Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

tim hieu he thong nhiet dien vinh tan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 142 trang )

Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

MỤC LỤC
PHẦN I: SƠ BỘ VỀ NMNĐ VĨNH TÂN 2 ............................................................. 6
I. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 6
1. Vị trí địa lí ............................................................................................................. 6
2. Cơ chế kỹ thuật...................................................................................................... 7
3. Nguyên lí hoạt động .............................................................................................. 8
II. HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA NMNĐ VĨNH TÂN 2 ................................................. 9
1. Nhà máy điện......................................................................................................... 9
2. Trạm biến áp ....................................................................................................... 10
PHẦN II. BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỆN ................................................................. 12
I. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TU-TI ......................................................................................... 12
II. MÔ TẢ CÁC BVRL CÓ TRONG NHÀ MÁY ................................................. 13
1. 21G: Bảo vệ tổng trở thấp ................................................................................... 13
2. 24G (V/Hz): Bảo vệ quá kích từ ......................................................................... 13
3. 26: Bảo vệ nhiệt độ không bình thường .............................................................. 13
4. 32R: Bảo vệ công suất ngược.............................................................................. 14
5. 32L: Bảo vệ công suất MPĐ thấp ....................................................................... 14
6. 40G: Bảo vệ mất kích từ...................................................................................... 14
7. 46G: Bảo vệ mất cân bằng .................................................................................. 15
8. 49G: Bảo vệ quá tải MPĐ ................................................................................... 15
9. 50/27G: Bảo vệ chống thao tác MC đầu cực không chủ ý ................................ 15
10. 50BF: Bảo vệ chống hư hỏng MC đầu cực ....................................................... 15
11. 59GN(IT): Bảo vệ chạm chập các vòng dây trong cuộn dây stator MPĐ ........ 16
12. 63: Rơle áp lực (Buchholz) ............................................................................... 16
13. 64GN: Kết hợp với Rơle 54GN bảo vệ chạm đất 100% cuộn dây stator MPĐ ...
....................................................................................................................... 17
14. 64F: Bảo vệ chạm đất kích từ ............................................................................ 17
15. 78G: Bảo vệ dao động công suất....................................................................... 17
16. 81O: Bảo vệ tần số cao ...................................................................................... 17


17. 81U: Bảo vệ tần số thấp .................................................................................... 18

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

1


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

18. 87G: Bảo vệ so lệch MPĐ ................................................................................. 18
19. 96: Rơle hơi: ...................................................................................................... 19
III. NHÓM CÁC LOẠI BẢO VỆ Ở MÁY PHÁT VÀ MÁY BIẾN ÁP CHÍNH: . 19
1. Các bảo vệ trong máy phát: ................................................................................. 19
2. Các bảo vệ máy biến áp chính:............................................................................ 20
3. Các bảo vệ trong máy biến áp kích từ: ................................................................ 21
4.Các bảo vệ máy biến áp chính A: TD911: ........................................................... 21
5. Các bảo vệ máy biến áp chính B: TD912: .......................................................... 22
6. Các bảo vệ máy biến áp chính – BV không điện: ............................................... 22
7. Các bảo vệ máy biến áp chính A – BV không điện: ........................................... 22
8. Các bảo vệ máy biến áp chính B – BV không điện: ........................................... 23
IV. CÁC VÙNG BẢO VỆ: ..................................................................................... 23
1. Bảo vệ khối máy phát – máy biến áp chính: ....................................................... 23
2. Vùng bảo vệ của khối Máy phát và MBA kích từ: ............................................. 23
3. Vùng bảo vệ của khối MBA T1 – TD911 – TD921 và cáp ngầm 220kV: ......... 24
3.1. Khối Máy biến áp: ............................................................................................ 24
3.2. Bảo vệ cáp ngầm: ............................................................................................. 28
V. CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA TỪNG TRIP BUS ĐANG ĐƯỢC CÀI
ĐẶT UR: ................................................................................................................. 30

1. Trip bus 1 - Fullstop 1 ........................................................................................ 30
2. Trip bus 2- Normal shutdown ............................................................................. 30
3. Trip bus 3- Fullstop 2 .......................................................................................... 31
4. Trip bus 4 - Splitting ........................................................................................... 31
5. Trip bus 5- De-excitation & Splitting ................................................................. 31
VI. TÁC ĐỘNG BẢO VỆ CỦA CÁC TRIP BUS: ................................................ 32
................................................................................................................................. 33
1. Trip bus 1: ........................................................................................................... 33
2. Trip bus 2: ........................................................................................................... 33
3. Trip bus 3: ........................................................................................................... 34
4. Trip bus 4: ........................................................................................................... 34
5. Trip bus 5: ........................................................................................................... 34

