Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Logic học Bài giảng dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.97 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: MÔN LOGIC HỌC
(Dùng cho bậ c Cao đẳ ng)

Giảng viên: Phạm Thị Minh Lan
Nguyễn Thị Kim Anh

1


CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA LÔGÍC HỌC
1.1 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của logic học
1.1.1 Thuậ t ngữ lôgíc và logíc họ c
Lô gíc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại logos nghĩa là “tư tưởng”, “từ”, “ trí
tuệ” . Từ logos được Heraclit, nhà triết học Hy Lạp cổ đại dùng để chỉ quy luật vận
động của vũ trụ.
Lôgíc học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một khoa học. Nói cách khác,
lôgíc học là khoa học về tư duy.
1.1.2 Tư duy và tư duy logíc
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người
và nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Nhận thức trải qua 2 giai đoạn: nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính có các hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác, biểu tựơng. Nhờ
nhận thức cảm tính, con người thu được tri thức về các sự vật riêng lẻ và các thuộc tính
của chúng. Song chưa phản ánh được bản bản chất của sự vật, hiện tượng, cũng như
quy luật của tự nhiên và xã hội.
Tư duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao nhất - bộ não con người.


Tư duy phản ánh thế giới khách quan dưới dạng các hình ảnh đã được trừu tượng hoá
và khái quát hoá.
- Đặc điểm của tư duy:
+ Tư duy phản ánh hiện thực dưới dạng khái quát.
+ Tư duy là quá trình phản ảnh trung gian hiện thực.
+ Tư duy liên hệ mật thiết với ngôn ngữ.
+ Tư duy tham gia tích cực vào việc phản ánh và cải biến sáng tạo thế giới khách
quan.
- Những hình thức lôgíc của tư duy: Khái niệm, phán đoán và suy luận.
+ Khái niệm là một hình thức của tư duy phản ánh những đặc điểm cơ bản của
một sự vật, hiện tượng đơn nhất, hoặc của một lớp sự vật, hiện tượng đồng nhất.
+ Phán đoán là hình thức liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định sự
tồn tại, một thuộc tính (dấu hiệu, đặc điểm) hay mối quan hệ của sự vật, hiện tượng.
- Phán đoán được biểu thị bằng câu, gồm phán đoán đơn và phán đoán phức.
Ví dụ: Chúng tôi là sinh viên trường Đại học- Phán đoán đơn.
Ví dụ: Lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân- Phán đoán phức
- Phán đoán có thể chân thực hoặc giả dối tuỳ theo sự phản ánh đúng hay không đúng
hiện thực khách quan của chúng.
Ví dụ: Mọi chất lỏng đều dẫn điện: phán đoán giả dối.
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam: phán đoán chân thực.
+ Suy luận là hình thức liên hệ giữa các phán đoán theo những quy tắc lôgíc nhất
định để rút ra một phán đoán mới.
Các phán đoán đã biết gọi là tiên đề, phán đoán mới gọi là kết luận.
2


Ví dụ:
Mọi kim loại đều dẫn điện ( 1)
Cu là một kim loại
( 2)

KL: Cu dẫn điện
( 3)
Phán đoán (1) và (2) là tiên đề, phán đoán (3) là kết luận.
Tóm lại: Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận
thức lý tính (tư duy trừu tượng), hai giai đoạn của quá trình nhận thức thống nhất biện
chứng với nhau. Trong quá trình nhận thức, thực tiễn giữ vai trò rất quan trọng, nó là
cơ sở, nguồn gốc, là động lực và mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
- Tư duy logic: là tư duy chính xác theo các quy luật và hình thức, không phạm phải sai
lầm trong lập luận, biết phát hiện ra những mâu thuẫn.
1.1.3 Hình thứ c logíc củ a tư duy
- Khái niệm về hình thức logíc của tư duy
Trong thực tế tư duy, các tư tưởng khác nhau về nội dung song có thể có hình
thức kết cấu lại như nhau.
Ví dụ: + Mọi kim loại đều là chất dẫn điện.
+ Mọi người cộng sản đều là người yêu nước.
Hai phán đoán này có nội dung phản ánh khác nhau nhưng chúng lại có chung
một kết cấu lôgic: Mọi S là P.
Trong đó: S - khái niệm về đối tượng tư tưởng được phản ánh; P - khái niệm
về dấu hiệu của đối tượng tư tưởng được phản ánh; “Là”- từ nối, thể hiện sự liên kết
giữa đối tượng tư tưởng và dấu hiệu của nó. “ Tất cả”, “ một số”- nêu lên số lượng đối
tượng mà tư tưởng cần nêu lên, cần nói tới.
Nội dung và hình thức của tư tưởng liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình tư
duy, không có nội dung thuần tuý tách khỏi hình thức và không có hình thức lôgic
thiếu nội dung.
Hình thức logic của một tư tưởng cụ thể là cấu trúc của tư tưởng đó, tức là
phương thức liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với nhau. Hình thức logic của
tư tưởng xác định là sự phản ánh cấu trúc của các mối liên hệ, các quan hệ giữa các sự
vật và hiện tượng hay giữa các sự vật với thuộc tính của chúng.
- Tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn về hình thức của tư duy.
+ Tư tưởng của con người về hiện thực biểu thị dưới dạng khái niệm, phán đoán,

chúng có thể là chân thực hoặc là giả dối. Nếu khái niệm, phán đoán phản ánh đúng
hiện thực thì chúng là chân thực. Nếu khái niệm, phán đoán phản ánh không đúng hiện
thực thì chúng là giả dối.
Ví dụ: Khái niệm chân thực là “Con sông”, “con người”, “ngôi trường”, “một số
học sinh là sinh viên” chân thực.
Ví dụ: Khái niệm giả dối là “ma”, “mọi chất lỏng đều là chất dẫn điện” giả dối
+ Ngoài ra trong quá trình lập luận cần tuân theo tính đúng đắn về hình thức hay
tính đúng đắn lôgic. Tính đúng đắn lôgic của lập luận do các quy luật và các quy tắc
của tư duy (các quy luật không cơ bản) quy định.
3


- Để có kết luận đúng cần tuân thủ 2 điều kiện:
(1) Các tư tưởng dùng làm tiền đề để xây dựng lập luận phải chân thực.
(2) Sử dụng chính xác các quy luật (và các quy tắc) của tư duy. Nếu chỉ vi phạm
một trong 2 điều kiện trên sẽ dẫn đến những sai lầm lôgic và kết luận không đúng.
Như vậy, tính chân thực của tư tưởng là sự phù hợp của nó với hiện thực, còn
tính đúng đắn của tư duy là sự tuân theo các quy luật và các quy tắc của lôgic học.
1.1.4 Đố i tư ợ ng củ a logíc họ c
Lôgíc học là khoa học nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy, nhằm
nhận thức đúng đắn thế giới khách quan, đảm bảo tính đúng đắn trong lập luận.
1.1.5 Phư ơ ng pháp nghiên cứ u củ a logíc họ c
Nghiên cứu, học tập môn logic phải trên cơ sở phương pháp luận khoa học,
ngoài ra cần kết hợp các phương pháp khác như phương pháp liệt kê, phân tích, so
sánh, đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa, mô hình hóa…
1.2 Mối quan hệ giữa lôgíc học và ngôn ngữ.
Tư duy và ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề và điều kiện ra
đời, tồn tại và phát triển của nhau.
- Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin từ thế hệ này
sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ được chia thành

ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo.
+ Ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống thông tin ký hiệu âm thanh đặc biệt và sau đó là
chữ viết, nó xuất hiện do nhu cầu xã hội của con người.
+ Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống ký hiệu hỗ trợ được tạo ra bằng cách riêng trên
cơ sở ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và tinh tế các thông tin khoa học
và các thông tin khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật hiện đại.
- Trong lôgic học hiện đại, người ta sử dụng phổ biến ngôn ngữ lôgic vị từ. Đặc trưng
ngữ nghĩa của biểu thức ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ hình
thức lôgic của tư tưởng khi phân tích ngôn ngữ tự nhiên.
+ Tên gọi đối tượng là từ hay tổ hợp từ (cụm từ). Mỗi tên gọi bao giờ cũng có
nghĩa thực và ngữ nghĩa.
Đối tượng hay tập hợp đối tượng biểu thị bằng tên gọi nào đó tạo thành nghĩa
thực của tên gọi đó.
Ngữ nghĩa của tên gọi là thông tin về những cái vốn có của đối tượng được biểu
thị bằng tên gọi.
Ví dụ: Các biểu thức ngôn ngữ: “ Nhà thơ của lý tưởng Cộng sản- Tố Hữu”,
“Tác giả Từ ấy”, “ Nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ XX”…cùng có một nghĩa thực,
biểu thị nhà thơ Tố Hữu, nhưng có ngữ nghĩa khác nhau, nêu lên những thuộc tính
khác nhau của nhà thơ.
+ Tên gọi được chia thành tên đơn - biểu thị bằng một từ, như: Huế, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, động vật; và tên phức - biểu thị bằng cụm từ như “nghệ sĩ nhân dân”,
“nam giáo viên”, “ nữ bác sĩ”.
+ Tên gọi còn có tên riêng - biểu thị một đối tượng của tư tưởng như: “Nguyễn
Trãi”, “Trần Hưng Đạo”, “sông Trà Khúc”, “núi Thiên Ấn”… và tên chung - biểu thị
tập hợp đối tượng, tư tượng “như trường học”, “ bệnh viện”, “siêu thị”.
4


Tên riêng và tên chung có thể là tên mô tả - biểu thị bằng một thuộc tính nào đó
của đối tuợng tư tưởng như: “ Thành phố biển” ( Nha Trang), “Phố cổ” ( Hội An),

“con sông dài nhất thế giới” ( sông A-ma-dôn).
+ Vị từ: là biểu thức ngôn ngữ nêu lên thuộc tính hay quan hệ vốn có của đối
tượng tư tưởng , chúng giữ vai trò là vị ngữ trong câu. Vị từ có vị từ một ngôi và nhiều
ngôi. Vị từ một ngôi biểu thị quan hệ giữa đối tượng tư tưởng và thuộc tính của nó. Ví
dụ: “chanh chua”, “ớt cay”, “ tà áo dài duyên dáng”. Vị từ nhiều ngôi biểu thị quan hệ
giữa các đối tượng tư tưởng và thông qua các quan hệ cụ thể như “ bằng nhau”, “ lớn
hơn”, “ bé hơn”, “ nhớ”, “ thương”, “ yêu”, “ ghét”…
Số ngôi của vị từ được biểu thị thông qua số đối được phản ánh trong tượng tư
tưởng.
Ví dụ: “miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước”, An lớn tuổi hơn Hà, nhỏ tuổi
hơn Mai.
+ Mệnh đề: là biểu thức ngôn ngữ trong đó khẳng định hay phủ định một cái gì
đó của hiện thực. Mệnh đề thường được biểu thị bằng câu tường thuật, biểu thị chân lý
hoặc sai lầm. Nếu nội dung tư tưởng phản ánh đúng hiện thực thì đó là chân lý; ngược
lại, nếu nội dung tư tương phản ánh không đúng hiện thực thì đó là sai lầm.
Các thuật ngữ được sử dụng trong lôgic học gọi là “các hằ ng lôgic”, chúng gồm
các từ và cụm từ như “ và”, “ không những…mà còn”, “ hay”, “ hoặc”, “ nếu”, “ thì”, “
tương đương”, “ không”, “ không phải”, “ mỗi”, “ mọi”, “ tất cả”, “một số”, “ phần
lớn”, “đa số”, “ nếu và chỉ nếu”, “ khi và chỉ khi”...
- Trong lôgic ký hiệu ( lôgic toán) các hằng lôgic được biểu thị như sau:
+ a,b,c… - các mệnh đề tuỳ ý ( các biến của mệnh đề).
A, B,C - biểu thị thuật ngữ của mệnh đề.
+ Các liên từ lôgic:
: phép hội, tương ứng với liên từ “ và”.
: phép tuyển, tương ứng với liên từ “ hay”, “ hoặc”.
, : phép kéo theo, pháp tất suy, tương ứng với liên từ “ nếu…thì…”.
, : phép tương đương, tương ứng với liên từ “ nếu và chỉ nếu”, “ khi và chỉ
khi”.
: phép phủ định, tương ứng với từ “ không”, “ không phải”.
- Các lượng từ:

: lượng từ phổ dụng, tương ứng với “ tất cả”, “ mọi”.
:lượng từ tồn tại, tương ứng với “ một số”, “ phần lớn”, “ có những”.
- Các dấu kỹ thuật. (,) mở và đóng ngoặc.
1.3 Ý nghĩa của lôgíc học.
- Nghiên cứu Lôgíc học giúp ta nắm vững và vận dụng một cách tự giác những hình
thức và quy luật lôgíc.
- Giúp ta biết dùng từ, dùng câu chính xác, biết lập luận mạch lạc, nhất quán, hợp lý.
- Giúp ta phân biệt lập luận nào đúng, lập luận nào không đúng, giúp ta chứng minh
hay bác bỏ một vấn đề được đặt ra.

5


- Giúp ta tránh được những sai lầm trong suy nghĩ, lập luận của mình, đồng thời phát
hiện ra được những sai lầm trong suy nghĩ, lập luận của người khác, vạch trần được
những luận điệu xuyên tạc, lừa bịp của kẻ địch
- Người có tư duy lôgíc là người không bao giờ cho phép mình tin một cách mù quáng
vào những vấn đề chưa được chứng minh.
- Khi thuyết trình một vấn đề, nếu lập luận không lôgíc thì dù có tiền đề đúng, kết luận
đúng, người thuyết trình vẫn không thuyết phục được người nghe chấp nhận vấn đề
mình nêu ra.
- Trong khoa học, từ một số tiên đề nhất định, các nhà khoa học sử dụng những
phương pháp suy luận để rút ra những tri thức mới, từ đó xây dựng nên toàn bộ hệ
thống lý thuyết của mình. Không có lôgíc thì không thể có khoa học./.

6


CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM
2.1 Đặc trưng chung của khái niệm:

2.1.1 Khái niệ m là gì?
Khái niệm là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản,
khác biệt của một sự vật (đối tượng) đơn nhất hay các lớp sự vật (đối tượng) đồng
nhất.
- Sự vật được phản ánh trong tư duy gọi là đối tượng của tư duy
+ Đối tượng của tư duy là những sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực
được con người suy nghĩ đến, nghiên cứu đến.
+ Mỗi đối tượng có các dấu hiệu. Dấu hiệu của đối tượng là những cái tồn tại
trong đối tượng được dùng để so sánh nó với các đối tượng khác, nhờ đó, ta xác định
được đối tượng đó là cái gì, để phân biệt, so sánh nó với các đối tượng khác.
+ Các dấu hiệu của đối tượng tư duy được chia thành 2 loại: dấu hiệu cơ bản
và dấu hiệu không cơ bản
* Dấu hiệu cơ bản: là những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, đặc trưng,
chất lượng của sự vật. Dấu hiệu cơ bản gồm có dấu hiệu cơ bản chung và dấu hiệu cơ
bản đơn nhất (dấu hiệu khác biệt).
* Dấu hiệu không cơ bản: là những dấu hiệu không biểu thị bản chất và không
quy định đặc trưng chất lượng của sự vật.
Ví dụ: Khái niệm “con người”. Dấu hiệu cơ bản của “con người” là động vật
có khả năng lao động, khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, khả năng tư duy,
trao đổi tư tưởng với nhau nhờ ngôn ngữ. Dấu hiệu không cơ bản của “con người” là
lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, năng lực…
Như vậy, trong khái niệm, bản chất của sự vật được phản ánh, tiếp đến là các dấu
hiệu khác biệt (làm nổi bật sự vật).
2.1.2 Các phư ơ ng pháp hình thành khái niệ m.
- Khái niệm về đối tượng được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt
động nhận thức sáng tạo của con người.
- Để hình thành một khái niệm, người ta áp dụng những phương pháp nhất định của tư
duy: phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa.
+ So sánh: giúp con người tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng. So
sánh hàng loạt đối tượng chúng ta tìm ra được những dấu hiệu cơ bản chung vốn có tồn

