Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Và Phân Bón Hóa Học Đến Số Lượng Giun Đất Trong Hệ Thống Canh Tác Rau Tại Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG
GIUN ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RAU TẠI
XÃ MINH QUANG, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI
BÌNH”

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ NGOAN

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN ĐÌNH THI




HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngoan

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Thi đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên tại UBND xã

Minh Quang và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi
học tập, rèn luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngoan

MỤC LỤC
Trang
ANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật
4


CNXD
FAO
IFA

HTXDVNN
MH
MH TT
MH VG
TT
SS với QTKT

:
:
:
:
:
:
:
:
:

Công nghiệp xây dựng
Tổ chức nông lương thế giới
Hiệp hội phân bón thế giới
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Mô hình
Mô hình sản xuất rau truyền thống
Mô hình sản xuất rau VietGap
Thông tư
So sánh với quy trình kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG
Trang


5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

6


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp truyền thống, với việc
canh tác các loại cây trồng nông nghiệp như: lúa nước, rau màu, ngô đậu…
với điều kiện khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới nóng ẩm đã tạo điều
kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện
khí hậu nước ta cũng là một môi trường sống thuận lợi của các loài sâu bệnh
hại, cỏ dại. Để hạn chế sự phát sinh các loài sâu bệnh hại này phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật đã được bà con sử dụng, chúng được coi như sự lựa
chọn hàng đầu của bà con trong suốt quá trình sản xuất. Bởi việc sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật góp phần tiêu diệt sâu bệnh, cỏ dại từ đó làm
tăng năng suất cây trồng, góp phần ổn định an ninh lương thực nước ta đáp
ứng nhu cầu lương thực trước áp lực gia tăng của dân số cũng như xuất khẩu.
Nguyễn Văn Luật (2001) từng cho rằng: “Phân bón có khả năng tăng năng
suất từ 25-50% so với đối chứng không sử dụng phân bón”. Trong các công
trình nghiên cứu của Bùi Huy Đáp (1999) đã chỉ ra rằng: “Đối với sản xuất
nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng”. Sử dụng thuốc
BVTV bên cạnh những mặt tích cực chúng cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên
quan đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Theo Trần Danh Thìn
(2010) cho rằng việc phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu hóa học làm phá vỡ
cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài thiên địch có ích. Đặc biệt là làm giảm số

lượng giun đất trong đất trồng trọt. Giun đất được coi là sinh vật đem lại
nguồn dinh dưỡng cao cho đất, cũng như góp phần tăng độ phì nhiều cho đất.
Số lượng giun đất giảm làm cho tính chất đất bị thay đổi, việc giảm số lượng
giun đất có mối liên quan chặt chẽ tới thực trạng sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong canh tác rau.
Thái Bình là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng rau màu
tăng lên trong những năm gần đây. Theo Sở NN và PTNT tỉnh Thái Bình
(2014), sản lượng rau màu xuân năm 2014 đạt 13.317 ha, tăng 6,35% so với
7


vụ xuân năm 2013, diện tích cây màu vụ xuân đã thu hoạch được 8.684 ha
bằng 65,2% diện tích gieo trồng. Tuy vậy, trong quá trình sản xuất tạo ra sản
phẩm tại địa phương thì người dân chủ yếu để thúc đẩy năng suất tạo ra sản
lượng ngày một gia tăng trên đơn vị diện tích mà chưa chú ý đến sử dụng
phân bón, thuốc BVTV sao cho an toàn về môi trường sinh thái cũng như sức
khỏe con người.
Xuất pháp từ thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu và triển khai
đề tài:“Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa
học đến số lượng giun đất trong hệ thống canh tác rau tại xã Minh Quang,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”
Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác
rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường đất, nước,
nông sản và sức khỏe con người trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới số lượng giun
đất trong canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Xem xét được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón,
thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

8


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên
thế giới và Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về cây rau
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống của con
người. Rau có thể được tiêu dùng dưới dạng tươi hoặc đã được chế biến. Theo
phân loại rau xanh là sản phẩm nông nghiệp, còn rau đã qua chế biến là sản
phẩm công nghiệp. Như vậy rau xanh không có nghĩa là rau có màu xanh mà
là sản phẩm rau tươi (Tạ Thị Thu Cúc, 2007)
1.1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2008): năm 1980 toàn thế giới sản xuất
được 875 triệu tấn rau, năm 1990 sản xuất được 441 triệu tấn rau, năm 1997 là
596,6 triệu tấn rau và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn rau. Chỉ riêng rau cải
bắp và cà chua sản lượng đã tương ứng 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng
suất tương ứng 22,4 tấn/ha. Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là

