Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 19 trang )

Header Page 1 of 134.

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÝ
LỚP 12 NĂM 2015-2016

Footer Page 1 of 134.


Header Page 2 of 134.

1. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT
Chương Mỹ A
2. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT
Yên Lạc 2
3. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT
Lương Ngọc Quyến
4. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT
Nguyễn Chí Thanh
5. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Sở GD&ĐT Cần
Thơ
6. Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015-2016 – Sở GD&ĐT Bến
Tre

Footer Page 2 of 134.


Header Page 3 of 134.

TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A

KÌ KIỂM TRA HỌC KỲ II 2015 - 2016


Môn: ĐỊA LÍ LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 4 câu)

Câu I: (2 điểm)
Trình bày về phạm vi lãnh thổ vùng nội thủy và lãnh hải của nước ta. Là công dân
Việt Nam, Em hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với việc Trung Quốc
cho máy bay ra đảo Đá Chữ Thập của nước ta trên Biển Đông.
Câu II: ( 3 điểm )
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG
NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Năm
Tổng diện tích ( nghìn ha )

2005

2007

2010

2012

2496

2668

2809

2953


862

846

798

730

- Cây công nghiệp lâu năm

1634

1822

2011

2223

Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)

79

91

105

116

- Cây công nghiệp hằng năm


(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích và giá trị
sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012.
2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta.
Câu III ( 2 điểm )
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có
y nghĩa như thế nào về an ninh, quốc phòng?
Câu IV ( 3 điểm )
Dựa vào atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy Chứng minh: về tự nhiên,
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp.
Kể tên các tỉnh giáp với Trung Quốc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
*** Hết ***
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa Lý

Footer Page 3 of 134.


Header Page 4 of 134.

Đáp án
Câu I ( 2 điểm )
a.Trình bày về phạm vi lãnh thổ vùng nội thủy và lãnh hải của nước ta.
-Vùng nội thủy:
+Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
-Lãnh hải:
+Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí =
1852m)
+Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

b. Liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với việc Trung Quốc cho máy bay ra
đảo Đá Chữ Thập của nước ta trên Biển Đông.
*Đây là câu hỏi mở: HS cần nêu được các nội dung sau:
-Tích cực học tập, LĐ sản xuất để góp phần tăng trưởng nhanh kinh tế tạo ra sức
mạnh về KT, từ đó củng cố sức mạnh về quốc phòng.
-Bằng kiến thức đã học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè
quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Câu II : ( 3 điểm )
1. Vẽ biểu đồ :

2. Nhận xét:
- Nhìn chung ngành trồng cây công nghiệp luôn phát triển từ 2005 – 2012.
- Tổng diện tích từ 2005 – 2012 tăng 457 nghìn ha
- Cây công nghiệp hàng năm 2005 – 2007 diện tích tăng, từ năm 2010, 2012
diện tích giảm, từ năm 2005 – 2012 diện tích giảm 132 nghìn ha
- Cây công nghiệp lâu năm từ 2005 – 2012 diện tích tăng 589 nghìn ha.
Footer Page 4 of 134.


Header Page 5 of 134.

- Tốc độ tăng trưởng của diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây
công nghiệp hàng năm.
- Giá trị sản xuất từ 2005 – 2015 tăng 37 nghìn tỉ đồng
Câu III ( 2 diểm )
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
có y nghĩa về an ninh, quốc phòng:
-Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển,thềm lục địa
xung quanh.
-Góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển nước ta.

Câu IV ( 3 điểm )
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển
công nghiệp.
-Khoáng sản phong phú(than, sắt, apatit, thiếc, đá vôi...để phát triển nhiều ngành
công nghiệp.
-Tiềm năng thủy điện lớn như hệ thống sông Hồng (11 triệu kw), riêng sông Đà
chiếm gần 6 triệu kw, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp năng lượng.
-Đất feralit, khí hậu có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng, nguồn lợi
sinh vật biển phong phú thuận lợi cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
-Tài nguyên rừng để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
Kể tên các tỉnh giáp với Trung Quốc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,Lai Châu, Điện Biên.

Footer Page 5 of 134.


