Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÍNH TUỔI THAI dựa vào SIÊU âm và TIÊU CHUẨN đo CHIỀU dài đầu MÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.11 KB, 8 trang )

TÍNH TUỔI THAI DỰA VÀO SIÊU ÂM VÀ TIÊU CHUẨN ĐO
CHIỀU DÀI ĐẦU MÔNG
Bs. Nguyễn Hoàng Long, Bs. Hà Tố Nguyên

TÍNH TUỔI THAI DỰA VÀO SIÊU ÂM
Việc xác định tuổi thai một cách chính xác rất quan trọng trong việc theo dõi thai
kỳ từ quý I cho đến lúc sinh, và đặc biệt cần thiết trong những thời điểm “nhạy cảm”, như
chuyển dạ sinh non hay thai quá ngày sinh. Trước đây, khi siêu âm chưa được sử dụng rộng
rãi, nhân viên y tế thường dựa vào khai thác tiền sử và khám lâm sàng để xác định tuổi
thai. Hiện nay, siêu âm được xem là một phương pháp để xác định tuổi thai bên cạnh ngày
đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng (kinh cuối cùng – KCC).
Nhiều bằng chứng cho thấy nếu thực hiện siêu âm thai đúng tiêu chuẩn thì việc xác
định tuổi thai dựa vào siêu âm chính xác hơn ngày kinh cuối cùng (KCC).
Trên thực hành lâm sàng, có rất nhiều trường hợp cả bác sĩ và sản phụ rất bối rối
khi mỗi lần đi khám thai/siêu âm nhận được một tuổi thai và ngày dự sinh khác nhau. Điều
này gây khó khăn trong việc theo dõi sự tăng trưởng và cũng như can thiệp vào những thời
điểm “nhạy cảm” của thai kỳ. Việc xác định tuổi thai còn là bước thiết yếu để theo dõi và
chẩn đoán các trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Mỗi sản phụ chỉ nên có
duy nhất 01 ngày dự sinh và 01 tuổi thai thống nhất trong suốt thai kỳ.
Khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Canada (SOGC) năm 2014 về xác định tuổi
thai theo siêu âm như sau:
1. Chiều dài đầu mông (CRL) ở quý 1 là thông số có giá trị nhất trong việc xác định
tuổi thai và nên thực hiện bất cứ lúc nào khi quan sát được phôi/thai trong quý 1. (I
– A)
2. Nếu sản phụ siêu âm nhiều lần trong quý 1 (sẽ có nhiều giá trị MSD và CRL) nên
lựa chọn kết quả siêu âm tối thiểu (≥) gần với thời điểm 7 tuần nhất (CRL = 10 mm)
để tính tuổi thai. (III – B)


3. Trong khoảng từ 12 – 14 tuần, CRL và BPD (đường kính lưỡng đỉnh) có độ chính
xác tương đương nhau trong việc xác định tuổi thai. Khuyến cáo đưa ra chỉ nên sử


dụng CRL lớn nhất là 84 mm, nếu CRL > 84 mm nên sử dụng BPD. (II – 1A)
4. Mặc dù siêu âm đầu dò âm đạo có nhiều ưu điểm trong việc xác định cấu trúc phôi
từ sớm hơn đầu dò đường bụng, tuy nhiên độ chính xác về xác định tuổi thai không
cao hơn đầu dò đường bụng. Đo CRL qua đầu dò đường bụng hoặc đầu dò đường
âm đạo đều có thể được sử dụng để tính tuổi thai. (II – 1C)
5. Nếu sử dụng siêu âm quý 2 hoặc quý 3 có thể xác định tuổi thai thì cần tổng hợp
các thông số sinh học (BPD, HC, AC và FL) để xác định tuổi thai thay vì chỉ sử
dụng 1 thông số. (II – 1A)
Ngoài chiều dài đầu mông (CRL) và đường kính lưỡng đỉnh (BPD), các thông số
khác trên siêu âm cũng có thể được sử dụng để tính tuổi thai như đường kính trung bình
túi thai (MSD), chu vi vòng đầu (HC), chu vi bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL) trong
từng thời điểm của thai kỳ. Tuy nhiên, độ chính xác trong ước tính tuổi thai không cao
bằng chiều dài đầu mông (CRL) như khuyến cáo đưa ra.
Thông số

