Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi, Quảng Nam năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.28 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN VẬT LÝ – LỚP 9

Câu 1: (2,0đ) Hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều là gì? Kể tên hai bộ phận
chính của máy ảnh.
Câu 2: (2,0đ) Kính lúp là gì? Khi quan sát vật bằng kính lúp ta phải đặt vật như thế nào?
Khi đó ảnh của vật qua kính lúp là ảnh thật hay ảnh ảo?
Câu 3: (2,0đ) Nêu cấu tạo của máy biến thế. Dùng máy biến thế để hạ điện thế từ 220 V
xuống còn 6 V. Nếu cuộn sơ cấp có 4400 vòng thì cuộn thứ cấp có bao nhiêu vòng?
Câu 4: (2,0đ) Một người cận thị khi không đeo kính thì chỉ có thể nhìn thấy rõ các vật xa
nhất cách mắt 50cm. Hãy cho biết:
a) Thế nào là tật cận thị? Người ấy phải đeo kính cận là thấu kính loại nào để khắc
phục tật cận thị?
b) Kính cận thích hợp với người ấy có tiêu cự bằng bao nhiêu cm?
Câu 5: (2,0đ) Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ
(TKHT), cách TKHT 24 cm. TKHT có tiêu cự 8 cm.
a) Vẽ hình, xác định vị trí của ảnh A’B’ so với TKHT và nhận xét ảnh A’B’.
b) Muốn ảnh A’B’ là ảnh ảo thì phải di chuyển vật AB lại gần hay ra xa TKHT? Giải
thích.
--- HẾT---

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ – LỚP 9
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015
Lưu ý:


- Sinh hoạt nhóm để thống nhất biểu điểm, đáp án trước khi chấm.
- Sai đơn vị: - 0,25 đ (chỉ trừ một lần cho một loại đơn vị)

Câu 1: (2,0 đ)
- Hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều: Nam châm [0,5đ] và cuộn dây
dẫn [0,5 đ]
- Hai bộ phận chính của máy ảnh: Vật kính [0,5đ] và buồng tối [0,5đ]
Câu 2: (2,0 đ)
- Kính lúp là thấu kính hội tụ [0,5đ] có tiêu cự ngắn [0,5đ].
- Đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp [0,5đ], ảnh ảo [0,5đ].
Câu 3: (2,0 đ)
- Cấu tạo của máy biến thế: Hai cuộn dây có số vòng khác nhau [0,5đ], đặt cách điện
với nhau.[0,25đ], một lõi sắt có pha silic chung cho cả 2 cuộn dây [0,5đ].
- Số vòng cuôn thứ cấp:

U1 n1
U n 6.4400
0,25đ  n2  2 1 

= 120 (vòng) 0,5đ
U 2 n2
U1
220

Câu 4: (2,0 đ)
- Nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa [0,5đ]. Người ấy phải đeo kính cận là
thấu kính phân kỳ để khắc phục tật cận thị [0,75đ].
- Kính cận thích hợp với người ấy có tiêu cự bằng 50 cm [0,75đ].
Câu 5: (2,0 đ)
a) Hình vẽ đúng, ảnh thật nhỏ hơn vật [0,5đ].

OAB (g – g), có

S

F’A’B’

S

 OA’B’

F’OI (g – g), có

OA ' A ' B'

(1)
OA
AB
F' A ' A ' B'
(2) ( I là giao điểm của tia // với TK)

F' O
OI

Mà OI = AB ( do ABIO hình chữ nhật) và F’A’ = OA’ – OF’
OA ' OA ' - 8
Từ (1) và (2) và thay số vào ta được
=
24
8


Giải ra ta có: OA’ = 12 (cm) [0,25đ].
Nhận xét: A’B là ảnh thật [0,25đ] ngược chiều, nhỏ hơn vật [0,25đ], cách TKHT
12 cm [0,25đ]
b) Di chuyển vật AB lại gần TKHT [0,25đ], vì muốn A’B’ là ảnh ảo thì d < f, tức d
< 8 cm [0,25đ]
---HẾT---

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×