Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy lý thuyết văn miêu ta cho hs lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.56 KB, 33 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠC SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUẤT HOÁ

Họ và tên: Phạm Thị Thuỷ

DẠY LÝ THUYẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4

Năm học 2013 - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Giải pháp “Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học
sinh lớp 4”mà tôi trình bày sau đây là những suy nghĩ, tìm tòi của riêng bản
thân tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi
của Ban giám hiệu và các em học sinh lớp 4A 3 Trường tiểu học Xuất Hoá huyện Lạc Sơn - tỉnh Hoà Bình đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện.
Do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn
khi nghiên cứư không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Ban giám hiệu để sáng kiến
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Nội dung

Trang



PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1- 2

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

3 - 27

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

28 - 29


Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do :
Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo khoa được đổi mới.
Chúng ta dạy theo bộ sách mới được thống nhất trong toàn quốc nên việc
dạy cho học sinh tiếp thu kiên thức, kĩ năng mới là cần thiết để giúp trẻ sản
sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khi nói và viết.
Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình của sách mới khác nhiều so
với chương trình cũ nên người giáo viên cần năm bắt được phương pháp
dạy bộ môn. Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để
giảng dạy có hiệu quả.
Hơn nữa, chương trình, sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm
giao tiếp nghĩa là học sinh được luyện nói trong quá trình giao tiếp. Muốn
dạy lý thuyết văn nói chung và lý thuyết văn miêu tả nói riêng như thế nào
để giúp học sinh được luyện nói mà nắm bắt được kiến thức cơ bản để viết
văn đúng thể loại. Từ khái niệm về thể loại văn, học sinh vận dụng viết văn

đúng dạng bài như ( miêu tả con vật, miêu tả đồ vật…)
Để học sinh nắm được lý thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sư
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy
học phù hợp để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.Muốn vậy người giáo viên
cần có những biện pháp nhất định giúp giờ học đạt kết quả cao .
Thời gian nghiên cứu sáng kiến có hạn nên tôi chỉ chọn trong phạm
vi hẹp “Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.”
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên tiểu học cũng cần nâng cao trình độ
nghiệp vụ sư phạm có năng lực nhất định để đào tạo thế hệ trẻ thành con
người phát triển toàn diện.Bản thân tôi mong muốn được trao đổi kinh
nghiệm dạy học với đồng nghiệp giúo mình có nghiệp vụ sư phạm vững
vàng hơn.
2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
2.1 Đối tượng
1


Học sinh lớp 4A3 Trường Tiểu học Xuất Hoá
2.2 Phạm vi
- Dạy lý thuyết văn miêu tả
- Vì thời gian, điều kiện không cho phép tôi chỉ lựa chọn :Dạy lý thuyết
văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để nâng cao chất lượng văn miêu tả cho
học sinh .
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập làm
văn lớp 4 nói chung, hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm lý thuyết
văn miêu tả nói riêng.
- Nghiên cứu quy trình, nội dung, phương pháp dạy tiết Tập làm văn
hình thành khái niệm về lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4.
- Tìm hiểu quan điểm biên soạn Tiếng Việt 4.
- Vận dụng để thiết kế bài dạy lý thuyết vă miêu tả cho học sinh lớp 4.
- Đề xuất các biênj pháp giúp nâng chất lượng tiết dạy lý thuyết văn
miêu tả cho học sinh lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1 Phân tích các tài liệu dạy học
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
- Sách giáo viên Tiếng Việt 4
- V ở b ài tập Tiếng Việt 4
4.2 Phương pháp điều tra thực tế
Qua dự giờ, qua khảo sát thực tế.
Qua nghi ên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi thấy một số bài có
những câu hỏi mang tính khái quát, khó đối với học sinh .
4.3 Phương pháp dạy thực nghiệm
Dạy lý thuyết văn miêu tả
2


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
N ỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
1.1.

Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4

1.1.a. Yêu cầu kiến thức:
* Yêu cầu kiến thức đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn Tập làm văn là:
+ Thể loại văn kể chuyện.

