Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.41 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
58 - Tạp chí luật học




ThS. Trần Thị Quang Vinh *
háp luật hình sự Việt Nam có quá trình
phát triển lâu đời. Trong thời kì phong
kiến, luật hình sự chiếm địa vị u thế trong
nền pháp luật của nớc ta. Tất cả mọi điều
khoản trong cổ luật đợc chế tài về phơng
diện hình sự. Chính vì lẽ ấy, các bộ luật cổ
đầu tiên của Việt Nam, đều mệnh danh là bộ
luật hình.
(1)
Pháp luật hình sự của các triều
đại phong kiến Việt Nam đ từng bớc hình
thành và phát triển và mang đậm dấu ấn của
những bớc thăng trầm lịch sử. Đỉnh cao của
sự phát triển đó là Bộ Quốc triều hình luật.
Vì nhiều lí do mà phần lớn các di sản pháp lí
không còn lu truyền cho đến ngày nay.
(2)

Hiện nay, có thể nói Bộ Quốc triều hình luật
thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn
còn đợc lu truyền cho đến ngày nay là
những bộ luật đại diện cho pháp luật hình sự


thời kì phong kiến Việt Nam. Quốc triều
hình luật (1428 - 1788) là bộ luật xa nhất
còn lu giữ đầy đủ. Đây là bộ luật quan
trọng nhất và chính thống nhất của triều Lê.
Hoàng Việt luật lệ (1813 -1945) đời nhà
Nguyễn cũng là bộ luật đợc soạn thoạn thảo
theo tinh thần nh hoàng đế Gia Long chỉ
định: Lấy luật lệ của các triều đại nớc ta
làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và
luật Thanh triều.
(3)

Hai bộ luật Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ tuy khác nhau về thời
gian có hiệu lực nhng đều có những điểm
tơng đồng về quy định giảm nhẹ tội. Điều
này xuất phát từ tính chất của cả hai bộ luật:
Đều là những bộ luật của nhà nớc phong
kiến Việt Nam và cùng chịu sự ảnh hởng
sâu sắc các bộ luật của phong kiến Trung
Quốc. Bên cạnh đó, chúng cũng có những
điểm riêng biệt. Cả hai bộ luật nói trên đều
có những quy định về vấn đề giảm nhẹ tội và
trở thành khuôn mẫu pháp lí cho việc xét xử
và quyết định hình phạt. Các bộ luật Quốc
triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều có
cấu trúc gồm hai phần: Danh lệ (quy định
chung) và bản điều (quy định về tội phạm cụ
thể). Các tình tiết giảm tội đợc quy định rất
ít trong phần danh lệ và chủ yếu đợc quy

định trực tiếp trong quy định đối với từng tội
phạm cụ thể. Điều này xuất phát từ thực tế là
các điều khoản trong các văn bản pháp luật
thời kì này mang nặng tính thực nghiệm, ít
đợc mô hình hóa ở mức khái quát cao nh
luật hiện đại. Mặt khác, có thể lí giải từ
phơng pháp quy định chế tài trong pháp luật
hình sự phong kiến Việt Nam. Chế tài trong
các bộ hình luật phong kiến đợc quy định ở
dạng chế tài xác định tuyệt đối, tơng ứng
với mỗi trờng hợp phạm tội, luật quy định
P

* Giảng viên Trờng đại học luật
Thành phố Hồ Chí Minh


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 59

mức hình phạt cụ thể. Với cách thức quy
định nh vậy, buộc nhà lập pháp phải quy
định rất chi tiết các trờng hợp tăng nặng,
giảm nhẹ ngay trong quy phạm pháp luật quy
định về tội phạm. Do vậy, các tình tiết giảm
nhẹ thờng đợc quy định trực tiếp trong các
tội phạm cụ thể. Các tình tiết giảm nhẹ
TNHS đợc quy định trong pháp luật hình sự
thời kì phong kiến Việt Nam khá đa dạng
phản ánh chủ yếu đặc điểm về nhân thân

