Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài tiêu luaan van hoa am thuac que huong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.25 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày rất gần gủi
và rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với
những mức độ khác nhau. Ngay từ xưa ông bà ta đã rất coi trọng việc ăn uống, thế nên
tục ngữ mới có câu: “Có thực mói vực được đạo”, “ăn coi nồi ngồi coi hướng”.
Ngày nay khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao
hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà dần hoàn thiện hơn. Nó đã vượt qua giới hạn “ ăn
no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực không còn đơn thuần là cái giá
trị vật chất mà xa hơn đó là yếu tố văn hóa , bản sắc dân tộc của một vùng miền. Tìm
hiểu về nền ẩm thực của một vùng miền chính là tìm hiểu về lịch sử ,con người và văn
hóa của vùng đất ấy. Qua đó nâng cao vốn hiểu biết và lòng từ hào dân tộc trong mỗi
chúng ta .
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Đồn anh hùng , tôi thấy tự nhào về điều đó, đó
là một vùng quê có cuộc sống vừa êm đềm vừa nhộn nhịp của vùng thị xã, nơi có dòng
sông Gianh hiền hòa chảy qua, và nhũng cánh đồng lúa bát ngát cánh cò bay. Tuổi thơ
của tôi cũng lớn lên từ đó , nó nuôi dưỡng tâm hồn tôi biết yêu mảnh đất và con người
nơi đây. Tôi nhớ cái cảm giác đi chăn trâu rồi lượm lúa hồi trước, nhưng cuộc sống giờ
đây đổi khác rồi, cuộc sống đầy đủ cả vật chất cả tinh thần song cái nét đẹp đó vẫn lưu
lại trong tiềm thức con người nơi đây. Thời tiết của tháng 12 vô cùng lạnh lẽo, cái lạnh
không phải thấu da, thấu thịt như những cái lạnh của năm ngoái nó làm tôi lại nao nao
nhớ đến cái vị của món cốm non hay món khoai luộc, nó còn thúc dục nỗi nhớ quê
hương của những người xa xứ, làm cho họ nghĩ về hương vị quê hương.
Miền đất mà tôi đang nhắc đến là Thị Xã Ba Đồn đó cũng có thể gọi là một xứ sở
ẩm thực bởi có nhiều món ăn rất nổi tiếng đó là món cháo canh – ram và món bánh
xèo như thấm đượm hương vị vùng đất này. Ngày nay xã hội ngày càng phát triễn
nhưng những món ăn ấy vẫn giữ mãi hương vị đậm đà. Nên bản thân tôi tự nhận thấy
cần phải nghiên cứu, khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất quê tôi để gìn giữ và
phát triển. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ẩm thực miền Trung nói chung và ẩm thực Ba Đồn nói riêng đã có nhiều công


trình nghiên cứu và đạt được những thành tựu to lớn . Trong những năm gần đây khi
các phương tiện thông tin đại chúng phát triển thì những nét đặc trưng và bản sắc văn


hóa dân tộc của Ba Đồn được giới thiệu khắp nơi. Tuy nhiên số lượng bài viết và chất
lượng truyền thông còn có hạn chế. Một số bài viết được đăng tải trên mạng thông tin
chỉ phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin của người đọc nhưng chưa mở rộng lắm.
Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp nên có một số đề tài nghiên cứu tôi chưa cập
nhật được tôi sẻ cố gắng bổ sung sau.
3. Nhiệm vụ và phương hướng nghiên cứu
Xây dựng đề tài này đặt ra trong tôi những nhiệm vụ lớn lao nhằm duy trì và phát
triển nền văn hóa ẩm thực của quê nhà, nhằm quảng bá hương vị món cháo canh Ba
Đồn, món bánh xèo để cho mọi người biết đến và sẻ tìm về vùng đất này để thưởng
thức.Chính vì vậy cần có các phương pháp nghiên cứu sát thực tế để tìm ra những mặt
mạnh và khắc phục những mặt hạn chế để dần đưa món ăn này thành một món ngon
quê hương.
Trước hết phải thông qua tìm hiểu thực tiễn tại vùng quê này để biết quả trình hình
thành cũng như từng giai đoạn hình thành và phát triển , đồng thời chia sẻ khó khăn
trong quá trình gìn giữ và phát triển hương vị vủa quê hương. Sau khi thu thập được
thông tincần phải thống kê miêu tả từng giai đoạn cụ thể, cách thức làm như thế nào?
Vì sao phải làm như vậy? từ đó kết hợp miêu tả, lời kể để xây dựng đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bản sắc văn hóa ẩm thực của Ba Đồn là một bộ phận của văn hóa ẩm thực của
Quảng Bình thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn nữa do điều kiện và phạm vi
của một bài tiểu luận nên tôi giới hạn như sau:
- Nói đến món cháo canh – ram của vùng đất Ba Đồn, miêu tả cách chế biến món
ăn này
- món bánh xèo Ba Đồn từ đó nói lên tầm ảnh hưởng của nó đến các vùng khác,
miêu tả ách làm món bánh xèo từ đó nói lên vẻ đẹp của nền văn hóa ẩm thực của vùng
đát Ba Đồn

