Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.62 KB, 33 trang )

Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

______  ______

BÁO CÁO
Chuyên đề:

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH
NHÓM TH: NHÓM 5 MARKETING K9A
NGÀNH: QUẢN TRỊ MARKETING K9
NIÊN KHÓA: 2008-2012

Vĩnh
VĩnhLong,
Long,năm
năm2011
2011
tháng
tháng0303năm
năm2011
2011

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 1



Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

DANH SÁCH NHÓM

Phần trăm
TT

MSSV

Họ và tên

Chức vu

Điện thoại

01

08.045.091

Lâm Mỹ Nhung

Nhóm viên

01686729626

đóng góp
90%


02

09.045.004

Nguyễn Tấn Đạt

Nhóm viên

0944224397

100%

03

09.045.012

Dương Phú Lập

Nhóm viên

0939690491

90%

04

09.045.013

Trịnh Trọng Lượng


Nhóm viên

01649819835

100%

05

09.045.027

Đặng Văn Do

Nhóm viên

01224043235

100%

06

09.045.031

Trần Thị Hoài

Nhóm viên

01647747488

100%


07

09.045.091

Phạm Trung Hiếu

Nhóm phó

01674216670

100%

08

09.045.103

Nguyễn Thị Kim Lan

Thư ky

01649820085

100%

09

09.045.105

Lê Thị Thùy Linh


Nhóm viên

01247732392

90%

10

09.045.150

Trương Thị Trà Mi

Nhóm trưởng

01649820087

100%

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................5
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 2


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9


1.

Lý do chọn đề tài........................................................5

2.

Muc tiêu nghiên cứu..................................................5

Muc tiêu chung...................................................................5
Muc tiêu cu thể...................................................................5
3.

Đối tượng – phạm vi nghiên cứu..............................6

Đối tượng nghiên cứu........................................................6
Phạm vi nghiên cứu...........................................................6
4.

Phương pháp nghiên cứu..........................................6

5.

Kết cấu đề tài..............................................................6

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH..............................................7
Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................7
1.1 Khái niệm về phân tích tài chính..............................7
1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính................................7
1.3 Vai trò, muc đích của phân tích tài chính................7
1.3.1 Muc đích của phân tích tài chính............................7

1.3.2 Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp.............8
1.4 Tài liệu phân tích.........................................................8
1.4.1 Bảng cân đối kế toán.................................................8
1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................9
1.5 Phân tích các báo cáo tài chính...................................9
1.6 Các chỉ tiêu lợi nhuận................................................10
1.6.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu.............................10
1.6.2 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản....................................11
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 3


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

1.6.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.....................11
Chương 2: Tổng quan về công ty cổ phần Kinh Đô......12
2.1 Lịch sử hình thành.....................................................12
2.2 Ngành nghề kinh doanh............................................14
2.2.1 Ngành thực phẩm....................................................14
2.2.2 Ngành bán lẻ............................................................14
2.2.3 Ngành địa ốc............................................................14
2.2.4 Ngành hợp tác đầu tư tài chính.............................15
2.3 Thành viên ban quản trị............................................15
Chương 3: Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh của
công ty Cổ phần Kinh Đô................................................16
3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần
Kinh Đô.............................................................................16

3.1.1 Doanh thu................................................................17
3.1.2 Chi phí......................................................................18
3.1.3 Lợi nhuận.................................................................19
3.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Cổ
phần Kinh Đô...................................................................19
3.2.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.............19
3.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản...................21
3.2.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu....23
3.3 Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty
Cổ phần Kinh Đô.............................................................26
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 4


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho
công ty Cổ phần Kinh Đô................................................28
4.1 Định hướng phát triển trong tương lai của công ty Cổ
phần Kinh Đô ..................................................................28
4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty
Cổ phần Kinh Đô.............................................................29
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................32
Tài liệu tham khảo

