Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn mối tương quan giữa lo âu trầm cảm và mức độ bị bắt nạt của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU SƢƠNG

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA LO ÂU - TRẦM CẢM VÀ
MỨC ĐỘ BỊ BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU SƢƠNG

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA LO ÂU - TRẦM CẢM VÀ
MỨC ĐỘ BỊ BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC KHANH

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của trường Đại Học Giáo Dục đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Đỗ Ngọc Khanh, là giáo viên
hướng dẫn luận văn của tôi, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu, động viên tinh thần, giúp tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc vì đã luôn ở bên cạnh động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi
được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ
sung của quý thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bến Tre, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Sương

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ

: Bạo lực học đường

BNKT

: Bắt nạt kinh tế : Bắt


BNTC

nạt thể chất : Bắt nạt

BNTD

tình dục : Bắt nạt tinh

BNTT

thần

DSM - IV

: Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần rút gọn
lần thứ IV (DSM - IV)
ĐHKHXH&NV : Đại học khoa học xã hội
và nhân văn
Đ
T
B
GAD
-7
ICD 10

PHQ
-9
RL
LA
SK

TT
SP
SS
TH
CS
TH
PT
YL

Ds


:
:
M
d
:
:
:
:
c

t

S

: Trung

i


c

học cơ

s

i

sở

t

e

: Trung học

i

n

phổ thông

c

c

: Chỉ số số năm sống bị mất do khuyết tật

a


e

(Year lost due to

l

s
)

P

disabili
tyYLDs)

a
c
k
a
g
e
f
o
r
t
h
e
S
o
c
i

a
l

i
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 6
1.1.Vài Nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về bắt nạt trên thế giới.............................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam ............................................ 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm bị bắt nạt và người bị bắt nạt............................................... 13
1.2.2. Một số hình thức bắt nạt thường gặp .................................................... 15
1.2.3. Học sinh trung học cơ sở....................................................................... 16
1.2.4. Bắt nạt giữa học sinh với học sinh trung học cơ sở .............................. 19
1.2.5. Trầm cảm .............................................................................................. 20
1.2.6. Lo âu...................................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 30
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................
31 2.1. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu ............................. 31
2.1.1. Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu............................................ 31
2.1.2. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ............................................... 35

2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 37
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 37
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 40
Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 40
iii


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 41
3.1. Thực trạng hành vi bắt nạt ở học sinh THCS .......................................... 41
3.1.1. Bị bắt nạt về tinh thần ........................................................................... 41
3.1.2. Bị bắt nạt về kinh tế .............................................................................. 44
3.1.3. Bị bắt nạt về thể chất............................................................................. 45
3.1.4. Bị bắt nạt về tình dục ............................................................................ 45
3.1.5. So sánh mức độ bị bắt nạt theo các nhóm học sinh khác nhau............. 47
3.1.6. Các yếu tố khác liên quan tới bắt nạt .................................................... 50
3.2. Thực trạng lo âu - trầm cảm .................................................................... 53
3.2.1. Mức độ lo âu ......................................................................................... 53
3.2.2. Mức độ trầm cảm .................................................................................. 53
3.3. Mối tương quan giữa việc bị bắt nạt và lo âu - trầm cảm ...................... 55
Tiểu kết chương 3: .......................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 62 1.
Kết luận ...................................................................................................... 62 2.
Khuyến nghị ................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 79

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các nhóm khách thể theo đặc điểm nhân khẩu học ....................... 33
Bảng 2.2 : Số bạn thân của khách thể ............................................................. 34
Bảng 3.1: Trung bình các loại bắt nạt ............................................................. 41
Bảng 3.2: Số lượng và tỉ lệ (%) học sinh trả lời ở mỗi phương án
trong tiểu thang đó bắt nạt về tinh thần........................................................... 42
Bảng 3.3: Số lượng và tỉ lệ (%) học sinh trả lời ở mỗi phương án
trong tiểu thang đó bắt nạt về kinh tế.............................................................. 44
Bảng 3.4: Số lượng và tỉ lệ (%) học sinh bị bắt nạt về thể chất...................... 45
Bảng 3.5: Số lượng và tỉ lệ (%) học sinh trả lời ở mỗi phương án
trong tiểu thang đo bắt nạt về tình dục............................................................ 46
Bảng 3.6: Trung bình các hình thức bị bắt nạt theo khối/lớp ......................... 47
Bảng 3.7: Trung bình các hình thức bắt nạt theo giới tính ............................. 48
Bảng 3.8: Trung bình các hình thức bắt nạt theo trường ................................ 49
Bảng 3.9: Địa điếm học sinh bị bắt nạt ........................................................... 51
Bảng 3.10: Đối tượng thực hiện bắt nạt ..........................................................1 5
Bảng 3.11: số lượng và tỉ lệ học sinh phản ứng khi thấy bạn bè cùng
lứa bị bắt nạt.................................................................................................... 52
Bảng 3.12: Phân loại lo âu .............................................................................. 53
Bảng 3.13: phân loại trầm cảm ....................................................................... 53
Bảng 3.14: So sánh lo âu - trầm cảm theo giới tính ....................................... 54
Bảng 3.15: So sánh lo âu - trầm cảm theo học lực......................................... 55
Bảng 3.16: Mối tương quan giữa việc bị bắt nạt và lo âu - trầm cảm............ 55
Bảng 3.17: So sánh trung bình các hình thức bắt nạt với các học sinh
có mức độ lo âu khác nhau.............................................................................. 56
Bảng 3.18: So sánh trung bình các hình thức bắt nạt với các học sinh
có mức độ trầm cảm khác nhau....................................................................... 57
Bảng 3.19: Dự báo lo âu theo trung bình bắt nạt ............................................ 58