tại trong một nhóm đối tượng xác định, phân biệt được các nhóm đó.
+ Phân tích là phân chia đối tượng ra những bộ phận, thuộc tính khác nhau để tìm
hiểu cụ thể, tỉ mỉ về đối tượng.
+ Tổng hợp là sự kết hợp các bộ phận, thuộc tính của đối tượng thành một chỉnh
thể. Nếu phân tích cho ta hiểu biết cụ thể, đầy đủ, chính xác về đối tượng thì tổng hợp
cho ta cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng.
+ Trừu tượng hóa là gạt bỏ những mặt, những thuộc tính riêng, những dấu hiệu
không bản chất, chỉ giữ lại những mặt, những thuộc tính bản chất.
+ Khái quát hóa là tập hợp các đối tượng có chung những thuộc tính bản chất
thành từng nhóm.
→ Cuối cùng là thao tác đặt tên cho khái niệm. Khái niệm hình thành và được
7


ngôn ngữ ghi lại dưới dạng “từ” hay “cụm từ”.
2.2 Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm
Khái niệm có hình thức ngôn ngữ là “từ” và “cụm từ ”.
- Mối liên hệ giữa khái niệm và từ: từ là cơ sở vật chất của khái niệm, khái niệm không
thể hình thành, tồn tại và không thể sử dụng được nếu thiếu từ.
- Tuy nhiên, không được đồng nhất từ với khái niệm:
+ Từ là phạm trù của ngôn ngữ, là sự thống nhất giữa âm và nghĩa; là hệ thống ký
hiệu (tín hiệu) của ngôn ngữ, có thể thay đổi tùy theo ý muốn của người sử dụng.
+ Khái niệm là hình thức của tư duy, là sự hiểu biết tương đối hoàn chỉnh và có
hệ thống về bản chất của đối tượng. Khái niệm có nội hàm và ngoại diên liên kết chặt
chẽ với nhau. Không thể thay thế nội hàm và ngoại diên bằng giá trị âm và nghĩa của từ.
Do đó, nó không phụ thuộc vào ý muốn của người sử dụng mà phụ thuộc vào thực tiễn
nhận thức của XH loài người.
- Mối từ biểu hiện khái niệm rất đa dạng:
+ Cùng một khái niệm có thể có nhiều cách biểu thị bằng nhiều từ khác nhau (từ
đồng nghĩa), ví dụ: khái niệm không còn sự sống ở một con người, được diễn đạt bằng

nhiều từ: “chết”, “hy sinh”, “từ trần”, “khuất núi”…
+ Có khi nhiều khái niệm được diễn đạt bằng một từ (từ đồng âm) nhưng khác
nghĩa.
Ví dụ: Từ “mai” dùng để biểu thị các khái niệm: “phần cứng trên lưng con rùa, cua”,
“dụng cụ lao động”, “ngày hôm sau”, “tên một loại hoa”.
+ Có trường hợp hoán đổi vị trí của các âm tiết trong một từ cũng có thể biểu thị
khái niệm khác nhau, như: “vôi tôi” và “tôi vôi”; “Tội phạm” và “phạm tội”; “Ngôn
ngữ” và “ngữ ngôn”
Tóm lại: không được đồng nhất khái niệm với từ. Nếu không phân biệt được khái
niệm với từ sẽ gây nên nhiều hậu quả trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người.
2.3 Cấu trúc logic của khái niệm - nội hàm và ngoại diên.
Xét về kết cấu, bất cứ khái niệm nào cũng có 2 mặt: nội hàm và ngoại diên.
- Nội hàm của khái niệm: (chất của khái niệm)
Là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh
trong khái niệm.
Ví dụ: khái niệm “pháp luật”. Nội hàm của khái niệm “pháp luật”: tổng hợp các
quy tắt xử sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, có tính chất bắt buộc chung, do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Ngoại diên của khái niệm:
+ Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng có cùng dấu hiệu bản
chất được phản ánh trong khái niệm. Nó được xem là lượng của khái niệm.Ví dụ: Ngoại
diên của khái niệm “pháp luật” gồm tất cả pháp luật của các giai cấp thống trị, các nhà
nước
+ Một tập hợp đối tượng xác định có dấu hiệu chung nào đó được gọi là lớp,
chẳng hạn như: “Giảng viên”, “kỹ sư cơ khí”, “nông dân”. Còn đối tượng riêng nằm
trong lớp gọi là phần tử của lớp, ví dụ: “danh từ”, “động từ”, “tính từ” là các phần tử
8



của lớp “từ”.
+ Khái niệm được phân chia thành các lớp con được gọi là khái niệm giống có
ngoại diên là các lớp con đó. Còn khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm
loài của khái niệm giống ấy. Ví dụ: khái niệm “từ” là khái niệm giống, còn các khái
niệm “danh từ”, “động từ”, “tính từ” là khái niệm loài. Sự phân biệt các khái niệm giống
và loài chỉ là tương đối.
- Nội hàm và ngoại diên có quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sự thay đổi của nội hàm → sự thay đổi của ngoại diên của nó và ngược lại.
+ Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm là quan hệ ngược chiều
nhau: nội hàm càng cạn (ít thông tin) thì ngoại diên càng rộng (nhiều đối tượng), nội
hàm càng sâu (nhiều thông tin) → ngoại diên càng hẹp (ít đối tượng) và ngược lại.

A
B
C

2.4. Phân loại khái niệm
Căn cứ vào nội hàm và ngoại diên có thể chia khái niệm thành các loại:
- Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng:
+ Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế.
Ví dụ: khái niệm “tòa nhà”, “mặt trăng”, “bút chì”, “cây hoa nhài”, “ con người”, “
trường học”…
+ Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ của
các đối tượng.
Ví dụ: khái niệm “tích cực”, “dũng cảm”, “trắng xóa”, “lễ phép”, “lịch sự”, “bằng
nhau”, “ thương yêu”…
- Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định:
+ Khái niệm khẳng định là khái niệm có nội hàm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng.
Ví dụ: khái niệm “người có văn hóa”, “quyển vở này”, “văn minh”, “giống nhau”…

+ Khái niệm phủ định là khái niệm có nội hàm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu
khẳng định ở đối tượng nêu ra trong khái niệm.
Ví dụ: “vô văn hóa”, “không lịch thiệp”, “động vật không xương sống ”…
+ Giữa khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định tồn tại quan hệ tương ứng. Cứ
một khái niệm khẳng định → một khái niệm phủ định. Một khái niệm phủ định → một
khái niệm khẳng định.
- Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ:
+ Khái niệm quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của nó
quyết định sự tồn tại của khái niệm khác.
Ví dụ: “giáo viên” và “học sinh”; “tử số” và “mẫu số”; “cực Bắc” và “ cực Nam”
+ Khái niệm không quan hệ là khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại độc lập, không
phụ thuộc vào sự tồn tại của khái niệm khác.
9


Ví dụ: “bác sĩ”, “cái bàn”, “cây”, “ ngôi sao”…
- Khái niệm chung và khái niệm đơn nhất:
+ Khái niệm chung là khái niệm có ngoại diên chứa từ 2 đối tượng trở lên.
Ví dụ: khái niệm “phân số”, “học sinh”, “nhà văn”; “ con người”, “ sông”, “ thủ
đô”, “ thành phố”…
Khái niệm chung còn được phân thành khái niệm xác định và khái niệm không
xác định: Khái niệm xác định là khái niệm có ngoại diên chứa một số phần tử nhất định,
ví dụ “các con sông ở Việt Nam, “người Mường”… còn khái niệm không xác định là
khái niệm có ngoại diên chứa số lượng phần tử không xác định, như “điện tử”, “hành
tinh”,…
+ Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chứa duy nhất một đối tượng.
Ví dụ: “ Nguyễn Ái Quốc”, “Hà Nội”, “Ngô Tất Tố”, “mặt trời”.
- Khái niệm chân thực và khái niệm giả dối
+ Khái niệm chân thực: là khái niệm phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Ví
dụ: “con người”, “ngôi nhà”, “học sinh”,…

+ Khái niệm giả dối: phản ánh không đúng hiện thực khách quan. Ví dụ: “ma”,
“quỷ”, “ông bụt”, “thần tiên”, “con rồng”, “nàng tiên cá”…
- Khái niệm và khái niệm phân biệt:
+ Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ánh lớp đối tượng đồng nhất. Khái niệm
tập hợp cũng có thể là khái niệm chung ( “tập thể”, “trung đoàn”, “sư đoàn”, “sao”…
+ Khái niệm phân biệt là khái niệm trong đó mỗi đối tượng riêng biệt được suy
nghĩ tới một cách độc lập. Nội hàm của khái niệm phân biệt có thể quy về cho mỗi đối
tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy.
→ Ý nghĩa: Xác định chính xác các loại khái niệm giúp ta tránh được những sai lầm
logic, có thói quen sử dụng chính xác các khái niệm trong tư duy.
2.5 Quan hệ giữa các khái niệm:
2.5.1 Quan hệ đồ ng nhấ t
- Là các khái niệm có nội hàm tương ứng với nhau và có ngoại diên hoàn toàn
trùng nhau. Nội hàm của các khái niệm đồng nhất có thể không trùng nhau. Mỗi nội hàm
có thể phản ánh một mặt nào đó của đối tượng.
Ví dụ: khái niệm “ Aristote” và “người sáng lập ra khoa hoạc logic”.
Nếu gọi ngoại diên của khái niệm “Aristote” là A,
Ngoại diên của khái niệm “Người sáng lập ra khoa hoạc logic” là B
Thì A và B có quan hệ đồng nhất, biểu thị bằng hình tròn Ây-le-rơ.