110kg/người/năm. Tuy nhiên trình độ phát triển nghề trồng rau ở các nước là
không giống nhau. Theo K.U Ad med và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính
sản lượng theo đầu người ở các nước phát triển sản lượng cao hơn hẳn các
nước đang phát triển, các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là
2/1 trong khi các nước đang phát triển là 1/2. Châu Á có sản lượng rau hàng
năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng khoảng 3% (khoảng 5 triệu
tấn/năm), mức tiêu dùng rau của các nước Châu Á là 84 kg/người/năm. Trong
số các nước đang phát triển thì Trung Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu
tấn/năm. Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng rau hàng năm là 65 triệu tấn/năm.
1.1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Theo Tạ Thị Thu Cúc (2007) nghề trồng rau của nước ta gắn liền với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua nhiều thời đại. Người lao động
9


đã không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, tích lũy kinh nghiệm trong sản
xuất, thuần hóa và bồi dục nhiều chủng loại rau phong phú, đa dạng.
Theo số liệu từ tổng cục thống kê (2015) diện tích trồng rau cả nước
năm 2014 đạt 881.771,5 ha (tăng 104,04% so với năm 2013), năng suất ước
đạt 175,4 tạ /ha (tăng 103,2% so với năm 2013), sản lượng ước đạt 15,46 triệu
tấn (tăng 107,32 so với năm 2013); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt
399,27 nghìn ha, sản lượng ước đạt 6,4 triệu tấn, năng suất ước đạt 160,5
tạ/ha; miền Nam có diện tích ước đạt 482,4 nghìn ha, sản lượng ước đạt 9,06
triệu tấn, năng suất ước đạt 187,7 tạ/ha.
Bảng 1.1: Diện tích rau các vùng của Việt Nam giai đoạn 2013-2014
ĐVT: ha
Năm 2013
Năm 2014
847.472,5
881.711,5

382.574,9
399.270,5
172.573,5
183.691,4
121.404,6
126.221,3
88.596,9
89.357,7
464.897,6
482.441,0
62.540,2
64.498,8
64.795,4
100.864,3
57.751,0
59.920,8
249.811,0
257.157,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015

Cả nước
Miền Bắc
ĐBSH
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ
Miền Nam
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL


Qua bảng 1.1 cho thấy: diện tích rau của cả nước có sự gia tăng tại năm
2013 có diện tích là 847.472,5 ha, đến năm 2014 diện tích này đã tăng lên là
881.711,5 ha. Trong đó các tình thuộc miền nam có điện tích trồng rau lớn
nhất với 464.897,6 ha, thấp nhất là vùng duyên hải nam trung bộ vói diện tích
62.540,2 ha. Đồng thời diện tích trồng rau tại các vùng khác nhau cũng có sự
tăng lên giữa các năm. Tại ĐBSH diện tích rau năm 2014 là 183.691,4 ha tăng
lên so với năm 2013 (diện tích trồng rau là 172.573,5 ha).
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây rau chính tại đồng bằng Sông Hồng
giai đoạn 2012-2014
ĐVT: kg
10


Giống rau
Địa điểm

Cải bắp

Cả Nước

906.705,1 2.409.203. 1.263.279,2

Miền Bắc
ĐB S. Hồng
Hà Nội
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Quảng Ninh
Hải Dương

Hải Phòng
Hưng Yên
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình

Cải các
loại

484.704,9

0
1.127.707,

295.053,6
69.132,0
7.898,9
11.270,7
10.826,8
74.214,3
15.720,5
14.838,5
32827,0
8.245,5
23.569,0
26.510,5

0
628.153,6

121.614,5
26.821,1
14.456,6
40.308,4
62.944,6
55.108,5
35.741,4
180.099,0
17.262,4
42.998,0
30.799,1

Rau
Rau cần
muống

Súp lơ

105.844, 126.197,4

6
612.165,3 46.470,4

76.483,1

302.379,2 24.533,3 63.348,9
88.358,8 7.357,0 12.615,0
18.305,3
520,0
558,9

19.326,7
760,7
2.046,3
17.235,8
597,1
3.864,7
13.190,1 1.911,7 18.958,8
33.835,6 3.352,9
5.409,0
13.839,9 3.600,6
2.677,8
46.217,7
7.517,5
10.079,0 1.564,6
1.499,8
27.733,0 2.554,0
2.676,0
14.257,3 2.314,7
5.525,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015

