Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

câu hỏi tự luận địa 11 ôn tập hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.16 KB, 6 trang )

Cauhoituluandiahkii
Giải thích vì sao công nghiệp Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông?
- Vị trí địa lí: dễ giao lưu với bên ngoái trong việc xuất nhập khẩu.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: nhiều khoáng sản, địa hình bằng phẳng...
- Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản dồi dào.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
- Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế của khu vực Đông
Nam Á.
+ Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt cao thuận lợi phát triển nông nghiệp.
-Hệ đất trồng phong phú (đất feralit và đất phù sa), màu mỡ... thuận lợi trồng lúa nước, cây công nghiệp...
-Có nhiều sông lớn (...) nguồn nước dồi dào....thuận lợi để phát triển nông nghiệp, thủy điện.
- Vùng biển rộng lớn...thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khoáng sản phong phú, đa dạng: dầu khí, than...nguồn nguyên, nhiên liệu phát triển kinh tế.
- Diện tích rừng lớn, đa dạng về TP loài...phát triển lâm nghiệp.
+ Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh... nên đi lại khó khăn.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt...
- Khai thác tài nguyên chưa hợp lí nhất tài nguyên rừng, biển...
- Nạn cháy rừng vào mùa khô
Nêu những đặc điểm ngành trồng lúa nước của Đông Nam Á
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực.
- Sản lượng lúa không ngừng tăng. Thái Lan và ViệtNamlà những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Hiện các nước Đông Nam Á đã giải quyết được nhu cầu lương thực.
- Phân bố: lúa gạo được trồng nhiều trên các đồng bằng châu thổ của Đông Nam Á lục địa (Thái Lan, Việt
Nam) và trên các đồng bằng ở các đảo thuộc Inđônêxia.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú (đất phù sa, đất feralit...), mạng lưới sông ngòi dày đặcèphát triển


nông nghiệp nhiệt đới
+ Có lợi thế về biển, trừ nước Làoèthuận lợi phát triển kinh tế biển, thương mại, hàng hải.
+ Nằm trong vành đai sinh khoángènhiều khoáng sản; vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí là nguyên nhiên liệu
cho phát triển kinh tế.
+ Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.
- Khó khăn:


Cauhoituluandiahkii
+ Có vị trí kề sát vành đai lửa TBD, đây là nơi hoạt động của áp thấp nhiệt đớièchịu nhiều thiên tai như bão, lũ
lụt..
+ Diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác quá mức, cháy rừng
+ Cần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên.
Vì sao sản xuất nông nghệp của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?
-Điều kiện tự nhiên:đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi…
-Điều kiện KT-XH:
+ Dân đông, có kinh nghiệm
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phát triển….
Trình bày đặc điểm tự nhiên của hai miền Đông và miền Tây của Trung Quốc
*Miền Đông:
-Địa hình :Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ chiếm 50% diên tích
-Khóang sản kim loại màu, năng lượngè Phát triển CN
-Khí hậu Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùaè Mưa mùa hạ cung cấp nước tưới, sản xuất; Lụt lội ở MĐ,
Khô hạn MT
*Miền Tây
-Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
-Khóang sản Kim loại đen, năng lượng
-Khí hậu Ôn đới lục địa khắc nghiệt => hoang mạc và bán hoang mạc, bồn địaè khó khăn canh tác, sx.
Phân tích những thuận lợi và trở ngại từ các đặc điểm dân cư - xã hội đến sự phát triển kinh tế –xã hội ở

các nước nước Đông Nam Á.
* Đặc điểm:
- Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh,cơ cấu dân số trẻ .
- Mật độ dân số cao ,phân bố không đều.
- Khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo; đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo,…
- Chất lượng lao động thấp - Bất ổn định về chính trị, mâu thuẫn dân tộc – tôn giáo.
*Ảnh hưởng:
- nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng.
- thuận lợi giao lưu văn hóa, phát triển du lịch.
- gây sức ép cho tạo việc làm và phát triển kinh tế.
Trình bày kết quả hiện đại hoá trong công nghiệp của Trung Quốc. Nguyên nhân nào đưa đến kết quả
đó?
* Kết quả hiện đại hóa CN:
- Phát triển mạnh,một số ngành tăng nhanh. Sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng,
phân bón.


