Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.57 KB, 100 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HI Lấ

MộT Số VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN VÊ ĐịA Vị PHáP Lý
CủABị CáO TRONG LUậTTố TụNG HìNH Sự VIệT
NAM
- Trên cơ sở các số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh

LUN VN THC S LUT
HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HI Lấ

MộT Số VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN VÊ ĐịA Vị PHáP Lý
CủABị CáO TRONG LUậTTố TụNG HìNH Sự VIệT
NAM
- Trên cơ sở các số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT
HC


Ngi hng dn khoa hc: GS. TSKH. Lấ VN CM

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hải Lê


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng

MỞ
ĐẦU

.........
.........
.........
.........
.........
.........
.........
.........
.........
.........
.........
.......
1
C
h
ư
ơ
n
g
1
:
M

T
S

V

N
Đ


C


HUNG VỀ ĐỊA VỊ

sự ..............

L

PHÁP LÝ CỦA

...................

Ý

BỊ CÁO

...................

C

TRONG LUẬT TỐ

...............



TỤNG HÌNH


14

A

SỰ............................... 9

1.2.

B

1.1.

KHÁI



NIỆM, CƠ SỞ VÀ

SỰ

C

Ý NGHĨA CỦA

HÌNH

Á

VIỆC QUY ĐỊNH


THÀN

O

ĐỊA VỊ

H VÀ

T

PHÁP LÝ

PHÁT

R

CỦA BỊ

TRIỂN

O

CÁO

CỦA

N

TRONG


CÁC

G

LUẬT TỐ

QUY

L

TỤNG

PHẠM

U

HÌNH

V



SỰ.....................



T

..........................


T

..........................

Đ



..................... 9



T

A



1.1.1. Khái niệm địa vị
pháp lý của bị cáo trong

N

tố tụng hình

V

G

sự .................. 9




H

1.1.2. Cơ sở và ý

Ì

nghĩa của việc quy

P

N

định địa vị pháp lý

H

H

của bị cáo

Á

S

P




trong luật tố
tụng hình

V


IỆT

.... 25

NAM ................

1.3.2.

...........................

Trong tố

...........................

tụng hình

. 16

sự của

1.2.1. Các quy

Công hòa


phạm của pháp luật

dân chủ

tố tụng hình sự Việt

nhân dân

Nam trƣớc năm

Trung

2003 về địa vị

Hoa .. 29

pháp lý của bị

1.3.3.

cáo..................................

Trong Bộ

..................... 16

luật tố tụng

1.2.2. Các quy


hình sự của

phạm của pháp luật

Nhật

tố tụng hình sự về

Bản............

địa vị pháp lý của

..................

bị cáo trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm
2003 ................................
.. 24
1.3.

ĐỊA VỊ

PHÁP LÝ CỦA BỊ
CÁO TRONG
PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH
SỰ MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ
GIỚI ..................... 25

1.3.1. Trong Bộ luật tố
tụng hình sự Liên bang
Nga................................

........ 32


Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC QUY PHẠM VỀ ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ............................ 35
2.1.

THỰC TRẠNG CỦA CÁC QUY PHẠM CỦA PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP
LÝ CỦA BỊ CÁO............................................................................... 35

2.1.1. Các quy định về địa vị pháp lý của bị cáo trong Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 ............................................................................... 35
2.1.2. Nhận xét các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về
địa vị pháp lý của bị cáo..................................................................... 46
2.2.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP
LÝ CỦA BỊ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ............. 50

2.3.

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

CỦA BỊ CÁO ..................................................................................... 54

Chương 3: HOÀN THIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH................................. 58
3.1.

HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
BỊ CÁO TẠI KHOẢN 2, 3 ĐIỀU 50 CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ............................................................................................ 58

3.1.1. Bổ sung quyền đặt câu hỏi đối với những ngƣời tham gia tố tụng khác... 58
3.1.2. Sửa đổi quy định về quyền bào chữa của bị cáo ................................ 60
3.1.3. Bổ sung quy định liên quan đến các quyền dân sự của bị cáo........... 64
3.1.4. Bổ sung quyền đƣợc bồi thƣờng ........................................................ 65
3.1.5. Bổ sung quyền liên lạc và gặp gỡ ngƣời thân .................................... 65
3.1.6. Bổ sung nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu của cơ quan Tòa án, có
nghĩa vụ tuân theo nội quy phiên tòa ................................................. 66


3.1.7. Bổ sung nghĩa vụ chấp hành nội quy, quy chế của nơi tạm giam đối
với bị cáo bị tam giam cũng nhƣ chấp hành sự quản lý của chính
quyền địa phƣơng đối với những bị cáo đang đƣợc tại ngoại................. 66
3.1.8. Bổ sung nghĩa vụ tôn trọng và thi hành bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.......................................................... 67
3.2.

HOÀN THIỆN CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG
HÌNH SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO .... 69


3.2.1. Bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự ........................ 69
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc "không ai bị coi là có tội khi chƣa có
bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật"............................ 70
3.2.3. Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.................... 71
3.2.4. Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa ..................... 72
3.3.

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ NHẰM ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CÁC
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CÁO ........................................... 73

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời
tiến hành tố tụng ................................................................................ 73
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự ... 75
3.3.3. Hoàn thiện các quy phạm khác trong Bộ luật tố tụng hình sự
nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị cáo .................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng
HĐXX:

Hội đồng xét xử


KSV:

Kiểm sát viên

TAND:

Tòa án nhân

dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
THTT:

Tiến hành tố tụng

TTHS:

Tố tụng hình sự

VKS:

Viện kiểm sát

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số lƣợng vụ án hình sự và số lƣợng các bị cáo từ năm
2010 đến năm 2014

50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đề cao quyền con ngƣời, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều đầu tiên ở bản Hiến pháp mới đó là việc sửa
tên chƣơng từ "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" thành "quyền con
ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" và việc sắp xếp chƣơng này
tại chƣơng II, sau chƣơng I về chế độ chính trị đã thể hiện sự nhận thức lý luận,
tƣ duy lập hiến, là sự khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con
ngƣời, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đề cao nguyên tắc Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chủ quyền
tối cao thuộc về nhân dân, thể hiện nhất quán đƣờng lối của Đảng và nhà
nƣớc ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân [50].
Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ
chức triển khai thi hành Hiến pháp, đƣa vào chƣơng trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003. Vấn đề đặt ra là, cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, xây dựng
mới các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự vừa đảm bảo tính răn đe,

trừng trị, tính nghiêm minh của pháp luật trong đấu tranh, phòng chống tội
phạm vừa thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa
đồng thời phù hợp với quy định của Hiến pháp, chƣơng trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật của Quốc hội và tinh thần của cải cải tƣ pháp.
Quyền con ngƣời không phải là một vấn đề mới nhƣng cùng với sự
phát triển của xã hội và sự chống phá gia tăng của bọn phản động thì vấn đề

1


quyền con ngƣời hiện nay trở nên vô cùng nóng bỏng. "Quyền con người
trong TTHS được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do lĩnh vực này liên
quan đến những quyền cơ bản thiết thân, những tự do cá nhân tối thiểu cần
phải có trong đời sống hằng ngày của con người" [8, tr.33]. Quyền con ngƣời
trong tố tụng hình sự chính "là sự ghi nhận và bảo đảm quyền của những
người yếu thế trong xã hội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị
tình nghi phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng của người tiến
hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án" [8, tr.34]. Do đó quyền con
ngƣời của bị cáo trong TTHS là một trong những nội dung quan trọng của
pháp luật TTHS. Quyền con ngƣời của bị cáo đƣợc ghi nhận và bảo đảm nhƣ
thế nào đƣợc thể hiện thông qua nội dung địa vị pháp lý của bị cáo.
Địa vị pháp lý của bị cáo không phải là một chế định lớn nhƣng nó lại
là một chế định vô cùng quan trọng xuyên suốt giai đoạn xét xử một vụ án
hình sự. Bởi lẽ chủ thể quan trọng nhất trong quá trình xét xử chính là bị cáo,
nếu không có bị cáo thì không có vụ án hình sự, không có ai bị xét xử thì
cũng không có cơ quan tiến hành tố tụng hay ngƣời tham gia tố tụng nào
khác. Mà bị cáo đƣợc làm gì hay phải làm gì trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự lại đƣợc thể hiện qua những quy định về địa vị pháp lý của bị cáo.
Tuy nhiên, trong thực tế sự thiếu đồng bộ và sự hiểu biết không rõ ràng về
những quy định này đang gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của bị cáo chung và

