Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giáo dục Môi trường ở Tiểu học Giáo trình dành cho sinh viên ngành Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.07 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

ĐỒ NG MUÔN

BÀI GIẢNG

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC
(Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Tiểu học)

Quả ng Ngãi, 2016

0


MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Chương 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và nhân tố sinh thái
của môi trường (2 tiết)..............................................................................................7
1.2. Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn (2 tiết)............10
1.3. Tìm hiểu môi trường đất và môi trường không khí (2 tiết)..............................15
Chương 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1. Tìm hiểu khái niệm phân loại tài nguyên và đánh giá
tài nguyên thiên nhiên (1 tiết)..................................................................................20
2.2. Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và phân loại (1 tiết)......................................23
2.3. Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu (2 tiết).............................................28
2.4. Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương (2 tiết)....................36
Chương 3. CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
3.1.Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động cuả hệ sinh thái (1


tiết)...........................................................................................................................42
3.2. Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa (1 tiết)......................................................46
3.3. Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái(2 tiết).......................49
3.4. Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học (2 tiết).................54
Chương 4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đối với môi trường (1 tiết)..............64
4.2. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí (1 tiết)....................................................................................................67
4.3. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường nước và đất (0,5 tiết)........................................70
4.4. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác (0,5 tiết)............74
4.5. Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên (1 tiết)....................................77
Chương 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Tìm hiểu vấn đề dân số (2 tiết)........................................................................83

1


5.2. Tìm hiểu vấn đề lương thực thực phẩm (1 tiết)..............................................91
5.3. Tìm hiểu vấn đề năng lượng (0,5 tiết)............................................................98
5.4. Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững ( 0,5 tiết)..............................................101
CHƯƠNG 6. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
6.1. Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (1 tiết).......105
6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường (0,5 tiết)..........................................108
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường (0,5 tiết).....................................................111

2


BÀI MỞ ĐẦU (2 TIẾT)


GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ
của khoa học môi trường.

1. Định nghĩa về môi trường
Theo nghĩa rộng , môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. Bất cứ một vật thể, một sự
kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường nhất
định.
Đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đó là môi trường sống (living
environment) của cơ thể sinh vật. Sinh vật có bốn môi trường sống chính: môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
Môi trường sống của con người là cả vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất
có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của con người. Mặt Trời
cung cấp năng lượng cho sự sống. Về mặt vật lí, Trái Đất có thạch quyển
(lithosphere) chỉ phần vỏ Trái Đất có bề dày từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km;
thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ, sông suối, băng
tuyết; khí quyển (asmosphere) với không khí bao quanh Trái Đất. Về mặt sinh học,
Trái Đất có sinh quyển (biophere) bao gồm các cơ thể sống cùng với các bộ phận
của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của của các cơ
thể sinh vật. Sinh quyển gồm có các thành phần hữu sinh và vô sinh, sinh quyển
ngoài vật chất và năng lượng còn chứa các thông tin sinh học có tác dụng duy trì
cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Dạng thông tin phát triển
cao nhất là trí tuệ con người, nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển
của Trái Đất.

3



Tùy theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người (gọi tắt là môi
trường) được phân chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường
nhân tạo.
Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội gồm các mối quan hệ
giữa người với người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lí, sinh học, xã
hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Sau đây là một số định nghĩa về môi trường:
1. Môi trường gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một
sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường (Tăng Văn Đoàn, Trần
Đức Hạ, 1995).
2. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh
và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản
của sinh vật (SGK Sinh học 11)
3. Môi trường là một tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân
hoặc dân cư. Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng và đời sống
còn của cuộc sống.
Trong môi trường có bốn bộ phận chính tác động qua lại với nhau:
- Bộ phận tự nhiên gồm nước, không khí, đất và ánh sáng.
- Bộ phận kiến tạo bao gồm những cảnh quang do sự thay đổi của con người.
- Bộ phận không gian bao gồm những yếu tố và đặc điểm, khoảng cách, mật
độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường.
- Bộ phận văn hóa-xã hội gồm các cá nhân và các nhóm dân cư, công nghệ,
tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẫm mĩ học, dân số học và các hoạt động khác
của con người.(Marquarie Press BoBo, Khoa Giáo Dục, Đại học New South Wales,
Australia)
4. Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực

tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những
hoạt động của sinh vật (Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999)

4


5. Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Môi
trường của con người bao gồm tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh
tế chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mĩ học... (Allaby 1994).
6. Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế và xã
hội có tác động tới một cá thể một quần thể, hoặc một cộng đồng. Những nhân tố
này bao gồm cả biện pháp quản lí hợp lí việc sử dụng và duy trì các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người hiện nay và
trong tương lai (Ngân hàng thế giới, 1980)
2. Giới thiệu về khoa học môi trường
2.1. Tính liên ngành của khoa học môi trường
Khoa học môi trường là khoa học tổng hợp của nhiều ngành khoa học tự
nhiên: Sinh học, Toán học, Vật lí, Hóa học, Địa lí tự nhiên, Thổ nhưỡng, Khí
tượng thủy văn, Địa chất và khoa học nhân văn: Lịch sử, Xã hội học, Dân tộc học,
Dân số học. Khoa học môi trường sử dụng tất cả các phương pháp nghiên
cứu các của các ngành khoa học trên. Tuy nhiên, khoa học môi trường sử dụng
những phương pháp ngiên cứu đặc trưng liên quan đến nội dung và mục đích
nghiên cứu riêng ở các môi trường khác nhau. Việc sử dụng phương pháp thống kê,
xác suất và các mô hình toán học giúp ích rất nhiều cho khoa học môi trường. Sự
phát triển nhanh của các khoa học liên quan đến khoa học môi trường đã đẩy nhanh
tốc độ phát triển và chất lượng của khoa học môi trường, giúp loài người bảo vệ
được “Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta”.
2.2. Đối tượng của khoa học môi trường
Đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường là môi trường sống của con
người. Môi trường được chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi

trường nhân tạo. Ba môi trường này cùng tồn tại và có mối quan hệ tương tác, chặt
chẽ với nhau, cùng tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thể
sinh vật.
2.3. Nhiệm vụ của khoa học môi trường