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

2


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

VII. BẢO VỆ ĐỘNG CƠ: ..................................................................................... 35
1. Động cơ ≥ 1000kW ............................................................................................. 35
2. Rơle bảo vệ động cơ < 1000 kW và ≥ 200 kW ................................................... 35
3. Rơle bảo vệ động cơ < 200 kW và ≥30 kW ........................................................ 35
4. Rơle bảo vệ động cơ < 30 kW được bảo vệ bằng rơle nhiệt ............................... 36
VIII. BẢO VỆ HỆ THỐNG BẰNG PHƯƠNG THỨC NỐI ĐẤT ....................... 36
PHẦN III. VẬN HÀNH HỆ THỐNG ..................................................................... 36
I. VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN ........................................................................... 36

II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN....................................................................... 42
1. Các quy định về thông số vận hành máy phát: .................................................... 42
2. Các biện pháp an toàn: ........................................................................................ 45
3. Kiểm tra và chuẩn bị trước khi khởi động máy phát: ......................................... 47
4. Các vấn đề lưu ý khi khởi động và hoà đồng bộ. ............................................... 50
5. Thí nghiệm sau khi sửa chữa:.............................................................................. 50
6. Khởi động và hoà đồng bộ máy phát: ................................................................. 51
7. Dừng máy phát: ................................................................................................... 54
III. VẬN HÀNH MÁY PHÁT DIESEL ................................................................. 55
IV. VẬN HÀNH GCB (Máy Cắt Đầu Cực) ........................................................... 59
1. Vận Hành ............................................................................................................. 59
1. 1. MC Q0 (901; 902): .......................................................................................... 59
1.2. DCL Q9 (901-3; 902-3): ................................................................................. 60
1.3. DTĐ Q81 (901-05; 902-05), Q82 (901-38; 902-38):...................................... 62
1.4. Vận hành motor truyền động bằng tay quay: ................................................... 65
1.5. Ý nghĩa các biểu tượng: ................................................................................... 65
2. Qui định chung về thao tác máy cắt .................................................................... 68
V. VẬN HÀNH MÁY BIẾN ÁP ............................................................................ 69
1. Máy Biến Áp T1 (T2).......................................................................................... 69
1.1 Các thông số kỹ thuật chính: ............................................................................. 69
1.2 Qui định vận hành Máy Biến Áp ...................................................................... 70
2. Máy Biến Áp [911 (912)], [921 (922)] ............................................................... 74
2.1. Các thông số kỹ thuật chính ............................................................................. 74

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

3



Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

2.2. Qui trình vận hành ............................................................................................ 76
3. Máy Biến Áp TD21 ............................................................................................ 80
3.1. Các thông số kỹ thuật chính ............................................................................. 80
3.2 Qui định vận hành ............................................................................................. 82
VI. VẬN HÀNH UPS ............................................................................................ 86
1. Thông số kỹ thuật UPS: ...................................................................................... 86
1.1. UPS tổ máy:...................................................................................................... 86
1.2. Hệ thống nguồn BACK-UP: ............................................................................ 88
1.3. Các phần tử chính: ............................................................................................ 89
1.4. Qui định vận hành: ........................................................................................... 94
VII. VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG ................................................. 98
1. Mô tả hệ thống điện tự dùng trong nhà máy ....................................................... 98
1.1. Mô tả hệ thống điện tự dùng 6,6kV. ................................................................ 98
1.2.

Mô tả hệ thống điện từ dùng 400V. .............................................................. 99

2. Qui định thao tác điện tự dùng: ......................................................................... 101
VIII. VẬN HÀNH ATS VĨNH TÂN .................................................................... 105
QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG CHUYỂN NGUỒN:
............................................................................................................................... 105
1. Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống chuyển nguồn 6.6kV.................. 105
1.1. Quy trình vận hành. ....................................................................................... 105
1.2. Quy trình xử lý sự cố ...................................................................................... 107
2. Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống chuyển nguồn 0,4kV PC ............. 110
3. Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống chuyển nguồn 0,4kV Emergency. ....
....................................................................................................................... 115

3.1. Quy trình vận hành. ........................................................................................ 115
3.2 Quy trình xử lý sự cố. ...................................................................................... 117
IX. QLVH & XLSC HÒA ĐỒNG BỘ .................................................................. 119
1. Tổng quan về hệ thống hòa đồng bộ. ................................................................ 119
2. Vận hành. ........................................................................................................... 132
3. Xử lý sự cố ........................................................................................................ 137
PHẦN IV. DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................... 137
PHẦN V. TÌM HIỀU THÊM ................................................................................ 140
Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

4


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

CHU TRÌNH NHIỆT CỦA TỔ MÁY 622MW.................................................... 140

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

5


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

PHẦN I:


SƠ BỘ VỀ NMNĐ VĨNH TÂN 2

I. GIỚI THIỆU
1. Vị trí địa lí
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân 2 được xây dựng tại
khu quy hoạch nhà máy
nhiệt điện, trong tổ hợp
nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân, thuộc xã Vĩnh Tân,
huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận.
Cách thành phố Phan
Thiết 106 km, và cách
tỉnh Ninh Thuận 15km.
Phía Bắc giáp đồi núi
Quốc lộ 1A.
Phía Nam giáp biển cách
đảo Cù Lao Cau 10km.
Phía Đông là khu qui
hoạch du lịch Cà Ná.
Phía tây là cảng cá khu
dân cư xã Vĩnh Hảo.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

6



Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

2. Cơ chế kỹ thuật
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có công suất 2 x 622MW, nhiên liệu chính là than
antraxit cám 6A khu vực
Hòn Gai Cẩm Phả, dầu FO làm nhiên liệu khởi động và đốt phụ trợ khi phụ tải dưới
70%.
Nhà máy được thiết kế với cấu hình tổ máy gồm một lò hơi, một tuabin, và một
máy phát. Nhà máy phát lên lưới điện quốc gia qua cấp điện áp 220KV thông qua sân
phân phối chung 500/220kV.
Nguồn nước vận hành cho nhà máy là nguồn nước được lấy từ hồ Đá Bạc. Hệ thống
nước làm mát bằng nước biển, bải xỉ và một số hạng mục trong nhà máy được thiết kế đủ
cho quy mô công suất cuối cùng của nhà máy là 1244MW.
Nhà máy nhiệt điện thực hiện việc biến đổi nhiệt năng của nguyên liệu thành cơ
năng rồi thành điện năng. Quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số quá
trình liên tục (một chu trình) trong một số thiết bị của nhà máy.
Chu trình chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng làm quay tuabin từ việc đốt cháy
các loại nhiên liệu trong lò hơi, sau đó chuyển cơ năng thành năng lượng điện trong máy
phát điện. Nhiệt năng được được đến tuabin qua một môi trường dẫn nhiệt là hơi nước.
Hơi nước truyền tải nhiệt năng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật (như áp suất, nhiệt độ)
trước khi đi vào tuabin để sinh công.
Các giải pháp chính:


Cấp điện áp truyền tải: 220/500kV



Máy phát: 3 pha đồng bộ, công suất 2x622MW, làm mát bằng khí Hydro.




Nhiên liệu: Than Antraxit (cám 6A) nội địa được chuyển từ miền Bắc vào.



Lò hơi: thông số hơi cận tới hạn, ngọn lửa hình chữ W, có tái sấy, một buồng đốt, hệ
thống gió lò cân bằng, tuần hoàn tự nhiên và 1 bao hơi, thải xỉ khô đáy lò, lắp đặt
ngoài trời.



Tuabin hơi: là loại tuabin ngưng hơi thuần túy, thông số hơi cận tới hạn, có tái sấy 1
lần, 8 cửa trích nhiệt.



Hệ thống làm mát tuần hoàn : lấy từ nước biển và thải ra biển.



Nước ngọt : lấy từ hồ Đá Bạc và xử lý nước biển.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

7



Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

3. Nguyên lí hoạt động

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của nhà máy.

Giải Thích:


(1) Than (than cám 6A)
Buồng đốt:
Khói:
Tro & Xỉ:

Bộ nghiền than
Lọc bụi ESP, Khử NO, Khử S
Xe tải chuyên dụng

than mịn

Không Khí
Bãi xỉ (cách 1.5km)


(2) Nước (Biển, thiên nhiên) qua xử lí Bình ngưng hệ thống ống dẫn
Bình gia nhiệt, Bình
khử khí
Bao hơi.


Ở Bao hơi (1)+(2) = (nước + nhiệt) Hơi bão hòa Bộ quá nhiệt (538’C, 16.67Mpa) Turbine cao
áp Bộ tái sấy ( 538’C, 3.6Mpa)
Turbine trung áp
Turbine hạ
áp
Bình ngưng Hệ thống bơm ngưng, Bơm TH CK mới
Turbine quay
Điện năng được sinh ra
MPĐ quay
Máy Biến áp
Điều chỉnh điện áp
Lưới Điện.


Than cám 6A được vận chuyển theo đường biển đến cảng than, kho than bằng các
thiết bị vận chuyển và băng tải. Rồi được chuyển đến máy nghiền nghiền thành than
bột cấp vào buồng đốt (của Lò Hơi).
 Khói sau khi đốt được đưa qua các bộ xử lí: bộ lọc ESP, khử NO, khử S trước khi
được thải ra ngoài môi trường.
 Tro & xỉ sau khi đốt được vận chuyển đến bãi xỉ cách nhà máy 1.5km bằng xe tải
chuyên dụng.



