Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Cải Cách Giáo Dục Đại Học Và Chuyên Nghiệp Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.51 KB, 73 trang )

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
PHÒNG THÔNG TIN KHOA HỌC
***

Tổng luận:

CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG QUỐC

Người biên soạn: Phan Tất Giá


Hà Nội, tháng 11-1993

2


MỤC LỤC
TÓM TẮT TỔNG LUẬN....................................................................................................4
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................9
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỪ KHI THÀNH LẬP NƯỚC
CHND TRUNG HOA ĐẾN KHI KẾT THÚC CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HOÁ
(1949 – 1976).....................................................................................................................10
1. Thời kỳ thứ nhất (1949 – 1965) ................................................................................10
2. Thời kỳ thứ hai (1966 – 1976) ..................................................................................12
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG QUỐC TRONG TIẾN
TRÌNH CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA TỪ KHI KẾT THÚC CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG
VĂN HOÁ ĐẾN NAY (1977 – 1993)...........................................................................16


1. Những bước đi ban đầu chuẩn bị cho cuộc cải cách thể chế giáo dục (1977-1984)..16
2. Giáo dục đại học và chuyên nghiệp Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách thể chế
giáo dục đến nay............................................................................................................23
KẾT LUẬN........................................................................................................................64
THÀNH TỰU VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................71

3


TÓM TẮT TỔNG LUẬN

Trung Quốc - một quốc gia khổng lồ ở châu Á, sau những năm khủng
hoảng của cuộc cách mạng văn hoá, giờ đây đã đi lên với tốc độ rất nhanh
chóng (tăng trưởng kinh tế năm 1991: 12%, năm 1992: 10,5%) và dự kiến
tăng thu nhập bình quân đầu người lên 800 $ vào cuối thế kỷ này. Đó là
thành quả bước đầu của đường lối cải cách và mở cửa, thực hiện 4 hiện đại
hoá, xây dựng CNXH theo bản sắc Trung Quốc. Một trong những cải cách
chiến lược thực hiện mục tiêu trên là ra sức phát triển giáo dục. Giáo dục từ
chỗ bị rẻ rúng, tri thức từ chỗ bị vùi dập, nhà trường bị huỷ hoại, tiêu điều
trong cải cách văn hoá, thì giờ đây “Giáo dục là trọng điểm quốc gia”, “Giáo
dục phải phục vụ xây dựng CNXH và xây dựng CNXH phải dựa vào giáo
dục”, “Kế hoạch trăm năm, giáo dục là gốc”. Đó là những quan điểm cơ bản
soi sáng cho công cuộc cải cách giáo dục của Trung Quốc từ những năm
1980 đến nay.
Tổng luận “Cải cách giáo dục đại học và chuyên nghiệp Trung Quốc”
phân quá trình phát triển giáo dục Trung Quốc làm hai giai đoạn lớn: Giai
đoạn thứ nhất từ khi thành lập nước CHDCND Trung Hoa đến hết Cách
mạng văn hoá (1949-1976), và giai đoạn thứ hai từ sau Cách mạng văn hoá
đến nay (1976-1993).

Giai đoạn thứ nhất bao gồm thời kỳ cải tạo nền giáo dục cũ (Do chế
độc Quốc dân đảng để lại) và từng bước xây dựng nền giáo dục XHCN, với
các mục tiêu: xoá mù chữ, phát triển giáo dục tiểu học, trung học, mở rộng
các trường đại học, lấy trọng tâm là phục vụ công, nông và nhân dân lao
động nói chung. Giáo dục (GD) được kế hoạch hoá và là một bộ phận của kế

4


hoạc tổng thể phát triển kinh tế xã hội với chi phí đầu tư hằng năm bình
quân 7.3% ngân sách nhà nước. Với sự nỗ lực bản thân và được Liên Xô
viện trợ to lớn, nền GD Trung Quốc đã có một bước tiến đáng kể: đến năm
1957, số người mù chữ đã giảm từ 80% xuống 41%, số trẻ em trong độ tuổi
đến trường đạt 62%, số sinh viên tăng từ 11,7 vạn (năm 1949) lên 44,1 vạn
(năm 1958). Nhưng đến cuối thời kỳ này, Trung Quốc chuyển sang “Đại
nhảy vọt” với những chủ trương phi thực tế “Xây dựng CNXH nhiều, nhanh,
tốt. rẻ”, “Toàn dân làm GD”, “GD bằng lao động sản xuất là chính” đã làm
cho GD phát triển ồ ạt, chất lượng giảm sút. Khi phát hiện ra sai lầm, chưa
kịp sửa chữa thì Cách mạng văn hoá đã nổ ra.
Thời kỳ thứ hai của giai đoạn này chính là thời kỳ của cách mạng văn
hoá. Như ta đã biết, trong thời kỳ này trí thức bị vùi dập, giáo dục bị thủ
tiêu, cơ quan quản lý GD bị giải thể, các trường đại học bị đóng cửa, 6 năm
liền không tuyển sinh, thầy giáo bị đưa đi lao động cải tạo, sinh viên học
sinh gia nhập vào đội quân “hồng vệ binh”, “hồng tiểu binh”, tự do phá
phách, đấu tố…Mãi tới năm 1973 tình hình có được chấn chỉnh chút ít, song
trường sở thiếu thốn, tiêu điều, thời gian đào tạo bị rút ngắn, thầy trò vẫn
trong tâm trạng hoảng loạn…
Giai đoạn thứ hai ( từ 1977 đến nay): Trung Quốc bước vào thời kỳ
cách mạng mới, cải cách và mở cửa, thực hiện “bốn hiện đại hoá” trong
công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật; trong đó