Mô tả

Chú ý

Độ chính xác

Đường kính Trung bình của 3 đường - Không được tính 4 – 11 ngày
trung

bình kính túi thai thẳng trục trung bình với CRL

túi

thai với nhau ở ba mặt phẳng. - Không được sử


(MSD)

Đo trong - trong

Tham khảo
Grisolia (2003)
Daya (1993)

dụng khi đã đo CRL
- Tuổi thai = MSD +
30 ngày

Chiều
đầu
(CRL)

dài Là chiều dài lớn nhất của Chọn CRL phù hợp 3 – 8 ngày

Grisolia (2003)

mông phôi từ điểm ngoài cực nhất hoặc tính trung

Daya (1993)

đầu đến điểm ngoài cực bình CRL của các

Sladevickus

mông của thai. Cổ ở vị trí lần đo


(2004)

trung gian
Đường kính Mặt cắt ngang đầu, cân
lưỡng

đỉnh xứng hai bán cầu đại não,

(BPD)

có các tiểu chuẩn: não

Quý 1: 3 – 8 ngày Grisolia (2003)
Quý 2: 7 – 12 Daya (1993)
ngày


thất ba, đồi thị, liềm não,

Sladevickus

thung

(2004)

lũng

sylvious,

khoang vách trong suốt.


Bovicelli (1981)

Đo từ bờ trong bản sọ ở

Hadlock (1984)

phía gần đầu dò đến bờ

Hadlock (1987)

ngoài bản sọ phía xa đầu

Hadlock (1991)



Chervenak
(1998)

Chu vi đầu Đo trên mặt cắt BPD. Đo Không được thấy Quý 2: 7 – 12 Hadlock (1984)
chu vi ngoài của bản sọ, tiểu não

(HC)

ngày

Hadlock (1987)

không bao gồm phần da


Hadlock (1991)

sọ.

Chervenak
(1998)
Quý 2: 7 – 15 Hadlock (1984)

Chu vi bụng Mặt cắt ngang qua bụng,
(AC)

ngang mức tĩnh mạch

ngày

cửa chia đôi, dạ dày. Đo

Quý 3: 18 – 35 Hadlock (1991)

bao gồm cả da bụng

ngày

Hadlock (1987)

Chervenak
(1998)

Chiều


dài Thấy được cả lồi cầu và Sóng siêu âm nên Quý 2: 7 – 17 Hadlock (1984)

xương

đùi đầu xương đùi. Con trỏ thẳng góc với chiều ngày

(FL)

Hadlock (1987)

được đặt nơi tiếp giáp dài của xương đùi. Quý 3: 21 ngày

Hadlock (1991)

giữa xương và sụn

Chervenak

Thay

đổi

theo

chủng tộc

(1998)

Bảng 1. Các thông số ước tính tuổi thai trên siêu âm

TIÊU CHUẨN ĐO CHIỀU DÀI ĐẦU MÔNG
Đo chiều dài đầu mông (CRL) là một trong những bước thực hành thường quy của
các bác sĩ siêu âm sản phụ khoa trong quý 1 của thai kỳ. Đo chính xác CRL hiện tại ngoài
việc xác định tuổi thai như trên, còn là một yếu đó để phối hợp với NT trong việc sàng lọc
nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể trong quý 1. Tuy nhiên, đến nay tiêu chuẩn về đo CRL
vẫn chưa được chú trọng mặc dù tầm quan trọng của thông số này đã được đưa ra. S. Z.
Wanyonyi và cộng sự (2014) đã đưa ra các tiêu chuẩn để đo chiều dài đầu mông (CRL),
như sau:


Tiêu chuẩn
Mặt cắt dọc giữa

Mô tả
Thấy rõ mặt nghiêng của mặt (midline facial profile), cột
sống, mông của thai chỉ nhi trên một hình ảnh trọn vẹn