PHẦN MỞ ĐẦU
GVHD: Bùi Văn Trịnh


Trang 5


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận
hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau.
Lợi nhuận phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc
của thị trường, kích thích được tính chủ động sáng tạo của người quản ly và công
nhân trực tiếp sản xuất.
Năm 2010 tiếp tục đánh dấu là một năm sóng gió cho doanh nghiệp Viêt Nam do
chịu nhiều biến động của kinh tế thế giới và trong nước, đã tạo thách thức lớn đối
với doanh nghiệp Việt Nam.
Với sứ mệnh trở thành Tập Đoàn hàng đầu trong ngành thực phẩm tại Việt Nam
và khu vực, trong những năm qua Kinh Đô đã và đang xây dựng những nền tảng
vững chắc để tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững và tạo sự khác biệt. đã tạo
một bước ngoặt mới và tạo vị thế mới trên thương trường.
Kết thúc năm 2010, Công ty cổ phần Kinh Đô với sự hợp nhất của NKD và KI Do
đã đạt doanh số 3.317 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt 801 tỷ đồng. Việc sáp nhập thành
công NKD và Ki Do vào KDC đã tạo một bước ngoặt mới và tạo vị thế mới trên
thương trường, đưa Công ty đứng vào hàng ngũ những Công ty hàng đầu châu Á.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn công ty cổ phần kinh Đô
để thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của công ty cổ
phần Kinh Đô”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Muc tiêu chung
- Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Cổ phần Kinh Đô. Từ đó, đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty Cổ phần Kinh Đô.
2.2 Muc tiêu cu thể
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh Đô trong
nền kinh tế thị trường.
- Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Cổ phần Kinh Đô.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty Cổ phần Kinh Đô.
3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 6


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Cổ phần Kinh Đô.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Kinh Đô.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu là từ 2008–2010.
Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 01/11/2011 đến 07/11/2011
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch để hệ thống lại số liệu và các chỉ tiêu đánh
giá của Tổng công ty nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, đề cập trong đề
tài.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở ly luận
Chương 2: Tổng quan công ty cổ phần Kinh Đô
Chương 3: Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh Đô
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty Cổ phần Kinh Đô

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh
số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 7


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy
được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
1.2 Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản ly các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về
vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị
có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh,

là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản ly, nhất là chức năng kiểm
tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản
ly của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các
chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.3 VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.3.1 Muc đích của phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức
mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh
giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ
đó đưa ra quyết định cho thích hợp.
1.3.2 Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho
phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế
của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính
còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định
đúng đắn trong tổ chức quản ly nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành
hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 8


Nhóm thực hiện:Nhóm 5


Marketing A_K9

mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp mình.
1.4 TÀI LIỆU PHÂN TÍCH
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, là những tài liệu chủ yếu được
sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.4.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và
phần nguồn vốn
- Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp ly
của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản ly và sử dụng ở doanh nghiệp.
Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết
quả kinh doanh gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác
- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn và các khoản phải nộp khác.
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 9


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

1. 5 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ảnh tổng quát tình hình
tài liệu hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân
đối kế toán ta sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, kết cấu của tài
sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn. Bảng cân đối kế
toán là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định. Đánh
giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát
nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều
đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp hữu hiệu để quản ly.

Các loại khoản, mục trên bảng cân đối kế toán như sau:
Chỉ tiêu
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn

I. Tiền
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 10


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

V. Tài sản lưu động khác
VI. Chi sự nghiệp
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Đầu tư tài chính dài hạn
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Các khoản ky quỹ, ky cược dài
hạn
Tổng cộng tài sản
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài
sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng
vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

1.6 CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
1.6.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một
đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân. Đứng trên góc độ ngân hàng thì lợi
nhuận ở đây thường được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong khi đứng ở góc độ
cổ đông lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng. Dù đứng ở góc độ nào chăng nữa
thì lợi nhuận đưa vào tính toán trong công thức sau đây là lợi nhuận mà công ty kỳ
vọng đạt được trong chiến lược kinh doanh của mình.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

x 100%
Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu phát sinh trong kỳ sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. [2, tr.15]
1.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 11


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Ta có công thức sau:

Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =

x 100%
Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho biết mỗi 100 đồng tài sản của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. [2, tr.16]
1.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng cổ
phần phổ thông.
Ta có công thức sau:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

x 100%
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần là vấn đề quan trọng của việc sinh lời mà các
cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu đã phát hành quan tâm. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.[2, tr.16]