- Học sinh phải hiểu thế nào là văn kể chuyện?
- Hiểu được nhân vật trong chuyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả
ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý
nghĩ của nhân vật.
- Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt chuyện.
- Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể
chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn
chỉnh.
+ Thể loại văn miêu tả.
- Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả.
- Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả
đồ vật.
- Miêu ta cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả
cây cối.
- Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả
con v ật.
+ Các loại văn bản khác:
- Viết thư: Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản,
cách xưng hô và cách trình bày một bức thư.
- Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai
trò trao đổi, lập được dàn ý của bài văn trao đổi và biết đóng vai trao
đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ thuyết phục để đạt được
mục đích đề ra.
3


- Giới thiệu hoạt động của địa phương: Biết cách giới thiệu tập quán,
trò chơi lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày
được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng
quê hương.

- Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn (Phiếu khai báo tạm trú,
tạm vắng, thư chuyển tiền…). Biết cách nói tóm tắt tin tức, tự tìm
tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh
biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
1.1.b. Yêu cầu kỹ năng.
* Học song chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹ
năng làm văn:
+ Kỹ năng định hướg hoạt động giao tiếp:
- Nhận diện loại văn bản.
- Phân tích đề.
+ Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp:
- Xác định dàn ý bài văn đã cho.
- Tìm ý và xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện.
- Quan sát đối tượng, tìm và xắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể
chuyện.
- Quan sát đối tượng, tìm và xắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu
tả.
+ Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp:
- Xây dựng liên kết các đoạn văn, văn bản thành bài văn.
+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp.
- Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và
yêu cầu diễn đạt.
- Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
1.2.

Nội dung của phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa

Tiếng việt 4.
- Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 4.
4



- Sách giáo khoa Tiếng việt 4 ( 2 tập) đã thiết kế chương trình Tập làm
văn lớp 4 như sau:
Loại văn miêu tả
- Kể chuyện
- Miêu tả
+ Khái niệm
+ Miêu tả đồ vật
+ Miêu tả cây cối
+ Miêu tả con vật
- Các loại văn khác
+ Viết thư
+ Trao đổi ý kiến
+ Giới thiệu hoạt động
+ Tóm tắt tin tức
- Điền vào giấy tờ in sẵn
Tổng số
• Lưu ý:

Số tiết dạy
Kỳ II
Cả năm
19

Kỳ I
19
1
6


4
11
8

1
10
11
8

3
3
30 tiết

3
2
1
3
3
62 tiết

3
2
1
32 tiết

- Số tiết trong bảng được thực hiện trong 31 tuần học, không kể 4 tuần
ôn tập giữa học kỳ và cuối học kỳ.
- Các loại văn bản khác được bố trí dạy sen kẽ với văn kể chuyện, văn
miêu tả.
1.3.


Quan điểm biên soạn sách giáo khoa

1.3.a. Quan điểm dạy giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu “ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ
năng sử dụng Tiếng việt ( Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trương hoạt động của lứa tuổi”, cũng như sách giáo khoa
Tiếng việt ở các lớp khác, sách giáo khoa Tiếng việt 4 lấy nguyên tắc dậy
giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Có thể hiểu giao tiếp hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,
… Nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác,… Giữa các thành
viên trong xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện,
nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã ( Nhận thông tin)
và ký mã ( Phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được
5


thực hiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ ( Nghe, nói) và bút ngữ (Đọc,
viết).
Quan điểm dậy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội
dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn Tập
đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tiếng việt 4 tạo
ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo
định hướng, trang bị những tri thức và phát triển các kỹ năng sử dụng
Tiếng việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, kỹ năng nói trên được
dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình
huống giao tiếp tự nhiên.
1.3.b. Quan điểm tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học thậm trí một tiến

học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau
nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho
người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng việt với các
mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên
tắc đồng quy. Hướng tích hợp này đựơc sách Tiếng Việt 4 thực hiện thông
qua hệ thống các chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp các phân môn
( Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít
gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài
đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bó
chặt chẽ với nhau hơn trước.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ
năng mới những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc
đồng tâm ( Còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là:
Kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kỹ
năng của lớp dưới, bậc học dưới nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ
năng của lớp dưới, bậc học dưới.

6


Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn. Không nắm được điểm
nhấn này, giáo viên dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà.
1.3.c. Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và
sách giáo khoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học; chuyển từ
phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của
người học, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học
sinh, mỗi học sinh đều được bộ lộ mình và được phát triển.
Thể theo phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, sách

giáo khoa Tiếng Việt 4 không trình bày kiến thức như là những kết quả có
sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện
các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt; sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hướng dẫn thầy, cô cách thức cụ
thể tố chức các hoạt động này.
1.4 Các phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4
Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 người giáo
viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp để hình
thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Theo tôi những phương pháp
thường dùng để dạy Tập làm văn lớp 4 là nhằm phát huy tính tích cực chủ
độngm sáng tạo của học sinh.
1.4.a. Phương pháp thực hành giao tiếp
Khái niệm: Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy
học bằng sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác,
chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ phản ánh được đặc điểm, chức năng của
chúng trong hoạt động giao tiếp.
Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để
học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn
luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tinh tự tin chính kiến của
mình.

