Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giảng Dạy Bài “Các Hiện Tượng Bề Mặt Của Chất Lỏng”( Tiết 2)Môn Vật Lý 10 (Ban Cơ Bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.76 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
Trung tâm GDTX huyện Tủa Chùa
--------------

Sáng kiến:
Vận dụng kiến thức liên môn để giảng dạy bài
“Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)
Môn: Vật lý 10 (Ban cơ bản)

Họ và tên giáo viên: Mai Thị Trang

Tủa Chùa, tháng 10 năm 2016
GV: Mai Thị Trang

1

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít
nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương


đồng và cùng một nguồn cội…Do đó, để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện
tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác
nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn
khoa học “liên ngành”. Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều
kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà
trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học viên để họ có thể đối mặt với những
thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó
thông qua các môn học.
Trong những năm học gần đây Bộ Giáo dục đã đề ra lộ trình đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ
GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng
“tích hợp,liên môn”.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học viên biết tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn,
bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học viên phải vận dụng kiến thức tổng hợp,
liên quan đến nhiều môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục môi trường, an toàn giao thông…
Vật lý là một môn học thực nghiệm nó cung cấp cho học viên rất nhiều kiến
thức cơ bản về thế giới tự nhiên và về môi trường xung quanh. Trong đó, Vật lý
GV: Mai Thị Trang

2

Năm học: 2015 - 2016



Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác về tự nhiên, xã hội như:
Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân…Là một giáo viên khi dạy một bài học Vật
lý, tôi luôn suy nghĩ phải làm sao vừa dạy cho học viên nắm bắt được kiến thức
cơ bản của bộ môn, lại vừa lồng ghép được các kiến thức của các môn học khác
cho học viên. Qua đó, sẽ làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn đối với học viên,
tạo ra được động cơ hứng thú học tập cho học viên.
Do đó, để giáo viên hiểu đúng về việc dạy học theo hướng “tích hợp, liên
môn”, cách soạn giáo án cũng như phương pháp dạy học một bài học Vật lý theo
hướng tích hợp liên môn. Tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến: “Vận dụng kiến thức
liên môn để giảng dạy bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)– SGK
Vật lý 10 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên” để chia sẻ với các đồng nghiệp
cùng tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài, giáo viên vận dụng kiến thức liên môn để giảng
dạy bài học Vật lý, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học của giáo viên và
học viên khi học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)– SGK Vật lý
10 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu về lí luận về dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”.
3.2. Soạn giáo án dạy bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)–
SGK Vật lý 10 (ban cơ bản)”.
3.3. Bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
4. Đối tượng nghiên cứu

GV: Mai Thị Trang


3

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Nghiên cứu việc vận dụng kiến thức liên môn để giảng dạy bài “Các hiện
tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)– SGK Vật lý 10 ở Trung tâm giáo dục thường
xuyên”
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lớp 10 tại Trung tâm GDTX huyện Tủa Chùa
Số lớp: 01
Số học viên: 30
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên
quan.
6.2. Quan sát sư phạm: Quan sát tiến trình dạy học của giáo viên và học
viên.
6.3. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.

GV: Mai Thị Trang

4

Năm học: 2015 - 2016



Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Cơ sở lí luận
Dạy học tích hợp, liên môn thuộc về nội dung dạy học, không phải là
phương pháp dạy học. Do đó, dạy học tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp,
tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành
một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cấn thiết vào những nội dung
vốn có của môn học. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự
nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến
nhiều môn học.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Còn
dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

GV: Mai Thị Trang

5

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm


Môn: Vật lý

Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với
học viên, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học viên.
Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học viên được tăng cường vận dụng kiến
thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học viên sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có
được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng
hợp vào thực tiễn.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc
hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
viên. Vật lý là môn khoa học ứng dụng thực nghiệm, là môn học của các hiện
tượng tự nhiên, kiến thức môn Vật lý gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Trọng dạy học Vật lý có thể liên môn với nhiều môn học khác như: Sinh học, Địa
lý, Hóa học, Lịch sử, giáo dục công dân…và có thể tích hợp với các nội dung
như: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, giáo dục kỹ
năng sống…đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự ô nhiễm môi
trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó…
Trong chương trình môn Vật lý ở trường THPT, học viên có thể sử dụng
kiến thức của nhiều môn học có liên quan để giải quyết một số vấn đề: môn Sinh
học để hiểu biết cơ chế hoạt động của thực vật, động vật; môn Địa lý để hiểu biết
về địa hình, khí hậu từ đó học viên biết được các điều kiện thích hợp để xây dựng
các dự án thực tế, môn Giáo dục công dân để rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường,
tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên…