A,B

AB
Hoặc

2.5.2 Quan hệ bao hàm:
Là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của khái niệm thứ hai tạo thành một
10



phần nội hàm của khái niệm thứ nhất và ngoại diên của khái niệm thứ hai nằm gọn trong
ngoại diên của khái niệm thứ nhất.

A

Ví dụ: khái niệm “tam giác” (A) và “tam giác vuông” (B)

B

2.5.3 Quan hệ giao nhau
Hai khái niệm được gọi là giao nhau nếu nội hàm của chúng không loại trừ nhau
và ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau.
Ví dụ: Khái niệm “ học sinh” (A) và khái niệm “ vận động viên”(B)
Khái niệm “giáo viên” (A) và khái niệm “người nhận Kỷ niệm chương” (B)

A
B

2.5.4 Quan hệ giữ a các khái niệ m tách rờ i
Hai khái niệm gọi là tách rời nếu nội hàm của chúng loại trừ nhau và ngoại diên
của chúng không có phần nào trùng nhau.
Ví dụ: khái niệm “ cái bàn” ( A) và khái niệm “ bút bi” (B)
Ví dụ: khái niệm “cây mít” ( A) và khái niệm “ máy in” (B)

A

B

2.5.5 Quan hệ đố i lậ p:
Là quan hệ giữa hai khái niệm mà nội hàm của chúng trái ngược nhau, còn tổng

ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung.
Ví dụ: Khái niệm “ người cao” (A),
khái niệm “ người thấp” (B),
khái niệm “người” (C)

A

B
C

2.5.6 Quan hệ mâu thuẫ n
Là quan hệ giữa hai khái niệm mà nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và không
khẳng định dấu hiệu nào khác. Tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái
niệm giống chung.
11


Ví dụ: Khái niệm “ màu trắng” (A) và khái niệm “ màu đen” (B), khái niệm “màu
sắc” là ( C)

A

B

B

2.5.7 Quan hệ đồ ng thuộ c
Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng cùng phụ thuộc vào khái
niệm giống chung. Các khái niệm này có chung các dấu hiệu giống, nhưng có các dấu
hiệu loài riêng.

Ví dụ: Khái niệm “Cam” (A), “xoài” (B), “mận” (C), “ trái cây” (D)

D
A

C
B

2.6 Các thao tác logic đối với khái niệm
2.6.1 Mở rộ ng và thu hẹ p khái niệ m
- Mở rộng khái niệm
+ Là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm sâu sang khái
niệm có ngoại diên rộng, nội hàm cạn.
+ Thực chất của thao tác mở rộng khái niệm là bớt từ biểu thị khái niệm, tức là
bớt dấu hiệu của khái niệm, do đó làm cho dấu hiệu nội hàm của khái niệm giảm đi,
ngoại diên của khái niệm tăng lên.
Ví dụ: Mở rộng khái niệm “nhà giáo ưu tú Việt Nam”, ta bớt đi từ “ưu tú”, sẽ có
khái niệm “nhà giáo Việt Nam”, tiếp tục bớt đi từ “ Việt Nam” chỉ còn khái niệm “ nhà
giáo”.
- Thu hẹp khái niệm:
+ Là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm cạn sang
khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm sâu.
+ Thực chất của thao tác thu hẹp khái niệm là thêm từ vào khái niệm cần thu hẹp,
tức là thêm dấu hiệu của khái niệm, do đó làm cho nội hàm của khái niệm tăng, ngoại
diên của khái niệm giảm.
Ví dụ 1: Thu hẹp khái niệm “ nhà giáo” → “nhà giáo Việt Nam” → “nhà giáo
ưu tú Việt Nam”.
2.6.2 Đị nh nghĩa khái niệ m
- Định nghĩa khái niệm là gì?
Định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhờ đó phát hiện ra nội hàm của khái niệm

hoặc xác lập ý nghĩa của các thuật ngữ.
- Kết cấu của định nghĩa khái niệm
12


Mỗi định nghĩa khái niệm bao giờ cũng có 2 thành phần: khái niệm được định
nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa.
+ Khái niệm được định nghĩa: là khái niệm nêu ra mà nội hàm của nó cần phải
phát hiện (Dfd - A)
+ Khái niệm dùng để định nghĩa: là khái niệm vạch ra nội hàm của khái niệm
được định nghĩa (Dfn - B)
Ví dụ: “danh từ” là “từ dùng để chỉ tên sự vật”.
Trong đó: “danh từ”: khái niệm được định nghĩa (A)
“từ dùng để chỉ tên sự vật”: khái niệm dùng để định nghĩa (B)
“ là”: từ nối
- Các quy tắc của định nghĩa:
+ Quy tắc 1: định nghĩa phải cân đối, tức là ngoại diên của Dfd trùng với ngoại
diên của Dfn. Hay Dfd và Dfn phải đồng nhất. Vi phạm quy tắc cân đối thì định nghĩa
không chính xác (định nghĩa quá rộng hoặc định nghĩa quá hẹp).
* Nếu ngoại diên của Dfd > ngoại diên của Dfn → định nghĩa quá hẹp.
* Nếu ngoại diên của Dfd < ngoại diên của Dfn → định nghĩa quá rộng.
+ Quy tắc 2: Định nghĩa không được luẩn quẩn.
Khi định nghĩa, khái niệm dùng để định nghĩa lại được giải thích qua khái niệm
được định nghĩa thì gọi là định nghĩa luẩn quẩn.
Ví dụ 1: định nghĩa “Người theo chủ nghĩa duy vật là người xem xét sự vật theo
quan điểm duy vật”. → Định nghĩa này luẩn quẩn.
+ Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Tránh định
nghĩa dài dòng.
Nghĩa là khi định nghĩa khái niệm không được dùng từ hình tượng, hình ảnh, văn
học; không Ngắn gọn ở đây không phải nói đến số lượng từ mà chính là hình thức diễn

đạt. Không được dùng…như định nghĩa “Ghế là vật làm ra dùng để ngồi”.
Nếu vi phạm quy tắc này, logic học gọi là định nghĩa dài dòng.
Ví dụ: “Tam giác là hình có 3 cạnh và 3 góc”. Định nghĩa dài dòng vì dấu hiệu có
3 cạnh được suy ra từ dấu hiệu có 3 góc”.
+ Quy tắc 4: Định nghĩa không được phủ định.
Vì định nghĩa phủ định không vạch nội hàm của khái niệm. Do đó không thể phát
hiện ra bản cất của đối tượng. Ví dụ: “Người tốt không phải là người xấu”.
- Các hình thức định nghĩa khái niệm
+ Định nghĩa thực tế và định nghĩa duy danh
* Định nghĩa thực tế là định nghĩa nhờ đó đối tượng được định nghĩa được tách ra
từ lớp các đối tượng giống nhau theo các dấu hiệu khác biệt của nó.
Ví dụ: “ Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau”
* Định nghĩa duy danh là định nghĩa xác định thuật ngữ biểu thị đối tượng tư
tưởng.
Ví dụ: “ Thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển tiếp từ XH này sang XH khác trong sự
phát triển của xã hội”.
+ Định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài: là định nghĩa trong đó chỉ ra
lớp đối tượng và các dấu hiệu nhờ đó đối tượng được định nghĩa được tách ra từ lớp đối
13


tượng ấy.
Ví dụ: “Từ đồng âm là từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về
nghĩa”.
+ Định nghĩa theo nguồn gốc:
Định nghĩa qua nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng
được định nghĩa, như định nghĩa “tứ giác” là một phần mặt phẳng được giới hạn bởi bốn
đoạn thẳng gấp khúc khép kín
+ Định nghĩa qua quan hệ:
Là chỉ ra quan hệ của các đối tượng với một đối tượng khác.