những quyền con ngƣời tối thiếu nói riêng. Một câu hỏi lớn đƣợc đặt ra là làm
thế nào để quyền lợi và nghĩa vụ của bị cáo đƣợc đảm bảo, làm thế nào để
những quyền công dân tối thiểu đƣợc đáp ứng. Và câu hỏi này vẫn còn khiến
nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả, nhiều nhà làm luật phải suy ngẫm
Nhƣ vậy, xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách cải cách tƣ pháp; từ công
cuộc xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất; từ tầm quan trọng
của việc nghiên cứu chế định địa vị pháp lý của bị cáo, từ ý nghĩa tích cực cả

2


về mặt chính trị, kinh tế, xã hội của chế định này, tôi đã lựa chọn: "Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của bị cáo trong luật tố tụng
hình sự Việt Nam - Số liệu dựa trên thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh" là đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Địa vị pháp lý của bị cáo là một vấn đề quan trọng trong pháp luật
TTHS Việt Nam. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở các mức độ,
khía cạnh và phƣơng diện khác nhau về địa vị pháp lý của bị cáo. Có công
trình nghiên cứu địa vị pháp lý của bị cáo trong tổng thể mối liên hệ với địa vị
pháp lý của ngƣời bị tạm giữ, bị can. Có công trình lại nghiên cứu một quyền
nào đó của bị cáo trong tổng thể các quyền của bị cáo. Trong các công trình
nghiên cứu này, đáng chú ý là một số công trình sau:
2.1. Các sách và các giáo trình
Ở góc độ sách và giáo trình, có các ấn phẩm của các tác giả: Trần
Quang Tiệp (2009), Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Võ Thị Kim Oanh (2013), Giáo trình luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Võ Khánh Vinh(2012), Bình

luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
2.2. Các bài viết trên các tạp chí khoa học
Dƣới góc độ các bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí khoa học, phải
kể đến các bài viết của của các tác giả: Mai Đắc Biên (2014), Các nguyên tắc
cần quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) nhằm bảo vệ quyền con
người theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Kiểm sát số 11; Trần Duy Bình
(2011), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí TAND số 15;

3


Lê Văn Cảm (2011), Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Kiểm sát, số 11 + 13;
Nguyễn Ngọc Chí (2008), Các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng hình sự Những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
Kinh tế - Luật số 24/2008; Nguyễn Chí Dũng (2014), Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn trong việc xét hỏi và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa
sơ thẩm hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 12; Nguyễn Đƣ́c Dũng (2010), Trao đổi
về bài "Bi ̣cáo có được quyền đặt câu hoi với nhưng người tham gia tố tung
khác tại phiên tòa không? Tạp chí TAND số 12; Nguyễn Thùy Dƣơng (2014),
Quyền thăm thân của người bị tạm giam, tạm giữ trước khi xét xử - Góc nhìn từ
pháp luật quốc tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2; Hoàng Hùng Hải
(2012), Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong phiên tòa xét xử hình
sự, Tạp chí TAND số 7; Đoàn Tạ Cửu Long và Nguyễn Tấn Hảo (2012), Một số
ý kiến hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm
giữ, tạm giam, bị can, bị cáo,Tạp chí Kiểm sát số 21; Nguyễn Đức Mai
(2008), Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành
nằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Tạp chí Luật học số
7; Lƣơng Thị Mỹ Quỳnh, Hoàn thiện quy định về bảo đảm quyền có người bào
chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;