GV: Mai Thị Trang

6

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Trong hai năm học gần đây thì Sở GD tỉnh Điện Biên đã tổ chức cuộc thi
về soạn giáo án dạy học theo hướng tích hợp liên môn, và cũng đã có rất nhiều
sản phẩm có chất lượng. Đây cũng chính là tài liệu để giáo viên tham khảo, chia
sẻ với các đồng nghiệp.
Về phía Trung tâm có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, các
phòng bộ môn đều được nối mạng internet tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
và học viên khai thác thông tin cho việc dạy học.
Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, luôn tâm huyết tận tụy với
nghề, luôn tìm tòi, sáng tạo áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực nhằm
giúp học viên nắm chắc kiến thức trọng tâm.
Đối tượng học tại Trung tâm rất đa dạng nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần
khác nhau có kinh nghiệm trong công tác nên việc tiếp cận phương pháp giảng
dạy tích cực, sử dụng tích hợp liên môn trong dạy học sẽ giúp học viên nắm bài
nhanh và nhớ lâu hơn.
2.2. Khó khăn
* Giáo viên:
Giáo viên hiện nay được đào tạo chủ yếu theo chương trình sư phạm đơn
môn, chưa được trang bị về cơ sở lí luận dạy học tích hợp liên môn, cũng như
chưa được tập huấn nhiều về các chủ đề tích hợp liên môn. Do đó, phần lớn các

giáo viên khi dạy gặp khó khăn trong việc tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc
các môn học khác, đôi khi lúng túng chưa hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích ý
nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
Đối tượng học viên đa dạng ngoài đối tượng là cán bộ đi học chủ yếu là học
viên người dân tộc sinh sống tại các bản xa xôi, việc cập nhật thông tin, kinh
nghiệm cuộc sống còn ít nên việc giảng dạy tích hợp kiến thức gây khó khăn
trong quá trình nhận thức của học viên.
GV: Mai Thị Trang

7

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Số lượng giáo viên bộ môn ít nên việc học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên
môn còn hạn chế.
* Học viên:
Đa số học viên người dân tộc thiểu số, đời sống gặp khó khăn nhận thức
chậm nên việc áp dụng kiến thức liên môn là trở ngại đối với giáo viên trong việc
hoàn thành mục tiêu bài dạy
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đa phần các em học sinh vẫn học theo
xu hướng thụ động, các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị,
tìm hiểu khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; không tích cực hợp tác
cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc không sử dụng được kiến
thức ở các môn liên quan để khai thác kiến thức mới cho môn Vật lý.
Một số học viên chưa xác định mục tiêu học tập đúng đắn nên lười học,

một bộ phận học viên là cán bộ đi học thời gian đầu tư cho việc học còn ít.
2.3. Biện pháp thực hiện
Để giảng dạy có hiệu quả trước hết giáo viên cần nắm chắc chuẩn kiến
thức, kỹ năng của bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”, kết hợp với việc tìm
tư liệu có liên quan ( như: tranh ảnh, thí nghiệm…) đến kiến thức cần tích hợp của
bài học qua sách báo, internet…Xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến
thức đó, những kiến thức đó phải dễ hiểu, những sự vật hiện tượng mà giáo viên
giới thiệu phải gần gũi nằm trong tầm hiểu biết của học viên, tránh trường hợp nó
trở thành những kiến thức khó hình dung rất dễ gây nhàm chán cho học viên khi
học. Bằng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên gợi ý để học viên đưa ra được
những kiến thức tích hợp đơn giản, những kiến thức liên môn khác gắn liền với
bài học, với cuộc sống, với địa phương, kết hợp với việc nhắc nhở của giáo viên
sẽ là một yếu tố góp phần cho sự thành công của bài dạy tích hợp liên môn.

