Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỔNG hợp câu hỏi ôn THI TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.05 KB, 12 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI TRIẾT HỌC

SLIDE 1
CÂU 1 : Sự tương đồng và khác biệt giữa TH phương Đông và phương Tây
CÂU 2 : Tư tưởng bản thể luận trong các học thuyết TH: Ngũ hành, TH của Platon, Đêmôcrit, P. Bêcơn
và của Hêghen
CÂU 3 : Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
CÂU 4 : Vai trò của ý thức
CÂU 5 : Tư tưởng biện chứng trong TH phương Đông cổ đại

CÂU 6 : Tư tưởng biện chứng trong TH của Hêghen
Câu 7 : Phép biện chứng duy vật với việc nhận thức và giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam hiện nay
Câu 8 : Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

SLIDE 2
CÂU 1 : Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với con đường phát triển của Việt Nam hiện nay (ĐM toàn
diện; CNH, HĐH; KT nhiều thành phần; …)
*/ Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội:

Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chi
xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của no
(cơ sở hạ tầng) thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến
trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đo.
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, một chinh thể toàn vẹn co cơ cấu phức
tạp, trong đo co những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất – là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Xét đến cùng, lực lượng
sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Bản thân
các lực lượng sản xuất không phải là sản phẩm riêng của một thời đại nào mà là sản



phẩm của cả một quá trình phát triển liên tục từ thấp lên cao qua các thời đại, là sự tiếp
biến không ngừng của lịch sử.
Quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất - là
những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác, không co
những mối quan hệ đo thì không thành xã hội và không co quy luật xã hội. Quan hệ sản
xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác.
Những quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng và
trên đo dựng lên một kiến trúc thượng tầng tương ứng mà chức năng xã hội của no là bảo
vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra no.
Ngoài các quan hệ cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng
tầng, trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội còn co những quan hệ dân tộc, gia đình,..
* Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với con đường phát triển của Việt

Nam hiện nay (ĐM toàn diện; CNH, HĐH; KT nhiều thành phần; …
ĐM toàn diện
Lý luận hình thái kinh tế xã hội là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật
lịch sử là sản xuất
Bản chất của quan niệm duy vật lịch sử là nhân tố quyết định trong lịch sử,
xét đến cùng là sản xuất và tái sản xuất. Phương thức sản xuất (LLSX) quyết định
các quá trình sinh hoạt XH, chính trị và tinh thần noi chung.
Ở Việt nam hiện nay ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với QHSX
LLSX không thể phát triển được khi QHSX không phát triển :
Tiến hành : CNH, HĐH đất nước :
Chuyển lao động thủ công thay thế bằng máy moc thiết bị
Trong bối cảnh toàn cầu hoa, Việt nam không đứng ngoài mà chủ động tham
gia vào các quá trình hội nhập
- Con đường CNH, HĐH cần và co thể rút ngắn thời gian, vừa co bước tuần tự,
vừa co bước nhảy vọt; phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình
độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là CNTT và công nghệ sinh học;



KT nhiều thành phần :
LLSX chi phát triển khi QHSX phù hợp. Chính vì vậy cải tạo QHSX là đa
dạng hoa các hình thức sở hữu ta co nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế nhà
nước đong vai trò chủ đạo
Phương hướng cơ bản :
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự và an
toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
VN đi lên CNXH từ một nền KT phổ biến là sản xuất nhỏ, LĐ thủ công là phổ
biến, năng suất LĐ thấp, của cải ít, đời sống kho khăn, tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH.
Đây là nhiệm vụ trung tâm suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta;
- Đất nước đổi mới từ ĐH VI, từ năm 1996 đất nước đã chuyển sang giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước CN theo hướng
hiện đại. Đây là yếu tố quyết định chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
- Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội cơ sở lý luận của sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.Chúng ta đều biết rằng, từ trước tới nay, công nghiệp hoa – hiện
đại hoa là khuynh hướng phát triển tất yếu của các nước. Và mỗi nước lại co những cách



