Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

BÀI TỔNG HỢP HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.22 KB, 81 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ, hình
Lời mở đầu
Chương
Chương I. Nguồn gốc hình thành thuyết Âm dương - Ngũ hành......................1
1.1. Học thuyết Âm dương...............................................................................................1
1.1.1. Lý luận Âm dương.................................................................................................1
1.2. Thuyết Ngũ hành.......................................................................................................4

Bảng 1.1. Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên......................................5
Hình 1.1. Đồ hình Lạc Thư điểm và Thần Qui hiện trên sông Lạc...................6
Chương II. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành.....11
2.1. Nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương...........................................................11

Hình 2.1. Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất............................................11
Hình 2.2. Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm.............11
2.2. Nội dung của thuyết Ngũ hành...............................................................................15

Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành...................................16
Hình 2.3. Quan hệ tương sinh.............................................................................16
Hình 2.4. Quan hệ tương khắc...........................................................................17
Hình 2.5. tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành...............................17
Bảng 2.2. Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành.....................................................20
Chương III. ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH..........24
3.1. Y học.......................................................................................................................24

Bảng 3.1. Dùng Âm dương để khái quát quan hệ liên quan lẫn nhau của kết
cấu tổ chức của cơ thể.........................................................................................25


Bảng 3.2. Phân biệt dương chứng và âm chứng................................................26
Bảng 3.3. Nguyên tắc chữa bệnh dựa trên học thuyết Âm dương...................27
Bảng 3.4. Quy loại Ngũ hành..............................................................................31


Bảng 3.5. Sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của
Ngũ hành.............................................................................................................. 34
3.2. Tử vi........................................................................................................................38

Bảng 3.6. Phân Âm dương theo hàng Can........................................................52
Bảng 3.7. Phân Âm dương theo hàng Chi.........................................................52
Bảng 3.8. Phân tuổi theo mệnh...........................................................................55
3.3. Phong thủy..............................................................................................................62

Hình 3.1. Cung cấn trong bát quái.....................................................................67
3.4. Nhân tướng học.......................................................................................................71

Kết luận................................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................77


DANH MỤC BẢNG
Chương I. Nguồn gốc hình thành thuyết Âm dương - Ngũ hành......................1
Bảng 1.1. Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên......................................5
Hình 1.1. Đồ hình Lạc Thư điểm và Thần Qui hiện trên sông Lạc...................6
Chương II. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành.....11
Hình 2.1. Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất............................................11
Hình 2.2. Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm.............11
Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành...................................16
Hình 2.3. Quan hệ tương sinh.............................................................................16

Hình 2.4. Quan hệ tương khắc...........................................................................17
Hình 2.5. tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành...............................17
Bảng 2.2. Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành.....................................................20
Chương III. ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH..........24
Bảng 3.1. Dùng Âm dương để khái quát quan hệ liên quan lẫn nhau của kết
cấu tổ chức của cơ thể.........................................................................................25
Bảng 3.2. Phân biệt dương chứng và âm chứng................................................26
Bảng 3.3. Nguyên tắc chữa bệnh dựa trên học thuyết Âm dương...................27
Bảng 3.4. Quy loại Ngũ hành..............................................................................31
Bảng 3.5. Sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của
Ngũ hành.............................................................................................................. 34
Bảng 3.6. Phân Âm dương theo hàng Can........................................................52
Bảng 3.7. Phân Âm dương theo hàng Chi.........................................................52
Bảng 3.8. Phân tuổi theo mệnh...........................................................................55
Hình 3.1. Cung cấn trong bát quái.....................................................................67
Kết luận................................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................77


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Chương I. Nguồn gốc hình thành thuyết Âm dương - Ngũ hành 1
Bảng 1.1. Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên 5
Hình 1.1. Đồ hình Lạc Thư điểm và Thần Qui hiện trên sông Lạc 6
Chương II. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành 11
Hình 2.1. Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất 11
Hình 2.2. Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm 11
Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành 16
Hình 2.3. Quan hệ tương sinh 16
Hình 2.4. Quan hệ tương khắc 17
Hình 2.5. tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành 17