GV: Mai Thị Trang

8

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Thường xuyên trao đổi chuyên môn trong nhóm, tổ và các bộ môn có liên
quan để xác định được: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn,
phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Tham khảo, khai
thác các bài dạy theo hướng tích hợp liên môn trên internet, các diễn đàn Vật lý.
Xây dựng quy trình và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học cho phù

hợp với đối tượng học viên, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm
bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở hoạt động của học
viên, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (thiết kế
giáo án).
Tổ chức dạy học tích hợp liên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm từ đồng
nghiệp.
Để cụ thể vấn đề trên, Tôi đã xây dựng giáo án tích hợp liên môn trong bài
“Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2) – SGK Vật lý 10 tại Trung tâm
giáo dục thường xuyên.

GV: Mai Thị Trang

9

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Chương 2: Thiết kế giáo án tích hợp liên môn

1. TÊN BÀI DẠY
Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (Tiết 2)
2. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
Đối tượng dạy học là học viên lớp 10
- Số lượng học viên: 30
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
3. GIÁO ÁN BÀI DẠY

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
* Môn vật lý 10
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
- Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa của nó
trong hai trường hợp : dính ướt, không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
* Môn Sinh học 11

GV: Mai Thị Trang

10

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

- Phát biểu được thế nào là dòng mạch gỗ trong việc vận chuyển các chất trong cây
thông qua hiện tượng mao dẫn?
( Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây)
*Môn Hóa học
- Hiểu được cách tách các khoáng vật quặng, kim loại quí có trong các loại quặng
mỏ, dựa vào hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
* Môn Địa lí 12
- Biết được tài nguyên khoáng sản ở nước ta.
- Nêu được cách sử dụng, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản, quặng mỏ ở
nước ta.

* Môn GDCD 11
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh, trồng rừng và bảo
vệ tài nguyên khoáng sản ở địa phương.
(Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường)
2. Kỹ năng:
Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
* Môn: Vật lí 10
- Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát hiện tượng dính ướt, không dính ướt và hiện
tượng mao dẫn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Vận dụng hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn giải
thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề liên quan. Cụ thể
như sau:
* Môn sinh học 11
( Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây)
*Môn Hóa học

GV: Mai Thị Trang

11

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Hiểu được cách tách các khoáng vật quặng, kim loại quí có trong các loại quặng

mỏ, dựa vào hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
* Môn Địa lí 12
Bài 7 : Đất nước nhiều đồi núi – thế mạnh về tài nguyên, quặng mỏ thiên nhiên.
* Môn GDCD 11
(Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường)
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Có tính sáng tạo, tư duy trong học tập và yêu thích môn học.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh, trồng rừng và
bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm để làm các thí nghiệm vẽ ở hình 37.4 và thí nghiệm mô tả
trong câu C4, C5.
- Bộ thí nghiệm ống mao dẫn.
2. Học viên:
- Miếng thủy tinh, lá nhôm phủ kín nilon, lá khoai, lá sen, 1 cốc thủy tinh đựng
nước.
- Ôn lại các nội dung về “Lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất”
trong bài 28 SGK
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Đưa ra câu hỏi
Nêu đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng?
GV: Mai Thị Trang

12


Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

HV: Trả lời
Đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng
-

Điểm đặt: trên đường giới hạn của bề mặt

-

Phương: tiếp tuyến với bề mặt của khối chất lỏng và vuông góc với đường
giới hạn

-

Chiều: hướng về phía bề mặt chất lỏng

-

Độ lớn: F = σ.l

3. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động của HV
Hoạt động của GV

Cho HV quan sát Quan sát
hình ảnh nước đọng
lại trên lá sen và
chiếc đèn dầu đang
cháy.
Tại sao nước đọng Suy nghĩ câu hỏi của
trên lá sen lại có hình GV đưa ra.
dạng vo tròn?
Tại sao ngọn bấc
đèn lại cháy được?
Vậy để hiểu tại sao
lại có hiện tượng đó,
chúng ta sẽ cùng
nghiên cứu bài học
“Các hiện tượng bề
mặt của chất lỏng
(tiết 2).

Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt
Hoạt động của GV

Hoạt động của HV

Nội dung
II. Hiện tượng dính ướt, hiện
tượng không dính ướt.

GV: Mai Thị Trang


13

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

1.Thí nghiệm
(hình 37.4)
- Làm thí nghiệm vẽ ở hình 37.4 SGK

Quan

sát

thí a. Bản thủy tinh nào bị dính ướt

nghiệm. Mô tả lại nước
hiện tượng quan sát
được.