ngời phạm tội, những biểu hiện của tội
phạm đợc thực hiện. Các tình tiết giảm nhẹ
TNHS liên quan đến nhân thân ngời phạm
tội gồm các tình tiết nh ngời phạm tội
thuộc đối tợng bát nghị; ngời hởng lệ
ấm của ông bà; ngời phạm tội là quan chức
hoặc ngời có quan hệ thân thích với quan
chức; ngời phạm tội có quan hệ gia đình với
ngời bị hại; ngời phạm tội là quan thiên
văn, thợ thủ công, nhạc sĩ; ngời phạm tội là
con cháu chịu thay tội cho ông bà, cha mẹ;
ngời phạm tội tự thú; ngời phạm tội lập
công, chuộc tội; ngời phạm tội là ngời già,
trẻ em, phụ nữ; ngời phạm tội phải ở nhà
nuôi dỡng cha mẹ già. Các tình tiết giảm
nhẹ TNHS liên quan đến tội phạm đợc thực
hiện gồm các tình tiết nh: Hậu quả của tội
phạm cha xảy ra; cha gây thiệt hại lớn;
thiệt hại do tội phạm gây ra đ đợc khắc
phục; phạm tội do thực hiện hành vi giùm
ngời khác; phạm tội với vai trò là tòng
phạm; phạm tội do vợt quá yêu cầu bắt giữ
ngời phạm pháp; phạm tội do lầm lẫn, vô ý;
ngời phạm tội có mức độ lỗi nhẹ; phạm tội
do bị kích động; phạm tội trong trờng hợp
bị tra tấn, uy hiếp hoặc bị oan sai, khổ thiệt;
phạm tội trong các trờng hợp khẩn cấp;
phạm tội trong khi thi hành công vụ; vì bảo
vệ gia đình. Nh vậy, khi quy định về tình
tiết giảm nhẹ TNHS, pháp luật hình sự phong

kiến chú ý đặc biệt đến nhân thân ngời
phạm tội, đến các dấu hiệu chủ quan và
khách quan của tội phạm đợc thực hiện.
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS đợc quy định
chủ yếu ở phần Bản điều của Bộ hình luật.
Do vậy, việc áp dụng tình tiết nào là giảm
nhẹ tội tùy thuộc vào từng loại tội phạm. Xét
về cơ sở giảm nhẹ TNHS, có thể khái quát
theo các nhóm tình tiết sau:
Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ tội liên
quan đến địa vị x hội hoặc vị trí trong gia
đình hoặc tính chất đặc biệt về nghề nghiệp
của ngời phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ
tội đợc quy định trong pháp luật hình sự
phong kiến Việt Nam trên cơ sở quan niệm
nho giáo về những quan hệ rờng cột trong
x hội cần đợc pháp luật bảo vệ. Các mối
quan hệ vua - tôi, phu - phụ, phụ - tử gọi là
tam cơng đợc thể chế hóa trong pháp
luật và đợc bảo vệ bằng pháp luật. Quy định
về những tình tiết giảm tội trong pháp luật
hình sự phong kiến cũng bị chi phối bởi quan
niệm đó, thể hiện ở quy định giảm tội cho
những ngời thuộc bát nghị, cho những
ngời có vị trí trong x hội và gia đình. Pháp
luật thời phong kiến quy định tám loại ngời
thuộc bát nghị đợc giảm tội nếu có hành vi
phạm tội nh nghị thân (ngời bà con gần
vua); nghị cố (ngời cố cựu của hoàng gia);
nghị công (ngời có công trạng lớn dẹp

giặc); nghị hiền (ngời có đức hạnh lớn,
quân tử); nghị năng (ngời có tài trong quân
sự, chính trị); nghị cần (ngời siêng năng,
năng nổ việc quan quân); nghị quý (những
quan vào bậc cao quý); nghị tân (đối với
khách là ngời nối sau của triều trớc). Giảm