Header Page 6 of 134.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

MÔN: ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2015-2016

Ma trận đề
Nội dung

Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng
điểm

du

Hãy phân tích

miền núi Bắc
Bộ

khả năng về
tự nhiên và

Trung

hiện
trạng
phát triển cây
công nghiệp
và cây đặc
sản của vùng
trung du miền
núi Bắc Bộ?
Số câu:


1

1

Số điể̉m:
Tỉ lệ: (%)

3,5
35

3,5
35

những
Đồng bằng Nêu
định hướng
Sông Hồng
chuyển dịch
cơ cấu kinh tế

Sự
chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế theo
ngành


theo
của


ngành ĐBSH diễn ra
ĐBSH như thế nào?

trong
lai?

tương

Số câu:
Số điể̉m:

½
2.0

½
1,5

1,0
3,5

Tỉ lệ: (%)

20

15

35

Kĩ năng


Vẽ biểu cột Nhận xét diện tích
ghép so sánh rừng bị chặt phá của
diện tích rừng các vùng.
bị chặt phá
phân theo các
vùng ở nước
ta giai đoạn
1995-2009.

Footer Page 6 of 134.


Header Page 7 of 134.
Số câu:

½

½

1

Số điể̉m:
Tỉ lệ: (%)

2,0
20

1,0
10


3,0
30

Tổng:
Số câu:

½

1,5

½

½

3

Số điểm:
Tỉ lệ:

2,0
20

5,0
50

2,0
20

1,0

10

10
100

Footer Page 7 of 134.


Header Page 8 of 134.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

MÔN: ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm: 1 trang)

Câu 1: (3,5 điểm)
Hãy phân tích khả năng về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây
đặc sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Câu 2: (3,5 điểm)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng diễn ra như thế
nào? Nêu những định hướng trong tương lai?
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng giai đoạn 1995 - 2009
(Đơn vị: ha)

Vùng

1995

2009

Đồng bằng Sông Hồng

1150

85

Tây Nguyên

101340

7148

Đồng Bằng Sông Cửu Long

25920

180

a) Vẽ biểu cột ghép so sánh diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng ở nước ta
giai đoạn 1995 - 2009.
b) Nhận xét diện tích rừng bị chặt phá của các vùng .
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………….; Số báo danh :..............................................


Footer Page 8 of 134.


Header Page 9 of 134.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

MÔN: ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2015-2016
(Gồm: 02 trang)

I. LƯU Ý CHUNG:
- Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh có thể làm theo cách khác
nhau, nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.
II. ĐÁP ÁN:
Câu
1.
(3,5đ)

Ý

Nội dung

Điểm

Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và


3,5

cây đặc sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
* Khả năng phát triển:

0,5

- Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du,…
- Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh

0,5

- Thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

0,5

* Hiện trạng phát triển:
- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích và sản

1,0

lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.
- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng,…và cây ăn quả: mận, đào,

0,5

lê…trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
2.
(3,5 đ)


- Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

0,5

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế

3,5

nào? Nêu những định hướng trong tương lai?
- Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo

0,5

hướng tích cực, nhưng còn chậm.
- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III.

0,5

- Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005,
khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (45%).

0,5

Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I,
tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội và môi trường.

0,5


- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

0,5

+ Trong khu vực I:
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ
sản.

Footer Page 9 of 134.


Header Page 10 of 134.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng

0,5

điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến
LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử,…

3.
(3,0 đ)

a

+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo
dục - đào tạo,…

0,5


Vẽ biểu đồ

3,0

Vẽ biểu đồ cột ghép mỗi năm ghép thành 1 nhóm (vẽ các loại biểu đồ

2,0

khác không cho điểm)
Lưu ý: vẽ chính xác, có tên biểu đồ, bảng chú thích, ghi số liệu lên các
cột, đơn vị.
(nếu sai, thiếu một trong các yếu tố trên trừ 0,25 điểm)
b

Nhận xét :
- Từ năm 1995 - 2009 diện tích rừng bị chặt phá của các vùng ở nước ta
đều giảm nhưng tốc độ giảm không đều nhau giữa các vùng

0,5

- Vùng có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất là Tây Nguyên (dẫn

0,25

chứng). Vùng có diện tích rừng bị chặt phá thấp nhất là Đồng bằng sông
Hồng (dẫn chứng).
- Vùng có diện tích rừng bị chặt phá giảm nhiều nhất là Đồng bằng sông
Cửu Long (dẫn chứng). Vùng có diện tích rừng bị chặt phá giảm ít nhất
là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng).


…………………….Hết……………………

Footer Page 10 of 134.

