Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mẹo “khoanh bừa” trắc nghiệm môn Hóa học có tỉ lệ đúng cực cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.09 KB, 3 trang )

Mẹo “khoanh bừa” trắc nghiệm môn Hóa học có tỉ lệ đúng cực cao
Trong đề thi sẽ có những câu mà chúng ta không chắc chắn về đáp án hoặc không
biết cách làm. Đối với những câu như vậy chúng ta hãy cùng thử áp dụng một số mẹo
khoanh bừa trắc nghiệm hóa ngay sau đây, với cách loại đáp án này thì tỉ lệ các em
chọn đáp án đúng có thể lên tới 100% đấy. Toàn bộ những ví dụ sau đây đều được trích
dẫn từ các đề thi hóa học:
1. Trong 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, 1 trong 3 chắc chắn là đáp
án đúng
Ví dụ:
A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Các em có thấy đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại không, nó ở chu kì 3, nên
loại ngay đáp án này.
Cơ sở: Những đáp án mà không có những dấu hiệu đánh lừa thì là đáp án sai.
2. Đáp án loại được lập tức sẽ thường có 1 phần đúng
Với vị dụ trên đáp án C bị loại mang phần sai là "chu kỳ 3", vậy thì phần "nhóm
VIB" của nó sẽ là phần đúng. Vậy thì các em có thể chọn luôn đáp án B, vì nó giống
nhau chữ B phải không nào.
1 ví dụ khác
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol
Loại ngay đáp án C vì các em cũng thấy 9,8 khác hẳn với những đáp án còn lại, đi
cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy đáp án đúng là propan-1,2-điol.
Từ đây suy ra D là đáp án đúng
3. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện
đúng, đây là quy luật rất quan trọng
Ví dụ:




A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án
này là đúng. Áp dụng với mẹo 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó
có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3.
Thế này thì chỉ còn đáp án A hoặc B là đáp án đúng thôi, ở câu này các em sẽ có
cơ hội đúng là 50:50.
Ví dụ khác:
A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag
Ở đây các em cần đếm số lần xuất hiện của từng chất, ở đây có thể thấy: Al, Zn,
Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.
Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.
4. 2 đáp án nào gần giống nhau, 1 trong 2 thường đúng
A. m = 2a – V/22,4
B. B. m = 2a – V/11,2
C. m = 2a – V/5,6
D. m = 2a + V/5,6
C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau.
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện
dấu – Vậy → Chọn C
5. Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như "gấp đôi nhau",
"hơn kém nhau 10 lần", thì rất có thể chúng là đáp án đúng
Ví dụ:

A. 15
B. 20
C. 13,5


D. 30
Theo như mẹo trên thì đáp án đúng sẽ là A hoặc D, tuy chỉ có 50:50 nhưng còn
hơn là khoanh bừa mà không loại được đáp án nào phải không?
6. Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100%
thường là đáp án đúng
Ví dụ:
A. 40%
B. 60%
C. 27,27%
D. 50%
Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.
7. Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các
giá trị sau: 1, 2, 12, 13
8) Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để
loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ
nhất"
Tỉ lệ đúng ở những đáp án này cao hơn các đáp án còn lại.
Phần lý thuyết:
– Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong những đáp án đó thường đúng
– 2 đáp án đối nghịch nhau thường 1 trong 2 sẽ đúng
– Đáp án có những từ luôn luôn, duy nhất, hoàn toàn không, chỉ có..., chắc chắn
thường sai.
– Đáp án mang các cụm từ có thể, tùy trường hợp, hoặc, có lẽ, đôi khi rất có thể là
đáp án đúng.
Trên đây chỉ là mẹo để làm bài, tuy nhiên mẹo này sẽ không bao giờ bằng việc có

1 kiến thức tốt. Chính bởi vậy các em không được dựa vào các mẹo này quá nhé. Chúc
các em học tốt.



×