7


Yêu cầu học sinh: Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp,
giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp ( Giao tiếp
giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông
qua giao tiếp giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ
xung hoặc sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài
ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ

năng giao tiếp tự nhiên, tự tin.
1.4.b. Phươp pháp gợi mở vấn đáp
- Khái niệm: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học
không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học
sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
- Mục đích: Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả
năng suy nghĩ, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ
hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp học sinh hình
thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn,
sâu sắc hơn và còn biết chia sẻ hiểu biết kinh nghiệm.
- Yêu cầu khi sử dụng: Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo
đúng nội dung bài học. Những câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù
hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời
gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời ( Tự nguyện
hoặc giáo viên gọi. các học sinh nhận xét bổ xung và rút ra kết luận, giáo
viên chốt lại kiến thức. Kiến thức phân môn tập làm văn lớp 4 cung cấp cho
học sinh đều được hình thành dưới dạng bài tập. Do đó phương pháp gợi
mở vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài dạy lý thuyết và dạy thực hành).
1.4.c. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
- Khái niệm: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháo dạy
học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói
( Cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói). Từ mẫu đó, học sinh
biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu.

8


- Mục đích: Giúp học sinh làm bài đặc biệt là học sinh trung bình và
học sinh yếu.
- Yêu cầu sử dụng: Để giúp học sinh làm những bài tập, dưới sự

hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích các dữ liệu mẫu để hình thành
kiến thức ( Giáo viên có thể làm mẫu một phần). Sau khi làm mẫu giáo
viên tổ chức cho học sinh quan sát mẫu và suy ra cách làm các phần còn
lại.
1.4.d. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Khái niệm: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa
ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự
giác, tích cực chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó
mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ năng để đạt được mục đích học tập.
- Mục đích: Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết
vào giải quyết có vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái
quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác
trong giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu sử dụng: Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần
chuẩn bị chước để phù hợp với nội dung bài và đảm bảo tính sư phạm.
Giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn để giải
quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
1.4.e. Phương pháp đóng vai.
- Khái niệm: Phương pháp đóng vai trò tổ chức cho học sinh thực
hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Đây là phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một
vấn đề bằng cách tập chung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát
được.
- Mục đích: Cụ thể hoá bài học bằng sự diễn xuất để phân tích nội
dung bài giảng chi tiết, sâu sắc hơn. Làm cho giờ học sinh đọng hơn. Học
sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.

9



- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải dành thời gian nhất định cho học sinh
thảo luận kịch bản ( Xây dựng kịch bản), phân vai và thống nhất lời thoại.
1.4.h. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Khái niệm: Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự
tổ chức hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn
ngữ, quan sát và phân tích hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên
cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết cân ghi nhó.
- Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình
về từ ngữ Tiếng việt và cách sử dụng Tiếng việt trong những hoàn cảnh cụ
thể, làm cho bài nói, bài làm của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh
động hơn.
- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải tạo điều kiện học sinh tự phát hiện
và chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng việt khi nói
(Đúng ngữ điệu) viết (Đúng ngữ pháp) cho phù hợp với nội dung bài tập.
1.4.g. Phương pháp trực quan
- Khái niệm: Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong
đó giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan nhăm giúp học sinh có biểu
tượng đúng về sự vật và thu nhân kiến thức, rèn kỹ năng theo mục tiêu bài
học một cách thuận lợi.
- Mục đích: Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài
tốt hơn. Học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện những mối liên
hệ của các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn.
- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phát hướng dẫn học sinh quan sát
( Bằng nhều giác quan) để học sinh hiểu và cảm nhận về đối tượng cần
quan sát. Hướng dẫn cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến
bộ phận, giúp học sinh hình thành phương pháp làm việc khoa học. Hơn
nữa, trong qua trình giảng dạy, giáo viên phải đưa đồ dùng trực quan đúng
lúc, đúng chỗ cho tất cả học sinh có thể quan sát, tránh lạm dụng.

