình dục không cần hôn nhân (Ushiogi Morikazu and
Watabe Makoto,2005).
Nghiên cứu của Yogesh Atal (2005) nhấn mạnh đến tính khơng đồng
nhất của thanh niên ở các quốc gia châu Á. Vấn đề của vị thành niên, thanh
niên đang phải đối mặt rất khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát
10


triển ở châu Á, trong đó đặc biệt là khu vực Nam Á. Ở các nước phát triển,
các giá trị đạo hiếu, gia đình, dịng họ ở những người trẻ đã thay đổi. Thanh
niên sống độc lập khỏi cha mẹ và tự kiểm sốt. Trong khi đó, ở các nước Nam
Á, các giá trị của đời sống gia đình vẫn được đề cao. Cha mẹ vẫn duy trì các
trách nhiệm với con cái trong giáo dục, tiếp tục hỗ trợ tài chính trong suốt
thời gian con chưa tìm được việc làm,… Các bối cảnh xã hội khác nhau có thể
đem lại những lời giải thích khác nhau cho tình trạng của thanh niên cũng như
định hướng giá trị của họ
Đề tài giá trị cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung
Quốc trong những năm cuối của thế kỷ XX. Cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
cần phải nhắc đến là “Những giá trị của thanh niên Trung Quốc” do Wang Lu

và Xie Weihe thực hiện năm 1996. Nghiên cứu này đã khảo sát những thay
đổi lớn trong định hướng giá trị của thanh niên Trung Quốc từ sau q trình
cải cách, mởi cửa và cơng cuộc hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu tập trung
chủ yếu trên 3 khía cạnh: đánh giá về ý nghĩa, mục đích cuộc sống; giá trị
trong cuộc sống hàng ngày và những giá trị xã hội. Nhìn chung, định hướng
giá trị của thanh niên Trung Quốc có những thay đổi lớn sau cải cách và đang
trong q trình phát triển và hồn thiện (Wang Lu và Xie Weihe, 1996).
Cơng trình “Những giá trị sống và chương trình giáo dục” do UNESCO
tiến hành năm 1995. Hưởng ứng lời kêu gọi sự chia sẻ những giá trị cho một
thế giới tốt đẹp hơn của Liên hiệp quốc, hàng loạt các quốc gia trên thế giới
đã bắt tay vào nghiên cứu định hướng giá trị và lấy giáo dục như là một
phương tiện đắc lực để xác lập hệ giá trị mới dựa trên hịa bình, tự do, cơng
bằng và dân chủ. Chương trình này được triển khai ở nhiều quốc gia, trong đó
có sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin,
Indonesia nhằm xác định mục tiêu, chương trình và cách thức để đưa giáo dục
giá trị vào nhà trường (UNESCO, 1995).

11


Như vậy, nghiên cứu về giá trị đã được quan tâm nghiên cứu ở một số
quốc gia châu Á vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Các nghiên cứu
này đã tiếp thu và áp dụng các quan điểm lý luận và phương pháp thực
nghiệm của phương Tây vào việc giải thích sự thay đổi giá trị. Điều đáng chú
ý là các nghiên cứu này đã rất quan tâm đến sự thay đổi định hướng giá trị của
nhóm thanh niên, sinh viên trong bối cảnh biến đổi xã hội đang diễn ra sâu
sắc ở các quốc gia này.
Tóm lại, điểm luận tài liệu thu thập được cho thấy các nghiên cứu trên
thế giới cho thấy vấn đề giá trị và định hướng giá trị thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu trên thế giới đã có những đóng góp về lý