Bình Sơn (2014), Quyền im lặng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 11;
Hồ Sỹ Sơn (2010), Quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình
sự Viêṭ Nam - thực trạng và các giải pháp đảm bảo, Tạp chí TAND số 6; Chu
Thị Trang Vân (2009), Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện, Tạp chí
Nghiên cứu luật pháp số 5.
2.3. Các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ
2.3.1. Các luận án tiến sĩ
Nghiên cứu chuyên sâu về các quyền của bị cáo cũng nhƣ việc bảo đảm

4


các quyền của bị cáo phải kể đến: Lại Văn Trình (năm 2011), Bảo đảm quyền
con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Đại học Luật tp Hồ Chí Minh,tp Hồ Chí Minh; Nguyễn Sơn
Hà (2015), Hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về quyền của bị can, bị
cáo, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
2.3.2 Các luận văn thạc sĩ
Ở góc độ luận văn thạc sĩ, đáng chú ý là: Phan Thị Hƣơng Giang (năm
2014), Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội; Đoàn Thị Phƣơng Thảo (năm 2012), Địa vị pháp lý của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội;Bùi Bảo Trâm (năm
2008), Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
Đỗ Thị Hƣờng (năm 2011), Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014) Cơ sở lý luận

và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc
Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học,Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội; Nguyễn Thị Việt Hà (2014), Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong
việc bảo đảm quyền con người, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Không thể phủ nhận giá trị tích cực về mặt lý luận và thực tiễn của các
công trình trên của các tác giá, nhƣng trong các công trình trên chƣa có công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu tổng hợp tất cả các quyền và các nghĩa vụ
của bị cáo. Đồng thời xung quanh chế định địa vị pháp lý của bị cáo vẫn còn
nhiều vấn đề còn đang tranh luận và cần nghiên cứu chuyên sâu hơn, đòi hỏi
sự nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu, phân tích tính hợp lý của các quy phạm pháp luật
tố tụng hình sự khi so sánh với yêu cầu của thực tiễn về vai trò của địa vị
pháp lý của bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tác giả đƣa ra
những giải pháp, phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy phạm pháp luật hiện tại
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau
Một là: Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
về địa vị pháp lý của bị cáo
Hai là: Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện
hành về địa vị pháp lý của bị cáo
Ba là: Đề xuất những giải pháp, phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định
về địa vị pháp lý của bị cáo
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về địa vị pháp lý của bị cáo trong
pháp luật TTHS Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và tình
hình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bị cáo trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, luận văn đã đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế và hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về
địa vị pháp lý của bị cáo
Luận văn cũng có tham khảo những bài học kinh nghiệm lập pháp của
một số nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Liên Bang Nga…
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luật chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác - xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, về

6


chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày
24/5/2005 về "Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020", Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày
02/6/2005 về "Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020".
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phƣơng pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: Phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp quy nạp,
diễn dịch; phƣơng pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học và luận
chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu trong luận văn
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý kiến quan trọng về phƣơng diện
lý luận và thực tiễn
Về mặt lập pháp: Chƣa có một công trình khoa học cụ thể nào nghiên

