Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Học Sinh THPT Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu - Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giải Quyết Các Vấn Đề Thực Tiễn Dành Cho Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.05 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐỀ TÀI:

“HỌC SINH THPT ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
Trường THPT Đông Hà
Địa chỉ:103-Đường Nguyễn Trãi–TP Đông Hà-Quảng Trị
Điện thoại: 0533 550 063.
Email: thptdonghaqt@.edu.vn
Thông tin về thí sinh:
Họ và tên : Nguyễn Đình Tâm

Lớp: 10A6

Ngày sinh: 08/02/2000
Năm học: 2015-2016


I.

TÌNH HUỐNG:
Làm thế nào để học sinh THPT ứng phó với biến đổi khí hậu?
Cuối tháng 11, những tia nắng len lỏi qua khe cửa sổ…


II.

-

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí
quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyểnvà nhiều yếu tố khí
tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định…thầy Dũng đang say sưa giảng bài thì chợt thấy Tí có vẻ lơ đãng - Tí,
sao thầy đang giảng bài mà em cứ nhìn ra cửa sổ hoài vậy?

-

Dạ thưa thầy, giờ này của mấy năm trước, gió lạnh đã ùa về rồi. Sao
năm nay trời vẫn còn nắng chói chang vậy ạ?

-

Tí hỏi như vậy là đúng. Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên.
Đây chính là lí do khiến khí hậu của chúng ta đang dần biến đổi và
hiện tượng El Nino cũng sinh ra từ đây.

-

Thưa thầy, biến đổi khí hậu và El Nino là gì ạ? Chúng ta cần làm gì
để ứng phó với chúng ạ?

-

Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:


Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, đa
phần là khi cacbonic và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ tích
trữ hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên.
Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không chỉ đơn giản nói đến việc mùa đông
năm nay ấm hơn năm ngoái, hay hè năm náy nóng hơn năm kia, mà ta nói về biến đổi
khí hậu, những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và
khí hậu nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất
và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người.Trận nóng năm 2010 tại Nga
đã đẩy mức nhiệt độ 53,5 độ C, khiến hỏa hoạn xảy ra ở nhiều nơi, thiêu rụi nhà cửa
và rừng cây, trận nóng tàn bạo này đã giết chết 14 nghìn người, trong đó có tới 2.000
người chết do nhảy xuống sông khi đang say xỉn. Hay gần đây nhất, tháng 5 năm
2015, đợt nắng nóng khô hạn có những lúc lên tới gần 50 độ C tại Ấn Độ đã giết chết
1.100 người, đa số nạn nhân đều là người nghèo, vô gia cư và các công nhân xây
dựng.
El-Nino là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển ở vành đai xích đạo với
phạm vi trải dài gần 10.000 km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Marshall ở khu vực
giữa Thái Bình Dương. Thông thường, gió thổi từ hướng đông sang hướng tây do
chuyển động tự quay của trái đất. Do đó, dòng hải lưu nóng chảy theo hướng gió.


Hiện tượng El-Nino gắn với sự xuất hiện bất thường của dòng hải lưu ấm ở phía đông
Thái Bình Dương khiến khí hậu toàn cầu biến đổi. Hiện tượng El-Nino thường diễn ra
vào tháng 11, tháng 12 với chu kỳ từ 8 đến 11 năm, đôi khi nó có chu kỳ ngắn hơn (2 3 năm).

Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong năm 2015 khiến nhiệt độ trên địa cầu đạt
mức kỷ lục.
Mưa bão, lụt lội, nhiệt độ thay đổi thất thường… là các hiện tượng dễ thấy nhất của El
Nino. Cuối tháng 1, Việt Nam chúng ta nói riêng và Châu Á nói chung đã trải qua đợt

lạnh lịch sử. Nhiệt độ ở Sapa, tỉnh Lào Cai của Việt Nam xuống tới -4 độ C, trong khi
ở Hong Kong thời tiết lạnh nhất trong gần 60 năm.Tuyết đã xuất hiện ở Nghệ An, đây
là lần đầu tiên trong lịch sử một tỉnh Bắc Trung Bộ có hiện tượng tuyết rơi.Tđất nóng
dần lên chính là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng El Nino.
Chính vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là nhiệm vụ không chỉ của riêng cấp
trên, mà còn là nhiệm vụ của tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh THPT –chủ
nhântương lai của đất nước.
Khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu, rộng về kiến thức các
môn học như Toán học, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân… và từ đó
chúng em sẽ tăng khả năng của mìnhtrong việc vận dụng kiến thức các môn học vào
thực tế, đặc biệt là những vấn đề có liên quan mật thiết tới đời sống hàng ngày của con
người.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:

1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng kiến thức liên môn:
Khi quan sát và phân tích các hiện tượng trong tự nhiên, ta thấy rằng các môn
học vẫn có mối liên quan mật thiết không thể tách rời.Để giải thích một hiện
tượng trong tự nhiên không thể tách rời của những bộ môn khoa học, nên giải


thích vấn đề bằng kiến thức riêng của một bộ môn là chưa thấu đáo, chưa có
một cái nhìn tổng quan để cùng giải quyết một vấn đề.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn”. Những cuộc
thi như vậy sẽ giúp học sinh chúng ta gắn kết giữa lí thuyết và thực hành trong
nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh việc thực hiện học theo phương
châm: “Học đi đôi với hành.”
IV.