Dầu FO được vận chuyển đến nhà máy, được chứa trong các bồn chứa và được cấp
vào buồng đốt để đốt cháy (mồi) than giai đoạn ban đầu.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12


8


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2



Nguồn nước tự nhiên (nước Biển, nước Sông) sau khi qua xử lí được bơm vào bình
ngưng. Rồi được bơm tới bình ngưng, bình khử khí và cuối cùng được bơm đến lò
hơi bằng các hệ thống ống dẫn.



Tại Bao Hơi nước nhận nhiệt của quá trình đốt than ở bao hơi và trở thành hơi bão
hòa. Hơi bão hòa được dẫn qua các bộ phận quá nhiệt để trở thành hơi quá nhiệt (đạt
ngưỡng 538oC và ở áp suất 16.67Mpa) rồi vào Turbine cao áp để sinh công. Sau khi
sinh công hơi ra khỏi Turbine cao áp được dẫn đến bộ tái sấy nâng nhiệt độ lên lại
538oC và áp suất ở 3.67Mpa) rồi vào Turbine trung áp để sinh công lần 2. Sau đó
được dẫn thẳng vào Turbine hạ áp để sinh công lần cuối và được dẫn đến bình
ngưng. Ở bình ngưng, hơi ngưng lại thành nước rồi được hệ thống bơm ngưng, bơm
tuần hoàn để thực hiện chu trình tiếp theo.



Hơi đi qua làm quay các cánh quạt của các Turbine cao, trung và hạ áp. Chuyển
nhiệt năng thành cơ năng kéo máy phát điện hoạt động. Máy phát điện hoạt động
sinh ra điện năng và điện năng được đưa qua hệ thống Máy Biến Áp để điều chỉnh
điện áp thích hợp rồi đưa lên lưới điện.


II. HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA NMNĐ VĨNH TÂN 2
1. Nhà máy điện
Các tổ máy NMĐ Vĩnh Tân 2 được đấu nối với thanh cái 220kV của sân phân phối
500/220kV TTĐL Vĩnh Tân thông qua cáp ngầm 220kV. Cáp ngầm được đấu nối với
cuộn cao của MBA chính nâng áp (Generator Transforme : GT). Sân phân phối được đầu
tư với theo một dự án riêng, theo sơ đồ ba máy cắt hai thanh góp gồm bốn xuất tuyến
đường dây và hai MBA tự ngẫu (Automatic Transformer: AT) liên lạc 500/220kV.
Máy phát là máy phát đồng bộ ba pha với công suất định mức là 750MVA. Máy
phát và MBA T1 được đấu nối với nhau thông qua thanh góp IPB 25kA. Một MC 901
đầu cực máy phát được lắp đặt giữa đầu ra của máy phát và MBA chính T1.
Giữa MC 901 và MBA chính T1 lắp đặt một MBA tự dùng ba pha ba cuộn dây
54/34-34MVA (TD911) và một MBA ba pha hai cuộn dây 34MVA (TD912) thông qua
thanh góp IPB 2kA. Thanh góp cách ly pha cũng được dùng để nối máy phát, máy cắt và
MBA chính.
Tóm lại, khi vận hành chế độ bình thường nhà máy Vĩnh Tân 2 phát điện từ máy
phát 20kV qua MBA chính T1 nâng áp lên 220kV. Đi vào cáp ngầm rồi đến sân phân
phối 500/220kV hòa vào lưới quốc gia.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

9


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Sơ đồ đấu nối NMĐ Vĩnh Tân & trạm 500kV
Ngoài ra, nguồn cấp điện tự dùng dự phòng được lấy từ xuất tuyến 220 kV của sân
phân phối 220 kV thông qua một máy biến áp tự dùng dự phòng/khởi động (Standby

Transformer: ST) loại 3 pha, 3 cuộn dây với dung lượng 54/34-34 MVA.
2. Trạm biến áp
Nhà máy điện Vĩnh Tân sẽ được đấu nối với hệ thống điện qua cấp điện áp
220kV bằng 4 lộ tuyến và máy biến áp liên lạc 500/220kV


02 lộ tuyến 220kV từ nhà máy đến trạm Tháp Chàm chiều dài mỗi lộ tuyến là
50km.



02 lộ tuyến 220kV từ nhà máy đến trạm Phan Rí chiều dài mỗi lộ tuyến là 50km.