cứu độc lập, riêng biệt về địa vị pháp lý của bị cáo, luận văn này là công trình
đầu tiên nghiên cứu độc lập về vấn đề này. Luận văn nghiên cứu kết hợp cả
những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng nên kết quả nghiên cứu của luận
văn tạo cơ sở, tiền đề quan trọng cho hoạt động lập pháp, giúp hoàn thiện các
quy định về địa vị pháp lý của bị cáo.
Về mặt lý luận: Đƣa ra những tìm hiểu, nghiên cứu về địa vị pháp lý
của bị cáo để từ đó có cái nhìn tổng thể, khái quát về địa vị pháp lý của bị cáo,
cung cấp những cơ sở lý luận để từ đó áp dụng hiệu quả lý luận vào thực tiễn
và qua thực tiễn để hoàn thiện lý luận. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra những
phƣơng hƣớng hoàn thiện BLTTHS vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc
cải cách tƣ pháp lại vừa đảm bảo đƣợc việc bảo vệ quyền, lợi ích của con
ngƣời nói chung và của bị cáo nói riêng
Về mặt thực tiễn: Không thể phủ nhận những kết quả đã đạt đƣợc của

7


các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của bị
cáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng trƣớc yêu cầu của công cuộc cải cách
tƣ pháp, đồng thời với những đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn
thiện, toàn diện, phù hợp với các quy định, các điều ƣớc quốc tế thì việc
nghiên cứu góp phần áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật trong thực tiễn,
tránh tình trạng tùy tiện và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lợi, nghĩa vụ
của bị cáo.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
không chỉ cho những nhà lập pháp, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên quan
tâm đến lĩnh vực của đề tài mà nó còn cung cấp những kiến thức cần thiết,
chuyên sâu cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung về địa vị pháp lý của bị cáo trong luật
tố tụng hình sự
Chương 2: Thực trạng của các quy phạm về địa vị pháp lý của bị cáo
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Hoàn thiện một số vấn đề có liên quan đến địa vị pháp lý
của bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA BỊ CÁO TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của bị cáo trong tố tụng hình sự
Địa vị pháp lý của bị cáo là một khái niệm rất tổng hợp. Để hiểu đƣợc
chính xác địa vị pháp lý của bị cáo là gì cần phải nghiên cứu một hệ thống các
phạm trù có liên quan nhƣ bị cáo là gì, địa vị pháp lý là gì, quyền và nghĩa vụ
của bị cáo là gì và các đặc điểm của chúng.
Đầu tiên là khái niệm bị cáo: Thuật ngữ bị cáo lần đầu tiên đƣợc xuất
hiện tại Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt
Nam nhƣng chƣa có khái niệm và cũng chƣa có quy định gì thể hiện bị cáo là
gì mà đó chỉ là quy định về quyền bào chữa của bị cáo "Bị cáo có thể tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho" [10]. Sau đó thuật ngữ này còn
đƣợc xuất hiện ở trong một số các văn bản pháp luật khác, tuy nhiên vẫn chƣa
có một khái niệm cụ thể. Mãi đến năm 1974, tại bản hƣớng dẫn kèm theo

thông tƣ số 16 / TATC ngày 27/9/1974 mới có khái niệm về bị cáo nhƣ sau:
Bị cáo là ngƣời bị truy cứu về trách nhiệm hình sự trƣớc
TAND. Trong giai đoạn xét xử, TAND chỉ đƣợc đƣa một ngƣời ra
xét xử với tƣ cách là bị cáo nếu VKSND đã truy tố ngƣời đó trƣớc
TAND, nếu VKS không truy tố thì TAND không đƣợc xét xử một
ngƣời với tƣ cách là bị cáo trừ những ngƣời mà TAND xét xử về
những việc hình sự nhẹ [11, tr.39].
Kể từ năm 1988 thì khái niệm bị cáo mới đƣợc luật hóa trong Điều 34
BLTTHS năm 1988, khái niêm này đƣợc giữ nguyên trong khoản 1 Điều 50