Bảng 3.20: Dự báo lo âu theo các biến thích học, lớp, giới, đạo đức,
học lực, trường. ............................................................................................... 59
Bảng 3.21: Dự báo trầm cảm theo trung bình bắt nạt..................................... 60
Bảng 3.22: Dự báo trầm cảm theo các biến thích học, lớp, giới, đạo
đức, học lực, trường. ....................................................................................... 60

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng học sinh theo từng khối.................................. 31
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số lượng học sinh theo từng trường .............................. 32
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ số lượng học sinh theo giới........................................... 32

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngày càng được
quan tâm của Chính phủ, đặc biệt bảo vệ trẻ khỏi bị bạo lực về thể chất và
tinh thần. Nếu như những năm trước, xã hội và dư luận thường quan tâm
nhiều hơn đến việc bảo vệ trẻ em dưới góc độ người lớn làm tổn thương trẻ
em như: lạm dụng tình dục, bạo lực tinh thần, đánh đập, lạm dụng sức lao
động...thì trong thời gian gần đây, truyền thông và dư luận bắt đầu quan tâm
đến việc trẻ bị chính bạn cùng lứa gây tổn thương. Bằng chứng là, trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đã có nhiều bài báo đề cập đến việc học sinh
bắt nạt nhau, trong đó có những trường hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
và hết sức thương tâm.

Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy sự phức tạp và mối nguy hại
của những hành vi bắt nạt ở tuổi học trò. Khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt
nạt từ mức độ trung bình đến nặng, khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn
cùng lớp xem là "nạn nhân thường xuyên" của bắt nạt [40]. Bắt nạt ở trường
học thường được coi là vấn đề nghiêm trọng về mặt cá nhân, xã hội và giáo
dục. Bắt nạt không chỉ gây hậu quả xấu cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt nạt
[41] [85][86][87][94][107], mà còn gây hậu quả về mặt phát triển cảm xúc sau
này của trẻ [76][87]. Trẻ bị bắt nạt có thể có hành vi sa sút, hạn chế các cơ hội
giao lưu và kết bạn dẫn tới giảm kỹ năng xã hội. Bắt nạt cũng gây ảnh hưởng
xấu ngay cả đối với người có hành vi bắt nạt. Học sinh chuyên đi bắt nạt học
sinh khác thường phát triển thành "thú vui" trong việc thể hiện sức mạnh và
uy thế đối với nạn nhân và không thể phát triển sự đồng cảm với người khác.
Cứ như vậy, những trẻ đó có thể sẽ dần hình thành những hành vi phạm pháp và
tội ác [98]. Ngoài những hậu quả về mặt xã hội như bị cô lập, bị loại khỏi
nhóm bạn, và hậu quả học tập như học giảm sút, ít tham gia hoạt động trường
lớp [98]. Bắt nạt có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt
1


cảm xúc và nhận thức ở nạn nhân, như cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình,
kém tự tin. Các nghiên cứu về bắt nạt có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần c h
o t h ấ y : Tr o n g c á c m ẫ u c h ọ n h ọ c s i n h t r u n g h ọ c đ ã k i ể m t r a t ạ i I s t a b u l , Thổ
Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bị bắt nạt cao và liên quan đến biểu hiện của trầm cảm. Sự tiếp
tục trải nghiệm bạo lực và căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội s ẽ d ẫn đ ến
các b i ểu h i ện t â m t h ần [9 9 ]. T h an h t h i ếu n i ên n am l à n ạn n h ân c ủ a b ắ t n ạ n c
ù n g l ứ a t r ả i n g h i ệ m mứ c đ ộ s t r e s s v à l o l ắ n g c a o . C á c e m c h o rằng môi
trường trường học của các em không an toàn và sợ có bạo lực học đường [92].
Những năm gần đây, vấn đề bắt nạt học đường được nghiên cứu rất
nhiều trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về thực trạng, các nguyên nhân, cũng như đưa ra một vài giải

pháp phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường, ở gia đình và xã
hội...Gần đây, đã có nghiên cứu đề tài cấp bộ ở Viện Tâm lý học về bạo lực
học đường, nguyên nhân và hậu quả, tuy nhiên nghiên cứu trên mẫu chọn ở
học sinh phổ thông miền Bắc và miền Trung. Vậy tình trạng bạo lực học
đường ở học sinh trung học cơ sở miền Nam và mối tương quan đến sức khoẻ
tâm thần, cụ thể là lo âu và trầm cảm như thế nào rất cần được làm sáng tỏ.
Nghiên cứu đề tài: "Mối tương quan giữa lo âu - trầm cảm và vấn đề bị
bắt nạt của học sinh trung học cơ sở" không những có ý nghĩa về mặt lý luận
mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, sẽ giúp trả lời câu hỏi trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối tương quan giữa mức độ bị bắt nạt
và biểu hiện của lo âu - trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá một số lí luận có liên quan đến đề tài
Lo âu, trầm cảm, bắt nạt, học sinh trung học cơ sở, bắt nạt giữa học
sinh với học sinh trung học cơ sở.