Qua bảng số liệu trên cho thấy: sản lượng các giống rau có sự khác
nhau ở các tỉnh, cụ thể sản lượng cây cải bắp đạt cao nhất tại Hải Dương với
74.214,3 kg, thấp nhất là 7.898,9 kg ở Vĩnh Phúc. Đồng thời số liệu trên cho
thấy tại một tỉnh sản lượng trên mỗi một cây rau cũng khác nhau, cụ thể tại
Thái Bình rau cải các loại đạt sản lượng cao nhất với 180.099,0 kg và thấp
nhất với 7.517,5 kg của cây súp lơ.

1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới

Trước nhu cầu rau ngày càng tăng, một số nước trên thế giới đã có
những chính sách nhập khẩu khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều
nhất trên thế giới là Pháp đạt 145.225 nghìn tấn, sau Pháp đó là một số nước
11


như Canada đạt 143.332 nghìn tấn, Anh với 140.839 nghìn tấn, Đức với
116.866 nghìn tấn. Trong đó 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn nhất trên
thế giới là Đức, Pháp, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản.
Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau hơn, tăng
lên diện tích trồng rau để đáp ứng nhu cầu rau ngày càng tăng lên. Theo FAO
(2005), thời kỳ 2000-2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế
giới sẽ tăng lên do mức tăng tiêu thụ rau quả bình quân, dự báo nhu cầu tăng
lên 3,6% trong khi đó mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. Theo dự báo
nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới sẽ tăng 5%/năm. Trong đó Nhật Bản là nước
tiêu thụ rau nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn
rau quả các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 100 kg/năm.
Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154-172 kg/ngày theo FAO
(2006) thì tiêu thụ rau và hoa quả tươi của Anh là 79,6kg/người/năm. Theo
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ do tác động của nhiều yếu tố như sự thay đổi cơ cấu
dân số, thị hiếu người tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ các loại rau tăng.
1.1.3.2 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam

Nguồn: Bộ NN và PTNT, TCHQ, 2014
Hình 1.1: Biểu đồ phản ánh giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam 5 tháng
đầu năm 2014 (triệu USD)
Theo Bộ NN và PTNT (2014) thì 5 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc
vẫn là quốc gia đứng đầu trong top 10 nước nhập khẩu rau quả lớn từ Việt
Nam với kim nghạch nhập khẩu 159,6 triệu USD tương đương tăng 59,33%
so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên Hà Lan lại là thị trường có tỷ trọng tăng

trưởng cao nhất trong top 10, tương đương tăng 90,04% so với năm 2013.
12


Nguồn: Bộ NN&PTNT và TCHQ, 2014
Hình 1.2: Biểu đồ phản ánh cơ cấu thị phần các thị trường nhập khẩu
rau quả chính của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014
Biểu đồ 1.2 đã phản ánh Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất
nước ta, tiếp đó đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Theo báo cáo về: “Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau những tháng đầu
năm 2015 của Bộ Công Thương” cho biết: kim ngạch xuất khẩu rau quả trong
5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm; từ 439 triệu
USD trong năm 2009 lên gần 1,1 tỷ USD vào năm 2013. Báo cáo cũng cho
biết 3 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 368 triệu USD,
tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu đi
trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó 10 thị trường xuất khẩu chính là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc…
Như vậy nguồn sản xuất rau của nước ta không chỉ cung ứng, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu sang các nước khác nhằm
phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.

13


1.2 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1 Khái niệm và phân loại phân bón
1.2.1.1 Khái niệm phân bón
Theo Nguyễn Như Hà (2011): “Phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà

cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,
K, Ca, Mg, S, Fe, … hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
Theo Nguyễn Thị Loan (2014): phân bón là các hợp chất hữu cơ hoặc
vô cơ được đưa vào đất để duy trì, cải thiện độ phì nhiêu của đất, bổ sung
lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
1.2.1.2 Phân loại phân bón
Theo Lê Văn Khoa (2010) phân bón được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm phân khoáng: bao gồm phân nito, phân lân, phân kali, magie,
phân Bo, phân molipden và phân hỗn hợp.
- Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn,
phân xanh và rác.
Theo Nguyễn Như Hà (2013): tính đến năm 2010, sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam có hơn 1.500 loại phân bón thương phẩm khác nhau, được
chia thành 4 nhóm sau:
- Phân hữu cơ: là các loại phân có chứa chất khô chủ yếu hữu cơ với
hàm lượng dinh dưỡng khoáng thấp nên thường có chức năng chính để ổn
định hàm lượng hữu cơ cho đất và làm nền thâm canh cho các loại phân bón
khác. Phân hữu cơ có thể chia thành 2 nhóm: truyền thống và chế biến.
- Phân vô cơ: là các loại phân bón có chứa (hay chuyển hóa thành) các
chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu với cây thường được sản xuất trong công
nghiệp hóa chất nên còn có tên gọi là phân hóa học.
- Phân vi sinh vật:
+ Phân vi sinh có chất mang thanh trùng với mật độ VSV hữu ích cao.
14


+ Phân hữu cơ vi sinh.
- Phân sinh hóa: là loại phân bón có chứa các enzim, các axit hữu cơ
hoặc các chất hóa học có tác dụng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh trưởng

phát triển của cây trồng.
1.2.2 Vai trò của phân bón đối với cây rau
Theo Nguyễn Như Hà (2006) nhu cầu dinh dưỡng của cây rau thay đổi
theo quá trình sinh trưởng, phát triển và các thời kỳ hình thành các cơ quan
của rau (bắp, thân, rễ, củ, quả). Trung bình rau hút 3 nguyên tố N:P:K theo tỷ
lệ 2,5:1:3 (A.Gros, 1977).
Đạm làm cho cây rau chóng bén rễ sau trồng, xúc tiến nhanh quá trình
hình thành thân lá của các loại rau, thúc đẩy quá trình quang hợp, sinh trưởng
và phát triển. Thiếu đạm làm cho cây rau còi cọc, thân lá đều nhỏ cây rau kéo
dài thời gian ra nụ, làm giảm năng suất và chất lượng rau nghiêm trọng. Mặt
khác thừa đạm kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá, rau chậm chín sinh lý,
làm chậm thời gian thu hoạch làm giảm giá trị hàng hóa của rau. Thừa đạm
còn làm tăng chi phí cho công tác bảo vệ thực vật. Nhu cầu đạm của rau rất
cao, với các loại rau ăn lá thì đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng
suất và chất lượng của chúng, còn đối với các rau ăn quả, củ thì đạm dinh
dưỡng chỉ cần thiết và quan trọng nhất ở giai đoạn đầu khi cây rau sinh
trưởng thân lá, còn ở giai đoạn sinh trưởng thực thì nhu cầu đạm không cao.
Lân là yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ
rễ và khả năng hấp thụ của cây rau. Cây rau được cung cấp đủ lân sẽ nhanh ra
nụ, ra hoa, ra quả làm hạt nhanh chín. Lân còn làm cây cứng cáp tăng tính
chống đổ, chống chịu sâu bệnh và dịch hại.
Kali là yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình quang
hợp và tổng hợp các hợp chất gluxit, đẩy mạnh việc tích lũy các hợp chất này
vào các bộ phận dự trữ của cây rau (củ, quả, hạt hoa…). Cây rau được cung
cấp đủ kali sẽ tăng khả năng chống chịu, cứng cáp năng suất, chất lượng cao.

15


Bảng 1.3: Nhu cầu kali của các loại rau

Cao
Sup lo, đậu cô ve, cải

Trung bình
Đậu hà lan, su hào, xà

thìa, dưa chuột, bí ngô,

lách, ớt, mùi, cà chua,

cải bắp đỏ, cải bắp

hành tây, cần tây

Thấp
Rau diếp, hành ta, cải củ

trắng, cà rốt
Nguồn: P.Kundlo, 1975
Như vậy, nhu cầu kali đối với mỗi loại rau là khác nhau, nhóm các
giống rau có nhu cầu kali cao như: dưa chuột, cải bắp, bí ngô.
Bảng 1.4: Nhu cầu bón đạm cho các loại rau
Rất cao, 200-240

Cao, 150-180

Súp lơ, cải bắp
đỏ, cải bắp (sớm)

