Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Công nghệ sản xuất dược phẩm kỹ thuật chiết xuất Quinidin từ Cinchona Condaminea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.78 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM
KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT QUINIDIN
TỪ CINCHONA CONDAMINEA

Họ và tên: Nguyễn Thị Mơ
Lớp niên chế: Dược K9A
Lớp tín chỉ: 3.2

Thái Nguyên – 2017


Lời giới thiệu:
Cinchona là 1 chi thực vật thuộc họ cà phê ( Rubiaceae) gồm tới 40 loài. Vỏ
Cinchona chứa hàm lượng alkaloid cao( 4-12%) và là nguồn của nhiều loại
alkaloid khác nhau. Trong đó có một số alkaloid quan trọng như là quinine(một
chất làm hạ sốt đặc biệt hữu ích trong phòng chống bệnh sốt rét), quinidine…
Cinchona condaminea là một loài thuộc chi cinchona cũng được sử dụng để chiết
xuất các hoạt chất hữu dụng như quinine, quinidine .


Nội dung:
1.Tên cây tên Việt Nam, tên latin ..............................................................................4
2. Mô tả cây ................................................................................................................4
3. Phân bố ...................................................................................................................4
4. Bộ phận dùng: ........................................................................................................5
5. Thành phần hóa học: ..............................................................................................5
6. Công dụng cách dùng.............................................................................................7


7. Qui trình chiết xuất ................................................................................................8
7.1 Sơ đồ qui trình chiết xuất:.................................................................................8
7.2 Giải thích quy trình chiết xuất ..........................................................................9
8. Tài liệu tham khảo: ..............................................................................................10


1.Tên cây tên Việt Nam, tên latin
Tên latin: Cinchona condaminea Humb.& Bonpl - Họ cà phê (Rubiaceae)
Tên Việt Nam: Hiện nay chưa có

2. Mô tả cây
Cây gỗ nhỏ, cao từ 5-7m, thân có đường kính
khoảng 30cm. Vỏ thân cây có màu xám tro, trên
than thường vó các khe hoặc vết nứt.Lá thường có
phiến lá nguyên hình trứng – hình mác, đôi khi tiêu
giảm chỉ còn hình mũi mác, dài từ 8-10cm, rộng 34cm, lá nhẵn, mỏng, mặt trên của lá không sáng. Lá
mọc đối. Gân xếp hình lông chim, gồm có 9-10 đôi.
Cuống lá mịn, dài bằng ¼ chiều dài của lá; lá kèm
hình thuôn, tù, mịn màng. Hoa có màu hồng nhạt
hoặc trắng, mọc thành dạng chùm xim ở đầu cành
và nách lá, hoa đều, mẫu 5, lưỡng tính, cánh hoa
hàn liền có long, 5 nhị đính trên ống tràng, bầu
dưới. Quả nang, có nhiều hạt dẹt, có cánh mỏng.

3. Phân bố
 Trên thế giới :
Loài cây này sống ở vùng núi gần Loxa, và một số nơi khác ở Peru, Ecuador,
Nam Mỹ; phát triển ở độ cao từ 1700- 2400m.
 Ở Việt Nam:
Hiện nay, loài này chưa được nghiên cứu gieo trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt

Nam canhkina nói chung được trồng nhiều ở vùng đất đỏ trên cao nguyên Lang
biang (Trung Bộ).


Hiện nay, ta đang nghiên cứu phát triển trồng canhkina ở Lâm Đồng. Nhân
giống bằng gieo hạt. Canhkina trồng sau 3-4 năm đã có thể cho vỏ, nhưng tốt nhất
là sau 7-10 năm thì thu hoạch tốt nhất. Bóc vỏ vào mùa thu hay đầu xuân. Hàm
lượng hoạt chất trong cây tùy thuộc vào loài trồng và chất đất ở các độc ao khác
nhau. Khi chặt cây, cành để bóc vỏ cần chừa lại gốc để cây tạp ra thân cành mới.

