Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kiểm tra học kì 2 sinh học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.64 KB, 5 trang )

MaDe: 152
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC
HOÀNG VĂN THỤ Thời gian 60 phút - lớp 10 xa chuyên
Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra
Số báo danh:..........................Lớp 10 chuyên:......
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5điểm )
Học sinh lựa chọn một đáp án đúng nhất rồi khoanh tròn vào đáp án lựa chọn.
Câu 1. Hạt virút thường có các dạng cấu trúc là:
A. Xoắn, khối và hỗn hợp B. Thẳng, trần và khối
C. Xoắn kép, khối và hỗn hợp D. Thẳng, khối và hỗn hợp.
Câu 2. Khi làm tiêu bản quan sát vi sinh vật sẽ dễ dàng phát hiện và quan sát tế bào sinh vật nhân
thực hơn so với tế bào sinh vật nhân sơ là do:
A. Sinh vật nhân thực thích nghi và phân bố ở nhiều loại môi trường hơn.
B. Tế bào sinh vật nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
C. Sinh vật nhân thực sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân sơ.
D. Số lượng tế bào sinh vật nhân thực nhiểu hơn tế bào nhân sơ
Câu 3. Nuôi cấy liên tục là loại nuôi cấy:
A. Bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa sinh ra.
B. Bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
C. Không có sự bổ sung các chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các chất dinh dưỡng.
D. Không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
Câu 4. Đa số vi khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật nhân sơ sinh sản theo hình thức:
A. Nảy chồi và nguyên phân B. Phân đôi
C. Nảy chồi D. Nguyên phân
Câu 5. Lớp vỏ ngoài của virút thường làm nhiệm vụ:
A. Kháng thể, giúp virút bám trên bề mặt tế bào vật chủ.
B. Bảo vệ tế bào vật chủ kí sinh
C. Kháng nguyên và kháng thể
D. Kháng nguyên giúp virút bám trên bề mặt tế bào vật chủ.
Câu 6. Trong nuôi cấy không liên tục số lượng vi khuẩn đạt cực đại và ít thay đổi diễn ra ở pha:
A. Tiềm phát B. Cân bằng C. Lũy thừa D. Suy vong


Câu 7. Hình thức sinh sản nào sau đây không có ở vi khuẩn?
A. Nảy chồi. B. Phân đôi
C. Bào tử hữu tính D. Bào tử vô tính
Câu 8. Quá trình muối dưa muối cà là ứng dụng của quá trình:
A. Phân giải vi khuẩn lăctic B. Lên men etylic
C. Lên men protein D. Lên men lăc tic
Câu 9. Thành phần cấu tạo của virút bao gồm:
A. Lõi là ADN, vỏ là ARN, vỏ ngoài là lớp lipit
B. Lõi là protein, vỏ là axit nucleic, một số có thêm lớp vỏ ngoài.
C. Lõi axit nucleic, vỏ là protein một số có thêm lớp vỏ ngoài.
D. Lõi là protein, vỏ là ADN, ARN, một số có thêm lớp vỏ ngoài.
Câu 10. Nuôi cấy số tế bào vi khuẩn trong một bình nón chứa 50ml dung dịch dinh dưỡng, không
bổ sung thêm các chất trong suốt quá trình nuôi cấy. Quá trình sinh trưởng của vi khuẩn trong
bình thuộc loại:
A. Sinh trưởng liên tục B. Sinh trưởng không liên tục.
1
MaDe: 152
C. Sinh trưởng có giới hạn D. Sinh trưởng ngắt quãng.
Câu 11. Các vi sinh vật tổng hợp nên protein từ các đơn phân là:
A. Axit amin B. Lipit
C. Glucose D. Axit amin và glucose
Câu 12. Hình thức sinh sản chỉ có ở nấm là:
A. Bào tử hữu tính B. Bào tử vô tính
C. Phân đôi D. Nảy chồi.
Câu 13. Thời gian thế hệ của một loài vi khuẩn là 30 phút. Số tế bào ban đầu trong quần thể là
3,25.10
3
. Sau 3,5 giờ tổng số tế bào vi khuẩn thu được trên lý thuyết là:
A. 325.10
5

tế bào. B. 4,16.10
5
tế bào
C. 650.10
3
tế bào. D. 4,16.10
3
tế bào.
Câu 14. Trong nuôi cấy không liên tục số lượng vi sinh vật thay đổi chậm diễn ra ở:
A. Pha tiềm phát và pha suy vong. B. Pha lũy thừa và pha cân bằng.
C. Pha cân bằng và pha tiềm phát D. Pha suy vong và pha lũy thừa
Câu 15. Người ta cho rằng 1kg bào tử vi khuẩn than còn nguy hiểm hơn cả một quả bom nguyên
tử là do:
A. Vi khuẩn than tiết ra một loại protein cực độc.
B. Có thể cho nội bào tử vi khuẩn vào gói hàng hoặc phong bì thư.
C. Bào tử vi khuẩn than có chất độc
D. Nội bào tử vi khuẩn than chịu được nhiệt độ cao và các chất độc hại.
Câu 16. Chất vô cơ và nguồn CO
2
là nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu cung cấp cho
nhóm:
A. Hóa tự dưỡng B. Quang tự dưỡng
C. Hóa dị dưỡng D. Quang dị dưỡng
Câu 17. Trong sữa chua do pH thấp nên có ý nghĩa:
A. Làm cho sữa được chua
B. Làm cho trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.
C. Làm cho sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái sệt.
D. Giúp cho vi khuẩn E.coli phát triển trong sữa.
Câu 18. Quá trình phân giải ngoại bào có ý nghĩa gì đối với tế bào vi sinh vật?
A. Loại bỏ các chất không cần thiết