Bảng 2.2. Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành 20
Chương III. ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 24
Bảng 3.1. Dùng Âm dương để khái quát quan hệ liên quan lẫn nhau của kết
cấu tổ chức của cơ thể 25
Bảng 3.2. Phân biệt dương chứng và âm chứng 26
Bảng 3.3. Nguyên tắc chữa bệnh dựa trên học thuyết Âm dương 27
Bảng 3.4. Quy loại Ngũ hành 31
Bảng 3.5. Sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của
Ngũ hành 34
Bảng 3.6. Phân Âm dương theo hàng Can 52
Bảng 3.7. Phân Âm dương theo hàng Chi 52
Bảng 3.8. Phân tuổi theo mệnh 55
Hình 3.1. Cung cấn trong bát quái 67
Kết luận 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Chương I. Nguồn gốc hình thành thuyết Âm dương - Ngũ hành
Tư tưởng về Âm dương và tư tưởng về Ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuất
hiện rất sớm từ thời nhà Thương. Đó là hai cách giải thích khác nhau về bản
nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới – vũ trụ, vạn vật và con người.
Sang thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau
dưới tên gọi Âm dương gia.
1.1. Học thuyết Âm dương
1.1.1. Lý luận Âm dương
Lý luận về Âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách
Quốc ngữ. Tài liệu này mô tả Âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ
biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một

dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược...Hai thế lực âm và dương tác
động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách Quốc ngữ nói rằng: "Khí của trời đất thì
không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới
không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".
Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm Âm
dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng
dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá Âm dương của trời đất
mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn,
đó là Âm dương.
Học thuyết Âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong Kinh Dịch. Tương
truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ hình trên lưng con long mã
trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch
thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí
dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-),
(--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý
của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi Âm dương, không vật gì không
được chuyển hóa bởi Âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ
đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của
1


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai
vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng,
do sự giao cảm của Âm dương mà ra, đồng thời coi Âm dương là hai mặt đối lập
với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô
đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ.
Theo lý thuyết trong Kinh Dịch thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực
là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra lưỡng nghi,

lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái". Như vậy, tác giả của Kinh
Dịch đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu
dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm,
thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ
như thế, Âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ
ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là Kinh Dịch. Ở
Kinh Dịch, Âm dương được quan niệm là những mặt, những hiện tượng đối lập.
Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu
nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong
Kinh Dịch đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện
tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa Âm dương trong nó: "vạn vật hữu
nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là Âm dương). Nhìn
chung, toàn bộ Kinh Dịch đều lấy Âm dương làm nền tảng cho học thuyết của
mình.
Vấn đề Âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con
người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế
và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy Âm dương để
xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ
cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của
thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm
làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương
hóa khí, âm tàng hình".
2


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm Âm dương. Theo tác
phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc
âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ

trụ đều có thể lấy Âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi Âm dương
trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật Âm dương trong cơ thể con
người.
1.1.2. Hoàn cảnh ra đời
Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc
của Âm dương và triết lý Âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu
Hâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Một số người
khác thì cho rằng đó là công lao của "Âm dương gia", một giáo phái của Trung
Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân
vật thần thoại, không có thực, còn Âm dương gia chỉ có công áp dụng Âm dương
để giải thích địa lý - lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào III nên không thể
sáng tạo Âm dương được.
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận
rằng "khái niệm Âm dương có nguồn gốc phương Nam". (phương Nam ở đây bao
gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam. Xem
thêm dân tộc Việt Nam để biết thêm khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.)
Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ. Thời kì thứ nhất,
"Đông tiến" là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu
(phía đông) của sông Hoàng Hà. Thời kì thứ hai, "Nam tiến" là thời kỳ mở rộng từ
lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá
trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý Âm dương của các cư dân phương
nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du
mục làm cho triết lý Âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác
động trở lại cư dân phương nam.
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư
duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện
3


