Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp bài giảng dành cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.45 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
NÔNG NGHIỆP
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)

Giảng viên: Lê Văn An

Tháng 12/2015
1


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Học sinh (hs)
Sinh viên (sv)
Giáo viên (gv)
Nông nghiệp (NN)
Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN)
Thí nghiệm (TN)
Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)
Cơ sở khoa học (CSKH)
Đối chứng (ĐC)
Thí nghiệm (TN)
Nghiên cứu (NC)
Bảo vệ thực vật (BVTV)
Phương pháp (PP)
Thức ăn (tă)
Và (&)


Huyết thanh ngựa chửa (HTNC)

2


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng phương pháp thí nghiệm nông nghiệp được biên soạn theo chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, dành
cho sinh viên (sv) hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Mục tiêu chung của học phần:
Về kiến thức
Sinh viên phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây
dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng
phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức
các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông
nghiệp...
Về kỹ năng
- Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm nông nghiệp
(NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật toán
và sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí nghiệm
nhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và công tác.
- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,
năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, hướng dẫn, đánh giá, kết luận, vận
động, giáo dục học sinh.
Về thái độ
Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, luôn tìm
tòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách quan
trong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học có hiệu quả vào thực
tiễn sản xuất và đời sống.
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm 4 chương và 4 bài thực hành:

Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Xây dựng kế hoạch thí nghiệm
Chương 3: Tiến hành thí nghiệm

3


Chương 4: Tổng kết thí nghiệm
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học và nâng cao kỹ năng
thực hành, giúp sv có thể lập kế hoạch xây thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tổng kết thí
nghiệm và báo cáo, hoặc xử lí những tình huống thực tế nảy sinh cần giải quyết.
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo và
sv ngành Kỹ thuật Nông nghiệp mà còn là tư liệu bổ ích cho những người muốn tìm hiểu
lĩnh vực này.
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị và các
bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

4


PHẦN A. LÝ THUYẾT
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (2 tiết)
Mục tiêu
Giúp sv biết được mục đích, vị trí, nguyên tắc, phân loại và một số khái niệm về môn
phương pháp thí nghiệm nông nghiệp làm cơ sở để lựa chọn nội dung đề tài thí nghiệm.
1.1. Mục đích của phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN)
+ Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, xác định tác dụng của mỗi yếu tố kỹ thuật như:
làm đất; bón phân; chọn giống cây trồng, vật nuôi; phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng,

phòng trị bệnh cho vật nuôi; mật độ nuôi, mật độ trồng… hoặc nghiên cứu tổng hợp
các yếu tố kỹ thuật như: kỹ thuật nuôi dưỡng; kỹ thuật chăm sóc, cho ăn; làm ruộng thí
nghiệm, tăng sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...
Ví dụ:
- Thực hiện các cách làm đất khác nhau, rồi chọn cách làm đất tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Thực hiện các cách bón phân khác nhau, công thức phân bón khác nhau, rồi
chọn cách bón và công thức phân bón tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Thực hiện các cách phòng trừ sâu bệnh khác nhau, rồi chọn cách phòng trừ tốt
nhất, hiệu quả nhất.
- Chọn những giống cây trồng khác nhau đem trồng trên những loại đất khác nhau,
rồi chọn giống tốt nhất, năng suất cao nhất phù hợp với loại đất cụ thể.
- Trồng cây với những mật độ khác nhau, rồi chọn mật độ phù hợp nhất.
+ Nhằm tìm hiểu về các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện tự
nhiên, sát với thực tế sản xuất rồi đưa ra sản xuất đại trà.
Ví dụ:
- Dùng các giống lúa NN5, NN8, IR105… thí nghiệm nhiều năm trên nhiều chân đất
khác nhau. Sau đó chọn giống lúa phù hợp nhất để trồng ở chân đất nào, vùng nào.
- Lấy giống heo Móng Cái nuôi ở nhiều vùng khác nhau, rồi chọn nơi nuôi
thích hợp nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.

5


- Lấy giống gà Rhode - Ri nuôi ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, rồi kết
luận giống gà này có thể nuôi ở tất cả các vùng, miền ở nước ta…
+ Nhằm giúp cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật hoặc giáo viên có điều
kiện tìm hiểu, giải quyết vấn đề khoa học trực tiếp, để tạo niềm tin và thuyết phục được
nông dân, hs, sv công nhận kỹ thuật mới, bỏ lối làm ăn cũ, lạc hậu.
Ví dụ:
- Chương trình 327 về phòng trừ sâu, bệnh bằng thiên địch.

- Kỹ thuật trồng rau, hoa phủ bạt…
1.2. Vị trí của môn PPTNNN
+ Môn PPTNNN phải dựa vào cơ sở lí luận của các môn khoa học cơ bản và
khoa học cơ sở như môn: triết học, toán học, lí học, hóa học, sinh vật học, hóa sinh, di
truyền, giống, dinh dưỡng, nông hóa thổ nhưỡng... Từ những kiến thức này giúp chúng
ta rút ra cách giải quyết hợp lí nhất khi nghiên cứu một hiện tượng hay một vấn đề sinh
vật. Có thể nói rằng: "Khoa học từ sản xuất mà ra, nhưng kiến thức khoa học lại nâng
cao trình độ sản xuất".
+ Môn PPTNNN gắn bó với môn thống kê nông nghiệp vì nó giúp cho việc
phân tích và tổng hợp các số liệu được gọn gàng, đầy đủ, chính xác hơn.
+ Trong chương trình KTNN ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học môn
PPTNNN cung cấp cho hs, sv những kiến thức cần thiết, làm nền tảng cho việc thực
hiện các tiểu luận, các bài tập nghiên cứu khoa học, luận văn hoặc đề tài tốt nghiệp nhằm giải quyết các yêu cầu trong sản xuất, phục vụ bộ môn. Đồng thời, giúp các em
củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của PPTNNN
Làm thí nghiệm phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.3.1. Điển hình và thích hợp
+ Thổ nhưỡng: trồng cây nào đó trên nhiều loại đất khác nhau, rồi chọn loại đất
thích hợp nhất hoặc nuôi vật nuôi nào đó trên nhiều vùng khác nhau, rồi chọn vùng
nuôi phù hợp nhất với vật nuôi, cho năng suất cao nhất.

