Mục lục
I.
II.
III.
Danh sách thành viên
Lời mở đầu .
Nội dung.
1. Khái niệm “ Đô thị” ?
2. Khái niệm biến đổi đô thị ở Việt Nam ?
3. Những biến đổi ở đô thị Việt Nam ngày nay.
3.1.Biến đổi về cơ cấu xã hội, dân cư đô thị
3.2. Biến đổi về kinh tế
3.3. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng trong xã hội đô thị.
3.4.Biến đổi về cơ sở hạ tầng đô thị.
3.5. Biến đổi về môi trường
3.6. Biến đổi về lối sống, văn hóa đô thị ở Việt Nam
3.7. Biến đổi trong quan hệ xã hội ở thành thị
IV.Kết luận
V.Tài liệu tham khảo
1
I.
Lời mở đầu
Ban đầu, Xã hội học Đô thị nghiên cứu hết sức rộng, theo A. Boskoff: "Gia đình và
hôn nhân, giáo dục trẻ em, tội phạm, đặc biệt là tội phạm trẻ em, sự di cư, vấn đề
chủng tộc, người gia, sức khoẻ tâm lý, giai cấp xã hội, tôn giáo học vấn và các xu
hướng trong các đời sống xã hội-đó là phạm vi các vấn đề xã hội học đô thị nghiên
cứu". Các vấn đề nghiên cứu ở đây chiếm đa số các vấn đề xã hội. Điều này cho thấy
khi xã hội phát triển càng cao thì nảy sinh càng nhiều vấn đề phức tạp hay nói xã hội
học đô thị ra đời trong bối cảnh xã hội nông thôn đang thay đổi nhanh chóng, các
kiểu quan hệ truyền thống bị thay đổi trong xã hội hiện đại. Quá trình đô thị hóa: xu
hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày càng thu hẹp, khu vực đô thị
ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung dân cư, mật độ dân số cao, rất
nhiều hiện tượng xã hội phức tạp khả năng kiểm soát của xã hội đối với mỗi hành vi
của một cá nhân là khăng khít, vì quan hệ xã hội ở đô thị là quan hệ xã hội mang tính
chất giao tiếp và đa dạng. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ xã hội, các tệ
nạn xã hội. Cơ cấu xã hội ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và
đan xen nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội. Phân tầng xã hội, phân
hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà cũng có
người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có chung của những
người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp xã hội. Lối sống đô thị bao giờ đi
trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống đô thị nhanh nhạy trong việc tiếp nhận
các dòng văn hóa khác nhau Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen
nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về những biến đổi xã hội hóa đô thị
ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng 4 đặc biệt đối với
nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế
nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên cứu.
II.
Nội dung
2
1.Khái niệm “ Đô thị là gì?”
Đô thị là một điểm dân cư hiện đại, là nơi tập trung những dân cư có những hoạt
động phi nông nghiệp (chiếm 80%), thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp,
giao thông vận tải, dịch vụ và là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một
địa phương. Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của một vùng
lãnh thổ nhất định.
Nước ta đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia:
+ Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ
+ Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu,
Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
2. Biến đổi đô thị ở Việt Nam
Biến đổi đô thị ở Việt Nam là sự chuyển đổi từ tính chất xã hội nông thôn sang tính
chất xã hội thành thị; từ cơ cấu xã hội đô thị bị "nhân tạo hóa" trong thể chế kinh tế kế
hoạch hóa sang định hình cơ cấu xã hội thành thị hài hòa, mang tính lịch sử - tự nhiên
(cơ cấu xã hội - giai tầng, cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp); từ đời
sống xã hội đô thị giản đơn, ngưng đọng sang đời sống xã hội phức tạp, đa dạng và
năng động, bao gồm từ nhu cầu xã hội, dịch vụ xã hội, lối sống xã hội đến các vấn đề xã
hội. Biến đổi xã hội đô thị ở Việt Nam bao gồm cả biến hình và biến thể, cả mặt lượng
lẫn mặt chất, chịu sự tác động của 4 yếu tố chính:
(i)
Sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế có cơ cấu đa
(ii)
(iii)
dạng, vận động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Sự chuyển biến từ xã hội khép kín sang xã hội mở, hội nhập với thế giới;
Sự chuyển biến từ xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị với
những mở rộng về diện tích, biến đổi về cấu trúc và chức năng.