Ví dụ: “Mẹ là người phụ nữ đã có con”.
+ Định nghĩa miêu tả:
Là định nghĩa liệt kê các dâu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân
biệt đối tượng ấy với các đối tượng khác giống nó. Ví dụ: “cọp là loài thú dữ ăn thịt,
cùng họ với mèo, lông màu vàng, có vằn đen”.
+ Định nghĩa nêu đặc trưng: là định nghĩa chỉ ra dấu hiệu đặc trưng nhất của đối
tượng (dấu hiệu này có thể không phải là dấu hiệu bản chất của đối tượng). Ví dụ: trong
một lớp học, chỉ có chị A mặc áo màu đỏ thì định nghĩa về chị A: “chị A là người mặc
áo đỏ”
+ Định nghĩa qua so sánh:
Là thao tác logic nhờ đó nêu được dấu hiệu của đối tượng bằng cách chỉ ra dấu
hiệu tương tự với dấu hiệu ấy trong đối tượng khác đã biết là dấu hiệu đặc trưng nhất.
Ví dụ: “ Gái thương chồng đang đông buổi chợ,
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”.
2.6.3. Phân chia khái niệ m
- Phân chia khái niệm là gì?
Thao tác logic vạch ra ngoại diên của khái niệm gọi là phân chia khái niệm.
- Kết cấu của phân chia khái niệm
Mỗi phép phân chia khái niệm gồm 3 thành phần:
+ Khái niệm giống bị phân chia: khái niệm được phân chia (bị phân chia);
+ Khái niệm loài được liệt kê: các khai niệm phân chia (các thành phần phân
chia);
+ Dấu hiệu dùng để phân chia khái niệm: cơ sở phân chia.
Ví dụ: Phân chia khái niệm “Xã hội có người bóc lột người” (A)
Phân chia theo phương thức bóc lột, ta được các khái niệm thành phần: xã hội
chiếm hữu nô lệ (A1), xã hội phong kiến (A2), xã hội tư bản chủ nghĩa (A3).
- Các quy tắc phân chia khái niệm:
+ Quy tắc 1: phân chia phải cân đối, nghĩa là tổng ngoại diên của các khái niệm
thành phần phân chia bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia.
Ở ví dụ trên: tổng ngoại diên của các khái niệm A1, A2, A3 = ngoại diên của khái

niệm A.
Nếu vi phạm sẽ dẫn đến sai lầm:
* Phân chia thiếu hoặc thừa thành phần, tức là ngoại diên của khái niệm bị phân
chia lớn hoặc nhỏ hơn tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần phân chia.
14


Ví dụ: phân chia khái niệm “tội hối lộ” thành “tội đưa hối lộ” và “tội nhận hối
lộ”, (thiếu “tội môi giới hối lộ”).
* Phân chia thừa thành phần, tức là ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ
hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
Ví dụ: phân chia khái niệm “nguyên tố hóa học” thành “kim loại”, “á kim” và
“hợp kim”. (thừa vì nguyên tố hóa học chỉ cần tổng ngoại diên của “kim loại” và
“không kim loại là đã lấp đầy ngoại diên của khái niệm” “nguyên tố hóa học”)
+ Quy tắc 2: phân chia phải theo một cơ sở nhất định:
* Tùy theo dấu hiệu lựa chọn để phân chia, nhưng trong một cách phân chia chỉ
được căn cứ vào dấu hiệu xác định nào đó và phải giữ nguyên dấu hiệu đó trong suốt quá
trình phân chia.
Ví dụ: phân chia khái niệm “người” theo châu lục (vị trí địa lý) ta có: “người
châu Âu”, “người châu Á”, “người châu Mỹ”, “người châu Phi”, “người châu Úc”.
* Không được thay đổi cơ sở của phép phân chia. Vi phạm quy tắc này sẽ mắc lỗi
phân chia không rõ ràng, không nhất quán.
Ví dụ: phân chia khái niệm “người” thành “người da trắng”, “người da đen”,
“người châu Phi, “người châu Mỹ”…
+ Quy tắc 3: Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau, có nghĩa là chúng nằm
trong quan hệ ngang hàng và tách rời nhau.
Ví dụ: phân chia khái niệm “chiến tranh” thành “chiến tranh chính nghĩa” và
“chiến tranh phi nghĩa”.
Nếu vi phạm quy tắc này dẫn đến các thành phần phân chia giao nhau hay lệ
thuộc nhau.

Ví dụ: phân chia khái niệm “chiến tranh” thành “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến
tranh giải phóng dân tộc”, “chiến tranh phi nghĩa”, “chiến tranh xâm lược”.
+ Quy tắc 4: phân chia phải liên tục, nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải
chuyển tới khái niệm loài gần gũi, không được chuyển sang các loài xa.
Ví dụ: phân chia khái niệm “nguyên tố hóa học” thành “kim loại” và “không kim
loại.
Tiếp tục phân chia khái niệm “kim loại” thành “kim loại kiềm” và “kim loại kiêm
thổ”.
- Các hình thức phân chia khái niệm:
Có 2 hình thức phân chia khái niệm: phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu (phân
loại) và phân đôi khái niêm.
+ Phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu:
* Là sự phân chia khái niệm giống thành các loài, sao cho mỗi loài vẫn giữ được
dấu hiệu nào đó của giống nhưng dấu hiệu ấy lại có chất mới trong các loài.
Ví dụ: Chia khái niệm “ Hình thái kinh tế -xã hội” theo phương thức sản xuất nhất
định, được các khái niệm thành phần “Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy”,
“Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ”; “Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến”,
“Hình thái kinh tế-xã hội TBCN”, “Hình thái kinh tế-xã hội CSCN”.
+ Phân đôi khái niệm:
* Phân đôi khái niệm là thao tác logic chia khái niệm bị phân chia thành hai khái
15


niệm mâu thuẫn với nhau (hoặc nội hàm của các khái niệm thành phần trái ngược nhau).
Ví dụ: Phân đôi khái niệm “ từ” ta được “ thực từ” và “ hư từ”; phân đôi khái
niệm “người” theo “giới tính” ta được hai khái niệm “nam” và “nữ”.

16



CHƯƠNG 3:
PHÁN ĐOÁN
3.1 Đặc trưng chung của phán đoán
3.1.1 Phán đoán là gì?
Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm có thể khẳng định
hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào đó, về mối liên hệ giữa đối tượng với dấu
hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đối tượng.
3.1.2 Đặ c điể m củ a phán đoán.
- Tính giá trị của phán đoán:
Một phán đoán bao giờ cũng tồn tại một trong hai giá trị: chân thực hoặc giả
dối, nên lôgic học mà chúng ta nghiên cứu gọi là lô gic lưỡng trị.
+ Phán đoán phản ánh đúng hiện thực khách quan gọi là phán đoán chân thực.
Ví dụ: “Hà Nội là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam”.
+ Phán đoán không phản ánh đúng hiện thực gọi là phán đoán giả dối.
Ví dụ: “Nguyễn Trãi là tác giả của truyện Kiều”.
+ Trong lôgíc học, còn có trường hợp phán đoán chưa biết chân thực hay giả dối
thì phán đoán đó có thể chứa đựng một trong ba giá trị là chân thực, hoặc giả dối, hoặc
không xác định (gọi là lôgíc tam trị)
Ví dụ: “Trên sao hỏa có sự sống” là phán đoán không xác định vì hiện thời
chúng ta chưa xác định rõ trên sao hỏa có sự sống hay không.
- Mỗi phán đoán có tính quy định về chất và lượng:
+ Chất của phán đoán là sự khẳng định hoặc phủ định. Tùy thuộc vào nội dung
của phán đoán xác định có hay không có đối tượng, đối tượng có hoặc không có một
thuộc tính một mối quan hệ nào đó.
+ Lượng của phán đoán chỉ phạm vi lớp đối tượng mà phán đoán phản ánh.
Lượng của phán đoán có thể là một đối tượng, toàn thể hoặc một phần lớp đối tượng
mà phán đoán phản ánh.
Ví dụ: Tất cả (mọi) sinh viên Việt Nam đều học môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Một số sinh viên học môn lôgíc
Nguyễn Trãi là con ông Nguyễn Phi Khanh