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
-

Dựa vào kiến thức tổng hợp của các môn Vật lí, Địa lí, Hoá học có thể khái
quát được hầu hết các vấn đề xoay quanh các tia sét như:

+ Vận dụng kiến thức Toán học để tính toán các con số có liên quan đến biến
đổi khí hậu.
+ Vận dụng kiến thức Ngữ văn để sử dụng từ ngữ, phương thức diễn đạt kết
nối bài viết sao cho có tính hợp lí, khoa học.
+ Vận dụng kiến thứcVật lí, Hoá học để giải thích nguyên nhân gây biến đổi
khí hậu.
+ Vận dụng kiến thức Địa lí, Sinh học để nêu hiện tượng và biểu hiện của biến
đổi khí hậu.
+ Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để tìm ra những giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu.

V.

THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Như chúng ta đã biết, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
1. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu của trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Do sự sử dụng quá mức sáu loại khí nhà
kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6:



CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh
ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn, hệ thống khí, dầu tự nhiên và
khai thác than.
N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
-

2. Một số biểu hiện của sự biến đổi khí hậu và hiện tượng mà nó gây ra:
a. Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu:
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất dẫn tới khí hậu ngày một nóng, thiên
tai thất thường, thường xuyên xảy ra.
Sự thay đổi thành phần và gia tăng chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do băng tan ở hai cực, dẫn tới sự ngập úng ở
các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển dần mất đi.
Sự di chuyển của các đới khí hậu vốn đã tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên dẫn đến việc bão, lốc xoáy thường xuyên
xảy ra bất ngờ và thất thường.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, dẫn đến chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển giảm.

b. Hiện tượng mà biến đổi khí hậu gây ra:
-

Hiệu ứng nhà kính:


-

Phá vỡ tầng ô-zôn:

Tầng o-zôn ở Bắc Cực bị suy giảm kỉ lục trong những năm gần đây.
-

Hạn hán, sa mạc hóa:


Hạn hán trên sông Mê Công

Hạn hán ở California (Mỹ)

Sa mạc hóa hiện đã lan ra hơn 200 quốc gia.
-

Sương khói:


-

Sương khói thường xuyên xuất hiện ở Sa Pa (Việt Nam)
Cháy rừng:


-

Lũ lụt:

Cháy rừng ở Đà Nẵng (Việt Nam)

Lũ lụt xảy ra vào mùa mưa trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung
- Mưa axit:


Mưa axit do khí SO2, NO2 tạo ra.

3. Thực trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu:
a. Các hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang gây
nguy hại nghiêm trọng các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu
hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu
khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời
sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
b. Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độtrái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độtrái đất tăng thêm từ 1,1
đến 6,4 độ C nữa. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Sự
mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị bỏ hoang nhiều, do nạn
phá rừng và do nước biển đang ấm lên.
c. Chiến tranh và xung đột


Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng
dân số cứ tiếp tục tăng, đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh
giữa các nước và vùng lãnh thổ.


d. Các tác hại đến kinh tế

Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để
khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền
khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
e. Dịch bệnh

Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm
bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
f.

Hạn hán
Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng
và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái
đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

g. Bão lụt

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức
mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn.
Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã
tăng gần gấp đôi.

h. Những đợt nắng nóng gay gắt

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng
4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường
xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.Hậu quả của các đợt nóng
này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên
là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
i.

Băng tan
Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng
được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao
phủ. Khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu, mực
nước biển sẽ tăng lên 65 m. Tác động này sẽ định hình lại các lục địa một
cách đáng kể và nhấn chìm nhiều thành phố lớn trên thế giới.


j.

Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng
lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái
đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các nhà khoa học dự đoán là đến cuối thế kỷ XXI, tức đến năm 2100, theo
kịch bản cao, tức là kịch bản tồi tệ nhất, mực nước biển có thể dâng cao 1
mét.

4. Học sinh THPT cần làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu như một con sâu khổng lồ đang từ từ “gặm nhấm”, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống của ta. Chính vì thế, học sinh chúng ta cần có

những biện pháp, thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày để ứng phó với biến đổi khí
hậu:
a. Những thói quen tốt trong gia đình và trường học:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử
dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với
bóng đèn thắp sáng thông thường.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn, thiết bị điện khi không dùng tới.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải
khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu
mới.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm
2,5 kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
+ Là học sinh, hãy xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc
xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà
tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước
bão lũ…

b. Trong việc mua sắm hàng ngày:

+ Hạn chế sử dụng túi nilon. Bao ni lông rất khó phân hủy….


+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ
lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so với
sử dụng tủ lạnh thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ
tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.
c. Trong cộng đồng:


+ Cập nhật những thông tin những chính sách, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu
của Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng
phó với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt.
Nhưng đại dương còn là một bể chứa CO2 khổng lồ đấy!
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình
nguyện có thể tác động rất lớn đến ý thức của con người.
VI.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Biến đổi khí hậu là một quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, sau
hàng thập kỉ, những hậu quả mà biến đổi khí hậu dần thể hiện rõ, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống con người. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động
của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Chỉ cần
thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Chúng ta
nên biết rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ
như: Tiêu thụ năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông, thói quen hàng ngày…
Chỉ một cá thể có thể làm thay đổi cả một tập thể. Hãy chung tay hành động vì một
thế giới

*Bài viết có sử dụng một số hình ảnh và thông tin trên internet.



×