KHKT là then chốt, GD là cơ sở. GD trở thành trọng điểm chiến lược để xây
dựng kinh tế và hiện đại hoá đất nước. Những năm 1977-1982 là dẹp loạn,
hồi chính, lấy lại trật tự giáo dục, khôi phục trường sở, đội ngũ…từ năm
1993 trở đi bắt đầu nghiên cứu, tìm kiếm, thử nghiệm những quyết sách mới
cho cải cách GD. Từ năm 1985 khi có nghị quyết của Ban chấp hành Trung

5


ương Đảng cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế giáo dục, thì GD Trung
Quốc mới thực sự có đường hướng cụ thể để “hướng vào hiện đại, hướng ra
thế giới, hướng tới tương lai”. Uỷ ban Giáo dục nhà nước được thành lập
thay cho Bộ giáo dục cũ để tổ chức, phối hợp, chỉ đạo điều hành công cuộc
cải cách.
Những ý tưởng và quyết sách trong thời kỳ này là:
-

Nâng cao tố chất dân tộc, đào tạo ngày càng nhiều, càng tốt

nhân tài.
-

Giao trách nhiệm phát triển giáo dục cơ sở cho địa phương,

từng bước thực hiện GD nghĩa vụ 9 năm.
-

Điều chỉnh cơ cấu GD trung học, ra sức phát triển GD kỹ thuật

nghề nghiệp.

-

Sửa đổi kế hoạch chiêu sinh của các trường đại học và chế độ

phân phối sinh viên tốt nghiệp. Mở rộng quyền tự chủ của các trường đại
học.
-

Tăng cường lãnh đạo, huy động các nhân tố tích cực của các

mặt, đảm bảo tiến hành thắng lợi cải cách thể chế GD.
(Trên đây là 5 điểm trích trong văn bản Nghị quyết về cải cách thể chế GD).
Thực hiện các phương thức trên, ngàng GD đại học và chuyên nghiệp đã:
-

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, xác định lại mục tiêu

chức năng của GD nhằm đào tạo một đội ngũ nhân tài với cơ cấu hợp lý,
đồng bộ, đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản trong nước, có khả năng tự chủ khám
phá khoa học, kỹ thuật, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng
của công cuộc hiện đại hoá XHCN.

6


-

Điều chỉnh cơ cấu hệ thống GD, khắc phục tình trạng bất hợp lý

giữa các ngành khoa học, tăng tỉ lệ đào tạo chuyên khoa, phát triển nhanh

các ngành còn yếu như kinh tế tài chính, nhà nước và pháp quyền, quản lý…
và các ngành mới, ngành phụ trợ, thu hẹp danh mục chuyên ngành, khắc
phục tình trạng chuyên ngành quá hẹp, điều chỉnh, mở rộng qui mô trường
đại học để tăng hiệu quả kinh tế đào tạo.
-

Ra sức phát triển GD kỹ thuật nghề nghiệp ( GD KTNN) trên

cơ sở điêề chỉnh GD trung học, đưa tỉ lệ sinh GDKTNN ngang bằng tuyển
sinh trung học phổ thong. Phát triển đa dạng loại hình GDKTNN. Tích cực
phát triển các trường cao đẳng kỹ thuật NN. Đẩy mạnh phát triển GD người
lớn, lấy nội dung GDKTNN làm trọng tâm. Đồng thời đưa nội dung KTNN
vào chương trình phổ thông.
-

Tổ chức hệ thống thi quốc gia cấp bằng tốt nghiệp cho những

người tự học.
-

Cải tiến quản lý GD theo hướng địa phương hoá và phân cấp

mạnh xuống cơ sở. Giao cho địa phương quản lý GD cơ sở và GDKTNN,
gắn GD phổ thong và GDKTNN với phát triển kinh tế địa phương. Mở rộng
quyền tự chủ của các trường đại học. Các trường được quyền tự chủ về
chuyên môn, về nhân sự, về tài chính: được ký hợp đồng đào tạo, nghiên cứu
và dịch vụ khoa học kỹ thuật với các cơ quan, xí nghiệp ngoài ngành, thiết
lập quan hệ ngang: Đào tạo – khoa học - sản xuất.
-


Cải cách tuyển sinh theo 3 kênh: kế hoạch nhà nước, hợp đồng

uỷ thác và tuyển sinh tự đóng học phí. Phân phối sinh viên tốt nghiệp ra
trường theo nguyên tắc: SV đề nguyện vọng, nhà trường giới thiệu, cơ quan
sử dụng tuyển chọn, từng bước tiến tới cơ chế thị trường lao động.

7


-

Tăng cường đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng, có

chính sách bồi dưỡng đãi ngộ thoả đáng, đặc biệt quan tâm giáo viên trong
lĩnh vực GDKTNN.
-

Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo đại học, áp dụng chế

độ học phần, chế độ hai học vị, tăng cường môn tự chọn, từng bước hiện đại
hoá trang thiết bị dạy học.
-

Cải cách GD chính trị tư tưởng cho SV và nghiên cứu sinh, đổi

mới nội dung giáo trình các môn lý luận chính trị.
-

Tăng cường đầu tư cho GD với mức bình quân hàng năm 3,1%


tổng ngân sách, trong đó dành cho GD đại học 30%.
Bằng những biện pháp trên, sau hơn 10 năm cải cách, nền GD Trung
Quốc đã đạt những thành tựu rất to lớn: phát triển với quy mô lớn, tốc độ
nhanh, cơ cấu hệ thống, thể chế quản lý đã được định hình, tổ chức quá trình
đào tạo đang được hoàn thiện từng bước. Tuy nhiên, khó khăn và tồn tại vẫn
còn nhiều, nhất là về chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, chế độ chính
sách và ngay cả quan điểm tư tưởng GD. Các nhà GD Trung Quốc đang tìm
kiếm giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại để đưa sự nghiệp GD tiếp
tục tiến lên.