6


+ Tiểu khí hậu vùng, mùa vụ: phải phù hợp mới cho năng suất cao.
+ Kỹ thuật: phải phù hợp với kỹ thuật thường dùng ở địa phương; không nên áp
dụng biện pháp kỹ thuật quá cao.
Ví dụ:
- Thí nghiệm trồng một giống lúa trên nhiều loại đất khác nhau, sẽ cho năng suất
khác nhau. Đem so sánh năng suất, từ đó ta chọn loại đất thích hợp nhất để trồng giống

lúa nói trên.
- Trồng một giống bắp vào những mùa vụ khác nhau, sẽ cho năng suất khác
nhau, tình hình nhiễm sâu bệnh khác nhau. Từ đó ta chọn mùa vụ thích hợp nhất để
trồng…
1.3.2. Đồng đều và đầy đủ
Trong thí nghiệm ngoài một hoặc vài yếu tố thí nghiệm khác nhau, còn tất cả
yếu tố còn lại phải giống nhau.
Ví dụ:
- Thí nghiệm so sánh 2 giống: thì giống khác nhau, còn các yếu tố khác phải
giống nhau như: loại đất, kỹ thuật làm đất, thời điểm thí nghiệm, kỹ thuật gieo trồng,
bón phân, làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác…
1.3.3. Chính xác
+ Phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật phù hợp đã qui định.
Ví dụ: tiểu khí hậu; kỹ thuật chọn giống, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh;
kỹ thuật nuôi, chăm sóc…
+ Lô thí nghiệm và lô đối chứng càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: chọn thí nghiệm cụ thể ở cây trồng, vật nuôi.
+ Số lần nhắc lại ít nhất 2 - 3 lần thì mới có cơ sở để kết luận.
Trong thực tế, thời gian thực tập tốt nghiệp của hs, sv thường ít nên phải làm thí
nghiệm gối nhau để đảm bảo yêu cầu lặp lại.
1.3.4. Đối chứng so sánh

7


Mục đích của thí nghiệm là để xác định một biện pháp kỹ thuật nào đó tốt hay
không và đạt hiệu quả như thế nào cho nên ta cần có đối chiếu so sánh. Ta nên lấy biện
pháp kỹ thuật thường sử dụng ở địa phương, trạm, trại để đối chiếu so sánh.
Ví dụ:
- Khi muốn thí nghiệm một giống đậu mới nào đó thì ta dùng một giống đậu

thường trồng ở địa phương cho năng suất cao và ổn định để làm đối chứng.
- Khi muốn thí nghiệm một khẩu phần thức ăn mới nào đó thì ta dùng khẩu phần
bình thường đang cho vật nuôi ăn để làm đối chứng.
1.3.5. Thời gian
Tùy yêu cầu và tính chất của thí nghiệm mà thời gian thí nghiệm có thể dài hoặc
ngắn, nhưng tối thiểu phải 2 - 3 tháng. Vì vậy, gv phải chọn đề tài phù hợp với thời
gian qui định để giao cho hs, sv thực hiện.
Ví dụ: đề tài khảo sát, điều tra, thử nghiệm, tìm hiểu… những vấn đề thực tế cụ thể.
1.4. Sai số của TNNN
Làm thí nghiệm đòi hỏi phải chính xác, độ chính xác càng cao thì tính khách
quan càng nhiều, độ tin cậy càng lớn. Tuy nhiên, trong thí nghiệm luôn luôn có sai số.
1.4.1. Sai số thô
Do nhầm lẫn khi cân, đo, đong, đếm, ghi chép, nhầm công thức... Loại này ít
gặp, nhưng ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Vì vậy, trong thí nghiệm không
chấp nhận sai số này.
1.4.2. Sai số hệ thống
Có thể do dụng cụ có sai số, vì vậy ta nên kiểm tra lại dụng cụ trước khi sử
dụng, hoặc hiệu chỉnh lại kết quả cho phù hợp khi phát hiện hoặc có thể do người làm
thí nghiệm cố tình báo cáo sai. Do vậy sai số này tuyệt đối không chấp nhận.
1.4.3. Sai số ngẫu nhiên
Là sai số thường gặp trong thí nghiệm nông nghiệp và không bao giờ loại bỏ
được. Nhưng ta chỉ cho phép sai số nhất định theo qui định. Loại sai số này được xác
định theo "Hệ số biến động (CV)" theo công thức:

8


CV(%): Hệ số biến động
CV (%)