Xây dựng 02 lộ tuyến 220kV từ trạm 220kV Phan Thiết đến trạm Phan Rí chiều
dài mỗi lộ tuyến là 60km.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

10


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Sơ đồ đấu nối các trạm lên lưới điện QG

Người thực hiện: Trương Minh Đức

MSSV:
14TH1E_12

11


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

PHẦN II. BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỆN
I. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TU-TI

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

12


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

II. MÔ TẢ CÁC BVRL CÓ TRONG NHÀ MÁY
1. 21G: Bảo vệ tổng trở thấp
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng và áp từ CT phía trung tính máy phát và PT đầu cực máy
phát. Bảo vệ sẽ làm việc theo nguyên tắc đo tổng trở (Z = UNM/INM) từ điểm ngắn mạch
đến chỗ đặt relay.
Bảo vệ sẽ tác động khi tổng trở rơ le đo được nhỏ hơn giá trị cài đặt.
Ví dụ:

Khi có ngắn mạch trong khoảng từ máy phát đến MC 901, khoảng cách từ điểm
ngắn mạch đến MC 901 gần hơn khoảng cách từ điểm ngắn mạch đến MC 251 – 281 nên

rơle tác động đến MC 901 trước và MC 901 cắt ra ngoài cô lập phần ngắn mạch đến
MBA.
Khi có ngắn mạch trong khoảng từ MC 901 đến MBA, rơle tác động cắt MC 901 và
MC 251 – 281 cô lập phần ngắn mạch đến các phần khác.
2. 24G (V/Hz): Bảo vệ quá kích từ
Bảo vệ lấy tín hiệu tần số và điện áp từ PT đầu cực máy phát. Bảo vệ sẽ làm việc
theo nguyên lý so sánh tỷ số (U/f) với giá trị cài đặt
Bảo vệ sẽ tác động khi tỉ số (U/f) vượt quá giá trị cài đặt.
3. 26: Bảo vệ nhiệt độ không bình thường
Rơ le nhiệt dùng lưỡng kim. Lưỡng kim là hai kim loại có hệ số giãn nở khác nhau.
θ0 , l1 = l2

θ1 > θ0 , l1 > l2

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

13


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2
θ0 , lưỡng kim thẳng.

θ1 > θ0 , lưỡng kim cong.

Ví dụ lưỡng kim trên là sắt và đồng.
Ở nhiệt độ bình thường, 2 kim loại có chiều dài bằng nhau. Khi nhiệt độ tăng, đồng
dài hơn sắt.
Hai kim loại được dán chặt vào nhau (nên gọi là lưỡng kim). Ở nhiệt độ bình

thường, lưỡng kim thẳng. Khi nhiệt độ tăng lưỡng kim cong lên vì một bên giãn nhiều, 1
bên giãn ít.
Rơle nhiệt dùng lưỡng kim:

IR

1
2

3
abc

Lưỡng kim (1) cản trở sự xoay của đòn gánh (2) nên tiếp điểm (3) không tác động
(ab: đóng, bc: cắt)
Khi có dòng điện IR qua điện trở nung nóng lưỡng kim (1) cong lên thả tự do cho
đòn gánh (2) nên tiếp điểm (3) tác động (ab: cắt, bc: đóng)
4. 32R: Bảo vệ công suất ngược
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện và điện áp từ CT, PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ sẽ làm
việc theo nguyên lý kiểm tra hướng công suất tác dụng của MPĐ.
Bảo vệ sẽ tác động khi công suất của tổ máy nhận về vượt quá công suất cài đặt.
5. 32L: Bảo vệ công suất MPĐ thấp
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện và điện áp CT, PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc
theo nguyên lý so sánh dòng điện và điện áp.
Bảo vệ sẽ tác động khi công suất phát của tổ máy nhỏ hơn công suất cài đặt.
6. 40G: Bảo vệ mất kích từ

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12


14


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Bảo vệ lấy tín hiệu CT và PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên tắc đo
tổng trở Z đầu cực MPĐ.
Khi tổng trở đo được nằm trong vùng cài đặt, bảo vệ sẽ tác động.

Đặc tính tác động của 40G
7. 46G: Bảo vệ mất cân bằng
Bảo vệ lấy tín hiệu từ CT phía trung tính MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên tắc so
sánh dòng thứ tự nghịch I2 của máy phát.
Bảo vệ sẽ tác động khi dòng thứ tự nghịch đo được lớn hơn giá trị cài đặt.
8. 49G: Bảo vệ quá tải MPĐ
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng điện từ CT phía trung tính MPĐ. Bảo vệ làm việc theo
nguyên lý so sánh dòng điện I.
Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện đo được lớn hơn dòng điện cài đặt.
9.

50/27G: Bảo vệ chống thao tác MC đầu cực không chủ ý

Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp từ PT đầu cực MPĐ và dòng điện từ CT phía trung tính
MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên lý so sánh điện áp và dòng điện.
Bảo vệ sẽ tác động trong trường hợp GCB mở, phát hiện điện áp đo được lớn hơn
điện áp cài đặt và dòng điện lớn hơn dòng điện cài đặt.
10. 50BF: Bảo vệ chống hư hỏng MC đầu cực
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng thứ tự thuận, thứ tự nghịch từ CT sau GCB. Bảo vệ làm
việc theo nguyên lý so sánh dòng điện.
Bảo vệ sẽ tác động trong trường hợp lệnh đã gửi cắt GCB bị từ chối, lúc này sẽ so

sánh dòng điện thứ tự thuận hoặc thứ tự nghịch đo được lớn hơn trị số cài đặt, bảo vệ gửi
tính hiệu cắt MC phía trạm 220kV