8


MỞ ĐẦU

Cách đây hơn 40 năm, ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước CHDCND
Trung Hoa ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch
sử của quốc gia khổng lồ trên 1 tỷ dân này.
Chặng đường trên 40 năm, cùng với những biến đổi to lớn trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội do đường lối, chính sách phiêu lưu của giới
cầm quyền và những cuộc đấu tranh nội bộ tranh giành quyền lực găy gắt,
nền giáo dục Trung Quốc đã phải trải qua những bước gập ghềnh, khúc
khuỷu, thậm chí thụt lùi, đau đớn khi tìm đến con đường cải cách mở cửa
hiện nay để hoà nhập với xu thế chung của thời đại.
Quá trình phát triển giáo dục của Trung Quốc có thể phân làm 3 thời
kỳ như sau: Thời kỳ từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa đến Đại cách
mạng văn hoá: thời kỳ cách mạng văn hoá và thời kỳ từ sau cách mạng văn
hoá đến nay.
Tổng luận này chủ yếu xem xét giáo dục đại học và chuyên nghiệp ở
thời kỳ thứ 3, tức là thời kỳ Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hoá” và

xây dựng “CNXH theo bản sắc Trung Quốc” và cũng là thời kỳ Trung Quốc
phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy ở đất nước này.

9


SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỪ KHI THÀNH
LẬP NƯỚC CHND TRUNG HOA ĐẾN KHI KẾT THÚC CUỘC ĐẠI
CÁCH MẠNG VĂN HOÁ (1949 – 1976)

1. Thời kỳ thứ nhất (1949 – 1965)
Thời kỳ này được bắt đầu bằng việc tiếp quản và cải tạo hệ thống giáo
dục cũ do chế độ Quốc dân đảng để lại để bắt tay xây dựng một hệ thống
giáo dục mới theo hướng XHCN. Trước khi giải phóng, hơn 80% dân số
Trung Quốc mù chữ, chỉ có 20% trẻ em trong độ tuổi đi học được tới trường.
Hệ thống đại học có 205 trường với 117 nghìn sinh viên, đội ngũ cán bộ
giảng dạy và nghiên cứu rất ít (16 nghìn người), cơ sở vật chất nghèo nàn,
thiếu thốn. Chi phí ngân sách cho GD dưới thời Quốc dân đảng chỉ có 1%.
Trong 3 năm khôi phục kinh tế (1949 – 1952) và 5 năm thực hiện kế hoạch
xây dựng đất nước lần thứ nhất (1953 – 1957) Trung Quốc đã tiến hành cuộc
cải cách giáo dục rộng khắp trong tất cả các cấp học; xoá nạn mù chữ, phát
triển giáo dục tiểu học, trung học phổ thong, mở các lớp học cấp tốc cho
công nhân, nông dân, thực hiện chế độ trợ cấp học phí cho nhân dân lao
động. Về đại học, sắp xếp lại mạng lưới và mở rộng hệ thống trường. Nhiều
cơ quan nghiên cứu ra đời, đặc biệt là Viện Hàn lâm khoa học với 12 phân
viện được thành lập và hoạt động, tiến hành nghiên cứu sử dụng chứ Hán
làm ngôn ngữ chính dùng trong giảng dạy ở các trường.Giáo dục được coi là
một bộ phận được kế hoạch hoá, nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà nước
nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng kinh tế và quốc phòng. Các trường đại học
có nhiệm vụ phải cung cấp cán bộ chuyên môn cho công cuộc cải tạo và xây

dựng CNXH trên mọi lĩnh vực. Chi phí cho giáo dục chiếm trung bình 7,3%
ngân sách nhà nước.
10


Đặc biệt, trong thời kỳ này, Liên Xô đã gửi hàng ngàn chuyên gia
sang giúp Trung Quốc, tiếp nhận 11 vạn sinh viên cán bộ Trung Quốc sang
học ở Liên Xô. Trung Quốc đã nêu khẩu hiệu lúc đó là “sử dụng kinh
nghiệm Liên Xô vào thực tiễn Trung Quốc”. Tiếng Nga trở thành ngoại ngữ
chính để nghiên cứu, tiếp cận văn hoá Liên Xô.
Với những cố gắng trên, nền giáo dục Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu quan trọng, phát triển về số lượng và từng bước nâng cao chất
lượng. Đến năm 1953 số trẻ em đến trường đạt 50,7% và năm 1956 là
61,3%, số người mù chữ giảm xuống 41% vào năm 1957. Nhiều trường đại
học mới được thành lập, số sinh viên tăng nhanh từ 11,7 vạn năm 1949 lên
44,1 vạn năm 1958 [1].
Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trên cơ sở những thành tựu ban
đầu đã đạt được, Trung Quốc quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển trên mọi
lĩnh vực kinh tế, văn hoá và giáo dục. Mục tiêu đào tạo được xác định là
những người lao động có văn hoá, có giác ngộ XHCN và phát triển toàn diện
đức, trí, thể, mỹ. Từ năm 1958 đến năm 1961, phương châm là “dốc long
hăng hái, tranh thủ vươn lên hàng đầu”, xây dựng XHCN “nhiều, nhanh, tốt,
rẻ”. Giáo dục Trung Quốc cũng bước vào thời kỳ “Đại nhảy vọt” mặc dù
còn thiếu nhiều điều kiện nhưng vẫn phải phát triển nhanh bất chấp quy luật
và thực tế khách quan. Với chủ trương “ toàn đảng, toàn dân làm giáo dục”.
“giáo dục bằng lao động sản xuất là chính”; số lượng và loại hình trường
được tăng lên, nhất là loại hình trường vừa học vừa làm dành cho công nhân,
nông, binh. Nhưng do những khó khăn về kinh phí, sự không đồng đều về
trình độ của các đối tượng nên yêu cầu chất lượng là phải giảm thấp để đáp
ứng nhu cầu học tập. Quan điểm “giáo dục kết hợp lao động sản xuất” cũng