3. Những biến đổi của đô thị Việt Nam.
3
3.1.Biến đổi về cơ cấu xã hội, dân cư đô thị
+ Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000. Tính đến
năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn người, chiếm 29,6% dân số cả
nước.
Dân số đô thị ( triệu người)
Năm 1986
11,87
Tỉ lệ dân đô thị trên tổng dân số toàn quốc
(%)
19,3
1995
14,94
2006
22,83
2012
28,81
20,75
27,2
32,45
Bảng 1: Quy mô dân số đô thị nước ta qua các năm.
+ Tốc độ tăng dân số ở các đô thị tăng khá nhanh, chủ yếu là do dân nhập cư từ nông
thôn - đô thị, đặc biệt là ở 2 đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Ở TP Hồ Chí Minh , dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 %
• Hà Nội: qua 10 năm (từ 1999 đến 2009) dân số Hà Nội tăng thêm 1.204.688
•
người, tốc độ tăng dân số bình quân năm là 2,11% (bao gồm cả tăng do di
dân), mức tăng này cao hơn so với mức tăng bình quân của cả nước (1,2%),
mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần
mật độ dân số cả nước 256 người/km2)
+ Phân bố dân cư trong đô thị có sự thay đổi theo hướng phân bố không đồng
đều: Dân cư tập trung đông ở khu vực nội thành các thành phố lớn như Hà
Nội và tp Hồ Chí Minh và thưa thớt ở các khu vực ngoại thành các đô thị.
3.2 Biến đổi về kinh tế.
+ Tăng trưởng GDP của các đô thị ngày càng cao: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
thời kì 1991-1995 ở khu vực thành thị là 8,8%
+ Hà Nội và tp. Hồ chí minh là 2 đô thị có sự biến đổi rõ ràng nhất về kinh tế: Năm
2000 tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội và tp Hồ Chí minh là 9%.
Năm
2001-2005
2006-2012
GDP (%)
Năng suất lao động ( triệu đồng)
10,5
20,2
9,0
26,8
20132014
4
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất lao động của các đô thị trung tâm
+ Mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là
ở khu vực thành thị.
Năm
Thu
nhập
1999
517
2002
622
2004
815
2006
1058
2008
1605
2010
2130
Bảng 4 : thu nhập ở khu vực thành thị qua các năm ( Nghìn đồng/ người)
+Cơ cấu ngành chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp,
giáo dục, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bất động sản, viễn thông và truyền
thông….Nếu như vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều vùng nội thành của Hà
Nội vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp như trồng húng thơm ở Láng (Đống Đa), trồng
hoa ở Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm (Tây Hồ), trồng rau muống ở nhiều
quận nội thành, trồng lúa ở quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, thì đến nay hầu như không
còn. Tại các quận nội thành mới mở rộng như Hoàng Mai, Long Biên dù vẫn còn cư dân
nông nghiệp, nhưng tốc độ chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp cũng diễn ra khá
nhanh chóng
Năm2000
2005
2010
2012
Chỉ tiêu
Tỷ trọng phi nông nghiệp trong GDP
89,2
91,8
96,1
97,8
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP
51,6
57,5
62,4
62,9
Bảng 3: Cơ cấu phi nông nghiệp của các đô thị trung tâm (%)
3.3. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng trong xã hội đô thị.