5. Ý nghĩa của đề tài
Văn hóa ẩn thực của một vùng quê mang giá trị tốt đẹp cho một vùng quê. Ở đó nó
được gìn giữ và phát triển qua tuengf giai đoạn khác nhau, qua bao thời gian nó vẫn
lưu giữ được hương vị đậm đà của quê hương


Nói đến ẩm thực của một vùng miền tôi muốn nêu nổi bật hương vị đặc trưng của
món cháo canh – ram và bánh xèo vủa vùng đất Ba Đồn. Qua đó người đọc thấy được
truyền thống văn hóa ẩm thực của con người nơi đâykhông chỉ giỏi trong chống giặc
ngoại xâm mà còn có một nền văn hóa ẩm thực thấm đượm tình quê.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp diễn dịch – quy nạp
Ngoài những phương pháp nói trên tôi còn sử dụng một số phương pháp có liên
quan đến đê tài để đạt mục đích tốt nhất cho quá trình nghiên cứu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1: Khái niệm văn hóa
Khi nhắc đến khái niệm văn hóa thì hiện nay có rất nhiều khái niệm. Trong lịch s,
khái niệm văn hóa xuất hiện ất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong
thời kì cổ đại ở Trung Quốc văn hóa được hiểu là cách thức diều hành của xã hội của
tầng lớp thống trị dùng văn hóa và giáo hóa , dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm
hoá con người
Ở đây tôi chỉ nêu khái niệm văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn văn
hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm.” Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác của con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
1.2: Bản sắc văn hóa là gì?

Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong
lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
1.3: Ẩm thực Việt Nam – văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống nhất là đối với
con người Việt Nam, ẩm thực không chỉ nét văn hóa về thể chất mà còn là văn hóa về


tinh thần và qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con
người , trình độ văn hóa , địa lý, phong tục trong cách ăn uống.
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như tính hòa đồng
,tính đa dạng đậm đà hương vị . Đặc biệt là ăn thành mâm , sử dụng đũa và không thể
thiếu cơm là tập quán chung của của dân tộc. Người miền trung lại ưa dùng những
món ăn có vị cay nồng. Ẩm thực miền Trung thường nổi tiếng với mắm tôm chua , các
loại mắm ruốc.
CHƯƠNG II: THỊ XÃ BA ĐỒN – ĐẶC ĐIỂM MỘT VÙNG ĐẤT
Thị Xã Ba Đồn là một vùng lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Với địa thế trải dài
từ 17042' đến 17059' vĩ độ bắc và 106015' đến 106059' kinh độ đông. Diện tích
khoảng 612km2, dân số khoảng 199 ngàn người, mật độ trung bình là 325 người/km2.
Ba Đồn có sông Gianh nổi tiếng trong lịch sử thời Trịnh-Nguyễn phân tranh
2.1 Vị trí địa lí
Ba Đồn có ranh giới phía bắc giáp với huyện Quảng Trạch, phía nam giáp huyện Bố
trạch, phía tây giáp với huyện Tuyên Hóa và phía đông giáp với biển đông có chiều dài
bờ biển khoảng 35 km với môi trường sạch đẹp dọc theo các xã , Quảng Phúc, Quảng
Thọ. Ba Đồn có bãi biển Quảng Thọ đẹp nổi tiếng.
Thị xã Ba Đồn là trung tâm đang được xây dựng mở rộng phát triển thành thị xã. Vùng
Nam bao gồm 9 xã có con sông Gianh uốn lượn theo dòng. Cầu Quảng Hải đã được
khởi công từ đầu tháng 9/2003 và đã được thông xe kỹ thuật sáng 29/8 sau hơn 6 năm
thicông. Thị xã Ba Đồn. Các xã: Quảng Thọ, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng
Thuận, Quảng Xuân,Quảng Thanh, Quảng Hợp, Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng
Đông, Quảng Liên, Quảng Tiến, Quảng Châu,Quảng Lưu, Quảng Trường ,Quảng Hải,

Quảng Văn, Quảng Lộc, Quảng Hòa, Quảng Minh, Quảng Sơn,Quảng Thủy, Quảng
Trung, QuảngTân, QuảngTiên.
2.2. Điều kiện phát triển kinh tế
Thị xã Ba Đồn được thành lập ngày 20-12-2013 theo Nghị quyết 125 của Chính
phủ. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu mốc son mới trong tiến trình phát triển
của quê hương. Với vai trò quan trọng là trung tâm kinh tế, văn hóa phía bắc của tỉnh,
là cửa ngõ kết nối với các đô thị khu vực Bắc Trung bộ, vùng kinh tế Nam Hà TĩnhBắc Quảng Bình trong hành lang kinh tế Đông-Tây.