luận và phương pháp trong việc giải thích về sự thay đổi giá trị trong bối cảnh
xã hội chuyển đổi. Mặc dù các nghiên cứu đã quan tâm nhiều đến những thay
đổi về giá trị, định hướng giá trị trong giới trẻ, sinh viên ở các xã hội. Tuy
nhiên, chưa có một nghiên cứu quan tâm tìm hiểu định hướng nghề nghiệp
của các nhóm đặc thù trong xã hội như trường hợp của đề tài luận án này,
2.2 Một số kết quả nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị được giới khoa học xã hội ở
Việt Nam quan tâm trong khoảng ba thập kỷ gần đây trong bối cảnh xã hội
Việt Nam biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Nghiên cứu về giá trị và định
hướng giá trị được quan tâm từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Trước tiên,
cần phải đề cập đến là nghiên cứu về giá trị được quan tâm từ góc độ lịch sử,
văn hóa.
Hướng tiếp cận giá trị từ góc độ lịch sử, văn hóa
Cơng trình đầu tiên bàn về giá trị cần phải kể đến là nghiên cứu “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1980) của Trần Văn Giàu. Từ
góc độ tiếp cận lịch sử nghiên cứu tư liệu có sẵn, tác giả đã phân tích về các
giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Những giá trị này đã liên
12


tục được phát triển và góp phần quan trọng giúp đất nước vượt qua những khó
khăn và thử thách trong những thời khắc lịch sử (Trần Văn Giàu. 1980).
Cơng trình nghiên cứu tiếp theo về “Các giá trị truyền thống của con
người Việt Nam hiện nay” do nhóm tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang
tiến hành năm 1994. Từ góc độ sử học, các tác giả đã tổng quan và phân tích
về q trình hình thành, phát triển và biến đổi các giá trị truyền thống của
người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc, đánh giá ý
nghĩa của các giá trị này đối với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
nước ta (Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang, 1994).
Có thể nói, nghiên cứu từ góc độ lịch sử văn hóa đã cho thấy các giá trị

truyền thống của dân tộc Việt Nam và sự biến đổi của hệ thống giá trị này qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế cách tiếp cận nên các
nghiên cứu này không làm rõ được sự biến đổi giá trị trong các nhóm xã hội,
trong đó có thanh niên, sinh viên, v.v…
Hướng tiếp cận định hướng giá trị từ góc độ triết học và tâm lý học
Cơng trình nghiên cứu “Vấn đề con người trong công cuộc Đổi mới”
của Phạm Minh Hạc (1994). Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã quan
tâm đến thực trạng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị của thanh niên. Dựa
trên những bằng chứng khảo sát thực nghiệm, tác giả đã đi sâu phân tích vai
trị của lối sống, sự biến đổi của những yếu tố trong thanh niên đối với một số
giá trị cơ bản như tương thân tương ái, giữ chữ tín, yêu lao động, tự hào về
truyền thống dân tộc (Phạm Minh Hạc,1994).
Nghiên cứu tiếp theo là công trình “Tìm hiểu định hướng giá trị của
thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Thái Duy Tuyên
tiến hành năm 1994. Nghiên cứu đã điều tra và phân tích mặt tích cực và tiêu
cực định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
13


trường trên 6 mặt: nhận thức về giá trị, tâm trạng và thái độ, hứng thú và thị
hiếu, nhu cầu và động cơ, cảm nhận và tự đánh giá, nguyện vọng và ước mơtrên cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, do tính chất trải rộng của vấn đề nên
đề tài mới chỉ dừng lại ở những nội dung đơn giản và có tính gợi mở. nhiều
vấn đề liên quan đến định hướng giá trị của thanh niên, trong đó có định
hướng giá trị nghề nghiệp vẫn chưa được làm rõ.
Cơng trình “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”
của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự (1995) cũng đã đi sâu vào
tìm hiểu các giá trị, trong đó có định hướng giá trị nghề nghiệp. Dựa trên
những bằng chứng khảo sát trên 2000 người trên 7 nhóm (trong đó có nhóm
sinh viên) ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam), nhóm tác giả cho rằng định hướng
giá trị nghề nghiệp hiện nay có sự nhất trí cao và thể hiện rõ cả đặc trưng và

