Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 147 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
====***====

NGUYỄN ANH TUẤN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH T Ế THƯƠNG MẠI

Nha Trang, tháng 11 năm 2008


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
====***====

NGUYỄN ANH TUẤN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH T Ế THƯƠNG MẠI

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Nha Trang, tháng 11 năm 2008


i

Lêi C¶m ¥n
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự ủng hộ và
góp ý của quý thầy cô, bạn bè và ý kiến quý báu của nhiều người.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sỹ: Nguyễn Thị Trâm Anh.
Người đã giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian qua. Được sự chỉ
bảo và khích lệ của cô, là nguồn động viên lớn giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của tr ường Đại học
Nha Trang. Chuyên đề này được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng của chính bản
thân em mà còn chính là thành qu ả của những năm tháng học tập tại tr ường dưới sự
dạy bảo và giúp đỡ tận tâm của các thầy cô giáo.
Nhân đây, em cũng xin kính cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị cán bộ
nhân viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-chi nhánh thành phố Đà Nẵng, đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực tập tại chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2008.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Tuấn



ii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ............ 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT................................ ................................ ................................ ................. 4
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG TIỀN MẶT
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ................................ ................................ 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm................................. ................................ ............... 4
1.1.1.1. Khái niệm. ................................ ................................ ............................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt. ................................ ........ 4
1.1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt................................. ........... 5
1.1.2.1. Thanh toán bằng Séc. ................................ ................................ ............... 5
1.1.2.2. Thanh toán Uỷ nhiệm chi - Chuyển tiền. ................................ .................. 9
1.1.2.3. Hình thức uỷ nhiệm thu................................. ................................ ......... 11
1.1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng................................. ................................ 13
1.1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. ................................ ............................. 14
1.1.2.6. Ngân hàng điện tử. ................................ ................................ ................. 16
1.1.3. Các Phương Thức Thanh Toán Qua Ngân H àng. ................................ ...... 19
1.1.3.1. Phương thức thanh toán liên hàng (chuyển tiền điện tử). ........................ 19
1.1.3.2. Phương thức thanh toán bù trừ (TTBT). ................................ ................. 21
1.1.3.3. Phương thức thanh toán quan tài khoản tiền gửi tại NHNN. ................... 21
1.1.3.4. Thanh toán theo phương th ức uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ. .......................... 22
1.1.3.5. Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán. ................................ ........ 22
1.1.3.6. Thanh toán điện tử liên ngân hàng. ................................ ........................ 22
1.1.4. Các quy định trong thanh toán không d ùng tiền mặt................................. . 22
1.1.4.1. Quy định chung................................. ................................ ..................... 23
1.1.4.2. Quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. ................................ .. 23
1.1.4.3. Quy định về chứng từ thanh toán. ................................ .......................... 24
1.1.4.4. Quy định về phí dịch vụ thanh toán. ................................ ....................... 24

1.1.4.5. Quy định về vai trò, trách nhiệm của ngân hàng................................. .... 24
1.1.4.6. Quy định đối với bên chi trả................................. ................................ .. 24
1.1.4.7. Quy định đối với bên thụ hưởng................................. ............................ 24


iii

1.2. TÌNH HÌNH THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG TIỀN MẶT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM. ................................ ................................ ................................ .... 25
1.2.1. Tình hình thanh toán không dùng ti ền mặt trên thế giới. ........................... 25
1.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện hoạt động TTKDTM. 26
1.2.3. Thực trạng hoạt động TTKDTM Ở việt nam hiện nay. .............................. 27
1.2.3.1. Những thành tựu đổi mới và phát triển hoạt động TTKDTM đạt đ ược
trong thời gian qua................................. ................................ ............................. 27
1.2.3.2. Những hạn chế trong TTKDTM tại Việt Nam. ................................ ....... 29
1.3. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA TTKDTM. ................................ ........... 31
1.3.1. Sự cần thiết khách quan của TTKDTM. ................................ .................... 31
1.3.2. Vai trò của TTKDTM. ................................ ................................ .............. 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG ................................ ................................ ................................ . 35
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN H ÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG. ................................ ................................ ............................. 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát tri ển. ................................ ............................ 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân h àng. ................................ ....................... 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:. ................................ ................................ ........................ 42
2.1.4. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của ngân hàng. ................................ .. 45
2.1.5. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Ngân
Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Đà Nẵng................................. .............. 46
2.1.5.1. Môi trường vĩ mô. ................................ ................................ .................. 46

2.1.5.2. Môi trường vi mô. ................................ ................................ .................. 49
2.1.6. Tình hình sử dụng các yếu tố kinh doan h và hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-chi nhánh Đà Nẵng. ................................ .......... 50
2.1.6.1.Tình hình nguồn nhân lực. ................................ ................................ ...... 50
2.1.6.2. Tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. ................................ ............. 52
2.1.6.3. Tình hình tài chính. ................................ ................................ ................ 53
2.1.6.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ................................ .................. 56


iv

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG. ................................ ................................ ................................ ............ 57
2.2.1. Tình hình chung của công tác thanh toán không d ùng tiền mặt. ................ 57
2.2.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển-Chi nhánh thành phố Đà Nẵng................................. ........................... 61
2.2.2.1. Thanh toán bằng Séc: ................................ ................................ ............. 63
2.2.2.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi: ................................ ............................. 68
2.2.2.3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu: ................................ ............................. 71
2.2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): ................................ ...................... 73
2.2.2.5. Thẻ ATM: ................................ ................................ .............................. 75
2.2.2.6. Các dịch vụ dựa trên nền tảng Ngân hàng điện tử (e-Banking): .............. 92
2.2.3. Tình hình thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển-chi nhánh Đà Nẵng với các ngân hàng, tổ chức tài chính khác: .................. 99
2.2.3.1. Thanh toán điện tử liên Ngân hàng:................................ ........................ 99
2.2.3.2. Thanh toán bù trừ:................................ ................................ ................ 101
2.2.3.3. Thanh toán qua tài kho ản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: ................ 103
2.2.3.4. Thanh toán qua tài kho ản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác: ................ 104
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG

