Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ Kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.34 KB, 31 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
---------------TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:
TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

LỚP HỌC PHẦN: 210700901
NHÓM: 3
GVHD: Thầy Hồ Nhật Hưng

1


Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2017

BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
---------------TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
LỚP HỌC PHẦN: 210700901
NHÓM:3
STT
1
2


3
4
5
6
7
8
9
10

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Trần Thị Mỹ Duyên
Văn Nữ Uyên Nhi
Trần Hùng Cường
Lý Quang Đại
Khưu Ái Bình
Vũ Nguyễn Châu Giang
Trương Thị Hồng Lam
Phạm Lê Hiếu Hạnh

MSSV
15045991
15058851
15065101
15047841
15071041
15078591
15059641
15056531
15063091


2

ĐÁNH GIÁ

CHỮ KÝ


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên nhóm 3 chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho học
sinh chúng em có một môi trường học tập tốt về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật
chất. Chúng em xin cảm ơn khoa Thương mại du lịch đã giúp chúng em được mở
mang tri thức về Kinh tế vĩ mô, một môn học hết sức quan trọng, có ý nghĩa cho
chúng em về hiện tại và tương lai. Qua đó chúng em có thể hiểu hơn về các kiến
thức kinh tế học, vận dụng chúng vào thực tiễn, để sau này có thể trở thành một nhà
kinh doanh tốt hoặc đơn giản hơn thì chúng em cũng đã biết cách góp sức giúp nền
kinh tế nước nhà phát triển.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Nhật Hưng đã tận tình giảng dạy,
cho chúng em những kiến thức bổ ích để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận
này. Hy vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của nhóm em sẽ giúp các bạn hiểu
rõ hơn về Kinh tế vĩ mô và có cái nhìn khách quan về “Tiền tệ ngân hàng và chính
sách tiền tệ” hiện nay. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót,
nhóm chúng em mong sự đóng góp của thầy và các bạn để nhóm em hoàn thành bài
tiểu luận tốt hơn.

3


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sử dụng
tiền để mua hàng hoá, gửi tiết kiệm, xác định giá trị của món hàng,… Quan trọng
và thường xuyên sử dụng thế nhưng khi được hỏi những câu hỏi: Tiền là gì? Tiền
được tạo ra như thế nào? Nơi cất giữ tiền? Ngân hang có vai trò gì?... thì nhiều bạn
sinh viên vẫn chưa trả lời được.
Đứng trước sự phát triển, biến đổi từng giây, từng phút của nền kinh tế, tiền
tệ cũng nằm trong vòng dịch chuyển đó. Để không đi lùi với thực tế, cũng như nắm
bắt kịp tương lai. Thì mỗi sinh viên cần nắm rõ lý thuyết kinh tế vĩ mô, trong đó có
“Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ”. Từ việc nắm chắc lý thuyết, thì chúng ta
mới có thể vận dụng vào thực tiễn, đánh giá thị trường và giúp bản thân xác định
mục tiêu kinh doanh nói riêng, giúp đất nước phát triển nói chung.
Đó cũng chính là lý do đề tài “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” được
chúng tôi chọn để làm tiểu luận môn học Kinh tế vĩ mô.
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần 1: Tiền - Ngân hàng - Công cụ làm thay đổi khối lượng tiền.
- Phần 2: Chính sách tiền tệ - Những trở ngại đối với sự thành công của
chính sách.
- Phần 3: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đứng trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự biến động về thị
trường, “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ” luôn là vấn đề được nhiều người
quan tâm và nghiên cứu. Ví dụ như các đề tài “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện
nay”, “Chính sách tiền tệ và việc quản lý tiền tệ của chính phủ”, “Ngân hàng Trung
ương với chính sách tiền tệ”,… đã được các bạn sinh viên, giảng viên và các nhà

nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu.
Ngoài ra còn có các bài báo, các cuốn sách đã đào sâu nghiên cứu đưa ra các
khái niệm, lý thuyết và được xuất bản.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những khái niệm và
lý thuyết của “Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ”. Vận dụng mối liên hệ phổ
biến giữa cái chung và cái riêng với các phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích tổng
hợp, khái quát hóa... Ngoài ra, tiểu luận còn nghiên cứu thực tế và đưa ra các biện
pháp của Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu của tiểu luận giới hạn ở sự
vận dụng các kiến thức lý thuyết Kinh tế vĩ mô và các kiến thức xã hội của các
thành viên trong nhóm.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Quá trình thực hiện tiểu luận và sự tập duyệt ban đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học về Kinh tế của các thành viên trong nhóm. Tiểu luận góp phần
nâng cao kiến thức cho bản thân và những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.
Ngoài ra các nội dung được đưa vào nghiên cứu, phân tích cũng cung cấp thêm
lượng kiến thức có ích, mang tầm ảnh hưởng đối với mọi người.
5