2


3.2. Điều tra mức độ bị bắt nạt, các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở học sinh
trung học cơ sở Miền Nam
3.3. Xem xét mối tương quan giữa mức độ bị bắt nạt và mức độ lo âu trầm cả ở học sinh trung học cơ sở Miền Nam.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh THCS ở các tỉnh phía Nam gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên
Giang.
- Số lượng khách thể: 300 người.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối tương quan giữa mức độ các hình thức bị bắt nạt và mức độ lo âu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở Miền Nam.

5. Câu hỏi nghiên cứu
Lo âu - trầm cảm có tương quan với vấn đề bị bắt nạt của học sinh trung
học cơ sở như thế nào?
6. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu này của chúng tôi giả thuyết rằng các mức độ bị bắt nạt có
tương quan thuận với lo âu - trầm cảm. Các học sinh có mức độ bị bắt nạt
thường xuyên về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục sẽ có mức lo âu và
trầm cảm cao.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trung học cơ sở ở TP.Hồ Chí Minh, Bến
Tre, Kiên Giang.
- Thời gian: Từ tháng 01/2014 đến tháng 11 /2015
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu những nghiên cứu ở VN và trên thế giới. Các tài liệu bao
gồm: các kết quả nghiên cứu, các bài viết tham luận , các tạp chí… có liên
3


quan đến đề tài. Đã sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, trang web của
Thư Viện ĐHQGHN, thư viện của Vanderbilt, gõ những từ khoá như : bắt
nạt", "bắt nạt và SKTT".
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chủ yếu là thu thập, xử lý các dữ liệu, tìm hiểu thực trạng thông qua các
bảng hỏi. Các bảng hỏi của nước ngoài đã được chuẩn hoá cho học sinh Việt
Nam như:
- Thang đo bị bắt nạt của Mynard và Joseph (2000).
- Bảng hỏi về bắt nạt của báo cáo cấp Bộ của Viện tâm lý học.
- Thang đo trầm cảm PHQ- 9 Thang đo lo âu GAD- 7.

- Các câu hỏi về nhân khẩu học.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Dùng phép thống kê mô tả, tương quan Person, kiểm định so sánh giá trị
trung bình T-test và Anova
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề mối tương quan giữa lo âu
- trầm cảm và vấn đề bị bắt nạt của học sinh trung học cơ sở.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra thực trạng các vấn đề bị bắt nạt ở học sinh trung học cơ sở Miền
Nam, mối liên hệ giữa các hình thức bắt nạt với các biểu hiện lo âu, trầm cảm để
từ đó giúp xã hội nhận thức đúng về vấn đề này, kịp thời đưa ra các biện pháp
nhằm ngăn chặn tình trạng bắt nạt và cải thiện sức khoẻ tâm thần cho học sinh.

4


10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận: sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái
niệm cơ bản của luận văn.
Chương 2: Nội dung, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

5


CHƢƠNG

1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài Nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về bắt nạt trên thế giới
Ở nhiều nước trên thế giới, bạo lực giữa học sinh với học sinh là vấn đề
bức xúc của xã hội, được các nhà tâm lý học và giáo dục học rất quan tâm
nghiên cứu. Các hướng nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trên thế giới
bao gồm xác định khái niệm, nghiên cứu dịch tễ học, đặc điểm của đối tượng
của bắt nạt, nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp can
- Hướng thứ nhất: Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc xác định khái niệm bắt
nạt, bắt nạt giữa học sinh với học sinh. Hướng nghiên cứu này bao gồm các
nhà tâm lý học Rigby (2002), Olweus (2001), Nansel & Overpeck (2003);
Gendreau & Archer, (2005), Bjorkqvist, Crick, Underwood và cộng sự (1992)
[96][87][82][60][36]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa bắt nạt, bắt nạt
giữa học sinh với học sinh, xác định các đặc điểm của hành vi này. Dan
Olweus đã đưa ra một định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong
trường học như một hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một
hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó
khăn trong việc tự bảo vệ bản thân
- Hướng thứ hai: nghiên cứu dịch tễ học, các nhà nghiên cứu đã khảo sát tình
trạng bắt nạt học đường giữa học sinh với học sinh ở nhiều nước trên thế giới và
cho thấy tỉ lệ bắt nạt học đường là khác nhau ở các nước khác nhau. Dữ liệu
từ khảo sát quốc tế về hành vi sức khoẻ trẻ em do Craid và Harel tiến hành
gần đây cho thấy rằng học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 bị lạm dụng bởi người
khác ở 30 nước khác nhau có tỉ lệ dao động từ 9% đến 73% [46].
Theo tác giả Hsi-Sheng Wei, tỉ lệ học sinh bị bắt nạt tăng cao ở những
nước châu Á như Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc [70].
Reuter-Rice và cộng sự đã tiến hành điều tra ở các trường học nông thôn tại
Mỹ cho thấy trong 192 học sinh có 158 trẻ (chiếm 82.3%) công nhận rằng
6