S
.100
X

S: độ lệch tiêu chuẩn
X : số trung bình cộng

Ví dụ:
- Thí nghiệm trong phòng cho phép: CV ≤ 1%
- Thí nghiệm trong chậu, nhà lưới: CV ≤ 5%
- Thí nghiệm ngoài đồng (tùy loại cây, loại hình TN): CV ≥ 6%
Theo K.A.Gomez và A.A.Gomez (1984) đề nghị mức CV% cho phép ở các loại
như sau:
- TN so sánh về giống CV% cho phép = 6 – 8%.
- TN so sánh về phân bón CV% cho phép = 10 – 12%.
- TN so sánh về thuốc bảo vệ thực vật CV% cho phép = 13 – 15%.
- TN so sánh về cây ăn quả CV% cho phép = 20%...
Chính tầm quan trọng của độ chính xác nên trong các báo cáo kết quả thí
nghiệm phải công bố CV%.
1.5. Phân loại
+ Theo các chuyên gia UNESCO khoa học được chia thành 5 lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên.
- Khoa học xã hội và nhân văn.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Khoa học sức khỏe và môi trường.
- Khoa học nông nghiệp (trong đó thí nghiệm NN là một bộ phận).
Mỗi loại có đặc điểm riêng và được sử dụng tùy theo mục đích nghiên cứu, ứng
dụng hay quản lí khoa học.
+ Đối với thí nghiệm NN việc phân loại căn cứ vào 3 yếu tố:
1.5.1. Theo nhân tố nghiên cứu: có 2 loại

+ Thí nghiệm một nhân tố: là thí nghiệm mà trong đó chỉ có một nhân tố thay
đổi, còn tất cả các nhân tố khác đều giống nhau.

9


Ví dụ:
- Nghiên cứu năng suất của một số giống lúa.
- Nghiên cứu một loại phân bón với các mức bón khác nhau.
- Nghiên cứu tác động của ánh sáng đối với gà đẻ trứng.
- Nghiên cứu khả năng sinh sản của một số giống heo nái
- So sánh 3 giống lúa khác nhau...
+ Thí nghiệm nhiều nhân tố: là thí nghiệm nghiên cứu tác động đồng thời của
hai hay nhiều nhân tố.
Ví dụ:
- Nghiên cứu đồng thời về giống và thức ăn đối với sản lượng sữa của bò.
- Nghiên cứu về giống, thức ăn và chăm sóc đối với tăng trọng của gà.
- Nghiên cứu tác động của giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi và nhiệt độ, ánh sáng
đến năng suất, phẩm chất của cây trồng, vật nuôi.
1.5.2. Theo nhóm nghiên cứu: có 2 nhóm
+ Nghiên cứu về cây trồng: có thể chia làm 3 loại
- Thí nghiệm trong phòng
Được thực hiện trong phòng thí nghiệm hay trong phòng nghiên cứu với các
dụng cụ, máy móc riêng được con người kiểm tra và điều khiển. Do vậy kết quả khá
chính xác; tuy nhiên số liệu thu được chưa có ý nghĩa cao đối với thực tiễn sản xuất do
nhiều yếu tố chi phối mà con người khó hoặc không điều khiển được.
TN trong phòng thường dùng để nghiên cứu những vấn đề cơ bản hoặc cơ sở
như: nghiên cứu dinh dưỡng khoáng trong cây, nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của
bộ rễ, nghiên cứu các chất dinh dưỡng của cây dùng làm thức ăn xanh cho động vật...
Phần lớn nghiên cứu trong phòng được sử dụng để thăm dò, chuẩn bị cho các thí

nghiệm ở ngoài đồng hoặc trong chậu, trong nhà lưới, trong ô ximent.
- Thí nghiệm trong chậu, trong nhà lưới, trong ô ximent.
Đây là phương pháp thí nghiệm trung gian giữa trong phòng và ngoài đồng. Số
lượng cá thể tham gia nghiên cứu nhiều hơn thí nghiệm trong phòng; cây trồng được

10


sinh trưởng, phát triển tương đối thuận lợi gần như điều kiện tự nhiên; kết quả nghiên
cứu có độ chính xác cao và gần với thực tế sản xuất hơn.
Tùy mục đích nghiên cứu mà con người có thể tạo ra điều kiện nghiên cứu theo
ý muốn mà trong tự nhiên không thể có được.
- Thí nghiệm trên đồng ruộng
Đây là nhóm thí nghiệm rất quan trọng đối với sản xuất vì cây trồng được sống
trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đất, nước, khí hậu,
kỹ thuật canh tác…
+ Nghiên cứu về vật nuôi: có thể chia làm 2 nhóm
- Thí nghiệm trong phòng.
- Thí nghiệm trong sản xuất.
1.5.3. Theo điều kiện sản xuất: gồm 2 loại
+ Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nhằm xây dựng kỹ thuật mới, do các nhà khoa
học thực hiện trong điều kiện sản xuất cụ thể.
+ Nghiên cứu tiếp cận kỹ thuật mới, do nông dân thực hiện trong điều kiện sản
xuất có tư vấn của các nhà khoa học nhằm đánh giá mức độ phù hợp của tiến bộ kỹ
thuật mới với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mức độ tiếp thu của nông dân.
Cả 2 loại thí nghiệm trên luôn luôn tồn tại song song nhau.
Câu hỏi ôn tập
1. Khi làm thí nghiệm nông nghiệp chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản nào?
2. Trong thí nghiệm có mấy loại sai số, loại sai số nào có thể chấp nhận được, chúng
cần điều kiện gì không? Ví dụ.