5


Nhiệm vụ của khoa học môi trường là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa
con người với môi trường, phát hiện các quy luật về môi trường, đưa ra những
nguyên tắc sử dụng và bảo vệ môi trường.
2.4. Vị trí của khoa học môi trường
Khoa học môi trường là môn khoa học mới, nảy sinh trên nền tảng của Sinh
thái học và do yêu cầu thúc bách của loài người là phải bảo vệ được môi trường
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT, Việt Nam đã tham gia vào
nhiều Công ước Quốc tế về BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1991, nước ta đã
thông qua kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Luật
bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và được công bố ngày 10-1-1994 tạo
điều kiện để cụ thể hóa Điều 29 Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lí Nhà nước
về môi trường. Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị
36CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đó là những cơ sở pháp lí cho công tác BVMT.
Đánh giá
1. Phân biệt môi trường sống của sinh vật với môi trường sống của con người.
2. Tổng hợp các định nghĩa trên và đưa ra những dấu hiệu bản chất nhất về khái
niệm môi trường của con người.
3. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của khoa học môi trường.

6



Chương 1 (6 tiết)

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ
của khoa học môi trường.

1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và các nhân tố sinh thái của môi
trường
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái quyển
1.1.1.1. Lịch sử hình thành sinh thái quyển
Sinh thái quyển (ecosphere) là tổng thể các thành phần vô cơ và sinh vật cấu
thành sinh quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất có sự sống và tổng thể các loài sinh vật
sống ở đó.
Cách đây 4.400 triệu năm, Trái Đất đã có khí quyển và đại dương. Trong khí
quyển có các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NH3, N2. Dưới tác dụng Mặt Trời,
năng lượng sấm chớp, một số phân tử vô cơ đã kết hợp với nhau tạo thành các phân
tử hữu cơ đơn giản. Một số phân tử chất hữu cơ này có khả năng đặc biệt là trao đổi
chất với môi trường bên ngoài, lớn lên và phân chia. Chúng là mầm mống đầu tiên
của sự sống.
Kết quả của quá trình tiến hóa của vật chất là tạo ra sự sống và sự sống đã
tham gia vào các quá trình biến đổi của Trái Đất từ khoảng 1 tỉ năm trước đây. Giai
đoạn đầu của tiến hóa vật chất là sự tiến hóa của vật lí và hóa học (từ 1,5 đến 4,1 tỉ
năm về trước).
Tiếp theo là giai đoạn tiến hóa sinh học, giai đoạn này bắt đầu từ mầm mống
đầu tiên của sự sống, xuất hiện khoảng 4,1 tỉ năm trước đây. Kết quả của các công
trình nghiên cứu cổ sinh cho thấy: các cơ thể đơn bào dạng bọt biển (Spongia) làm
bá chủ Trái Đất khoảng 600 triệu năm, rồi đến nhuyễn thể và các loài sâu bọ. Đến kỉ

Cambri, quá trình tiến hóa sinh học diễn ra nhanh chóng, chỉ trong khoảng thời gian
từ 10 – 20 triệu năm, một quãng thời gian ngắn ngủi so với 15 tỉ năm lịch sử phát
triển của vũ trụ. Kết quả, Trái Đất đã có hàng triệu dạng sống hình thành. Người

7


vượn xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 4,5 triệu năm, còn Người hiện đại xuất hiện
vào khoảng 2 triệu năm trước. Sự xuất hiện của sinh vật trên Trái Đất là nhân tố tác
động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi vật chất và làm rút ngắn quá trình tiến hóa của
chúng.
Như vậy, quá trình hình thành thái quyển là quá trình tiến hóa của vật chất từ
thể vô cơ, tiến tới hữu cơ rồi hình thành các cơ thể sống và đạt tới đỉnh cao hiện nay
là trí tuệ của con người.
1.1.1.2. Khái niệm về sinh quyển
Khái niệm sinh quyển đã được đề cập từ cuối thế kỉ XIX, nhưng nhờ sự phát
triển của nhiều ngành khoa học liên quan đến sự sống đã cho phép mở rộng khái
niệm sinh quyển.
V.I.Vemadxki cho rằng sinh quyển là một thành tạo mang tính chất hành tinh:
“Trong sinh quyển của chúng ta, sự sống không tồn tại độc lập với hoàn cảnh xung
quanh, mà chất sống – nghĩa là toàn bộ sinh vật, có quan hệ hết sức chặt chẽ với
môi trường xung quanh của sinh quyển”.
X.V.Kalexnik (1970) đã đưa ra định nghĩa cụ thể và ngắn gọn hơn: “Sinh
quyển là một bộ phận của vỏ hành tinh chứa đầy vật chất sống (nghĩa là toàn bộ các
cơ thể sống) và các sản phẩm do hoạt động sống của chúng sinh ra”.
1.1.1.3. Thành phần vật chất của sinh quyển
Sinh quyển bao gồm các thành phần sau đây:
- Vật chất sống: bao gồm tất cả các cơ thể sinh vật, kể cả các bào tử và các
viroit bay lơ lửng trong không gian.
- Vật chất có nguồn gốc sinh vật: than đá, dầu mỏ, khí đốt,...

- Vật chất được hình thành do tác động của các cơ thể sinh vật: lớp vỏ phong
hóa, lớp phủ thổ nhưỡng, không khí trong tầng đối lưu...
1.1.1.4. Phạm vi của sinh quyển
Phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:
- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ôzôn của khí quyển (cách mặt đất từ
25-30 km) trong tầng bình lưu, các bào tử có thể tồn tại trong độ cao này.