đã trải nghiệm một vài hình thức bắt nạt ít nhất một lần trong ba tháng qua.
Kết quả này cao hơn (có ý nghĩa thống kê) đối với kết quả của các nghiên cứu
khác, cho thấy: ở Mỹ, hiện tượng bắt nạt ở các vùng nông thôn nhiều hơn
thành thị một cách rõ rệt [92].
- Hướng thứ ba: gồm các nhà nghiên cứu như Salmivalli, Pepler và Olweus.
Hướng này quan tâm đến đối tượng của bắt nạt. Salmivalli (1997) phân chia
và mô tả các vai trong các vụ bắt nạt giữa học sinh với học sinh như sau: thứ
nhất là kẻ đầu trò [100]. Đó là người tổ chức cả nhóm và khởi đầu quá trình
bắt nạt. Thứ hai là kẻ a dua - người tham gia vào quá trình bắt nạt khi nó đã
bắt đầu. Thứ ba là kẻ cổ vũ - người không tham gia vào quá trình bắt nạt như
xem, cười hoặc có những hình thức khuyến khích thụ động khác. Thứ tư là kẻ
ngoài cuộc - những người trong nhóm bạn nhưng tỏ ra hoàn toàn không có
liên quan gì đến quá trình bắt nạt. Thứ năm - kẻ chống trả: người kêu gọi sự
giúp đỡ, yêu cầu dừng sự bắt nạt lại, trực tiếp giúp đỡ nạn nhân. Và thứ sáu nạn nhân : người bị bắt nạt.
Pepler (1998) cho rằng có thể người xem không cười đùa và khuyến khích kẻ
bắt nạt nhưng chính thái độ thờ ơ, không can thiệp vào quá trình bắt nạt là một
dạng của sự phục tùng và điều đó giúp củng cố hành vi bắt nạt.
- Hướng thứ tư: nghiên cứu nguyên nhân bắt nạt học đường giữa học sinh với
học sinh. Theo hướng này có các nhà nghiên cứu như: Topcu, Ciodem 1;
Erdur-Baker, Özgür1; Çapa-Aydin, Yeşim, Dulmus, C. N.; Sowers, K. M.;
Theriot, M.T., Robinson, Sabrina, Pekel-Uludağli, Nilay1; Uçanok, Zehra
[116][97]. Các tác giả cho rằng có rất nhiều yếu tố có liên quan đến hành vi
bắt nạt học đường giữa học sinh với học sinh như: giới tính, những hành vi vi
phạm qui tắc, luật lệ, cách ứng xử của giáo viên. Kết quả nghiên cứu của
Topcu, Ciodem1; Erdur-Baker, Özgür1; Çapa-Aydin, Yeşim, (2008), ở Turkey
cho thấy học sinh trường công có tỷ lệ bị bắt nạt nhiều hơn học sinh ở trường tư
[116].


7


Trong khi đó, Hsi-Sheng Wei và các cộng sự (2010) cho rằng: các yếu tố
về truờng học không liên quan đến các hành vi bạo lực học đường giữa học
sinh với học sinh [70].
Çetinkaya và đồng sự (2009) cho rằng: điều kiện kinh tế gia đình có liên
quan đến hành vi bắt nạt học đường giữa học sinh với học sinh. Trong số trẻ
em bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn cao hơn trẻ em có điều
kiện kinh tế khá. Bắt nạt cũng có mối liên hệ có ý nghĩa với mức sống, tuổi,
nghề nghiệp của cha, số anh chị em trong gia đình [42].
Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học sinh cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt. Robinson, Sabrina (2006) cho rằng:
những em học sinh thừa cân và béo phì thường là nạn nhân của bắt nạt hay
trêu ghẹo. Thanh thiếu niên béo phì có nguy cơ là nạn nhân của bắt nạt cao
bởi vì những bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một sự khác biệt và người không
được ai ưa [97].
- Hướng thứ năm: tìm hiểu hậu quả của bắt nạt giữa học sinh với học sinh.
Rất nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian tìm hiểu hậu quả của bắt nạt giữa
học sinh với học sinh (Noaks & Noaks, Gilmartin, Bulack, Fulbright and
Williams, Osofsky, Brockenbrough, Bagley, Pritchard, Robinson, Sabrina…).
Các nhà nghiên cứu đều khẳng định bắt nạt có ảnh hưởng rất tiêu cực đến học
sinh. Trẻ bị bắt nạt có thể học hành sa sút, hạn chế các cơ hội giao lưu và kết
bạn dẫn đến giảm kỹ năng xã hội [98]. Bằng chứng cho thấy rằng những kẻ
bắt nạt và nạn nhân có nguy cơ gia tăng trầm cảm, lo lắng, cảm giác tuyệt
vọng và lòng tự trọng thấp [114], không tham gia tích cực vào các hoạt động
học tập [76]. Hơn nữa nạn nhân có nhiều dấu hiệu hiển thị sự cô đơn và dễ có ý
định tự tử [114]. Bắt nạt cũng gây ảnh hưởng xấu ngay cả đối với người có
hành vi bắt nạt. Học sinh chuyên bắt nạt học sinh khác thường phát triển
thành "thú vui" trong việc thể hiện sức mạnh và uy thế đối với nạn nhân và