0,25


Header Page 11 of 134.
SỞ GD&ĐT BẾN TRE

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ 12
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu:
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 - 2013 (%)
Khu vực kinh tế

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2013

Nông, lâm, ngư nghiệp

65,1


57,3

46,8

Công nghiệp, xây dựng

13,1

18,2

21,2

Dịch vụ

21,8

24,5

32,0

Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2013.
Câu 2 (4,0 điểm)
a) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo 3 nhóm ngành (%)
Nhóm ngành

Năm 2005

Năm 2013


Công nghiệp khai thác

22,4

15,1

Công nghiệp chế biến

71,2

80,0

Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

6,4

4,9

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên.
b) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển công nghiệp điện lực
của nước ta. Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta.
Câu 3 (4,0 điểm)
a) Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
b) "Từ đầu năm nay, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long đã
gây ra thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống của người dân nơi đây. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, đến tháng 3 vừa qua đã có hơn 160 ngàn ha lúa bị thiệt hại; 155 ngàn hộ gia đình (800
ngàn người) thiếu nước sạch sinh hoạt. Theo dự báo, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn kéo dài tới
đầu tháng 6 và mùa mưa năm nay sẽ tới muộn hơn trung bình nhiều năm".
Từ nhận đinh trên và dựa vào kiến thức đã học, hãy đưa ra những vấn đề chủ yếu cần giải quyết để sử dụng
hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hết Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Footer Page 11 of 134.


Header Page 12 of 134.
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 12

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)
1. Trình bày tình hình xuất nhập khẩu nước ta trong những năm gần đây.
2. Giải thích tại sao cán cân xuất nhập khẩu của nước ta thường có giá trị âm?
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa trong trồng trọt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012
(Đơn vị %)
Năm


Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

2000

24,5

36,7

38,8

2012

19,7

38,6

41,7

1. Vẽ biểu đồ hình tròn biểu hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta năm

2000, 2012.

2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta qua các
năm?
Câu 4: (1,0 điểm)
Giải thích tại sao công nghiêp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của

nước ta hiện nay?
----------------Hết--------------Họ và tên thí sinh:………………………………..…………Số báo danh:……………Phòng thi:…..……..
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài.

Footer Page 12 of 134.


Header Page 13 of 134.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 12
Câu

Nội dung
1. Trình bày tình hình xuất nhập khẩu nước ta

Điểm

- Thị trường được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, nhất là khi Việt Nam
ra nhập WTO.

0.5

- Cán cân xuất nhập khẩu nước ta dần cân đối, nhưng vẫn trong tình trạng nhập siêu.
- Kim ngạch xuất khẩu:

0,5

+ Giá trị xuất khẩu liên tục tăng (dẫn chứng)
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu (dẫn chứng)
I


+ Thị trường xuất khẩu chính (dẫn chứng)
- Kim ngạch nhập khẩu:

0,25
0,5
0,25

+ Giá trị nhập khẩu liên tục tăng (dẫn chứng)
+ Cơ cấu hàng nhập khẩu (dẫn chứng)
+ Thị trường nhập khẩu chính (dẫn chứng
2. Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta thường có giá trị âm?

0,25
0,5
0,25

Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta (dẫn chứng) có giá trị thấp, trong khi đó các mặt
hàng nhập khẩu nước ta (dẫn chứng) có giá trị cao nên cán cân xuất nhập khẩu của nước
ta thường có giá trị âm.

1,0

1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa trong trồng trọt của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.

II

- Cây công nghiệp : Chè, đậu tương, thuốc lá...


0,25

- Cây dược liệu: Quế, hồi, thảo quả, đương quy, đỗ trọng...

0,25

- Cây ăn quả: Cam, quýt, đào, lê, mận...

0,25

- Rau cận nhiệt và rau giống

0,25

2. Kể tên trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Hạ Long
- Cẩm Phả

0,25
0,25

- Thái Nguyên

0,25

- Việt Trì

0,25

1. Vẽ biểu đồ


2,0

Vẽ hai hình tròn, chia đúng theo cơ cấu có đầy đủ tên và chú giải (thiếu tên, chú giải...
Footer Page 13 of 134.


mỗi ý trừ 0,25 điểm) vẽ biểu đồ khác không tính điểm.
Header Page 14 of 134.
2. Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: Từ năm 2000 – 2010 cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta có sự 0,25
III

thay đổi.
+ Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ năm 2000 – 2010 có xu hướng giảm nhanh từ 0,25
24,5% xuống còn 19,7%.
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng nhanh từ 36,7% lên 38,6%, tỉ 0,25
trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, tăng từ 38,8% lên 41,7%.
- Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
0,25
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta hiện nay:

IV

- Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

0,25

- Có thị trường tiêu thụ rộng


0,25

- Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống

0,25

- Thúc đẩy các ngành khác phát triển: Nông nghiệp, GTVT, thương mại...

0,25

Footer Page 14 of 134.