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành


chứng. Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ
thấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì
ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích. Người Bách Việt và người Hán đã xây
dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra
mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm
(Ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc
phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy
số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ,
tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt
một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi Âm dương
là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ
với số lượng thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành
vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến
hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn;
ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ"... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ
cho Ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "Âm dương - Ngũ hành bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm.
1.2. Thuyết Ngũ hành
1.2.1. Sơ lược về học thuyết Ngũ hành
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những
nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành
thuyết Âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng
trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết Ngũ hành. Thuyết Ngũ hành có thể
hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới, của vũ trụ, nó cụ thể hóa
và bổ sung cho thuyết Âm dương thêm hoàn bị. Như vậy, học thuyết Ngũ hành là
học thuyết Âm dương, nhưng liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sự
liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
4



Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Và âm và dương vốn là hai trạng thái của những phần tử vật chất trong vũ trụ.
Những phần tử này dưới sự thúc đẩy của lý cấu, hiệp với nhau sinh ra Ngũ hành,
còn gọi là ngũ đế, gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành chia ở bốn phương và
trung tâm, trong đó:
-

Kim: ở phía Tây

-

Mộc: ở phía Đông

-

Thủy: ở phía Bắc

-

Hỏa: ở phía Nam

-

Thổ: ở trung tâm
Bảng 1.1. Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên
và trong cơ thể con người


Hiện tượng
Vật chất
Màu sắc
Vị
Mùa
Phương
Tạng
Phủ
Ngũ thể
Ngũ quán
Tình chí

Mộc
Gỗ, cây
Xanh
Chua
Xuân
Đông
Can
Đởm
Cân
Mắt
Giận

Ngũ hành
Hỏa
Thổ
Lửa
Đất
Đỏ

Vàng
Đắng
Ngọt
Hạ
Cuối hạ
Nam
Trung ương
Tâm
Tỳ
Tiểu trưởng Vị
Mạch
Thịt
Lưỡi
Miệng
Mừng
Lo

Kim
Kim loại
Trắng
Cay
Thu
Tây
Phế
Đại trường
Da lông
Mũi
Buồn

Thủy

Nước
Đen
Mặn
Đông
Bắc
Thận
Bàng quang
Xương, tuỷ
Tai
Sợ

1.2.2. Hoàn cảnh ra đời
Cổ thư chữ Hán đã xác định rằng, thời Vua Đại Vũ - 4000 năm cách ngày nay,
khi đi trị thủy ở sông Lạc, thấy con Thần Quy hiện lên. Trên đầu, lưng, mai và
đuôi có những vết chấm. Nhà vua nhìn thấy và làm ra đồ hình Lạc Thư. Căn cứ
vào Lạc Thư mà Ngài đã phát minh ra Ngũ hành trong trước tác nổi tiếng là Hồng
Phạm cửu trù. Trong Hồng Phạm cửu trù khái niệm Ngũ hành xuất hiện. Hồng
phạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của kinh Thư. Nhưng đồ hình

5


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Lạc thư như thế nào cũng không rõ và cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức là
hơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này.
Hình 1.1. Đồ hình Lạc Thư điểm và Thần Qui hiện trên sông Lạc

Hình minh họa những điểm trên thân Thần Qui hiện trên sông Lạc và đồ hình
Lạc Thư điểm. Cũng do các đạo gia đời Tống công bố sau khi lịch sử văn hóa Hán

xác nhận lịch sử ra đời 3000 năm sau đó. Cấu trúc cửu trù theo Lạc Thư - Trù thứ
nhất nói về Ngũ hành.
Và như thế sự đề cập đầu tiên về Ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh
thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong
Cửu trù Hồng Phạm thì Ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng tên của
năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các
loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con
người.
Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là
năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã
hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ
phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm
là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu
đức, năm là khảo trung mệnh.
Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng Ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên
với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có
trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định Ngũ hành là
6