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 12



Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Hình 1.1: Công ty cổ phần Kinh Đô
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và
chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập từ năm 1993. Lúc mới thành lập công
ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m 2 với 70 công nhân với vốn
đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack, một số sản phẩm mới
đối với người tiêu dùng trong nước.
Đến năm 1994 công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản
xuất snack trị giá 750000 USD từ Nhật. Bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc
trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã tạo bước đệm quan
trọng cho sự phát triển không ngừng của công ty Kinh Đô sau này.
Đến năm 1999 công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, trung tâm thương mại
Savico Kinh Đô tại quận 1 được thành lập đánh dấu một bước phát triển mới cho
Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong thời gian
này công ty khai trương hệ thống Bakery đầu tiên mở đầu cho một chuỗi hệ thống
cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Năm 2000 công ty tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng
lên hơn 40000m2.
Tháng 9/2002 công ty cổ phần Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ
đồng, trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh
Đô góp 50 tỷ đồng.
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 13



Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Sau 12 năm hoạt động và phát triển quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản
xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ lên đến 250 tỷ đồng và niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh
kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình
chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán KDC ngày 12/12/2005 tại sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày này 25 triệu cổ phiếu KDC
của công ty chính thức giao dịch lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh.
Năm 2009 thương hiệu Kinh Đô liên tiếp có mặt trong hầu hết các bảng xếp hạng
danh giá nhất về mức độ nổi tiếng của thương hiệu cũng như mức độ tin trưởng,
đánh giá cao của người tiêu dùng. Trong thời kỳ khủng hoảng năm 2009 Kinh Đô
không những đứng vững mà còn hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Năm 2010 Kinh Đô có vố điều lệ lên đến 1.195.178.810.000 đồng với khối lượng
cổ phiếu đang lưu hành là 118.484.695 cổ phiếu, công ty đã mở rộng quy mô ngành
hàng thực phẩm với tham vọng trở thành tập đoàn thực phẩm có qui mô hàng đầu
không chỉ ở việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.
Với định hướng phát triển trở thành một tập đoàn đa ngành Kinh Đô đã mở rộng
sang nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, tài chính, địa ốc và hệ thống bán
lẻ.

Hình 1.2: Logo của công ty Kinh Đô

GVHD: Bùi Văn Trịnh


Trang 14


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Logo của Kinh Đô với một tổng thể hài hòa và đồng nhất về màu sắc đã tạo sự nổi
trội của một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thực
phẩm. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và long trung
thành, tất cả vì sự nghiệp xây đựng và phát triển của công ty. Tên Kinh Đô là mong
muốn của doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín của
mình trên thương trường. Hình ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng
trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định. Hình vương
miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm
châu. Với sức bật đầu tư, tạo nên đột phá mới, sản phẩm sẽ vươn rộng, có mặt khắp
nơi trên thế giới. [4, />2.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
2.2.1 Ngành thực phẩm
Đây là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển của Kinh Đô.
Hằng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số toàn tập đoàn.
Bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ
uống.
2.2.2 Ngành bán lẻ
Gồm chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K- Do Bakery & Café, chuỗi cửa
hàng tiện lợi, trung tâm thương mại,…
2.2.3 Ngành địa ốc
Kinh Đô thành lập một số công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây
dựng các dự án tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm thương mai,
văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp,…


2.2.4 Ngành Hợp tác – Đầu tư – Tài chính
Là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chuyến lược mà tập đoàn Kinh Đô
hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn của mình, đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ các mảng kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa
ốc, tạo ra giá trị gia tăng một cách bền vững cho các công ty của tập đoàn, đối tác,
khách hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư như quản ly quỹ và mua bán, sáp nhập.
2.3 THÀNH VIÊN BAN QUẢN TRỊ
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 15


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

♦ Chủ tịch hội đồng quản trị:

Ông Trần Kim Thanh

♦ Phó chủ tịch thường trực hội đồng quản trị:

Ông Trần Lệ Nguyên

♦ Sáng lập viên – thành viên hội đồng quản trị:

Bà Vương Bửu Linh


♦ Sáng lập viên – thành viên hội đồng quản trị:

Bà Vương Ngọc Xiêm

♦ Sáng lập viên – thành viên hội đồng quản trị:

Ông Wang Ching Hua

♦ Sáng lập viên – thành viên hội đồng quản trị:

Ông Cô Gia Thọ

Chương 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH ĐÔ
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô
Đơn vị: triệu đồng
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 16


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh

Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh
hoạttàiđộng
Tổngthu
cộng
sản tài chính
ChiTài
phísản
tài ngắn
chính hạn
Trong
phí lãi tương
vay đương tiền
Tiềnđó:
và Chi
các khoản
ChiCác
phíkhoản
bán hàng
đầu tư tài chính ngắn hạn
ChiCác
phíkhoản
quản líphải
doanh
thu nghiệp
ngắn hạn
LợiHàng

nhuận
tồnthuần
kho từ hoạt động kinh doanh
Tàinhập
sản khác
ngắn hạn khác
Thu
dài hạn
ChiTài
phísản
khác
khoản
phải thu dài hạn
LợiCác
nhuận
khác
Tài
sản
cố
định
Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết
Bấtlợi
động
sản kế
đầutoán
tư trước thuế
Tổng
nhuận
đầu tư hiện
tài chính

ChiCác
phíkhoản
thuế TNDN
hànhdài hạn
dàiTNDN
hạn khác
ChiTài
phísản
thuế
hoãn lại
Tổng
cộng
nguồn
Chi pí thuế TNDN vốn
LợiNợ
íchphải
của trả
cổ đông thiểu số
Nợ
ngắn
hạn
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Các nguồn kinh phí và quỹ khác

2008
1.466.192
10.424

1.455.768
1.085.980
369.789
2008
118.538
2.983.410
313.379
1.474.434
52.364
206.808
133.178
584.291
121.882
489.957
-80.112
181.656
12.271
28.373
1.508.976
8.807
31.059
19.566
749.092
-1.143
-61.689
673.385
17.012
2.983.410
-1087
835.926

24.714
663.885
-85.316
172.041
2.075.923
2.075.923

2009
1.539.223
9.867
1.529.355
1.023.963
505.393
2009
63.854
4.247.601
-8.807
2.510.074
43.758
984.611
164.175
518.184
112.090
825.183
301.789
162.476
19.621
376.776
1.737.527
118.936

22.553
257.840
656.085
12.680
572.309
994.535
32.318
4.247.601
49.366
1.767.440
42.419
1.632.683
480.524
134.757
2.418.021
2.413.130
4.891

2010
1.942.808
9.174
1.933.634
1.248.244
685.390
2010
663.953
5.039.864
242.453
2.329.537
42.458

672.316
347.590
161.660
141.635
1.018.355
434.328
617.667
42.877
34.164
2.710.327
12.800
612 21.364
937.725
34.962
29.165
673.993
1.209.978
110.883
104.720
-15.502
5.039.864
578.612
1.185.452
56.040
1.033.997
522.572
151.455
3.738.215
3.738.215


Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Kinh Đô
từ năm 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng

3.1.1 Doanh thu
Bảng 3.3: Doanh thu của công ty cổ phần Kinh Đô
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1.933.634
Doanh thu
1.455.768
1.529.355
Doanh thu của công ty cổ phần kinh đô tăng liên tục từ năm 2008 đến 2010
được cụ thể như sau: Doanh thu năm 2010 tăng 32,83% so với năm 2008, doanh thu
năm 2009 tăng 5,05% so với năm 2008. Doanh thu năm 2010 tăng 26,43% so với
năm 2009.
 Nguyên nhân:

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 17


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9


Năm 2010 do công ty tiến hành sáp nhập công ty cổ phần chế biến thực phẩm
Kinh Đô Miền Bắc, công ty Cổ phần Ki Đô vào công ty cổ phần Kinh Đô, cùng với
việc định hướng phát triển để trở thành tập đoàn đa ngành công ty đã mở rộng sang
nhiều lĩnh vực khác như đầu tư bất động sản,tại chính và phát triển hệ thống bán lẻ,
quy hoạch lại các ngành hàng, nâng cấp chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì và quy
cách bao bì làm tăng doanh thu bán hàng.
3.1.2 Chi phí
Bảng 3.4: Tổng chi phí của công ty Cổ phần Kinh Đô
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng chi phí