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

15


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Ví dụ:

251

641

901

Các thiết
bị bảo vệ

B/F I>

&

B/F trip 0

G


Khi ngắn mạch xảy ra trong khoảng từ MC 901 đến MC 641, các thiết bị bảo vệ cắt
MC 901. Nhưng MC 901 bị lỗi hư hỏng nên không cắt được. Lúc này rơle 50BF nhận tín
hiệu từ các thiết bị bảo vệ và tín hiệu dòng , rơle 50BF báo trip và cắt MC 251, MC 641
để cách ly dòng ngắn mạch.
11. 59GN(IT): Bảo vệ chạm chập các vòng dây trong cuộn dây stator MPĐ
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp tại cuộn tam giác hở của PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm
việc theo nguyên tắc so sánh điện áp thứ tự 0.
Bảo vệ sẽ tác động khi dòng thứ tự 0 đo được lớn hơn giá trị cài đặt.
12. 63: Rơle áp lực (Buchholz)
Đây là rơle tác động từ hơi gaz, dùng để phát hiện các sự cố nhỏ mới bắt đầu, sự cố
này có thể trở thành sự cố mạnh sau thời gian, rơle gaz để phụ trợ cho rơle so lệch dọc
MBA bởi nó không thể phát hiện được sự cố ngắn mạch bên trong MBA hoặc tại đầu cực
MBA. Khi sự cố xảy ra từ từ nó sinh ra nhiệt làm ảnh hưởng cách điện và lõi trong MBA,
sự phân hóa vật liệu cách điện sinh ra gaz dễ cháy, hoạt động của rơle Buchholz là báo
tín hiệu khi lượng gaz phát sinh đủ lớn; phân tích khí gaz trong rơle cho biết loại sự cố.
Vị trí đặt rơle Buchholz và giản đồ giải thích nguyên lý làm việc của rơle Buchholz ở
hình bên dưới.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

16


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Khi gaz tích tụ, mức dầu giãn và như thế trái nổi lên hạ xuống làm đóng tiếp điểm
báo động. Để làm việc tin cậy, người ta dùng tiếp điểm thủy ngân, gaz tích tụ có thể được

giãn vào một ống để phân tích biết sự cố, nếu loại sự cố lớn lượng gaz lớn sinh ra nhiều
làm trái nổi phía dưới hoạt động và cho tín hiệu mở MC của MBA. Rơle Buchholz tác
động chậm: thời gian làm việc tối thiểu là 0.1s, trung bình là 0.2s.
13. 64GN: Kết hợp với Rơle 54GN bảo vệ chạm đất 100% cuộn dây stator MPĐ
Bảo vệ lấy tín hiệu sóng hài bậc 3 từ MBA trung tính nối đất với cuộn tam giác hở
PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên lý so sánh giá trị số điện áp hài bậc 3
trung tính MPĐ với điện áp hài bậc 3 PT đầu cực MPĐ.
Bảo vệ sẽ tác động khi có chạm đất trong cuôn dây stator. Bảo vệ này chỉ bảo vệ
khoảng (70÷80)% tính từ điểm trung tín MPĐ đến đầu cực MPĐ.
14. 64F: Bảo vệ chạm đất kích từ
Bảo vệ sẽ cấp một tín hiệu áp sóng chữ nhật với tần số thấp giữa cuộn kích từ MPĐ
với đất, đồng thời đo dòng rò chạy từ cuộn kích từ xuống đất và tính điện trở R.
Bảo vệ sẽ tác động khi có chạm đất, tức là R đo được sẽ nhỏ hơn R cài đặt.
15. 78G: Bảo vệ dao động công suất
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng và áp từ CT và PT đầu cực máy phát. Bảo vệ làm việc theo
nguyên tắc đo vectơ tổng trở đầu cực máy phát (Z = U/I).
Bảo vệ sẽ tác động khi có sự cố làm cho vectơ dao động vào vùng tác động của
rơle.
16. 81O: Bảo vệ tần số cao
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp, tần số PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên
lý so sánh giá trị tần số f .
Bảo vệ sẽ tác động khi giá trị tần số f đo được lớn hơn giá trị đặt.

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

17



Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

17. 81U: Bảo vệ tần số thấp
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp, tần số PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên
lý so sánh giá trị tần số f và điện áp U .
Bảo vệ sẽ tác động khi giá trị tần số f và điện áp đo được nhỏ hơn giá trị đặt.
18.

87G: Bảo vệ so lệch MPĐ
Có nhiệm vụ chống ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây stator máy phát.