8


- Giới hạn dưới xuống tới đáy đại dương và trong lớp vỏ phong hóa ở các lục
địa.
Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển, chúng chỉ
tập trung nhiều ở những nơi có thực vật phân bố. Như vậy, giới hạn của sinh quyển
bao gồm toàn bộ môi trường không khí tầng đối lưu, môi trường nước, môi trường
đất và lớp vỏ phong hóa của thạch quyển (có độ cao trung bình 60m).
Sự tương tác qua lại giữa các cơ thể sống với môi trường sống của chúng có
ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các môi trường sống: môi trường
nước, môi trường đất và môi trường không khí. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học
không chỉ bảo vệ vốn gen, mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi
trường sống của chúng.
1.1.2. Các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái bao gồm: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố
con người. Các nhân tố sinh thái (NTST) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay
đổi của NTST kia và ngược lại, chẳng hạn ánh sáng sẽ làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm
của không khí...
Mỗi NTST của môi trường có ảnh hưởng khác nhau tới các loài sinh vật. Phần
lớn các nhân tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió và các nhân tố khác như
thức ăn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Những thay đổi của các NTST
có thể theo chu kì hoặc không có tính chu kì rõ ràng. Chúng tác động đến cơ thể

sinh vật theo những quy luật khác nhau.
Các nhân tố hữu sinh

Người

Các nhân tố vô sinh

- Cây cỏ

-Ánh sáng

- Động vật ăn cỏ

- Nhiệt độ

- Động vật ăn thịt

- Độ ẩm

- Sinh vật cộng sinh

- Đất

- Sinh vật kí sinh, hội sinh

- Không khí
Thỏ

Hình 1. Các yếu tố sinh thái tác động đến đời sống của thỏ


9


Nhân tố con người được tách khỏi nhân tố hữu sinh thành một nhân tố độc lập.
Do có sự phát triển cao về trí tuệ, nên con người đã tác động vào thiên nhiên bằng
các hoạt động của mình, thông qua chế độ xã hội. Trong quá trình tồn tại của mình,
con người không chỉ khai thác thiên nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh
quan hoang sơ thành các cảnh quang có văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
và văn hóa ngày càng cao của mình. Vì vậy, hoạt động của con người đã làm thay
đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới
ở nhiều nơi.
Đánh giá
1. Trình bày khái quát về sự hình thành sinh thái quyền. Theo anh (chị), nhân tố nào
đã rút ngắn quá trình tiến hóa của vật chất?
2. Nêu phạm vi của sinh quyển. Các cơ sở sinh vật có ảnh hưởng như thế nào đến
các môi trường trong sinh quyển?
3. Cơ thể sinh vật chịu tác động của các nhân tố sinh thái nào? Cho ví dụ minh họa.
1.2. Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn
1.2.1. Nguồn gốc, thành phần, cấu trúc của lớp đất bề mặt
1.2.1.1. Nguồn gốc
Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do quá trình phong hóa lớp đất đá
gốc dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của Trái Đất.
Hoạt động của các sinh vật như thực vật, động vật và nhất là các vi sinh vật có vai
trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
Con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến những biến đổi của Trái Đất và sự
hình thành lớp đất mặt. Đất đã được hình thành trước khi con người xuất hiện, nên
con người không phải là nhân tố hình thành nên các loại đất trên Trái Đất. Song
bằng các hoạt động sản xuất của mình con người đã có vai trò quan trọng đến sự
hình thành một số loại đất: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá...
Thực chất, đó là quá trình làm thay đổi quá trình hình thành đất, biến đổi nó từ loại

đất này sang đất khác.
1.2.1.2. Thành phần

10


Thành phần của môi trường đất gồm có nước, không khí, chất vô cơ (khoáng
vật) và chất hữa cơ.
Chất vô cơ là những hợp chất tự nhiên, hoặc nguyên tố tự nhiên, xuất hiện do
kết quả của các quá trình lí, hóa học hoặc sinh hóa diễn ra trong vỏ Trái Đất. Về mặt
nguồn gốc, có thể phân ra hai loại chất vô cơ: chất vô cơ nguyên sinh và chất vô cơ
thứ sinh.
Chất vô cơ nguyên sinh của đất được hình thành từ đá gốc và hầu như chưa bị
biến đổi về thành phần, trạng thái. Chất vô cơ nguyên sinh khi bị biến đổi về mặt
hóa học sẽ trở thành chất vô cơ thứ sinh. Trong đất, đại bộ phận là chất vô cơ,
chiếm tới 90-95% trọng lượng vật chất khô của đất, trong đó chất vô cơ thứ sinh là
chính.
Quá trình phong hóa và quá trình hình thành đất làm cho đá gốc vỡ vụn ra
thành những hạt đất có kích thước khác nhau, tạo ra thành phần cơ giới đất. Thành
phần cơ giới đất là tỉ lệ phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác nhau trong
đất, có ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa học của đất.
Chất hữu cơ trong đất là những xác sinh vật chưa, hoặc đang bị phân giải và
những chất hữu cơ đã được phân giải. Về số lượng, chất hữu cơ trong đất rất ít, song
lại có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất. Chúng vừa là chất dinh dưỡng của
thực vật, vừa ảnh hưởng tới các đặc tính lí – hóa – sinh học và hàm lượng mùn
trong đất.
Mùn trong đất có 3 nhóm chính: axit humic, axit funvônic và hợp chất humin.
Các axit mùn có thể ở dạng tự do hoặc kết hợp, nhưng đa số chúng kết hợp với các
cation canxi, magiê, sắt, nhôm ... hoặc với các khoáng vật sét. Các loại đất khác
nhau có tỉ lệ các loại axit mùn khác nhau.

Nước trong đất không tồn tại riêng rẽ mà liên kết với các phân tử rắn trong
đất, với không khí và các khe hở trong đất. Nước tồn tại ở 4 dạng cơ bản: nước ở
thể rắn, thể hơi, nước liên kết và nước tự do. Nước tự do có vai trò quan trọng đối
với thực vật và tạo nên nguồn nước ngầm cung cấp cho hoạt động của con người.