Dấu ấn bước đầu trong phát triển kinh tế
Sau hơn 1 năm thành lập vượt qua khó khăn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã
Ba Đồn từng bước phát huy tốt tiềm năng, lợi thế giành được nhiều kết quả quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội. cơ cấu kinh tế của thị xã được chuyển dịch theo
hướng tích cực: nông-lâm-thủy sản chiếm 26,6%, công nghiệp xây dựng chiếm 33,4%
và thương mại dịch vụ chiếm 40%. Trong năm qua, thị xã thu ngân sách đạt trên 90 tỷ
đồng (vượt 43% so với kế hoạch đề ra), nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt
23,5 triệu đồng/người/năm. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có sự chuyển biến mạnh
mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông
thôn qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nông nghiệp
ứng dụng công nghệ, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Về
công nghiệp - TTCN có những bước chuyển biến tích cực đa dạng về ngành nghề,
chất lượng sản phẩm càng được nâng cao… Các ngành nghề dịch vụ trên địa bàn thị
xã ngày càng mở rộng và phát huy hiệu quả. Hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh
buôn bán ở phường Ba Đồn và các chợ ở nông thôn được quan tâm đầu tư mở rộng,
hàng hóa lưu thông trên địa bàn đa dạng và phong phú đã góp phần ổn định sản xuất
và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Công tác chính sách xã hội được các cấp chính
quyền thị xã thực hiện khá hiệu quả, nhờ vậy đã giải quyết việc làm cho 4.200 lao
động trong năm 2014. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thị xã không ngừng
được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,6% năm 2013 xuống còn 7,6% năm 2014, số
hộ giàu và hộ khá ngày càng tăng lê



Thị xã đã huy động và đầu tư 225 tỷ đồng từ nguồn lực trong nhân dân và tranh thủ
các nguồn vốn từ các dự án trợ giúp để ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để xây dựng
hoàn thành các tuyến đường giao thông Quảng Minh-Quảng Hòa, Quảng Thuận-Quốc
lộ 1A, tuyến kè chống sạt lở xã Quang Trung, cầu Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc), tuyến
đường Lâm Úy và các công trình phúc lợi xã hội khác như: Trường tiểu học số 2
Quảng Hòa, các trường mầm non xã Quảng Thủy, Quảng Tiên và Quảng Phúc, các
công trình dự án tại các xã bãi ngang, chương trình kiên cố hóa kênh mương... Ngoài
ra, một số địa phương tự huy động vốn để làm đường cấp phối, quy hoạch thôn, xóm,
quy hoạch đồng ruộng phục vụ đời sống giao thông đi lại cho nhân dân theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo của thị xã Ba Đồn.
Trong công tác quản lý đô thị, thị xã tiếp tục trồng và tăng cường công tác bảo quản
cây xanh, vỉa hè, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, vườn hoa, cây cảnh,
đầu tư hệ thống ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự văn minh đô thị, tạo
nét đẹp riêng của một đô thị mới. Đặc biệt, nhằm khơi dậy ý thức chung tay xây dựng
thị xã Ba Đồn “xanh-sạch-đẹp, văn minh, lịch sự, hiện đại”, thị xã đã phát động cuộc
vận động lớn về thực hiện nếp sống văn minh đô thị trong từng tổ dân phố, gia đình và
trong ý thức mỗi người dân. Nhờ vậy, ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa giao thông,
ý thức giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn thị xã
đã dần đi vào nền nếp.
2.3 Văn hóa và tiềm năng du lịch của thị xã Ba Đồn
Những đặc điểm về vị trí địa lý, đặc trung của địa hình, cảnh quan thiên nhiên, lịch sử
văn hoá đã tạo cho Quảng Bình những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Là một
đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Bình, Thị xã Ba Đồn có nhiều tiềm năng, lợi thế
để phát triển du lịch: Hệ thống giao thông thuận lợi với các tuyến QL1A, QL12A,
tuyến đường sắt Bắc – Nam… Là một đô thị trẻ đã và đang từng bước hoàn thiện cơ
sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị xanh-sạch-đẹp; Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị
trong đó có 14 di tích được xếp hạng: 8 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh cùng
với nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên (Hội vật của Thị xã, Lễ hội

Cướp Cù – Phường Quảng Long, Lễ Hội Đua thuyền – Quảng Tân, Quảng Sơn…).
Ngoài ra Thị xã còn có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan (Quảng Văn,
Quảng Thọ); làm nón lá (Quảng Tân, Quảng Thuân)… cùng với các sản phẩm văn hoá
ẩm thực đa dạng: Bánh xèo, cháo bánh canh Ba Đồn, đặc sản chắt chắt – Sông
Gianh… mang đậm đà dấu ấn quê hương và đã đi vào trong tiềm thức của rất nhiều du
khách. Hiện nay, Ba Đồn đang bảo tồn, giữ gìn và phát huy Nghệ thuật Ca Trù môn
nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.


Hiện nay, Thị xã Ba Đồn có 3 danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch của
tỉnh Quảng Bình gia đoạn 2015-2020 bao gồm: Khu du lịch sinh thái Cồn Két tại
Phường Quảng Thuận; Khu du lịch cộng đồng – du lịch làng nghề tại các xã, phường;
Tour du lịch trên sông đi Phong Nha- Kẻ Bàng. Ngoài ra Thị xã cũng đang lên kế
hoạch xây dựng một số Tour, tuyến du lịch như: Tour du lịch hang động bằng đường
thuỷ xuất phát từ Ba Đồn; Tour du lịch biển – đi Khu kinh tế Hòn La – Viếng mộ Đại
tướng Võ Nguyên Giáp – Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh (Huyện Quảng Trạch); Tour
du lịch Ba Đồn – Thôn Chay, Quảng Sơn; Tour du lịch thăm quan trải nghiệm các làng
nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hoá… Ông Trần Văn Luận, Chủ tịch
UBND Thị xã Ba Đồn cho biết: “Thị xã Ba Đồn sẽ tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu
tư về cung cấp thông tin, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, các cơ chế chính
sách ưu đãi… để các nhà đầu tư có thể yên tâm thực hiện dự án”.
2.4 Chợ phiên Ba Đồn – nét văn hóa cổ
Chợ Ba Đồn là một trong những chợ cổ nhất của tỉnh Quảng Bình. Trải qua bao thăng
trầm của thời gian, nơi đây vẫn duy trì hình thức họp chợ phiên, tạo nên vẻ độc đáo có
tính chất truyền thống ngay trong lòng một thị xã vừa được thành lập. Đặc biệt, trong
tương lai với ưu thế của một ngôi chợ của thị xã, chợ Ba Đồn sẽ trở thành một khu
trung tâm buôn bán lớn và sầm uất bật nhất của vùng Bắc Quảng Bình...
Thưở xưa, chợ Ba Đồn cổ chỉ đóng dưới một vòm cây đại thụ, cao hàng chục mét, có
tán lá rộng. Sở dĩ có tên Ba Đồn là vì về đời Hậu Lê, Chúa Trịnh có lập ba đồn lính
đóng ở chung quanh thị trấn là Đồn Trung Thuần, Đồn Phan Long và Đồn Xuân Kiều.