Phần 1
TIỀN – NGÂN HÀNG – CÔNG CỤ LÀM THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG TIỀN
1.1. Tiền
1.1.1. Khái niệm
Bất cứ vật gì được xã hội chấp nhận 1 cách phổ biến làm phương tiện đo
lường giá trị . là bất kì phương tiện nào được thừa nhận chung để làm trung gian
cho việc mua bán hàng hóa, trao đổi và thanh toán các khoản , làm phương tiện tích
trữ của cải.
1.1.2. Chức năng của tiền

- Phương tiện trao đổi
+ Phương tiện trao đổi là cái mà người mua trao cho người bán khi mua hàng
hóa dịch vụ.
+ Ở đây tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mau bán hàng hóa.
- Phương tiện cất trữ giá trị
+ Là thứ mà mọi người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai.
+ Tiền có thực hiện được chức năng cất trữ giá trị thì mới thực hiện được
chức năng cơ bản của nó là phương tiện trao đổi.
- Đơn vị hạch toán:
+ Tiền là thước đo được sử dụng để đo lường giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
+ Khi muốn ghi chép và tính toán giá trị kinh tế, ta sử dụng tiền với tư cách
là đơn vị hạch toán.

6


- Phương tiện thanh toán:
Trong nền kinh tế không có tiền, vay mượn bằng hàng hóa hết sức nguy
hiểm vì khi thanh toán thì số lượng và chất lượng hàng hóa thường bị thay đổi =>
tiền là loại phương tiện thanh toán rất thuận lợi.
1.1.3. Các hình thái của tiền
- Khi tồn tại dưới một hàng hóa có giá trị cố hữu => tiền hàng hóa
- Khi tiền không có giá trị cố hữu => tiền pháp định
- Loại tiền gởi ở ngân hàng Thương mại hay tổ chức tài chính khác được sử
dụng séc. => tiền ngân hàng
1.1.4. Khối lượng tiền
- Khối tiền tệ M1 ( tiền giao dịch): Đây là khối tiền trực tiếp làm phương
tiện lưu thông và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, nó chỉ bao gồm những
phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua bước
chuyển đổi nào. Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng gồm.

M1 = tiền mặt + tiền ngân hàng
Trong đó:
+ Tiền mặt: gồm toàn bộ tiền mặt trong tay dân cư, tổ chức kinh tế, chính
phủ, không kể đến số tiền dự trữ trong ngân hàng.
+ Tiền ngân hàng: là các khoản kí gởi không thời hạn mà ta đã khảo sát ở
phần trên.
- Khối tiền tệ M2 được gọi là khối tài sản hay “ chuẩn tệ “
7


M2 = M1 + tiền gởi định kì
- Khối tiền tệ M3:
M3 = M2 + tiền gởi khác (tiền gởi khác, trái phiếu ngắn hạn, các hối phiếu)
- Khối tiền tệ L:
L = M3 + các loại chứng khoán khả nhượng
1.2. Ngân hàng
1.2.1. Hệ thống ngân hàng hiện đại
• Ngân hàng trung ương
• Các ngân hàng trung gian: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các tổ
chức tín dụng…
1.2.1.1. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc
quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,
tín dụng và ngân hàng với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn
định và an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng.
Do đó, ngân hàng trung ương có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lý và điều
hành vĩ mô của nhà nước.
1.2.1.2. Ngân hàng trung gian
- Xét theo nghĩa rộng:
+ Ngân hàng trung gian là tất cả những tổ chức giao dịch với công chúng

