Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kinh tế và quản lý công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187 KB, 4 trang )

Kinh tế và quản lý công: Học gì và làm gì?
Kinh tế và quản lý công đào tạo các cử nhân có thể đảm nhận công việc trong lĩnh vực hành
chính, quản lý hành chính nhà nước, những công việc liên quan đến quản trị trong khu vực
nhà nước...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, các tổ chức dịch vụ
công ở các lĩnh vực tài chính, quản lý đô thị, giáo dục... Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể làm
việc các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế.
Chuẩn đầu ra
Cử nhân ngành Kinh tế và quản lý công được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế học
ứng dụng trong khu vực công và khả năng quản lý khu vực công; có kiến thức và kỹ năng phân tích,
đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các
đô thị, các khu vực và các vùng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh và dịch
vụ công...
Có kiến thức hiểu biết chung về các lĩnh vực xã hội và nhân văn bao gồm luật pháp, tâm lý, xã hội
học, môi trường và con người… và có năng lực vận dụng kiến thức vào công tác chuyên môn.
Có kiến thức sâu rộng và trình độ chuyên môn cao về kinh tế và quản lý kinh tế, tài chính trong khu
vực công; có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế
và dự báo những biến động của nền kinh tế.
Người tốt nghiệp cũng có khả năng am hiểu, phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị, các khu vực và các vùng trong lĩnh
vực hành chính sự nghiệp, sản xuất, dịch vụ công.
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng: tư duy phân tích; nghiên cứu, đánh giá các chính
sách kinh tế-xã hội; tổng hợp và sáng tạo; giải quyết vấn đề... Có trình độ tiếng Anh tương đương
500 điểm TOEIC.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế và quản lý công sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ
quan, doanh nghiệp thuộc khu vực công và các thành phần kinh tế.


Các đơn vị này bao gồm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương; các tổ


chức, đoàn thể xã hội; các đơn vị hoạt động dịch vụ công; các trường ĐH, Viện nghiên cứu; các tổ
chức tư vấn về các vấn đề kinh tế - xã hội; làm việc, tham gia các dự án phát triển kinh tế-xã hội,
làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính-tín dụng...
Có khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Tiếp tục học ở các bậc sau ĐH (trong và
ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế
và Quản lý công; Kinh tế Tài chính - ngân hàng...).
Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý công.
CHƯƠNG 3
NHÀ QUẢN LÝ CÔNG
1/ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ QUẢN LÝ CÔNG
1.
Khái niệm nhà quản lý công
Có một số cách hiểu từ “ nhà quản lý” (Manager) như sau:

Nhà quản lý là một cá nhân trong tổ chức chỉ huy người khác hoạt động và thông
qua người khác để đạt được mục tiêu.

Nhà quản lý là người chịu trách nghiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay toàn bộ
một tổ chức.
Nhà quản lý công là những cá nhân hay nhóm người thực hiện các hoạt động
quản lý trong khu vực công. Những người này có thể chia ra hai nhóm chủ yếu: những
người nắm giữ quyền lực nhà nước để điều tiết xã hội (nhóm cán bộ, công chức) và
những người thực hiện các hoạt động sự nghiệp (nhóm nhân viên chức sự nghiệp). Trong
khi nhóm thứ nhất có hoạt động mang tính tương đối đặc thù (sử dụng quyền lực nhà
nước) thì nhóm thứ hai hoạt động gần giống như trong khu vực tư nhân.
Căn cứ vào chức năng quản lý, nhà quản lý công có thể hiểu theo hai nghĩa,
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tất cả những người tham gia vào bộ máy quản lý, bao gồm nhà
quản lý cấp cao, nhà quản lý tham mưu và nhà quản lý nghiệp vụ đều là nhà quản lý công.


Nhà quản lý cấp cao:
Là những người đứng đầu một tổ chức, một bộ phận. Họ có quyền ra quyết định,
tổ chức thực hiện quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp có
thẩm quyền.

Nhà quản lý tham mưu:
Là những người có trình độ và thông thạo về một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
Họ không có quyền ra quyết định mà chỉ giúp nhà quản lý cấp cao soạn thảo các quyết
định quản lý và chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn.