Đến thời Pháp thuộc, chợ Ba Đồn được dựng thành 5 đình lớn kế tiếp nhau, nền láng
xi măng và mái lợp ngói Hồng Ký. Đến hẹn lại lên, mỗi tháng chợ họp 3 phiên vào
các ngày mồng 6, 16, 26 âm lịch và chỉ họp một ngày thì tan. Mỗi phiên có đến hàng
ngàn người đổ về từ các vùng đất như: Bắc Kỳ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa
Thiên cho đến Quảng Nam với nhiều sản vật như: lúa, gạo, tơ lụa, gỗ, song mây, trâu
bò…. Năm 1964, Mỹ phát động chiến tranh ném bom phá hoại ra miền Bắc, chợ Ba
Đồn bị bom Mỹ đánh phá thành chiến địa. Hòa bình lập lại, đáp ứng nhu cầu trao đổi,
giao lưu buôn bán của nhân dân, chợ dời về sinh hoạt tại cầu Kênh Kịa và mở thêm 3
phiên mỗi tháng, đó là vào các ngày mùng 1, 11 và 21 âm lịch hàng tháng. Song phiên
có số 6 mới là phiên đại bởi có nhiều chủng loại hàng hóa, đông người tham gia nhất.


Ảnh: Chợ phiên Ba Đồn – nét văn hóa cổ
Ngày nay, chợ Ba Đồn được xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ và nằm cạnh bến đò
Cửa Hác trên vị trí chợ cũ trước đây. Với khuôn viên rộng trên 47.000m2, chợ được
thiết kế có 3 đình chính và xây lợp ngói đã thu hút trên 1.400 hộ kinh doanh. Riêng
chợ phiên được quy hoạch thành một khu vực sân trời để người dân có cơ hội mua
bán.

Vào những ngày chợ phiên, người dân từ các xứ mang hàng nông sản như: ngô, đậu


tương, rượu, lợn, gà, mật ong, chè, rau quả… đến trao đổi, mua bán. Chợ cũng bán đủ
mọi thứ hàng hóa từ vải, áo quần, mũ nón, đến rau cỏ, thịt cá, đồ khô, hay hàng ấm
chen, bát đĩa, cho đến các động vật sống, nông cụ... Vì vậy, mỗi một mặt hàng được
quy định bày bán theo vị trí sắp xếp từng dãy ngồi và cố định để người mua dễ tìm, dễ
trao đổi. Đặc biệt, vào phiên chợ ngày 6, người ta còn tổ chức chợ bò nhằm trao đổi,
mua bán trâu, bò của nhân dân trong tỉnh và các nơi khác về. Tại các phiên chợ, nhiều
món ăn đặc sản gắn liền với nhiều vùng quê Quảng Trạch cũng được bày bán như: thịt
chó Quảng Long, bánh ướt Tân An, bánh đúc, bánh xèo Quảng Hòa, bánh dày, bánh lá