+Ở Việt Nam, phân tầng xã hội diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế - xã hội theo cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, lúc đó sự chênh lệch giàu nghèo, phân
hóa thu nhập và những biểu hiện của phân tầng xã hội chưa rạch ròi, rõ nét, bị che
khuất bởi chủ nghĩa bình quân và chế độ công hữu với cơ cấu giai cấp “hai giai một
tầng” (giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức).
Chỉ từ sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện (1986), xóa bỏ cơ
chế quản lý cũ, thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
5
định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự chênh lệch giàu nghèo, phân tầng xã hội mới bộc
lộ một cách rõ ràng và ngày càng trở nên sâu sắc.
+ Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế
và những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, đời sống nhân dân đã
được cải thiện. Mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trên phạm vi cả
nước, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Kéo theo đó là khoảng cách giàu nghèo ở thành
thị ngày càng gia tăng. Cụ thể là: khoảng cách giàu nghèo về thu nhập ở thành thị
tăng từ 8 lần (năm 2002) đến 8,3 lần (năm 2008).
+ Về biến đổi cơ cấu giai cấp, nếu như trước Đổi mới chỉ có giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức, thì trong kinh tế thị trường ở các đô thị những giai tầng phản ánh tính chất thị dân điển hình như tư sản, tiểu chủ, tiểu thương, lao động làm
thuê. Còn công nhân, nông dân, trí thức cũng đa dạng hơn, Điều đáng chú ý là xã hội
Việt Nam đang dần hình thành tầng lớp trung lưu,.
+Trong xã hội đô thị có các nhóm dân cư thuộc Nhà nước, ngoài Nhà nước.
•
Các nhóm dân cư thuộc Nhà nước, một số người lợi dụng chức quyền để tham
nhũng, hoặc lợi dụng những sơ hở trong kinh doanh, móc ngoặc với bọn "con
buôn" ngoài Nhà nước để làm giàu một cách nhanh chóng
• Các nhóm dân cư ngoài Nhà nước, một số người có nhiều vốn, nhiều liên hệ
(trong Nhà nước và ngoài Nhà nước), có một số quan chức đã trở thành một
tầng lớp giàu có một cách nhanh chóng. Còn những người lao động bình
thường (sản xuất hoặc buôn bán) thì tuy có kiếm khá hơn trước, nhưng cũng
gặp khó khăn, nhiều lắm chỉ đủ ăn.
• Ngoài ra, còn có những người mất việc làm (lao động "dư dôi", thực chất là
thất nghiệp) hoặc những người không có nghề nghiệp sinh sống ổn định, sống
trong nghèo khổ, bấp bênh.
3.4.Biến đổi về cơ sở hạ tầng đô thị
+Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị: Năm 1980 : giao thông đô thị khá thưa
thớt, chưa có tín hiệu đèn giao thông, phương tiện chủ yếu là những chiếc xe đạp,
những chiếc xích lô…
6
Đến nay, ở các thành phố nhiều tuyến đường được xây dựng, mở rộng khang trang
hơn và được nhựa hóa, có tín hiệu đèn giao thông ở khắp các con đường và ngã rẽ để
đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.Nhiều cây cầu được xây dựng
( Nhật tân, Đông trù, vĩnh thịnh…) Phương tiện tham gia giao thông đô thị ngày càng
đa dạng chủ yếu là xe máy, ô tô, xe bus công cộng…
Cùng với sự phát triển của giao thông đô thị và sự gia tăng nhanh chóng của dân cư
đó là tình trạng ách tắc giao thông trên các con đường và tai nạn giao thông diễn ra
phổ biến.
+Hệ thống chiếu sáng đã có ở hầu hết các đô thị đã có ở hầu hết các đô thị. Tại các đô
thị đặc biệt, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… có 95-100% các
tuyến đường chính đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng; các đô thị loại II, III tỷ lệ này
đạt gần 90%.