10



CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUẤT HOÁ
2.1. Tình hình trường thực nghiệm.

11


Trường đã có đủ sách giáo khoa,sách thiết kế để giảng dạy phân môn
Tập làm văn lớp 4. Ở lớp 3 các em đã được học theo chương trình và sach
giáo khoa mới nên khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với học sinh
cùng lứa tuôi trước đây ở chương trình cũ.
Các giáo viên dạy khối 4 có 4/7 đồng chí đã tốt nghiệp đại học. Còn lại
đang theo học đại học hệ tại chức và từ xa.Số học sinh của trường chiếm số
đông so với số học sinh trong toàn huyện.
Học sinh của trường chủ yếu là các con em sống bằng nghề buôn bán
nhỏ, nghề tự do. Đời sống văn hoá trong vùng chưa cao, mặt bằng dân trí
còn thấp.
2.2.Cách thức giảng dạy của giáo viên
Giáo viên được đi tập huấn chương trình thay sách lớp 4 song cũng chủ
yếu mới học lại quy trình là chính.
- Hương dẫn học sinh hình thành khái niệm:(13 – 15)
- Hướng dẫn học sinh nhận xét: Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của
mục nhận xét.Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu phần
1,2 qua việc khảo sát văn bản , thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm
ra những điểm cần ghi nhớ.
+ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung mục II (ghi nhớ) trong sách
giáo khoa, sau đó cho học sinh nhắc lại.

2.3. Kết quả học tập của học sinh
Chất lượng học tập môn Tập làm văn viết của học sinh chưa cao. Chỉ
được ssố ít học sinh biết cách viết văn sinh động cố bố cục rõ ràng,các
phần đủ ý. Còn lại phần lớn các em chưa biết tìm ý để viết đủ các phần
cần thiết của một bài văn hoặc còn liệt kê các nội dung một cach đơn
giản.
Khảo sát chất lượng làm văn viết của học sinh lớp 4 với đề bài:
- Lập dàn ý chi tiết tả con vật mà em yêu thích.
- Kết quả như sau:
12


Điểm
Lớp
4A3

3+4

5+6

7+8

9+10

Đạt

2

11


6

2

90,5%

Qua thực nghiệm tôi thấy các em chua nắm được bố cục một bài văn
miêu tả con vật, nhiều emchỉ nêu được một đến hai bộ phận của con vật
vần tả, co em lại chỉ nêu theo ngẫu hứng tự do không theo một trình tự
nhất định.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy số lượng học sinh chưa đạt còn ở mức
cao và thực tế cho thấy cá em chưa năm được cách viết văn miêu tả con
vật.
Tóm lại, giáo viên cần có biện pháp cụ thể để dạy lý thuyết văn miêu
tả theo chương trình mới một cách có hiệu quả.

CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY LÝ
THUYẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
1. Các biện pháp chủ yếu
Biện pháp 1: Phân tích mẫu
13


Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và
làm theo mẫu. Để làm được điều này, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú.
Trong biện pháp này, tôi thường sử dụng phương pháp quan sát để học sinh
quan sát mẫu, đọc thầm mẫu. Sau đố sử dụng phương pháp vấn đáp gợi
mởđể học sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn. Sau đó

giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ tóm lại những điều cơ
bản mẫu nêu ra.
Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học
tập hợp lý để học sinh nhận diện nhanh nhất.
Chẳng hạn, khi dạy bài : Thế nào là miêu tả?
Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu( hình thức học cá nhân)
Hãy quan sát mẫu và cho biết ( phương pháp quan sát, phương pháp
hỏi đáp, hình thức học cả lớp)
Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì?
- Cây sòi
- Hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật?
- Cao lớn,lá đỏ chói lọi ,lá rập rình lay động như những đốm lửa.
- Hỏi: “cao lớn” tả về đặc điểm gì của cây sòi?
- Hình dáng.
- Hỏi: “ Lá đỏ chói lọi” miêu tả đặc điểm gì của cây sòi?
- Màu sắc.
- Hỏi: Theo em tác giả miêu tả lá cây của cây sòi đang ở trạng thái
nào?
- Chuyển động.
- Hỏi: Từ nào cho biết, lá cây của cây sòi đang ở trạng thái chuyển
động?
- Rập rình.
Giáo viên tóm lại: Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm của sự vật
đầu tiên được miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động.
14


Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu, tôi thấy các em đã biết
vận dụng mẫu và làm tiếp các phần tiếp theo.
Biện pháp 2: Hình thành lý thuyết – tìm đặc điểm nổi bật.