11


Không khí trong đất là do không khí trong khí quyển thâm nhập vào và do
hoạt động sống của các sinh vật trong đất tạo nên. Chúng nằm trong các khe hở của
đất.
Nước và không khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình phong phú,
là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất và thực vật.
1.2.1.3. Cấu trúc
Một phẫu diện đất điển hình thường có các tầng (từ trên xuống dưới):
- Tầng thảm mục, gồm xác hữu cơ: cành, lá... đang phân hủy.
- Tầng tích lũy mùn, bề mặt chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy từ xác sinh vật.
- Tầng rửa trôi là tầng chỉ có khi có sự rửa trôi mãnh liệt, cuốn trôi các vật chất
từ trên xuống.
- Tầng tích tụ, là tầng tập trung vật chất rửa trôi từ trên xuống, bao gồm sét và
các chất hòa tan.
- Tầng mẫu chất, bao gồm các sản phẩm phong hóa đang trong quá trình biến
đổi để trở thành đất.
- Dưới cùng là tầng đá mẹ, chứa các vật liệu của vỏ Trái Đất chưa bị phân hóa.
Cấu trúc của đất phụ thuộc vào thành phần cấp hạt và cấu tượng của đất, qua
đó ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái của đất: khả năng giữ nước, độ tơi xốp và
thoáng khí. Đặc điểm của đất còn phụ thuộc vào khí hậu ở các đới khác nhau. Vì
vậy, đất luôn mang trên mình nó các hệ sinh thái có các cơ thể sinh vật thích nghi
với môi trường sống của chúng. Đất vừa là môi trường sống, vừa trực tiếp hoặc gián
tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật và con người.

Trên thế giới có rất nhiều nhóm đất khác nhau:
- Nhóm đất pốt dôn phân bố ở những vùng có khí hậu rét, lượng mưa dồi dào
và điều kiện thoát nước tốt.
- Những vùng khí hậu ôn hòa với rừng rụng lá theo mùa có nhóm đất nâu hoặc
xám.
- Những vùng có khí hậu ôn hòa và đồng cỏ bán khô hạn hình thành nhóm đất
đen, giàu mùn và tầng đất dày.

12


- Tại những vùng hoang mạc hoặc gần hoang mạc, có nhóm đất khô hạn.
Nhóm đất này rất xấu, chỉ để chăn nuôi và phát triển nông nghiệp nếu có nguồn
nước tưới.
- Nhóm đất đỏ, nghèo dinh dưỡng phân bố ở những vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới có lượng mưa phong phú.
1.2.2. Các môi trường sinh thái trên cạn
Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần xã cảnh quan vùng địa lí
gọi là các sinh đới (biôme). Sinh đới là những vùng rộng lớn có những đặc thù nhất
định về kiểu đất, khí hậu và sinh vật. Tên của các biôme thường là tên của các quần
hệ thực vật ở đó. Từ địa cực về xích đạo có tám biôme lớn trên cạn: đồng rêu, rừng
thông phương Bắc, rừng lá rộng ôn đới, rừng Địa Trung Hải, thảo nguyên, hoang
mạc, savan và rừng nhiệt đới.
Đồng rêu đới lạnh
Đồng rêu đới lạnh phân bố ở vùng cực lạnh, nước đóng băng quanh năm. Mùa
hạ băng chỉ tan một lớp mỏng trên mặt, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất
không quá 10 C. Ngày mùa hạ dài, Mặt Trời có những tháng không lặn. Mùa đông,
đêm cũng kéo dài hàng tháng. Thành phần thực vật nghèo, chủ yếu là rêu, thân gỗ
chỉ có phong lùn và liễu miền cực chỉ cao bằng ngón tay. Thành phần động vật
nghèo, chỉ có gấu Bắc cực.

Rừng lá nhọn phương Bắc (rừng Taiga)
Tiếp theo về phía Nam là rừng Taiga gồm chủ yếu những cây lá nhọn: thông
(Pinus), linh sam (Abres), vân sam (Epicea), thông rụng lá (Larix). Mùa đông dài,
khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình vào tháng 7 trên 10 C, mưa 300 – 500 mm. Hệ
động vật nghèo về số lượng loài, những loài thú lớn như hươu Canada (Cervus
canadensis), chúng ăn mầm cây, vỏ cây và địa y; thú ăn thịt có gấu, chó sói và cáo.
Chim định cư không nhiều, hầu hết ăn hạt cây, nhiều loài về mùa đông di cư xuống
phía nam.
Rừng lá rộng ôn đới
Rừng lá rộng ôn đới phát triển mạnh ở phía đông Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á.
Ở đó thời tiết mùa hè ấm, lượng mưa vừa phải song mùa đông khí hậu trở nên khắc

13


nghiệt làm cho lá cây rụng. Giống như rừng nhiệt đới, rừng ôn đới cũng có nhiều
tầng tạo nên nhiều ổ sinh thái nên giới động vật phong phú: trên cây có sóc, chim ...,
trên mặt đất có hươu, lợn lòi, chó sói, chuột ...
Rừng Địa Trung Hải
Rừng Địa Trung Hải có nhiều ở Châu Âu, hiện nay đã bị suy thoái, trừ một số
nơi được ưu tiên bảo vệ thì rừng gồm những cây lá xanh tốt như: sồi xanh
(Quercusilex), sồi bẩn (Q. suber).
Thảo nguyên (đồng cỏ ôn đới)
Thảo nguyên vùng ôn đới có mùa hạ dài và nóng, sang mùa đông thì đỡ lạnh
và có ít tuyết. Thảm thực vật chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm ưu thế. Bao gồm
những động vật ăn thực vật chạy nhanh: bò bisông, ngựa hoang (Eqnus caballus),
lừa, sóc, chó sói đồng cỏ
Hoang mạc
Hoang mạc có ở miền nhiệt đới và ôn đới. Về mùa hè, nhiệt độ ở hoang mạc
ôn đới và nhiệt đới gần như nhau, nhưng về mùa đông hoang mạc ở ôn đới rất lạnh.