- Yêu cầu HV làm Trả lời câu C4
câu C4

Bản thủy tinh không bị dính ướt

- Nếu mặt bản nào bị nước

dính ướt nước thì giọt
nước sẽ lan rộng.
- Nếu mặt bản nào
không bị dính ướt
nước thì giọt nước sẽ
vo tròn lại và bị dẹt
xuống.

- Yêu cầu HV tìm
thêm ví dụ về hiện
tượng dính ướt, hiện - Tìm thêm ví dụ.
tượng

không

dính

ướt.
- Trình chiếu một số
hình ảnh liên quan
đến hiện tượng dính - Quan sát
ướt,

hiện

tượng

không dính ướt.

(hình 37.5)

b. Nếu thành bình bị dính ướt

- Làm thí nghiệm vẽ - Quan sát thí nghiệm
GV: Mai Thị Trang

14

thì phần bề mặt chất lỏng sát
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

ở hình 37.5 SGK. về hình dạng mặt thành bình có dạng mặt khum
Cho HV quan sát và thoáng chất lỏng và lõm.
phân biệt hình dạng mô tả lại.

Nếu thành bình không bị dính

của mặt khum trong

ướt thì phần bề mặt chất lỏng

trường hợp dính ướt

sát thành bình có dạng mặt

và không dính ướt.


khum lồi.

thành
bình bị
dính ướt

- Yêu cầu HV làm Trả lời C5
câu C5

Chất lỏng

Bề mặt cốc nước ở
sát thành cốc có dạng
mặt khum lõm.

thành
bình
không bị
dính ướt

- Trình bày phần ứng Quan sát, theo dõi

2. Ứng dụng (hình 37.6)

dụng như trong SGK.

- Làm giàu quặng theo phương

(nếu có thể trình


pháp “tuyển nổi”.

chiếu bằng video cho

- Để chữa các ổ khóa bị rỉ và

HV dễ quan sát).

kẹt lâu do bỏ lâu ngày không
dùng, bằng cách tra dầu hoả

Môn: Hóa học

hoặc xăng vào ổ khoá

- Từ việc dùng hiện - Theo dõi bài giảng
tượng

dính

GV: Mai Thị Trang

ướt, của GV.
15

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm


Môn: Vật lý

không dính ướt để
làm giàu khoáng chất
HV biết được cách
tinh chế, tách các loại
kim loại, khoáng chất
có ích ra khỏi các
loại quặng thô vừa
khai thác.
Môn: Địa lý 12
HV nêu được thế Thảo luận và trả lời
mạnh về tài nguyên về

thế

mạnh

tài

khoáng sản ở khu vực nguyên khoáng sản ở
đồi núi,các quặng mỏ khu vực đồi núi.
chứa nhiều khoáng
chất và kim loại quý
hiếm.
- Yêu cầu HV dùng
hiện tượng dính ướt
và không dính ướt
giải thích câu nói dân

gian: “Nước đổ lá - Thảo luận và trả lời
khoai, nước đổ đầu câu hỏi của GV.
vịt”.

Giải thích:
- Vì lá khoai có nhiều
lông tơ trên mặt nên
không làm dính ướt.

GV: Mai Thị Trang

16

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Còn đầu vịt có chất
mỡ nên nước cũng
không làm dính ướt
được.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn
Hoạt động của HV
Hoạt động của GV
Nước thì luôn chảy Suy nghĩ vấn đề GV

Nội dung


từ chỗ cao đến chỗ đặt ra.
thấp.Vậy tại sao rễ
cây lại có thể hút
nước và chất dinh
dưỡng từ dưới đất
sâu?
III. Hiện tượng mao dẫn
- Làm thí nghiệm - Quan sát thí nghiệm 1. Thí nghiệm (hình 37.7ª)
hình 37.7 a - SGK do GV làm.

Hiện tượng mức chất lỏng bên

với 3 ống thuỷ tinh

trong các ống có đường kính

có đường kính trong

trong nhỏ luôn dâng cao hơn,

khác nhau.

- Trả lời câu C6 hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt

- Hướng dẫn HV SGK.

chất lỏng ở bên ngoài ống gọi

quan sát và trả lời câu


là hiện tượng mao dẫn.