Trung bình, 80-


Thấp, 40-80

Cải thìa, bí đỏ, cà

100
Cải bao, dưa

Đậu trắng, đậu

rốt môn, tỏi tây,

chuột, tỏi, su hào,

Hà Lan, hành ta

cải Bixen, cải bắp

mùi, cà rốt sớm,
cà chua, hành
Nguồn: P.Kundlo, 1975

1.2.3 Tình hình sử dụng phân bón trên cây rau trên thế giới
Tình hình tiêu thụ phân bón có sự liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông
nghiệp. Nếu như sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu
phân bón tăng cao và ngược lại. Chính vì vậy trong một số giai đoạn tình hình
kinh tế thế giới bất ổn định, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ
phân bón giảm xuống. Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các
năm 2008-2009 sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali
tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong giai đoạn này lượng tiêu thụ phân bón lại

giảm mạnh, cùng với khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân
bón đạt gần 173 triệu tấn vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3
triệu tấn vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu
tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012.
Bảng 1.5: Lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu
16


ĐVT: triệu tấn.
Năm
2007/2008
2008/2009
2009/2010
2010/2011
2011/2012 (ước tính)

N
100,8
98,3
102,2
104,3
107,5

P2O5
38,5
33,8
37,6
40,6
41,1


K2O
Tổng
29,1
168,4
23,1
155,3
23,6
163,5
27,6
172,6
28,2
176,6
Nguồn: IFA, 2012

Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới thì Trung Quốc là nước
tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ, Baraxin…. Nhóm 10 nước
tiêu thụ phân bón nhiều nhất chiếm trên 74% sản lượng tiêu thụ toàn cầu.
Bảng 1.6: Mức tiêu thụ phân bón của một số nước giai đoạn 2010-2011
ĐVT: triệu tấn
Nước

N

P2O5

K2 O

Tổng

Ấn Độ


34,10
16,15

11,70
8,00

5,30
3,80

51,10
27,95

Mỹ
Nga
Indonesia

11,93
1,38
3,35

3,99
0,54
0,50

4,26
0,35
1,05

20,18

2,26
2,23

Trung Quốc

Nguồn: IFA, 2011
Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng ure chiếm
nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn ure được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng
này tăng lên 155 triệu năm 2011 (Magnus Berge, 2012); trong đó Trung
Quốc chiếm trên 54 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ trên 21 triệu tấn; các nước
Nga, Indonesia, Mỹ mỗi nước trên 6 triệu tấn, còn lại của các nước khác
(IFA, 2012).
Đối với phân DAP và MAP năm 2011 tiêu thụ 56 triệu tấn, trong đó
Ấn Độ tiêu thụ DAP chiếm 34%, Trung Quốc chiếm 25% thì Trung Quốc
tiêu thụ MAP đến 47%, Bắc Mỹ 20% và Nam Mỹ 15% sản lượng toàn cầu
(Eduar Linder, 2012).
Theo FAO (2011), với nhu cầu lương thực tăng, nông dân sẽ đầu tư
thêm phân bón để tăng năng suất, vì vậy nhu cầu phân bón dự báo sẽ tăng
17


khoảng 2,0%/năm và đạt 190,4 triệu tấn vào năm 2015. Còn theo Ủy ban
Nông Nghiệp của IFA (6/2012) lại cho rằng nhu cầu phân bón thế giới tăng
trung bình 1,7% với cả 3 yếu tố dinh dưỡng chính và sẽ đạt 189,9 triệu tấn
vào năm 2015 (IFA, tháng 5/2012), và gia tăng nhu cầu phân bón tập trung ở
hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Theo IFA (2012) trên thế giới phân bón chủ yếu được dùng cho các
nhóm cây trồng chính là ngô chiếm 16%, lúa mỳ 16%, gạo 14%, cọ dầu 11%,
mía đường 4%, các loại cây rau màu và hoa quá chiếm 15%, còn các loại cây
khác chiếm 24%.

Bảng 1.7: Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới đến năm 2015
Đơn vị: triệu tấn.
Phân bón
Đạm
Lân
Kali
Tổng

2011
105,35
41,68
28,68
175,71

2012
107,37
42,46
29,68
179,62

2013
109,23
43,44
30,68
183,42

Năm
2014
2015
111,11

112,91
44,25
45,02
31,60
32,45
186,95
190,38
Nguồn: FAO, 2011

1.2.4 Tình hình sử dụng phân bón trên cây rau tại Việt Nam
Theo số liệu của tổng cục thống kê (2015), lượng phân bón nhập khẩu
của nước ta trong tháng 8/2015 ước tính đạt 350 nghìn tấn, kim ngạch đath
105 triệu USD. Lũy kế 8 tháng 2015, nhập khẩu phân bón đạt 2.875 triệu tấn,
kim ngạch đạt 900 triệu USD, tăng 17,5% về lượng và 14,2% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2014.