nghiên cứu - trao đổi
60 - Tạp chí luật học

tội đợc đặt ra cho những ngời hởng lệ
ấm của ông bà, cha mẹ. Điều 12 Quốc triều
hình luật quy định: Con cháu những bậc
đợc dự vào nghị công mà có tội thì theo lệ
ấm của ông bà cha mẹ mà nghị giảm. Điều
5 Hoàng Việt luật lệ quy định lệ ấm có phần
rộng hơn so với Bộ Quốc triều hình luật thể
hiện lệ ấm không chỉ đợc áp dụng với con
cháu của ngời dự nghị công mà là ông bà
nội, cha mẹ, vợ và con, cháu của ngời thuộc
Bát nghị mà phạm tội cũng đợc nghị nh
bản thân. Những biệt đi này không áp dụng
cho tội thập ác. Qua chế định bát nghị cho
thấy việc giảm tội đợc đặt ra cho những
ngời có vị trí cao của x hội, có quyền lợi
gắn bó với nhà vua, với chế độ đơng thời
thể hiện rất rõ nét tính giai cấp trong quan
niệm về các tình tiết giảm nhẹ tội theo pháp
luật hình sự phong kiến trên cơ sở quan niệm

vua - tôi của nho giáo. Theo Điều 4 Quốc
triều hình luật và Điều 4 Hoàng Việt luật lệ
thì những ngời thuộc bát nghị khi phạm tội
từ lu trở xuống thì đợc giảm một bậc về
hình phạt. Pháp luật hình sự thời phong kiến
đ quy định về giảm tội cho những ngời có
vị trí nhất định trong gia đình trên cơ sở quan
niệm nho giáo về các mối quan hệ vợ chồng,
thê - thiếp, cha - con. Điều 482 Quốc triều
hình luật quy định: Chồng đánh vợ bị
thơng thì xử nhẹ hơn tội đánh bị thơng
ngời thờng ba bậc; nếu đánh chết thì xử
nhẹ hơn tội đánh giết ngời ba bậc. Cố ý giết
vợ thì đợc giảm một bậc; nếu có tội mà
chồng đánh không may đến chết thì sẽ xử
khác. Đánh vợ lẽ bị thơng, què trở lên thì xử
nhẹ hơn tội đánh vợ hai bậc; nếu vợ cả đánh
bị thơng, đánh chết vợ lẽ xử tội nh chồng
đánh vợ Nếu ngộ sát thì không phải tội.
Bộ luật Hoàng Việt luật lệ cũng quy định
khá chi tiết việc giảm tội khi ngời phạm tội
có địa vị x hội hoặc vị trí trong gia đình cao
hơn (các điều luật tại quyển 15 Hoàng Việt
luật lệ). Ngoài ra, quan hệ gia đình giữa
ngời phạm tội với ngời bị hại cũng đợc
pháp luật hình sự phong kiến xem xét và
đánh giá có giá trị giảm nhẹ trong một số
trờng hợp. Ví dụ: Điều 439 Quốc triều hình
luật quy định cùng ở chung một nhà mà ăn
trộm của nhau thì xử nhẹ hơn tội ăn trộm của

ngời ngoài một bậc. Điều 1 quyển 13
Hoàng Việt luật lệ quy định: Phàm ở chung
một nhà (trong thân vợ cới về) là bà con mà
lấy trộm của nhau (cả kẻ dới và bậc tôn
trởng) về tiền bạc, của cải thì giảm 5 bậc
tội nếu là dân thờng, bậc đại công thì giảm
4 bậc, bậc tiểu công thì giảm 3 bậc, bậc ty
ma thì giảm 2 bậc. Kẻ nào không phải thân
thuộc thì đợc giảm một bậc và miễn xăm
chữ vào mặt. Nh vậy, nhìn chung nhà làm
luật phong kiến cũng lấy một số khía cạnh
nhân thân ngời phạm tội làm tình tiết giảm
nhẹ TNHS. Đó là những tình tiết nhân thân
thuộc bát nghị, quan hệ gia đình trên cơ sở
quan niệm nho giáo về trật tự x hội phong
kiến. Theo đó, các tình tiết thuộc nhân thân
phản ánh vị trí cao của ngời phạm tội trong
x hội, gia đình theo trật tự x hội phong
kiến là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Đây là điểm
khác biệt với luật hình sự hiện đại. Luật hình
sự hiện đại, khi quy định nhân thân ngời
phạm tội với ý nghĩa là căn cứ quyết định
hình phạt, có nội dung hoàn toàn khác so với
chế định bát nghị trong pháp luật thời
phong kiến. Nếu luật hiện đại xem xét ở khía
cạnh nhân thân ngời phạm tội là nhấn mạnh
khả năng cải hóa họ trở thành ngời lơng


nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí luật học - 61

thiện, có ý thức tuân thủ pháp luật thì pháp
luật hình sự phong kiến nhấn mạnh sự gắn bó
của những ngời có quan hệ mật thiết với
quyền lợi của giai cấp thống trị, với tôn ti,
trật tự gia đình trong x hội phong kiến nh
là cơ sở giảm nhẹ tội. Ngoài ra, pháp luật
hình sự phong kiến, xuất phát từ yêu cầu phát
triển của x hội đơng thời, còn quy định
giảm tội cho ngời làm một số nghề nghiệp
đặc biệt trong x hội nh quan thiên văn, thợ
thủ công, nhạc sĩ. Đây là u đi của pháp
luật hình sự thời phong kiến đối với ngời có
tay nghề rất cần cho x hội hoặc lao động có
tính chất đặc biệt.
Thứ hai, các tình tiết liên quan đến tội
phạm đợc thực hiện cũng đợc quy định là
tình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình
sự phong kiến Việt Nam. Bên cạnh t tởng
nho giáo, pháp luật hình sự phong kiến Việt
Nam chịu ảnh hởng của t tởng pháp trị,
theo đó trừng trị và thởng phạt luôn đi liền
nhau và phải phân minh: Pháp gia chủ
trơng quyền thế vạn năng. Họ yêu cầu kẻ
thống trị phải nắm lấy quyền giết hại và khen
thởng; chỉ có vậy thuật mới đợc thực thi,
pháp mới đợc tôn trọng.
(4)
Nh vậy, theo

pháp gia thì thi hành công lí chính là cái gốc
để giữ gìn trật tự x hội. Chính vì vậy, pháp
luật hình sự phong kiến ở mức độ nhất định
đ thể hiện yếu tố công bằng về TNHS trên
cơ sở thừa nhận sự tơng xứng về tính nguy
hiểm cho x hội của tội phạm đợc thực hiện
với mức độ TNHS. Tuy không chỉ rõ thớc
đo mà nhà làm luật phong kiến sử dụng để
quy định hình phạt đối với các tội phạm cụ
thể nhng qua nghiên cứu về các tình tiết
giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự
phong kiến, nhận thấy việc tăng nặng hoặc
giảm nhẹ tội đợc nhà làm luật suy xét trên
cơ sở tính tới sự tơng xứng giữa mức độ
nguy hiểm cho trật tự x hội phong kiến của
hành vi phạm tội và mức hình phạt cần áp
dụng. Đây chính là những biểu hiện công
bằng về TNHS trong pháp luật hình sự phong
kiến Việt Nam. Theo đó những tình tiết thuộc
về những biểu hiện khách quan hoặc chủ quan
của tội phạm phản ánh mức độ thực hiện tội
phạm còn hạn chế, hậu quả tội phạm cha xảy
ra hoặc thiệt hại không lớn, phạm tội do lầm
lỡ, do bị kích động, động cơ phạm tội vì thi
hành công vụ đợc nhà làm luật cân nhắc và
quy định là tình tiết giảm nhẹ tội.
Thứ ba, pháp luật hình sự thời phong
kiến đ quy định một số tình tiết giảm nhẹ
tội do đạo lí và khoan hồng dới ảnh hởng
t tởng nho giáo. Luật dới thời phong

kiến dù đợc xây dựng bởi hệ t tởng nào
cũng đều mang tính chất tàn khốc, nhng với
t tởng nho giáo tính chất đó phần nào
đợc giảm bớt.
(5)
Theo tinh thần đó, pháp
luật hình sự phong kiến Việt Nam cũng có
một số quy định về giảm tội vì lí do nhân
đạo, khoan hồng. Pháp luật hình sự phong
kiến quy định tự thú là tình tiết giảm nhẹ đặc
biệt và là cơ sở để miễn tội cho ngời phạm
tội. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng có một
thái độ khoan hồng đối với những ngời
phạm tội là trẻ em, ngời già, ngời bị bệnh
tật nặng nh phế tật, ác tật và coi các tình
trạng này nh một trong những cơ sở giảm
nhẹ tội hoặc miễn tội. Xuất phát từ đạo đức
của ngời phơng Đông về trách nhiệm hiếu
thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ,


nghiên cứu - trao đổi
62 - Tạp chí luật học

pháp luật thời phong kiến cho phép con cháu
chịu tội roi, trợng thay cho ông bà, cha mẹ.
Việc chịu tội thay đó đợc coi là một tình
tiết giảm tội (Điều 38 Quốc triều hình luật).
Hoàng Việt luật lệ không có quy định về vấn
đề này. Nhng Hoàng Việt luật lệ lại có quy