xu thế định hướng giá trị nghề nghiệp hiện nay của người Việt Nam, nổi bật ở
hai điểm: nghề có thu nhập cao và phù hợp với điều kiện cá nhân. Tuy nhiên,
do phạm vi nghiên cứu quá rộng, đề tài mới chỉ dừng lại ở những đặc điểm
chung mang tính khái qt.
Trong cơng trình “ Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình
của nữ trí thức” của Nguyễn Thị Khoa (1996). Dựa trên mẫu khảo sát 125 nữ
trí thức thuộc các chuyên ngành khác nhau đang làm việc tại các trường đại
học và viện nghiên cứu. Tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống định hướng
giá trị về chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức Việt Nam, làm rõ đặc
trưng hệ thống định hướng giá trị của họ. So sánh sự khác nhau trong hệ
thống định hướng giá trị của nữ trí thức. Nghiên cứu này khơng quan tâm đến
định hướng giá trị nghề nghiệp của nhóm đối tượng khảo sát.
Cơng trình “ Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của Dương Tự Đam (1996) đã phân tích quá

14


trình biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước ảnh hưởng đến nhu cầu, lợi ích và
định hướng giá trị của thanh niên sinh viên. Nghiêncứu đã chỉ ra những đặc
trưng nổi bật trong định hướng giá trị của thanh niên sinh viên khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, biểu hiện xu hướng lựa chọn các giá trị. Định
hướng giá trị về việc làm và lập nghiệp được sinh viên lựa chọn và xếp hạng
ở thang bậc cao. Có thể nói, nghiên cứu mới chỉ dừng lại tìm hiểu đặc trưng,
xu hướng biến đổi định hướng giá trị của thanh niên sinh viên nói chung,
chưa tìm ra định hướng giá trị trong đó có nghề nghiệp của thanh niên sinh
viên các trường, chun ngành khác nhau.
Cơng trình nghiên cứu “Xu hướng biến đổi định hướng giá trị của
thanh niên sinh viên” do tác giả Đỗ Ngọc Hà thực hiện năm 2000. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy tác động của kinh tế thị trường đến các giá trị (bao

gồm cả giá trị truyền thống và hiện đại) đến thế hệ trẻ Việt Nam. Tuy nhiên,
do hạn chế cách tiếp cận, nghiên cứu chưa làm rõ tác động của kinh tế thị
trường đến định hướng giá trị các nhóm thanh niên sinh viên khác nhau, v.v…
Cơng trình “ Xác định mức độ tác động định hướng của một số giá trị đối với
hoạt động ở học sinh trung học phổ thơng” của Phạm Thị Đức (2000) đã tìm
hiểu sự tác động của một số giá trị đối với hoạt động học tập và sự chọn nghề
của học sinh trung học phổ thông. Điều đáng quan tâm là nghiên cứu này
cũng chỉ ra định hướng giá trị trong học tập gắn chặt chẽ với định hướng nghề
nghiệp tương lai và ý thức trách nhiệm công dân. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cũng chưa chỉ rõ sự khác biệt giữa các nhóm học sinh trong định hướng giá
trị.
Cơng trình nghiên cứu “Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sỹ quan
trẻ quân đội nhân dân Việt Nam” của Lại Ngọc Hải tiến hành năm 2001 đã
quan tâm đến các giá trị cơ bản: chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và giá trị
nghề nghiệp. Điều đáng chú ý là kết quả nghiên cứu đã cho thấy định hướng
15


nghề nghiệp của nhóm sỹ quan trẻ thể hiện ở động cơ u mến gắn bó với
qn đội, khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn cho phù hợp với yêu cầu
của chức trách trong điều kiện tác động của nên kinh tế thị trường đã cho thấy
vững vàng của đội ngũ sỹ quan trẻ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đội ngũ
sỹ quan trẻ còn do dự trong định hướng giá trị, coi trọng những giá trị vật
chất, lối sống hưởng thụ cao hơn những giá trị tinh thần thiêng liêng khác (Lại
Ngọc Hải, 2001).
Cơng trình “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay” do
Đỗ Ngọc Hà tiến hành năm 2002. Dựa trên mẫu khảo sát 1803 sinh viên ở các
trường thuộc 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Nghiên cứu đã phát hiện những
đặc trưng cơ bản và xu hướng biến đổi định hướng giá trị của sinh viên trên
những mặt chung nhất quy định sự tồn tại của nhân cách và hoạt động sống:

sinh viên hiện nay đang có xu hướng hướng đến cái “tôi” biểu hiện trong xu
hướng cá nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong định hướng giá
trị của sinh viên hiện nay là thái độ thiếu tích cực với cuộc sống, sự băn
khoăn, lo lắng về nghề nghiệp, việc làm tương lai và những tiêu cực, bất công
trong xã hội. Một số giá trị cơ bản, mang ý nghĩa xã hội vẫn bị sinh viên xem
nhẹ, khuynh hướng cá nhân có xu hướng nổi trội trong một bộ phận sinh viên
Cơng trình nghiên cứu “Thanh niên Việt Nam với việc giữ gìn và phát
huy các giá trị gia đình” của Nguyễn Minh Tâm (2003) đã đi sâu phân tích
một số giá trị của gia đình như giá trị đạo đức (tình, hiếu, nghĩa), giá trị kinh tế
(coi trọng giá trị vật chất chỉ là phương tiện đảm bảo cuộc sống gia đình chứ
khơng thể trở thành mục tiêu của gia đình) và giá trị con cái. Nghiên cứu này
cũng đi sâu tìm hiểu sự biến đổi của giá trị đối với thanh niên hiện nay, song
chỉ dừng lại ở việc phân tích những giá trị gia đình và sự biến đổi của nó trong
thanh niên chứ khơng phân tích các giá trị khác (Nguyễn Minh tâm, 2003).

16


Nghiên cứu “Tổng quan tình hình sinh viên cơng tác Hội và phong
trào sinh viên” do Bộ Khoa học và cơng nghệ và Trung ương Đồn Thanh
niên cộng sản Hơ Chí Minh tiến hành 2003. Dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp,
số liệu bao quát trên phạm vi cả nước, nghiên cứu đã đưa ra nhận định là định
hướng giá trị được sinh viên coi trọng nhất là có kiến thức, có ý chí tự lập và
lịng u nước, sống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân (Dẫn theo Phạm
Tất Thắng, 2009:13).
Cơng trình “Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyền
thống trong học tập” của Nguyễn Văn Bắc (2006), đã quan tâm tìm hiểu các
giá trị truyền thống như lịng thân ái, đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Kết
quả khảo sát chỉ thực hiện ở khối ngành sư phạm (Đại học Sư phạm Huế)
nhưng cũng cho thấy được nhận thức cơ bản của sinh viên đối với giá trị

truyền thống trong lĩnh vực học tập - lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đời sống
sinh viên. Nghiên cứu này không quan tâm đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của sinh viên.
Công trình “Định hướng giá trị, nhân cách của học sinh trung học phổ
thông” của Nguyễn Thị Mai Lan (2010), khảo sát 509 học sinh trung học phổ
thông tại hai trường Nguyễn Bình Khiêm, Hà Nội và Sơng Lơ, Tun Quang.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung
học phổ thông là sự hướng tới những giá trị có tính thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi
của đời sống xã hội và nhu cầu của bản thân, gia đình. Các giá trị cơ bản mà
các em hướng tới là thi đỗ đại học, sau này có nghề nghiệp ổn định có thu nhập
tốt. Nghiên cứu này cũng chưa cho thấy khác biệt giữa các nhóm học sinh.
Tổng quan các nghiên cứu đi trước cho thấy một số cơng trình nghiên
cứu quan tâm đến chủ đề định hướng nghề nghiệp của nhóm sinh viên sỹ
quan ngành cơng an nhân dân. Chẳng hạn, như cơng trình “Định hướng nghề