3.2 Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán
- Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán là câu. Phán đoán và câu thống nhất với nhau
ở chỗ:các thành phần cơ bản của chúng đều biểu thị đối tượng
của tư tưởng về hiện thực khách quan. Ví dụ: “Kim loại là chất dẫn điện”.
- Tuy nhiên, không được đồng nhất phán đoán và câu, vì:
+ Phán đoán thuộc phạm trù của lôgic học, còn câu thuộc phạm trù của ngôn
ngữ học.
+ Thành phần, kết cấu của phán đoán và thành phần của câu không hoàn toàn
giống nhau. Thành phần, kết cấu lôgic của phán đoán ở mọi người dù họ sống ở thời
đại nào, thuộc dân tộc, giai cấp nào đều là như nhau, còn thành phần, kết cấu ngữ pháp
của câu tùy thuộc vào ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
- Câu dùng để diễn đạt phán đoán rất đa dạng:
+ Một phán đoán có thể diễn đạt bằng một hoặc nhiều câu khác nhau:
17


Ví dụ: “Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích tập thể” và “Lợi ích của cá nhân
và lợi ích của tập thể gắn liền với nhau”… → cùng diễn đạt một phán đoán.
+ Một câu có thể diễn đạt nhiều phán đoán.
Ví dụ: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Nếu
nhấn mạnh ở từ nhiều, ít thì có nghĩa không chia theo bình quân mà chia theo năng
suất lao động. Còn nếu như nhấn mạnh ở cụm từ không làm không hưởng thì có nghĩa
không được hưởng thụ nếu không lao động.
- Phán đoán là hình thức của tư duy, phản ánh sự có (khẳng định) hay không có ( phủ
định) thuộc tính nào đó của đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác. Do đó
không phải câu nào cũng diễn đạt một phán đoán. Câu hỏi thường, câu cảm thán, câu
cầu khiến nói chung không biểu thị phán đoán, vì ý tưởng của các câu ấy biểu hiện
không mang tính đúng hoặc sai, không thể hiện tính khẳng định hay phủ định.
Ví dụ: Mai học môn gì?
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi.

3.3 Phán đoán đơn
Phán đoán đơn là phán đoán chỉ do một phán đoán tạo thành từ mối liên hệ giữa
hai khái niệm.
3.3.1 Cấ u trúc củ a phán đoán đơ n
- Trong mỗi phán đoán đơn gồm có: chủ ngữ (chủ từ), vị ngữ (vị từ), từ nối và lượng từ
(ngoại trừ phán đoán quan hệ).
Chủ ngữ là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của tư tưởng, ký hiệu là S.
Vị ngữ là khái niệm dùng để chỉ dấu hiệu của đối tượng được nói đến trong
phán đoán, ký hiệu là P.
(Chủ ngữ và vị ngữ của phán đoán gọi là thuật ngữ của phán đoán).
Từ nối (liên từ), được biểu thị bằng “là”, “thực chất là”, “không là”, “không
phải là”; ký hiệu là gạch ngang “ – ”. Đôi khi phán đoán không có từ nối. (“Mưa rơi”,
“gió thổi”)…
Lượng từ chỉ ra rằng phán đoán liên quan đến toàn bộ hay một phần ngoại diên
của khái niệm biểu thị chủ ngữ. Lượng từ được biểu thị “tất cả”, “mọi”, “mỗi”, “một
số”, “có những”, “đa số”, “phần lớn”.
Ví dụ 1: Nguyễn Du (chủ từ) là tác giả của Truyện Kiều (vị từ).
Ví dụ 2: “Một số (lượng từ) tri thức không phải là (từ nối) giáo viên” (vị từ)
3.3.2 Phân loạ i các phán đoán đơ n.
Tùy thuộc vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng,
phán đoán đơn chia thành phán đoán đặc tính, phán đoán quan hệ, phán đoán hiện
thực.
- Phán đoán đặc tính:
+ Là phán đoán về dấu hiệu của đối tượng. Phán đoán đặc tính phản ánh sự
khẳng định hay phủ định mối liên hệ của đối tượng với dấu hiệu của nó.
Ví dụ: “Hoa nhài có mùi thơm” hoặc “Hồng là loài hoa đẹp”.
“ Rùa không phải là loài bò sát”.
+ Công thức của phán đoán đặc tính: “S là P” và “S không là P”.
- Phán đoán quan hệ
18



+ Là phán đoán phản ánh quan hệ giữa các đối tượng.
+ Công thức của phán đoán quan hệ: ARB hay R (A,B), trong đó, A, B: Khái
niệm chỉ các đối tượng ; R là liên từ (hệ từ) lôgíc dùng để diễn đạt quan hệ
+ Phán đoán quan hệ có thể biểu thị quan hệ của nhiều đối tượng. Ví dụ: “Đoạn
thẳng a dài hơn đoạn thẳng b”, “Thành phố Hồ Chí Minh rộng hơn thành phố Hà Nội”,
“Huệ không phải là em của Hòa”.
- Phán đoán hiện thực
+ Là sự khẳng định hay phủ định sự tồn tại của các đối tượng trong thực tại.
Ví dụ: “Trên thế giới đang tồn tại các nhà máy điện nguyên tử”.
“Vũ trụ tồn tại”.
“Ma quỷ không tồn tại”.
+ Công thức của phán đoán tồn tại: S là ( không là) P.
- Phán đoán nhất quyết
+ Phân chia theo chất của phán đoán: phán đoán khẳng định và phán đoán phủ
định
* Phán đoán khẳng định là phán đoán trong đó từ nối xác định dấu hiệu thuộc
về đối tượng. Ví dụ: “Lôgic học là học thuyết về nhận thức”
Công thức: “S là P”
* Phán đoán phủ định là phán đoán, trong đó từ nối xác định dấu hiệu không
thuộc về đối tượng.
Ví dụ: “Lôgic học không là học thuyết về nhận thức”
Công thức: “S không là P”
+ Phân chia theo lượng của phán đoán: phán đoán đơn nhất, phán đoán riêng,
phán đoán toàn thể (phán đoán chung):
* Phán đoán đơn nhất là phán đoán mà chủ ngữ chỉ nêu lên một đối tượng duy
nhất thuộc hay không thuộc về P.
Ví dụ: “Păngxiphăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam”.
Công thức của phán đoán đơn nhất: “S là P” hoặc “S không là P”.

* Phán đoán riêng là phán đoán phản ánh một bộ phận nào đó của lớp đối tượng
(được nêu lên trong chủ ngữ) có hoặc không có dấu hiệu được diễn đạt ở vị ngữ.
Lượng từ được dùng trong phán đoán riêng: “một số”, “có những”, “phần lớn”, “đa
số”…
Ví dụ: “Một số số nguyên là số chẳn”.
“Một số sinh viên không phải là đoàn viên”.
Công thức của phán đoán riêng: “ Một số S là P” hoặc “ Một số S không là P”.
Phán đoán riêng gồm: phán đoán riêng xác định và phán đoán riêng không xác
định.
Phán đoán riêng xác định: là phán đoán riêng trong đó có thể biết cụ thể số
lượng đối tượng do chủ ngữ nêu lên.
Ví dụ: “Một số sinh viên trường ĐH Phạm Văn Đồng không học lôgíc học”.
“Một số kim loại không phải là kim loại kiềm”.
Phán đoán riêng không xác định: là phán đoán riêng trong đó không biết rõ số
lượng đối tượng do chủ ngữ nêu ra.
19


Ví dụ: “Một số cát trên bãi biển Mỹ Khê bay khắp nơi khi có cơn gió lớn”.
* Phán đoán chung là phán đoán phản ánh toàn bộ lớp đối tượng (chủ ngữ) có
hoặc không có dấu hiệu được diễn đạt ở vị ngữ.
Ví dụ: “Tất cả nhà khoa học đều là những người lao động trí óc”.
“ Mọi con sáo đều không đẻ dưới nước”.
Công thức của phán đoán chung: “Mọi S là P”, hoặc “Mọi S không là P”.
- Phân chia phán đoán nhất quyết theo chất lượng và số lượng:
+ Phán đoán khẳng định chung là các phán đoán vừa là khẳng định về chất
lượng, vừa là chung về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả khí trơ là nguyên tố hóa học”.
Công thức của phán đoán khẳng định chung: “Tất cả S là P”, Ký hiệu phán
đoán khẳng định chung là a.