18


Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015
Hình 1.3: Lượng và kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ
1/2014-8/2015
Theo số liệu của tổng cục thống kê (2015), sản xuất ure và NPK trong 8
tháng năm 2015 đạt lần lượt là 1,349 triệu tấn và 1,675 triệu tấn. Tính riêng
tháng 8/2015 sản xuất ure và NPK Việt Nam đạt 111,4 nghìn tấn và 208,3
nghìn tấn. Sản xuất ure trong tháng 8/2015 đã giảm 41% so với cùng kỳ tháng
8/2014 và lũy kế 8 tháng đầu năm 2015 sản xuất ure của Việt Nam cũng giảm
5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó sản xuất NPK trong 8 tháng đầu
năm 2015 đã tăng 6,9% và lũy kế cũng gia tăng 2,9% so với cùng kỳ năm
trước.


Nguồn: Bộ công thương, 2015
Hình 1.4: Lượng phân bón sản xuất của Việt Nam giai
đoạn 1/2014-7/2015
19


Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên 1 ha hiện nay tại
Việt Nam vào khoảng 140-145 kg/ha, chỉ tương đương 50% so với Trung
Quốc và 34% so với Hàn Quốc. Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ
lệ phân bón bình quân/đơn vị diện tích của Việt Nam cao hơn khá nhiều (Cục
Trồng trọt, 2011).
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt năm 2011 thì đến năm 2015, nhu cầu
phân bón của Việt Nam sẽ tăng lên tới 218kg/ha, tăng khoảng 40% so với
năm 2011 (Cục Trồng trọt, 2011).
1.2.5 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh
thái và sức khỏe con người
1.2.5.1 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái
Theo Trần Văn Nhâm (2008) thì việc sản xuất phân bón không ngừng
tăng lên trên thế giới. Người ta ước tính xấp xỉ 50% nito đưa vào đất được cây
sử dụng, lượng còn lại là nguồn gây ô nhiễm đất và nước. Các chất hóa học
tồn giữ trong đất đã làm thay đổi thành phần và tính chất đất, làm chai cứng
đất, làm chua đất, thay đổi cân bằng dinh dưỡng đất và cây trồng. Mặt khác
khi đất bão hòa chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, không khí làm ô nhiễm
môi trường tại địa bàn này.
Theo Nguyễn Như Hà (2010) việc bón phân không hợp lý, không đúng
kỹ thuật có thể làm cho môi trường xấu đi do các loại phân bón có thể tạo ra
các chất gây ô nhiễm môi trường. Các phân hữu cơ có thể tạo ra các chất khí
CH4, CO2, H2S,… các ion khoáng NO3-. Các loại phân hóa học có thể tạo ra
các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay các ion khoáng dễ bị rửa trôi, nhất

là NO3-, các phân kali hóa học là các phân có khả năng gây chua… Vì vậy dù
bón ít phân mà thiếu những hiểu biết cần thiết cho việc bón phân hiệu quả và
an toàn thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Theo Lê Văn Khoa (2010) việc sử dụng phân bón cũng làm xuất hiện
mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng hợp lý làm
nó làm gây ra các hiện tượng như đất bị chua hóa, hàm lượng các chất vôi
giảm, kết cấu đất kém, hoạt động của vi sinh vật trong đất giảm, có sự tích
20


đọng amôn, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy
ra với nước mặt và nước ngầm.
Theo Nguyễn Thị Loan (2014) hầu hết các loại phân hóa học có nhược
điểm là chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng. Khi bón quá nhiều
phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón,
lượng còn lại bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất gây ô nhiễm môi trường.
Lượng phân hóa học mà cây không sử dụng bị hòa tan vào nước ngầm làm ô
nhiễm môi trường sinh thái đất, gây cho ao hồ hiện tượng phú dưỡng hóa.
1.2.5.2 Ảnh hưởng của phân bón tới sức khỏe con người
Theo Lê Văn Khoa (2010) nồng độ NO3- có trong thành phần của phân
bón có liên quan tới sức khỏe cộng đồng và biểu hiện qua hai loại bệnh:
- Methaemoglobinaemia: Hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nitrit NO 2- trong
cơ thể thì nó trở nên rất độc. Khi NO 2- sinh ra từ NO3- với một loại amin thứ
sinh xuất hiện khi phân hủy mỡ hoặc protein ở bên trong dạ dày và tạo ra hợp
chất N-nitroso (là hợp chất gây ung thư). Vì tính chất nguy hiểm của NO 3- đối
với sức khỏe nên cộng đồng châu Âu quy định mức chuẩn cho nước uống là
11,3 gN/m3; giá trị tối ưu là không quá 5,6 gN/m3.
Kim loại nặng tích lũy trong đất do bón phân, tồn tại trong nông sản và