17


nghiệp của sinh viên công an: Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn
Tỉnh tiến hành năm 1999. Từ góc độ triết học, tác giả đã đề cập đến thực trạng
định hướng nghề nghiệp của sinh viên Công an nhân dân. Kết quả nghiên cứu
cho thấy phần lớn sinh viên chọn đơn vị công tác trong tương lai, đều tập
trung vào các đơn vị như an ninh kinh tế, an ninh điều tra, còn các đơn vị
khác chiếm tỉ lệ không đáng kể như: chống phản động; chống gián điệp. Vì lý
do về được những đơn vị cơng tác trên thì “cuộc đời mới được đổi mới”,
nghĩa là có điều kiện quan hệ tiếp xúc rộng với các ngành kinh tế, dễ làm ăn
và “có màu”… Cịn các đơn vị cơng tác khác, ngồi lương ra khơng có thu
nhập gì thêm, khơng “có màu”.
Cơng trình “Mối tương quan giữa hoạt động giảng dạy, hoạt động
quản lý giáo dục với nhân cách của sinh viên các trường công an nhân dân”

do Nguyễn Như Chiến và cộng sự (2004) đã quan tâm đến định hướng giá trị
của sinh viên công an nhân dân: phần lớn sinh viên cơng an nhân dân có ý
thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, coi trọng giá trị hịa bình, tự do
và gắn kết với giá trị đó là có niềm tin và sự trung thành với Đảng và Nhà
nước, coi trọng giá trị gia đình, động cơ chọn ngành nghề về cơ bản phù hợp
với nội dung định hướng giá trị của người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và những giá trị có tỉ lệ đánh giá thấp hơn những giá trị trên:
sống có tình nghĩa, có trách nhiệm và kỷ luật. Việc xác định sự giàu có về của
cải, ngành nghề có thu nhập cao, được nhà nước cung cấp, lựa chọn ngành
nghề theo ý muốn của bố mẹ là những giá trị rất ít sinh viên lựa chọn. Tuyệt
đại đa số sinh viên yêu ngành CAND….
Nhìn chung, nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị rất được quan
tâm ở nước ta trong những thập kỷ vửa qua. Điều đáng quan tâm là các
nghiên cứu này khá phong phú, được tiếp cận từ các góc độ khác nhau lịch sử,
triết học, tâm lý học. Từ tiếp cận lịch sử, các nghiên cứu đã chỉ ra các đặc
18


trưng của các giá trị truyền thống, vai trò của các giá trị này trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau của dân tộc. Các nghiên cứu từ hướng tiếp cận triết học, đặc
biệt là tiếp cận tâm lý học đã có những đóng góp quan trọng, chỉ ra định
hướng giá trị của nhóm thanh niên, một số yếu tố chi phối định hướng nghề
nghiệp của thanh niên. Do hạn chế cách tiếp cận nên các nghiêncứu này chưa
cho thấy rõ các nhân tố xã hội chi phối định hướng giá trị của thanh niên, sinh
viên.
Nghiên cứu định hướng giá trị từ góc độ xã hội học
Mặc dù, đề tài nghiên cứu về định hướng giá trị thu hút nhiều sự quan
tâm từ góc độ triết học, lịch sử và tâm lý học, nhưng cho đến nay nghiên cứu
về định hướng giá trị từ góc độ xã hội học vẫn cịn thiếu vắng. Có thể kể ra
một số nghiên cứu, chẳng hạn nghiên cứu “Định hướng giá trị của sinh viên

là con em cán bộ khoa học” của Vũ Hào Quang (2001) đã đi sâu nghiên cứu
định hướng giá trị của nhóm sinh viên là con em cán bộ khoa học, trong đó
định hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của nghiên cứu này. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra định hướng nghề nghiệp của sinh viên phụ thuộc vào
nguồn thơng tin mà họ nhận được, đó là: người hướng nghiệp có uy tín nhất là
cha mẹ, thứ hai là nhà trường, thứ ba là truyền thông đại chúng, thứ tư là chú
bác anh em trong gia đình, thứ năm là các tổ chức xã hội và cuối cùng là
nhóm bạn bè. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mong muốn lớn nhất của
sinh viên sau khi tốt nghiệp là có việc làm và ổn định gia đình. Về nghề
nghiệp, sinh viên mong muốn được làm đúng nghề đào tạo đó được coi như
giá trị cao nhất hay tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình tìm việc làm. Ngoài ra,
sinh viên rất đề cao vấn đề thu nhập ổn định, nghề được xã hội coi trọng và
được làm việc trong mơi trường văn hóa xã hội lành mạnh. Nghiên cứu này,
chưa làm rõ khác biệt giới, năm học,… trong định hướng giá trị nghề của sinh
viên con em cán bộ khoa học.
19