Nhà quản lý nghiệp vụ:
Là những người thành thạo và tinh thông nghiệp vụ, như thông tin, kiểm tra, giám
sát, kế toán, kiểm kê… Họ không có quyền ra quyết định nhưng giúp nhà quản lý cấp cao
trong việc bảo đảm cho tổ chức vận hành theo mục tiêu, kế hoạch đã định.
Theo nghĩa hẹp,nhà quản lý công chỉ bao gồm những người trực tiếp ra quyết
định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý.

Phân biệt khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản lý:
Thông thường chúng ta cho rằng , nhà lãnh đạo và nhà quản lý có thể sử dụng
thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác nhau.
Peter Ferdinand Drucker (1909 - 2005) là cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại
đã nói: Nhà quản lý tìm cách làm thật tốt một công việc, còn nhà lãnh đạo lại cố gắng xác
định đúng công việc để làm (Manager is doing things right; leadership is doing right
things).
Sự tương đồng:
2








Hoạt động của nhà lãnh đạo và nhà quản lý đều nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng
của tổ chức.
Có người vừa được coi là nhà lãnh đạo (leader) vừa được coi là nhà quản lý
(manager). Nhưng không phải nhà quản lý nào cũng là nhà lãnh đạo và không phải nhà
lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý. Nhà quản lý có thể đóng vai trò của người lãnh đạo,
nhưng nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là nhà quản lý.
Nếu tách công việc quản lý ra thành ba khâu: ban hành quyết định; thực hiện quyết
định quản lý; kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý thì ban hành quyết định quản lý là công
việc chủ yếu của nhà lãnh đạo; tổ chức thực hiện quyết định là công việc chủ yếu của nhà
quản lý; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định là công việc của nhà lãnh đạo và nhà
quản lý.
Sự khác nhau:
Nhà lãnh đạo

Nhà quản lý

Là người xuất hiện trong tập thể hoặc có thể
là người được bổ nhiệm.
Là người được bổ nhiệm.
Đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, sách
Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu
lược và tổ chức động viên thực hiện.
cầu nhất định.
Chỉ đường, vạch lối để hướng tới mục tiêu
Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu
cuối cùng của tổ chức.
cầu của tổ chức.

Quan tâm đến những vấn đề có tính chiến
Quan tâm đến những vấn đề có tính chiến thuật,
lược, những mục tiêu lâu dài.
những mục tiêu ngắn, cụ thể.
Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chính trị, người lãnh
Quản lý thuộc lĩnh vực hành chính, người quản lý là
đạo là nhà chính trị.
nhà hành chính.
Nhà lãnh đạo chủ yếu dùng biện pháp động
viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng. Người lãnh Nhà quản lý sử dụng quyền lực mang tính pháp lý;
đạo phải có phẩm chất của một lãnh tụ tinh biện pháp tổ chức chặt chẽ, ràng buộc bởi thể chế,
thần.
pháp luật.
Lãnh đạo thuộc phạm trù tư tưởng, đạo đức,
Quản lý thuộc phạm trù pháp luật, pháp quy, có tính
không có tính cưỡng chế.
cưỡng chế.
Chức năng chủ yếu: xây dựng phương
hướng, chủ trương, mục tiêu lâu dài, động Chức năng chủ yếu: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ
viên.
chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát.
1.

Đặc điểm của nhà quản lý chung
Giống như tất cả các nhà quản lý khác, nhà quản lý công cũng không phải thực
hiện những chức năng quản lý khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Henry Fayol khi xác định
tính chất việc làm của các nhà quản lý đã chỉ ra năm chức năng chủ yếu của hoạt động
quản lý là: dự báo và lập kế hoạch; thiết kế tổ chức; phối hợp; chỉ đạo điều hành; và kiểm
soát. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng trình bày những quan điểm khác nhau về chức
năng quản lý, như L. Gulick (bảy chức năng quản lý: POSDCORB ) hoặc G.T. Allion đưa