đi vào chuỗi thực phẩm, cuối cùng con người sử dụng chúng. Như vậy, bón
phân có ảnh hưởng đến con người ở nhiều khía cạnh khác nhau (Lưu Nguyễn
Thành Công, 2010).
1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Khái niệm thuốc BVTV
Theo Đào Văn Hoằng (2005) thì thuốc BVTV là những chất độc có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để phòng và trừ các đối tượng
gây hại cho cây trồng nông nghiệp như sâu bệnh, cỏ dại, chuột.
Theo Trần Văn Hai (2013) thì thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là
những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để
21


bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây
hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh
hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
1.3.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
- Theo Nguyễn Trần Oánh (2007) phân loại thuốc BVTV như sau:
+ Dựa vào đối tượng phòng chống bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ
bệnh, thuốc trừ chuột, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ cỏ.
+ Dựa vào con đường xâm nhập gồm có: tiếp xúc, vị độc, xông hơi,
thấm sâu, nội hấp.
+ Dựa vào nguồn gốc hóa học gồm có: thuốc có nguồn gốc thảo mộc,
thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có nguồn gốc vô cơ, thuốc có nguồn gốc
hữu cơ.
- Phân loại theo độ độc cấp tính
Bảng 1.8: Phân loại thuốc theo độ độc cấp tính của thuốc
Phân nhóm
Nhóm I: rất độc
Nhóm II: độc trung

bình
Nhóm III: ít độc
Nhóm IV: rất ít độc

Ký hiệu

Biểu tượng
Đầu nâu xương chéo
Chữ đen trên dải đỏ
trên nền trắng
Chữ thập đen trên nền
Chữ đen trên dải vàng
trắng
Chữ đen trên dải xanh nước Vách đen không liên
biển
tục trên nền trắng
Chữ đen trên dải xanh lá cây
Nguồn: Trần Văn Hai, 2013

1.3.3 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật với cây rau
Theo Lê Huy Bá (2008) thuốc BVTV có những tác động có lợi đối với
cây trồng như sau:
- Việc sử dụng thuốc BVTV bảo đảm 4 đúng (đúng lúc, đúng liều,
đúng loại và đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi được dịch hại, diệt được cỏ dại và tạo
điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, chất lượng
nông sản cao.

22



- Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc. Ngăn chặn kịp thời
những đợt dịch hại lớn xảy ra.
- Một số thuốc BVTV kích thích giúp cây trồng phát triển tốt, khỏe
mạnh.
- Dễ dàng cho việc cơ giới hóa nghành nông nghiệp (thuốc làm rụng lá,
khô thân khoai tây… được sử dụng trước khi thu hoạch bằng cơ giới).
1.3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau trên thế giới
Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng,
đặc biệt ở những thập kỷ 70-80-90. Theo Gifap (2010), giá trị tiêu thụ thuốc
BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và
năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng
lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200-300% mà năng suất không tăng.
Theo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2013) hiện
danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước
thường từ 400-700 loại. Trung Quốc 630 loại, Thái Lan 600 loại. Tăng trưởng
thuốc BVTV những năm gần đây từ 2-3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm từ
1,5-1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010).
Theo Sarazy, Kenmor (2008-2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa,
10 năm qua (2000-2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc BVTV
tăng 200-300% nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ
sâu không tương quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng suất.
1.3.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau ở Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT (2010) lượng thuốc BVTV gia tăng từ chỗ chỉ có
77 loại hoạt chất được cho phép sử dụng năm 1991, đến năm 2010 có 437
thuốc trừ sâu, 304 thuốc diệt nấm và 160 thuốc diệt cỏ được cho phép sử
dụng. Trong hai thập niên này số lượng thuốc BVTV nước ta nhập khẩu tăng
từ 20.300 lên 72.560 tấn.
Theo báo Lao Động (2007), những loại rau có nguy cơ tích lũy tồn dư
thuốc BVTV cao là cải xanh (miền Bắc 48,1%, miền Nam 44,4%), đậu cove
(miền Nam 69%, miền Bắc 51,5%), rau muống 30,4%. Những loại rau này là