11


bị bóp méo. Phần lớn thời gian dạy học trên lớp ở tất cả các cấp học đều bị
cắt giảm để thay vào đó là thời gian lao động. Thầy giáo và học sinh phải
xuống các vùng nông thôn và vào các nhà máy để dạy và học tại hiện
trường. Hậu quả là chất lượng đào tạo sút kém, trình độ của thanh thiếu niên
thấp so với yêu cầu của xã hội, kỹ năng nghề nghiệp cụ thể hầu như không
có. “Đại nhảy vọt” thất bại, Trung Quốc chuyển sang chủ trương “Điều
chỉnh, củng cố, bổ sung và nâng cao”. Trong giáo dục, đối với các loại
trường vừa học vừa làm, hoặc là hợp nhất, hoặc là đình khoá. Trong các
trường, quy định các hoạt động chính trị và lao động sản xuất không được
cản trở việc học tập văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của học sinh.v.v…
Nhưng chủ trương này chưa thực hiện được bao lâu thì tư tưởng “tả khuynh”
đã đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng mới, sâu sắc và trầm trọng cuộc “Đại cách mạng văn hoá” (1966 – 1976).
2. Thời kỳ thứ hai (1966 – 1976)
Đây là thời kỳ của cuộc “Đại cách mạng văn hoá” do Mao Trạch
Đông phát động nhằm tiếp tục “cuộc đấu tranh giai cấp trên quy mô mới,
roọng lớn hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn” với những hình thức và biện pháp
hiếm thấy trong thế giới hiện đại”.
Trong giáo dục, tư tưởng chỉ đạo được đề ra là “tiến hành cách mạng
giáo dục toàn diện”, thành lập “Uỷ ban cách mạng trường học” và “Đoàn
giảng viên”, phát động công, nông, binh trực tiếp làm giáo dục. Ngay từ đầu
các cơ quan quản lý giáo dục bị giải tán, các Viện nghiên cứu hầu như đóng
cửa, các tạp chỉ chuyên ngành ngừng hoạt động, hầu hết các trường đại học
bị đóng cửa, sinh viên du học nước ngoài bị gọi về nước. Sinh viên và học
sinh bị gọi vào đội quân “Hồng vệ binh”, “Hồng tiểu binh”, trở thành đội
quân “hùng mạnh” tự do phá phách, đấu tố các phe phái và tất cả những ai
12



không ủng hộ Mao. Nhiều cán bộ giảng dạy bị chụp mũ “tư sản”, “phản
động”, “tay sai nước ngoài”…trở thành nạn nhân, bị tra tấn. Nhiều giáo sư,
cán bộ giảng dạy bị thiệt mạng hoặc bị lưu đầy…số đông đội ngũ giáo viên
bị đưa đi lao động. Chế độ thi cử bị xoá bỏ. Việc đánh giá học sinh, sinh
viên lấy tiêu chuẩn trung thành với Mao làm gốc. Cơ sở vật chất trường học
bị tàn phá. Nhà trường do quân đội và Hồng vệ binh quản lý [16].
Đầu năm 1970, nhà trường mới có cơ phục hồi một cách yếu ớt. Giáo
dục được liên kết giữa nhà trường, nhà máy và đội sản xuất. Giáo dục tiểu
học và trung học bậc thấp giao cho dân tự lo để đỡ gánh nặng tài chính cho
nhà nước. Tận lực phát triển trung học bậc cao. Giáo trình được tinh giản
thành 4 loại chính: chính trị, văn hoá, thể dục quân sự và lao động. Uy quyền
của giáo viên bị giảm thấp. Số giáo viên và cán bộ giảng dạy chỉ còn một số
ít, hoạt động yếu ớt trong tâm trạng hoảng loạn, cảnh giác… Số năm học ở
tiểu học rút ngắn từ 6 năm còn 5 năm, ở trung học từ 6 năm còn 4 năm, ở đại
học từ 4-5 năm, còn 2-3 năm. Phát triển các trường “đại học công nhân 21
tháng 7”, “đại học nông nghiệp 7 tháng 5” và “đại học cộng sản chủ nghĩa”.
Từ năm 1973 việc học tập đã trở lại tạm ổn định. Ở đại học thời gian
đào tạo 3 năm, sinh viên phải giành thời gian nhiều hơn cho tập luyện quân
sự, lao động chân tay và các biến động chính trị. Đó cũng là tiêu chuẩn để
đánh giá sinh viên và học sinh kể cả về kết quả học tập. Các khoa và bộ môn
giảng dạy về khoa học xã hội bị cắt giảm, bị bóp méo, xuyên tạc. Thay vào
đó là tư tưởng Mao Trạch Đông ngự trị và lũng đoạn. Các công trình học
thuật ca ngợi Mao tràn lan trong nhà trường , nảy sinh đấu tranh nội bộ gay
gắt giữa việc làm này với những công trình khoa học của các giáo sư và cán
bộ giảng dạy khác. Từ đây nhiều người trở thành mục tiêu, nạn nhân của đấu
tố, áp đặt, truy bức. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của họ bị huỷ