Trong quá trình hình thành lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
giáo viên cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp
trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương
pháp phân tích ngôn ngữ kết hợp với một số hình thức dạy học phù hợp
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
Ở các bài hình thành lý thuyết văn miêu tả, giáo viên thường tiến
hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn bản miêu tả thông
qua gợi ý nhận xét trong sách giáo khoa. Các thao tác cần được thực hiện
theo trình tự sau:
- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát
văn bản để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét
về đặc điểm văn miêu tả.
Ví dụ, dạy bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối” ( Tiếng việt 4
tập 2 trang 31).
Giả sử dùng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giáo
viên đưa trực quan tranh “ bãi ngô” cho học sinh quan sát, học sinh đọc,
khảo sát văn bản.
Học sinh đọc, khảo sát văn bản bài “ Bãi ngô” Sau đó mỗi cá nhân sẽ
xác định đoạn văn và nội dung từng đoạn.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 2,3 phần, nhận xét ,thảo luận
nhóm đôi hai yêu cầu.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận chính là các em được thực hành giao
tiếp.
Học sinh sẽ so sánh, đối chiếu, phân tích được trình tự miêu tả trong
bài “Bãi ngô” là theo từng thời kì phát triển của cây ngô.

15



Sau đó giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp
phân tích ngôn ngữ yêu cầu:
Hỏi: Bài văn tả những thời kì phát triển nào của cây ngô?
+ Học sinh dễ dàng thấy được bài văn tả cây ngô từ lúc còn bé lấm
tấm như mạ non, rồi tả cây ngô lúc trưởng thành lá rộng dài, tiếp đến tả hoa
ngô, bắp n gô non ở giai đoạn đơm hoa kết trái, cuối cùng tả hoa và lá ngô
ở giai đoạn bắp ngômập, chắc.
Còn trình tự miêu tả trong bài “ Cây mai tứ quý” theo từng bộ phận
của cây.
Hỏi: Bài văn tả những bộ phận nào của cây mai tứ quý?
- Tán, gốc, cành, cánh hoa, trái.
Hỏi: Bài văn đã sử dụng từ loại nào? Biện pháp nghệ thuột gì để
miêu tả các bộ phận ấy?
- Bài văn sử dụng nhiều tính từ miêu tả như: Xoè, vàng thắm, chín
đậm và nghệ thuật so sánh : Gốc lớn bằng bắp tay.
Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ chốt lại nội dung yêu
cầu 2; bài văn miêu tả cây cối có thể kể theo trình tự, tả thứ tự từng bộ phận
của cây như; Gốc ,thân, cành ,lá hoa ,quả hoặc là từng thời kì phát triển
theo mùa trong năm.
Từ đó học sinhdễ dàng tổng hợp được của bài văn miêu tả cây cối gồm
3 phần.
1 . Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2 . Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của
cây.
3 . Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây cần tả.
Ví dụ 2: Dạy bài “Quan sát đồ vật” ( Tiếng việt 4 trang 153). Giáo
viên sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo
viên cho học sinh quan sát đồ chơi mà trẻ đem tới lớp kết hợp quan sát
tranh một số trò chơi như gấu bông, con lật đật, con búp bê…
16



Học sinh đọc phần gợi ý sách giáo khoa( học cá nhân) trang 54, sau
khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng
phương pháp rèn luyện theo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý.
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh:
- Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi chép lại ý quan sát
được.
- Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý
để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mmà em thich.
- Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan
sát theo một dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh.
Ví dụ về một dàn bài:
1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất là gấu bông.
2. Thân bài:
- Hình dáng bên ngoài: Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn.
- Bộ lông màu trắng mịn nhuiư nhung.
- Hai mắt đen láy rất thông minh.
- Mũi nhỏ màu đỏ trông ngộ nghĩnh.
- Trên cổ thắt chiếc nơ màu đỏ chói.
3. Kết luận:
Em yêu quý gấu bông
Ôm gấu bông em rất thích.
Sau đó , giáo viên sử dụng hình thức thảo luận nhóm, cho học sinh thảo
luận nhóm yêu cầu hai phần nhận xét:
Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
Học sinh trình bày kết quả thảo luận rèn thực hành giao tiếp.
Giáo viên sửa chữa , bổ sung.
Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ để học sinh thấy
được muốn miêu tả đồ vật phải quan sát đồ vật, cách quan sát từ hình dáng