B. Bảo vệ tế bào
C. Không có ý nghĩa với tế bào vi sinh vật.
D. Cung cấp các chất dinh dưỡng
Câu 19. Các vi sinh vật thích nghi tối ưu ở nhiệt độ 55 – 60
o
C được xếp vào nhóm:
A. Ưa nhiệt B. Vi khuẩn nitrat hóa
C. Ưa siêu nhiệt D. Ưa ấm
Câu 20. Quá trình tổng hợp nào sau đây cần chất mở đầu là ađênôzin điphôtphát – glucose?
A. Tổng hợp tinh bột ở vi khuẩn và tảo đơn bào.
B. Tổng hợp protein
C. Tổng hợp axit nucleic
D. Tổng hợp lipit
Câu 21. Khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường nhiều đường và muối thì sẽ gây ra hiện tượng:
A. Gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được
B. Thể tích của tế bào tăng nhanh, vi sinh vật phân chia nhanh
C. Gây co nguyên sinh, vi sinh vật tiến hành phân chia nhanh.
D. Thể tích của tế bào tăng nhanh, tế bào vi sinh vỡ ra.
Câu 22. Thuốc tím dùng để sát trùng, xà phòng dùng để rửa chân tay. Bản chất của hai loại này
là:
A. Thuốc tím có tính tẩy khuẩn, xà phòng có tính diệt khuẩn
2
MaDe: 152
B. Thuốc tím có tính chất diệt khuẩn, xà phòng có chất tẩy khuẩn làm sạch.
C. Thuốc tím và xà phòng đều có tính diệt khuẩn
D. Thuốc tím và xà phòng đều có tính tẩy khuẩn.
Câu 23. Một chủng vi khuẩn E.coli chỉ có thể phát triển được trong môi trường có triptophan.
Chủng vi khuẩn này thuộc loại:
A. Biến dị B. Khuyết dưỡng C. Đột biến D. Nguyên dưỡng
Câu 24. Quang tự dưỡng là phương thức dinh dưỡng của loại vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn nitrat hóa.
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.
D. Các vi sinh vật lên men
Câu 25. Thịt hộp quá hạn sử dụng để lâu sẽ phồng lên là do:
A. Hoạt động của ngoại bào tử
B. Thịt trong hộp bị hỏng.
C. Hoạt động của vi khuẩn phát triển từ nội bào tử.
D. Hộp đựng thịt bị hỏng
Phần II: Tự luận (5điểm)
Câu1:(1đ) Trong các câu sau, câu nào đúng câu nào sai? Nếu đúng ghi Đ, nếu sai ghi S vào dấu […..]
a) Virút có khả năng kí sinh rộng trên nhiều loại môi trường. ( Đất, nước, không khí…) [……]
b) Tảo có phương thức sống quang tự dưỡng do sử dụng được nguồn năng lượng từ ánh sáng và
nguồn cacbon từ chất vô cơ và hữu cơ. [……]
c) Quá trình làm sữa chua do vi khuẩn lăctic dị hình thực hiện.[……]
d) Các loại thuốc kháng sinh hiện nay không thể tiêu diệt được virút [……]
C âu2: (1,5 đ) Dựa vào kiến thức sinh học hãy giải thích:
a) Tại sao không khí ở ngoài bờ biển ít vi sinh vật hơn không khí ở khu đô thị đông đúc?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
b) Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư thừa trước khi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
c) Tại sao quả vải chín để 3 -4 ngày lại thấy xuất hiện mùi rượu?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

3
MaDe: 152
Câu3: (1,5 đ) Lập bảng phân biệt quá trình lên men rượu và lên men lăctic.
Tiêu chí
phân biệt
Lên men lăctic Lên men rượu
1. Loại vi
sinh vật
2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm
4. Sơ đồ
chuyển hóa từ
glucose
( cơ chế )
5. Cách nhận
biết
Câu 4: (1 đ) Một nhà nghiên cứu đã sử dụng ba chủng vi sinh vật để thực hiện phân giải Glucose thu
được kết quả theo bảng sau:
Nguyên liệu Loại vi sinh vật Sản phẩm
Glucose A C
2
H
5
OH + CO
2
Glucose B Axit lăctic
Glucose C Axit lăctic + CO
2
+ rượu ….
Hãy xác định tên 3 chủng vi sinh vật đã được nhà nghiên cứu sử dụng để phân giải glucose ?

Chủng A là:.................................................................
Chủng B là:.................................................................
Chủng C là:................................................................
4
MaDe: 152
Mã đề 152
1 A. 2 B. 3 A. 4 B. 5 D. 6 B. 7 C. 8 D. 9 C. 10 B. 11 A. 12 A. 13
B. 14 C. 15 A. 16 A. 17 B. 18 D. 19 A. 20 A. 21 A. 22 B. 23 B. 24 B. 25 C.
5

×