TIỀN MẶT ................................ ................................ ................................ .......... 105
2.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định an ninh, chính trị, xã hội: .............. 105
2.3.2. Môi trường pháp lý: ................................ ................................ ................ 105
2.3.3. Khoa học công nghệ: ................................ ................................ .............. 106
2.3.4. Tính kinh tế: ................................ ................................ ........................... 107
2.3.5. Yếu tố con người: ................................ ................................ ................... 107
2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT Đ ƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG:................................ ............................ 108
2.4.1. Những kết quả đạt được: ................................ ................................ ......... 109
2.4.2. Những hạn chế:................................ ................................ ....................... 110


v

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG V À PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................ ......................... 116
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................. ................................ .... 116
3.1.1. Những quan điểm cần quán triệt: ................................ ............................ 116
3.1.2. Định hướng chủ yếu mở rộng hoạt động thanh toán không d ùng tiền mặt tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh thành phố Đà Nẵng:......................... 117
3.2. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG V À PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:................................ ................................ .... 118
3.2.1. Biện pháp 1: Thúc đẩy nhanh quá tr ình hiện đại hoá công nghệ Ngân h àng,
không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ thanh toán. ................................ .. 118
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao trình độ, tác phong phục vụ khách hàng của cán bộ,

nhân viên Ngân hàng. ................................ ................................ ......................... 119
3.2.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân h àng. ...................... 119
3.2.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển theo chiều sâu
các sản phẩm dịch vụ thanh toán không d ùng tiền mặt hiện có tại Ngân h àng... 121
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. ................................ ................................ .............. 123
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân h àng Nhà nước:............................... 123
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các ban
ngành liên quan: ................................ ................................ ............................... 130
KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ............ 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ..................... 134
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phí bình quân thực hiện 1 giao dịch thanh toán tại Mỹ................................. . 17
Bảng 2: Tình hình nguồn nhân lực tại BIDV Đà Nẵng. ................................ .............. 50
Bảng 3: Tình hình nhân lực tại BIDV Đà Nẵng phân theo giới tính. .......................... 51
Bảng 4: Tình hình nhân lực tại BIDV Đà Nẵng phân theo giới tính ........................... 51
Bảng 5: Tình hình huy động vốn tại BIDV Đà Nẵng................................. ................. 53
Bảng 6: Tình hình cho vay và đầu tư tại BIDV Đà Nẵng. ................................ .......... 54
Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................ .......................... 56
Bảng 8: Tình hình thanh toán tại BIDV Đà Nẵng................................. ...................... 59
Bảng 9: Tình hình hoạt động của các hình thức TTKDTM tại BIDV Đà Nẵng. ......... 62
Bảng10: So sánh tốc độ phát triển của các hình thức TTKDTM qua các năm. ........... 62
Bảng 11: Tình hình thanh toán Séc t ại BIDV Đà Nẵng. ................................ ............. 64
Bảng 12 : Tình thanh toán L/C qua các năm tại BIDV Đà Nẵng. ............................... 73
Bảng 13: Địa điểm phân bổ máy ATM của BIDV tại Thành phố ĐN........................ 75
Bảng 14: Phân chia thị phần thẻ của các ngân hàng tại TP Đà Nẵng. ........................ 76

Bảng 14: Báo cáo số liệu về dịch vụ thẻ ATM tại BIDV ĐN trong hai năm 2006, 2007 ....77
Bảng 15: Tình hình thanh toán qua th ẻ ATM ................................ ............................. 80
Bảng 16: Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra phát ra v à thu về hợp lí ................... 81
Bảng 17: Bảng thống kê số người biết đến dịch vụ ATM theo nhóm tuổi .................. 83
Bảng 18: Bảng thống kê mức độ biết về dịch vụ ATM của ng ười dân........................ 83
Bảng 19: Bảng thống kê tác động của các nguồn thông tin về thẻ của ngân h àng đến
khách hàng................................. ................................ .............................. 85
Bảng 20: Bảng thống kê số người đang sử dụng thẻ ATM theo nhóm tuổi ................. 86
Bảng 21: Bảng thống kê nhu cầu sử dụng thẻ ATM trong t ương lai theo nhóm tuổi... 87
Bảng 22: Bảng thống kê các nhân tố rất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ......... 88
Bảng 22: Bảng thống kê số người biết về dịch vụ thẻ của các ngân h àng có dịch vụ thẻ
ATM tại Đà Nẵng ................................ ................................ .................... 89
Bảng 23: Bảng đánh giá chất l ượng dịch vụ ATM của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thành phố Đà Nẵng................................ ................................ ................. 91
Bảng 24: Số lượng khách hàng sử dụng B-SMS và phí thu được. .............................. 95
Bảng 25: Thống kê số điểm chi trả và các loại thẻ chấp nhận của các Ngân h àng cung
cấp dịch vụ POS tại thành phố Đà Nẵng. ................................ ................. 97
Bảng 26: Thống kê mức phí cho dịch vụ POS của các Ngân h àng tại Đà Nẵng.......... 98
Bảng 27: Thống kê tình hình thanh toán không dùng ti ền mặt tại BIDV Đà Nẵng với
các Ngân hàng, tổ chức tài chính khác. ................................ .................... 99


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Séc chuyển khoản thanh toán khác ngân h àng: ..6
Sơ đồ 2: Sơ đồ luân chuyển Séc bảo chi thanh toán khác ngân h àng: ........................... 8
Sơ đồ 3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ UNC khác ngân h àng: ................................ ..... 10
Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ UNT khác ngân hàng................................ ....... 12
Sơ đồ 5: : Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán TTD ................................ ............. 13