9


BLTTHS năm 2003 và duy trì đến hiện nay nhƣ sau: "Bị cáo là ngƣời đã bị
Tòa án quyết định đƣa ra xét xử".
Hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 176 BLTTHS năm 2003, thẩm
phán đƣợc phân công chủ tọa phiên tòa sẽ phải ra một số các quyết đ ị n h v à n
ế u t h ấ y n h ữ n g c h ứn g c ứ , t ì n h t i ế t r õ r à n g , h à n h v i c ủ a b ị c a n b ị V K S c ù n g
c ấ p t r u y t ố c ó d ấ u h i ệ u t ô i p h ạ m t h ì t i ế n h à n h đ ƣa v ụ á n r a x é t x ử . Kh i đ ó b ị
can(ngƣờibịtìnhnghiđãthựchiệnhànhviphạmtội)trở thànhbịcáo,t
ức l à b ị c á o t h a m g i a t ố t ụ n g k ể t ừ k h i c ó q u y ế t đ ị n h đ ƣa v ụ án ra x ét x ử ch o đ
ến k h i b ản án h a y q u y ế t đ ị n h c ủ a t ò a án có h i ệu l ự c p h áp luật. Lƣu ý rằng
khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể củ a t ộ i p h ạ m h o ặc n
g ƣời có t ộ i .
Liên quan đến khái niệm địa vị pháp lý: Hiện nay có rất nhiều các tài
liệu đƣa ra các khái niệm khác nhau về địa vị pháp lý. Theo sách Thuật ngữ
pháp lý thì "Địa vị pháp lý: Tổng thể các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật
xác định cho một chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách
độc lập" [68, tr. 103]. Theo từ điển Luật học thì:
Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan

hệ với chủ thể khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp
lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng nhƣ giới hạn khả
năng của chủ thể trong hoạt động của mình [4, tr. 244].
Theo bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia thì:
Tƣ cách pháp lý là tƣ cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay
các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật
nhất định. Tƣ cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý thể hiện vị trí,
vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là
quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tƣ cách

10


pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ngƣời
và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng.
Trong các khái niệm trên, theo tác giả thì khái niệm địa vị pháp lý của từ
điển Luật học là chính xác, đẩy đủ và ngắn gọn, súc tích hơn hẳn. Nhƣ vậy, có
thể hiểu địa vị pháp lý của một đối tƣợng mang những nét đặc trƣng riêng,
phân biệt giữa nhóm đối tƣợng này với nhóm đối tƣợng khác, có thể hiểu một
cách đơn giản và ngắn gọn về địa vị pháp lý chính là hệ thống các quyền và
nghĩa vụ của một đối tƣợng cụ thể.
Nhƣ vậy, theo tác giả, địa vị pháp lý của bị cáo thể hiện thành một tổng
thể các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị buộc tội đã thực hiện hành vi phạm tội
sau khi họ bị tòa án quyết định đƣa ra xét xử.
Địa vị pháp lý của bị cáo gồm hai phần riêng biệt là quyền của bị cáo và
nghĩa vụ của bị cáo, hai phần này tách biệt nhau nhƣng lại tạo nên một khái
niệm chung là địa vị pháp lý của bị cáo.
Theo sách Thuật ngữ pháp lý: "Quyền là những việc mà một người
được làm hoặc được hưởng không tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ và được

đảm bảo thực hiện trong thực tế" [68, tr. 266]. Theo từ điển bách khoa mở
Wikimedia: "Quyền là khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật
hoặc xã hội chấp nhận hoặc có thể là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ
phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và khi thiếu được yêu cầu để
có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại".
Nhƣ vậy, theo tác giả quyền chính là việc cá nhân đƣợc làm hoặc đƣợc
hƣởng và đƣợc bảo đảm thực hiện trong thực tế. Do đó quyền của bị cáo
chính là những việc bị cáo đƣợc làm, đƣợc hƣởng và đƣợc bảo đảm thực hiện
trong quá trình xét xử.
Theo sách Thuật ngữ pháp lý: Nghĩa vụ là các hành vi mà một ngƣời có
trách nhiệm phải thực hiện vì lợi ích của ngƣời khác. Phổ biến gồm có 02 loại