C6 SGK.
- Thí nghiệm 37.7 b
SGK không thực hiện
được.
thuỷ

(phải
ngân,

dùng
nhưng

trong trường học thì
GV: Mai Thị Trang

17

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

cấm

không

Môn: Vật lý


được

dùng thủy ngân)
2. Ứng dụng
Môn: Sinh học 11
Dựa vào hiện tượng

Nước có thể dâng lên từ đất qua
hệ thống các ống mao dẫn trong

mao dẫn, trình bày
thế nào là dòng mạch
gỗ trong viec vận

- Theo dõi bài giảng bộ rễ và trong thân cây để nuôi
của GV.

cây…

chuyển các chất trong
cây?
Dòng mạch gỗ (hay
còn gọi là dòng đi
lên) vận chuyển nước
và các ion khoáng từ
đất vào đến mạch gỗ
của rễ rồi tiếp tục
dâng lên theo mạch
gỗ trong thân để lan

tỏa đến lá và những
phần khác của cây để
nuôi cây.
- Trình bày phần ứng
dụng như trong SGK.
- Nhận xét về yếu tố
ảnh hưởng đến mực Trả lời:
chất lỏng trong ống Đường kính trong các
mao dẫn.

GV: Mai Thị Trang

ống mao quản

18

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

* Hiện tượng mao
dẫn trong đời sống Thảo luận trả lời
có lợi, có hại như thế Hiện tượng mao dẫn
nào?

có lợi như là:
- Trồng cây, nhờ có

hiện tượng mao dẫn
mà cây hút nước, các
khoáng chất để nuôi
cây.
Hiện tượng mao dẫn
có hại:
- Sơn trên tường bị
phồng rộp.
- Các mảng tường bị
ẩm mốc và rong rêu.
Làm cho các kết cấu
công trình bị phá vỡ.
Nguyên nhân chính
là nước thông qua
hiện tượng mao dẫn.
Dưới sự tác động
thường xuyên của hơi
ẩm lên các kết cấu gỗ
(dầm, cột và các kết
cấu chịu lực khác)
dần dần sẽ xuất hiện
các mảng “nấm mốc
tường nhà” và chỉ sau

GV: Mai Thị Trang

19

Năm học: 2015 - 2016



Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

một thời gian ngắn đã
có thể phá hoại được
các kết cấu đó.
Môn: Giáo dục công
dân

Thảo luận, đưa ra các

Các biện pháp bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên

Yêu cầu HV nêu các biện pháp

tại địa phương:

biện pháp bảo vệ môi

- Tham gia trồng nhiều cây

trường và tài nguyên

xanh, trồng rừng phủ xanh đất

thiên nhiên tại địa


trống đồi núi trọc. Để hạn chế

phương?

hiện tượng như lũ lụt, xói mòn
đất.
- Biết bảo vệ tài nguyên khoáng
sản, các loại mỏ quặng quý
hiếm có nguy cơ bị cạn kiệt…
4. Củng cố - vận dụng:
- Yêu cầu học viên nhắc lại kiến thức đã học về hiện tượng dính ướt, hiện tượng
không dính ướt và hiện tượng mao dẫn.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trong SGK trang 202, 203.
- Chuẩn bị trước bài mới
4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Mỗi học viên làm một phiếu học tập sau:
(Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 1: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
GV: Mai Thị Trang

20

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm


Môn: Vật lý

C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.
Câu 2: Trong trường hợp nào độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng?
A.Gia tốc trọng trường tăng.
B.Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
C.Tăng đường kính trong của ống mao dẫn.
D.Giảm đường kính trong của ống mao dẫn.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn ?
A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc
B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút
C. Bấc đèn hút dầu
D. Giấy thấm hút mực
Câu 4: Dân gian có câu “Nước chảy lá môn, nước đổ đầu vịt” .Câu nói đó có thể
giải thích bằng sự dính ướt - không dính ướt hay không?
Câu 5: Quan sát những váng dầu trong một bát canh, thấy chúng có dạng hình
cầu và hơi bị dẹp. Giải thích?
Câu 6: Tại sao ngòi bút bằng sắt có xẻ dọc một rãnh nhỏ để làm gì?
Câu 7: Người ta thường hay xới đất giữa những hàng cây mới trồng để làm mất
lớp đất cứng trên mặt đi. Giải thích ý nghĩa vật lí của hiện tượng trên?
KẾT QUẢ
Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100% học viên đã biết vận dụng kiến
thức để làm bài tập và trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả
lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biệt các em biết vận dụng kiến thức của các môn học
để làm bài.
Kết quả đạt được: Loại trung bình: 5 HV