Sơ đồ 6: Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán thẻ thanh toán................................ . 15
Sơ đồ 7: Sơ đồ quy trình thanh toán Séc. ................................ ................................ ... 63
Sơ đồ 8: Sơ đồ quy trình thanh toán ủy nhiệm chi tại cùng ngân hàng BIDV-Đà Nẵng. .....68
Sơ đồ 9: Sơ đồ quy trình thanh toán ủy nhiệm chi trên hai ngân hàng khác nhau. ...... 69
Sơ đồ 10: Sơ đồ quy trình thanh toán ủy nhiệm thu................................. ................... 72
Sơ đồ 10: Mô hình xử lý của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng................ 100
Sơ đồ 11: Quy trình thanh toán bù trừ điện tử. ................................ ......................... 102
Sơ đồ 12: Mô hình hệ thống chuyển tiền điện tử. ................................ ..................... 103
Sơ đồ 13: Sơ đồ biểu diễn các nhân tố tá c động đến TTKDTM. ............................... 108


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BIỂU MẪU
Biểu đồ 1: Tình hình thu, chi và l ợi nhuận của BIDV Đà Nẵng năm 2005-2007. ....... 56
Biểu đồ 2: Số lượng thẻ ATM phát hành của các ngân hàng trên thị trường Đà Nẵng. .......77
Biểu đồ 3: Số lượng phiếu điều tra thu về, hợp lệ................................ ....................... 82
Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ số ng ười biết đến dịch vụ ATM theo nhóm tuổi. ... 83
Biểu đồ 5: Biểu đồ biểu diễn mức độ biết v ề dịch vụ ATM của người dân................. 84
Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu biễn tỷ lệ tác động của các nguồn thông tin về thẻ
đến khách hàng ................................ ................................ .................... 85
Biểu đồ 7: Nhu cầu sử dụng thẻ ATM trong t ương lai................................. ............... 86
Biểu đồ 8: Biểu đồ biểu diễn các nhân tố rất ảnh h ưởng đến quyết dịnh sử dụng thẻ. . 88
Biểu đồ 9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ng ười biết đến dịch vụ ATM của các ngân h àng. .. 89
Biểu đồ 10: Biểu đồ đánh giá mức độ h ài lòng về dịch vụ ATM của BIDV ............... 91

Biểu mẫu1: Mẫu séc của Ngân h àng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. ......................... 63
Biểu mẫu 2: Biểu mẫu ủy nhiệm chi tại Ngân h àng BIDV-Đà Nẵng. ......................... 68
Biểu mẫu 3: Biểu mẫu ủy nhiệm thu tại Ngân h àng BIDV-Đà Nẵng.......................... 71



ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

CN

: Chi nhánh

CNNH

: Công nghệ ngân hàng

CNTT

: Công nghệ thông tin

CP

: Chính phủ

DN

: Doanh nghiệp

ĐVCNT


: Đơn vị chấp nhận thẻ

KHCN

: Khoa học công nghệ

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHPHT

: Ngân hàng phát hành thẻ

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTT

: Ngân hàng thanh toán

NHTW

: Ngân hàng trung ương


SBC

: Séc bảo chi

TTBT

: Thanh toán bù trừ

TTKDTM

: Thanh toán không dùng tiền mặt

TTQT

: Thanh toán quốc tế

TTTM

: Thanh toán tiền mặt

TTTT

: Trung tâm thanh toán

TW

: Trung Ương

UNC


: Ủy nhiệm chi

UNT

: Ủy nhiệm thu


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thanh toán trong nền kinh tế nói chung, qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán nói riêng đ ã và đang ngày càng có tầm quan trọng. Nó tác động đến việc
tập trung và phân phối các dòng vốn của nền kinh tế xã hội một cách nhanh nhạy, an
toàn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế x ã hội, thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
quốc gia. Các công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải thông qua hoạt động
này, để tạo ra và luân chuyển nguồn vốn của mình. Chính vì vậy mà thanh toán có vai
trò to lớn, ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển của các hoạt động thương mại.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường,
cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các giao dịch thanh
toán hiện đại, đẩy mạnh nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Xuất phát từ đó, cộng
với sự lớn mạnh của các hệ thống ngân hàng và những ứng dụng của thành tựu công
nghệ thông tin, tự động hóa… đ ã có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt ra đời, làm thay đổi cơ bản cuộc sống cũng như nhận thức của công chúng. Thanh
toán không dùng tiền mặt thể hiện sự văn minh của x ã hội trong việc chi trả và thanh
toán tiền hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các quan hệ khác có liên quan đến tiền mà
không cần dùng đến tiền mặt. Điều này giúp làm giảm lượng tiền trong lưu thông, từ
đó giảm các chi phí giao dịch như: in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền… Thông qua c ơ
chế thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng tập trung được một khối lượng tiền
nhàn rỗi để cho vay, phục vụ quá tr ình tái sản xuất. Có thể nói, hình thức thanh toán

không dùng tiền mặt ra đời là kết quả tất yếu của quá tr ình phát triển ngày càng cao
của sản xuất lưu thông hàng hóa, nhanh chóng chi ếm ưu thế và trở thành một phần
không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
Tại các nước phát triển, việc sử dụng tiền mặt c òn rất ít nhờ sự phát triển của
các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp thông qua các ngân h àng
và các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện thanh toán không d ùng tiền mặt được mở rộng,
không chỉ thông qua các hoạt động giao dịch th ương mại thông thường, mà còn thông
qua các giao dịch khác như trích trả lương, chi trả tiền trợ cấp, thu và nộp thuế… Hầu
hết người dân đều có ít nhất một t ài khoản riêng cho mình, như thông qua tài khoản an
sinh xã hội (social security). Tỉ lệ không dùng tiền mặt chiếm từ 70-90% tổng khối
lượng thanh toán. Như tại Mỹ và các nước phát triển ở Châu Âu, giá trị thanh toán
không dùng tiền mặt luôn chiếm trên 80% giá trị giao dịch. Hiện nay trên thế giới, các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ngày càng được mở rộng và phát triển,
đặc biệt với xu hướng chuyển dần sang những phương thức dựa trên nền tảng ngân
hàng điện tử.


