ÔN TẬP SINH 1O – CƠ BẢN.
Câu 1. Cơ thể người gồm những cấp tổ chức:
A. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
B. Tế bào, cơ quan, quần thể.
C. Cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
D. Tế bào, cơ quan, quần thể, quần xã.
Câu 2. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều không ngừng trao đổi chất và
năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm nào của tổ chức sống:
A. Hệ sống là hệ mở.
B. Hệ sống có khả năng tự điều chỉnh.
C. Hệ sống là một thể thống nhất.
D. Hệ sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 3. Địa y là sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam nên được xếp vào giới:
A. Nấm.
B. Khởi sinh.
C. Nguyên sinh.
D. Thực vật.
Câu 4. Các loài sinh vật hiện nay tuy rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có
chung đặc điểm:
A. Sống trong những môi trường gần giống nhau.
B. Đều có chung một tổ tiên.
C. Đều được cấu tạo từ một tế bào.
D. Đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 5. Iôt trong cơ thể người tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu nó sẽ
gây bệnh:
A. Bướu cổ.
B. Đao.
C. Ung thư máu.
D. Hồng cầu hình liềm.
Câu 6. Nhờ có tính phân cực cao nên nước có vai trò:
A. Là dung môi hoà tan nhiều chất tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá.
B. Làm ổn định nhiệt độ cơ thể.
C. Làm giảm nhiệt độ cơ thể.
D. Giúp cây thoát hơi nước dễ dàng.
Câu 7. Đường đôi được hình thành do hai đường đơn liên kết với nhau bằng
liên kết:
A. Glucôzit.
B. Peptit.
C. Hyđrô.
D. Photpholipit.
Câu 8. Lớp mỡ của động vật ngủ đông có tác dụng:
A. Dự trữ năng lượng.
B. Cấu tạo hoocmon.
C. Chống thoát hơi nước.
D. Cấu tạo màng tế bào.
Câu 9. Prôtêin được cấu tạo từ:
A. 10 loại axit amin khác nhau.
B. 15 loại axit amin khác nhau.
C. 20 loại axit amin khác nhau.
D. 25 loại axit amin khác nhau.
Câu 10. Các axit amin liên kết với nhau tạo chuỗi polypeptit có cấu trúc bậc một
nhờ liên kết:
A. Peptit.
B. Hyđrô.
C. Este.
D. Glycôzit
Câu 11. Tế bào nhân sơ có cấu trúc gồm 3 phần chính:
A. Màng sinh chất, tế bào chất và ADN vòng.
B. Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
C. Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
D. Màng sinh chất, tế bào chất và các bào quan.
Câu 12. Vi khuẩn Gram dương khi bị nhuộm màu sẽ có màu:
A. Tím.
B. Xanh.
C. Đỏ.
D. Vàng.
Câu 13. Roi của vi khuẩn có chức năng giúp vi khuẩn:
A. Di chuyển theo dạng sóng.
B. Tiếp cận với virut.
C. Có khả năng tiếp hợp
D. Bám vào bề mặt vật chủ.
Câu 14. ATP được cấu tạo gồm 3 thành phần:
A. Ađenin - đường ribôzơ – 3 nhóm photphat.
B. Timin - đường ribôzơ – 3 nhóm photphat.
C. Guanin - đường ribôzơ – 3 nhóm photphat.
D. Xitôzin - đường ribôzơ – 3 nhóm photphat.
Câu 15. Năng lượng ở trạng thái sẵn sàng sinh ra công là:
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Cơ năng.
D. Nhiệt năng.
Câu 16. ADN vừa đa dạng vừa đặc thù là do:
A. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. ADN có các bậc cấu trúc không gian khác nhau.
C. Số lượng các nucleôtit khác nhau.
D. Số lượng, thành phần,trật tự sắp xếp các nucleotit khác nhau.
Câu 17.
ÔN TẬP SINH 10 - NÂNG CAO.