Hòa Ninh, cháo canh Ba Đồn... với giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo.
Chị Trần Thị Sinh, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch cho biết: “Tôi tham gia chợ
phiên đã hơn 3 năm. Theo tôi thấy chợ phiên ngày nay đông đúc hơn và có nhiều mặt
hàng so với trước. Những mặt hàng được bày bán chủ yếu do người bán tự làm ra”.
Chính việc người tiêu dùng được mua nhiều mặt hàng truyền thống của địa phương,
nên chợ Ba Đồn đã trở thành một trong những hình thức quảng bá và tiêu thụ hàng
Việt rất hiệu quả. Bởi hầu hết những hàng hóa bày bán ở chợ phiên là những sản phẩm
của các làng nghề truyền thống ở đôi bờ sông Gianh. Đáng nói, giá hàng hóa ở đây
cũng thấp hơn so với các kênh phân phối khác. Ngoài hiệu quả kinh tế, chợ Ba Đồn
còn là nơi giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, đặc biệt là lao
động ở nông thôn. Hiện chợ đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 1.400
thương nhân buôn bán cố định và lưu động tại chợ. Trong đó, số lượng người bán
thường xuyên cố định chiếm khoảng trên 80%.
Ông Lê Thành Sơn, Đội trưởng Đội quản lý chợ Ba Đồn cho biết: “Trong những ngày
có chợ phiên, công tác quản lý cũng như công tác phòng chống cháy nổ luôn được
tăng cường, đặc biệt là về mặt thời gian. Vào mùa hè, bà con tham gia mua bán ở chợ
phiên Ba Đồn thường rất sớm, từ 4h sáng đã có nhiều bà con bày bán nên chúng tôi
cũng phải có mặt ở chợ vào thời gian này để đảm bảo an ninh trật tự, giúp bà con mua
bán được thuận tiện”.
Chợ Ba Đồn từ lâu với những nét đẹp cổ truyền đã đi vào tâm hồn của biết bao người
dân vùng Quảng Trạch với câu dân ca “Ba Đồn một tháng sáu lần/Chợ phiên tụ điểm
xa gần bán mua”. Đã có rất nhiều ngôi chợ khang trang mọc lên trong vùng nhưng chợ
Ba Đồn vẫn thu hút lượng người bán, mua sầm uất bởi những nét riêng độc đáo của
nó. Với tuổi đời đã mấy trăm năm, chợ Ba Đồn ngày nay kiêu hãnh tọa lạc trên một
tuyến đường chính của thị xã Ba Đồn và sẽ mãi là một trung tâm kinh tế, thương
CHƯƠNG III. VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA VÙNG ĐẤT THỊ XÃ BA ĐỒN .


I. Nét đẹp trong món cháo canh cá lóc
người .Đến Ba Đồn ăn “cháo tình duyên”


Ba Đồn trong tiềm thức của con

Từ Phong Nha xuôi về thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. Vị khách dừng xe nghỉ chân ở bờ
bắc cầu Gianh, cây cầu bắc qua sông Gianh lịch sử, con sông đã từng là giới tuyến
chia cắt xứ Đàng Trong – Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn. Ghé vào một quán ăn nhỏ
vắng vẻ ngay đầu cầu khi đã quá trưa, hàng quán chẳng còn gì. Cô chủ quán thông
cảm làm cố cho tôi bát cháo canh. Bát cháo ăn tạm khi cơ nhỡ, ai ngờ cháo canh Ba
Đồn lại là đặc sản vùng cửa sông Gianh.
Cô chủ quán làm cháo rất nhanh và đơn giản, chỉ cần có nồi nước sôi là coi như
móncháo đã xong. Cháo canh Ba Đồn nấu từ bột gạo, khi nước sôi, người nấu thái bột
đã cán mịn thành từng sợi mỏng cho vào nồi nước, để chừng vài phút nước sôi lại rồi
cho thêm cá, nêm gia vị, hành tươi rồi bắc xuống, múc ra bát là xong.Nhìn qua bát
cháo canh Ba Đồn hơi giống món bánh canh ở Huế, Hội An hay Đà Nẵng nhưng có
điểm khác là sợi cháo được thái từng sợi dài vào nồi nước chứ không nấu từ sợi khô
như bánh canh. Cá ở đây là cá biển, không phải cá sông và đã được làm từ trước, luộc
chín, gỡ thịt, nêm nếm đầy đủ gia vị rồi bỏ vào chảo xào qua với hành phi cho thấm
gia vị và có mùi thơm.
Cháo canh Ba Đồn đơn giản mà rất thơm ngon, sợi cháo dai mà mềm giòn rất lạ, khi
nào ăn thì mới nấu nên bát cháo rất hấp dẫn. Ngồi ăn bát cháo thơm ngon, đậm đà
hương vị đồng quê quyện hương của biển bên đầu cầu Gianh, vừa nghe cô chủ quán
kể chuyện tình cháo canh Ba Đồn tôi mới hiểu vì sao cháo canh nơi đây lại đặc biệt và
trở thành đặc sản.
Chuyện kể rằng, khi Đàng Trong – Đàng Ngoài còn phân tranh, dòng sông Gianh là
giới tuyến. Một người lính canh đồn Đàng Ngoài yêu một người con gái phía bờ Nam.
Người con gái vốn là con một ngư dân, hàng ngày cô vẫn làm món cháo canh rồi đưa
thuyền bán cho ngư dân trên sông và cả những người dân bờ Bắc.
người lính bên bờ Bắc và cô gái rồi cũng về ở với nhau. Khi quan cai lính Đàng Ngoài
biết chuyện, họ cấm không cho hai người nên duyên, người Đàng Trong không được
cưới người Đàng Ngoài. Khóc hết nước mắt, đôi trai gái ở miền thảo dã biên thùy chỉ

xin cùng ở lại phía Bắc một đêm. Đêm đó, cô gái nấu một nồi cháo thật lớn để đãi cả
đồn lính canh. Món cháo cô thường nấu là cá từ sông Gianh đánh bắt được, nhưng
hôm đó, cô suy nghĩ thoáng qua, nấu cháo cá của dòng sông này, lỡ ai hỏi bắt cá phía
nào cũng… khó nói. Vậy nên cô đã mua cá biển của ngư dân để nấu cho bữa ăn ngày
chia ly.