trong việc nhận tiền gởi và cho vay .
8


+ Gồm: những định chế tài chính ngoài ngân hàng như công ty tài chính, quĩ
đầu tư, hợp tác xã tín dụng.
- Xét theo nghĩa hẹp:
+ ngân hàng trung gian Là những ngân hàng giao dịch với công chúng trong
việc nhận nhận tiền gởi và cho vay .
+ Gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng
đặc biệt.
1.2.2. Tiền tệ ngân hàng và số nhân tiền tệ
1.2.2.1. Kinh doanh và dự trữ của ngân hàng.
Về nguồn tiền gửi, ngân hàng trung gian nhận dưới dạng tiền gửi sử dụng
sec, tiết kiện không kì hạn và có kì hạn hoặc những tiền kí gửi khác.
Về kinh doanh: đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của khách hàng vì vậy các
ngân hàng phải để dành phần nguồn vốn không sử dụng để sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu thanh toán gọi là dự trữ.
=> Dự trữ là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Ngân
hàng trung ương được phép ấn định theo luật của ngân hàng mỗi nước. Các ngân
hàng còn để lại một lượng dự trữ tùy ý . Như vậy dự trữ của hệ thống Ngân hàng
gồm: dự trữ tùy ý và dự trữ bắt buộc .
+ Dự trữ bắt buộc (required reserves): là lượng tiền mà các ngân hàng trung
gian phải kí gửi vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương.
+ Dự trữ tùy ý hay dự trữ vượt quá (excess reserves): là lượng tiền mà các
ngân hàng trung gian giữ lại làm quỹ tiền mặt của mình. Có hai yếu tố: lãi xuất cho

9



vay và khả năng dự đoán lượng tiền rút ra hàng ngày. Số tiền tồn đọng lại cũng
được tính vào dự trữ tùy ý.
Tỉ lệ dự trữ là tỉ số giữa lượng tiền dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng
so với tổng lượng tiền ngân hàng được tạo ra bởi các ngân hàng trung gian.
- Với d là tỉ lệ dự trữ thì:
d= = +
1.2.2.2. Cách tạo ra tiền của ngân hàng trung gian
- Tiền do ngân hàng trung gian tạo ra gọi là tiền ngân hàng hay tiền gửi sử
dụng sec.
Giả định :
+ Tỉ lệ dự trữ chung cho mọi nân hàng là d=10%.
+ Mọi người không tích dùng tiền mặt, chỉ muốn thanh toán bằng séc.
+ Ngân hàng chỉ kinh doanh bằng cách cho vay.
Vd : cá nhân A gửi vào Ngân hàng B 1000$. nếu ngân hàng dụ trữ 100%:
- Nghĩa là ngân hàng chỉ nhân tiền gửi mà không cho vay.Thì ngân hàng
không tạo ra tiền.
- Trong bảng tổng kết ngân hàng B:
+ Có: tiền gửi 1000$, dự trữ 1000$
+ Nợ: tiền gửi 1000$
10


-Lượng cung tiền không đổi 1000$ vào ngân hàng làm:
+ Tiền mặt giảm 1000$
+ Tiền dự trữ ngân hàng tăng 1000$.
-Hệ thông ngân hàng dự trữ 100%:
+ Không tạo tiền
+ Không tác động đến lượng cung tiền.
Nếu ngân hàng dự trữ 10%:
- Bước 1: khi A gửi vào ngân hàng B 1000$:

+ Ngân hàng B sẽ cho vay 900$ và dự trữ 100$.
- Bước 2: Ngân hàng B cho khách hàng C vay 900$ để trả cho D. D lại gửi
vào ngân hàng E . Ngân hàng E dự trữ 90$ cho F vay 810$.
- Bước 3: F lại trả cho G 810$ . G lại gửi vào ngân hàng H 810$. Ngân hàng
H cho vay 729$ và dự trữ 81$.
=> quá trình cứ tiếp diễn , tiền cho vay của ngân hàng này trở thành tiền gửi
tăng thêm của ngân hàng kế tiếp. Tỉ lệ dự trữ càng cao thì lượng tiền gửi mà các
ngân hàng cho vay càng ít và số tiền càng nhỏ.
Những hạn chế đối với việc tạo ra tiền:
- Tiền gửi : đầu tiên việc người tiêu dùng và doanh nghiệp có sẵn dàng và
chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt hơn là dùng tiền mặt trong mua bán hay

11


không.. Nếu dân chúng thích giữ tiền mặt hơn là những quyền sec thì ngân hàng
không thể có được hoặc duy trì được các khoản tiền để cho vay.
- Người vay : người tiêu dùng doanh nghiệp có sẵn sàng vay tiền mà ngân
hàng có sẵn hay không nếu không thì việc tạo ra tiền sẽ không bao giờ bắt đầu.
- Yêu cầu dự trữ của ngân hàng trung ương: ngân hàng trung ương có thể hạn
chế việc tạo ra tiền bằng cách đặt ra những yêu cầu dự trữ .
1.3. Công cụ làm thay đổi khối lượng tiền
1.3.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại
mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và
bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tỏ chức tín
dụng.
- Ngân hàng trung ương có thể tác động đến cung ứng tiền tệ thông qua tỉ lệ
dự trữ bắt buộc. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà ngân hàng tạo
ra từ mỗi đồng tiền gởi vào.