2008
577.246

2009
386.394

2010
744.478

Chi phí năm 2010 khá cao so với năm 2008 và 2009. Cụ thể là chi phí năm 2010
tăng 28,97% so với năm 2008, tăng 92,67% so với năm 2009.
 Nguyên nhân:
Thứ nhất là do tình trạng lạm phát năm 2010 là 11,75%, vượt mức chỉ tiêu của
chính phủ đề ra, làm cho chi phí đầu vào tăng hơn năm 2009 và 2008. Chi phí đầu
vào tăng cao, nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất cũng tăng giá. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến chi phí tăng cao.
Thứ hai, do thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên công ty phải bỏ ra
khoản chi phí để đầu tư vào máy móc thiết bị và chú trọng vào hoạt động xúc tiến

thương mại thông qua đó mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng để họ cảm thấy
hài lòng về sản phẩm của công ty mình hơn. Công ty đầu tư mạnh vào các hoạt
động marketing, kênh phân phối, ... góp phần làm gia tăng thị phần của Công ty, tuy
nhiên làm cho chi phí bán hàng tăng cao hơn so với năm 2009.

3.1.3 Lợi nhuận
Bảng 3.5: Lợi nhuận thu được của công ty Cổ phần Kinh Đô
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận
GVHD: Bùi Văn Trịnh

2008
-85.316

2009
480.524

2010
522.572

Trang 18


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Nhìn vào bảng trên cho thấy lợi nhuận ròng của công ty tăng liên tục, cụ thể như
sau: lợi nhuận năm 2010 tăng 8,75% so với năm 2009, còn năm 2009 đã thoát khỏi

tình trạng lỗ và có lợi nhuận tương đối cao, nhờ vào chiến lược kinh doanh phù hợp
với tình hình thị trường lúc bấy giờ và sự lãnh đạo sáng suốt của hội đồng cổ đông.
Lợi nhuận ròng năm 2008 lỗ 85.316 triệu đồng là do cuộc khủng hoảng suy
thoái kinh tế thế giới từ 2008 đến năm 2009 khiến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, sức mua sụt giảm do thu nhập của người
dân đa phần không tăng trong khi đó giá các mặt hàng hóa thiết yếu lại tăng cao làm
người tiêu dùng chi tiêu cân nhắc và kĩ lưỡng hơn, giá nguyên vật liệu tăng tạo sức
ép lên công ty, công ty tăng đầu tư, cải tiến sản phẩm, chi phí tài chính tăng đột biến
từ 44.309 triệu đồng lên 313.379 triệu đồng tăng 269.070 triệu đồng trong năm
2008 do khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã kéo lợi nhuận về con
số âm.
3.2

PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN KINH ĐÔ
3.2.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
 Khái niệm: Tỷ suất này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm
cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân. Đứng trên góc độ
ngân hàng thì lợi nhuân ở đây thường được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong
khi đứng ở góc độ cổ đông lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng. Dù đứng ở góc
độ nào chăng nữa thì lợi nhuận đưa vào tính toán trong công thức sau đây là lợi
nhuận mà công ty kỳ vọng đạt được trong chiến lược kinh doanh của mình. [1
,tr.337]

Ta có công thức như sau:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

x 100%

Doanh thu thuần

Bảng 3.6: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ năm 2008 - 2010
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 19


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Chỉ tiêu
Lợi nhuận ròng (triệu đồng)
Doanh thu thuần