3. Thế nào là thí nghiệm một nhân tố, nhiều nhân tố? Cho ví dụ minh họa.
4. Tại sao khi báo cáo thí nghiệm nông nghiệp người ta phải công bố CV%?
5. Trình bày cách phân loại trong thí nghiệm nông nghiệp.
---------------------------0o0--------------------------

11


Chương 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THÍ NGHIỆM (6 tiết)

Mục tiêu
Sau khi học chương này, sv có thể thực hiện được việc xác định thủ tục thí
nghiệm, xây dựng kế hoạch, bố trí thí nghiệm và theo dõi, thu thập số liệu thí nghiệm
thông qua việc nắm chắc được đối tượng thí nghiệm, mục đích, yêu cầu thí nghiệm và
những vấn đề liên quan đến thí nghiệm.
2.1. Xây dựng thủ tục TN
2.1.1. Xác định đối tượng TN
- Đối tượng thí nghiệm là những đối tượng để phục vụ TN.
- Chúng có thể là: giống, phân bón, thuốc, thức ăn, chất kích thích sinh trưởng,
đất đai, mật độ...
2.1.2. Xác định tên TN
Tên đề tài TN cần cụ thể, đầy đủ, rõ ràng; được diễn tả bằng câu ngữ pháp bao
quát được đối tượng và hàm chứa nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: - Tác dụng của Calci đối với gà đẻ trứng.
- Khảo sát tình trạng tiêu chảy của heo con tại trại giống Bàu Giang,
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Thử nghiệm hiệu quả điều trị của một số kháng sinh đối với bệnh tụ
huyết trùng trâu, bò...
2.1.3. Xác định mục đích, yêu cầu của TN
+ Mục đích TN

- Tùy đề tài mà ta xác định rõ mục đích. Mục đích sẽ hướng dẫn các bước đi
để đạt tới đích cuối cùng.
- Để xác định mục đích thí nghiệm cần nêu rõ xuất phát từ tình hình nào? Nhu
cầu gì? Vấn đề đó được giải quyết chưa, mức độ nào, còn tồn tại vấn đề gì cần giải
quyết?…

12


- Mục đích của đề tài TN là tìm tòi, phát hiện, giải thích, chứng minh hiệu quả
của một nhân tố TN nào đó.
Ví dụ:
- TN về mật độ thì phải xác định được mật độ cho năng suất cao nhất.
- TN về phân bón thì phải xác định lượng phân bón cho năng suất cao nhất.
+ Yêu cầu TN
Phải cụ thể và có thể thực hiện được, phải nêu rõ những yêu cầu cần đạt được,
không nên nêu chung chung hoặc yêu cầu quá cao.
Ví dụ:
- TN về chọn, tạo giống cây trồng thì cần yêu cầu như: chiều cao; hình dạng và
màu sắc lá; hình dạng và màu sắc hoa; hình dạng, kích thước, màu sắc của quả và hạt; thời
gian sinh trưởng, phát triển; khả năng đề kháng sâu bệnh; chống đổ ngã; năng suất…
- TN về phân bón thường yêu cầu là: ảnh hưởng của phân bón đến thời kỳ sinh
trưởng, phát triển, phát dục; chiều cao cây; số lá/cây; khả năng chống sâu bệnh, đổ ngã; năng
suất…
2.1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu TN
+ Cơ sở khoa học (CSKH) của vấn đề nghiên cứu: trước tiên, cần nêu rõ cơ sở lí thuyết
của vấn đề nghiên cứu. Đây có thể là một lí thuyết đã có, hoặc chưa có (do tác giả xây dựng
nên) thông qua các môn khoa học cơ bản hoặc khoa học cơ sở có liên quan đến TN. Do đó,
khi viết cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu phải đưa ra các định nghĩa, các dẫn liệu và lập
luận logic có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của TN.

Ví dụ: khi viết CSKH “Nghiên cứu về chọn, tạo giống ngô”:
Ngô là loại cây lương thực phổ biến, cơ quan sinh sản của ngô gồm hoa đực (cờ
ngô) và hoa cái (bắp ngô) riêng lẻ, cùng nở trên một cây. Ngô là cây giao phấn và thụ
phấn nhờ gió. Ngô được phân bố từ 400 vĩ độ Nam

580 vĩ độ Bắc với những vùng

khí hậu khác nhau (Hallauer & Miranda, 1988).
Theo Brieger và cộng sự (1958) cùng các nhà nghiên cứu khác thì sự thuần hóa
cây ngô đã được thực hiện ở châu Mỹ ít nhất 3.000 năm trước đây, trước khi Colombo

13


phát hiện ra châu Mỹ. Theo ý kiến của các nhà khoa học Nga (Zukovski, 1970;
Vavilov, 1931) cây ngô có nguồn gốc từ Trung Mỹ…
+ Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: ở phần này cần chú ý các vấn đề sau đây
- Chỉ đề cập đến các vấn đề thiết thực liên quan đến TN.
- Nên nêu vấn đề một cách tổng hợp, đồng thời phải có ý kiến của người làm
TN trong quá trình giới thiệu vấn đề. Thường nội dung này nên chia cụ thể: tình hình
nghiên cứu trên thế giới, trong nước và có thể dùng làm tư liệu hoặc đối chứng cho kết
quả nghiên cứu của mình.
- Khi viết cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Phải nêu rõ tên nhà khoa học, năm TN thành công hay năm công bố kết quả.
Nên tập hợp các kết quả từ xa đến gần.
Sách dẫn hay bài báo ghi trong móc vuông [ ]
2.2. Xây dựng kế hoạch TN
2.2.1. Xác định công thức TN
+ Mỗi mức của nhân tố TN được gọi là một công thức TN.
Ví dụ:

- TN về giống thì mỗi giống là một công thức TN.
- TN về phân bón thì mỗi mức bón là một công thức.
- TN về mật độ thì mỗi mật độ là một công thức.
+ Số lượng công thức của một TN phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu đề ra.
+ Có 2 loại: công thức đối chứng (ĐC) và công thức TN (NC = nghiên cứu).
a/ Công thức ĐC (công thức tiêu chuẩn: standard hay control): là công thức
dùng để so sánh với các công thức TN.
Ví dụ:
- Nếu là TN về giống thì công thức ĐC là một giống đang trồng hoặc đang
nuôi phổ biến tại địa phương.
- Nếu là TN về biện pháp kỹ thuật thì công thức ĐC là biện pháp kỹ thuật
đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất ở địa phương.

14


- Nếu là TN về mật độ hay thời vụ thì công thức ĐC tốt nhất là mật độ hay
thời vụ đang được chấp nhận trong sản xuất.
- Nếu là TN về phân bón, tưới nước hay thuốc bảo vệ thực vật thì công
thức ĐC là không có tác dụng của nhân tố đó (hay để mức O). Cụ thể như sau:
Nghiên cứu tác dụng của phân lân đến năng suất lúa vụ mùa tại huyện Mộ Đức
với các công thức như sau:
Công thức

I

II

III


IV

V

Lượng P2O5(kg/ha)

0

30

60

90

120

Công thức I là công thức ĐC
b/ Công thức TN: là công thức được tác động bởi nhân tố TN ở các mức khác nhau.
Theo ví dụ trên thì công thức TN (NC) là: II, III, IV và V.
Khi xây dựng công thức TN cần chú ý 2 vấn đề sau:
- Một là cần tạo điều kiện (khoảng cách giữa các mức) để các công thức TN so
sánh được với nhau và so sánh được với ĐC.
- Hai là cần tạo điều kiện (khoảng cách giữa các mức) để các công thức TN
thể hiện được ảnh hưởng của liều lượng.
2.2.2. Xác định nền TN
+ Nền TN bao gồm tất cả các nhân tố không TN được thực hiện đồng nhất ở tất
cả các công thức (ĐC và TN).
+ Nền TN không làm ảnh hưởng đến nhân tố TN.
+ Nền TN không phải là yếu tố so sánh giữa các công thức với nhau.
+ Khi chọn nền TN cần dựa vào các điều kiện sau đây:

- Nền TN phải nằm trong bối cảnh kinh tế - xã hội của thời điểm các kết quả
nghiên cứu dự kiến sẽ áp dụng.
- Nền TN phải là điều kiện để nhân tố nghiên cứu phát huy được hiệu lực của nó.
Vì vậy khi xây dựng nền TN phải hết sức thận trọng để nền TN không phải là
tác nhân làm giảm hiệu lực của nhân tố TN.

15


Ví dụ: “Nghiên cứu hiệu lực của phân lân đến năng suất lúa vụ mùa tại Quảng
Ngãi”. Trong TN này nhân tố TN là phân lân với các mức bón khác nhau, còn lại tất cả
các yếu tố khác đều được thực hiện đồng nhất ở tất cả các công thức bao gồm: các loại
phân khác như 90 N, 60 K2O, 10 tấn phân chuồng/ha gọi là nền phân bón; diện tích ô
TN; cách làm đất; giống lúa; tuổi mạ; ngày cấy; mật độ cấy; số dảnh mạ/khóm; cách
bón phân; làm cỏ; phòng trừ sâu bệnh… đều như nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật thì ở công thức không phun
thuốc vẫn phải phun nước với lượng và loại nước như đã sử dụng để pha và phun thuốc ở
các công thức có phun thuốc. Ở đây nước được phun cũng là nhân tố nền.
2.2.3. Số lần nhắc lại của công thức TN
+ Số ô của mỗi công thức TN được gọi là số lần nhắc lại (trong cùng một thời
gian và không gian). Đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi nghiên cứu để từ đó xử lí thống kê
tìm ra sự sai khác.
+ Số lần nhắc lại của TN nhiều hay ít phụ thuộc vào:
- Kích thước của cây (cây to nhắc lại nhiều lần, cây nhỏ nhắc lại ít lần).
- Diện tích ô (ô nhỏ nhắc lại nhiều hơn ô to).
+ Số lần nhắc lại ít nhất khoảng 3 lần tùy theo kiểu sắp xếp các ô TN. Với TN
thăm dò, khảo nghiệm hoặc thử nghiệm thì số lần nhắc lại có thể ít hơn.
+ Khi tăng số lần nhắc lại thì độ chính xác của TN tăng và tăng nhiều hơn khi
tăng diện tích ô.
2.2.4. Đơn vị TN (lô, nhóm, ô TN…) và kích thước ô TN

+ Ô TN (đơn vị TN) là đơn vị thực hiện nhỏ nhất ứng với một công thức TN.
Ví dụ:
- Ô TN có thể là 1 loại cây trồng hay 1 loài vật nuôi.
- Ô TN có thể là 1 ô lưới với nhiều con cá.
- Ô TN có thể là 1 mảnh ruộng với nhiều cây; 1 ô chuồng nuôi nhiều con…
+ Tùy đối tượng và mục đích TN mà chọn ô TN cho phù hợp.
+ Ô TN càng lớn và càng nhiều cá thể trong ô thì độ chính xác càng cao.