Cơng trình nghiên cứu “Vai trị của gia đình trong việc giáo dục các
giá trị truyền thống cho thanh thiếu niên” của Đặng Cảnh Khanh (2003). Dựa
vào nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã tập trung phân tích các giá trị truyền
thống, trong đó nhấn mạnh vai trị của gia đình đối với việc giáo dục giá trị
truyền thống. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu và làm rõ sự biến đổi của gia
đình và những chuẩn mực của gia đình dưới tác động của sự thay đổi các điều
kiện kinh tế-xã hội, chưa chỉ rõ khác biệt giữa các nhóm gia đình trong việc
giáo dục giá trị truyền thống cho thanh thiếu niên
Nghiên cứu “Định hướng giá trị chính trị- xã hội cho đội ngũ học viên
sỹ quan” của Phạm Xuân Hảo (2003). Dựa vào nguồn tư liệu thứ cấp, tác giả
đề cập đến những định hướng lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; trung thành với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc và nhân dân; yêu

quê hương đất nước, gắn bó mật thiết với nhân dân, tình đồng chí đồng đội
thủy chung, tinh thần quốc tế cao cả; ý thức xây dựng quân đội cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tự hào được là sỹ quan quân đội anh
hùng của dân tộc anh hùng; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn
luyện tại trường; sãn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ; phẩm chất đạo
đức, lối sống trong sang
Nghiên cứu “Định hướng giá trị của sinh viên (Qua nghiên cứu trường
hợp sinh viên của 11 đơn vị đào tạo trên địa bàn Hà Nội) của Phạm Tất Thắng
năm 2009. Nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu định hướng giá trị về nghề
nghiệp, thăng tiến xã hội và tình u, hơn nhân,… Dựa trên những bằng
chứng khảo sát thực nghiệm nghiên cứu đã chỉ ra sinh viên chọn ngành học
mà họ yêu thích, mang tính chủ quan mà ít quan tâm đến chọn ngành học phù
hợp với thực tế và khả năng có việc làm sau khi ra trường. Phần lớn sinh viên
mong muốn sau khi ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, được
làm việc gần nhà có thu nhập ổn định. Đáng chú ý là nghiên cứu cũng chỉ ra
20


khác biệt giới tính, nơi ở và nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc
chọn nơi làm việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu giải
thích mối quan hệ yếu tố năm học, ngành học và trường học với định hướng
giá trị nghề nghiệp… (Phạm Tất Thắng, 2009:131).
Nghiên cứu về đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay của
hai tác giả Nguyễn Thị Hoa và Đỗ Thị Lệ Hằng (2012) xem xét các giá trị của
thanh niên qua vấn đề đạo đức và lối sống. Nghiên cứu này đưa ra 9 giá trị mà
các nghiên cứu trong nước thường đề cập như gia đình, sức khỏe, sự nghiệp,
tình yêu, thu nhập, bằng cấp, danh dự cá nhân, các mối quan hệ xã hội và địa
vị xã hội để thanh niên lựa chọn. Nguyễn Thị Hoa và Đỗ Thị Lệ Hằng chỉ ra
rằng có 5 giá trị được thanh niên xếp vào hàng quan trọng hơn cả lần lượt là:
gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, bằng cấp và danh dự bản thân. Thu nhập khơng

nằm trong nhóm 5 giá trị đứng đầu. Nghiên cứu này giới hạn thanh niên là
những người trong độ tuổi từ 18 đến 30
Cơng trình “Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sỹ quan quân
đội nhân dân Việt nam giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Đình Thắng tiến
hành 2009. Dựa trên những bằng chứng khảo sát 900 mẫu định lượng và hơn
40 mẫu định tính nhóm sỹ quan các cấp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhóm
sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam đã coi hoạt động quân sự là một nghề
nghiệp đặc biệt; coi trở thành sỹ quan quân đội cũng là một nghề nghiệp để
thăng tiến xã hội và đảm bảo cuộc sống. Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của
nhóm sỹ quan quân đội và của một bộ phận thanh niên trong xã hội là lựa
chọn việc làm; lựa chọn lợi ích kinh tế, đời sống;lựa chọn giá trị nghề nghiệp,
trong đó lựa chọn giá trị chính trị xã hội của nghề nghiệp quân sự luôn được
đề cao, coi trọng và là giá trị cơ bản. Sự lựa chọn nghề nghiệp qn sự của
nhóm sĩ quan qn đội phải tính tốn, cân nhắc từ nhiều lý do; nhưng trong
đó những lý do xuất phát từ lợi ích kinh tế ln được đề cao và coi trọng.
21