Header Page 15 of 134.
SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: ĐỊA LÝ - KHỐI 12
Thời gian làm bài 60 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1:( 2,0 điểm) Cho bảng số liệu về diện tích và dân số 1 số vùng nước ta năm 2006
(Làm vào giấy thi theo mẫu sau)
Vùng

Diện tích
(nghìn km2 )


Dân số
(triệu người)

Mật độ dân số
(người/ km2 )

Trung du miền núi Bắc Bộ
101
12
Đồng bằng sông Hồng
15
18,2
Tây Nguyên
54,7
4,9
Đồng bằng sông Cửu Long
40
17,4
2
a. Tính mật độ dân số (người/km ) các vùng trên của nước ta và điền vào bảng.
b. Nhận xét về mật độ dân số các vùng?
Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat và kiến thức đã học
a. Trình bày vị trí địa lý của vùng Bắc Trung bộ
b. Nêu tên các tỉnh của vùng này
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat (trang 21 hoặc 26) và kiến thức đã học hãy kể tên các trung tâm
công nghiệp, qui mô và cơ cấu các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Làm vào giấy thi theo mẫu sau)
Tên trung tâm công nghiệp


Qui mô

Cơ cấu

Câu 4: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam
(Đơn vị:%)
Năm
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

1995
25,3
28,5

1999
31,3
36,8

2000
37,2
33,8

2001
34,9
35,7

2005
36,1
41


Hàng nông, lâm, thủy sản
46,2
31,9
29
29,4
22,9
a/ Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam
qua các năm
b/ Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam
qua các năm
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam

Footer Page 15 of 134.


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ K 12 HỌC KỲ 2 – 2015 – 2016
Câu 1. (2 điểm)

Header Page 16 of 134.

a. Mật độ dân số (người/ km2)
Trung du miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long
b. Nhận xét về mật độ dân số các vùng?

119
1213

90
435

- Không đều: cao nhất …, thấp nhất ….
- Đồng bằng mật độ dân số cao …. Còn trung du miền núi mật độ dân số thấp ….
Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat và kiến thức đã học



0,5điểm
0,5điểm

a. Trình bày vị trí địa lý của vùng Bắc Trung bộ (1 đ)
B : ĐBSH và TDMNBB (0,25)
N: DHNTB (0,25)
T: Lào (0,25)
Đ: Biển Đông (0,25)
b- Nêu tên các tỉnh của vùng này (1 đ)
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế (đúng 4 tỉnh = 0,5 điểm,
đủ 6 tỉnh mới được 1 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat (trang 21 hoặc 26) và kiến thức đã học hãy kể tên các trung tâm công
nghiệp, qui mô và cơ cấu các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Làm vào
giấy thi theo mẫu sau)
Tên trung tâm công nghiệp (1 đ)

Qui mô (1 đ)

Cơ cấu (1 đ)

Việt Trì

Nhỏ
Hóa chất, vật liệu xây dựng……
Thái Nguyên
Nhỏ
……………………
Hạ Long
Trung bình
…………………..
Cẩm Phả
Nhỏ
…………………………
Câu 4: (3,0 điểm)
a/ Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam qua
các năm (2 đ)
- Vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm
- Sai, thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 đ
b/ Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam qua
các năm (1 đ)
- Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam qua các năm có sự
-

chuyển dịch (0,25)
Cơ cấu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (0,25)
Cơ cấu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (0,25)
Cơ cấu hàng nông, lâm, thủy sản giảm (0,25)

Footer Page 16 of 134.


Header Page 17 of 134.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2015-2016

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 01 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

MÔN: Địa lí - GDTHPT

Câu I. (1,5 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15) và kiến thức đã học:
1. Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta
những năm gần đây. Giải thích nguyên nhân.
2. Xác định 05 đô thị có quy mô dân số đông nhất nước ta hiện nay.
Câu II. (2,5 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19, 26) và kiến thức đã học:
1. Hãy kể tên 05 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta. Vì sao các tỉnh này có
diện tích trồng lúa lớn?
2. Cho biết qui mô và cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hạ Long. Tại sao các
tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên nước ta chủ yếu hình thành các điểm công
nghiệp?
Câu III. (3,0 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 4+5, 26, 28) và kiến thức đã học:
1. Cho biết Đồng bằng sông Hồng bao gồm những tỉnh (thành phố tương đương cấp
tỉnh) nào? Việc tập trung dân số đông, mật độ dân số cao đã gây khó khăn gì cho
phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường ở Đồng bằng sông Hồng?
2. Trình bày các thế mạnh về mặt tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên
hải Nam Trung Bộ.

Câu IV. (3,0 đ) Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2013
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

Tổng cộng

1990

Chia ra

890,6

Đánh bắt
728,5

Nuôi trồng
162,1

2000

2 250,5

1 660,9

589,6

2010

5 142,7


2 414,4

2 728,3

2013

6 019,7

2 803,8

3 215,9

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo đánh
bắt và nuôi trồng của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2013.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

---------Hết--------Ghi chú: - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh :……………………………, Số báo danh ………………………….
Chữ ký của giám thị 1………………, Chữ ký của giám thị 2…………………………..
Footer Page 17 of 134.