ra tám chức năng quản lý (quản lý nội bộ và quản lý các yếu tố bên ngoài).
3


















Tuy nhiên, do môi trường thực hiệ các hoạt động quản lý khu vực công khác với
khu vực tư nhân, các nhà quản lý khu vực công bên cạnh các đặc điểm của nhà quản lý tư
nhân còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác:
Chịu sự chi phối mạnh mẽ của chính trị;
Chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật: tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật do sử dụng nguồn lực công cộng.
Mục tiêu hoạt động: bảo đảm lợi ích của quốc gia, tập thể và cá nhân.
Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn liều với hiệu quả xã hội.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính

trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, các nhà quản lý khu vực công còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
như tính đại diện cho cộng đồng (các tầng lớp trong xã hội, vùng, miền…), tính ổn định
cao so với khu vực tư…
Lao động của những nhà quản lý công có một số đặc điểm sau:
Lao động của nhà quản lý công là một dạng lao động gián tiếp:
Tức là nó phải thông qua hoạt động của người khác mới tạo ra được sản phẩm.
Tuy là loại lao động gián tiếp nhưng lao động của nhà quản lý công có vai trò rất quan
trọng. Không có lao động quản lý thì các dạng lao động trực tiếp khó lòng hợp nhất với
nhau trong một quá trình thống nhất để đạt được mục tiêu chung.
Lao động của nhà quản lý công là một dạng lao động phực tạp:
Tính phức tạp của lao động quản lý do tính tổng hợp của hoạt động quản lý công
quy định, bao gồm hoạch định, tổ chức, động viên, điều khiển… Do vậy, nhà quản lý công
một mặt phải có kiến thức toàn diện về nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, kỹ
thuật, tâm lý, xã hội…; mặt khác nhà quản lý cộng phải vận dụng những kiến thức đó một
cách nhuần nhuyễn để trở thành các kỹ năng quản lý.
Lao động của nhà quản lý là một dạng lao động sang tạo:
Lao động của nhà quản lý công không thể như lao động của người vận hành máy
móc với một quy trình thao tác cố định.Thực tiễn các tình huống quản lý rất đa dạng đòi
hỏi lao động quản lý phải luôn sáng tạo, linh hoạt, tránh rập khuôn. Trong nhiều khía cạnh,
lao động của nhà quản lý công đòi hỏi tài năng.
Lao động của nhà quản lý còn mang tính nghệ thuật:
Tính nghệ thuật trong lao động của nhà quản lý công xuất phát từ sự đang dạng,
phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội và trong
quản lý. Tính nghệ thuật còn biểu hiện trong quan hệ, ứng xử với con người – làm việc với
cong người, cộng đồng người. Mỗi người có một thế giới quan riêng, cá tính và có những
nhu cầu, đòi hỏi khác nhau, tâm tư tình cảm khác nhau. Lãnh đạo con người không chỉ
dừng lại ở chỗ tuyển chọn, sắp xếp họ vào một vị trí lao động nào đó mà quan trọng hơn
là động viên, khích lệ họ phát huy hết tài năng, sức lực của mình cống hiến cho tổ chức.
Do vậy, hoạt động quản lý không chỉ dựa vào kiến thức khoa học mà đòi hỏi nhà quản lý

công phải có tâm, có đức, có sự đồng cảm… Trong quản lý, điều hết sức quan trọng là
nhà quản lý công vừa phải tuân theo những nguyên tắc quản lý chung vừa phải linh hoạt,
khéo léo, “nhu” hay “ cương”, “cứng” hay “mềm” phù hợp với từng con người cụ thể; phải
biết kiên nhẫn, thông cảm với nhân viên của mình. Chỉ khi nào nhà quản lý trở thành
người đáng kính trọng, tin cậy và thuyết phục được cấp dưới thì khi đó họ mới gặt hái
được thành công.
Chính vì những đặc điểm trên mà nhiều người đã nhận định: “Trong hoạt động
quản lý, các nhà quản lý trong khu vực công thường chịu nhiều áp lực hơn các nhà quản
lý trong khu vực tư”.
4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×