Như vậy, có thể nhận thấy là phần lớn các nghiên cứu xã hội học thời
gian qua đã sử dụng các phương pháp điều tra thực nghiệm để làm rõ định
hướng giá trị của thanh niên, sinh viên, bao gồm cả định hướng giá trị nghề
nghiệp. Từ những bằng chứng thực nghiệm thu được, các nghiên cứu cũng
mô tả mong muốn nghề nghiệp, và phần nào đã lý giải một số yếu tố chi phối
định hướng nghề nghiệp của thanh niên, sinh viên như yếu tố cá nhân, gia
đình, nhà trường,v.v... Điểm thiếu hụt của các nghiên cứu này chưa tìm hiểu
đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng chi phối và chưa chú ý đến những quan điểm
lý luận, lý thuyết xã hội học phù hợp.
Điểm luận tài liệu nghiên cứu trong nước cho thấy nghiên cứu về giá trị
và định hướng giá trị khá phong phú, được tiếp cận từ nhiều góc độ: triết học,
lịch sử, tâm lý học, và cả xã hội học. Kết quả của các nghiên cứu hiện có,

bước đầu thu được những kết quả nhất định. Các tác giả đã quan tâm tìm hiểu
xem các thành viên trong nhóm xã hội, đặc biệt là nhóm thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng đã định hướng mạnh vào giá trị vật chất, giá trị
nàythực sự điều chỉnh hành vi, hoạt động của họ trong cuộc sống hiện tại
cũng như tương lai. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa cho thấy rõ các nhân tố
xã hội/nhân tố xã hội mới đang chi phối định hướng nghề nghiệp tương lai
của sinh viên; hơn nữa, mảng nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp
của nhóm sinh viên sỹ quan công an nhân dân chưa được quan tâm từ góc độ
khảo sát xã hội học. Đây chính là khoảng trống về nhận thức mà ngành công
an cần quan tâm nghiên cứu.
3. Khái niệm và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu định hướng giá trị
nghề nghiệp
3.1 Khái niệm chủ chốt:

Như đã nêu, trên thế giới, vào thập niên 1950 của thế kỷ 20 đã phát
triển mạnh nghiên cứu giá trị về mặt thực nghiệm. Thời điểm đó nói chung
22


giá trị được coi là đại lượng xác định quan niệm, hy vọng và khả năng hành
động xã hội. Đại lượng này ổn định, ít biến đổi, hoặc nếu thay đổi cũng trong
khoảng thời gian dài. Nhưng đầu những năm 1970, nghiên cứu giá trị đã
chuyển sang một hệ khái niệm hồn tồn khác nếu khơng muốn nói là đối lập.
Đó chính là khái niệm “biến đổi giá trị” hay “biến đổi các giá trị”.
Ngày nay, khái niệm về biến đổi giá trị (khơng chỉ là biến đổi tuyến
tính) vẫn tiếp tục có hiệu lực. Nhiều khả năng tồn tại các lớp “định hướng giá
trị” ít nhiều rất cơ bản. Các lớp giá trị này có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh
theo nhiều cách khác nhau (Helmut Klages, 2002). Cơ cấu giá trị có ý nghĩa
quan trọng đối với việc giải thích những xu hướng, ứng xử và bản sắc xã hội.
Các giá trị hướng dẫn hành động và đem lại sự ảnh hưởng đối với bản sắc.