23


những thực phẩm mà người dân sử dụng hằng ngày nếu chúng bị nhiễm thuốc
BVTV thì có nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Cục BVTV (2014) về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong năm
2014 với 13.912 hộ nông dân, cục đã phát hiện 4.167 hộ vi phạm, chiếm
29,9%. Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ
lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt
bữa bãi không đúng nơi quy đinh….
Theo Trần Thị Ngọc Lan (2014) tại Thái Bình nông dân hiện đang sử
dụng 14 hoạt chất thuốc trừ sâu phổ biến trên lúa, trong đó có 5 hoạt chất
thuộc nhóm lân hữu cơ, 3 hoạt chất Carpamate, 2 hoạt chất thuộc nhóm
Pyrethroid và 4 hoạt chất thuộc nhóm khác. Trên rau màu, nông dân thường
được sử dụng 25 hoạt chất trừ sâu với trên 35 tên thương mại khác nhau,
trong đó có một hoạt chất thuộc nhóm Clo hữu cơ, 4 nhóm lân, 5 Carbamate,
7 Pyrethroid và 8 hoạt chất thuộc các nhóm khác. Bốn trong số 25 hoạt chất
trên thuộc nhóm độc I, hai hoạt chất thuộc nhóm IV, các hoạt chất còn lại đều
thuộc nhóm II. Các thuốc đang sử dụng phổ biến nhất là Fipronil, Etofenprox,
Cartap, Cypermethrin, Alpha Cypermethrin, Bennofucarb, Fenvalerate,
Abamectin, Dimethoate và Triclorfon.
Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình năm 2014 cho thấy có khoảng 70%
số hộ tăng nồng độ sử dụng thuốc từ 1,5-2 lần, có rất ít hộ tăng nồng độ lên
trên 2 lần. Trên các vùng rau, việc tăng nồng độ thuốc (đặc biệt là thuốc sâu)
là khá phổ biến, phần lớn tăng từ 1,5-2 lần. Khoảng 35% số hộ tăng từ 2-2,5
lần, cá biệt có hộ tăng trên 3 lần (Trần Thị Ngọc Lan, 2014).
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng (2014) Danh mục thuốc BVTV sử
dụng phổ biến trên rau gồm có: thuốc trừ sâu (103 loại thuốc), thuốc trừ bệnh
(68 loại thuốc), thuốc trừ cỏ (2 loại), thuốc điều hòa sinh trưởng (6 loại), chất
dẫn dụ côn trùng (1 loại), thuốc trừ ốc (4 loại), chất hỗ trợ (1 loại).

Theo Bộ NN&PTNT (2015) - thông tư số: 21/2015/TT về quản lý
thuốc bảo vệ thực vật tại điều 6 chương 2 quy định các loại thuốc BVTV
không được phép đăng ký ở Việt Nam như sau:
24


1. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thành phẩm có độc tính loại
I, II theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa
chất (GHS), trừ thuốc BVTV sinh học, thuốc BVTV dùng để xông hơi khử
trùng, thuốc trừ chuột, thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều, thuốc
bảo quản lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
2. Thuốc BVTV có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:
a) Thuốc BVTV được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương
thực Liên hợp quốc (FAO), chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
(UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc BVTV có trong Phụ lục III của
công ước Rotterdam.
b) Thuốc BVTV hóa học là hỗn hợp các loại thuốc BVTV có công
dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hòa sinh trưởng) trừ thuốc xử
lý hạt giống.
c) Thuốc BVTV chứa vi sinh vật gây bệnh cho người.
d) Thuốc BVTV gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người.
đ) Thuốc BVTV hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật hại thực vật hoặc
điều hòa sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản
sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm loại III, IV theo
GHS, thuộc nhóm clo hữu cơ, có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
3. Thuốc BVTV trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên
thương phẩm của thuốc BVTV khác trong Danh mục.
4. Thuốc BVTV chứa hoạt chất methyl bromide.
5. Thuốc BVTV đăng ký phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh

vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
6. Thuốc BVTV được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử
dụng ở nước ngoài.

25


×