- Sự gia tăng tỉ lệ dự trữ hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn do dó
cho vay ít hơn từ mỗi đồng tiền mà mà họ nhận được dưới dạng tiền gởi.
- Những thay đỗi trong yêu cầu dự trữ là vũ khí mạnh mẽ làm thay đổi năng
lực cho vay của hệ thống ngân hàng => Ngân hàng trung ưng sử dụng quyền lực
này rất dè dặt, để không gây ra những trục trặc nghiêm trọng các hoạt động của
ngân hàng.
* Cơ chế tác động:

12


- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các Ngân
hàng thương mại.
=> tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc
tăng lên.
- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của Ngân hàng thương
mại khi tỉ lệ này tăng, đòi hỏi ngân hàng tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay
của Ngân hàng thương mại giảm, lượng tiền cung ứng giảm. (và ngược lại)
- Ưu điểm:
+ Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng.
+ Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng.
- Nhược điểm:
+ Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong
lượng tiền cung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc.
+ Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại.
+ Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng.
1.3.2. Lãi suất chiết khấu
- Là công cụ thứ hai trong các công cụ tiền tệ tiền tệ của ngân hàng trung
ương, tức là mức lãi suất mà Ngân hàng Trung ương áp dụng khi cho các ngân
hàng thương mại vay tiền.

- Tác động của lãi suất chiết khấu:

13


Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
(dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa
tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung
ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân
hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân
hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương
mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp
tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay
với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất
thường:
+ Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân
hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối
thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà
không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.
+ Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương
mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép,
thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương
với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ
phía khách hàng.
1.3.3. Nghiệp vụ thị trường mở
- Các nghiệp vụ thị trường mở ( open market operations ) của ngân hàng
trung ương nhằm tác động đến lựa chọn của dân chúng trong việc nên giữ quỹ nhàn
rỗi ở đâu – gởi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua trái phiếu chính phủ => Ngân
hàng Trung ương tác động đến sự lựa chọn này qua việc làm cho các trái phiếu ít
nhiều hấp dẫn.

14


* Tác động của của nghiệp vụ thị trường mở:
- Tài sản của Ngân hàng Trung ương chủ yếu là giấy tờ có giá của chính phủ
(đây là tài sản vốn của ngân hàng trung ương), tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và
tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại (đây là tài sản nợ, là tài sản các tổ
chức khác để tại ngân hàng trung ương).
- Khi ngân hàng trung ương bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên
thị trường như trái phiếu chính phủ, những nơi khác mua, khi đó ngân hàng trung
ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu
chính phủ bị ngân hàng thương mại ghi nợ và ngân hàng trung ương sẽ ghi giảm tài
khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình.
- Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại
ngân hàng trung ương cộng với tiền mặt dự trữ tại két của họ nên khi tài khoản tiền
gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương giảm xuống, cơ
sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính
phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ ngân hàng trung ương sử dụng biên pháp này
khi muốn thắt chặt tiền tệ.
- Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua vào giấy tờ có giá của chính phủ
do ngân hàng thương mại bán lại, ngân hàng trung ương sẽ ghi tăng tài khoản tiền
dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình.
- Khi ngân hàng thương mại bán lại giấy tờ có giá của chính phủ cho ngân
hàng trung ương thì ngân hàng trung ương trả tiền cho ngân hàng thương mại bằng
cách ghi tăng khoản tiền dự trữ của ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình.
Tiền của ngân hàng thương mại tăng làm cơ sở dẫn đến cung tiền tăng (cung tiền =
[tiền mặt + tiền dự trữ (tăng)] x số nhân tiền tệ.
15



- Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể dẫn
đến ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương mại có
nhu cầu lớn về tiền giấy và đến ngân hàng trung ương xin rút tiền giấy trong khi
tiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng. Đây là hoạt động mở rộng
tiền tệ của ngân hàng trung ương.