định về ân giảm cho ngời phạm tội còn phải
ở nhà nuôi dỡng cha mẹ (Điều 17 quyển 2
Hoàng Việt luật lệ).
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và
hoàn thiện chế định các tình tiết giảm
nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự phong
kiến Việt Nam, chúng tôi rút ra một số
kết luận sau:
1. Quy định của pháp luật hình sự phong
kiến về các tình tiết giảm nhẹ TNHS là yêu
cầu khách quan. Dù là ở các thời đại khác
nhau với phơng pháp và trình độ lập pháp
khác nhau thì tất cả đều gặp nhau cùng một
điểm - sử dụng các tình tiết giảm nhẹ nh là
căn cứ quyết định hình phạt.
2. Chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS
trong pháp luật hình sự phong kiến mang dấu
ấn của giai đoạn lịch sử này. Bởi lẽ, việc quy
định một tình tiết nào đó có phải là tình tiết
giảm nhẹ hay không, cách sử dụng nó nh
thế nào đều phụ thuộc vào quan niệm của
giai cấp thống trị về trật tự x hội cần đợc
bảo vệ bằng pháp luật hình sự, phơng pháp
lập pháp hình sự cũng nh trình độ lập pháp
của thời kì đó. Do vậy, xem xét về các tình
tiết giảm nhẹ TNHS không thể tách rời hoàn
cảnh lịch sử cụ thể và cần thừa nhận sự vận
động biện chứng của chế định này trong quá
trình vận động của x hội. Dấu ấn lịch sử của
thời kì này thể hiện ở sự ảnh hởng của t

tởng nho giáo, quan niệm về tôn ti trật tự x
hội và gia đình của giai cấp phong kiến trong
quy định của pháp luật hình sự về các tình
tiết giảm nhẹ TNHS.
3. Quá trình hình thành và phát triển của
chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS là quá
trình phát triển có tính kế thừa chọn lọc.
Thông qua việc nghiên cứu quy định của
pháp luật hình sự thời phong kiến, những giá
trị văn hóa pháp lí mà dân tộc ta tích lũy qua
nhiều thế hệ đ đợc sáng tỏ. Những di sản
pháp lí của dân tộc mà pháp luật hình sự hiện
đại có thể kế thừa chính là việc thừa nhận sự
tơng xứng giữa tính chất và mức độ nguy
hiểm cho x hội của tội phạm đợc thực hiện
với mức độ TNHS mà ngời phạm tội phải
gánh chịu. Những di sản pháp lí cần kế thừa
cũng là truyền thống nhân đạo, khoan hồng
của ông cha trong xử lí tội phạm. Biết kế
thừa có lựa chọn những kinh nghiệm ông cha
cho chúng ta một cách tiếp cận hợp lí trong
hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng
pháp luật./.

(1).Xem: Vũ Văn Mẫu Cổ luật Việt Nam và t pháp
sử, tr.41, Sài Gòn.
(2). Xem: TSKH. Lê Cảm - Luật hình sự Việt Nam trớc
thế kỉ XV, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5, tr.22.
(3).Xem: Nguyễn Văn Thành - Vũ Trinh - Trần Hựu
(Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Tài dịch và

giới thiệu) Hoàng Việt luật lệ, tập 1, Nxb. Văn hóa
- thông tin, tr.2.
(4).Xem: GS. Lơng Duy Thứ (chủ biên) Đại cơng
văn hóa phơng Đông, Nxb. Giáo dục, H.1998, tr.48.
(5)Xem: Nguyễn Tài Thu Vai trò đạo Khổng trong
sự hình thành và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Tạp
chí nhà nớc và pháp luật, số 5/1993, tr.8.


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc - 63


×