Mưa ở hoang mạc thường rất hiếm, tổng lượng mưa hàng năm chỉ dưới 200 mm.
Giới thực vật nghèo chỉ có một số cây bụi xơ xác, lá cây nhỏ và gần như biến thành
gai nhọn, song có những cây mọng nước. Những cây khác mọc nhanh về mùa xuân,
ra hoa và kết quả nhanh trong vòng một tháng rồi chết khi bắt đầu khô. Vì vậy, trên
mặt đất chỉ có những loài thú chịu khát như lạc đà một bướu và trong lòng đất, các
loài gặm nhấm sống rất phong phú.
Savan (hay đồng cỏ đới nóng)
Khí hậu ở đây có đặc điểm mưa ít, mùa mưa ngắn còn mùa khô dài. Về mùa
khô, cây phần lớn rụng lá, cỏ khô vì thiếu nước. Cỏ mọc thành rừng, nhiều nhất là
cỏ tranh lá dài, sắc nhọn ... Vì vậy, trên mặt đất chỉ có những loài thú cỡ lớn: linh
dương, báo, sư tử, chim chạy (đà điểu) ... Hiện nay, do thiếu nước tưới và chăn nuôi
dê, cừu phát triển nên nhiều sa van đang chuyển dần thành hoang mạc. Ở Việt Nam,
savan cỏ cao mà ưu thế là cỏ tranh có rải rác ở một số nơi, có khi ngay giữa rừng
rậm thuộc các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên...
Rừng rậm nhiệt đới

14


Phát triển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình
từ 23 – 30 C và gần như ổn định quanh năm, lượng mưa lớn: 1.800 – 2.000 mm.
Rừng nhiệt đới không rụng lá theo mùa, quanh năm xanh tốt, rậm rạp, tạo thành
nhiều tầng; có hệ động, thực vật phong phú. Được xem là khu vực có độ đa dạng
sinh học cao và điển hình.
Trong những năm gần đây, con người đã làm biến đổi bộ mặt của rừng nhiệt
đới, do sự khai thác quá mức làm rối loạn chu trình sống của các thảm thực vật.
Việt Nam có nhiều loại rừng: rừng rậm, rừng thưa, rừng trên đá vôi, rừng ngập mặn,
rừng tre nứa, hệ động vật tương đối phong phú. Song do bị khai thác quá mức nên
tài nguyên sinh vật của nước ta đang giảm sút nhanh.
Đánh giá

1. Tính chất của đất có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật và con người?
2. Trình bày đặc điểm của hệ sinh thái trên cạn.
1.3. Tìm hiểu môi trường nước và môi trường không khí
1.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh vật. Nước là thành phần
không thể thiếu của tất cả các tế bào sống và chiếm tới 80 - 95 % khối lượng của
các mô sinh trưởng. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể sinh
vật: là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, là phương tiện để vận chuyển và trao
đổi khoáng trong cây, là phương tiện để vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động
vật. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, điều hòa nhiệt độ cơ thể và là
môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của môi trường nước và sự thích nghi của sinh
vật
Môi trường nước có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
các cơ thể sinh vật.
Môi trường nước có độ đậm đặc lớn hơn môi trường không khí, có tác dụng
nâng đỡ cho các cơ thể sống trong nước, nên thực vật có mô cơ kém phát triển.
Nhiều loài cá thích nghi cơ thể sống trong nước, cơ thể thường có hình thuôn nhọn

15


để hạn chế sức cản của nước và có hệ cơ phát triển: cá trích, cá thu, cá mập, cá đen
phin, ...
Trong quá trình phát triển cá thể: ấu trùng của ếch, nhái, muỗi không thể tách
khỏi môi trường nước, hoặc một số động vật chỉ có thể sống được trong môi trường
ẩm ướt như ốc sên, giun đất, ếch nhái ...
Nhiệt độ trong nước có biên độ giao động hẹp. Ở dưới nước trên của đại
dương, dao động không quá 10 – 15 C và ở các vực nội địa dưới 30 C; càng xuống
sâu, nhiệt độ nước càng ổn định. Vì vậy, sinh vật sống trong nước có giới hạn hẹp

về nhiệt hơn so với sinh vật sống trên cạn.
Ánh sáng
Ánh sáng trong nước có cường độ yếu hơn trong không khí do bị nước phản
xạ trở lại. Ánh sáng phân bố trong các lớp nước nông, sâu phụ thuộc vào độ dài
bước sóng của các tia sáng. Tia sáng đỏ ở lớp nước trên cùng, rồi đến da cam, vàng,
lục, lam, xanh lục; sau đó là xanh da trời và cuối cùng là tia xanh tím. Sự phân bố
của ánh sáng sẽ dẫn đến sự phân bố khác nhau của thành phần thực vật theo độ sâu
của nước.
Lượng ôxy trong nước
Hệ số khuếch tán của ôxy trong nước nhỏ hơn không khí khoảng 320.000 lần,
có hàm lượng không quá 10 ml/1lít, ít hơn trong không khí 21 lần. Vì vậy, hô hấp
của sinh vật trong nước tương đối phức tạp. Ôxy trong nước có nguồn gốc chủ yếu
nhờ quang hợp của tảo, thực vật và khuếch tán từ không khí. Trong môi trường
nước, tầng nước mặt có nhiều ôxy hơn lớp nước dưới sâu.
Tỉ trọng của nước
Nước có tỉ trọng lớn nhất ở 4 C. Ở các vùng nước ôn đới, hàn đới, về mùa
đông nước đóng băng trên tầng mặt, nhưng ở tầng sâu nước vẫn ở thể lỏng. Tỉ trọng
của nước thay đổi theo nhiệt độ. Vì vậy, trong môi trường nước luôn xảy ra dòng
đối lưu thẳng đứng do có sự khác nhau về tỉ trọng ở tầng nước mặt và tầng sâu.
Áp suất của nước