16


Phần 2
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ THÀNH
CÔNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1. Chính sách tiền tệ
2.1.1. Thị trường tiền tệ
- Nhu cầu giao dịch: Cầu giao dịch là lượng tiền mà mọi người muốn nắm
giữ để dùng cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ hàng ngày.
- Nhu cầu dự phòng: Một tình huống khẩn cấp bất ngờ có thể cần tiền để
mua trên mức nhu cầu giao dịch bình thường. Do đó, người ta sẽ giữ nhiều tiền hơn
một chút so với dự chi của họ.
- Nhu cầu đầu cơ: Người ta cũng giữ tiền cho các mục đích đầu cơ, để họ
phản ứng với với những cơ hội hấp dẫn về tài chính. Gỉa sử khi bạn thích mua cổ
phiếu hay trái phiếu nhưng chưa chọn được hay giá hiện quá cao. Như vậy, bạn sẽ
giữ một số tiền với hi vọng một cơ hội tài chính sẽ tốt hơn và sẽ có một khoản lãi
thực sự sau này.
* Sự cân bằng:

17


Hình: Cân đối thị trường tiền tệ

Khi đường cầu tiền tệ và đường cung tiền tệ đã có thì hành động trên thị
trường tiền tệ sẽ dễ theo dõi. Giao điểm giữa cầu và cung tạo nên một lãi suất cân
bằng. Chỉ ỡ lãi suất này lượng tiền cung ứng mới bằng lượng tiền yêu cầu. Nếu lãi
suất cao hơn hoạc thấp hơn lãi suất cân bằng thì th5 trường sẽ tự điều chỉnh trở về
mức cân bằng.
Lãi suất cân bằng cũng có thể thay đổi. Ngân hàng trung ương thay đổi
lượng tiền cung ứng thông qua ba công cụ là lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt
buộc và nghiệp vụ thị trường mở và như vậy là Ngân hàng trung ương có thể thay
đổi lãi suất cân bằng.

18


Hìn
h: Thay đổi lãi suất
2.1.2. Chính sách tiền tệ mở rộng
- Sự thay đổi về lãi suất không phải là sự kết thúc của vấn đề xem xét. Mục
tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là thay đổi những kết quả kinh tế vĩ mô như giá
cả, sản lượng, việc làm. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tổng cầu. Do đó
vấn đề tiếp theo trong là những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến tổng cầu.
- Sự tăng chi tiêu sẽ gây ra hiệu ứng số nhân và dẫn đến tăng lớn hơn trong
tổng cầ. Người tiêu dùng củng có thể thay đổi hành vi của mình khi lãi suất giảm.
Tất cả những phản ứng như vậy làm tăng the6m tổng cầu.
- Sự mở rộng tiền tệ làm tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tại mọi mức
giá.
=> Mục tiêu kích thích nền kinh tế của ngân hàng trung ương được thực hiện
theo 3 bước sau:
19



+ Gia tăng cung tiền.
+ Giam lãi suất.
+ Tăng tổng cầu.
2.1.3. Chính sách tiền tệ thắt chặt
- Như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ đôi khi tìm cách tăng tổng cầu,
đôi khi lại cố gắn hạn chế tổng cầu. Khi lạm phát đe dọa, mục tiêu của chính sách
tiền tệ làm giảm tốc độ chi tiêu. Nếu thành công, sự giảm sút chi tiêu sẽ làm cho
tổng cầu nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của chúng ta.
- Việc thắt chặt tiền tệ được thực hiện bằng:
+ Giảm cung tiền
+ Tăng lãi suất.
+ Giảm tổng cầu.
• Một số biện pháp thắt chặt tiền tệ
+ Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng Nhà nước
phát hành trái phiếu bắt buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này
phải mua.
+ Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu
dùng. Thậm chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và do
đó cũng làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông

20


+ Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị
đình hoãn, thậm chí hủy bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách như
mua sắm trang thiết bị công, giảm biên chế, cắt giảm hoặc hãm trả các chế độ phúc
lợi xã hội... vì những việc đó làm tăng lượng tiền đưa ra lưu thông.
+ Nhiều biện pháp cản trở việc gia tăng giá hàng hóa và dịch vụ để ngăn
chặn lạm phát.
• Hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ

- Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất
Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng
cho những cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó,
cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi
ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao.
Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra khó
mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Ở
đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần chi phí
tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà tăng
thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện. Việc
doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không phụ thuộc vào
kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng thay thế trên thị
trường.
Không thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu
thông hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì
người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá. Còn trong tình huống thứ hai,
đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể chuyển
21


phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn đến thua lỗ,
và giảm quy mô kinh doanh.
- Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm
Quyết định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí
vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để
phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng thì
phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế.
Chỉ số tăng trưởng quốc gia sau khi thắt chặt tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Mà tăng trưởng không cao thì sẽ tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người dân.

- Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp:
Các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà nước
đang cho "hy sinh" các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm
phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư.
- Đồng tiền lên giá:
Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu. Hậu
quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức
cạnh tranh.
2.2. Những trở ngại đối với sự thành công của chính sách
- Xung đột mục tiêu

22


Phần lớn mâu thuẫn bắt nguồn từ việc lựa chọn lẫn nhau . Liệu chúng ta cố
gắng chữa bệnh lạm phát, thất nghiệp,.. hay mỗi thứ chỉ làm một ít. Người thất
nghiệp sẽ đặt ưu tiên cao nhất cho việc đạt được việc làm đầy đủ
=.> Muốn tồn tại trong trong thế giới khan hiếm khan hiếm nguồn lực nên tất
cả các quyết định chính sách đều đòi hỏi phải có chi phí cơ hội.
- Các vấn đề đo lường
Các vấn đề đo lường là sự kiềm chế chính sách rất cơ bản. Để hình thành
được chính sách kinh tế thích hợp, trước hết ta phải xác định được bản chất của vấn
đề.
Các dự báo kinh tế thường thiếu chính xác nên việc thực hiện các chính sách
rất khó khăn.
- Các vấn đề về lập kế hoạch
Khi chúng ta có được những dự báo đáng tin cậy về việc nền kinh tế sẽ
hướng về đâu => vạch đường lên một kế hoạch kinh tế
Và những trăn trở về việc cắt giảm thuế để kích thích tiêu dùng , mức phải
ứng của người tiêu dùng trước sự dự đoán, khuynh hướng tiêu dùng… Nhưng bất

cứ sự thau đổi nào cũng có thể làm hỏng chính sách có ý định thực hiện nhất ]
- Các vấn đề về thực thi
Bởi lẽ, một ý tưởng tốt sẽ chẳng có giá trị gì khi không đưa nó vào sử dụng.
Do đó để hiểu tại sao tình hình thường xuyên không tốt đẹp chúng ta phải xem xét
những khó khăn của việc thực hiện

23


• Suy thoái kinh tế toàn cầu do khủng hoảng 2008 - 2009 khiến các nước trên
thế giới phải sử dụng chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Nhờ đó, kinh tế thế giới đã tăng trưởng 1,1% năm 2009 và đang bước vào giai đoạn
“hậu khủng hoảng”
- Những trở ngại về chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay:
+ Trên thị trường tiền tệ vẫn đang xuất hiện một số vấn đề bất cập và có dấu
hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến việc ổn định vĩ mô, duy trì tăng trưởng và tác động tới
an ninh kinh tế đất nước.
+ Xuất hiện tình trạng hai giá trên thị trường ngoại hối (trong ngân hàng và
ngoài thị trường tự do), và mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn thì chênh lệch giá giữa
hai thị trường này ở mức rất cao, gây khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ.
+ Xuất hiện tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng,
nhất là những ngân hàng nhỏ.

24


Phần 3
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
- Từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã điều hành quyết liệt, chủ

động và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng
phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý. Theo đó, kỷ luật, kỷ cương thị trường được củng cố vững
chắc, thanh khoản của toàn hệ thống từng bước được ổn định và đảm bảo an toàn;
thị trường tiền tệ ổn định và thông suốt; lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 xuống
6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013; 1,84% năm 2014 và năm 2015 được kiểm soát
ở mức 0,63%.
- TS.Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
đánh giá: “Lạm phát giảm mạnh và được kiểm soát là nhờ công tác điều hành chính
sách tiền tệ được thực hiện chủ động, đồng bộ, nhất quán: tỷ giá hối đoái ổn định
cùng với luồng vốn tín dụng được phân bổ hợp lý, lãi suất huy động và cho vay
giảm đã giúp tăng trưởng tín dụng, từ đó tác động giảm lạm phát và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô”.
- Đối với thị trường, việc kéo giảm mặt bằng lãi suất là một trong những dấu
ấn quan trọng của nhà điều hành. NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất trên
25


×