+Hệ thống thoát nước đã được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hết các đô thị. Hiện
đã có 35/63 đô thị tỉnh, thành trong cả nước có các dự án về thoát nước và vệ sinh
môi trường sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA. Các dự án bước đầu đã phát huy
hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị này. Tuy nhiên, do hầu
hết đô thị chỉ có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước mưa và nước thải, thậm
chí, nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nên không hoàn
chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng
tiêu thoát nước.
+ Dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển ở các đô thị, mạng internet phủ song mọi
nơi, các phương tiện truyền thanh, truyền hình phát triển mạnh mẽ
+Các dịch vụ công cộng như: bệnh viện, trường học, trụ sở công an… có mặt khắp mọi
nơi ở đô thị. Bệnh viện được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ
có trình độ chuyên môn cao. Các trường học áp dụng phương pháp dạy và học mới
với các trang thiết bị hiện đại : máy chiếu, máy tính…Ở các phường và các tuyến phố
đều có các lực lượng cảnh sát, công an bảo vệ an ninh và duy trì trật tự.
Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399
bác sĩ. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà
7
hộ sinh. . Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non,
467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III.
3.5.Biến đổi về môi trường.
+Trước đây khi những nhà máy xí nghiệp chưa xuất hiện một cách tràn lan, thiết bị
trong các nhà máy còn thô sơ nhìn chung môi trường đô thị không bị ảnh hưởng
nhiều.
Gần hai thập kỉ trở lại đây, tốc độ đô thị hóa quá nhanh gây ra những áp lực về môi
trường, những khu công nghiệp, những nhà máy sản xuất mọc lên kéo theo đó là tình
trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí, tiếng ồn…
+Theo thống kê, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Hồ Chí Minh, Huế… tỉ lệ
dân được cung cấp nước sạch giảm đạt 70% nhu cầu, tỉ lệ này giảm xuống còn 50%
ở các đô thị trung bình và còn 30-40% ở các đô thị vừa và nhỏ.
+ Hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm không khí. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 1,5-3 lần.
+ Tiếng ồn: ở Hà Nội, đo lường trên một số trục đường chính cho thấy mức ồn giao
thông trung bình trong cả ngày khoảng 75-79 dB; Hải Phòng là khoảng 73-74 dB.
3.6. Biến đổi lối sống, văn hóa đô thị ở Việt Nam
Qua 26 năm Đổi mới cũng có rất nhiều điều đáng quan tâm, từ ăn, mặc, ở, đi lại đến
sinh hoạt thụ hưởng các giá trị vật chất và tinh thần.
+Về ăn, người dân đô thị từ chỗ chủ yếu ăn theo bữa trong gia đình hoặc xách cơm hộp
đến công sở, hoặc ăn bếp ăn tập thể của thời kỳ bao cấp, đã dần chuyển sang ăn ở nhà
hàng, cửa hàng tự chọn, hoặc mua thức ăn được chế biến sẵn. Bữa ăn gia đình thường
được duy trì vào buổi tối. Thức ăn nhanh ngày càng phổ biến, khá hấp dẫn đối với thanh
thiếu niên
+ Về mặc, chịu ảnh hưởng rất lớn của lối sống phương Tây, nhưng truyền thống vẫn
được lưu giữ chủ yếu trong các ngày lễ trang trọng, trong sinh hoạt gia đình. Các mô típ
mặc ngày càng đa dạng hơn, nhất là đối với phụ nữ và lớp trẻ. Xung đột giữa cách mặc
kín đáo kiểu Á Đông với cách ăn mặc gợi cảm kiểu phương Tây được phản ánh thường
xuyên trên phương tiện truyền thông.
8
+Về ở, nếu như trước đây những con phố ở Hà Nội được kiến tạo bởi những ngôi nhà
nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này sang dãy phố
khác. Kiến trúc đặc trưng ở đô thị xưa là kiểu nhà ống, bên cạnh nhưng ngôi nhà ống đó
là các đình chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này phản
ánh gốc gác của cư dân kinh thành từ nhiều nơi khác về làm ăn, sinh sống .