16


Áp suất của nước thay đổi theo chiều sâu. Càng ở dưới sâu, áp suất càng tăng;
cứ xuống sâu 10 mét áp suất tăng 1 atm. Vì thế, các loài cá ở tầng trên, tầng giữa và
tầng đáy có cấu tạo và đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau.
Dòng chảy
Dòng chảy của nước tạo nên sự luân chuyển các tính chất vật lí và hóa học của
môi trường nước. Các vị trí khác nhau của sông, suối có vận tốc dòng chảy khác

nhau. Để thích ứng với các tốc độ nước khác nhau này, một số loài cá có cấu tạo
thay đổi: nơi nước chảy, cá có đầu thường dẹp theo hướng lưng bụng (cá leo...); nơi
nước đứng, đầu ít dẹp hơn (cá mè...).
Các chất lơ lửng trong môi trường nước
Trong môi trường nước, các chát lơ lửng là các hạt đất, mảnh vụn có nguồn
gốc từ sinh vật. Các chất lơ lửng có ảnh hưởng đến độ trong và thành phần ánh sáng
trong môi trường nước; ảnh hưởng tới sự sống của các thực vật sống trong nước. Ở
dưới đáy sâu các vực nước, do thiếu ánh sáng nên hầu như không có các loài thực
vật quang hợp. Ở nơi nước đục, do quang hợp của các loài rong, tảo bị giảm nên
năng suất vực nước cũng giảm theo.
Dựa vào thành phần các loại muối trong nước và độ mặn, người ta chia thành:
nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Nước ngọt có hàm lượng Cl < 0,5 g/l, độ mặn gần
35‰, chủ yếu là mặn của muối NaCl; nước lợ là vùng giao tiếp giữa nước mặn của
biển và nước ngọt của sông ngòi nên có độ mặn thay đổi theo mùa từ 5 – 10‰, Cl =
8 – 16 g/l. Các loại muối: phốt phát, natri, độ mặn và độ pH trong nước có ảnh
hưởng đến cấu tạo, sinh lí, tập tính hoạt động và sự phân bố của thành phần sinh vật
thủy sinh.
Môi trường nước mặn là biển và đại dương, chúng chiếm 71% bề mặt Trái Đất
và có độ sâu trung bình hơn 4.000m, độ mặn 30 – 38 ‰. Thành phần thực vật
nghèo, nhiều tảo, vi khuẩn; trái lại, động vật lại rất phong phú với hầu hết các nhóm
động vật có các đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau ở các hệ sinh thái ứng với các
độ sâu của đại dương; tầng mặt, tấng giữa và tầng đáy hoặc vùng ven bờ, vùng khơi.
Môi trường nước ngọt chiếm khoảng 4 – 5% diện tích các lục địa, đặc trưng
bởi các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, đầm, phá), nước chảy (sông, suối) có thành

17


phần sinh vật thủy sinh khác nhau. Dựa vào hàm lượng canxi trong nước, người ta
chia nước ngọt làm 2 dạng; nước cứng có [ Ca2+] > 25 mg/l; nước mềm có [ Ca2+] <

9 mg/l. Trong các hệ sinh thái nước đứng, nhiệt độ của nước thay đổi theo nhiệt độ
không khí. Ao nông hơn đầm nên thường bị khô hạn theo từng thời kì nhất định. Hồ
thường có độ sâu lớn hơn đầm, ao nên ánh sáng chỉ chiếu xuống một lớp nước trên,
lớp sâu thiếu ánh sáng nhưng nhiệt độ ổn định. Trong môi trường nước, có thực vật
nổi, động vật nổi, thực vật thủy sinh có rễ sâu xuống đáy và động vật đáy.
Hệ sinh thái nước chảy có chế độ nhiệt và muối khoáng luôn thay đổi theo
mùa. Quần xã sinh vật không đồng nhất ở hạ lưu, trung lưu và thượng lưu.
1.3.3. Những đặc điểm cơ bản của môi trường không khí và sự thích nghi của
sinh vật.
Không khí có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Không một sinh vật nào
có thể sống thiếu không khí. Không khí cung cấp ôxy cho các sinh vật hô hấp, sản
ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thực vật lấy CO2 từ không khí cùng với các
chất vô cơ từ đất qua rễ, dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời tạo nên chất hữu cơ.
Áp suất của không khí gần mặt đất tương đối ổn định (760 mmHg), đảm bảo
cho sự sống diễn ra bình thường. Dòng không khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng
rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm. Dòng không khí lưu thông yếu có vai trò quan trọng cho
việc phát tán sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả, hạt thực vật và nhiều động vật. Vì vậy,
khi không khí bị ô nhiễm hoặc gió quá mạnh cũng gây tác động không nhỏ đến cơ
thể sinh vật.
Không khí được đặc trưng bởi: thành phần, độ đậm đặc và áp suất.
- Độ đậm đặc của không khí thấp hơn nước nên ít có tác dụng nâng đỡ . Sinh
vật sống trên mặt đất có cấu tạo riêng đảm bảo cho cơ thể thích nghi với môi trường
sống trong không khí: mô cơ ở thực vật và hệ cơ xương ở động vật phát triển. Động
vật trên cạn khi di chuyển chịu ít lực cản, nên có đến 75% số loài động vật sống trên
mặt đât có khả năng bay, nhiều nhất là chim.
- Áp suất và nhiệt độ không khí giảm khi lên cao (ở độ cao 5800 m, áp suất chỉ
còn 380 mmHg, nhiệt độ giảm 0,6 C/100m), nên càng lên cao số loài sinh vật còn
ít. Trên cao, áp suất giảm kèm theo ôxy giảm, làm tăng nhịp hô hấp và động vật bị