Những người lính ăn, cái vị lạ, nồng thơm mùi biển, liền hỏi, sao không thấy cá sông
Gianh; có người hỏi, cá biển bắt ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài? Người con gái vô
danh ấy nói: “Cá ở biển thì làm sao phân biệt được đâu là Trong là Ngoài được, mời
các thầy đội cùng ăn”. Không ngờ chính cái sự đối đáp thông minh đó đã khiến quan
cai lính Đàng Ngoài đồng ý cho người con gái phía Đàng Trong làm dâu với điều kiện
anh lính phải giải ngũ. Từ đó, họ về phía sau, mở hàng bán món cháo canh cho những
người buôn bán ở vùng cửa sông Gianh, ở chợ Ba Đồn và những người lính hai bờ
Nam – Bắc.
Rời sông Gianh, rời thị trấn nơi cửa sông với món cháo canh Ba Đồn đặc biệt. Những
cảm xúc về món cháo canh và câu chuyện tình yêu đầy ý nghĩa ở nơi từng là giới
tuyến hai Đàng giản dị, mộc mạc mà đậm đà như hương vị cháo canh, thắm đượm tình
người như câu chuyện tình yêu, như tình người đất Quảng.
2. Cháo canh sự kết hợp hài hòa với món ram giòn, thơm ngon
Cháo canh có nguồn gốc từ món ăn người nghèo. Quê hương Quảng Bình của nó là
một vùng đất cát trắng nắng chang chang, vì thế đây là một món ăn có khả năng biến
hóa khôn lường, khi đói là món cháo, khi no lưng bụng là canh. Cái tên “ cháo canh”
cũng từ đó mà ra.
Ở Ba Đồn, người ta chỉ nấu cháo canh với cá thôi không trộn lẫn với gì khác được
.Dẫu những thứ thơm ngon khác như thịt, tôm tưởng sẻ làm món cháo ngon hơn thế
mà cho vào dân lại tẩy chay ngay. Người dân ở đây quan niệm rằng, cháo canh chỉ có
cá, cá càng tanh cháo càng ngon.
Để món cháo ăn đúng chuẩn của hương vị cháo canh Ba Đồn thì nhất thiết phải nói
đến món ram, ram thường được làm từ thịt lợn và nấm meo hoặc là miến dong cuốn

lại rồi rán lên cho giòn, ram ăn với món cháo canh như người Hà Nội ăn phở với quẩy.
Món này dù cho mùa đông giá lạng hay mùa hè nóng bức đều là một sự lựa chọn cho
bữa điểm tâm ngon lành. Một bát cháo canh thêm vài cái ram, vậy thôi đó dân dã lắm
mà đời cứ lên tiên.


Dừng lại bên một gánh cháo canh rồi ngồi ăn giữa bộn bề cuộc sống mới thấy thấm
thía bao sức lực tiều ngư sớm hôm chống chọi bất trắc ngoài khơi để mưu sinh, để
hương vị biển cả quê nhà về bờ. Hít hà nghe mùi hành phi, mùi ram rán cứ phảng
phất, cứ trộn lẫn vào nhau. Đó là mùi hương cháo canh Ba Đồn mà ai đã thưởng thức
một lần thì không thể nào quên, mà nhớ hương vị này nhất không ai khác vẫn là
những người con của mảnh đất Ba Đồn này.
3. Nguyên liệu dùng để nấu cháo chanh
Ai đã từng du lịch Quảng Bình một lần chắc hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị
thơm ngon đặc biệt của món cháo canh của nơi đây. Vậy làm món cháo canh
QuảngBình nhưthếnào?


1. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món cháo canh Quảng Bình
* Nguyên liệu chính
– Bột gạo : 250 gr
– Bột năng : 130 gr
– Nước : 600 ml
– Dầu ăn : 1 muỗng canh
– Muối : 1 muỗng cà phê
* Nguyên liệu làm nước dùng
– Cá lóc : 1 con
– Bột điều : 1 muỗng cà phê
– Hành tây : 1 củ
– Hành tím : 3 củ

– Hành lá, nước mắm, ớt, tiêu, chanh, ngò gai.
4. Sơ chế nguyên liệu
– Hành tím rửa sạch thái lát 1/2 còn 1/2 thì băm nhỏ.
– Hành lá và ngò gai thái nhỏ.
– Cá lóc khứa miếng, rửa sạch (nên rửa với nước muối để các bớt tanh)
5. Các bước làm món cháo canh Ba Đồn
Để làm ra được một món cháo canh Quảng Bình ngon đúng điệu, các bạn hãy thực
hiện theo các bước sau nhé :
Bước 1: Cho các nguyên liệu gồm bột gạo, nước, dầu, muối vào nồi và hòa tan.
Bước 2: Đặt nồii lên bếp khuấy đều nhẹ tay trên lửa nhỏ cho tới khi thấy bột đã hơi
sánh lại thì tắt bếp và nhắc nồi ra khỏi bếp.
Bước 3: Cho bột năng đã được chuẩn bị sẵn vào nồi và khuấy cho mịn.
Bước 4: Cho bột vào khuôn ép sau đó thả vào nồi nước đang sôi đã có một muỗng