11


nghĩa vụ là nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức [68, tr.208]. Có tác giả lại
cho rằng: Nghĩa vụ là xử sự bắt buộc của chủ thể, nghĩa vụ là sự áp đặt.
Theo quan điểm của tác giả, nghĩa vụ là trách nhiệm mà một ngƣời phải
thực hiện và nghĩa vụ của bị cáo là trách nhiệm mà bị cáo phải thực hiện
trƣớc cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và các ngƣời tham
gia tố tụng khác.
Quyền của bị cáo, nghĩa vụ của bị cáo hay gọi chung là địa vị pháp lý
của bị cáo có các đặc điểm chung cơ bản sau:
Thứ nhất: Quyền và nghĩa vụ của bị cáo đƣợc quy định bởi pháp luật.
Không một quyền hay nghĩa vụ nào của bị cáo không đƣợc quy định bởi các
quy định pháp luật nói chung hoặc các quy định pháp luật tố tụng hình sự nói
riêng. Trong BLTTHS năm 2003 ngoài việc quy định chung về quyền và
nghĩa vụ của bị cáo tại khoản 2, 3 Điều 50 BLTTHS thì còn có rất nhiều các
quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo nhƣ đƣợc quyền tôn
trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4 BLTTHS), quyền

bình đẳng (Điều 5 BLTTHS), quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản (Điều 7 BLTTHS), quyền xem biên bản phiên tòa, đƣợc
yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa (Điều 200 BLTTHS)…., nghĩa vụ thi
hành và tôn trọng bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
(Điều 22 BLTTHS), nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án
(Điều 187 BLTTHS)… Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của bị cáo không tách rời khỏi
quyền, nghĩa vụ công dân của bị cáo và quyền con ngƣời của bị cáo do đó bên
cạnh việc thể hiện tại BLTTHS năm 2003, quyền và nghĩa vụ của bị cáo còn đƣợc
thể hiện rõ nét trong Hiến pháp năm 2013.
Thứ hai: Các quy định về địa vị pháp lý của bị cáo áp dụng chung,
thống nhất đối với tất cả các bị cáo không phân biệt địa vị, giới tính, tuổi tác,
hoàn cảnh gia đình. Nếu đã là bị cáo thì sẽ đƣợc hƣởng các quyền và chịu

12


nghĩa vụ do pháp luật quy đinh. Đặc điểm này thể hiện tính công minh và
bình đẳng của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam nói riêng.
Thứ ba: Các quy định đƣợc bảo đảm thực hiện, có tính cƣỡng chế cao,
buộc bị cáo cũng nhƣ cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng hay
các cá nhân có liên quan tuân theo. Sở dĩ có tính cƣỡng chế cao và đƣợc bảo
đảm thực hiện là do các quy định này đã đƣợc luật hóa, bất cứ quyền và nghĩa vụ
nào cũng đƣợc thể hiện dƣới dạng các văn bản pháp luật. Đồng thời trong các
quy định pháp luật này, bên cạnh việc quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của
bị cáo còn quy định về các biện pháp bảo đảm hoặc các chế tài đối với
việc vi phạm đến quyền lợi và nghĩa vụ của bị cáo
Thứ tƣ: Các quy định về địa vị pháp lý của bị cáo thể hiện tính dân chủ
và tiến bộ của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói
riêng, là cơ sở để đánh giá mức dân chủ và hoàn thiện của pháp luật tố tụng

hình sự. Một trong những tiêu chí cơ bản để xác định tính dân chủ và hoàn
thiện của hệ thống pháp luật chính là xem quyền con ngƣời, quyền công dân
đƣợc thể hiện trong luật nhƣ thế nào. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của
bị cáo trong luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đã thể hiện tính dân chủ
sâu sắc, các quy định đều hƣớng tới việc đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản
của con ngƣời
Thứ năm: Là cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự một
cách nhanh chóng và hiệu quả. Chứa đựng các quy định về quyền và nghĩa vụ
của bị cáo nên qua đó các CQTHTT và ngƣời THTT hiểu đƣợc mình đƣợc
làm gì và phải làm gì cho bị cáo, chính vì thế giúp cho việc giải quyết vụ án
nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị
cáo còn cho bị cáo biết mình đƣợc làm gì và phải làm gì góp phần bảo vệ
quyền lợi cho bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo giảm thiểu oan
sai và hiệu quả cao trong giải quyết vụ án.