Ngày nay, thay vào đó là những tòa nhà cao tầng hiện đại, những ngôi biệt thự và những
tòa cao ốc, khu chung cư mọc lên trong quá trình hiện đại hóa thủ đô.
3.7. Biến đổi trong quan hệ xã hội ở thành thị.
+ Ở các thành phố lớn, người dân sống theo kiểu "vô danh", không ai biết ai về mặt
cá nhân một cách thấu đáo, điều đó một mặt có lợi cho sự phát triển cá tính của mỗi
con người (và đó là mặt tích cực), nhưng mặt khác lại tạo điều kiện dễ dàng cho con
người sống bừa bãi, buông thả, làm gia tăng tệ nạn xã hội
+Hệ thống đại gia đình (họ tộc) không còn tác dụng lớn nữa. Quan hệ gia đình chủ
yếu là quan hệ giữa những thành viên của gia đình hạt nhân.
+Tình trạng ly hôn ở thành thị xảy ra nhiều hơn ở nông thôn (theo thống kê, ở các
thành phố lớn, tỷ lệ ly hôn trong tổng số hôn nhân là khoảng 10%, thấp hơn ở các
nước phát triển, nhưng cũng làm đảo lộn đời sống gia đình ở một mức đáng kể).
+Trước đây, các giá trị của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và của dân tộc thường
được đề cao. Nó chi phối, chỉ đạo các khuôn mẫu ứng xử của mỗi cá nhân, mỗi nhóm
xã hội trong cộng đồng như đạo đức, nề nếp, gia phong trong gia đình, ngoài họ tộc,
đạo đức xã hội cũng được tôn trọng và được coi là những giá trị thiêng liêng.
+ Còn ngày nay, thay vào đó là các lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất được phát huy một
cách tuyệt đối trong c ơ chế thị trường. Nó đã lấn át các giá trị văn hoá, tinh thần
đích thực của đời sống xã hội
+Tình trạng ly hôn ở thành thị xảy ra nhiều hơn ở nông thôn (theo thống kê, ở các
thành phố lớn, tỷ lệ ly hôn trong tổng số hôn nhân là khoảng 10%, thấp hơn ở các
nước phát triển, nhưng cũng làm đảo lộn đời sống gia đình ở một mức đáng kể).
+Trong các quan hệ gia đình ở thành phố, vấn đề những người già chiếm một vị trí
quan trọng. Ở đây, những người già bị con cái ruồng bỏ, không nơi nương tựa. Từ
9
những nhận xét nói trên, có thể thấy rõ môi trường xã hội thành thị nước ta hiện nay
mang những mâu thuẫn phức tạp.
4.Những vấn đề đặt ra.
+ Dân số đô thị tăng nhanh đã tạo nên áp lực rất lớn đối với hệ thống dịch vụ xã hội,
kết cấu hạ tầng đô thị. Giao thông, điện, nước, nhà ở đô thị, nhất là ở các thành phố
lớn, trong những năm qua dù được đầu tư để mở rộng, nâng cấp, nhưng vẫn không
đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị.. Dịch vụ giáo dục
mầm non, tiểu học, trung học thiếu thốn (không gian - cảnh quan học đường, cơ sở
vật chất, giáo viên, phương tiện dạy học) gây khó khăn cho đời sống tại các khu đô
thị mới. Các trung tâm mua sắm ở đô thị cũng không đáp ứng được nhu cầu cả về giá
cả và tính tiện ích.