Bảo vệ 87G làm việc theo nguyên tắc so sánh giá trị dòng điện giữa 2 CT hai đầu
vùng bảo vệ, dòng vào rơ le là dòng so lệch. Giá trị dòng so lệch (ID) được so sánh với
dòng hãm (IR)

Đặc tính tác động của 87G
+ Khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ: |ID | < | IR| bảo vệ không tác động. khi có
ngắn mạch trong vùng bảo vệ (giữa 2 CT), dòng so lệch sẽ rất lớn |ID | > | IR| bảo vệ sẽ
tác động.
S1
IP2
IP1
Ví dụ:
901

CT1

I2

I1


CT2

SL

+ Khi vận hành bình thường hoặc khi có ngắn mạch ngoài:
Dòng điện so lệch: Idiffer = |I1 + I2 | = |I1 − I2 | = 0
Dòng ổn định hay dòng hãm: Istab = |I1 | + |I2 | = |I1 | + |I1 | = 2|I1 |
Hoặc có ngắn mạch ngoài: I2 = −I1 nên |I2 | = |I1 | => {

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

Idiffer = 0
Istab = 2|I1 |

18


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Cả 2 trường hợp trên, bảo vệ không tác động
+ Ngắn mạch trong vùng cấp dòng từ 2 phía:
S1

IP1

IP2
901


CT1

CT2

I2

I1
SL

Idiffer = Istab = |I1 + I2 | = |I1 + I1 | = 2I1
 Bảo vệ tác động
+ Ngắn mạch trong vùng cấp dòng từ 1 phía: I2 = 0
IP1

S1
901

CT1

CT2

I1
SL

Idiffer = Istab = |I1 + I2 | = |I1 + 0| = I1 => Bảo vệ tác động
Vậy khi Idiffer = Istab thì bảo vệ so lệch tác động.
19.

96: Rơle hơi:


III. NHÓM CÁC LOẠI BẢO VỆ Ở MÁY PHÁT VÀ MÁY BIẾN ÁP
CHÍNH:
1.

Các bảo vệ trong máy phát:
87G

Bảo vệ so lệch stator máy phát

78G

Bảo vệ dao động công suất

21G

Bảo vệ tổng trở

24G

Bảo vệ quá kích từ

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

19


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2


81U

Bảo vệ thấp tần số

32R

Bảo vệ công suất ngược

40G

Bảo vệ chống mất kích thích

46G

Bảo vệ mất đối xứng

59GN
(IT)

Bảo vệ chạm chập các vòng dây trong cuộn dây stator

64GN

Bảo vệ chạm đất 5% cuộn dây stator

64F

Bảo vệ chạm đất cuộn dây rotor


59GN

Bảo vệ chạm đất 95% cuộn dây stator

81O

Bảo vệ quá tần số

59G

Bảo vệ quá áp

49G

Bảo vệ quá tải

51V

Bảo vệ quá dòng kém áp

50BF

Bảo vệ hư hỏng MC đầu

32L

Bảo vệ công suất thấp

60-1


Bảo vệ hư hỏng PT1

60-2

Bảo vệ hư hỏng PT2

50/27G

Bảo vệ chống thao tác MC đầu cực không chủ ý

2. Các bảo vệ máy biến áp chính:
87T
49T
67PT
24T

Bảo vệ so lệch
Quá tải
Bảo vệ có hướng
Bảo vệ quá kích từ

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

20


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2


50/27T
50/51T
87NT
50/51N1
67NT
59T
59MT
60-1
60-2
51T
63TS
63TP
63TSC

Bảo vệ quá dòng với điện áp thấp
Bảo vệ quá dòng
Bảo vệ RGF (Bảo vệ chạm đất có giới hạn)
Bảo vệ quá dòng
Bảo vệ có hướng
Quá điện áp
Bảo vệ chạm đất phía hạ áp
Bảo vệ hư hỏng PT1
Bảo vệ hư hỏng PT2
Khởi động gió làm mát
Rơle lưu lượng dầu tăng đột ngột (rơle Buchholz)
Thiết bị giảm áp suất
Rơle lượng dầu đột ngột OLTC

3. Các bảo vệ trong máy biến áp kích từ:
87ET

50/51ET
50/51F
49ET
26ET2

Bảo vệ so lệch
Bảo vệ quá dòng phía 20kV
Bảo vệ quá dòng phía 0.88kV
Bảo vệ quá tải
Bảo vệ nhiệt độ dầu (báo động)

4. Các bảo vệ máy biến áp chính A: TD911:
87T
50/51T
51N-1
51N-2
87NT-1

Bảo vệ so lệch
Bảo vệ quá dòng
Bảo vệ quá dòng 0 - con số
Bảo vệ quá dòng 0 - con số
Bảo vệ RGF

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

21



Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

87NT-2
51T
63TS
63TP
63TSC

Bảo vệ RGF
Khởi động gió làm mát
Rơle lưu lượng dầu tăng đột ngột (rơle Buchholz)
Thiết bị giảm áp suất
Lượng dầu đột ngột OLTC