không thể phát triển sự đồng cảm với người khác. Cứ như vậy, những trẻ đó có
thể sẽ dần hình thành những hành vi phạm pháp và tội ác [98].
8


- Hướng thứ sáu: các nhà nghiên cứu Gary D.Gootfredson, Denise
C.Gottfredson, Shure Spivak nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn các rối loạn
hành vi; Feindler, Marriott và Iwata giới thiệu hai hướng can thiệp chính đối
với bắt nạt học đường. Hướng thứ nhất, can thiệp kiểm soát môi trường
trường học, lớp học và cách thức thực hành của nhà trường, ví dụ một chương
trình can thiệp bằng cách tạo ra các qui tắc luật lệ rõ ràng và công bằng trong
nhà trường. Hướng thứ hai, can thiệp lên sự thay đổi của cá nhân. Đó là can
thiệp nhằm thay đổi hành vi, suy nghĩ, thái độ và niềm tin của các học sinh
trong nhà trường [64][105][54].
Can thiệp kiểm soát môi trường trường học bao phủ một phạm vi rất
rộng, có thể là việc kiểm soát mang kim loại vào trường; thay đổi những qui tắc,
luật lệ trong trường làm cho chúng trở nên công bằng và rõ ràng; xây dựng
những chuẩn mực và những mong đợi của nhà trường liên quan đến các hành
vi bắt nạt và bạo lực khác; biện pháp quản lý lớp học để nâng cao sự tham gia,
sự gắn kết của học viên và thành tích học tập của học viên…. Hầu hết những
phương pháp can thiệp này đều có hiệu quả, nhưng chúng vẫn được đánh giá là
chưa có đủ các bằng chứng khoa học. Một số chương trình can
thiệp tiêu biểu cho loại này là dự án Pathe [65] Safe Dates Program [57][58].
Can thiệp nhằm thay đổi cá nhân: loại can thiệp này có thể trực tiếp cung
cấp những thái độ, kỹ năng, niềm tin hay sự mong đợi và những điều khác nữa.
Can thiệp này có thể là một nỗ lực tổng thể và mạnh mẽ nhằm giảm những nguy
cơ của bạo lực và hành vi có vấn đề cho tất cả mọi học sinh trong trường. Các
chuơng trình thường dựa trên các kỹ thuật nhận thức hành vi, nhằm giúp học
sinh nhận biết tốt hơn về các tình huống có thể dẫn đến bạo lực và kỹ thuật
phòng chống. Một số chương trình cơ bản là: Kỹ năng giải quyết vấn đề liên

nhân cách (ICPS; Shure và Spivak, 1979, 1980, 1982), Con đường FAST (Nhóm
nghiên cứu ngăn chặn các rối loạn hành vi, 1999a); Kiếm soát sự tức giận
(Feindler, Marriott và Iwata, 1984). Các can thiệp theo huớng này có nhiều bằng
chứng nghiên cứu cho thấy có hiệu quả [104][105][106][54].
9


Như vậy, bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh ở các nước trên
thế giới đã được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu. Các công trình
nghiên cứu đã tìm hiểu và khám phá nhiều phương diện của vấn đề: khái
niệm, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp can thiệp. Trong đó,
vấn đề nguyên nhân tâm lý - xã hội và hậu quả tâm lý đối với nạn nhân bạo lực
đặc biệt được quan tâm.
1.1.2. Những nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam
Hiện nay, bạo lực học đường nói chung và bắt nạt giữa học sinh với học
sinh nói riêng đang trở thành vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm nên những
năm gần đây có nhiều nghiên cứu được thực hiện về những khía cạnh của chủ đề
này, các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả
của vấn đề bắt nạt.
- Hướng nghiên cứu về thực trạng bạo lực giữa học sinh với học sinh gồm
những nghiên cứu như: khảo sát về thực trạng bạo lực học đường ở quận
Đống Đa, Hà Nội của Khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV (Đại học
Quốc gia Hà Nội), thực hiện năm 2008 chỉ ra nhiều con số đáng lo ngại. Cụ thể,
có đến 99,7% số học sinh trong mẫu nghiên cứu cho rằng, ở trường các em có
xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là: 44,7%
rất thường xuyên, 38% thường xuyên, 17,3% không thường xuyên; có tới 64%
các em nữ được hỏi thừa nhận đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn. Hiện
tượng nữ sinh đánh nhau đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh, đến mức,
có đến 45,3% cho rằng, điều đó là bình thường; 30,7% - có thể chấp nhận được;
và chỉ có 24% - không chấp nhận hành vi bạo lực của nữ sinh [127].