Header Page 18 of 134.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN ĐỊA LÍ- GDTHPT


Câu
Nội dung
I
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước
( 1,5) ta hiện nay. Giải thích nguyên nhân.
* Xu hướng:
- Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tỉ
trọng có xu hướng giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
chiếm tỉ lệ thấp và có xu hướng tăng (dẫn chứng).
- Cơ cấu lao động đang chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhưng chuyển biến còn chậm.
* Giải thích:
- Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong thời kỳ đổi mới.
- Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật.
2. Xác định 05 đô thị đông dân nhất nước ta:
- TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
II
1. Các tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước, giải thích nguyên nhân:
(2,5 ) * Tên 05 tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước: An Giang, Đồng
Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng.
* Các tỉnh này có diện tích trồng lúa lớn nhất vì: Điều kiện tự nhiên
thuận lợi (địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào,
khí hậu thuận lợi); các điều kiện kinh tế xã hội khác (kinh nghiệm, thị
trường, chính sách…).
2. Qui mô, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hạ Long. Giải thích
vì sao các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên nước ta chủ yếu hình
thành các điểm công nghiệp?
* Qui mô, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hạ Long.

- Qui mô: từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
- Cơ cấu: cơ khí, chế biến nông sản, khai thác than, đóng tàu.
* Các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên nước ta chủ yếu hình thành
các điểm công nghiệp vì:
- Vị trí không thuận lợi, địa hình hiểm trở.
- Thiếu lao động đặc biệt là lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Thị trường tiêu thụ hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn hạn chế, nhất là giao thông vận tải.
III
1. Các tỉnh (thành) thuộc Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng,
(3,0) Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình.
* Khó khăn của việc tập trung dân số đông đến việc phát triển kinh tế -xã
hội của Đồng bằng sông Hồng.
- Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất nước.
Footer Page 18 of 134.

Điểm

0, 5đ

0, 5đ

0, 5đ

0,5đ
0,5đ

0,25đ
0,25đ

1,0đ

0,75đ

0,25đ


Header Page 19 of 134.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức
trung bình toàn quốc.
- Nhu cầu về việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu
tư lớn.
- Một số tài nguyên bị xuống cấp, ô nhiễm môi trường.
2. Thế mạnh tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải
Nam Trung Bộ:
* Nghề cá: Biển giàu hải sản, có ngư trường lớn (dẫn chứng), nhiều loài
có giá trị cao. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi
trồng.
* Du lịch biển: Có nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng: Nha Trang, Mỹ Khê, Sa
Huỳnh…
* Dịch vụ hàng hải: Có nhiều vũng vịnh sâu, kín gió thuận lợi để xây
dựng các cảng nước sâu.
* Khai thác khoáng sản: có mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý,
tiềm năng sản xuất muối lớn.
IV
1. Vẽ biểu đồ:
( 3,0) - Xử lí số liệu: %
Chia ra
Năm

Tổng cộng
Đánh bắt
Nuôi trồng
1990
100
81,8
18,2
2000
100
73,8
26,2

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ

2010
100
46,9
53,1
2013
100

46,6
53,4
- Vẽ biểu đồ miền: Đảm bảo chính xác, có ghi số liệu, chú giải, tên biểu 1,5đ
đồ, khoảng cách năm.
( thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 đ)
2. Nhận xét:
0,5đ
- Tỉ trọng sản lượng đánh bắt cao nhưng ngày càng giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng thấp nhưng ngày càng tăng (dẫn chứng)
- Từ năm 2010 thủy sản nuôi trồng lớn hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản
khai thác.
* Giải thích:
0,5đ
- Ngành nuôi trồng phát triển mạnh vì:
+ Phát huy mạnh mẽ lợi thế diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+Chính sách đầu tư của nhà nước.
+ Hiệu quả kinh tế cao, chủ động được nguồn cung cho thị trường, phù
hợp với xu hướng sản xuất hàng hóa.
- Hiện nay ngành khai thác gặp nhiều khó khăn: hạn chế về tàu thuyền,
ngư cụ đánh bắt xa bờ, tranh chấp ngư trường…
* Ghi chú: Trên đây là những ý cơ bản, học sinh trình bày theo cách khác hợp lí vẫn cho điểm
tối đa. Tổ chấm cần thảo luận thống nhất cách chấm.
Footer Page 19 of 134.



×