5. Các bảo vệ máy biến áp chính B: TD912:
87T
50/51T
51N
87NT
51T
63TS
63TP
63TSC

Bảo vệ so lệch
Bảo vệ quá dòng
Bảo vệ quá dòng 0 - con số
Bảo vệ RGF
Khởi động gió làm mát

Rơle lưu lượng dầu tăng đột ngột (rơ le Buchholz)
Thiết bị giảm áp suất
Lượng dầu đột ngột OLTC

6. Các bảo vệ máy biến áp chính – BV không điện:
63T
63TC
63TPC
49T
26T
71T
71TC

Rơle Buchholz
Áp suất dầu đột ngột
Thiết bị giảm áp suất OLTC
Bảo vệ nhiệt quá tải (nhiệt độ cuộn dây)
Nhiệt độ dầu
Mức dầu
Mức dầu OLTC

7. Các bảo vệ máy biến áp chính A – BV không điện:
63T
63TPC

Rơle Buchholz
Thiết bị giảm áp suất OLTC

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:

14TH1E_12

22


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Bảo vệ nhiệt quá tải (nhiệt độ cuộn dây)

49T

Nhiệt độ dầu

26T

Mức dầu

71T
71TC

Mức dầu OLTC

8. Các bảo vệ máy biến áp chính B – BV không điện:
Rơle Buchholz

63T
63TPC

Thiết bị giảm áp suất OLTC
Bảo vệ nhiệt quá tải (nhiệt độ cuộn dây)


49T

Nhiệt độ dầu

26T

Mức dầu

71T
71TC

Mức dầu OLTC

IV. CÁC VÙNG BẢO VỆ:
Vùng 1 ( chức năng FULL STOP 1): Giới hạn bảo vệ trong phạm vi từ 901 trở lại.
Thực hiện các chức năng nhằm cô lập máy phát, hệ thống Máy biến áp vẫn hoạt động
bình thường.
Vùng 2 ( chức năng FULL STOP 2): Giới hạn bảo vệ đến các MC 641-643-645 &
các MC 251-281. Thực hiện các chức năng cô lập toàn khối máy phát và hệ thống các
Máy biến áp.
Bảo vệ khối máy phát – máy biến áp chính:
Khối Máy phát-Máy biến áp được trang bị role T35, chức năng bảo vệ so lệch cho
toàn khối.
Phạm vi bảo vệ là tất cả các thiết bị nằm trong vùng lấy tín hiệu của các CT: Máy
1.

phát S1 -Máy biến áp kích từ TE1-Máy biến áp tự dùng TD911-TD912 và tất cả các thiết
bị nằm trong vùng được bảo vệ này.
Khi bảo vệ tác động, tín hiệu được gửi đến FULL STOP2.

2.
2.1.

Vùng bảo vệ của khối Máy phát và MBA kích từ:
Máy phát:

Gồm 2 rơ le G60-I, G60-II. Được phân ra 2 vùng bảo vệ:
Các chức năng bảo vệ thuộc vùng 1 là những chức năng nằm trong phạm vi cô lập
của GCB.
Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

23


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Các chức năng bảo vệ thuộc vùng 2 là những chức năng có phạm vi bảo vệ vượt
ngoài phạm vi cô lập của GCB
Khi các chức năng tương ứng của vùng bảo vệ 1 hay 2 tác động, tín hiệu tương ứng
sẽ được gửi đến FULL STOP 1 hay FULL STOP 2

2.2. Máy biến áp kích từ:
Được bảo vệ bằng hai rơle T35-I, T35-II.
Phạm vi bảo vệ là các máy biến áp kích từ và các thiết bị trong vùng
Khi bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đến FULL STOP 1
3. Vùng bảo vệ của khối MBA T1 – TD911 – TD921 và cáp ngầm 220kV:
3.1. Khối Máy biến áp:
Mỗi máy biến áp được trang bị hai rơle T60-I, T60-II.

Vùng bảo vệ của mỗi hệ thống bảo vệ riêng cho từng máy biến áp. Khi rơle tác
động (tác động trip), tất cả các rơle này đều thực hiện chức năng giống nhau, cô lập toàn
hệ thống. Tín hiệu tác động được gửi đến FULL STOP 2.
Hệ thống bảo vệ không điện của máy biến áp được gửi đến rơle Lockout K286E.

Bản vẽ: PSR11-21-11 1/2

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

24


Báo cáo thực tập: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2

Rơle T60-I của máy biến áp T1, TD911, TD912 gửi tín hiệu đến rơle Lockout
K286C.

Bản vẽ PSR11-21-07
Mạch tín hiệu rơle T60-I của MBA T1

Người thực hiện: Trương Minh Đức
MSSV:
14TH1E_12

25



×