2

Một nền kinh tế phát triển loại h ình thanh toán không dùng ti ền mặt là xu thế tất
yếu mà tất cả các quốc gia cần phải h ướng tới bởi sự tiện ích của chúng cũng nh ư để
hội nhập nền kinh tế to àn cầu. Nền kinh tế Việt Nam, mặc d ù hiện tại vẫn là nền kinh
tế tiền mặt, cũng không thể nằm ngo ài xu thế đó. Tuy hiện nay, chúng ta đ ã có những
phương thức, sản phẩm thanh toán không d ùng tiền mặt nhưng các phương thức này
vẫn còn rất lạc hậu, trong khi các sản phẩm mang tính công nghệ cao cũng chỉ mới thật
sự áp dụng trong 5 năm trở lại đây v à còn đang mang tính sơ khởi. Trong các giao
dịch, người dân vẫn còn mang nặng thói quen sử dụng tiền mặt. Chính vì vậy mà tỉ lệ
sử dụng tiền mặt của chúng ta vẫn c òn quá cao. Ngay cả tỉ lệ tiền mặt/GDP của hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng cao nhất so với các n ước trong khu vực ASEAN
(năm 2003 là 15%). Những yếu tố này vô hình chung làm c ản trở phần nào sự phát

triển của các hoạt động thương mại. Từ những điều này, cộng với vai trò không thể
vắng mặt của ngành ngân hàng nên việc mở rộng và phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt là một trong những chiến l ược quan trọng trong việc phát triển các hoạt động
kinh tế và dịch vụ ngân hàng của Việt Nam trong thời gian tới.
Là ngân hàng thương mại đầu tiên tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, trong suốt hơn 30 năm qua, Ngân hàn g Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi
nhánh Đà Nẵng đã tạo dựng được cho mình một vị thế, hình ảnh nhất định, đã trở
thành đối tác truyền thống, uy tín đối với các đ ơn vị sản xuất kinh doanh cũng nh ư
người dân tại thành phố. Không dừng lại đó trong các năm qua, Chi nhánh luôn nỗ lực
phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh của mình. Và phát triển
sản phẩm dịch vụ thanh toán cũng chính l à một mục tiêu quan trọng của chi nhánh.
Xuất phát từ những vấn đề tr ên, cùng với mục đích nắm vững v à hiểu rõ hơn
những cơ sở lý thuyết, cùng yêu cầu muốn được tìm hiểu, trải nghiệm thực tế các hoạt
động của dịch vụ thanh toán không d ùng tiền mặt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Nên em đã chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- chi
nhánh Đà Nẵng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt phổ biến.
- Đánh giá thực trạng công tác thanh toán không d ùng tiền mặt tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Đà Nẵng.
- Nhận biết những kết quả đạt đ ược, những bất cập hạn chế hiện nay v à đề xuất
những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng phát triển hoạt động thanh toán không d ùng
tiền mặt tại Chi nhánh.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: các phương thức thanh toán không d ùng tiền mặt đang
được sử dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian
2005-2007.
- Phạm vi nghiên cứu: trọng tâm là hình thức thanh toán qua thẻ thanh toán ATM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích tổng hợp, thống k ê, so sánh để đánh
giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh họa, chứng minh v à rút ra kết
luận.
Đối với việc thanh toán qua thẻ ATM sẽ sử dụng ph ương pháp thống kê mô tả.
Thông tin thu thập được từ phiếu điều tra 300 khách hàng về sản phảm thẻ của một số
ngân hàng lớn tại thành phố Đà Nẵng, sẽ được xử lí và phân tích để thấy được mức độ
của từng yếu tố đánh giá. Các ngân hàng được so sánh là : Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân h àng
Ngoại thương (VCB), Ngân hàng Công thương (ICB), Ngân hàng Đông Á (EAB).
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về Thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh toán không d ùng tiền mặt tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động
thanh toán không dùng ti ền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Đà Nẵng.


4

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH TOÁN KHÔNG D ÙNG TIỀN

MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TR ƯỜNG.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm.
1.1.1.1. Khái niệm.
Thanh toán không dùng ti ền mặt là nghiệp vụ thanh toán trong đó không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển vốn
trên tài khoản từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng,
hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai tr ò trung gian của ngân hàng và các tổ
chức tài chính khác.
1.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật t ư hàng hoá cả về
thời gian và không gian, thông thường sự vận động của tiền trong thanh toán v à sự vận
động của tiền trong thanh toán v à sự vận động của vật tư hàng hoá là không có s ự ăn
khớp nhau. Nếu như trong thanh toán tiền mặt, vận động của hàng hoá gắn liền với sự
vận động của tiền tệ, thì trong thanh toán không dùng ti ền mặt, người bán có thể thu
được tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển h àng hoá cho người mua. Sự tách rời về mặt
thời gian và không gian trong quá trình thanh toán đặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ
chức hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là phải rút ngắn khoảng cách giữa tiền
và hàng.
+ Trong thanh toán không dùng ti ền mặt, vật trung gian trao đổi (tiền mặt) không
xuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu h àng - tiền - hàng, mà chỉ xuất hiện
dưới hình thức tiền tệ, kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ ghi sổ.
+ Khác với thanh toán tiền mặt chỉ l à quan hệ trực tiếp giữa người mua và người
bán, trong thanh toán không dùng ti ền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán
và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất l à một ngân hàng. Quá trình
thanh toán không dùng ti ền mặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng đóng vai
trò to lớn và không thể thiếu trong thanh toán qua ngân h àng, Ngân hàng vừa là người
tổ chức, vừa là người thực hiện các khoản thanh toán.
Thanh toán không dùng ti ền mặt đòi hỏi các chủ thể tham gia thanh toán phải mở
tài khoản tại ngân hàng nên sự kiểm soát của ngân hàng trong tổ chức thanh toán là
cần thiết để đảm bảo đ ược sự công bằng, chính xác, tính đúng đắn của nội dun g thanh

toán, tính hợp lệ của chứng từ. Do việc mở t ài khoản tại ngân hàng nên ngân hàng là
người quản lý các tài khoản tiền gửi của các đơn vị. Chỉ ngân hàng mới được phép