13



hoại không thương tiếc. Đó cũng là nguyên nhân vì sao học sinh, sinh viên
không muốn học các ngành khoa học xã hội [16].
Mười năm cách mạng văn hoá đã làm cho hệ thống giáo dục, nhất là
giáo dục đại học tan rã, tê liệt. Sáu năm liền các trường đại học và trung học
chuyên nghiệp không tuyển sinh, nếu tính khoá đào tạo thì mất đi 7 khoá
liên tục. Riêng năm 1967 – 1968 đã để phí mất 40 vạn cán bộ chuyên môn
thuộc các ngành, trong đó 14 vạn thuộc các chuyên ngành kỹ thuật. Đội ngũ
cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu suy giảm, công tác nghiên cứu ở các
trường, các học viện bị đình đốn, bế tắc. Chế độ giáo dục và trật tự giáo dục
bị phá hoại nghiêm trọng, chất lượng giáo dục bị giảm thấp chưa từng thấy.
Đánh giá kết quả giáo dục trọng 10 năm cách mạng văn hoá, Nghị quyết của
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế
giáodục ngày 27-5-1985 đã thừa nhận: “Từ sau thập kỷ 50, do ảnh hưởng
của tư tưởng “tả”, trọng tâm công tác của Đảng lấy đấu tranh giai cấp là
chính chứ chưa phải là kinh tế, nên sự nghiệp giáo dục không những không
được đặt trúng vị trí của nó trong một thời gian dài mà còn bị phong trào
chính trị “tả” vùi dập tơi bời. Đại cách mạng văn hoá càng thúc đẩy sai lầm
“tả” này đi đến cực đoan: phủ định tri thức, thủ tiêu giáo dục, làm cho giáo
dục bị phá hoại nghiêm trọng, đông đảo những người làm công tác giáo dục
bị vùi dập, khiến cho sự trưởng thành của cả một thế hệ thanh niên bị lầm lỡ,
hơn nữa làm cho giáo dục của nước nhà ngàu càng tụt xa về nhiều phương
diện so với các nước phát triển trên thế giới”. Tại Hội nghị UNESCO khu
vực về giáo dục ở Châu Á và Thái Bình Dương tháng 4/1983, hai chuyên gia
Trung Quốc cũng đã xác nhận” “10 năm sau 1966 là mười năm bất hạnh”
của giáo dục Trung Quốc. Giáo dục đại học trong nhiều năm liền đã ở vào
tình trạng bất động hoặc nửa bất động. Nó đã đi chệch hướng phục vụ kinh

14



tế quốc dân, khoa học và văn hoá. (Tham luận của Wang Cheng Xu và He
Ping tại Hội nghị nói trên [15].

15


GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG QUỐC
TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA TỪ KHI KẾT THÚC
CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HOÁ ĐẾN NAY (1977 – 1993)

1. Những bước đi ban đầu chuẩn bị cho cuộc cải cách thể chế giáo
dục (1977-1984)
Sau những năm đen tối của cách mạng văn hoá, TQ bước vào một thời
kỳ mới với đường lối cải cách, mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hoá trong công
nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, nhằm xây dựng chủ
nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc. Đường lối 4 hiện đại hoá coi khoa
học kỹ thuật là then chốt và giáo dục là cơ sở. Giáo dục được coi là tiền đề
quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chủ trương
tiến hành hàng loạt biện pháp để khôi phục và phát triển giáo dục, đặc biệt là
giáo dục đại học và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, từ thực trạng của một hệ
thống giáo dục rệu rã, tiêu điều như trên, không thể có ngay một kế hoạch
cải cách toàn diện. Cần có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, thử nghiệm, tạo
cơ sở lý luận và thực tiễn cho đường lối, chiến lược cải cách. Mặt khác, cũng
cần có thời gian để định hình đường lối chiến lược của các lĩnh vực kinh tế,
xã hội khác làm chỗ dựa cho giáo dục. Vì vậy, 5 năm đầu từ 1977 đến 1982
có thể coi là giai đoạn dẹp loạn, hồi chính, chỉnh đốn trật tự giáo dục cũng là
giai đoạn khôi phục giáo dục với tư tưởng chỉ đạo là “Muốn thực hiện hiện
đại hoá thì mấu chốt là phải đưa khoa học kỹ thuật tiến lên. Muốn phát triển
khoa học kỹ thuật thì không thể không quan tâm đến khoa học giáo dục. Chỉ

nói suông thì không thể nào thực hiện được hiện đại hoá, cần phải có tri
thức, có nhân tài (phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình năm 1977) [4]. Ngay từ
năm 1997 phục hồi chế độ thi tuyển vào đại học, tăng thời gian học thuật –
16