thức khác nhau trong quá trình thực hiện đường lối phát triển của mình. Đối với nước ta, đi
lên từ một nền kinh tế tiểu nông muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhanh chong đạt tới
trình độ của một nước phát triển thì nhiệm vụ tất yếu phải co là đẩy minh sự nghiệp cong
nghiệp hoa - hiện đại hoa như là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc. Đại hội đại biểu
lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp co
cơ sở vật - chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao. Quốc
phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.Theo quan
điểm của các nhà sang lập chủ nghĩa Mác - Lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại đã hình
thành mối quan hệ khách quan phổ biến: một mặt con người phải quan hệ với giới tự nhiên
nhằm biến đổi giới tự nhiên đo, quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng sản xuất, mặt khác
con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiện ở quan
hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập nhau, hai mặt biện
chứng của một thể thống nhất không thể tách rời. Tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái
cấu thành của toàn bộ lịch sử nhân loại thì quan hệ sản xuất là cải tạo thành cơ sở kinh tế
của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần và những thiết chế tương
ứng trong xã hội.C.Mác đưa ra kết luận rằng xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai
đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đo là một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định – xã hội khác mà gốc rễ sâu xa của no chính là sự phát triển không ngừng của
lực lượng sản xuất. sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác
động của các quy luật khách quan. C.Mác và Ph. Ănghen đã đưa ra nhiều lý luận, nhiều tư
tưởng. Những lý luận tư tưởng cơ bản đo trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã
hội chính là cơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hoa - hiện
đại hoa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách
quan trong quá trình phát triển đi lên của đất nước.Đối với nước ta để phù hợp với lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Đảng ta đã nêu công nghiệp hoa phải đi đôi với hiện
đại hoa, kêt hợp với những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội
đi tắt, đon đầu. hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học

công nghệ trên trhế giới. Mặt khác chúng ta cần phải chú trọng đến phát triển nền kinh tế
hàng hoa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, co sự điều tiết của Nhà nước
và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời.
Chúng luôn tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Bởi lẽ “nếu công nghiệp hoa
- hiện đại hoa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới thì việc xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp đưa
nước ta tiến lên từng ngày như Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện”.


CÂU 2 : Đường lối chính trị của Nho gia và Pháp gia
Đường lối của pháp gia và nho gia Đều xây dựng trên yếu tố con người xuất phát từ bản chất, bản tính
vốn có của con người
1/ Đạo nho :
Pháp gia cho rằng bản tính con người vốn là thiện. Con người sinh ra vốn tính thiện. Chính vì vậy đường
lối chính trị của Đạo nho là nhân trị (đức trị). Khơi dậy lòng nhân của con người bằng phương pháp nêu
gương sáng nhưng kết quả này cũng có hạn chế vì chưa có tính chính trị. “Nhân” theo Khổng tử nói
không phải cảm tính, không phải tùy tiện mà có vận dụng.
Ở nước ta : Các tổ chức cũng vận dụng theo quan điểm của các nhà nho “nhân” nghĩa là lễ, các nhà nho
đưa ra lễ để quy định. Tinh thần này cũng có trong luật pháp, luôn quán triệt tinh thần phù hợp với tâm
tư, tình cảm lòng nhân ái của người việt (luật cũng có các tình tiết giảm nhẹ).
2/ Pháp nho
Pháp gia cho rằng bản tính con người vốn là ác ( hám lợi) sinh ra muốn có cái nọ, muốn có cái kia, càng
nhiều thì càng tốt. Ai cũng dành nhiều phần lợi cho mình vì hám lợi nên gây lên những mâu thuẫn. Chính
vì vậy đường lối chính trị của pháp nho là phải dùng sức mạnh (dùng pháp) để quy định và điều chỉnh xã
hội phải dùng thết và thuật.
Đã tuyệt đối hóa biện pháp cưỡng chế nên đã có sự phản kháng lại
Nhà pháp gia không nhìn thấy lòng trắc ẩn mà các nhà nho gia đã tạo lên.
ở Việt nam không tuyệt đối hóa của đạo nào, sử dụng đạo nho và pháp nho có chọn lọc

CÂU 3 : Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

CÂU 4 : Vấn đề cải tạo tư tưởng tiểu nông ở Việt Nam hiện nay
CÂU 5 : Vấn đề xây dựng nền văn hóa tinh thần của Việt nam hiện nay
CÂU 6 : Quan điểm về con người trong TH phương Đông (TH Nho giáo, TH Phật
giáo)
Câu 7 : Vấn đề phát huy yếu tố con người ở Việt nam hiện nay

Câu 6 (SLIDE 2): Quan điểm về con người trong TH phương Đông
(TH Nho giáo, TH Phật giáo)


Các trường phái triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận
thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên
luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và
tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chi là ảo giác, hư vô. Vì vậy, cuộc đời con
người khi còn sống chi là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới
cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt .
Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy đến
cùng, con người theo quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản
ánh sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh. Trong triết học
phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu
hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể
hiện một cách phong phú.
Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất
con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh.
1. Triết học Ấn Độ Cổ, Trung Đại

