Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN: Một số kinh nghiệm dạy - học văn miêu tả cho HS lớp 4 - 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.05 KB, 10 trang )

- 1 -
PHÒNG GIÁO DỤC TÂN BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN SĨ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGƯỜI THỰC HIỆN : VŨ THÀNH HUY
CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
LỚP : BỐN
Năm học : 2006 - 2007
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ
LỚP 4 – 5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1/ Lý do chọn đề tài :
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mó và thể
chất trí tuệ cho trẻ em. Nhằm hình thành cơ bản ban đầu cho sự phát triển
nhân cách con người xã hội chủ nghóa.
Để đạt được mục tiêu trên nhà trường tiểu học đã coi trọng việc dạy đủ 9
môn học trong đó môn Tiếng Việt là một trong 9 môn được coi trọng và
chiếm lượng thời gian tương đối nhiều. Môn Tiếng Việt bước đầu dạy cho
HS nhận biết những tri thức cơ bản cần thiết bao gồm : Ngữ âm, chữ viết, từ
vựng, ngữ nghóa, chính tả……..Trên cơ sở đó rèn luyện các kó năng ngôn ngữ :
nghe, nói, đọc, viết……. Nhằm giúp HS sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong suy
nghó và giao tiếp. Ngoài ra nó còn góp phần bồi dưỡng cho các em những
tình cảm chân chính lành mạnh…. Đồng thời hình thành và phát triển ở các
em những phẩm chất tốt đẹp.
Trong phân môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn như : Tập đọc, Từ và
câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả……. Mỗi phân môn có một vò trí và
nhiệm vụ khác nhau. Chúng đều hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
Tập làm văn là một phân môn có vò trí hết sức quan trọng đối với HS tiểu


học. Nó chính là kết quả của việc tiếp thu kiến thức của các phân môn : Tập
đọc, Luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện…… Chương trình Tập làm văn ở
tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Hiện nay văn miêu tả được đưa vào chương
trình phổ thông ngay các lớp đầu bậc học. Từ lớp 2, 3 khi tập quan sát để trả
lời câu hỏi các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả (Ví dụ : Em hãy viết
một đoạn văn về con vật mà em yêu thích – lớp 2 ). Ở lớp 3 và lớp 4 học
sinh bắt đầu được học văn miêu tả với các kiểu bài Tả đồ vật, loài vật,
phong cảnh, cây cối……..Lên lớp 5 các em được học văn tả người, tả cảnh sinh
hoạt……..
2/ Tầm quan trọng :
Tại sao cần cho HS tiểu học học văn miêu tả ? Vì văn miêu tả phù hợp
với đặc điểm tâm lí tuổi thơ ( ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên
về cảm tính…. ). Văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ tạo nên sự
quan tâm của các em đối với thế giới xung quanh trong đó quan trọng nhất là
đối với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mỹ, lòng yêu cái đẹp,
góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ…….Học văn miêu tả HS có thêm điều
kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc
- 2 -
sống, con người với thiên nhiên,với xã hội để khêu gợi ra những tình cảm,
cảm xúc, ý nghó cao thượng và đẹp đẽ……
Trong thực tế việc dạy Văn – học văn nói chung. Việc dạy Văn – học
văn miêu tả nói riêng, bên cạnh những điểm tốt và những kết quả đáng
khích lệ còn có nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là
bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thật cả cách dạy và
học văn miêu tả.
Vậy làm thế nào để dạy tốt – học tốt Tập làm văn nói chung và dạng
văn miêu tả lớp 4-5 nói riêng. Để giúp các em có những bài văn miêu tả thể
hiện tính chân thực, thể hiện được cảm xúc, tình cảm của mình.
II. PHẦN NỘI DUNG :
1/ Kiểm nghiệm :

Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là “ Lấy nét vẽ hoặc
câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”. Vì thế trong cuộc sống
hàng ngày, muốn mọi người cùng nhận ra điều mình thấy, đã làm, đã
sống….Chúng ta cần miêu tả. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những
nhận xét tinh tế, là sản phẩm, là sự đúc kết của việc tiếp thu và vận dụng
những kiến thức đã học. Đọc xong bài văn chúng ta có thể thấy ngay được
kết quả của việc dạy và học..
Trong thực tế của trường tiểu học hiện nay, ở một số tiết học GV còn nói
nhiều, GV chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt
HS học nhiều, yêu cầu HS nhớ nhiều để bắt chước rồi “ làm Văn”. Do vậy
về phía HS còn có những hiện tượng phổ biến như :
+ Vay mượn tình ý của người khác, thường là của một bài văn mẫu. Nói
cách khác HS thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Khi làm
các em biến thành bài làm của mình không kể đề bài quy đònh như thế nào.
Với cách làm như vậy các em không cần biết đến đối tượng cần miêu tả,
không quan sát và không có cảm xúc gì về chúng. Khi giáo viên chấm bài
rất có thể khen nhằm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của HS
mình. Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau.
+ Miêu tả hời hợt chung chung; Không có sắc thái riêng biệt nào của đối
tượng được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng
loại nào cũng được. Một bài văn như vậy đọc lên không có cảm xúc, nhợt
nhạt, mờ mờ.Nguyên nhân chủ yếu là vì các em không được quan sát hoặc
không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan
sát nên không có được nhận xét gì cụ thể về đối tượng miêu tả.
+ Về phía GV dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như
sau : Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết
thể văn, các kó năng làm bài là qua phân tích các bài văn mẫu.
_ Để đối phó với việc HS làm bài kém, để đảm bảo “ chất lượng” khi
kiểm tra thi cử, nhiều GV cho HS thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp
- 3 -

một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều
khi bò lệ thuộc quá vào “ văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”.
_ Ra đề văn miêu tả không cần biết đến có thích hợp với HS hay không.
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng một nguyên nhân cần
nói ở đây là hiện tượng quá “ lệ thuộc” vào SGK. Nghóa là từ khâu ra đề đến
khâu nêu dàn ý câu văn mẫu….tất cả đều nhất nhất theo SGK không sai một
chữ nào cho dù đề bài nói đến đối tượng miêu tả không có ở đòa phương
hoặc không phù hợp với HS….
Nguyên nhân trên đã tạo cho HS thói quen bắt chước, lười suy nghó…….
Ngay từ đầu năm học, HS lớp tôi về hiện tượng sao chép văn mẫu còn
khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng đó tôi đã đề ra một số biện pháp tích
cực cho đối tượng HS của mình.
2/ Biện pháp cụ thể :
Chống lối dạy học theo “ mẫu”, giúp HS “rèn luyện bộ óc”, rèn luyện
phương pháp suy nghó, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến
thức…….
_ Đảm bảo tính chân thực của bài văn miêu tả, không đưa ra những lời
nhận xét chung chung, những đánh giá trừu tượng về sự vật, sự việc….Bài
văn miêu tả phải bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả kết
hợp với kinh nghiệm sống, với trí tưởng tượng, của các em trước đối tượng
miêu tả.
_ Đảm bảo yêu cầu thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chính của
tiết học, lấy sự hình thành kó năng viết một bài văn miêu tả ( gồm kó năng
phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ, đặt câu…..) làm yêu cầu chính
của tiết học. Trên cơ sở thầy hướng dẫn trò tiến hành các hoạt động học tập
để qua đó rút ra lý thuyết văn miêu tả, hình thành kó năng miêu tả.
_ Đảm bảo tính thống nhất của quá trình học văn miêu tả. Nói cách khác
có sự liên tục kế tiếp nhau và thừa kế nhau giữa các tiết học văn miêu tả,
giữa các thể văn miêu tả…..Sao cho việc rèn kó năng nắm vững yêu cầu, thể
loại văn miêu tả ngày càng tốt hơn.