5

trích chuyển tài khoản của các đơn vị và coi đó như nghiệp vụ đặc biệt của mình. Ngân
hàng với vai trò là người thực hiện sẽ có ảnh h ưởng đến quá trình thanh toán, đồng
thời ngân hàng là người kết thúc quá trình thanh toán.
1.1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt đa dạng, phong phú. Nh ưng tuỳ theo mô hình kinh tế, trình độ
quản lý, mức độ hoàn thiện hệ thống ngân hàng của mỗi nước, để lựa chọn một số h ình
thức cụ thể vào áp dụng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Để ph ù hợp với yêu cầu
đổi mới của nền kinh tế nói chung v à đổi mới hoạt động ngân h àng nói riêng theo cơ
chế thị trường cũng như tính chất đa dạng của các quan hệ kinh tế ở Việt Nam hiện
nay, cần thiết phải lập nhiều h ình thức chi trả khác nhau nhằm giúp cho c ác chủ thể
thanh toán thực hiện tốt quy trình thanh toán.
Các hình thức thanh toán hiện hành ở Việt Nam gồm:
Thanh toán bằng Séc.
Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền.
Uỷ nhiệm thu.
Thư tín dụng.
Thẻ thanh toán.
Ngân hàng điện tử.
1.1.2.1. Thanh toán bằng Séc.
Theo Nghị định 30/CP: Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của ng ười phát hành lập
trên mẫu in sẵn do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng
có tên trên Séc hay trả cho người cầm Séc.

Nghị định 30/CP của Chính phủ quy định r õ ở Việt Nam được phép lưu hành các
loại Séc vô danh và Séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu
chuyển nhượng. Nghị định 30/CP ra đời đ ã đánh dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa
kinh tế lớn trong việc chuyển sử dụng Séc ở Việt Nam. Theo Nghị định n ày, Séc
không còn là một công cụ chuyển khoản đ ơn thuần mà còn phát huy được vai trò công
cụ lưu thông.
Séc được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ nộp thuế trả nợ... hoặc được dùng
để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân h àng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại
ngân hàng đều có quyền sử dụng Séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của tờ Séc l à 15
ngày kể từ ngày chủ tài khoản ký phát hành Séc đến ngày người thụ hưởng nộp Séc
vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ).
Một tờ Séc đủ điều kiện để thanh toán l à tờ Séc đảm bảo các yếu tố sau:


6

- Tờ Séc phải có đủ các yếu tố, nội dung quy định, không bị tẩy xoá, sửa chữa, số
tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.
- Tờ Séc phải nộp trong thời gian hiệu lực thanh toán.
- Không có lệnh đình chỉ thanh toán.
- Chữ ký và mẫu dấu (nếu có) của người phát hành Séc phải khớp đúng với mẫu
đã đăng ký tại ngân hàng.
- Không ký phát hành Séc quá th ẩm quyền quy định tại văn bản uỷ quyền.
- Tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán.
- Các chữ ký chuyển nhượng (đối với Séc ký danh) phải li ên tục.
Ở Việt Nam, hiện nay có các loại Séc sau: Séc chuyển khoản, Séc bảo chi.
a. Séc chuyển khoản:
* Khái niệm:
Séc chuyển khoản là Séc mà người phát hành sẽ ký phát tờ Séc và giao trực tiếp
cho người thụ hưởng sau khi nhận được hàng hoá. Để phân biệt với các loại Séc khác,

khi viết Séc chuyển khoản ng ười viết phải gạch hai đường song song chéo ở góc tr ên,
bên phải hoặc ghi từ "chuyển khoản" ở mặt trước của tờ Séc. Thời hạn hiệu lực của
Séc chuyển khoản là 15 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ Séc.
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa các khách
hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng, Kho bạc Nhà nước hoặc khác Chi
nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán
bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
* Quy trình thanh toán:
 Trường hợp thanh toán giữa hai đ ơn vị có tài khoản trong cùng một ngân hàng:
Khi nhận được tờ Séc và bảng kê nộp Séc thì kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi của đơn vị phát hành Séc
Có: TK tiền gửi của đơn vị thụ hưởng Séc
 Trường hợp thanh toán giữa hai đ ơn vị có tài khoản tại hai ngân hàng khác hệ
thống nhưng có tham gia thanh toán bù tr ừ:
Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Séc chuyển khoản thanh toán khác ngân h àng:

Người
phát hành

(1)

(4a)
Ngân hàng
thanh toán

Người
thụ hưởng
(2)

(4b

)
(3)

(5)

Ngân hàng
thu hộ


7

(1): Người phát hành giao Séc cho người thụ hưởng
(2): Người thụ hưởng nộp bảng kê kèm tờ Séc vào ngân hàng thu hộ
(3): Ngân hàng thu hộ chuyển bảng kê nộp Séc kèm tờ Séc sang ngân hàng thanh
toán để ghi nợ vào tài khoản người phát hành trước.
(4a, 4b): Ngân hàng thanh toán h ạch toán và báo nợ cho người phát hành (nếu
Séc đủ điều kiện thanh toán) v à báo có cho ngân hàng ngư ời thụ hưởng.
(5): Ngân hàng thu hộ trả lại bảng kê nộp Séc cho người thụ hưởng và báo có cho
người thụ hưởng.
Séc chuyển khoản không được phát hành quá số dư. Nếu quá sẽ bị phạt phát hành
quá số dư. Số tiền phạt = Số tiền quá số dư x Lãi suất phạt. Nếu vi phạm lần thứ hai sẽ bị
đình chỉ 6 tháng. Nếu vi phạm lần thứ ba sẽ không được phát hành Séc nữa.
Ngoài ra còn phạt trả chậm: Số tiền phạt = Số tiền tr ên tờ Séc x Lãi suất phạt x
Thời gian chậm thanh toán.
* Ưu, nhược điểm của hình thức thanh toán Séc chuyển khoản:
 Ưu điểm:
Séc chuyển khoản là hình thức thanh toán đơn giản, tiện lợi và an toàn so với tiền
mặt. Hình thức này không đòi hỏi phải mở riêng tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán:
 Nhược điểm:
Séc chuyển khoản có phạm vi thanh toán không rộng, chịu ảnh h ưởng của mối