Điều này phản ánh mơi trường văn hóa, xã hội, chính trị khác nhau của mỗi
nhóm liên quan (Schwrtz, 1990; Heaven, 2000 dẫn theo Valdiney V.Gouveia
và các tác giả khác, 2004).
Giá trị
Giá trị được xem xét ở hai phương diện. Giá trị thể hiện các nhân tố cấu
thành nền văn hóa (hay chính xác hơn là các nền văn hóa) và quyết định trọng
tâm của các thể chế. Ở phương diện khác, giá trị và định hướng giá trị tồn tại
như là các cơ sở, các căn cứ của các hành xử của các cá nhân. Giá trị là cấp
phán xét, định hướng và điểu khiển trung tâm của hệ thống cá nhân (Helmut
Klages, 2002). Giá trị là sự quý giá, có ý nghĩa, con người muốn có và giữ gìn
trân trọng (Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Thị Lệ Hằng, 2012). Giá trị là cái tốt đẹp,
đáng được mong muốn và làm cho người ta trở nên hạnh phúc. Ở cả cấp độ cá
nhân hay tập thể, giá trị là cơ sở cho các quyết định lựa chọn (Giuseppe
Giordan, 2007). Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ
lợi ích, đánh giá đối với tồn tại xung quanh. Trong mối quan hệ kiến tạo nên

23


cái xã hội, các thành viên của nó, các tổ chức, các bộ phận hợp thành nó có
thể duy trì những giá trị chung và giá trị riêng biệt (Fichter, 1974).
Văn hóa học tìm kiếm và xác lập hệ giá trị của mỗi cộng đồng, dân tộc
trong sự đối sánh với cộng đồng khác, trong liên hệ với cộng đồng khu vực và
rộng hơn là nhân loại. Việc xác lập hệ giá trị thơng qua việc tìm kiếm các biểu
trưng văn hóa, các di sản, danh nhân văn hóa (con người), bản sắc văn hóa và
chuẩn mực để tìm ra những điểm cốt lõi, những đặc trưng, những giá trị tiêu
biểu mà cộng đồng, quốc gia, nhân loại duy trì (Ngơ Đức Thịnh, 2010). Các
nhà nghiên cứu văn hóa học có xu hướng phân loại giá trị theo các lĩnh vực
của đời sống xã hội, hoặc của mối quan hệ giữa con người với xã hội, với tự
nhiên. Chẳng hạn như cách phân loại của Đoàn Văn Chúc, Hoàng Vinh, và

Ngơ Đức Thịnh (Ngơ Đức Thịnh, 2010).
Theo Đồn Văn Chúc, hệ giá trị bao gồm: 1/ Giá trị thuộc về phẩm chất
tự nhiên; 2/ Giá trị thuộc về trật tự kinh tế; 3/ Giá trị thuộc về trật tự tâm linh;
4/ Giá trị thuộc về trật tự đạo đức; 5/ Giá trị thuộc về trật tự thẩm mỹ. Theo
Hoàng Vinh, hệ giá trị bao gồm: 1/ Giá trị thuộc về lĩnh vực tự nhiên; 2/ Giá
trị thuộc về lĩnh vực kinh tế; 3/ Giá trị thuộc về lĩnh vực tri thức; 4/ Giá trị
thuộc về lĩnh vực chính trị; 5/ Giá trị thuộc về lĩnh vực thẩm mỹ; 6/ Giá trị
thuộc về lĩnh vực tơn giáo tín ngưỡng.
Theo Ngơ Đức Thịnh, hệ giá trị bao gồm: 1/ Những giá trị rút ra từ
khóa cạnh con người ứng xử với mơi trường tự nhiên, nhất là trong hoạt động
sinh tồn; 2/ Trong sinh hoạt vật chất như ăn ở, mặc, đi lại, trị bệnh,…; 3/
Trong ứng xử và quản lý xã hội (gia đình, dịng họ, làng xã quốc gia); 4/
Trong sáng tạo văn học nghệ thuật; 5/ Trong giáo dục, đào tạo, trong phẩm
chất, nhân cách của các danh nhân; 6/ Trong thực hành đời sống tâm linh, tôn

24


×