Triết học Ấn Độ Cổ, Trung Đại co nhiều trường phái song co cái chung của nhiều
trường phái là đều tập trung vào lý giải vấn đề then chốt – đo là vấn đề bản chất, ý
nghĩa của đời sống, nguồn gốc nổi khổ của con người và con đường, cách thức giải
thoát con người khỏi bể khổ cuộc đời. Đạt tới sự giải thoát con người sẽ đạt tới sự

giác ngộ, nhận ra chân bản của mình, thực tướng của vạn vật, xoa bỏ vô minh, diệt
mọi dục vọng, vượt ra khỏi nghiệp báo, luân hồi, hòa nhập vào bản thể tuyệt đối
Bahman hay Niết bàn.
2. Triết học Trung Quốc Cổ, Trung Đại


Khi đặt vấn đề nguồn gốc của con người, Khổng Tử và Mặc Tử đều cho rằng trời sinh
ra con người và muôn vật. Lão Tử khác với khổng tử và Mặc Tử ở chổ ông cho rằng
trước khi co trời đã co Đạo. Trời, đất, người, vạn vật đều do đạo sinh ra. Trang Tử
người kế thừa thuyết Lão Tử cho rằng ở mỗi vật đều co cái đức tự sinh tự hoa ở bên
trong.
Khi xác định vị trí con người trong mối quan hệ với trời, đất, con người và vạn vật
trong vũ trụ, Lão Tử cho rằng trong vũ trụ co 4 co lớn: Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn,
Người cũng lớn. Đối với Nho giáo, con người được đặt lên vị trí rất cao. Con người
do trời sinh ra nhưng sau đo con người cùng với trời, đất là ba ngôi tiêu biểu cho tất cả
mọi vật trong thế giới vật chất và tinh thần. Kinh Dịch Thiện Hạ chi rõ rằng “Trời,
Đất, Người là tam tài”. Lễ Ký, Thiên Lễ coi con người là “ cái đức của trời đất, sự
giao hợp của âm dương, sự hội tụ của qủy thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.
Khi bàn tới quan hệ giữa trời với người, các nhà duy tâm đi sâu phát triển tư tưởng
thiên mệnh của Khổng Tử, cho rằng co mệnh trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã
hội của con người, cuộc đời của mỗi con người. Mạnh Tử cho rằng trời an bài địa vị
xã hội của con người. Về sau, thời nhà Hán, Đổng Trọng Thư nêu lên thuyết “thiên
nhân cảm ứng” cho rằng trời người thông cảm với nhau, trời là chủ tể của việc người.
Các triết gia tiến bộ cho rằng trời là gốc của con người, họ coi trời với người là một,
do đo đưa ra chủ trương “thiên nhân hợp nhất”.
Khi bàn tới bản tính con người, Khổng Tử cho rằng “tính mỗi con người đều gần
nhau, do tập tành và thoi quen mới hoa ra xa nhau”. Mạnh Tử cho rằng bản tính con
người là thiện, không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện. Tuân Tử cho rằng
bản tính con người là ác. Cáo Tử cho rằng bản tính con người không thiện không ác.
Về sau, vào thời nhà Hán, nhà triết học Vường Sung cũng quan niệm bản tính con

người co thiện co ác. Về sau, “Thuyết tính ác” được học trò của Tuân Tử là Hàn Phi


đẩy đến chỗ cực đoan, coi tính con người hoàn toàn là ác nên không thể dùng nhân,
nghĩa, lễ, nhạc mà giáo hoa được.
3. TH phật giáo


Co nhiều các giải thích khác nhau về nhân tố hình thành nên con người trong
đo co hai nhân tố cơ bản và chung nhất mà Phật giáo đề cập đến là Danh và
sắc.

Khi noi con người là hợp thể của Danh vá Sắc, điều đo co nghĩa con người chi được
gọi là con người khi co sự tương hợp của hai yếu tố: tinh thần và vật chất.


Con người là hợp thể của lục giới. Lục giới là sáu yếu tố hình thành ra con
người bao gồm đất, nước, gio, lửa, không và thức. Đức phật noi con người là
hợp thể của Lục giới hay lục đại là nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con
người.



Con người là hợp thể của Ngũ uẩn, còn gọi là Ngũ ấm, tức đề cập đến tâm thức
hay khía cạnh tinh thần.



Theo triết học Phật giáo thì bản chất con người là Vô ngã. Tuy nhiên trong từng
hoàn cảnh cụ thể bản chất con người cũng được biểu hiện bằng nhiêu hình thái

khác nhau. Co lúc con người làm nhiều việc ác, co lúc con người thực hiện
nhiều việc tốt lành. Điều đo chứng tỏ con người tuy không co tự tính cố định
nhưng trong mỗi con người đều ẩn chứa hai tự tính là Vô minh tính và Phật
tính.