Câu 1. Nồng độ các chất trong cơ thể người được duy trì ổn định; nếu
mất cân bằng thì cơ thể sẽ đưa về trạng thái bình thường nhờ cơ chế:
A. Trao đổi chất.
B. Sinh sản.
C. Tự điều chỉnh.
D. Tự nhân đôi.
Câu 2. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều không ngừng trao đổi chất
và năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm nào của tổ chức sống:
A. Hệ sống là hệ mở.
B. Hệ sống có khả năng tự điều chỉnh.
C. Hệ sống là một thể thống nhất.
D. Hệ sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 3. Các bậc phân loại trong sinh giới được tổ chức từ thấp đến cao
là:
A. Loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới.
B. Loài – chi – bộ – họ – lớp – ngành – giới.
C. Loài – bộ – chi – họ – lớp – ngành – giới.
D. Loài – họ – bộ – chi – lớp – ngành – giới.
Câu 4. Hổ thuộc loài tigris, thuộc chi Felis. Tên khoa học của hổ là:
A. Tigris Felis.
B. Felis tigris.
C. Tigris felis.
D. Felis Tigris.
Câu 5. Quyết là thực vật có đặc điểm:
A. Chưa có hệ mạch.
B. Tinh trùng không roi.
C. Thụ tinh nhờ nước.
D. Thụ tinh nhờ côn trùng.
Câu 6. Giới động vật có nguồn gốc từ:
A. Nấm sợi đơn bào nguyên thủy.
B. Tảo lục đa bào nguyên thủy.
C. Tập đoàn đơn bào trùng roi nguyên thủy.
D. Tập đoàn trùng biến hình nguyên thủy.
Câu 7. Fe chiếm tỉ lệ nhỏ so với khối lượng cơ thể người, nhưng là
thành phần quan trọng của:
A. Hemoglobin trong hồng cầu.
B. Máu.
C. Các bào quan trong tế bào.
D. Bạch cầu.
Câu 8. Khi chạm tay là lá cây trinh nữ, lá cây cụp lại là do:
A. Tế bào lá cây thoát hơi nước nhanh.
B. Tế bào lá cây hút no nước nhanh.
C. Tế bào cuống lá thoát hơi nước nhanh.
D. Tế bào cuống lá hút no nước nhanh.
Câu 9. Vỏ kitin ( bộ xương ngoài của tôm, cua, côn trùng...)là một loại
đường đa mà đơn phân là glucozo liên kết với nhóm:
A. Saccarôzơ.
B. Fructôzơ.
C. N – axêtylglucôzamin.
D. Galactôzơ.
Câu 10. Loại lipit nào có vai trò chính trong dự trữ năng lượng:
A. Dầu thực vật, mỡ động vật.
B. Photpholipit, dầu, mỡ.
C. Sreroit, dầu, mỡ.
D. Photpholipit, Sreroit.
Câu 11. Tính đa dạng đặc thù của prôtein được quy định bởi:
A. Sự sắp xếp của 20 loại axit amin.
B. Số lượng các axit amin khác nhau trong phân tử prôtêin.
C. Sự đa dạng của gốc R.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau.
Câu 12. Insulin điều chỉnh lượng đường glucôzơ trong máu là loại:
A. Prôtêin cấu trúc.
B. Prôtêin hoocmon.
C. Prôtêin bảo vệ.
D. Prôtêin enim.
Câu 13. Một vòng xoắn ADN gồm có:
A. 10 cặp Nuclêôtit.
B. 10 Nuclêôtit.
C. 34 cặp Nuclêôtit.
D. 34 Nuclêôtit.
Câu 14. Phân tử mARN chứa khoảng:
A. Từ 80 -100 đơn phân.
B. Hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân.
C. Hàng trăm đến hàng vạn đơn phân.
D. Hàng ngàn đến hàng triệu đơn phân.
Câu 15. Các tế bào gan bình thường của người sẽ phân bào:
A. 1 lần trong 1 ngày.
B. 2 lần trong một ngày.
C. 1 lần trong 1 năm.
D. 2 lần trong 1 năm.
Câu 16. Trong nguyên phân, giai đoạnphân chia vật chất di truyền thực
chất xãy ra ở:
A. Kỳ đầu.
B. Kỳ giữa.
C. Kỳ sau.
D. Kỳ cuối.
Câu 17. Từng cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt
phẳng xích đạo của thoi vô sắc xãy ra ở kỳ nào trong giảm phân:
A. Kỳ đầu I.
B. Kỳ giữa I.
C. Kỳ sau II.
D. Kỳ giữa II.
Câu 18.