Khảo sát do viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện trên 317 học
sinh của hai trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) và THCS Cầu Diễn
(huyện Từ Liêm) cho thấy tỉ lệ học sinh bị bắt nạt nhiều hơn hai lần số học
sinh đi bắt nạt. Và theo ý kiến của các em, nơi hay xảy ra tình trạng bắt nạt

10


nhất là sân trường, tiếp theo là hành lang, cầu thang, lớp học, đường từ trường
về nhà, đường từ nhà đến trường và ở nhà [21].
Đề tài cấp bộ do Viện Tâm Lí học thực hiện trên 1141 học sinh THPT
miền Bắc và miền Trung Việt Nam cho thấy có 24,6% học sinh trong mẫu
chọn là nạn nhân của bạo lực học đường; 7,2% khách thể là thủ phạm của bạo
lực và 43,8% vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân [19].
Như vậy, tỉ lệ học sinh bị bắt nạt và đi bắt nạt là rất khác nhau trong
những nghiên cứu khác nhau, kết quả này có thể là do mẫu chọn khác nhau,
công cụ nghiên cứu khác nhau và khái niệm về bắt nạt là khác nhau giữa các
tác giả.
- Hướng nghiên cứu về những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi lệch chuẩn nói chung và bắt nạt giữa học sinh với học sinh nói riêng,
đề xuất các biện pháp can thiệp: gồm các tác giả Hoàng Gia Trang, Lê Ngọc
Dung, Hồ Bá Thông, Lưu Song Hà, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Hồng
Nga, Đỗ Ngọc Khanh… Các tác giả này đề cập đến hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội và hành vi vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên - một lĩnh vực rộng hơn,
nó bao trùm vấn đề bạo lực giữa học sinh với học sinh. Trong các nghiên cứu
của mình, các nhà khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân, những yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi lệch chuẩn nói chung và bắt nạt giữa học sinh với học sinh
nói riêng. Trong những nguyên nhân được phát hiện, những nguyên nhân từ
gia đình như sự sai lệch nhân cách của bố mẹ, phong cách giáo dục thiếu
khoa học của họ và sự nghèo nàn của giao tiếp trong gia đình… được nhiều tác

giả quan tâm. Tình trạng chưa chú trọng đúng mức nội dung giáo dục đạo đức và các
chuẩn mực xã hội khác, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh của nhà trường; tình
trạng văn hóa phẩm không lành mạnh chưa được quản lý chặt chẽ, một số đặc
điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ vị thành niên… cũng được các nhà nghiên cứu xem
như là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo hành giữa học sinh với học
sinh.

11


Nghiên cứu 1141 học sinh THPT ở miền Bắc và miền Trung, các nhà
nghiên cứu đã thấy rằng các yếu tố về hành vi như xâm kích, xem phim và
chơi trò chơi bạo lực, hành vi thờ ơ với bạo lực; các yếu tố cá nhân như mức
độ tự đánh giá, giới tính, nhận thức của học sinh: yếu tố gia đình như chứng
kiến cha mẹ hoặc anh chị em bạo lực v.v… đều có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực
học đường [19].
Đề tài cấp bộ của viện tâm lý học đã nghiên cứu thực trạng bạo lực học
đường giữa học sinh với học sinh THPT, một số nguyên nhân nhìn từ góc độ
hành vi và cá nhân, đưa ra các kết quả chính như sau: thứ nhất, đa số học sinh
đều cho rằng bạo lực hoc đường không có những ảnh hưởng lâu dài; thứ hai,
học sinh cũng đã khái quát một cách tương đối hậu quả mà BLHĐ gây ra cho
mình: ảnh hưởng chung đến tâm lí sức khoẻ, ảnh hưởng đến cảm xúc như
buồn bã, sợ hãi và cuối cùng là ảnh hưởng tới các chức năng trong cuộc sống như
không hoà đồng, không dám đi học; thứ ba, nghiên cứu cho thấy trong số
những học sinh có liên quan đến BLHĐ, nam giới có gặp nhiều vấn đề hành
vi hơn trong khi nữ giới lại gặp nhiều vấn đề tình cảm hơn [19].
Như vậy, Các nghiên cứu ở Việt Nam về bắt nạt học đường nói chung và
bắt nạt giữa học sinh với học sinh nói riêng còn rất hạn chế, chưa tương xứng
với tính chất nghiêm trọng của vấn đề này hiện nay. Trong đó, các nghiên cứu
về thực trạng mới khảo sát ở các thành phố lớn, chưa khảo sát ở các thành phố

nhỏ, các vùng nông thôn. Các nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi bắt nạt còn mang tính chất nhận định chung chung; các nhà
khoa học chú ý nhiều đến các nguyên nhân từ phía gia đình, trái lại, rất ít
nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố tâm lý của những người liên quan trực tiếp
đến bắt nạt. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới phát hiện ra rằng,
một số đặc điểm cá nhân của người bị bắt nạt có liên quan mật thiết với hiện
tượng bắt nạt giữa học sinh với học sinh. Các nghiên cứu trong nước cũng
chưa nêu bật hậu quả về mặt tâm lý nặng nề của những nạn nhân