Câu 7 (SILE 2):Vấn đề phát huy yếu tố con người ở Việt nam hiện
nay
a. Cần nêu rõ vai trò và tâm quan trọng nguồn lực con trong quá trình CNH –
HĐH hiện nay. Đây là nhiệm vụ quan trọng để nêu cao tinh thần trách nhiệm tự đổi
mới và rèn luyện bản thân của mọi người trong xã hội, kịp thời đáp ứng được sự phát
triển và thay đổi nhanh chong của nền kinh tế. Để làm được điều này đòi hỏi phải co
sự cố gắng của các ban ngành, cấp lãnh đạo, quản lý, nhà trường, gia đình cũng như
của bản thân từng người.
b. Đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao chất
lượng đào tạo gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động trong từng thời kỳ. Để làm được
điều này, trước khi hoạch định đào tạo cần phải phân tích rất kỹ về mục tiêu và định
hướng phát triển của nền kinh tế, của xã hội và của cả thế giới trong từng giai đoạn cụ
thể, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các lĩnh vực mới, hiện đại hoặc các lĩnh vực
thế mạnh của chúng ta; đánh giá về những yếu tố bên trong, bên ngoài co tác động
liên quan đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, …
c. Bên cạnh việc đào tạo để phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ thì cần chú
trọng đào tạo đến các kỹ năng, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ lao động vì đây chính
là điểm yếu nhất của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay. Ngoài ra trong xu hướng
hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì việc giáo dục về lối sống lành mạnh, về tình cảm,
đạo đức và ý thức chính trị là điều hệ trọng trong việc phát triển bền vững của nước
ta.
d. Tuỳ theo trình độ, khả năng của từng người mà phân công, bố trí công việc
cho đúng người, đúng việc, đảm bảo co sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc
ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ



gắn bo của nhân tài đối với cơ quan, tổ chức mà họ vào làm việc; việc phân công hợp
lý sẽ tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và họ
sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.
e. Nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống như: y tế, chính sách lương để người
lao động yên tâm mạnh dạn học hỏi thêm kiến thức, nâng cao tay nghề cũng như sức
khỏe đáp ứng được những yêu cầu của quá trình CNH – HĐH.
Ngoài ra vấn đề kế hoạch hoa gia đình hiện nay cũng rất quan trọng, chính điều
nay gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người dân ở những vùng
sâu, vùng xa. Việc co nhiều con trong khi không đảm bảo được kinh tế trong gia đình
đã thúc đẩy chất lượng cuộc sống ngày càng giảm phải đối mặt với việc mưu sinh
từng ngày không co cơ hội phát triển thành những công nhân co tay nghề.
f. Cần tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi nhằm giảm bớt gánh nặng cho
xã hội và tạo điều kiện học tập, nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc.
g. Cải cách giáo dục, đào tạo theo sự phát triển kinh tế, xã hội để tạo ra nguồn
nhân lực co kiến thức chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của từng thời kỳ.
h. Xây dựng và mở rộng các phong trào yêu nước để tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gop phần giúp cho mọi người hiểu về
chính sách phát triển nhân lực.
i. Thường xuyên phát động các phong trào, cuộc thi tìm kiếm giải pháp phát
triển và nâng cao nguồn nhân lực để tìm ra các giải pháp hay, tốt và phù hợp với Việt
Nam hiện nay.
j. Thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của
người lao động để ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới hay cải cách


nhưng văn bản đã lỗi thời về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo, chính sách tiền
lương, khen thưởng, đãi ngộ; chính sách trọng dụng nhân tài để đảm bảo dân chủ công
bằng, công khai.

k. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý
phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhân lực; đổi
mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, thấu tình đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp
thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung
ương đến địa phương. Nhân sự cho bộ máy này phải là những chuyên gia giỏi về
nghiên cứu nhân tài, nhân lực trong và ngoài biên chế nhà nước. Làm rõ chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu
về nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp.
l. Đánh giá lại các thế mạnh ngành nghề của từng địa phương, yêu cầu báo cáo
về tình hình lao động tại các địa phương đo để co những chính sách hoạch định cụ thể
và chính xác về vấn đề cân đối cung – cầu cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của
người lao động.
m. Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa
phương; tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo
giữa bộ, ngành, địa phương; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Khuyến khích thành lập các trường đại học, cao
đẳng tư thục tại các nơi co điều kiện, gop phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực được đào tạo.
n. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra giám sát chặt chẽ khả năng đào tạo, quy
mô, chất lượng giáo viên giảng day, cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng học viên đầu
ra. Ngoài ra cần phải quán triệt việc phân bổ chi tiêu đào tạo để tránh tình trạng dư
thừa hay thiếu học viên đối với từng ngành nghề.


o. Tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho từng cơ sở xuất kinh doanh
khi học co nhu cầu đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động.
p. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyên giao công
nghệ hiện đại về Việt Nam.
q. Để xây dựng chất lượng con người phải co sự gắn kết với chất lượng cuộc
sống xã hội; co sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra nguồn

nhân lực chất lượng cao trong tương lai.



×