Tư thế trung gian

Nên có khoảng dịch gữa cằm và ngực, đường thẳng qua
mặt nghiêng sẽ cắt đường CRL trước điểm cực mông

Nằm ngang

Thai nhi nên nằm ngang, đường đo CRL nên hợp với
chùm tia siêu âm một gốc từ 75 đến 105 độ

Thấy rõ ĐẦU và MÔNG

Thấy rõ hình ảnh cực đầu và cực mông


Đặt con trỏ chính xác

Điểm chính giữa của con trỏ nên được đặt ở bờ ngoài của
da quanh sọ và bờ ngoài của da mông

Phóng đại hình ảnh

Thai nên chiếm ít nhất 2/3 màn hình, thấy rõ Đầu và Mông
Bảng 2. Tiêu chuẩn đo chiều dài đầu mông

Một hình ảnh để đo chiều dài đầu mông được chấp nhận khi đảm bảo ≥ 4/6 tiêu chuẩn
trên.

Hình 1. Tiêu chuẩn “mặt cắt dọc giữa”
Hình “a” đúng. Hình “b” không đúng vì không thấy rõ mặt nghiêng của mặt, không thấy
rõ cột sống


`
Hình 2. Tiêu chuẩn “Tư thế trung gian”.
Hình “c” đúng tiêu chuẩn: cho thấy có khoảng dịch giữa cổ và ngực, đường thẳng qua
mặt nghiêng cắt CRL trước cực mông. Hình “d” không đúng, thai ưỡn quá mức, đường
thẳng qua mặt nghiêng cắt CRL sau điểm cực mông

Hình 3. Tiêu chuẩn “thai nằm ngang”.
Hình “f” đúng: CRL vuông gốc với chùm tia siêu âm. Hình “g” sai vì CRL hợp với chùm
tia siêu âm 45 độ

Hình 4. Tiêu chuẩn “thấy rõ đầu và mông”.



Hình “i” đúng, thấy rõ cực đầu và cực mông. Hình “j” không đúng, không thấy rõ điểm
cực đầu

Hình 5. Tiêu chuẩn “đặt vị trí con trỏ chính xác”.
Hình “l” đúng, đặt vị trí con trỏ đúng ở bờ ngoài da của cực đầu và cực mông. Hình “m”
sai, vị trí đặt con trỏ cực mông không đúng

Hình 6. Tiêu chuẩn “Phóng đại hình ảnh”.
Hình “n” đúng, thai chiếm hơn 2/3 toàn bộ hình ảnh. Hình “o” không đúng vì hình thai
chỉ chiếm < ½ toàn bộ hình ảnh
Sau khi đo đúng tiêu chuẩn và đo được chiều dài đầu mông (CRL), chúng ta có thể sử dụng
bảng tham chiếu các thông số khác như tuổi thai, nhịp tim thai, đường kính túi thai và
đường kính Yolksac theo từng giá trị của chiều dài đầu mông (CRL), theo nghiên cứu của
tác giả George I. Papaioannou năm 2010 như sau:


Tuổi thai

Nhịp tim thai

Đường kính túi thai

Yolk sac

Bảng 3. Mối liên quan giữa CRL và tuổi thai, nhịp tim thai, đường kính túi thai và đường
kính Yolksac.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. S. Z. Wanyonyi et al, Image-scoring system for crown–rump length measurement,
Ultrasound Obstet Gynecol, 2014;44: 649–654.
2. SOGC, Determination of Gestational Age by Ultrasound, Clinical Practice
Guidelines, J Obstet Gynaecol Can 2014;36(2):171–181.
3. George I. Papaioannou,

Argyro Syngelaki,

Leona C.Y. Poon,

Jackie A. Ross,

Kypros H. Nicolaides, Normal Ranges of Embryonic Length, Embryonic Heart
Rate, Gestational Sac Diameter and Yolk Sac Diameter at 6–10 Weeks, Fetal Diagn
Ther 2010;28:207–219.



×