+ Phán đoán phủ định chung là các phán đoán vừa là phủ định về chất lượng,
vừa là chung về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả cá đều không phải là loài cá sống trên cạn”.
“Không sinh viên nào của lớp DTL13B lười học tập”.
Công thức của phán đoán phủ định chung: “Không S nào là P” hay “Mọi S không là
P”. Ký hiệu của phán đoán phủ định chung là e.
+ Phán đoán khẳng định riêng là các phán đoán vừa là khẳng định về chất
lượng, vừa là riêng về số lượng.
Ví dụ: “Một số kim loại là chất lỏng”.
Công thức của phán đoán khẳng định riêng: “Một số S là P”. Phán đoán khẳng
định riêng được biểu thị là i.
+ Phán đoán phủ định riêng là các phán đoán vừa là phủ định về chất lượng,
vừa là riêng về số lượng.
Ví dụ: “Một số động vật không là động vật có xương sống”.
“Một số răng không là răng thật”.
Công thức của phán đoán khẳng định riêng: “Một số S không là P”. Phán đoán
phủ định riêng được biểu thị là o.
Chú ý: Trong ngôn ngữ lôgic vị từ, các phán đoán a,e,i,o được viết như sau:
a: “Tất cả S là P”;
x (S(x) → P(x)). Đọc là Với mọi x, nếu x có thuộc tính
S thì x có thuộc tính P.
e: “Mọi S không là P”;
x (S(x) → P(x) (Đọc là Với mọi x, nếu x có thuộc
tính S thì x không có thuộc tính P).
i: “Một số S là P”. x (S(x) P(x)) ( Đọc là tồn tại x có thuộc tính S và có
thuộc tính P)
o: “Một số S không là P”; x (S(x) P(x) (Đọc là tồn tại x có thuộc tính S và
không có thuộc tính P)
3.3.3 Quan hệ giữ a các phán đoán.
Quan hệ giữa các phán đoán nhất quyết được biểu diễn bằng sơ đồ “hình vuông

lôgic”.

20


a
Phụ
thuộc

Đối lập chung

e

Mâu
thuẫn

Phụ
thuộc

Mâu
thuẫn
i

Đối lập riêng

o

Đỉnh của “hình vuông lôgic” biểu thị các phán đoán nhất quyết: a, e, o, i
Các cạnh và đường chéo biểu thị các quan hệ lôgic của các phán đoán đó:
Cạnh trên là quan hệ giữa các phán đoán (a) và ( e) ( quan hệ đối lập chung).

Cạnh dưới là quan hệ giữa các phán đoán (i), và (o) ( quan hệ đối lập riêng).
Các cạnh bên là quan hệ giữa các phán đoán (a) và (i), (e ) và (o) ( quan hệ
phụ thuộc), trong đó (a) và (e) là phán đoán chi phối, (i) và (o) là phán đoán phụ thuộc.
Các đường chéo biểu thị quan hệ giữa các phán đoán (a) và (o), các phán đoán
(e) và (i) ( quan hệ mâu thuẫn).
Chú ý: Để xác định quan hệ trên và đưa chúng vào “hình vuông lôgic” nhằm so
sánh chúng thì các phán đoán đó phải có cùng các thuật ngữ (chủ ngữ, vị ngữ) nhưng
khác nhau về số lượng và chất lượng.
- Quan hệ đối lập chung:
+ Là quan hệ giữa (a) và (e), trong đó các phán đoán có thể cùng giả dối, nhưng
không cùng chân thực. Nghĩa là từ tính chân thực của một trong hai phán đoán đối lập
chung có thể xác định tính giả dối của phán đoán kia. Nhưng nếu giá trị lôgic của một
trong hai phán đoán là giả dối thì giá trị lôgic của phán đoán kia là không xác định (có
thể là chân thực , cũng có thể là giả dối).
+ Công thức: a → ( e e ) và e → ( a a ).
Ví dụ 1:
“Tất cả học sinh là sinh viên”
- PĐ giả dối.
Thì không thể tất yếu suy ra PĐ đối lập chung “Tất cả học sinh không là sinh viên” là
phán đoán chân thực được.
Ví dụ 2: “Mọi sinh viên đều giỏi tiếng Anh”
- PĐ giả dối.
Thì không thể tất yếu suy ra PĐ đối lập chung “Mọi sinh viên đều không giỏi tiếng
Anh” là PĐ chân thực được.
- Quan hệ đối lập riêng
+ Là quan hệ giữa các phán đoán riêng (khẳng định riêng và phủ định riêng: e
và o), trong đó các phán đoán có thể cùng chân thực, nhưng không cùng giả dối.
Ví dụ 11: “Một số động vật là động vật ăn thịt”.
- PĐ chân thực.
“Một số động vật không là động vật ăn thịt”.

- PĐ chân thực.
→ Hai PĐ trên đồng thời đúng.
“Một số nhà bác học nhận giải thưởng Nobel”. - PĐ chân thực.
Ví dụ 1: “Một số nhà bác học không nhận giải thưởng Nobel”.- PĐ chân thực.
→ Hai PĐ trên đồng thời chân thực.
21


VD2: “Một số loài cá là loài sống trên cạn”.
- PĐ giả dối.
“Một số loài cá không là loài cá sống trên cạn”.
- PĐ chân thực.
→ Hai PĐ trên không đồng thời giả dối.
VD3: “Một số sinh viên lớp DTL13B là sinh viên giỏi”.
- PĐ chân thực.
“Một số sinh viên lớp DTL13B không là sinh viên giỏi” (?).
→ Như vậy, nếu một trong 2 PĐ có giá trị lôgic là giả dối thì tất yếu suy ra giá trị chân
thực của PĐ kia. Nhưng từ tính chân thực của một trong 2 PĐ không thể tất yếu suy ra
tính giả dối của PĐ kia. Giá trị lôgic của PĐ kia có thể là chân thực hoặc là giả dối.
+ Công thức: i → (o o ); o → ( i i )
- Quan hệ phụ thuộc: ( a - i ; e - o)
+ Là quan hệ giữa các khái niệm chung (khẳng định chung a và phủ định chung
e), với các khái niệm riêng (khẳng định riêng i và phủ định riêng o). Trong đó, (a và e):
các PĐ chi phối; (i và o): các PĐ phụ thuộc.
+ Xác định giá trị lôgic của các PĐ:
* Nếu giá trị lôgic của các PĐ chi phối là chân thực thì tất yếu suy ra giá trị
lôgic của các PĐ phụ thuộc cũng là chân thực.
VD: “Tất cả cây là thực vật”.
- ( a ): PĐ chân thực.
→ “Một số cây là thực vật”.

- ( i ): PĐ chân thực.
“Không một ai tránh được cái chết”.
- (e ): PĐ chân thực.
→ “Một số người không tránh được cái chết”. - (o ): PĐ chân thực.
* Nếu giá trị lôgic của các PĐ phụ thuộc là giả dối thì tất yếu suy ra giá trị lôgic
của các PĐ chi phối cũng là giả dối.
VD: “Một số con mèo đẻ ra trứng”.
- ( i ): PĐ giả dối.
“Tất cả mèo đều đẻ ra trứng”.
- ( a): PĐ giả dối.
“Một số người sống không cần thở”
- ( o): PĐ giả dối.
“Mọi người sống đều không cần thở.
- ( e): PĐ giả dối.
* Giá trị lôgic của các PĐ (a), (e), (i), (o) sẽ là không xác định, nếu giá trị lôgic
của PĐ (a), (e) được suy ra từ tính chân thực của PĐ (i) và (o).
VD: Từ PĐ ( o )là PĐ chân thực “Một số kim loại không là chất rắn”.
Không thể → PĐ (e) là: “Tất cả kim loại không là chất rắn”.
* Giá trị lôgic của PĐ (i), (o) được suy ra từ tính giả dối của PĐ (a) và (e).
+ Công thức: i → (a a ); o → ( e a ); a → ( i i ); e → (o o ).
- Quan hệ mâu thuẫn
+ Là quan hệ giữa các phán đoán (a) với (o), và phán đoán (e) với (i). Trong đó,
nếu một phán đoán trong cặp phán đoán mâu thuẫn là chân thực thì phán đoán kia là
giả dối và ngược lại. cụ thể:
* Nếu PĐ (a) hay PĐ (e): chân thực thì → PĐ (o) và PĐ (i) là giả dối.
VD: “Tất cả nhà văn là người lao động trí óc” (a): PĐ chân thực.
Tất yếu → “Một số nhà văn không là người lao động trí óc” (o): PĐ giả dối.
* Ngược lại, nếu phán đoán (i) hay PĐ (o): chân thực thì → PĐ (e) và PĐ (a) là
giả dối.
VD: “Một số giáo viên là giáo viên toán”.