chuyên môn trong kế hoạch đào tạo, giảm thời gian lao động, quân sự, sinh
hoạt chính trị…trong trường học. Tháng 4 năm 1978, hội nghị về công tác
giáo dục toàn quốc đã vạch ra đề cương quy hoạch sự nghiệp giáo dục 1978
– 1985 với những phương hướng cơ bản sau: phục hồi trật tự trường học,
củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy, biên soạn nội dung và chuẩn bị tài liệu
giảng dạy kịp với yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật; từng bước trang bị
phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại. Khôi phục và phát triển các trường
cao đẳng, đại học, mở rộng việc tuyển sinh viên và nghiên cứu sinh phù hợp
với tiềm năng của các trường, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Đa dạng hoá
các kiểu trường cao đẳng, đại học, chỉ đạo tốt các trường đại học lao động
cộng sản, trường 2 tháng 7 và trường 7 tháng 5 nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo. Phát triển hệ thống giáo dục không tập trung, phổ biến hệ thống
trường phổ thông 10 năm ở thành thị và hệ thống 8 năm ở các vùng nông
thôn, đặc biệt chú ý chỉ đạo các trường điểm…
Năm 1981 Quốc Vụ Viện ra chỉ thị về việc tìm kiếm giải pháp để cải
cácg thể chế giáo dục. Ngành giáo dục đã tổ chức các hội nghị, toạ đàm,
điều tra nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh…Một số giải pháp bước đầu đối
với đại học là:
- Tăng cường lãnh đạo các trường đại học, giao cho 6 trường và các
viện giáo dục tổ chức bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và nòng cốt cho các trường
đại học.
- Cải tiến công tác chiêu sinh đại học, thi tuyển nghiên cứu sinh.
- Tổ chức viết giáo trình cơ sở các môn khoa học tự nhiên và khoa học
kỹ thuật.


17


- Tổ chức hội nghị các Sở trưởng, Cục trưởng giáo dục của 9 tỉnh,
thành, tổ chức hội nghị thư viện đại học.
- Soạn thảo quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật, kế hoạch 5 năm
lần thứ 6 của các trường đại học trực thuộc. Phát triển nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng điều lệ học vị
- Xác định sơ bộ các trường trọng điểm, chủ trương xây dựng trường
đại học nhằm vào hai trọng tâm: đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng đội ngũ thầy giáo và tiêu chuẩn hoá thầy giáo đại học.
- Thử nghiệm cho giáo dục đại học tổ chức thi lấy bằng theo chế độ tự
học [14].
- Tháng 12/1982 Trung Quốc họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
để thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1981 – 1985) và phê chuẩn hiến
pháp mới của CHND Trung Hoa. Nhiều quan điểm và chủ trương về giáo
dục đã được khẳng định tại đại hội này.
Với tư tưởng chỉ đạo mới và những giải pháp đã tiến hành, đên năm
1982 Trung Quốc đã có:
- 675 trường đại học với khoảng 1.444.000 sinh viên
- 246.900 cán bộ giảng dạy
- Trong đó các trường đại học có:
+ 32 trường ĐH tổng hợp
+ 203 trường ĐH kỹ thuật
+ 66 trường ĐH nông lâm
+ 178 trường ĐH sư phạm

18



+ 109 trường ĐH y dược
+ 10 trường ĐH ngoại ngữ
+ 30 trường ĐH kinh tế và tài chính
+ 7 trường ĐH chính trị và luật
+ 11 trường ĐH thể dục thể thao
+ 26 trường ĐH nghệ thuật
+ 9 trường ĐH loại khác
Như vậy 2/3 số trường đại học nói trên nhằm phục vụ trực tiếp nhu
cầu phát triển công nghiệp, chuẩn bị giáo viên và phục vụ sự nghiệp y tế. Số
trường trọng điểm lúc đó là 96 trường, trong đó 29 trường trực thuộc Bộ
Giáo dục, 67 trường trực thuộc các bộ khác. Các trường này được ưu tiên
trong tuyển sinh, phân phối cán bộ giảng dạy, trang thiết bị, phương tiện
nghe nhìn, trao đổi quốc tế và nghiên cứu ở nước ngoài để trở thành những
trường dẫn đầu, có khả năng đào tạo các nhà khoa học đầu đàn.
Về mặt tư tưởng, từ các cấp quản lý giáo dục đến đông đảo giáo viên,
học sinh, sinh viên đã được giải phóng, thoát ra khỏi tình trạng xơ cứng, bế
tắc, tích cực tham gia vào công cuộc khôi phục và phát triển sự nghiệp giáo
dục. Một số địa phương bắt đầu thí điểm cải cách cơ cấu giáo dục trung học
để khắc phục tình trạng coi nhẹ giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp đã kéo dài
nhiều năm. Trường đại học Thượng Hải đã tiến hành cải cách thể chế quản
lý nội bộ, nâng cao hiệu quả đào tạo, được dư luận và cơ quan quản lý cấp
trên hoan nghênh.
Có thể nói, trong những năm 1983 – 1985 tình hình giáo dục ở các
cấp đã có sự phát triển đáng kể. Tháng 4 – 1983 Quốc Vụ Viện đã phê chuẩn