4. Bộ phận dùng:
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ sấy khô của cây

5. Thành phần hóa học:
Vỏ Canhkina có hàm lượng alcaloid cao ( 4- 12%). Dược điển nhiều nước
yêu cầu phải có ít nhất 6,5% alcaloid toàn phần. Trong chiết xuất công nghiệp
thường dùng vỏ cây trồng của loài Cinchona calisaya hoặc Cinchona ledgeriana có
hàm lượng alcaloid cao hơn, có khi cây trồng đạt tới 17%. Alcaloid ở cây canhkina
dưới dạng một phần kết hợp rất chắc với taimin catechic, một phần kết hợp với
acid trong cây. Tới nay đã phân lập được khoảng 30 alcaloid khác nhau, chia làm
hai nhóm:
 Nhóm 1: Nhóm cinchonin ( alcaloid có nhân ruban ): Gồm nhiều alcaloid
trong đó alcaloid chính là L-quinin (5-7%), D-quinin ( 0,1-0,3%), D-cinchonin
(0,2-0,4%), L- cinchonidin (0,2-0,4%) và những alcaloid có lượng nhỏ khác như
epiquinin, cuprein…Quinin và quinidin cũng như cinchonin và cinchonidin là
những đôi đồng phân, chúng được phân biệt về cấu hình ở C-8 và C-9.
 Nhóm 2: Nhóm cinchonamin ( alcaloid có nhân indol): Có các alcaloid phụ
như: Cinchonamin, cinchophyllin, quinamin.



Hình 1. Một số alkaloid nhóm cinchonamin
Ngoài alcaloid, trong vỏ canhkina còn có:
- 8-10% nước, 4-5% chất vô cơ, một ít tinh bột, chất gôm, một ít tinh dầu,
các chất sterola (cinchola được xác định là β-sitosterol).
- Acid quinic (hexahydrotetrahydroxy benzoic) chiếm khoảng 2%, được
chiết từ vỏ canhkina từ năm 1790 nhưng phải một thế kỷ sau người ta mới xác định
được cấu trúc.
- Các tanin catechic (acid quinotanic) chiếm 3-5% vỏ. Các tanin này khi bị
oxy hóa sẽ cho một phlobaghen gọi là chất đỏ của canhkina.
- Glycosid đắng có cấu trúc triterpen ( khoảng 2% ). Chất này do Pelletier và
Caventou chiết ra năm 1821 từ vỏ canhkina với tên là quinovin.
Năm 1859, Hlavisetz đã chứng minh nó là một glycosid nên gọi là quinosid,
khi thủy phân bằng acid sẽ cho một đường là quinovose (= 6-desoxyglucose) và
acid quinovic. Năm 1963, Tsheche đã chứng minh quinovin điều chế từ vỏ
canhkina có 60% α quinovin ( = quinovin hay 3-quinovosid của acid quinovic),


30% là 3-glucosid của acid quinovic và khoảng 5% là 3-quinovosid của acid
cincholic.

Hình 2. Acid quinic và acid quinovic

Hình 3. Acid cincholic và Quinovose

6. Công dụng cách dùng
Vỏ canhkina dùng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, thuốc bổ (thường dùng vỏ
canhkina đỏ). Với liều 1 đến 5 hoặc l0g một ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên.
Vì đắng cho nên thường làm dưới dạng cao rồi làm thành viên. Bột canhkina còn
dùng rắc lên vết thương, vết loét.
Vỏ canhkina chủ yếu hiện nay dùng làm nguyên liệu chiết các ancaloit, chất

quinin. Quinin dùng làm thuốc sốt, thuốc sốt rét với liều 1 đến 2g một ngày, chia
làm nhiều lần uống, mỗi lần 0,50g.
Cinchonin dùng như quinin nhưng liều chỉ bằng 1/3, ngày dùng 0,5 đến l,5g
chia làm nhiều lần uống. Quinin và nhất là quinidin còn dùng để điều trị một số
trường hợp loạn nhịp tim.