Cauhoituluandiahkii
- Phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Cơ cấu ngành phát triển đa dạng: Luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô…
*Nguyên nhân:
- Cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm
thị trường
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thành lập các khu chế xuất.
- Hiện đại hóa các trang thiết bị, ứng dụng các thành tựu công nghệ cao trong công nghiệp.
Tại sao Trung Quốc tiến hành cải cách nền kinh tế sau năm 1978. Biện pháp và thành tựu mà TQ đã đạt
đc nông nghiệp và công nghiệp.
* Từ năm 1978 TQuốc đề ra nhiệm vụ: hiện đại hóa CN, NN, khoa học kĩ thuật và quốc phòng.
Phát huy thuận lợi về tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Các biện pháp trong hiện đại hóa:

+ Mở rộng qhệ quốc tế, thu hút vốn, CN hiện đaị, học tập kinh nghiệm quản lí ktế.
+ Đổi mới trong sản xuất, kdoanh, thực hiện cơ chế thị trường
+ Hiện đại hóa kĩ thuật cho ngành CN.
Biện pháp
+ Từ năm 1978, Trung Quốc hiện đại hóa nông nghiệp và đạt nhiều thành quả lớn là nhờ những biện pháp sau:
- Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân
- Nhà nước miễn thuế nông nghiệp
- Cải thiện cơ sở hạ tầng, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phát triển giao thông và hệ thống thủy lợi, cải tạo
giống.
+Từ năm 1978, Trung Quốc hiện đại hóa nông nghiệp và đạt nhiều thành quả lớn là nhờ những biện pháp sau:
- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ với thị trường thế giới
- Chuyển sang nền ktế thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao
- Xây dựng các công viên khoa học công nghệ
Công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn:

Mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình đạt hơn 8%/năm.

Năm 2004 tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD, đứng thứ 7 trên thế giới.

Ngành thương mại phát triển mạnh. Giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 1154,4 tỉ USD, chiếm vị trí thứ 3
trên thế giới.

Điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng 5 lần trong vòng 20
năm (từ 276 USD năm 1985 lên 1269 USD năm 2004).

Ổn định xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển.
chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên
nhân đưa đến kết quả đó.

* Hiện đại hóa công nghiệp :
– Kết quả :
+ Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.
+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.
+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng.
– Nguyên nhân :
+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.


Cauhoituluandiahkii
+ Thu hút vốn đầu tư lớn.
+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.
* Hiện đại hóa nông nghiệp :
– Kết quả:
+ Đã sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
– Nguyên nhân:
+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.
+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dân.
Đặc điểm nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.
- Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực
không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có
sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất
trên thế giới.
- Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư
được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng

nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là
nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các
nước trong khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy
hải sản
Trong quá trình hiện đại hóa ngành công nghiệp các nước Đông Nam Á chú trọng
phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu vì các lí do sau:
- Hầu hết các nước Đông Nam Á trước kia là nước thuộc địa nên nền kinh tế của
các nước này đều lạc hậu, phụ thuộc vào nước ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các
nước trong khu vực giành được độc lập những điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, thiếu
vốn và công nghệ.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp của các nước Đông Nam Á
được chia ra nhiều giai đoạn để phù hợp với thực tiễn. Giai đoạn này các nước Đông Nam
Á thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu để thu hút đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa
trang thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho lao động, chú trọng phát
triển các mặt hàng hướng ra xuất khẩu để tích lũy vốn cho bước tiếp theo của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa của các nước.
Thành tựu và thách thức của ASEAN.
• Thành tựu 1:Tốc độ tăng trưởngkinh tế của các nước trong khối khá cao.
• Thách thức: Tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt
hậu.
• Giải pháp: Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế
chậm hơn.
• Thành tựu 2: Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
• Thách thức: Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ:
• Là lực cản của sự phát triển
• Là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội.
• Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo (như chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam).



Cauhoituluandiahkii
• Thành tựu 3: Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
• Thách thức: Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia,
gây nên mất ổn định cục bộ.
• Giải pháp:
• Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.
• Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của
• Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Các mục tiêu chính của ASEAN:




Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối



nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển.

Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN
Đông Timo
Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
– Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân
dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài… nên cần thống nhất cao và
ổn định để phát triển

– Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để
phát triển
– Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu
vực…
Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu
chung của ASEAN?
Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua:
– Các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, thể thao
– Kí kết các hiệp ước 2 bên, nhiều bên, hoặc các hiệp ước chung
– Thực hiện các dự án, chương trình phát triển
xây dựng khu vực mậu dịch tự do…
=> Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ đảm bảo cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính & mục đích cuối cùng là:
Hòa bình, ổn định, & cùng phát triển
– Ví dụ:
+ Đại hội Thể thao SeaGames
+ Dự án hợp tác sông Mê Kông
+ Hội nghị ASEAN Hà Nội
+ Dự án đường xuyên ASEAN 22…
Trình bày mục tiêu của ASEAN.
– Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước
hoặc các tổ chức quốc tế.
Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách
thức của ASEAN, cần phải khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào?
– Việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây xói mòn đất, gây ra những trận lũ quét,
làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá…
– Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường –> ảnh hưởng đến biến



Cauhoituluandiahkii
đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước. Như Việt
Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.
– Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn
cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng
giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
– Biện pháp:
+ Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền
+ Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí
+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác
và sử dụng…



×