_ Để thực hiện tốt các biện pháp và yêu cầu trên tôi phải dứt khoát về
mặt nhận thức. Thấy rõ nhược điểm cách dạy của mình, kiên quyết từ bỏ các
nhược đó. Thực hiện tốt các yêu cầu trên, từ hình thức tổ chức lớp học tới
hoạt động của thầy và trò trong lớp đều có sự thay đổi. Muốn quan sát trực
tiếp đối tượng tiết học quan sát, tìm ý tôi không tiến hành giữa 4 bức tường
mà tiến hành giữa thiên nhiên….( Xu-khôm-lin-xki, nhà giáo dục XôViết đã
cho rằng : Việc HS tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh
vật nhìn thấy, nghe thấy… là con đường hiệu quả nhất để giáo dục các em và
phát triển ngôn ngữ.ng phê phán các tổ chức học tập tách HS với thế giới
xung quanh).Đồng thời về mặt trậ tự và nề nếp học tập không thể quan niệm
- 4 -
đại khái, HS có thể tự do lựa chọn vò trí quan sát, các em có thể trao đổi nhỏ
với nhau.
+ Về phương pháp cụ thể , tôi thay những phương pháp ( thầy nói là
chính, nói nhiều , nói dài, xen vào đó có hỏi HS một vài câu….), xây dựng
các thói quen làm mới : Làm người tổ chức, người hướng dẫn HS hoạt động,
chú ý tới từng cá nhân HS, tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội
vàng chủ quan………Vì vậy phải bồi dưỡng rất nhiều về lí luận, về kiến thức
văn miêu tả cũng như phương pháp dạy bộ môn.
_ Tính chân thật đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết sát thực : Tả
đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện những nét đẹp đẽ đúng đắn tư
tưởng tình cảm của HS khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả.
Ví dụ : Trong đề bài “ Quan sát, miêu tả cái cối đậu” hoặc “Quan sát cây
cà chua, cây xoan ( cậy sầu đâu)……”
Đây là đồ vật và các loại cây mà ở thành phố các em chưa gặp bao giờ và
không biết.
Đầu tiên phải cho các em xem tranh, hướng dẫn các đặt điểm từng bộ
phận của đồ vật cũng như về loại câu mà với vốn sống của một GV tôi cung
cấp cho các em; Đối với nhận thức tiếp thu của HS không nên đòi hỏi cao
mà theo tôi cần phải để các em cảm nhận từ từ…

Do đó tôi cần hướng dẫn để các em dần dần nhận ra những mặt được và
chưa được của mình một cách đúng mức. Chính qua việc làm như vậy, tôi đã
giúp các em luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống xung quanh, góp
phần hình thành nhân cách của người HS.
Trong việc dạy văn không thể không chú ý đến dạy từ, dạy câu phải dạy
cho HS biết suy nghó tìm tòi, từ những câu đơn bình thường, tiến hành cho
các em biết viết câu hay, câu dài bằng cách thêm thành phần phụ bằng các
từ gợi cảm, từ so sánh, từ nhân hóa ( phép tu từ hoặc thay thế các từ gần
nghóa ) sao cho sát hợp để cung cấp vốn từ ngữ cho các em khi làm các thể
loại văn khác nhau. Đã là văn thì tránh cho các em viết câu văn cộc lốc,
không biết dùng biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh…..Đôi khi dạy cho các em
biết sắp xếp lại những câu văn thành một đoạn văn phù hợp, cũng rất cần
thiết để các em thấy được thứ tự, trình tự của văn miêu tả theo thời gian,
không gian hợp lý. Hoặc những bài văn cụ thể của các em chưa biết sắp xếp
ý. Tôi hướng dẫn cho những em đó và yêu cầu các em lập lại trình tự và
thêm bớt một số từ cần thiết vào bài viết của mình.
_ Phải nắm vững yêu cầu nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học
một thể loại miêu tả : phải quan sát – sắp xếp ý – lập dàn bài, mở riêng
phần mở bài, kết bài – làm bài miệng hoặc viết, trả bài.
Mỗi tiết học trong quá trình trên có nhiệm vụ yêu cầu và nội dung nhất
đònh, nhằm luyện tập một kó năng nào đó trong quá trình làm văn miêu tả. Vì
thế mỗi tiết học trong quy trình trên cần được đặt vào hệ thống chung khi
- 5 -

×