canh dầu. (Nếu bạn không có khuôn ép thì cho vào một chiếc túi bao nilon đã cắt nhỏ
1 lỗ ở góc để bột có thể chảy ra, sau đó cho bột vào và bóp bột ra nồi nước sôi. Hoặc
bạn cũng có thể cán bột bánh canh ra thật mỏng rồi dùng dao cắt bánh canh thành sợi.)
Bước 5: Khi bột nổi lên, bánh canh trong lại thì đổ ra rổ, xả qua nước lạnh cho sạch là
xong.
* Hướng dẫn làm nước dùng
Bước 1: Đem có lóc đã được làm sạch vào nồi cùng với nồi nước đã được đun sôi.
(khoảng 3 tô nước + hành tây + 1/2 muỗng cà phê muối.). Để trên bếp khoảng 5 phút
thì vớt cá ra. Lọc nước cá qua 1 cái nồi khác và bỏ phần cặn.
Bước 2: Gỡ bỏ xương cá lóc và ướp cá với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê
đường, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, cùng hành tím và ớt đã
được thái lát sẵn vào trộn đều, ướp trong khoảng 10 phút để cá được thấm đều gia vị.
Bước 3: Đặt nồi nước dùng đã được lọc lên bếp đun cho đến khi sôi thì cho cá lóc đã
ướp gia vị vào nấu thêm 7-10 phút sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn. (Trong bước này
bạn nên để lửa vừa thôi nhé)

Bước 4: Phi thơm hành băm cùng một muỗng canh dầu, sau đó cho thêm bột điều vào
chảo đảo đều thì tắt bếp. Cho hỗn hợp này vào nồi nước dùng.

6.Trình bày:


Sau một hồi hì hục chuẩn bị thì món cháo canh Quảng Bình “handmade” đã đươc “ra
đời”. Tiếp theo là trình bày sao cho đẹp mắt. Bạn cho bánh canh ra bát sau đó chan
nước dùng vừa đủ, thêm vài miếng cá lóc cùng tiêu, ớt, hành ngò thái nhỏ lên trên.
Như vậy là bạn đã có được một bát cháo canh Quảng Bình thứ thiệt rồi đấy.
Món này bạn nên ăn nóng cùng với 1 chén nước mắm nguyên chất để giữ được hương
vị đặc trưng của món ăn nhé. Bạn cũng có thể ăn kèm món bánh canh Quảng Bình với
rau cải xanh thái nhỏ để tăng thêm “vị” cho món ăn.
II. ĐẾN VỚI QUẢNG HÒA THƯỞNG THỨC MÓN BÁNH XÈO ĐỘC ĐÁO
Bánh xèo – món ngon nhưng quá đổi thân quen với nhiều người dân Việt, bạn dễ dàng
tìm thấy bánh xèo ở nhiều nơi khi đi du lịch trên khắp đất nước này. Nhưng nếu đến
Quảng Bình, bạn sẽ bị thu hút ngay bởi món bánh xèo Quảng Hòa, độc lạ đó chính là
nguyên liệu gạo đỏ, nhờ vào bàn tay khéo léo của người dân đất Quảng Hòa mà
chiếc bánh xèo Quảng Hòa có hương vị riêng không lẫn vào đâu được.
2.1Hương vị riêng của bánh xèo Quảng Hòa
Dù ai đi ngược về xuôi, mỗi lần đến Quảng Bình đều ghế qua Quảng Hòa , ăn món
bánh xèo đặc sản nơi đây. Bánh xèo Quảng Hòa ngon không phải chỉ ở nguyên liệu
cái ngon là nhờ đôi bàn tay khéo léo, chiếc bánh ngon được làm ra từ đôi bàn tay của
người con đất Quảng. Cái vị thơm ngon ấy không thể lẫn đi đâu được.

2.2. Nguyên liệu – cách làm banh


Đó là thứ bánh được làm từ gạo đỏ, nhân có cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa, nước
chấm, đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Gạo làm bánh từ loại lúa mành đỏ, xay

bóc vỏ, ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay sau đó múc cả nước và gạo vào cối
xay thành bột mịn. Khuôn bánh dược làm to hơn miệng bát ăn cơm chút, thành khuôn
mỏng cao khoảng 1,5 cm. Khi tráng bánh thì bếp phải đỏ lửa và đều như thế bánh mới
nở dậy, khi khuôn đã nóng quét mỡ lên bề mặt của khuôn rồi mới tráng bánh lên.
Đồ ăn kèm với bánh gồm có các loại rau thơm, nộm, nước chấm và “cá chuối”. Món
Cá chuối ở đây lạ mắt nhất cũng chính là điểm khác biệt của bánh xèo Quảng Hòa
chính là những quả chuối sứ xanh vừa, được gọt vỏ, ngâm nhả nhựa chát rồi luộc lên,
tạo hình thành những con cá, con tôm rồi ướp cùng các loại gia vị muối, hạt nêm, tỏi,
ớt,…lúc sắp cá lên đĩa có thể rưới thêm một ít gia vị tỏi, ớt. Bánh xèo sẽ được cuộn
trong lớp bánh tráng cùng với rau sống, nộm rau củ, cá chuối rồi thưởng thức. Nên ăn
bánh ngay khi còn nóng để cảm nhận hương vị nguyên vẹn nhất, từng miếng bánh xèo
thơm mùi hành, giòm rụm lẫn trong vị thanh mát của rau củ, vị “cá chuối” chát nhẹ,
nước chấm đậm đà và chút dai dai thú vị của vỏ bánh tráng.
Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh
trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời
Bánh xèo là một món ăn đã khá thân thuộc với người dân Việt Nam nhưng có lẽ chỉ có
ở Quảng Hòa bạn mới có thể tìm thấy những chiếc bánh xèo gạo lứt ngon đúng điệu.
Bánh xèo vốn đã ngon rồi vậy mà món bánh xèo gạo đỏ Quảng Hòa dường như còn
ngon hơn nữa bởi hương vị và màu sắc rất đặc trưng của gạo lứt tạo thành.
Cách trình bày
Đôi khi món ăn không chỉ ngon bởi hương vị mà còn ở cách trình bày đẹp mắt, nhìn
vào có tính thẩm mĩ thì rất dể lôi kéo những vị khách sành ăn.