18



mất nhiều nước. Vì vậy, vào thế kỉ XVI thủ đô Pêru đã chuyển từ độ cao 3500 m
xuống vùng bờ biển vì ở trên núi, ngựa, lợn, gà không sinh sản được.
Càng lên cao, số lượng loài và chất lượng các loài thực vật càng giảm. Ví dụ,
ở chân dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiều cây xanh thường ưa ẩm; ở lưng chừng núi
(1000-1500), nhiệt độ trung bình năm dưới 20 C, nhiều loài cây nhiệt đới không
sống được, thường gặp chủ yếu là những loài động vật á nhiệt đới thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hồ đào (Juglandaceae) và một số ít loài
Hạt trần. Lên độ cao trên 1500 m xuất hiện những cây lá kim ôn đới như Ainus,
Acer, Carpinus và nhiều loài cây Hạt trần.
Thành phần không khí ở tầng đối lưu tương đối đồng đều. Tính theo thể tích
các chất khí chủ yếu là nitơ (78,19%), ôxy (21,45%), CO2 (0,03%), agon (0,9%) và
các chất khí khác: hiđrô ( H2), ôxitcacbonat ( CO), ...
Trong không khí, hơi nước tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nhưng tạo ra độ ẩm
không khí. Các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật đều chịu ảnh
hưởng nhiều của độ ẩm không khí. Cơ thể sống trên cạn luôn có phản ứng chống sự
mất nước, nhưng nhu cầu về độ ẩm không khí của các loài không giống nhau: cây
samu, cao su sinh trưởng tốt ở nơi có độ ẩm cao, cây phi lao không chịu được độ ẩm
thấp.
Hoạt động sinh lí của cơ thể sinh vật bị ảnh hưởng khi môi trường không khí
bị ô nhiễm. Thành phần của không khí bị thay đổi, đặc biệt là nồng độ các chất:
CH4, SO2, CO, NO các hợp chất của Clo có nguồn gốc từ các hoạt động công
nghiệp và giao thông vận tải do con người gây ra. Hoạt động của con người thải ra
các chất khí: CO2, CO, CFC ..., gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Trái
Đất.
Đánh giá
1. Nước có vai trò như thế nào đối với sing vật và đời sống con người?
2. Mô tả đặc điểm của hệ sinh thái dưới nước.
3. Trình bày vai trò của không khí đối với đời sống của sinh vật và cho ví dụ.

4. Mô tả các đặc điểm của khí quyển ở tầng thấp.

19


Chương 2 (6 tiết). TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Mục tiêu
Sinh viên tìm hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên, phân loại tài nguyên: khoáng
sản, năng lượng, đất, nước, khí hậu, tài nguyên biển và đại dương. Qua đó hình thành kĩ
năng xác định các loại tài nguyên thiên nhiên cùng các giải pháp sử dụng hợp lí và tiết
kiệm tài nguyên.

2.1. Tìm hiểu khái niêm, phân loại và đánh giá tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin ở Trái Đất
và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát
triển của mình. Tài nguyên có hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên, gắn liền với các
yếu tố tự nhiên như khoáng sản, đất đai, nước, sinh vật ... và tài nguyên nhân văn
(còn gọi là tài nguyên con người), gắn liền với con người và xã hội như sức lao
động, trí tuệ, thông tin, các công trình kinh tế - kĩ thuật, phong tục, tập quán ...
Tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Chúng gồm các dạng vật chất được tạo thành
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con
người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên – nhiên – vật liệu, hỗ trợ và phục vụ
cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người. Tài nguyên thiên nhiên là
khái niệm có tính hai mặt. Một mặt, chúng thuộc phạm trù xã hội có quan hệ đến
trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Mặt khác, chúng là những vật thể tự nhiên, sự
phân bố của chúng do các quy luật tự nhiên chi phối. Trình độ lực lượng sản xuất
càng cao, thì càng nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên được con người sử dụng. Do

vậy, khối lượng, số lượng và khả năng sử dụng tài nguyên không ngừng biến đổi.
2.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau:
2.1.2.1. Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo các thuộc tính tự nhiên của chúng
- Tài nguyên đất đai

20


- Tài nguyên khí hậu
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên biển và đại dương
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên năng lượng
2.1.2.2. Theo khả năng bảo tồn, tái tạo và tính chất hao kiệt
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên không bị hao kiệt và tài
nguyên có thể hao kiệt.
- Tài nguyên không bị hao kiệt là những loại tài nguyên có trữ lượng lớn và
khối lượng của chúng không thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể trong quá trình
sử dụng lâu dài. Đó là năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, không khí, tổng trữ
lượng nước của thế giới, năng lượng địa nhiệt,... Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng
không hợp lí sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Tài nguyên có thể bị hao kiệt là những vật thể và hiện tượng tự nhiên mà số
lượng và chất lượng của chúng thay đổi một cách căn bản trong quá trình sử dụng.
Tài nguyên có thể bị hao kiệt được phân thành tài nguyên có thể phục hồi và tài
nguyên không phục hồi lại được.
+ Tài nguyên phục hồi là các tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục
và được con người sử dụng lâu dài. Hoặc có thể được định nghĩa một cách đơn giản

là tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lí
một cách khôn ngoan (S.E. Jorgenson. 1981) như: rừng, động vật, độ phì của đất,
nước ngọt... Các tài nguyên phục hồi nếu được khai thác và sử dụng hợp lí thì
không những không bị hao hụt đi trong quá trình sử dụng mà còn có thể giàu thêm.
Chẳng hạn, việc bón phân, canh tác hợp lí và trồng cây họ đậu làm tăng độ phì của
đất; việc lai tạo và chuyển đổi gen làm tăng số lượng loài sinh vật...
+ Tài nguyên không có khả năng phục hồi là những tài nguyên có giới hạn về
khối lượng, bị hao hụt dần trong quá trình sử dụng và không thể bổ sung được. Đó
là toàn bộ khoáng sản và nhiên liệu. Chúng được hình thành trong lịch sử địa chất
lâu dài. Vì vậy, cần phải hết sức tiết kiệm trong quá trình sử dụng chúng.