bên ngoài đến các bộ phận chính là quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí.
Khi quan sát đồ vật cần sử dụng nhiều giác quan. Cần tìm ra đặc điểm riêng
17


của đồ vật, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác nhất là đối với đồ vật cùng
loại ví như cùng là quan sát gấu bông nhưng có con bộ lông màu đỏ, có con
bộ lông màu nâu, có con mũi đen…
Tóm lại, với biện pháp trên, học sinh tự hình thành lý thuyết văn miêu
tả về “ Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối” Và “ Quan sát đồ vật”. Các em biết
vận dụng lý thuyết văn miêu tả để viết một bài văn miêu tả một loại cây có
bố cục rõ ràng, các phần đủ ý, biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá so sánh,
dùng từ gợi tả màu sắc, chỉ hoạt động, để bài văn thêm sinh động, giàu hình
ảnh.
Biện pháp 3: So sánh tới nhận diện.
Để giúp học sinh nhận ra một văn bản thuộc thể loại văn miêu tả, giáo
viên cần đặt bên cạnh nó một văn bản khác chẳng hạn như văn bản kể
chuyện.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra được văn bản nào thuộc thể loại
văn miêu tả và học sinh phải lý giải được vì sao văn bản đó là văn miêu tả.
Để làm được điều này, giáo viên cần lựa chọn phương pháp quan sát,
phương pháp đối chiếu, phân tích , tổng hợp, phương pháp vấn đáp gợi mở
để rút ra kết luận cần thiết về văn bản miêu tả.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài “ Cái nón” trang 11
(Tiếng việt 4 - tập 1) và bài “Bốn anh tài” (Tiếng việt 4 - tập 2). Hãy cho
biết văn bản nào là văn bản miêu tả? vì sao?
Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, hình thức học cá nhân, yêu
cầu học sinh đọc thầm, khảo sat hai văn bản “ Các nón” và “Bốn anh tài”.
Sau đó dùng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp hình thức học cả
lớp.
Hỏi: Văn bản “ Bốn anh tài” nói về điều gì

Câu chuyện
- Ca ngợi tài năng, sức khoẻ Bốn anh tài.
Hỏi: Văn bản “ Cái nón” nói về điều gì: Tả về các bộ phận của cái
nón.
H: Vậy văn bản nào thuộc thể loại văn bản miêu tả?
18


- Văn bản “Cái nón”?
H: Vì sao?
- Học sinh so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để thấy được văn
bản “ Cái nón” miêu tả các bộ phận của một cái nón: Miệng nón, vành nón,
lá nón,… Chỉ ra được đặc điểm nổi bật của cái nón, giúp người hiểu rằng
văn bản “ Bốn anh tài.” Nói về nhân vật, tính cách nhân vật.
Tóm lại, từ việc so sánh hai văn bản kể chuyện, miêu tả. Học sinh
nhận diện được loại văn bản miêu tả.
2. Dạy học thực nghiệm.
2.1. Mục đích tực nghiệm:
Xây dựng thiết kế bài dạy tiết tập làm văn hình thành khái niệm về
văn miêu tả. Thông qua thực nghiệm nhăm trao đổi thống nhất các vấn đề
chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp trong nhà trường. Xác định các
biện pháp, phương pháp giảng dạy có hiệu quả đối với tiết tập làm văn hình
thành lý thuyết văn miêu tả.
Lớp thực nghiệm là khối 4 gồm hai lớp 4A, 4B.
Đánh giá thêm trạng dạy tiết lý thuyết văn miêu tả, những mặt tích
cực cũng như tốn tại hạn chế, từ đó có những điều, đề xuất biện pháp khắc
phục phù hợp.
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Tập làm văn
Thế nào là miêu tả?

A. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là miêu tả?
- Tìm đượcn những câu văn miêu tả có trong đoạn văn đoạn thơ.
- Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh chân
thực, sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh: Cây sòi; Cây cơm nguội
19


C. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 3 – 5 phút
- Thế nào là kể chuyện?

2-3 học sinh trả lời

+ Giáo viên nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới
2.1Hình thành khái niệm:13-15 phút

1 học sinh nhắc lại

I - Nhận xét
Bài 1:

Học sinh đọc to yêu cầu

+ Các em hãy dùng bút chì gạch Một học sinh đọc to đoạn văn
chân các sự vật được miêu tả?