19


báo cáo của Bộ giáo dục và Uỷ ban kế hoạch nhà nước về việc phát triển

nhanh giáo dục đại học cả về quy mô và loại hình, dự kiến nâng chỉ tiêu
tuyển sinh từ 31,5 vạn năm 1982 lên 55 vạn năm 1987 ( tăng 75% trong 5
năm). Tháng 5/1983 Hội nghị đại học được tổ chức tại Vũ Hán nhằm bàn
biện pháp đẩy nhanh đào tạo đại học cao đẳng, chuẩn bị gấp nhân tài cho
công cuộc chấn hưng kinh tế của đất nước vào những năm 90, bao gồm các
vấn đề về loại hình đào tạo, sử dụng các lực lượng xã hội cùng tham gia, cải
cách cơ cấu GDĐH và thể chế quản lý. Cũng từ tháng 5-1983 Trung ương
Đảng và Quốc Vụ Viện đã lần lượt định ra bước đi của cải cách cơ cấu giáo
dục trung học ở thành thị và nông thôn, phát triển giáo dục kỹ thuật và nghề
nghiệp, coi đó là nhiệm vụ không thể trì hoãn. Chủ trương trong 5 năm phải
nâng tổng số học sinh hiện có của các trường trugn học và cao đẳng nghề
nghiệp lên hơn 45% tổng số học sinh trung học và cao đẳng.
Đánh giá giai đoạn 1977 – 1984 có thể thấy những kết quả sau:
- Tính đến hết năm 1983 – 1984 cả nước đã có:
+ 862.000 trường tiểu học với 135,8 triệu học sinh, đạt 94% trẻ em
trong độ tuổi đi học (7 – 12 tuổi).
+ 96.500 trường trung học với 43,9 triệu học sinh
+ 805 trường đại học với 1,2 triệu sinh viên
+ 1,9 triệu học sinh học trong các trường nghề - kỹ thuật.
Hệ thống hàm thụ, buổi tối có:
+ 11.597 nghìn người học tiểu học
+ 6.445 nghìn người học trung học
+ 2.133 nghìn người học đại học

20


+ 2.885 nghìn người học các trường nghề - kỹ thuật
+ 936 nghìn giáo viên học sinh trong các trường sư phạm buổi tối đào
tạo giáo viên tiểu học.

+ 8,7 triệu người được xoá mù chữ [9].
- Đã xây dựng được 97 trường đại học trọng điểm, trong đó có 32
trường kỹ thuật, 2 trường sư phạm, 9 trường nông lâm nghiệp, 6 trường y
dược, 2 trường ngoại ngữ, 17 trường tổng hợp, 6 trường chính trị - luật - thể
thao - nghệ thuật…Các trường này được ưu tiên về mọi mặt để đào tạo chủ
yếu là giáo viên, chuyên gia nòng cốt cho các trường và các cơ quan nghiên
cứu đầu ngành [16].
- Tăng cường đào tạo giáo viên, số trường ĐHSP chiếm 25% tổng số
các loại trường với 30% tổng số sinh viên.
- Cơ cấu hệ thống đào tạo – nghiên cứu được xem xét, điều chỉnh theo
mô hình đại học Mỹ. Lấy tiếng Anh là ngoại ngữ chính và bắt buộc.
- Khôi phục và xây dựng lại hệ thống chức danh, học vị, văn bằng và
chế độ thi cử, đánh giá sinh viên.
- Tăng thời gian đào tạo đại học lên 4 – 5 năm hoặc 6 băm, tăng thời
gian học chuyên môn trong kế hoạch học tập.
- Biên soạn lại chương trình, sách giáo khoa.
- Trao đổi, hợp tác quốc tế về giáo dục đại học chủ yếu với Mỹ, Nhật
và một số nước tư bản khác.Gửi nhiều học sinh du học. Thu hút nhiều giáo
viên giỏi từ nước ngoài về.

21


- Đào tạo sau và trên đại học được khôi phục, chính thức tuyển sinh từ
năm 1981 nhưng số thí sinh còn ít (đến năm 1985 chỉ có 2,5 vạn người) do
thiếu giáo viên, cở sở vật chất.
- Chi phí cho giáo dục hàng năm đã tăng lên trên 10% tổng ngân sách.
- Bên cạnh những thành tích nêu trên, hệ thống giáo dục Trung Quốc
đến thời điểm này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm yếu kém:
- Qua báo chí Trung Quốc người ta ghi nhận rằng: gần ¼ dân số nước

này còn mù chữ hoặc mù chữ từng phần. Nhân dân Nhật báo cho biết rằng
70% dân số nông thôn chưa có trình độ tiểu học, một bộ phận đáng kể trong
đó còn mù chữ.
- Trường sở còn thiếu. Đồng thời tình trạng bỏ học của học sinh tiểu
học còn nặng nề. Tại một số vùng nông thôn cứ 100 học sinh vào lớp 1 chỉ
có 60 học sinh học hết tiểu học. Ở thành phố, tỉ lệ đó là 94%, nhưng lại thiếu
giáo viên lành nghề và sách giáo khoa.
- Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được chú trọng để
phát triển nhanh vì số cán bộ này thiếu nghiêm trọng. Bộ giáo dục chịu trách
nhiệm về kế hoạch, chương trình: các trường do địa phương, xí nghiệp, bộ,
tổng cục trực tiếp quản lý. Khối trường này có 345 ngành nghề với nhiều
chương trình học khác nhau. Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa
yếu, nội dung học tập không phù hợp với trình độ người học, người dạy nên
kết quả kém. Hàng năm chỉ thu hút được một số ít học sinh học xong PTTH.
Năm học 83-84 số học sinh học nghề kỹ thuật chỉ chiếm 4,1% tổng số học
sinh trung học.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cũng như tri thức nói chung
trước đây trong CM văn hoá bị rẻ rúng, miệt thị, đàn áp thì nay được vỗ về,