+Nhập cư vào đô thị gia tăng nhanh chóng đặt ra nhiều nan giải trong quản trị biến
đổi xã hội đô thị như giải quyết vấn đề nhà ở, dịch vụ xã hội, an toàn xã hội. Tiền
lương của lao động nhập cư thấp nên đời sống rất khó khăn, chủ yếu đảm bảo các chi
phí tối thiểu như thuê nhà, tiền điện, tiền nước, ăn, mặc. Còn các nhu cầu tinh thần
như nghỉ ngơi, giải trí, học tập, hôn nhân,... rất khó khăn. Thiếu các hoạt động nghỉ
ngơi, giải trí, học tập mang tính cộng đồng dẫn tới người nhập cư thường tách biệt
xã hội
+Việc làm ở các đô thị Việt Nam cũng rất bức xúc, dù Chính phủ và chính quyền địa
phương có nhiều chính sách can thiệp. Dân cư ở các làng đô thị hóa thiếu việc làm
nghiêm trọng,. Mỗi năm, các trường đại học, cao đẳng cả nước cung cấp cho thị
trường trung bình 110.000 kỹ sư công nghệ thông tin, nhưng thực tế chỉ 10% trong
số đó có thể phục vụ tốt cho ngành này. Thiếu việc làm là một trong những nguyên
nhân dẫn tới tệ nạn xã hội gia tăng tại các đô thị.
+Giải tỏa mặt bằng, tái định cư và nhà ở xã hội là những vấn đề nóng bỏng trong
điều kiện đô thị hóa. Giải tỏa các hộ dân cư để lấy mặt bằng phục vụ xây dựng công
trình công cộng hoặc thương mại đòi hỏi phải giải đáp bài toán tái định cư và việc làm
cho nhóm dân cư này. Nhiều xung đột xã hội đã xảy ra khi không giải quyết thỏa đáng
lợi ích của các bên, nhất là đối với những nơi đất đai ở vị trí "đắc địa" hoặc đất đai
10
chuyển đổi sang mục đích thương mại mà giá đền bù thiếu thỏa đáng. Chính quyền các
đô thị trong những năm qua đều coi đây là vấn đề nóng bỏng, tập trung chỉ đạo quyết
liệt vừa bằng biện pháp thuyết phục, vừa liên tục điều chỉnh mặt bằng giá đền bù đất
đai, vừa thực hiện tái định cư. Tuy nhiên, nhiều khi chất lượng các khu tái định cư
không cao, thiếu dịch vụ xã hội đi kèm, gây phản ứng của người dân. Khu vực phố cổ
vẫn gặp nan giải khi giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn giá trị truyền thống với đáp ứng
chức năng sử dụng của các hộ gia đình.
+ Tệ nạn xã hội đô thị diễn biến rất phức tạp với nhiều biểu hiện mới. Tệ nạn ma túy
sử dụng các chất gây nghiện có nguồn gốc nhân tạo ngày càng phổ biến, tác động rất
lớn đến sức khỏe thần kinh và sức khỏe thể chất của người nghiện, nhất là với thanh
- thiếu niên. Tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp góp phần thúc đẩy căn bệnh nhiễm
HIV/AIDS lan nhanh ở các đô thị
+ Ách tắc và an toàn giao thông là một vấn đề làm nhức đầu các nhà quản lý và
người dân đô thị trong nhiều năm qua.Mặc dù đã có nhiều giải pháp cải thiện năng
lực giao thông (mở rộng đường, làm cầu vượt, làm đường trên cao...); phân khai làn
đường; hiện đại hóa hệ thống biển hiệu, đèn báo; gia tăng lực lượng cảnh sát giao
thông vào giờ cao điểm; điều chỉnh tuyến điểm quay xe, đỗ xe; gia tăng phương tiện
giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân... nhưng vẫn không
thể khắc phục được tình trạng ách tắc giao thông. Tai nạn giao thông diễn ra thường
xuyên và đáng báo động.
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất, không khí, ô
nhiễm tiếng ồn…. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Phần lớn hệ thống nước
thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có
một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.
+Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ, sự phát triển nhanh của các khu công
nghiệp trong đô thị kéo theo nhiều hệ quả về môi trường… dẫn đến các đô thị đứng
trước nguy cơ phát triển không bền vững.