quan hệ kinh tế giữa hai đơn vị mua-bán có tín nhiệm hay không. Rủi ro thuộc về
người thụ hưởng, người thụ hưởng khi nộp Séc chuyển khoản v ào ngân hàng phục vụ
mình không ghi Có ngay vào tài kho ản mà phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của người
phát hành.
b. Séc bảo chi:
* Khái niệm:
Séc bảo chi là tờ Séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích
tài khoản của người phát hành Séc một khoản tiền theo yêu cầu để lưu ký vào tài
khoản riêng. Vì vậy Séc bảo chi luôn đảm bảo khả năng thanh toán. Séc bảo chi
thường được dùng cho 2 đơn vị mua bán thiếu tín nhiệm nhau trong thanh toán. Thời
hạn của Séc bảo chi là 15 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ Séc.
Khi ngân hàng nhận làm thủ tục cấp Séc bảo chi tiến hành trích tài khoản để lưu ký
riêng vào tài khoản riêng tại ngân hàng. Trường hợp này, ngân hàng không trả lãi vì đây
là loại tiền gửi mang tính chất bắt buộc, để đảm bảo khả năng thanh toán.
Phạm vi thanh toán của Séc bảo chi rộng h ơn phạm vi thanh toán của Séc chuyển
khoản bao gồm: thanh toán c ùng hệ thống ngân hàng, thanh toán giữa hai chi nhánh có
tham gia thanh toán bù tr ừ (khác hệ thống cùng địa bàn).


8

* Quy trình thanh toán:
- Giai đoạn bảo chi Séc; Người bán và người mua dựa vào hợp đồng thương mại
sẽ ghi đầy đủ mọi yếu tố hợp pháp hợp lệ đến ngân h àng xin bảo chi. Người mua sẽ
lập giấy bảo chi Séc và tờ Séc đã đầy đủ thông tin.
Nhận được chứng từ, kế toán tiến h ành kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ, số d ư tài
khoản nếu đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán như sau:
Nợ: TK tiền gửi của khách h ành xin bảo chi Séc
Có: TK tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán của Séc.
Sau đó đóng dấu đã bảo chi lên mặt trước của tờ séc giao cho khách h àng để đi

mua hàng.
- Giai đoạn thanh toán Séc:
+ Trường hợp cùng một ngân hàng:
Nợ: TK tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán Séc
Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng.
+ Trường hợp thanh toán giữa hai ngân h àng cùng hệ thống, hay hai ngân h àng
có tham gia TTBT.
Sơ đồ 2: Sơ đồ luân chuyển Séc bảo chi thanh toán khác ngân h àng:

Người
phát hành
(1)

(2)

(3)

(6)

Ngân hàng
thanh toán

Người
thụ hưởng
(4)

(5b)

(5a)


Ngân hàng
thu hộ

(1): Người phát hành mang Séc đến ngân hàng xin bảo chi.
(2): Sau khi làm thủ tục bảo chi, ngân hàng trao Séc bảo chi cho người phát hành.
(3): Người phát hành trao Séc cho người thụ hưởng khi mua hàng.
(4): Người thụ hưởng nộp bảng kê nộp Séc và tờ Séc cho ngân hàng xin thanh toán.
(5a): Ngân hàng ghi có cho tài kho ản người thụ hưởng
(5b): Ngân hàng thu hộ chuyển nợ cho ngân hàng thanh toán.
(6): Nhận được chuyển nợ ngân hàng thanh toán ghi nợ tài khoản người phát hành.
* Ưu, nhược điểm của Séc bảo chi:
 Ưu điểm:
Séc bảo chi có độ rủi ro thấp, đảm bảo quyền lợi cho ng ười bán. Séc bảo chi
thanh toán cùng hệ thống do có ký hiệu mặt n ên được ghi có ngay cho đơn vị thụ


9

hưởng, do đó quyền lợi của ng ười bán được bảm đảm. Thời gian thanh toán đ ược rút
ngắn do thực hiện ghi có tr ước, ghi nợ sau.
 Nhược điểm:
Bên mua phải lưu ký quỹ một khoản tiền, do đó vốn bị ứ đọng v à không được
hưởng lãi số tiền bảo chi kể từ ngày bảo chi Séc. Nếu tờ Séc bảo chi sai ký hiệu mặt sẽ
gây chậm trễ trong thanh toán cho khách h àng. Thủ tục bảo chi Séc rườm rà.
1.1.2.2. Thanh toán Uỷ nhiệm chi - Chuyển tiền.
a. UNC:
*Khái niệm:
UNC là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu thống nhất do NHNN
quy định, yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của m ình trả
cho người thụ hưởng.

UNC được thực hiện trong trường hợp bên bán tín nhiệm bên mua về đạo đức
thanh toán. Phạm vi thanh toán giữa hai ngân h àng cùng hệ thống: Thanh toán trong
cùng một ngân hàng; Thanh toán giữa hai ngân hàng cùng hệ thống, Thanh toán giữa
hai chi nhánh ngân hàng khác h ệ thống nhưng cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù
trừ; Thanh toán giữa hai chi nhánh ngân h àng khác hệ thống, khác địa bàn thông qua
tài khoản tiền gửi tại NHNN.
Thời hạn hiệu lực của UNC do tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán thỏ thuận với
người sử dụng dịch vụ thanh toán. Khi kiểm soát, hạch toán lệnh chi các bên phải thực
hiện đúng thời hạn đã quy định để đảm bảo thanh toán nhanh lệnh chi.
* Quy trình thanh toán UNC:
- Trường hợp cùng một ngân hàng: Sau khi nhận hàng hoá dịch vụ người mua
chủ động lập UNC gửi tới ngân h àng yêu cầu trích tiền gửi thanh toán cho ng ười bán.
Nhận được bộ chứng từ, kế toán tiến h ành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ,
nếu không có sai sót sẽ hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi của người mua.
Có: TK tiền gửi của người bán.
- Trường hợp cùng một ngân hàng: sau khi nhận hàng hoá dịch vụ, người mua
chủ động lập UNC gửi tới ngân h àng yêu cầu trích tièn gửi thanh toán cho người bán.
Nhận được bộ chứng từ, kế toán tiến h ành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ,
nếu không có sai sót sẽ hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi của người mua.
Có: TK tiền gửi của người bán.
+ Trường hợp khác ngân hàng:


10

Sơ đồ 3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ UNC khác ngân h àng:

Người mua


(1)

(2) (3a)
Ngân hàng phục
vụ người mua

Người bán

(4)
(3b)

Ngân hàng phục
vụ người bán

(1): Người bán trao hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
(2): Người mua lập UNC gửi tới ngân h àng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng
trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của m ình trả cho người bán.
(3a): Ngân hàng phục vụ người mua ghi nợ vào tài khoản của người mua.
(3b): Ngân hàng phục vụ người mua lập lệnh chuyển có gửi cho ngân h àng phục
vụ người bán.
(4): Ngân hàng phục vụ người bán ghi có cho TK tiền gửi của ng ười bán
* Ưu, nhược điểm của hình thức thanh toán bằng UNC:
 Ưu điểm:
Thủ tục thanh toán đơn giản, phạm vi thanh toán rộng, không gây phiền h à cho
người trả tiền, chỉ sau một thời gian ngắn b ên bán đã nhận được tiền mà không phải
đến ngân hàng làm thủ tục. Ưu thế nổi bậc của UNC là an toàn. hiệu quả, đặc biệt
thuận lợi dưới sự trợ giúp của các th ành tựu phát triển trong lĩnh vực tin học.
 Nhược điểm:
Trong thanh toán bằng UNC việc trả tiền ch o người thụ hưởng phụ thuộc vào

thiện chí trả nợ của người mua. Nếu người mua không sòng phẳng trong thanh toán
người bán sẽ bị người mua chiếm dụng vốn. Ng ười trả tiền vẫn phải đến ngân h àng
làm thủ tục trích tài khoản chuyển trả cho người thụ hưởng, nếu có sự sai sót trong
thông tin người mua sẽ phải trả nhiều lần phí chuyển tiền.
b. Séc chuyển tiền:
*Khái niêm:
Séc chuyển tiền là hình thức chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của người
đứng tên trên tờ Séc (người thụ hưởng) họ trực tiếp cầm tờ Séc đến ngân hàng yêu cầu
chuyển tiền. Thời hạn hiệu lực của Séc chuyển tiền l à 30 ngày kể từ ngảy kể từ ngày
phát hành ghi trên tờ Séc.
Phạm vi áp dụng: Séc chuyển tiền th ường được áp dụng trong một hệ thống ngân
hàng. Séc chuyển tiền là một dạng phổ biến của UN C, Séc chuyển tiền có thể sử dụng
để rút tiền mặt, thanh toán chuyển khoản, hay xin cấp Séc bảo chi.


11

* Quy trình thanh toán:
- Giai đoạn phát hành Séc: Khách hàng có nhu c ầu chuyển tiền bằng Séc chuyển
tiền sẽ lập UNC gửi tới ngân h àng, trên đó phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân của ng ười
đại diện đơn vị sẽ nhận tiền.
Tại ngân hàng phát hành sau khi ki ểm soát tính hợp lệ, sẽ l àm thủ tục phát hành
Séc chuyển tiền, tính và ghi ký hiệu mật trên Séc cho vào niêm phong trao cho ngư ời
đại diện đơn vị và hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi của người phát hành.
Có: TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc chuyển tiền.
- Giai đoạn thanh toán Séc:
Tại ngân hàng chi trả: Nhận được tờ Séc chuyển tiền, kiểm soát tính hợp pháp,
hợp lệ sẽ hạch toán.
Nợ: TK chuyển tiền đi.

Có: TK chuyển tiền phải trả.
Và phát lệnh chuyển nợ gửi đi cho ngân h àng phát hành.
Sau đó sẽ tiến hành chi trả cho khách hàng theo tài khoản chuyển tiền phải trả.
Nợ: TK chuyển tiền phải trả.
Có: TK liên quan.
Tại ngân hàng phát hành: Sau khi nhận được lệnh chuyển nợ liên hàng sẽ hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi đảm bảo thanh toán
Có: TK chuyển tiền đến.
* Ưu, nhược điểm của hình thức Séc chuyển tiền:
 Ưu điểm:
Séc chuyển tiền tương đối an toàn cho người chuyển tiền vì họ không sợ mất tiền
hoặc bị trộm cắp. Khách hàng được chủ động trong chuyển tiền. Họ không cần mang
một số lượng tìên mặt lớn theo mình nên rất an toàn.
Đối với ngân hàng khi thực hiện hình thức thanh toán này tiền không bị trôi nổi ở
bên ngoài mà vẫn ở trong cùng hệ thống ngân hàng.
 Nhược điểm:
Để có Séc, khách hàng phải mất thời gian công sức đến ngân h àng làm thủ tục.
Khách hàng là người trực tiếp nắm giữ Séc rất dễ mất mát.
1.1.2.3. Hình thức uỷ nhiệm thu.
*Khái niêm:
UNT là chứng từ thanh toán do người bán lập trên một mẫu thống nhất do NHN N
quy định, giao và uỷ nhiệm ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền bán hàng từ người
mua.


12

UNT chủ yếu được sử dụng trên cơ sở mua bán theo hợp đồng kinh tế hay đ ơn
đặt hàng những món thanh toán nhỏ mang tính định kỳ. UNT đ ược sử dụng trên cơ sở
người bán tín nhiệm người mua trong thanh toán.