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật
chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ.
"Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong kiến sau
này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút
ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và
"Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vũ trụ luận.
Dấu ấn của Ngũ hành còn thấy trong sách Lã Thị Xuân thu, được coi là của Lã
Bất Vi, một vị tể tướng đời Tần. Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách Lã Thị Xuân Thu,

phần nói về mối quan hệ giữa Ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt
lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn
nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết
minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về
mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được
nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo Ngũ hành. Người ta lấy sự
chặt chẽ của trật tự Ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai
trị xã hội.
Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà Ngũ hành thời Chiến quốc.
Khi đưa thuyết Ngũ hành vào lịch sử, ông đã dùng trật tự của Ngũ hành để gán
ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng
định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về
việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết Âm
dương Ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng
ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia
đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.
Học thuyết Ngũ hành của Đổng Trọng Thư, một nho sĩ uyên bác đời Hán có
nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử và Trâu Diễn. Đi sâu vào hình thái của
quy luật Ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng, trật tự của Ngũ hành bất đầu từ
mộc qua hỏa, thổ, kim,thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của Ngũ hành, ông

7


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận
chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.
Trong "Kinh Dịch", khi nói về Ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý
giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh

thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số
7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho
thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Quan điểm Ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được
bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách
này đã khẳng định học thuyết Ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học
cổ truyền Trung Quốc.
1.3. Ý nghĩa lịch sử của học thuyết Âm dương – Ngũ hành
Hai học thuyết Âm dương Ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân
vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng
hệ thống lý luận Âm dương Ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi
vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết
Âm dương Ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.
Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự
kết hợp giữa thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành.
Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết một nho sĩ uyên bác đời Hán hợp Âm
dương Ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo
ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi
nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên
cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự
sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con
người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên
nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng
quan điểm định mệnh trong học thuyết Âm dương Ngũ hành để nói rằng "dương
thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "Âm dương", "Ngũ
8


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành


hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử
khí ấy bị ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích
luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ
nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.
Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học Âm
dương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học
thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và
hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất
thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tự nhiên mà sinh sống được, con
người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có Âm dương Ngũ hành thì con
người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "Âm dương là quy luật của trời đất
tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện
của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác
phẩm này còn dùng các quy luật Âm dương Ngũ hành để giải thích mối quan hệ
giữa các phủ tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vận dụng sự kết hợp giữa học thuyết
Âm dương với học thuyết Ngũ Hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng
như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng
thô sơ.
Học thuyết Âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách
quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là Âm dương. Âm dương là quy luật chung
của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa.
Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó
nó phải dùng thuyết Ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết Âm
dương với học thuyết Ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và
xã hội một cách hợp lý.
Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể
tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết
hợp cả hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành. Vì học thuyết Âm dương mang
9



Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân
bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết Ngũ hành nói lên
mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người
và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, Âm dương Ngũ
hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương và Ngũ hành có mối quan hệ không
thể tách rời.
Âm dương Ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người
Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người
xưa để giải thích sự sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học
thuyết Âm dương Ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành
phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết Âm dương Ngũ
hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của
người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng
sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do
những điều kiện lịch sử đương thời quy định. Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa
gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn
của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con
người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số
ngành khoa học cụ thể.

10


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Chương II. Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành

2.1. Nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương
Ở phần trên, định nghĩa thuyết Âm dương - Ngũ hành đã được trình bài một
cách khá rõ ràng, ở phần này, những nội dung cơ bản của thuyết trên sẽ được nêu
cụ thể, để độc giả có được hiểu biết cở bản về nó. Đầu tiên, chúng tôi xin nói về
thuyết Âm dương. Âm và dương là tên gọi đặt cho hai yếu tố cơ bản của một vật,
hai cực của một quá trình vận động và hai nhóm hiện tượng có mối liên quan biện
chứng với nhau.
 Tính cơ bản của âm: Ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh có xu hướng tích tụ,
những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại.
 Tính cơ bản của dương: Ở phía trên, ở bên ngoài, hoạt động có xu hướng
phân tán, sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn.
Dựa vào những thuộc tính cơ bản, người ta phân định tính chất Âm dương cho
các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội như sau:
Hình 2.1. Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất
và mối quan hệ giữa âm và dương