5.Một số giải pháp
11
Thứ nhất, Nhà nước cần rà soát, bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị; hoàn thiện hệ
thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và bảo vệ môi
trường, an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền các
cấp trong quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, trật tự đô thị.
Thứ hai,Chú trọng các nội dung quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, cần quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, nhất là ưu
tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông tiên tiến,
không gây ô nhiễn môi trường.
Thứ tư,vấn đề đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải và vệ
sinh môi trường cũng cần phải được đặc biệt coi trọng.
Thứ năm, xây dựng cơ chế, các giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư phát triển đô
thị, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (vốn
ODA, FDI…)
Thứ sáu, các cấp chính quyền, đoàn thể cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận
thức, trình độ dân trí trong việc thực hiện các quy định về đô thị, trật tự đô thị, thực
hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn và bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, cần có
chính sách và tăng cường quản lý tốt hơn nữa đối với dân nhập cư nhằm góp phần
đảm bảo sự ổn định, cân bằng và trật tự xã hội.
Thứ bảy, Chú ý các chính sách xã hội về phúc lợi (nhà cửa, trường học, phương tiện
đi lại, thuốc men y tế) cho các tầng lớp nhân dân đô thị, đặc biệt là các đối tượng ưu
tiên, người có công với cách mạng, trẻ em, người già cô đơn, bệnh tật nghèo khổ,
người vô gia cư và các đối tượng yếu thế khác.
III, Kết luận.
Xã hội học đô thị và các mô hình kinh tế ngày càng phục thuộc nhiều vào các mô
hình xã hội của cuộc sống đô thị. Việc mở rộng, quy hoạch, xây dựng ảnh hưởng rất
12
lớn đến cuộc sống của người dân đô thị trong các lĩnh vực lao động sản xuất, sinh
hoạt – vui chơi, giải trí…của người dân. Đô thị Việt Nam hình thành cùng với sự phát
triển của các trung tâm buôn bán, trên cơ sở các trung tâm hành chính, và trong quá
trình phát triển công nghiệp (VD: Việt Trì, Thái Nguyên,...) Xu hướng hiện đại, đô thị
của Việt Nam sẽ hình thành trên cơ sở CN hóa, hiện đại hóa. Nơi nào có khu công
nghiệp thì ở đó có các đô thị. Quá trình hình thành đô thị ở Việt Namkèm theo đó là
sự biến đổi xã hội đô thị. Biến đổi xã hội đô thị ở Việt Nam diễn ra gấp gáp, đột ngột,
rất dễ bị đứt gãy với các giá trị truyền thống hoặc dung nạp các yếu tố mới một cách
sống sượng, thiếu khả năng chuyển hóa. Vì vậy, nếu thiếu các can thiệp chính sách có
hiệu quả thì biến đổi xã hội đô thị dễ dẫn tới khủng hoảng xã hội đô thị, xét cả về mặt
ngắn hạn và dài hạn, để lại những hệ lụy khó lường đối với phát triển bền vững xã
hội đô thị. Đô thị gắn với khu công nghiệp, hiện tượng gắn với việc làm và lao động,
đô thị là thủ phủ hành chính gắn với các viên chức nhà nước. Chính vì thế, nếu hiểu
được bản chất, tiến trình biến đổi của đô thị sẽ giúp cho các nhà Lãnh đạo, chức
trách có những hoạch định, chính sách phát triển đúng đắn. Qua bộ môn Xã hội học,
nhóm đã có những kiến thức khái quát về vấn đề xã hội học đô thị nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Mặc dù, nhóm đã có những cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu,
song không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy
cô để nhóm hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn nữa.
IV,Tài liệu tham khảo
- Tài liệu Sách, báo: Bộ GĐ& ĐT,Giáo trình Xã hội học đại cương, NXB Thế Giới, 2010
-Tài liệu tham khảo mạng:
1. (Truy cập lúc 20h30ngày20/04/2014) 2. />%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh (Truy cập lúc 22h
ngày 20/04/2014)
13