22


ưu ái với ý đồ thực dụng. Họ bị phân hoá. Một bộ phận ít ỏi kiên trì theo chủ
nghĩa Mac, một số lớn nghiêng ngả. Hệ tư tưởng tư sản có chiều hướng tăng
lên khi nhiều cán bộ giảng dạy, giáo sư được đào tạo từ các nước tư bản trở
về. Đội ngũ cốt cán, đầu ngành ( các giáo sư và những người có chức danh
học vị) chiếm tỷ lệ ít lại rã rời qua biến động chính trị. Số ít trước đây học ở
Liên Xô bị đối xử lạnh lùng và phân biệt rõ ràng.
Tóm lại, 8 năm sau cách mạng văn hoá, Đảng và Chính phủ Trung
quốc đã có nhiều cố gắng để phục hồi và phát triển nền giáo dục phục vụ cho

công cuộc hiện đại hoá đất nước và đã đạt được những kết quả quan trọng,
tuy nhiên vẫn còn xa mới đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Khó khăn còn nhiều. Nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi phải cấp bách
giải quyết: quan hệ giữa quy mô và chất lượng, giữa cơ cấu hệ thống và đội
ngũ, phương tiện, giữa nội dung chương trình với thực tiễn xã hội, giữa quản
lý Trung ương và quản lý địa phương… Nhưng dù sao, công cuộc khôi phục
và đổi mới trong những năm qua đã diễn ra rộng khắp, trên nhiều mặt, ở
nhiều nơi, nhiều vấn đề đã được xới xáo lên, được qua thử thách, kiểm
nghiệm ít nhiều. Mặt khác, tới lúc này TA đã cải cách thể chế kinh tế, thể
chế khoa học kỹ thuật. Từ các thể chế đó đã gợi mở thêm cho giáo dục một
số quan niệm mới, kiến giải mới làm chỗ dựa cả về lý luận và thực tiễn cho
cuộc cải cách thể chế giáo dục sau này.
2. Giáo dục đại học và chuyên nghiệp Trung Quốc từ khi thực
hiện cải cách thể chế giáo dục đến nay.
Sau những bước đi ban đầu đầy khó khăn và thách thức, qua trải
nghiệm thực tế, những đúc kết sơ bộ cả về lý luận và thực tiễn, ngày 2 tháng
5 năm 1985 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã ra
nghị quyết về “cải cách thể chế giáo dục của nước CHND Trung Hoa”, mở
23


đầu cho một giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và hiệu quả chưa từng có
trong lịch sử phát triển giáo dục của đất nước này.
Mở đầu, nghị quyết đã khẳng định lại vai trò quan trọng của giáo dục
trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đòi hỏi toàn Đảng phải nâng cao nhận
thức đối với giáo dục, hướng giáo dục tới hiện đại hoá, hướng ra thế giới,
hướng ra tương lai, ra sức chuẩn bị đội ngũ nhân tài cho đất nước trong thâp
kỷ 90 và những năm đầu của thế kỷ 21. Nghị quyết đã khái quát những tồn
tại chủ yếu của hệ thống giáo dục TQ:
(1) Thể chế quản lý giáo dục bất hợp lý, vừa trói buộc, vừa buông

lỏng, làm cho nhà trường thiếu sức sống, nhất là trường đại học.
(2) Cơ cấu hệ thống giáo dục mất cân đối, GD cơ sở và GD kỹ
thuật - nghề nghiệp còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng, cả
đội ngũ và phương tiện trang thiết bị, cơ cấu đại học bất hợp lý, tỷ
lệ giữa các khoa, ngành học, cấp học không cân đối.
(3) Tư tưởng, nội dung và phương pháp giáo dục ở những mức độ
khác nhau còn thoát ly yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, lạc
hậu với sự phát triển văn hoá, khoa học của thời đại.
Từ đó nghị quyết đã đưa ra những phương hướng cải cách chủ yếu sau
đây:
- Nâng cao tố chất dân tộc, đào tạo ngày càng nhiều, càng tốt nhân tài
- Giao trách nhiệm phát triển giáo dục cơ sở cho địa phương, từng
bước thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm.
- Điều chỉnh cơ cấu giáo dục trung học, ra sức phát triển GD kỹ thuật
nghề nghiệp.

24


- Sửa đổi kế hoạch chiêu sinh của các trường đại học và chế độ phân
phối sinh viên tốt nghiệp. Mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học.
- Tăng cường lãnh đạo, huy động các nhân tố tích cực của các mặt,
bảo đảm tiến hành thắng lợi cải cách thể chế GD.
Ngay sau khi nghị quyết ra đời, hàng loạt chủ trương, biện pháp đã
được triển khai. Ngay trong năm 1985 TQ đã thành lập Uỷ ban giáo dục nhà
nước thay cho Bộ giáo dục trước đây. Uỷ ban này trực thuộc Quốc Vụ Viện
và do ông Lý Bằng làm chủ tịch.
Uỷ ban có trách nhiệm soạn thảo và đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo
cho toàn ngành giáo dục, lập kế hoạch phát triển giáo dục, phối hợp công tác
giáo dục của nhiều bộ, ngành và cơ quan khác nhau, tổ chức và hướng dẫn

thực hiện cải cách GD theo một phương án toàn diện.
Để thúc đẩy quá trinhf cải cách nhanh chóng, có hiệu quả, tại từng
thời điểm cần thiết. Đảng và Nhà nước lại ban hành những văn bản pháp quy
như “Luật giáo dục nghĩa vụ” 8 năm (12/4/1986), chỉ thị của Trung ương
Đảng cộng sản Trung Quốc về cải cách và tăng cường công tác giáo dục đạo
đức trong các trường tiểu học và trung học (25/12/1988).
Để có thể hiểu đầy đủ hơn những vấn đề then chốt trong cải cách GD
đại học và chuyên nghiệp, rút ra được những bài học kinh nghiệm, chúng ta
sẽ xem xét một cách hệ thống các vấn đề cơ bản dưới đây:
2.1 Những quan điểm tư tưởng, những mục tiêu và giải pháp
chiến lược.
2.1.1. Về vai trò vị trí của giáo dục: Muốn xây dựng và phát triển
đất nước phải đề cao vai trò vị trí của giáo dục, phải tôn trọng tri thức, trọng
dụng nhân tài. GD giữ vị trí chiến lược hàng đầu.
25


×