12


bắt nạt học đường cũng như chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để hỗ trợ cho đối
tượng bắt nạt cũng như nạn nhân của hiện tương bắt nạt.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm bị bắt nạt và người bị bắt nạt
1.2.1.1. Bắt nạt là gí
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, "bắt nạt là cậy thế cậy quyền doạ
dẫm để làm cho người khác phải sợ, ví dụ như bắt nạt trẻ con, ma mới bắt nạt ma
cũ" [15].
Theo Nguyễn Thị Nga "Bắt nạt là bất cứ hành vi hay lời nói nào đó lặp đi
lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác" [11].
Theo Batsche & Knoff (1994),Olweus (1993) cho rằng thành tố then chốt
của bắt nạt, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, là những hăm dọa về cơ thể và tâm lý
xuất hiện lặp lại có thể tạo ra những mẫu hành vi quấy rầy và lạm dụng nạn nhân
[34].
Tác giả Banks (1997) cho rằng bắt nạt bao gồm những hành vi trực tiếp như
trêu chọc, chửi mắng, đe doạ, đánh, chiếm đồ của nạn nhân bị bắt nạt [33].
Theo Ahmad & Smith (1994) và Smith &Sharp (1994) học sinh nam
thường liên quan tới hình thức bắt nạt trực tiếp. Ngược lại, học sinh nữ

thường liên quan tới các hình thức gián tiếp, tập trung vào việc làm tổn hại
quan hệ của nạn nhân với bạn bè khác qua phát tán tin đồn và cô lập nạn
nhân. Cụ thể hơn là những hành vi nói xấu sau lưng, "buôn dưa lê, bán dưa
chuột", hướng người khác có cùng cái nhìn đố kị và tiêu cực về phía đối
phương, làm cho đối phương bị mọi người ghét, ác cảm, không chơi cùng
[27][108].
Rigby (1998) cho rằng bắt nạt là bất cứ hành vi nào có ý định làm tổn
thương người khác về cơ thể hay cảm xúc [94]. Nó bao gồm không chỉ những
hành động nhìn thấy được như đấm, đá, gọi tên và trêu chọc mà còn phát tán
tin đồn, chế nhạo các khuyết tật về cơ thể, giễu cợt về sắc tộc, ngăn không cho
chơi với nhóm bạn, làm nhục hoặc kể cho người khác chuyện mà nạn nhân
13


muốn giấu [101]. Thuật ngữ "bắt nạt" chứa đựng một diện rộng các hành vi
cơ thể và lời nói theo cách gây hấn hoặc chống đối xã hội. Bắt nạt có thể bao gồm
sỉ nhục, trêu chọc, lạm dụng về từ ngữ hay cơ thể, đe doạ, làm nhục, quấy rầy
và tấn công.
Milton Keynes (1989) định nghĩa: "Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại
một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho
người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào
đó để đạt được quyền lực trên người khác" [35].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, bắt nạt là hành vi
gây tổn thương đến cơ thể và tân lý của người bị hại.
Từ những quan điểm trên đây về bắt nạt, chúng tôi đưa ra định nghĩa về
bắt nạt như sau: Bắt nạt là bất cứ biểu hiện bằng văn bản, lời nói, hành động
hay bất cứ hành vi nào của một hoặc một nhóm người nhằm gây ra tổn
thương cho một hoặc nhiều người khác về mặt cơ thể hay tinh thần.
1.2.1.2. Khái niệm bị bắt nạt và người bị bắt nạt
Năm 1991, trong nghiên cứu của mình Olweus đã đưa ra định nghĩa về bị

bắt nạt như sau: một đứa trẻ bị bắt nạt hoặc là nạn nhân của hiện tượng bắt nạt
khi nó thường xuyên bị hứng chịu những hành động tiêu cực của một đứa trẻ
hoặc một nhóm những đứa trẻ khác. Đó là hành động tiêu cực mà người nào
đó cố tình hoặc chủ ý gây ra, gây tổn thương hoặc làm cho người khác lo lắng
bằng cách sử dụng sức mạnh thể chất, từ ngữ hoặc bằng cách nào đó như nét
mặt, cử chỉ điệu bộ tiêu cực và cố ý loại ra khỏi nhóm [84].
Trong một nghiên cứu khác có tên "Bản chất và hậu quả của việc bị bắt
nạt bởi những bạn cùng trang lứa" tác giả Stephen E. Brock đã đưa ra định
nghĩa về bị bắt nạt như sau: bị bắt nạt bởi bạn cùng trang lứa là hậu quả của
những hành động gây hấn cố ý của một hoặc một nhóm bạn cùng trang lứa
được tạo ra từ sự chênh lệch về số lượng hoặc sức mạnh đối với những người
bị bắt nạt. Mục tiêu của những người bắt nạt là gây tổn hại đến thân thể
và/hoặc các mối quan hệ xã hội. Những trẻ bị bắt nạt có thể hoặc không thể có
14