7. Qui trình chiết xuất
7.1 Sơ đồ qui trình chiết xuất:
Bột DL thô + NaOH + CaO+ H2O(Chiết với benzen)
Lọc nóng
Dịch lọc nóng
(Chiết với H2SO4 loãng 2N)
Alcaloid bisulfat
90 độ C
Kiềm hóa đến pH=6,5 với Na2CO3 nguyên chất
Alcaloid sulfat, đun sôi với bột than hoạt tính
Lọc
Làm lạnh dịch lọc

Dịch lọc

Tủa của quinine sulfat
Thêm nước nóng

(Quinidine, Cinchonine,Cinchonidine)
Thêm NaOH

+ Na2CO3


Và chiết với ete

Quinin

(4-5 phần)
Lóp nước
(Cinchonine)
Bốc hơi đến khô
Chiết với ethanol
Làm mất màu với than hoạt

Cinchonine

Tủa

Dịch lọc

(Cinchonin tartrate) (Quinidine tartrate)
Thêm HCl

+KI

Cinchonine HCl

Tủa của quinidine HI

NH4OH

NH4OH


Cinchonine

Quinidine


7.2 Giải thích quy trình chiết xuất

Bước 1 : Chọn nguyên liệu xay, sấy, cân thành bột dược liệu thô.
- Kiềm hóa bột dược liệu thô bằng NaOH + CaO + H2O.
- Chiết nóng với benzen (đổ dung môi ngập bề mặt dược liệu ủ nóng trong
thời gian thích hợp thỉnh thoảng có đảo đều), bổ sung dung môi để dung môi
luôn ngập dược liệu 2-3 cm
- Rút dịch chiết, thu được dịch chiết.
- Lọc dịch chiết ( lọc nóng ) thu được dịch lọc.
Bước 2 : Thêm acid H2SO4 loãng 2N vào dịch lọc nóng sau đó lắc mạnh hoặc
dùng máy đồng nhất để khuấy trộn.
- Để yên cho đến khi phân thành 2 lớp
- Gạn lớp trên ( lớp dung môi ben zen ) đổ lại bình chiết. Sau thời gian thích
hợp tiếp tục rút dịch chiết và lặp lại các bước như trên cho đén khi rút kiệt
dịch chiết
- Lớp bên dưới ( chứa hoạt chất ) cho vào bình gạn, gạn lấy lớp nước phía
dưới ( chứa alkaloid bisulfat ).
Bước 3 : Đun cách thủy ( 90˚) và kiềm hóa bằng Na2CO3 nguyên phát đến
PH=6,5.
Bước 4 : Thu được alkaloid sulfat, đun sôi với bột than hoạt hoạt tính (tẩy màu).
Lọc nóng thu được dịch lọc. Để nguội sau đó làm lạnh dịch lọc bằng nước đá.
Bước 5 : Lọc ,thu lấy dịch lọc ( có chứa quinidine, cinchonine, cinchonidine).
Kiềm hóa dịch lọc bàng NaOH và chiết với ete ( 4 – 5 lần ) , để yên cho
phân thành 2 lớp.
Bước 6 : Cho vào bình gạn, bỏ lớ nước bên dưới, lấy lớp bên trên (ete chứa

cinchonidine, quinidine ). Thêm HCl vào dịch chiết.
Bước 7 : Trung hòa dịch chiết với acid với dung dich Pol.Tartrate
Bước 8 : Lọc, thu lấy dịch lọc ( chứa quinidine tartrate).
Thêm KI, khuấy đều thu được tủa quinidine KI.
Bước 9 : Kiềm hóa bằng NaOH thu được quinidine.


8. Tài liệu tham khảo:
/> /> /> /> />


×