Phạm vi sử dụng của UNT giống UNC thanh toán tr ên tất cả các phạm vị: Thanh
toán cùng một ngân hàng, thanh toán giữa hai ngân hàng cùng hệ thống, thnh toán giữa
hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trù.
* Quy trình thanh toán:
- Trường hợp người mua và người bán mở tài khoản cùng ngân hàng:
Nợ: TK tiền gửi của người mua
Có: TK tiền gửi của người bán
Sau đó báo Nợ, Có cho cả hai bên.
- Trường hợp khác ngân hàng:
Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ UNT khác ngân h àng

Người mua

(1)

(4a)
Ngân hàng
thanh toán

Người bán

(2)
(3)
(4b)

(5)

Ngân hàng
thu hộ


(1): Người bán giao hàng cho người mua
(2): Người bán lập UNT gửi tới ngân h àng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền
(3): Ngân hàng phục vụ người bán chuyển chứng từ cho ngân h àng phục vụ bên
mua để ghi nợ trước.
(4a): Ngân hàng phục vụ bên mua ghi nợ vào tài khoản của người mua.
(4b): Ngân hàng phục vụ người mua lập lệnh chuyển có gửi đi.
(5): Ngân hàng phục vụ người bán ghi có cho TK tiền gửi của ng ười bán.
Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ
người mua trả tiền ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tr ên tài
khoản của người mua không đủ tiền để thanh toán th ì ngân hàng bên mua sẽ ghi nhập
sổ theo dõi UNT đến chờ thanh toán và báo cho bên mua nộp tiền để thanh toán. Khi
tài khoản tiền gửi của người mua có đủ tiền, ngân hàng sẽ xuất sổ theo dõi UNT đến
chờ thanh toán đồng thời thanh toán nội bảng nh ư bình thường với số tiền = Số tiền
ghi trên UNT + Số tiền phạt trả chậm.
Số tiền phạt trả chậm = Số tiền ghi tr ên UNT x Số ngày trả chậm x Tỷ lệ phạt.
Tỷ lệ phạt = Lãi suất nợ quá hạn tính theo ng ày.


13

* Ưu, nhược điểm của hình thức UNT:
 Ưu điểm:
UNT có phạm vi thanh toán rộng, giúp các đ ơn vị cung cấp dịch vụ công cộng đỡ
mất sức đến từng nơi thu tiền.
 Nhược điểm:
UNT có thủ tục thanh toán lòng vòng, phức tạp sễ gây tình trạng người mua
chiếm dụng vốn của người bán. Bên cạnh đó khâu luân chuyển chứng từ qua lại giữa
hai ngân hàng mất nhiều thời gian, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của b ên bán gây
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đ ơn vị. Bên bán có nhiều khả năng
gặp rủi ro không thu được thiền khi bên mua mất khả năng thanh toán.

1.1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng.
*Khái niêm:
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện đ ược ngân hàng mở theo yêu
cầu của người sử dụng dịch vụ thanh t oán (người xin mở TTD) theo đó, ngân h àng
thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để:
- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ
hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của TTD hoặc:
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân h àng khác trả tiền ngay theo
lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong t ương lai khi nhận được
bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của th ư tín dụng.
Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán
và quyền, nghĩa vụ ... của các b ên liên quan TTD do các bên tham gia thanh toán tho ả
thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục mở TTD: Khi có nhu cầu bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay ngân h àng) một số tiền bằng
tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải
gửi ngay TTD cho ngân h àng phục vụ người bán để báo cho biết đ ã có TTD mở, đơn
vị bán chuẩn bị giao hàng và mang chứng từ hợp lệ đến ngân h àng xin thanh toán.
* Quy trình thanh toán:
Sơ đồ 5: : Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán TTD

Người mua

(1)

HĐTM
(4)

(7)


Ngân hàng
phát hành

Người bán

(3)
(2)
(6b)

(5)

(6a)

Ngân hàng
chi trả


14

(1): Người mua lập giấy xin mở TTD gửi tới ng ân hàng của mình để mở TTD.
(2): Ngân hàng người mua làm thủ tục mở TTD, trích tài khoản tiền gửi của
người mua để lưu ký vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán TTD sau đó chuyển
chứng từ cho ngân hàng của người bán (ngân hàng chi trả).
(3): Ngân hàng chi trả xử lý chứng từ sau đó sẽ thông báo cho ng ười bán để làm
căn cứ xuất hàng.
(4): Người bán giao hàng cho người mua dựa trên hợp đồng thương mại đã ký kết
và TTD đã mở.
(5): Người bán gửi chứng từ thanh toán đến ngân h àng phục vụ mình để đề nghị
thanh toán.
(6a): Ngân hàng chi trả ghi có cho tài khoản tiền gửi của người bán.

(6b): Sau đó ngân hàng chi trả phát lệnh chuyển nợ liên hàng về ngân hàng phát hành.
(7): Ngân hàng phát hành lúc này s ẽ ghi nợ vào tài khoản của người mua.
* Ưu, nhược điểm của hình thức thư tín dụng:
 Ưu điểm:
Thanh toán TTD sẽ đảm bảo khả năng chi trả l à chắc chắn theo những điều khoản
mà hai bên đã thoả thuận, quyền lợi của ng ười bán được đảm bảo.
 Nhược điểm:
Thủ tục mở TTD phiền hà, người mua hàng sẽ bị ứ đọng vốn do phải k ý gửi một
khoản tiền lớn trên tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán TTD m à không được hưởng
lãi. Hình thức này ít được áp dụng trong quan hệ thanh toán trong n ước mà thường
được áp dụng trong thanh toán quốc tế.
1.1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
*Khái niêm:
Thẻ thanh toán là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng
phát hành để cung cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt l à các cá nhân
có tài khoản thanh toán tại ngân h àng để lĩnh tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM)
và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.
* Phân loại:
Có rất nhiều cách phân loại thẻ khác nhau, tuy nhi ên nếu xét theo giác độ kế toán
thì thẻ thanh toán có các loại chính sau:
Thẻ ghi nợ (loại A): Thẻ loại A l à thẻ không phải ký quỹ. Ng ười sử dụng thẻ
không phải lưu ký tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ m à căn cứ vào số
dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Hạn mức của thẻ do ngân h àng quy định. Do số dư
trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là rất không ổn định nên loại thẻ này chỉ được
sử dụng cho một số khách hàng có uy tín đối với ngân hàng.


×