- học sinh làm việc cá nhân

+ Trong đoạn văn có mấy sự vật Học sinh nêu
được miêu tả? là những sự vật nào?
- Ba sự vật:
+ Cây sòi
+ cây cơm nguội
+ Lạch nước
Giáo viên chốt và chuyển ý: Như
vậy đoạn văn có 3 sự vật, những sự
vật đó được miêu tả như thế nào? Cô
cùng các em tìm hiểu qua bài tập 2.
Bài 2:

Học sinh đọc thầm – 1 học sinh đọc

Yêu cầu quan sát phần mẫu và cho to
biết:
+ Sự vật dầu tiên được miêu tả gì?
+ Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật?

+ Cây sòi

+ “ Cao lớn” là tả về đặc điểm gì của Học sinh trả lời
cây sòi?

Hình dáng

+ “ Lá đỏ chói lọi” là miêu tả đặc
điểm gì?


Mầu sắc

+ Theo em tác giả miểu tả lá cây sòi
20


đang ở trạng thái nào?

Chuyển động

+ Từ nào cho em biết lá cây sòi đang
ở trạng thái chuyển động?

Rập rình

Yêu cầu học sinh đọc lại mẫu
Giáo viên: Các em hãy thảo luận 1 học sinh đọc
nhóm 4 để hoàn thành các phần tiếp Học sinh thảo luận.
theo (2 phút).

đại diện nhóm trình bày

+ Nêu cách tả sự vật thứ 2?
+ Những đặc điểm nào của “ Lạch
nước” đưựơc miêu tả? từ ngữ nào Học sinh trả lời
miêu tả đặc điểm đó?
Theo em “ Róc rách” Miêu tả gì?
Yêu cầu đọc lại toàn bộ bài 2


Tiếng nước chảy

Giáo viên chốt: Cây sòi, cây cơm Một học sinh đọc
nguội, lạch nước là những sự vật mà
địa phương chúng ta không có
nhưng tác giả Trần Hoài Dương đã
sử dụng từ ngữ giầu hình ảnh để vẽ
lại các đặc điểm nổi bất têu biểu, để
giúp các em hình dung được sự vất
đấy. Đó chính là miêu tả.
Chuyển ý: Để miêu tả các sự vật trên
tác giả đã sử dụng giác quan nào?
Các em hãy tìm hiểu bài 3
Bài 3: Theo em tác giả đã quan sát
các sự vật bằng những giác quan Mắt, tai
nào?
Nhấn mạnh: Ngoài các giác quan
như tai mắt nhiều khi người ta còn
phải sử dụng các giác quan khác.
21


Mũi để ngửi, tay để cầm, lưỡi để
nhấm,…

Học sinh trả lời

* Qua các bài tập ở phần nhận xét
em hiểu thế nào là miêu tả?


Hai học sinh đọc

II- Ghi nhớ
3. Luyện tập: 17 – 19 phút

Một học sinh đọc to yêu cầu

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Học sinh thực hiện
“Chú đất nung”, tìm và gạch chân
những câu văn miêu tả.

Vì văn đã miêu tả những đặc điểm

Vì sao em biết đây là câu văn miêu nổi bật của tràng kị sĩ và nàng công
tả?

chúa. Rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây
cương vàng, mặt trắng, mái lầu son

Đặc điểm nổi bất đó được miêu tả
bằng những từ ngữ nào?
Giáo viên chốt: Như vậy các em đã Học sinh đọc thầm yêu cầu
xác định đựơc câu văn miêu tả

Một học sinh đọc to bài” Mưa”

Bài 2

Học sinh thực hiện


Các em hãy đọc thầm và gạch chân Học sinh nêu
những hình ảnh trong bài
+ Trong các hình ảnh trên, em thích Học sinh làm nháp
hình ảnh nào?
+ Hãy viết lại 1,2 câu để miêu tả 1 Học sinh trình bày - nhận xét
trong những hình ảnh mà em thích.
Giáo viên nhận xét sửa chữa.
Giáo viên chốt: Các em đã làm được Học sinh trả lời
bài tập 2 là các em đã biết miêu tả sự
vật. Vậy thế nào là miêu tả?
4. Củng cố, dặn dò
- Thế nào là miêu tả?
22


×