Hình 2.2. Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm

11


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Cột hình tròn (dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (âm) biểu hiện cho
nữ.
2.1.1. Âm dương đối lập nhau
Âm dương là hai từ dùng để chỉ hai mặt đối lập mà chế ước lẫn nhau của mỗi
sự vật. Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt Âm dương. Ví
dụ: Ngày - đêm, nước - lửa, ức chế - hưng phấn, khỏe - yếu.
2.1.2. Âm dương hỗ căn

Âm dương cùng một cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và
năng lượng. Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật không thể
đơn độc phát sinh - phát triển được. Ví dụ: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sự
cung cấp của chất dinh dưỡng (âm), chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động
của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế
không ngừng. Ví dụ: Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.
2.1.3. Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là mất đi, Trưởng là sự phát triển: Nói lên sự vận động không ngừng, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt Âm dương. Như khí hậu bốn mùa trong năm
luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình
"âm tiêu dương trưởng" và từ nóng sang lạnh là quá trình "dương tiêu âm trưởng"
do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, và nóng biểu thị khí hậu của bốn mùa: xuân - hạ thu - đông.
2.1.4. Âm dương bình hành
Hai mặt Âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập
lại được thế cân bằng, thế bình quân giữa hai mặt. Bình hành là cân bằng cùng tồn
tại, sự cân bằng Âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng
Âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.
* Tóm lại: Bốn quy luật cơ bản của Âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống
nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.

12


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Ngoài ra, bốn tính chất trên đây còn được các chuyên gia tổng hợp lại và chia
ra làm hai quy luật cơ bản. Tất cả các đặc điểm của triết lý Âm dương đều tuân
theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật
về quan hệ giữa các thành tố.
 Quy luật về bản chất của các thành tố

Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý Âm dương là:
- Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
- Trong âm có dương, trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối,
trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ, về trong âm có dương: đất lạnh nên
thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm:
nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên)
làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính Âm dương của các
cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có
hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính Âm dương của một đối tượng:
+ Muốn xác định được tính chất Âm dương của một đối tượng thì trước hết
phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng
so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ Âm dương cho nhiều
hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất
"đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển
thành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ").
+ Muốn xác định được tính chất Âm dương của một đối tượng thì phải xác
định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất
là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
 Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý Âm dương là:
- Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và
- Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến
cùng cực thì chuyển thành âm.
13


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho

nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối
cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm)
nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại,
nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng Âm dương nói
lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
Hai mặt Âm dương tuy đối lập vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập
lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt. Sự mất cân bằng của Âm dương
biểu hiện qua sự phát sinh bệnh tật của cơ thể. Tóm lại, bốn quy luật cơ bản của
Âm dương biểu hiện cho sự thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật
chất. Từ bốn quy luật trên khi áp dụng vào y học người ta còn thấy một số phạm
trù sau:
 Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt Âm dương
Sự đối lập giữa hai mặt Âm dương là tuyệt đối nhưng trong một điều kiện cụ
thể nào đó lại có tính tương đối. Ví dụ, hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc
dương, nhưng lương (làm mát) thuộc âm đối lập với ôn (làm ẩm) thuộc dương.
Trong lâm sàng tuy sốt là nhiệt thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn,
sốt ít thuộc biểu dùng thuốc mát (lương).
 Trong âm có dương, trong dương có âm
Do Âm dương cùng nương tựa vào nhau để tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau
trong sự phát triển. Như sự phân chia thời gian trong ngày, ban ngày thuộc dương,
từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là dương của dương, từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm
của dương. Ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ đến 24 giờ là âm của âm, từ 0 giờ đến 6
giờ là dương của âm.
 Bản chất và hiện tượng
Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người
ta chữa vào bản chất của bệnh, như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng
thuốc hàn. Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật
14



Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

giả”. Trên lâm sàng khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc
chữa đúng nguyên nhân.
Ví dụ: bệnh nhiễm khuẩn gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy
mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn), phải dùng thuốc mát
để trị. Bệnh đi đại tiện phân lỏng do lạnh (chân hàn), do mất nước, mất điện giả
gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc ấm để
chữa nguyên nhân.
2.2. Nội dung của thuyết Ngũ hành
Nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành là mối liên hệ biện chứng duy vật
giữa các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên. Năm loại vật chất này vận động,
chuyển hóa và tác động lẫn nhau hình thành nên thế giới tự nhiên, xã hội và tư
duy. Ngũ hành vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động ức chế lẫn nhau hình
thành nên một vũ trụ luôn luôn vận động theo hình xoáy ốc giống như quan điểm
vật chất luôn vận động trong triết học Mác-Lênin. Nó được ứng dụng rộng rãi trên
mọi lĩnh vực khoa học và đời sống. Cụ thể, Ngũ hành phản ánh những sự vật, hiện
tượng hay thuộc tính, quan hệ như:
Mộc: gỗ, mùa xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua,…
Hỏa: lửa, mùa hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng,…
Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt,..
Kim: kim khí, mùa thu, phương Tây, màu trắng, vị cay,…
Thủy: nước, mùa đông, phương Bắc, vị mặn,…
(Nguồn: sách Triết học, phần I, trang 50)
Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau
gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Ngoài ra, còn có tương
thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. Các hành thường sắp
xếp theo trình tự: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.


15


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành
Hành
Đặc tính

Kim
Thanh tĩnh

Mộc
Mọc lên và
phát triển

Phương
Tương ứng
với cơ thể

Tây
Phổi, ruột
già, khí
quản, hệ hô
hấp
Trắng
Nghĩa

Màu sắc
Tính tình


Hỏa
Nóng, hướng
lên trên

Thổ
Nuôi lớn

Đông
Gan, mật
gân cốt, tứ
chi

Thủy
Lạnh rét,
hướng
xuống dưới
Bắc
Thận, bàng
quang, não,
hệ bài tiết

Nam
Tim, ruột
non, mạch
máu

Trung
Lá lách, dạ
dày, hệ tiêu

hóa

Xanh
Nhân

Đen
Trí

Hồng
Lễ

Vàng
Tín

2.2.1. Quy luật tương sinh và quy luật tương khắc
 Tương sinh: có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau để sinh
trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Theo luật tương sinh mọi sự vật đều
sinh sôi nảy nở và sự phát triển đó không bao giờ ngừng.
Quan hệ tương sinh: A sinh B, ký hiệu AB. Trong quan hệ này, các yếu tố
của lực lượng A hỗ trợ cho lực lượng B phát triển hoặc chuyển từ A sang B. Bản
chất của quan hệ này là ở chỗ, tác động của A trong tương tác với các lực lượng
khác làm cho B thu được nhiều giá trị mới, kết quả của tương tác Âm dương. Ví
dụ: Trong tự nhiên, gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa), lửa thiêu cháy mọi
vật thành tro (hỏa sinh thổ); Trong lòng đất, sinh ra các quặng thể rắn – kim loại
(thổ sinh kim); Vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng ( kim sinh thủy);
Nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh
mộc) (Nguồn: Sách Triết học, phần I, trang 51).
Hình 2.3. Quan hệ tương sinh

Kim  Thuỷ  Mộc  Hoả  Thổ  Kim

16


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

 Tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại
nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành.
Quan hệ tương khắc: A khắc B, ký hiệu AB. Trong quan hệ này, những yếu
tố của lực lượng A trong quá trình tương tác với các yếu tố khác trong Vạn tượng
gây nên những hiệu ứng làm cho B không thu được nhiều giá trị mới, được tạo ra
trong quá trình tương tác Âm dương, làm cản trở sự phát triển của B.Ví dụ: Rễ cây
ăn sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng của đất (mộc khắc thổ); Đất thấm nước,
ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy); Nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa); Lửa nóng
làm chảy kim loại (hỏa khắc kim); Dụng cụ kim loại cưa, cắt được gỗ (kim khắc
mộc)….(Nguồn: Sách Triết học, phần I, trang 51).
Hình 2.4. Quan hệ tương khắc