2008
-85.316
1.455.768

2009
480.524
1.529.355

2010
522.572
1.933.634

(triệu đồng)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh


-5,86%

31,42%

27,03%

thu (%)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng từ -5,86% năm 2008 lên 31,42% năm
2009. Nghĩa là năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty sẽ bị lỗ 5,86 đồng, năm
2009 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty sẽ tạo ra được 31,42 đồng lợi nhuận. Đến
năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 27,03% nghĩa là cứ 100 đồng doanh
thu sẽ tạo ra 27,03 đồng lợi nhuận. Nhìn chung, tình hình lợi nhuận của công ty từ
nămĐiều này cho thấy tình hình lợi nhuận của công ty đã được cải thiện.[ 1, tr.338]
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần Kinh Đô có sự biến động
phức tạp, biến động mạnh nhất là vào năm 2008 và năm 2009 có sự chênh lệch khá
nhiều. Nguyên nhân là do năm 2008 lợi nhuận của công ty bị lỗ do bị ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính người dân chi tiêu hạn chế, cân nhắc kỹ trước khi
mua hàng hóa, và công ty thì kinh doanh mặt hàng không thiết yếu. công ty muốn
bán được hàng phải tăng chi phí bán hàng, chi phí khuyến mãi, lãi suất tăng cao,
cộng thêm hàng hóa tồn kho nhiều làm cho vòng quay hàng tồn kho chậm làm cho
tốc độ thu hồi vốn giảm để tiếp tục sản xuất được công ty phải vay thêm vốn, từ đó
làm chi phí lãi vay tăng, ... Doanh thu tăng nhưng chậm hơn chi phí, doanh thu
không bù đấp đủ chi phí nên lợi nhuận của công ty năm 2008 bị lỗ. Trước tình hình
đó, hội đồng cổ đông của công ty đã họp và đề ra chiến thuật để đưa công ty vượt
qua tình hình khó khăn này. Đó là công ty đã đầu tư vào lĩnh vực địa ốc bất động
sản kiếm thêm lợi nhuận để bù đấp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là
nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2009 tăng lên cao
so với năm 2008.
Nhưng đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty lại giảm

xuống so với năm 2009 nhưng giảm không nhiều, chỉ giảm 4,39%. Nguyên nhân là
do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, mà doanh thu lại
tỷ lệ nghịch với tỷ số này. Nếu doanh thu tăng mà lợi nhuận không đổi thì tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu sẽ giảm hoặc doanh thu tăng, lợi nhuận cũng tăng nhưng
lợi nhuận tăng chậm hơn thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng sẽ giảm. Cụ thể
như sau tốc độ tăng của doanh thu năm 2010 so với năm 2009 là 26,43%, còn đối
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 20


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

với lợi nhuận thì tốc độ tăng chỉ là 8,75%. Nhìn vào 2 con số này ta thấy được tốc
độ tăng của lợi nhuận và doanh thu có sự chênh lệch khá nhiều. Đó là nguyên nhân
dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 giảm hơn so với năm 2009.
Nhìn chung công ty đã có rất nhiều cố gắng để khắc phục tình hình kinh doanh
khó khăn và tìm cách để nâng tỷ số lợi nhuận trên doanh thu lên cao. Nhưng do điều
kiện khách quan nên tỷ suất này biến động lên xuống bất thường. Chỉ số này cũng
khá là quan trọng cho công ty trong kinh doanh nhưng bên cạnh tỷ số này còn tỷ số
lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phản ảnh cụ thể hơn về lợi nhuận trên tài sản mà
mình đang có.
3.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Ta có công thức sau:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản


=

x 100%
Tổng tài sản bình quân

Bảng 3.7: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản từ năm 2008-2010 của
công ty Cổ phần Kinh Đô
Chỉ tiêu
Lợi nhuận ròng (triệu đồng)
Tổng tài sản bình quân
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài

2008
-85.316
3.025.442

2009
480.524
3.615.505

2010
522.572
4.643.733

-2,82%

13,29%


11,25%

sản (%)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng từ -2,82% năm 2008 lên 13,29% năm 2009.
Điều này có nghĩa là năm 2008 cứ bình quân 100 đồng tài sản công ty sẽ bị lỗ 2,82
đồng, năm 2009 cứ 100 đồng tài sản thì công ty sẽ tạo ra được 13,29 đồng lợi
nhuận. Đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 11,25%, nghĩa là cứ 100 đồng
sẽ tạo ra 11,25 đồng lợi nhuận.[1, tr. 340]
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty cổ phần Kinh Đô biến động thất
thường cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản
làm cho tài sản này có khả năng sinh lời giữa năm 2008 và 2009 có vẻ rất tốt tăng
lên rất nhiều, lợi nhuận mà công ty tạo ra trên 100 đồng tài sản là tăng lên rất nhiều
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 21