16


+ Diện tích ô TN lớn hay nhỏ phụ thuộc vào các điều kiện sau đây:
- Mục đích, yêu cầu của TN (TN thăm dò thì diện tích ô nhỏ; TN trong sản
xuất thì diện tích ô to).
- Loại cây trồng và mật độ (cây kích thước nhỏ thì diện tích ô nhỏ; cây kích
thước lớn thì diện tích ô to).
- Phương tiện thực hiện TN (TN bằng thủ công thì diện tích ô nhỏ; còn làm
bằng máy thì diện tích ô phải to).
+ Tùy loại TN và điều kiện mà ta chọn ô có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Có thể hình vuông (TN thuốc BVTV), hình chữ nhật (TN về làm đất, tưới
nước, so sánh giống...).
- Tùy theo tác giả và điều kiện đất đai mà diện tích ô TN khác nhau.
Theo Đinh Văn Lữ (1972): cây kích thước lớn thì diện tích 50 - 100 m2/ô. Cây
kích thước nhỏ thì diện tích 30 - 60 m2/ô.
Theo Gomez (1984): diện tích ô TN lúa là 5 - 15 m2/ô...
2.2.5. Thiết kế TN
2.2.5.1. Thiết kế TN một nhân tố
a) Đối với TN trồng trọt
Thí nghiệm một nhân tố là gì? Cho ví dụ.
Thí nghiệm một nhân tố có 3 kiểu sắp xếp (bố trí) như sau: thiết kế kiểu hoàn

toàn ngẫu nhiên (CRD), thiết kế kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), thiết kế kiểu
ô vuông La tinh (LSD).
a1) Thiết kế kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD = Completely Randomized Design)
+ Được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Chỉ phù hợp khi các ô TN hoàn toàn đồng nhất (thường sử dụng cho TN
trong phòng, trong chậu, trong vại...).
+ Qui trình sắp xếp: bốc thăm để sắp xếp sơ đồ.
+ Ví dụ: một TN gồm 4 công thức (A, B, C, D), nhắc lại 3 lần ta thực hiện
như sau: gọi a: công thức TN; r: số lần nhắc lại.

17


- Xác định ô TN: N = a x r = 4 x 3 = 12 ô
- Lập sơ đồ TN: đánh 1 đến 12 ô; viết 3 phiếu chữ A, 3 phiếu chữ B, 3
phiếu chữ C, 3 phiếu chữ D; gập tất cả lại, bỏ ngẫu nhiên vào 12 ô; mở phiếu ra, ghi
kết quả vào sơ đồ chính thức của 12 ô TN theo bảng sau đây:
D

C

D

A

B

C

B


D

B

A

C

A

a2) Thiết kế kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD = RCB: Randomized
Complete Block Design)
+ TN này được áp dụng khi khu vực TN có nguồn biến động theo một
hướng (dùng phổ biến trong nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng).
+ Bố trí kiểu này phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây:
- Tạo các khối chữ nhật có kích thước bằng nhau. TN có bao nhiêu lần
nhắc lại sẽ có bấy nhiêu khối.
- Chiều dài của khối vuông góc với hướng của nguồn biến động.
- Mỗi khối chia thành các ô TN có kích thước bằng nhau. Số ô TN của
mỗi khối vừa bằng số công thức.
- Trong một khối mỗi công thức chỉ được xuất hiện một lần và mọi công
thức trong khối được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Qui trình sắp xếp theo kiểu RCBD:
- Kỹ thuật tạo khối
Mục đích là làm sao cho sự biến động giữa các ô trong mỗi khối là tối
thiểu và sự biến động giữa các khối là tối đa.
Những nguồn biến động được sử dụng làm cơ sở cho tạo khối là: đất đai
không đồng nhất; độ dốc của đất; hướng di chuyển của côn trùng, sự lan truyền của chúng…
Có thể chia ra 3 trường hợp sau đây:


18


Khi nguồn biến động đồng nhất theo một hướng thì đặt khối hình chữ
nhật, chiều dài của khối vuông góc với hướng của nguồn biến động.
Khi nguồn biến động thay đổi theo 2 hướng thì chọn hướng có thay
đổi mạnh hơn làm cơ sở để tạo khối.
Khi có nguồn biến động nhưng không dự đoán được chiều hướng thì
nên chọn khối gần vuông.
Khi thực hiện nên làm tất cả TN trong cùng một thời gian; nếu không
được thì nên làm từng khối trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt.
Nếu có nhiều người cùng thực hiện thì nên để mỗi người thực hiện trọn
vẹn tất cả các ô của một khối.
+ Ngẫu nhiên hóa và vẽ sơ đồ sắp xếp ô TN: quá trình ngẫu nhiên hóa
được thực hiện một cách riêng biệt với mỗi khối.
+ Ví dụ: với TN 4 công thức, 3 lần nhắc lại ta thực hiện các bước như sau:
- Chia khu vực TN làm 3 khối bằng nhau (r1, r2, r3).
- Chia mỗi khối thành 4 ô TN bằng nhau (1, 2, 3, 4).
- Viết 4 phiếu (A, B, C, D); bỏ ngẫu nhiên vào 4 ô của mỗi khối; mở ra xem.
- Lập sơ đồ bố trí TN kiểu RCBD cho 4 công thức và 3 lần nhắc lại.
B

A

B

C

D


C

A

B

D

D

C

A

r1

r2

r3

a3) Thiết kế kiểu ô vuông La tinh (LSD = LS: Latin Square Design)
+ TN này được sử dụng khi khu vực TN có 2 nguồn biến động theo 2 hướng trực
giao nhau (nguồn biến động thứ nhất là ”hàng”; nguồn biến động thứ hai là “cột”).
+ Nguyên tắc sắp xếp:
- Số hàng = số cột = số công thức = số lần nhắc lại của các công thức.
- Mỗi hàng và mỗi cột đều có đủ các công thức.