21


Quan niệm về tính có thể bị hao kiệt của tài nguyên thiên nhiên trong cách
phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào quy mô lãnh thổ của việc
đánh giá. Chẳng hạn, nếu xét trên quy mô toàn cầu, thì nước ngọt không phải là tài
nguyên hao kiệt, vì nó được duy trì bởi vòng tuần hoàn ấm ở đại dương, khí quyển
và lục địa. Trong khi đó, ở các lãnh thổ nhỏ, nước ngọt có thể là tài nguyên hao kiệt
và không khôi phục lại được do bị khai thác quá mức hay bị ô nhiễm không sử dụng
được.
2.1.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên cho các ngành sản xuất vật chất: cho công nghiệp (khoáng sản,
năng lượng, hải sản, lâm sản...), cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (đất,
nước, khí hậu...), cho xây dựng...
- Tài nguyên cho lĩnh vực không sản xuất vật chất (du lịch, chữa bệnh,
nghiên cứu khoa học, dưỡng bệnh...)
2.1.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên
Để sử dụng tài nguyên, con người phải đánh giá tài nguyên. Giá trị của tài
nguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không tốt phụ thuộc vào trình độ khoa

học – công nghệ và nhận thức của từng đối tượng khác nhau. Cùng một loại tài
nguyên, ở thời đại nguyên thủy là không cần, không có giá trị, thậm chí có hại (như
quặng, phóng xạ, dầu mỏ, khí thiên nhiên); nhưng hiện nay, chúng lại là những tài
nguyên rất quý giá.
Mục đích của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên là nhằm:
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường để
thỏa mãn nhu cầu của con người và phát triển nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên cao nhất.
- Kết hợp những lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài về sử dụng tài nguyên.
Nội dung của đánh giá tài nguyên thiên nhiên là xác định: chủng loại và trữ
lượng tài nguyên; chất lượng, thành phần và tỉ lệ các thành phần có ích; các điều
kiện khai thác tài nguyên; chi phí tài nguyên cho một đơn vị sản xuất ra; cự li khai
thác và định cư của lãnh thổ; điều kiện giao thông và chi phí chuyên chở tài nguyên

22


tới nơi tiêu thụ; các giải pháp môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế
biến và sử dụng tài nguyên...
Người ta còn đánh giá tài nguyên theo giá trị kinh tế (cao, trung bình, thấp);
theo mức độ quý hiếm (rất quý hiếm, quý hiếm, không quý hiếm); cho các mục đích
khác nhau: phục vụ nông nghiệp, phục vụ công nghiệp, phục vụ du lịch...
Khi đánh giá tài nguyên, cần chú ý kết hợp sử dụng các loại tài nguyên khác
nhau trên một diện tích lãnh thổ nhất định, khả năng sử dụng tổng hợp tài nguyên
thiên nhiên cùng ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng tài nguyên này đối với môi
trường.
Đánh giá
1. Phân biệt tài nguyên phục hồi và tài nguyên không phục hồi.
2. Điền những từ thích hợp vào đoạn viết sau đây: Nội dung của đánh giá tài nguyên
thiên nhiên là xác định: (a)..................... và trữ lượng tài nguyên (b).....................

thành phần và tỉ lệ các thành phần có ích; các điều kiện (c)..................... tài nguyên;
chi phí tài nguyên cho một đơn vị (d)................... sản xuất ra; (đ)................... và
định cư của lãnh thổ; điều kiện giao thông và chi phí chuyên chở tài nguyên tới
(e)..................; các giải pháp (g)................. trong quá trình khai thác, vận chuyển,
(h)................... và sử dụng tài nguyên...
2.2. Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và năng lượng
2.2.1. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là các thành tạo hóa – lí tự nhiên được trực tiếp sử dụng hoặc có
thể lấy chúng ra từ kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp.
Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu mỏ, nước khoáng)
hoặc khí (khí đốt) và là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp hiện đại. Con
người đã biết sử dụng và khai thác khoáng sản từ lâu. Khoáng sản được chia làm
bốn nhóm:
- Khoáng sản nhiên liệu: dầu mỏ, than, khí đốt, đá cháy, quặng phóng xạ...
- Khoáng sản kim loại: quặng sắt, đồng, thiếc,nhôm, titan, măng gan...
- Khoáng sản không kim loại: secpentin, phốtphorít, aparít.
- Vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, đá hoa...

23


Trữ lượng khoáng sản của Trái Đất là một đại lượng hữu hạn. Do đẩy mạnh
tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhờ tiến bộ kĩ thuật, mà quy mô khai thác khoáng sản
ngày càng mở rộng. Điều này sẽ dẫn đến sự cạn kiệt khoáng sản. Hằng năm, có
hàng trăm tỉ tấn quặng được lấy ra từ lòng đất và con số đó ngày càng tăng lên do
sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. Đáng chú ý là tỉ lệ các nguyên tố sinh ra
các loại khoáng sản có ích trong lớp vỏ Trái Đất thường thấp và sự phân bố của
chúng cũng rất không đồng đều. Vì vậy, nên mới có những nước giàu và nước
nghèo khoáng sản. Muốn sử dụng khoáng sản phải có vốn đầu tư lớn để phát triển
khoa học, công nghệ thăm dò, thiết kế, xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng và

chế biến khoáng sản. Những nước có công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng
sản phát triển mạnh, thường là những nước giàu có. Các nước đang phát triển tuy
khoáng sản nhiều, nhưng lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại, nên phần lớn khoáng
sản của họ lại do những công ty của các nước giàu khai thác và chế luyện.
Thống kê của Viện Tài nguyên thế giới (tháng 8 – 1998) cho biết việc khai
thác khoáng sản của con người diễn ra mạnh làm suy giảm nguồn tài nguyên này.
Bảng 2.1. Số năm còn khai thác được của một số loại khoáng sản trên thế giới
Loại khoáng sản

Số năm còn khai Loại khoáng sản

Số năm còn khai

thác được

thác được

Vàng

30

Đồng

64

Vonfram

34

Thủy ngân


70

Kẽm

33

Phôtpho

78

Antimoan

36

Kali

99

Chì

30

Sắt

100-200

Khai thác khoáng sản sinh ra một khối lượng đất bóc và phế thải: 10 tỉ tấn do
khai thác than, 65 tỉ tấn do khai thác quặng kim loại và 40 tỉ tấn do khai thác quặng
phi kim loại. Chính khối lượng đất bóc và phế thải này lại cần một diện tích lớn để

chứa và gây nhiều tác động tới môi trường. Khai thác khoáng sản tạo ra các moong
sâu, thay đổi địa hình, đảo lộn cân bằng nước ngầm, mất rừng và đất canh tác, bụi
bặm, gây ra tiếng ồn v.v... Việc chế luyện thải ra một khối lượng lớn khí độc hại...

24


×