Thuỷ  Hoả  Kim  Mộc  Thổ  Thuỷ
Hình 2.5. tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành

17


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Từ sơ đồ tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành trên, chúng ta có thể
rút ra hai quy luật cơ bản sau:
 Quy luật cơ bản thứ nhất
Nếu: A sinh B, C khắc A thì B khắc C.
Điều này được lý giải như sau: Mọi sự vật phát triển, tương tác với các sự vật

khác luôn có xu hướng giành lấy nhiều nhất có thể được lợi ích cao nhất hay giá
trị mới nhiều nhất.
 Quy luật cơ bản hai
Nếu: A sinh B, B sinh C thì A khắc C.
Điều này được lý giải như sau: trong quá trình vận động phát triển của mình,
các sự vật luôn có xu khắc chế những sự vật, hiện tượng khác có khả năng cản trở
sự phát triển của mình, làm cho mình suy yếu.
2.2.2. Quy luật tương thừa, tương vũ
Người ta quan sát và phát hiện ra rằng, trong quan hệ tương sinh A sinh B, nếu
A quá vượng (mạnh), thì B không những không phát triển tốt hơn lên, không thu
thêm được nhiều giá trị mới hơn mà còn bị suy giảm đi, thu được ít giá trị mới
hơn. Lúc này, quan hệ tương sinh chuyển thành quan hệ được gọi là tương thừa,
một thái quá của tương sinh: A tương thừa B.
Trong quan hệ tương khắc, nếu A khắc B mà A quá yếu, B quá vượng thì A
không những không thể khắc B mà còn bị B triệt. Quan hệ tương khắc chuyển
thành quan hệ tương vũ, một trường hợp bất cập của tương khắc: A tương vũ B.
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ là những quan hệ cơ bản của các
yếu tố trong sự vật. Quan hệ tương sinh, tương khắc phổ biến trong sự phát triển
ổn định của sự vật, thời kỳ Hậu thiên. Quan hệ tương thừa, tương vũ sảy ra khi sự
vật trở nên thái quá hay bất cập, có những yếu tố quá vượng hay quá yếu.
2.2.3. Thiên can, địa chi
2.2.3.1. Thiên can
Thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu , Kỷ, Canh , Tân , Nhâm , Quí. Trong
đó:
18


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

- Giáp (Mộc), Bính (Hoả), Mậu (Thổ), Canh (Kim), Nhâm (Thuỷ) là những

can thuộc dương.
- Ất (Mộc), Đinh (Hoả), Kỷ (Thổ), Tân (Kim), Quí (Thuỷ) là những can Âm.
2.2.3.2. Địa chi
Địa chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trong đó:
- Tí (Thủy), Dần (Mộc), Thìn (Thổ), Ngọ (Hoả), Thân (Kim), Tuất (Thổ) là
những chi thuộc dương.
- Sửu (Thổ), Mão (Mộc), Tỵ ( Hoả ), Mùi ( Thổ ), Dần (Kim), Hợi (Thuỷ) là
những chi thuộc Âm.
- Can được quan niệm là gốc (có 10 can) còn ''chi '' là ngọn (12 chi). “Can
chi” kết hợp với nhau tạo nên chu kỳ lập lại sau 60 lần kết hợp. Quan hệ của các
địa chi, gồm có:
 Nhị hợp: Nghĩa là hai địa chi hợp với nhau để tạo ra một ý nghĩa mới về
Ngũ hành, cụ thể như:
Tí hợp với Sửu với tạo thành hành Thổ.
Dần hợp với Hợi tạo thành hành Mộc.
Mão hợp với Tuất tạo thành hành Hoả.
Thìn hợp với Dậu tạo thành hành Kim…
 Tam hợp: nghĩalà ba chi hợp với nhau đế tạo ra một ý nghĩa mới về Ngũ
hành là:
Thân - Tí - Thìn hợp với nhau tạo thành hành Thuỷ.
Dần - Ngọ - Tuất hợp với nhau tạo thành hành Hoả.
Tỵ - Ngọ - Tuất hợp với nhau tạo thành hành Mộc.
 Quan hệ xung (khắc) của các địa chi gồm có
Tí xung (khắc) với Ngọ.
Sửu xung (khắc) Mùi.
Dần xung (khắc) Thân.