19



- Trên một hàng, một cột mỗi công thức chỉ xuất hiện một lần.
Thực tế, có thể áp dụng cho TN ngoài đồng, trong nhà kính, thuốc BVTV…
+ Qui trình ngẫu nhiên hóa và vẽ sơ đồ sắp xếp theo kiểu LSD:
Bước 1: chọn sơ đồ mẫu (ví dụ: sơ đồ 4 x 4, trang 67 phần phụ lục).
A

B

C

D

D

A

B

C

C

D

A

B

B


C

D

A

Bước 2: sắp xếp ngẫu nhiên theo các cột. Lấy 4 phiếu, đánh số 1, 2, 3, 4;
gấp lại, rút ngẫu nhiên ta được
Thứ tự lần rút

Kết quả Phiếu số

Sắp xếp

1

3

Cột thứ nhất là cột số 3 trong sơ đồ mẫu

2

2

Cột thứ hai là cột số 2 trong sơ đồ mẫu

3

4


Cột thứ ba là cột số 4 trong sơ đồ mẫu

4

1

Cột thứ tư là cột số 1 trong sơ đồ mẫu

Do đó sơ đồ ngẫu nhiên theo cột kiểu LSD:
C

B

D

A

B

A

C

D

A

D


B

C

D

C

A

B

Bước 3: sắp xếp ngẫu nhiên theo các hàng (làm tương tự như bước 2)
Thứ tự lần rút

Kết quả Phiếu số

Sắp xếp

1

4

Hàng đầu là hàng số 4 trong sơ đồ bước 2

2

1

Hàng thứ hai là hàng số 1 trong sơ đồ 2


3

2

Hàng thứ ba là hàng số 2 trong sơ đồ 2

4

3

Hàng thứ tư là hàng số 3 trong sơ đồ 2

Do đó sơ đồ sắp xếp ô vuông la tinh cho 4 công thức theo kiểu LSD:

20


Cột

1

2

3

4

1


D

C

A

B

2

C

B

D

A

3

B

A

C

D

4


A

D

B

C

hàng

Đây là sơ đồ sắp xếp các ô theo kiểu LSD để làm TN ngoài thực địa.
b/ Đối với TN chăn nuôi
+ Đối tượng thí nghiệm
- Có thể là: loài, giống, tuổi, hướng sản xuất, giới tính, kỹ thuật nuôi, điều
kiện nuôi dưỡng, thời gian, địa điểm…
- Đối tượng TN phải phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.
+ Thiết kế thí nghiệm một nhân tố: theo Bocdanov (Nga) chia TN trong sản
xuất chăn nuôi gồm 3 loại
b1) Phương pháp chia lô
- Chia vật nuôi làm nhiều lô, ít nhất là 1 lô ĐC và 1 lô TN, có khi chỉ vài lô
ĐC và nhiều lô TN (thường sử dụng ở vật nuôi).
- Phương pháp này phải đảm bảo 4 yếu tố đồng đều:
Đồng đều về giống, tuổi, trọng lượng, khả năng sinh sản, tính biệt…
Số lượng vật nuôi.
Khẩu phần thức ăn cơ sở.
Chăm sóc quản lí.
- Sơ đồ thí nghiệm:
Tên lô

Chuẩn bị TN


TN chính thức

ĐC

KPCS

KPCS

TN1

KPCS

KPCS + TN1

TN2

KPCS

KPCS + TN2

b2) Phương pháp chia thời kỳ

21


- Chia TN làm 3 thời kỳ: trước TN, TN chính thức và sau TN.
- Không cần chia vật nuôi thành nhiều lô, mà chỉ lấy 1 lô TN ở thời kỳ II dùng làm
thời kỳ chính thức để so sánh kết quả, lấy thời kỳ trước và sau làm đối chứng.
- Sơ đồ TN

Thời kỳ I (trước TN)

Thời kỳ II (TN chính thức) Thời kỳ III (sau TN)

KPCS

KPCS + yếu tố TN

KPCS

b3) Phương pháp kết hợp
- Là phương pháp kết hợp chia lô và chia thời kỳ.
- Sơ đồ TN
Tên lô

Thời kỳ chuẩn bị

Thời kỳ I

Thời kỳ II

ĐC

KPCS

KPCS

KPCS

TN1


KPCS

KPCS + TN1

KPCS + TN2

TN2

KPCS

KPCS + TN2

KPCS + TN1

Phương pháp này dùng để kiểm tra nhiều yếu tố cùng một lúc.
2.2.5.2. Thiết kế TN hai hay nhiều nhân tố (chương trình giới hạn)
2.3. Xác định qui trình kỹ thuật, theo dõi và thu thập số liệu
2.3.1. Xây dựng qui trình kỹ thuật
Tùy theo mục đích TN mà ta xác định qui trình kỹ thuật phù hợp cho cây trồng, vật nuôi.
+ TN trồng trọt: chọn đất, làm đất, bón phân, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch…
+ TN chăn nuôi: chọn loài, giống, thức ăn, chuồng trại, phòng trị bệnh, kỹ thật
nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh…
2.3.2. Theo dõi, thu thập số liệu
Phải hết sức cẩn thận và làm đúng nội dung, phương pháp đề ra. Các số liệu cần
theo dõi và thu thập gồm:
- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu…).
- Điều kiện kinh tế - xã hội (nhân lực, vốn, tập quán, phương tiện giao thông,
khả năng quản lí…).