GV: Mai Thị Trang


Loại Khá:

17 HV

Loại giỏi:

8 HV
21

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học viên. Cụ thể tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý nói chung
và bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (tiết 2) ” nói riêng đối học viên lớp
10 vào kì 2 của năm học 2014 – 2015 đã đạt kết quả rất khả quan. Tôi sẽ thực
hiện dự án này vào kì 2 của năm học 2015 – 2016 đối với học viên lớp đang giảng
dạy.
5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua dạy học thực tế tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức giữa các môn
học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm
bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đối với việc vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Địa lí, Giáo dục công
dân, hóa học vào bài dạy “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (tiết 2) ” sẽ giúp
các em nắm được, hiểu rõ được cách tinh chế, tách các kim loại, khoáng chất có
ích ra khỏi các mỏ quặng, làm giàu quặng; biết được cơ chế sinh trưởng và phát
triển của cây dựa vào hiện tượng mao dẫn; giải thích được các vấn đề trong đời
sống; giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản,
trồng nhiều cây xanh tạo ra bầu không khí trong lành, hạn chế được các hiện
tượng xói mòn, lũ lụt, sạt lở đất nhất là ở các vùng núi.
Việc tích hợp vận dụng kiến thức liên môn giúp các em học không chỉ giỏi
một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau, thông qua đó
các em hình thành được những kiến thức, kỹ năng mới phát triển được những
năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong
thực tiễn cuộc sống để trở thành một con người phát triển toàn diện.
GV: Mai Thị Trang

22

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý

Nhận thức của các em về môn Vật lý không còn đơn giản là một môn học
thực nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gũi hơn với môi trường
sống biết làm gì để tiết kiệm năng lượng bảo, vệ môi trường, bảo vệ trường học,
bảo vệ gia đình...song song đó các em còn hăng hái xây dựng bài nhất là những
bài về tích hợp liên môn, các em hăng hái thảo luận đưa ra ý kiến khiến các tiết
học đạt hiệu quả cao.


PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sáng kiến đã làm rõ cơ sở lí luận của đề tài, việc dạy học vận dụng kiến
thức liên môn làm cho học viên phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo
trong việc lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy người giáo viên cần phải có các kiến
thức sâu rộng ở tất cả các môn học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất
để học viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức vào thực tiến
có hiệu quả nhất. Qua đó nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn của mình.
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, được sự giúp đỡ của Ban giám đốc Trung tâm
cũng như tổ chuyên môn, tôi đã thực hiện thành công việc “Vận dụng kiến thức
liên môn để giảng dạy bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”( tiết 2)– SGK
Vật lý 10 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên” với mong muốn phát triển năng
lực tư duy, rèn luyện năng lực tư duy, kỹ năng, kỹ xảo trong việc học tập bộ môn
Vật lý. Đồng thời phát triển năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề
mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
2. Kiến nghị
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tủa Chùa tạo điều kiện để các
giáo viên được đi học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, vận dụng kiến thức liên
môn trong giảng dạy với các đồng nghiệp.
GV: Mai Thị Trang

23

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn: Vật lý


Sở giáo dục và đào tạo Điện Biên : Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tích
hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy.
Tuy nhiên, tôi mong muốn thời gian sắp tới, tất cả các sáng kiến có nội
dung ứng dụng tốt sẽ được SGD đăng tải trên Website của Sở GD để qua đó làm
tài liệu chung cho toàn tỉnh, điều này chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng giáo dục
của tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý lớp 10(ban cơ bản)
2. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng Vật lý 10
3. Sách giáo viên Vật lý 10
4. Sách giáo khoa Vật lý lớp 10(ban cơ bản)
5. Sách giáo khoa Sinh học lớp 11(ban cơ bản)
6. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12(ban cơ bản)
7. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 11(ban cơ bản)
8. Thông tin trên internet - Trang web:
9. Phương pháp giảng dạy Vật lý – NXB Giáo dục

GV: Mai Thị Trang

24

Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Mai Thị Trang


Môn: Vật lý

25

Năm học: 2015 - 2016


×