Cần phải kết hợp các màu sắc như thế nào để cho món ăn thêm hấp dẫn, và để món
bánh xèo ngon không thể thiêud một bát nước mắm đậm đà hương thơm
CHƯƠNG IV. NÂNG CAO VỊ THẾ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA VÙNG ĐẤT
THỊ XÃ ANH HÙNG.
1. Những hạn chế
Tùy hương vị món ăn bình dân, giản dị ấy đã đi vào tiềm thức của con người nơi đây,

nó là cả một sự kết hợp hài hòa giữa cái ngon, cái đẹp hay nói cách khác đó là nét
thẩm mỹ của món ăn nhưng xã hội càng phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng được
nâng cao chính vì vậy con người đang dần đánh mất đi cái ngon, cái đẹp của món ăn
ấy, chỉ vì một chút lợi nhỏ mà đôi khi vô tình đã làm mất đi hương vị của quê nhà.
2. Phương hướng phát triển
Nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người thì Đảng bộ nhà nước cần phải có hướng đi
đúng đắn để giữ gìn nét đẹp ẩm thực của vùng miền này: Cần phải có sự đầu tư trong
vấn đề quảng bá nét đẹp của ẩm thực bình dân nhưng không kém phần tao nhã.Bên
cạnh đó chính là sự nổ lực phát triển và sự sáng tạo của nhuengx con người nơi đây,
đó là sự tìm tòi, đúc kết, là sự học hỏi kinh nghiệm truyền thị bí quyết cho nhau. Mặt
khác có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp để tạo món ăn đó trở nên ngon
hơn,nhưng không phải vì vậy mà ta đánh mất đi nết đẹp riêng vốn có của ta. Hương vị
của món ăn ấy sẻ được biết đến với những vị khách du lịch, những người ao ước một
lần về với mảnh đất Quảng Bình tìm về thị xã Ba Đồn để được néo mùi vị thấm đượm
tình người đó.


KẾT LUẬN
Thị Xã Ba Đồn – một vùng đát địa linh nhân kiệt còn biết bao nhiêu điều bí ẩn, thắm
đượm tình đất tình người mà bạn phải tìm đến và khám phá thì mới cảm nhận được tất
cả vẻ đẹp đáng quý ấy.
Một vùng đất mà quy tụ nhiều đặc trưng văn hóa và văn hóa ẩm thực là một trong số
đó. Ẩm thực Ba đồn rất phong phú và đa dạng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước,
nhưng đặc biệt hơn cả đó là món cháo canh – ram và món bánh xèo xứ Quảng. Những
hương vị ấy như níu chân người đi và mời chào người đến, bởi nó không chỉ ngon, rẻ
mà là bởi vì tấm lòng mến khách của côn người nơi đây, hễ có bạn phương xa đến đáp
xe xuống thì kiểu gì cũng được chiêu đãi 1 bữa ăn là món cháo canh hay là vào quán
ăn vặt kêu vài ba dĩa bánh xèo cùng ngồi nhâm nhi…đó cũng là một cách quảng bá
nềng ẩm thực của vùng quê nơi đây.
Tóm lại ẩm thực Ba Đồn nói riêng và ẩm thực Quảng Bình nói chung đã góp phần

xây dựng thêm nền văn hóa ẩm thực Việt nam ngày càng phát triển hơn…Ẩm thực nơi
đây sẻ tạo cái gốc, tạo dấu ấn riêng bổ sung vào nèn văn hóa của nước nhà


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….
2. Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………………
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu…………………………………….
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….
5. Ý nghĩa đề tài……………………………………………………………….
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….
NỘI DUNG……………………………………………………………………..
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG…………………………………….
1.1: Khái niệm văn hóa……………………………………………………….
1.2: Âm thực Việt Nam – Văn hóa ẩm thực………………………………..
CHƯƠNG II: TX BA ĐỒN – ĐẶC ĐIỂM MỘT VÙNG ĐẤT…………….
2.1: Vị trí địa lí ……………………………………………………………….
2.2: Điều kiện phát triển……………………………………………………….
2.3: Văn hóa và tiềm năng du lịch của TX Ba Đồn…………………………..
2.4: Chợ phiên Ba Đồn – nét văn hóa cổ………………………………………
CHƯƠNG III: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA VÙNG ĐẤT BA ĐỒN…………
3.1. NÉT ĐẸP TRONG MÓN CHÁO CANH BA ĐỒN………………………
3.2. ĐẾN VỚI QUẢNG HÒA THƯỞNG THỨC MÓN BÁNH XÈO ĐỘC ĐÁO.
CHƯƠNG IV: NÂNG CAO VỊ THẾ ẨM THỰC BA ĐỒN……………………..
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….
MỤC LỤC………………………………………………………………………….


MỤC LỤC




×