19



Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Ví dụ: Tại sao giữa chi Dậu và chi Thìn lại là mối quan hệ nhị hợp? Bởi lẽ
Tỵ - Dậu - Sửu hợp thành hành Kim, còn Thân - Tý - Thìn hợp thành hành Thuỷ.
Vậy là Kim sinh Thuỷ nên giữa chúng là mối quan hệ tương hợp.
Hoặc: Tại sao Dần và Tỵ lại quan hệ tương hại? Bởi vì Dần và Hợi vốn là
quan hệ tương hợp với nhau. Trong khi đó chi Tỵ lại xung khắc với chi Hợi nên nó
tạo ra sự cản trở quá trình tương hợp giữa Dần với Hợi. Vậy nên Dần với Tỵ là
quan hệ tương hại.
Sự kết hợp giữa Thiên can và địa chi sẽ tạo lập nên một trong năm hành của
Ngũ hành. Thực tế sự kết hợp này lại được sử dụng rất rộng rãi và thường xuyên
có cả trong thuật trạch cát. Trong thuật trạch cát, nếu chọn được tháng hay ngày
thuộc hành kim thì có nghĩa là bản mệnh của người đó thuộc quan hệ được sinh
nhập.
2.2.4. Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng và bát quái
Trong thời kỳ Tiên thiên, sự phân hoá của sự vật thành các yếu tố của Tam tài
Ngũ hành có thể biểu diễn như sau:
Bảng 2.2. Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành

20


Học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Vô cực, hư vô, hư không, chân không: không có dưỡng khí, không có sự
sống.
Thái cực: Có dưỡng khí, có sự sống. Thái cực tạo ra Âm dương, động tạo ra
dương, khi dương lên đến cực đại, nó chuyển hóa thành tĩnh. Trên nền tĩnh tại,
thái cực tạo ra âm. Khi âm cực đại, lại chuyển hóa thành động. Động và tĩnh, trong

vòng tuần hoàn đó, là nguồn gốc của nhau. Sự phân hóa giữa âm và dương được
xác định và hai trạng thái Âm dương được bộc lộ.
Lưỡng Nghi (Âm dương) được tượng trưng bằng hai vạch Dương và Âm gọi
là Dương Nghi và Âm Nghi. Dương được kí hiệu là một vạch liên tục (─) còn Âm
được kí hiệu bằng một vạch đứt, không liên tục (--). Đặt một vạch Dương lên trên
Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là lớn).
Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới nên
gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm
Nghi thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì
ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm.
Như vậy ta có Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương,
Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái
Dương thể hiện Âm trung hữu Dương Căn, Dương trung hữu Âm Căn, nghĩa là
trong Âm có mầm Dương, trong Dương có mầm Âm. Dương sinh ở Dưới thành ra
Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở Dưới làm chủ. Dương Trưởng ở
Trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đả toàn thịnh. Âm sinh ở
Trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở Dưới làm chủ. Âm trưởng ở Dưới
cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh.
Bát Quái là tám Quẻ, mỗi quẻ gồm có ba vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn
được gọi là Quẻ Độn hay Độn Quái, dùng để diễn tả tám hiện tượng chính của
họat động Âm dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái
được thực hiện theo một thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên: Dương trước, Âm sau, tay
mặt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau:

21


×