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

từ lỗ 2,82 đồng chuyển sang lời 13,29 đồng. Nhưng đến năm 2010 thì tỷ suất này
giảm xuống chỉ còn 11,25%, giảm 2,04% so với năm 2009. Nguyên nhân là do việc
kinh doanh ngày nay càng khó khăn cạnh tranh gay gắt, công ty muốn bán được
hàng thì phải bán thiếu hay còn gọi là gối đầu cho người bán trực tiếp cho tiêu
dùng, các khoản phải thu của khách hàng tăng lên tài sản bị giam lại không hoạt
động được. Đồng thời, các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty thu hẹp lại. Điều này
làm cho tài sản ngắn hạn của công ty bị giảm. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn lại tăng
lên đáng kể công ty đầu tư thêm vào các dự án đầu tư dài hạn. Tỷ lệ tăng của tài sản
dài hạn nhanh hơn tỷ lệ giảm của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản của công ty tăng

lên. Nhưng nếu ta so sánh tốc độ tăng của tài sản với tốc độ tăng của lợi nhuận thì
tốc độ tăng của tài sản là 28,44%, còn tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ là 8,75%. Vấn
đề này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm từ 13,29% xuống
11,25%.
Bảng 3.8: Mức sinh lời trên tài sản từ năm 2008 – 2010 của công ty Cổ
phần Kinh Đô
Lãi trên

Vòng quay tài

Mức sinh lời trên tài sản

doanh thu

sản

(Lãi trên doanh thu x

2008
2009

-5,86%
31,42%

2010

27,03%

0,481%


vòng quay tài sản)
-2,82%

0,423%
0,416%

13,29%
11,25%

Tỷ suất sinh lời trên tài sản phụ thuộc vào lãi trên doanh thu và số vòng quay tài
sản. [3, tr. 8]
Nên ta có thể giải thích mức tăng giảm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty
cổ phần Kinh Đô như sau:
Nguyên nhân làm cho mức sinh lời của công ty tăng lên từ năm 2008 đến năm
2009 là do lãi trên doanh thu tăng từ -5,86% lên 31,42% và vòng quay tài sản giảm
từ 0,481% lên 0,423%. Hệ số vòng quay tài sản ngược với lợi nhuận biên tế (profit
margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng
tài sản càng cao làm cho lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại. [4,
/>GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 22


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

Khi hệ số vòng quay tài sản càng giảm và lãi trên doanh thu càng tăng thì tỷ suất
lợi nhuận trên tài sản sẽ tăng lên và ngược lại.
Ngoài 2 tỷ số trên thì trong nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận còn có tỷ suất trên vốn

chủ sở hữu. Tỷ suất này rất là quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận của một
công ty và cho các nhà đầu tư. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện
cụ thể dưới đây.
3.2.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Khái niệm: là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này được thiết
kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng cổ phần phổ thông.
Ta có công thức sau:

Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân

Bảng 3.9: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Lợi nhuận ròng (triệu đồng)
Vốn chủ sở hữu bình quân
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

2008
-85.316
2.264.708

2009
480.524
2.246.972

2010

3.078.118

-3,77%

21,39%

16,98%

522.572

chủ sở hữu
Ý nghĩa của các con số trên như sau:
Năm 2008: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là -3,77%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu mà các cổ đông đầu tư vào công ty sẽ bị lỗ 3,77 đồng
Năm 2009: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 21,39%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu sẽ tạo ra được 21,39 đồng lợi nhuận
Đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 16,98%, nghĩa là cứ 100 đồng
vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 16,98 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty vào năm 2009 tăng lên so với năm
2008, cụ thể là nó chuyển từ bị lỗ khi sử dụng nguồn vốn, sang năm 2009 thì nguồn
vốn của công ty đã có lời. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Kinh Đô ngày càng tốt
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 23