- (i): PĐ chân thực.
Tất yếu → “Không giáo viên nào là giáo viên toán”. - (e): PĐ giả dối.
22


3.3.4 Sự phủ đị nh củ a phán đoán đơ n.
- Phán đoán được gọi là phán đoán phủ định của phán đoán cho trước, nếu nó chân
thực khi phán đoán cho trước là giả dối và giả dối khi phán đoán cho trước là chân
thực. Như vậy, hai phán đoán gọi là phủ định lẫn nhau (mâu thuẫn nhau), nếu một
trong hai phán đoán là chân thực còn phán đoán kia là giả dối.
VD: “Sáo đẻ dưới nước”
– PĐ giả dối.
→ “Không thể có chuyện sáo đẻ dưới nước” – PĐ chân thực .
“ Người sống không cần thở” – PĐ giả dối.
→ Không phải người sống không cần thở” – PĐ chân thực.
“Thủy ngân là chất rắn”
– PĐ giả dối.
→ “Thủy ngân không phải là chất rắn”.
– PĐ chân thực.
- Giá trị lôgic của phán đoán phủ định được xác định theo bảng:
- Phủ định phán đoán đơn có 3 trường hợp:
+ a - o: “ Tất cả S là P”
và “Một só S không là P”.
+ e - i: “ Không S nàolà P” và “Một só S là P”.
+ “S này là P”
và “ S này không là P”.
- Phủ định các phán đoán phức:
Bảng tổng hợp giá trị lôgic của các phán đoán phức:
a
c

c
g
g

b
c
g
c
g

a

b
c
g
g
g

a

b
c
c
c
g

a v b
g
c
c

g

a
a
g

a → b
c
g
c
c

a

g
c

a

↔ b
c
g
g
c

Đây là trường hợp có 2 phán đoán thành phần, mỗi phán đoán có 2 giá trị lôgic,
nếu có 3 phán đoán thành phần thì 23 = 8 dòng; 4 phán đoán thành phần thì 24 = 16
dòng…n phán đoán thì có 2n dòng. ( 2n ; n N; n = 1,2, 3, 4…
3.4 Tính chu diên của thuật ngữ trong phán đoán
Thuật ngữ trong phán đoán được gọi là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại

diên. Thuật ngữ không chu diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên của thuật ngữ đó.
Ta ký hiệu dấu + cạnh dưới bên phải của thuật ngữ để chỉ thuật ngữ đó chu
diên, dấu - cạnh dưới bên phải của thuật ngữ để chỉ thuật ngữ đó không chu diên.
( S+ nghĩa là chủ từ S chu diên; P- nghĩa là vị từ P không chu diên).
Nghiên cứu các phán đoán a,e,i,o.
- Phán đoán khẳng định chung:
(phán đoán a) “ Tất cả S là P”
+ Chủ ngữ của phán đoán luôn chu diên “Tất cả S”.
+ Với vị ngữ có 2 trường hợp:
* Nếu ngoại diên của vị ngữ (P) lớn hơn ngoại diên của chủ ngữ (S) thì vị ngữ
(P) không chu diên. Vì trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của vị ngữ là
ngoại diên của chủ ngữ.
VD: “Tất cả động vật có vú là động vật”. Ngoại diên của P lớn hơn ngoại diên của S.
23


P-

S+

* Nếu ngoại diên của chủ ngữ và vị ngữ như nhau (S và P là quan hệ đồng nhất)
thì chúng đều chu diên, vì đều nêu lên toàn bộ ngoại diên.
VD: “Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau”.
“Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng nhau”.

S+,P+

- Phán đoán phủ định chung:
(phán đoán e) “Không S nào là P” hay “Mọi S
không là P”.

Trong phán đoán phủ định chung các thuật ngữ đều chu diên vì chủ ngữ nói lên
toàn bộ ngoại diên “Mọi S”, còn ngoại diên của vị ngữ bị loại trừ hoàn toàn khỏi ngoại
diên của chủ ngữ.
VD: “Tất cả loài cá không loài nào sống trên cạn”.
“Sư tử không phải là động vật ăn cỏ”.

S+

P+

- Phán đoán khẳng định riêng:
(phán đoán i) “Một số S là P”.
+ Chủ ngữ của phán đoán không chu diên vì nó nêu lên một phần ngoại diên
“Một số”.
+ Vị ngữ nằm trong 2 quan hệ khác nhau đối với chủ ngữ:
* Nếu vị ngữ và chủ ngữ là các khái niệm giao nhau thì vị ngữ không chu diên, vì nó
chỉ nêu klên phần ngoại diên trùng với phần ngoại diên của chủ ngữ.
VD: Vị ngữ trong phán đoán “Một số giáo viên là anh hùng lao động”.
Ta thấy: ngoại diên của “anh hùng lao động” trùng với ngoại diên của “giáo viên” nên
nó không chu diên.
* Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong quan hệ bao hàm, ngoại diên của vị ngữ
nằm trọn trong ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ chu diên, vì nó nói đến toàn bộ ngoại
diên là phần ngoại diên của chủ ngữ.
VD: “Một số nhà trí thức là giáo viên”.
“Một số cuộc chiến tranh là chiến tranh chính nghĩa”.

S-

S-


P+

P-

24


- Phán đoán phủ định riêng: (phán đoán o) “Một số S không là P”.
+ Chủ ngữ của phán đoán luôn không chu diên, vì nói đến một phần ngoại diên
“Một số S”.
+ Vị ngữ chu diên, vì nêu lên toàn bộ ngoại diên không thuộc về ngoại diên của
chủ ngữ.
VD: “Một số sinh viên không là đoàn viên”.
“Một số nhà tri thức không là bác sĩ”.

S-

P+

SP+

3.5 Phán đoán phức
- Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành trên cơ sở liên kết hai hay nhiều phán
đoán đơn. Các đoán đơn gọi là các phán đoán thành phần.
- Căn cứ vào ý nghĩa của liên từ lôgic, phán đoán phức được chia ra: phán đoán liên
kết (phép hội), phán đoán phân liệt (phép tuyển), phán đoán có điều kiện (phép tất
suy), phán đoán tương đương (phép tương đương), phủ định phán đoán (phép phủ
định).
3.5.1 Phán đoán liên kết (phép hội).
- Phán đoán liên kết là phán đoán phức được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên

từ lôgic “và” ( ); “không những….mà còn”
- Nếu a, b: là các phán đoán đơn, thì phán đoán liên kết sẽ là “a và b” hay “ a b ”.
VD: “Học tập là quyền lợi

nghĩa vụ của công dân”.
Hương không những xinh gái mà còn thùy mị
- Phán đoán liên kết chân thực khi và chỉ khi các phán đoán thành phần chân thực và
giả dối khi một trong hai phán đoán thành phần hoặc cả hai phán đoán thành phần giả
dối. Gọi c là phán đoán chân thực, g là phán đoán giả dối.
Thì giá trị lôgic của phán đoán liên kết được xác định:
a
c
c
g
g

b
c
g
c
g

a

b
c
g
g
g


Nếu a, b, c, d là các phán đoán thành phần thì phán đoán liên kết sẽ là:
(((a b) c) d) hay a b c d
3.5.2 Phán đoán phân liệ t (phép tuyể n).
Phán đoán phân liệt là phán đoán phức được tạo thành từ các phán đoán đơn
nhờ liên từ lôgic “hoặc” “hay” ( " " )
25


×