13


1.1.2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo
trong luật tố tụng hình sự
1.1.2.1. Cơ sở của việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong luật tố
tụng hình sự
Việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong tố tụng hình sự xuất phát
từ nhiều những lý do khác nhau:
Thứ nhất là việc quy định về địa vị pháp lý bắt nguồn từ việc bảo đảm
thực hiện quyền con ngƣời:
Quyền con ngƣời trong TTHS là quyền của nhóm ngƣời dễ bị
tổn thƣơng trong xã hội, những ngƣời này dù tham gia với tƣ cách
là ngƣời bị buộc tội hay là ngƣời bị hại, ngƣời tham gia trong các
vụ án hình sự thì họ vẫn đƣợc pháp luật bảo vệ và tôn trọng những

quyền cơ bản thiết thân của con ngƣời [8, tr. 34-35].
Hơn thế nữa trong quan hệ tố tụng hình sự, một bên là những ngƣời
tham gia tố tụng còn bên kia là cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố
tụng, một bên đƣợc giao quyền lực nhà nƣớc để giải quyết vụ án còn một bên là
các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi các hành vi tố tụng của bên kia, chính vì thế
việc quy định rõ ràng địa vị pháp lý của bị cáo giúp đảm bảo quyền con
ngƣời của các bị cáo
Thứ hai là việc quy định thể hiện sự công bằng, bình đẳng cho tất cả
mọi ngƣời. Bởi lẽ, khi có một quy định cụ thể, rõ ràng thì đó chính là kim chỉ
nam áp dụng cho tất cả các đối tƣợng thuộc quy định. Chính vì vậy, khi có
quy định cụ thể về địa vị pháp lý của bị cáo, nó sẽ là một chuẩn mực chung áp
dụng cho tất cả các bị cáo, điều này thể hiện sự công bằng, bình đẳng cho tất cả
bị cáo, quy định nhƣ vậy giúp loại trừ trƣờng hợp áp dụng tùy tiện, đối xử
thiếu công bằng giữa các bị cáo
Thứ ba là bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự.

14


Bất cứ một hoạt động cụ thể nào cũng cần có quy định rõ ràng, cụ thể để
những cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng biết đƣợc mình
đƣợc làm gì và phải làm gì trong những trƣờng hợp cụ thể. Không thể có hoạt
động tố tụng hình sự hiệu quả, chất lƣợng khi mà hoạt động này dựa trên sự
tùy hứng hay cảm xúc cá nhân. Quy định cụ thể, rõ ràng chế định địa vị pháp lý
giúp cung cấp cơ sở, chuẩn mực để các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến
hành tố tụng có thẻ thực hiện hoạt động tố tụng hình sự một cách đúng
đắn và hiệu quả
Thứ tƣ là đảm bảo cho các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự.
"Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những phương châm, định hướng, quan
điểm chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS trong quá

trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS" [8, tr. 72].
Có thể chia các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS thành những
nhóm nguyên tắc sau: Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN, các
nguyên tắc bảo đảm các quyền và lợi ích công dân, các nguyên tắc
bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng, nguyên tắc
bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tố tụng [8, tr. 75].
Việc quy định chi tiết chế định địa vị pháp lý của bị cáo giúp cho việc
bảo đảm pháp chế, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, bảo đảm tính chính
xác trong hoạt động tố tụng và bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tố tụng.
Chính vì vậy việc quy định chế định địa vị pháp lý của bị cáo là cần thiết và nó
giúp cho việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS nói riêng và các
nguyên tắc của luật TTHS nói chung.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong luật
tố tụng hình sự
Ý nghĩa về mặt chính trị xã hội: Việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo
trong luật tố tụng hình sự thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những cá

15


×