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9


hơn. Khả năng sinh lời của công ty được cao hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư
mới, khiến cho các cổ đông tin tưởng vào công ty. Đây là giai đoạn thu hút được
nhiều nhà đầu tư, bởi vì khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vốn vào bất kỳ một công ty
nào thì họ luôn xem tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Khi thấy hiệu quả sử
dụng vốn của công ty cao thì họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào để thu lợi nhuận. Vào năm
2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 21,39% khá cao khiến cho các cổ
đông hài lòng.
Nhưng đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại giảm xuống chỉ
còn 16,98%. Nguyên nhân là do tình hình thị trường phức tạp các công ty ra đời
ngày càng nhiều cạnh tranh rất nhiều. Công ty Kinh Đô phải bỏ thêm chi phí trong
hoạt động marketing như tăng quảng cáo, khuyến mãi, PR, quan hệ công chúng,…
Bên cạnh đó, còn do diễn biến tình hình lạm phát trên thế giới tăng lên, đặc biệt là ở
Việt Nam tỷ số lạm phát vào năm 2010 đã lên tới 11,75%. Hệ số lương căn bản
cũng tăng theo làm ảnh hưởng đến chi phí bán hàng, chi phí quản ly,… đồng thời
làm cho lãi suất tăng lên khiến cho chi phí tài chính tăng lên. Nguồn vốn mà các cổ
đông đầu tư vào công ty Kinh Đô đã bị giảm sút là do những nguyên nhân chính
trên. Ngoài ra, còn do yếu tố chủ quan của công ty nên việc giảm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận cao người ta sẽ tự mãn và ỷ lại, khả năng phòng
ngừa trở nên hạn chế, nó sẽ là cho các đối thủ của mình qua mặt mình lúc nào
không hay. Vì vậy, khi công ty Kinh Đô sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả
như thế thì phải phát huy hơn nữa bằng nhiều biện pháp khác nhau như nghiên cứu
thị trường tìm hiểu thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm của công ty,
nghiên cứu thị trường xem hiện nay công ty có thể đầu tư thêm vào lĩnh vực nào để
có thêm lợi nhuận,….Khi đó Kinh Đô sẽ phát triển hơn và có được chỗ đứng vững
chắc trên thị trường.
Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn phụ thuộc vào tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản và đòn bẩy tài chính. Mối quan hệ của chúng được cụ thể qua
công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản x đòn bẩy
tài chính [3, tr. 9]

Qua công thức trên ta có thể biết được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tỷ
lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và đòn bẩy tài chính. Nghĩa là khi tỷ suất
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 24


Nhóm thực hiện:Nhóm 5

Marketing A_K9

lợi nhuận trên tài sản tăng lên và đòn bẩy tài chính sử dụng một cách hiệu quả thì tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.
Khi đó ta có bảng sau:
Chỉ tiêu

Tỷ suất lợi nhuận

Năm
2008
2009
2010

trên tài sản
-2,82%
13,29%
11,25%

Đòn bẩy
tài chính

1,34
1,61
1,51

Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
-3,77%
21,39%
16,98%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được cải thiện từ năm 2008 đến năm
2009. Tỷ suất này tăng nhanh so với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Mặc dù vốn cổ
phần bình quân đã giảm nhẹ từ năm 2008 đến năm 2009 nhưng tổng tài sản trung
bình của Kinh Đô gia tăng. Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính để phục vụ cho
việc kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Công ty đã vay mượn ngân hàng và lãi
suất mà công ty phải trả ngân hàng thấp hơn lợi nhuận sử dụng vốn đó. Nên có thể
nói đòn bẩy tài chính đã có tác dụng tích cực đến lợi nhuận của công ty.
Nhưng đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do ảnh
hưởng của tình trạng lạm phát, vốn chủ sở hữu giảm do các nhà đầu tư lo ngại trước
tình hình như thế nên không dám đầu tư. Lạm phát sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá.
Nên việc các nhà đầu tư khả năng gặp rủi ro rất cao. Ngoài việc lỗ do công ty kinh
doanh không tốt còn dễ bị lỗ do giá trị của đồng tiền bị mất giá. Vì vậy, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn năm 2009.
Tỷ suất này thường được các nhà đầu tư so sánh với các loại cổ phiếu khác trên
thị trường để xem nên đầu tư vào loại nào thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Thông thường,
tỷ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn. Vì tỷ số này cho thấy cách đánh
giá khả năng sinh lời trên vốn mình bỏ ra.
Tóm lại, trong nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận tất cả các tỷ suất điều quan trọng. Các
tỷ suất này giúp cho công ty đánh giá được tình hình kinh doanh, sử dụng vốn và tài
sản. Từ đó, đề ra các chiến lược phù hợp với định hướng phát triển của mình. Ngoài

ra, nó còn giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn được công ty thích hợp để đầu tư nhằm
tối đa hóa lợi nhuận, với số vốn đó các nhà đầu tư sẽ thu về nguồn lợi nhuận cao
nhất.
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN KINH ĐÔ
GVHD: Bùi Văn Trịnh

Trang 25


×