22


- Số liệu nông học (kích thước của cây, năng suất, tình hình sâu bệnh, cỏ dại…).
- Số liệu về mô hình nông dân đang sử dụng (nhu cầu nhân lực, nguồn vật tư,
tình hình thu chi, sử dụng…).
- Lựa chọn các phươngpháp đo lường(cân, thước đo, đếm… chính xác vàxử lí số liệu phù hợp).
Câu hỏi ôn tập
1. Làm thế nào để xác định tên của một đề tài thí nghiệm? Cho ví dụ.
2. Khi xây dựng kế hoạch thí nghiệm cần chú ý những công việc gì?
3. Có mấy cách thiết kế thí nghiệm một nhân tố trong thí nghiệm trồng trọt? Làm rõ
mục đích, nguyên tắc sắp xếp, qui trình sắp xếp và vẽ sơ đồ sắp xếp của từng kiểu.
4. Muốn làm một đề tài thí nghiệm ngoài thực địa đạt hiệu quả, anh (chị) nên tiến hành
xây dựng kiểu thiết kế nào? Vì sao?
5. Trình bày các kiểu thiết kế một nhân tố đối với thí nghiệm chăn nuôi.
------------------------0o0-------------------------

23


Chương 3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM (2 tiết)

Mục tiêu
Sinh viên hiểu và triển khai được cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm
đối với trồng trọt, chăn nuôi thông qua những yêu cầu cụ thể trong khâu chuẩn bị thí
nghiệm và thí nghiệm chính thức, làm hành trang để chủ động nghiên cứu khoa học,
tìm hiểu thực tế chuyên môn trong quá trình giảng dạy hoặc công tác.
3.1. Bố trí thí nghiệm
Tùy yêu cầu của đề tài mà lựa chọn phương pháp bố trí thí nghiệm hợp lí.
3.1.1. Đối với TN trồng trọt

+ Bố trí TN trong sản xuất trồng trọt thường phụ thuộc vào: đất đai, điều kiện tự
nhiên, số công thức TN, số lần nhắc lại... Số ô TN phụ thuộc vào số công thức TN và
số lần nhắc lại. Tùy loại cây trồng mà diện tích ô TN khác nhau.
Ví dụ:
- Đối với cây lúa: diện tích 40 – 50 m2/ô
- Đối với cây bắp: diện tích 40 – 100 m2/ô…
- Nếu ô nhỏ nên làm hình vuông, ô lớn nên làm hình chữ nhật.
+ Có thể bố trí TN theo 1 trong 3 kiểu sau đây: hoàn toàn ngẫu nhiên, khối hoàn
toàn ngẫu nhiên, hoặc ô vuông La tinh.
3.1.2. Đối với TN chăn nuôi
+ Bố trí TN trong sản xuất chăn nuôi thường phụ thuộc vào: vùng đất và diện
tích đất, xa khu dân cư, xa nhà máy, xí nghiệp, xa trường học, xa chợ, điều kiện tự
nhiên và giao thông thuận lợi, có nguồn nước, số công thức TN, công thức đối chứng,
số lần nhắc lại… Tùy điều kiện đất đai, khí hậu mà diện tích ô TN và ĐC lớn hay nhỏ,
nhiều hay ít khác nhau.
+ Có thể bố trí TN theo 1 trong 3 kiểu sau đây: chia lô, chia theo thời kỳ, hoặc
kết hợp giữa chia lô và chia theo thời kỳ.
3.2. Tiến hành TN: gồm 2 bước

24


3.2.1. Chuẩn bị TN
3.2.1.1. Đối với TN trồng trọt: cần chuẩn bị các công việc sau
+ Dụng cụ: la bàn, cuốc, xẻng, xà beng, thước, dây, cọc…
+ Xác định khu vực TN: diện tích, ranh giới, làm dải bảo vệ (cây hàng năm: 1,5
- 2,0 m; cây lâu năm: ≥ 2 m), hàng biên giữa các ô TN và lần nhắc lại (cây trồng cạn:
0,4 - 0,6 m).
+ Làm biển và cắm biển
- Có 2 loại biển (thẻ): tên thí nghiệm và tên công thức thí nghiệm.

- Cách làm:
Biển ghi tên TN: kích thước 30 – 50 cm, nền trắng, chữ đỏ, cắm phía trước
và giữa ruộng TN (có thể làm bằng tre, gỗ, tôle…).
Biển ghi tên công thức TN: cao 70 – 80 cm, rộng 8 – 10 cm, một đầu nhọn,
nền trắng, chữ đỏ hoặc đen, cắm phía trước mỗi ô TN.

Hình 3.1. Sơ đồ phân bố dả i bả o vệ , hàng biên, biể n TN
+ Người làm thí nghiệm.
3.2.1.2. Đối với TN chăn nuôi
+ Dụng cụ: cuốc, xẻng, xà beng, kiềm, búa, bay, thước đo, dây buộc, cọc…
+ Xác định khu vực TN: diện tích, ranh giới, làm hàng rào...

25


×