khả năng ứng phó với những hành vi gây hấn này. Cũng như hậu quả của
những hành vi gây hấn, những trẻ bị bắt nạt có thể bị làm tổn thương, bị lạm
dụng hoặc giảm lòng tự trọng. Những hành vi này diễn ra trong một thời gian
nhất định [112].
Theo Nguyễn Thị Duyên "Bị bắt nạt là việc một cá nhân hay một nhóm
người nào đó bị tổn thương về mặt thể chất hoặc tâm lý do hành vi hoặc lời
nói cố ý được lặp đi lặp lại của người khác gây ra" [6].
T ừ c á c k h á i n i ệ m đ ư ợ c r ú t r a b ở i c á c n h à n g h i ê n c ứu k h o a h ọ c , c h ú n g t ô
i đ i đ ế n k ế t l u ậ n r ằ n g , n g ư ờ i b ị b ắ t n ạ t b ở i b ạ n c ù n g t r a n g l ứa l ứa l à
người bị một người hay một nhóm người có những hành vi làm tổn thương về
mặt cơ thể hay cảm xúc gây ra những hậu quả đến tâm lý, cảm xúc và chức
năng trong cuộc sống.
1.2.2. Một số hình thức bắt nạt thường gặp
Crick và cộng sự (1995) đã chỉ ra rằng có hai hình thức bắt nạt là bắt nạt

bên ngoài/cơ thể, thường nhấn mạnh hành vi của nam giới, và bắt nạt
ẩn/quan hệ, xảy ra ở nữ nhiều hơn, tuy nhiên cả nam và nữ đều có hình thức
bắt nạt này [47]. Bắt nạt cũng có thể được chia theo 4 hình thức sau: (1) Bắt
nạt thân thể như đánh đập, hành hung xảy ra khi một người bị người khác sử
dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt ưu thế sức mạnh của họ lên
người đó, và ở hình thức bắt nạt này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. (2) Bắt nạt
quan hệ như tẩy chay, cô lập, mắng chửi, sỉ nhục; (3) Bắt nạt thao túng như đe
dọa, tống tiền, vu oan, lấy cắp hoặc hủy hoại tài sản; (4) Bắt nạt dựa trên công
nghệ (cyber bullying) như bắt nạt qua điện thoại, tin nhắn, email, hay bôi nhọ
trên mạng internet.
Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại bắt nạt dựa vào hai tiêu chí:
Cách sử dụng hành vi bắt nạt và hậu quả của hành vi bắt nạt.
Theo đó có bốn hình thức là bắt nạt thể chất, bắt nạt tinh thần, bắt nạt tình
dục, bắt nạt kinh tế.

15


1.2.3. Học sinh trung học cơ sở
1.2.3.1. Khái niệm học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12, 13 đến
14, 15. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa
tuổi này còn gọi là tuổi thiếu niên và có một vai trò đặc biệt trong thời kỳ phát
triển của trẻ em. Tuy nhiên, trong thực tế sự dậy thì (bắt đầu vào tuổi thiếu
niên) có thể không hoàn toàn trùng với việc học sinh vào lớp 6, mà có thể
sớm hơn hoặc muộn hơn [7].
1.2.3.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở
- Sự phát triển thể chất
Tuổi thiếu niên bắt đầu với sự kiện lớn lên đúng nghĩa được gọi là sự
dậy thì. Sự dậy thì liên hệ tới những hiện tượng sinh lí như hiện tượng kinh

nguyệt lần đầu ở bé gái và xuất tinh lần đầu ở bé trai. Các sự việc này báo
hiệu bước đầu của một quá trình thay đổi sâu sắc về cơ thể [44].
Sự tìm kiếm bản sắc cá nhân của một thiếu niên bị ảnh hưởng bởi sự phát
triển đột phá tuổi vị thành niên. Các em trai và các em gái trưởng thành muộn
thường có một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy
rằng, những em trai trưởng thành muộn thường cảm thấy không thoả mãn và
cảm giác này đeo đẳng cho đến khi các em thực sự trưởng thành [80][77].
Những đứa trẻ trưởng thành thường nắm quyền lãnh đạo, đặc biệt là trong thể
thao, bởi vì chúng khoẻ hơn bạn bè cùng lứa khác. Những đứa trẻ trai trưởng
thành sớm có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nguy cơ cao như hút
thuốc lá, hoạt động tình dục, hoặc phạm pháp [56]. Những đứa trẻ trai trưởng
thành muộn có nguy cơ trầm cảm, xung đột với cha mẹ, có có nhiều vấn đề ở
trường học [66]. Các em có tầm vóc nhỏ hơn nên có nguy cơ bị bắt nạt [88].
Những em gái trưởng thành sớm đươc cho là có nguy cơ cao hơn đối với trầm
cảm, lạm dụng chất, có hành vi gây rối và rối loạn ăn uống [61][66][113].
Ngoài ra ở lứa tuổi này có sự mất cân đối giữa tim và mạch. Dung tích của
tim tăng gấp đôi so với lứa tuổi trước, nhưng dung tích mạch máu chỉ
16


×