Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Ảnh hưởng của phương thức và tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế (promin) trong ương ấu trùng TCX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.91 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình dài học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Ths. Nguyễn Lê Hoàng
Yến đã tận tình dìu dắt, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh
nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tiếp đến, chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa sinh học ứng dụng đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia
sẽ khó khăn để tôi có được thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng!

Trần Thị Diễm My

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng bổ sung dịch trùn quế thay
thế dầu mực và leucithin vào thành phần phối chế thức ăn chế biến trong ương ấu
trùng tôm càng xanh.
Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống thùng nhựa 60L, mật độ ấu trùng 60
con/Lít, gồm 2 nhân tố và 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên. Nhân tố 1 là phương pháp bổ sung dịch trùn quế gồm: (i) trực tiếp
phối trộn vào hỗn hợp thức ăn tươi và (ii) phun dịch trùn lên thức ăn sau khi hấp
chín và cà nhuyễn). Nhân tố 2 là liều lượng dịch trùn quế (3%,5%,7%).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, ấu trùng ở các nghiệm thức cho ăn thức ăn có phun
trực tiếp dịch trùn với liều lượng 7%/khối lượng thành phần phối trộn lên thức ăn


sau khi hấp chín và cà nhuyễn cho kết quả tốt về: (1) môi trường (TAN: 0,42
mg/L; NO2-: 0,612 mg/L; NO3-: 2,181 mg/L); (2) mật số vi khuẩn Vibrio sp. cuối
chu kì ương đạt thấp nhất (0,7 x 103CFU/mL); (3) tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao
nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm
thức đối chứng (22,5 ± 1,5%).
Như vậy, việc thay thế dầu mực và leucithin trong thành phần phối chế thức ăn
bằng dịch trùn quế Promin có tính khả thi rất cao, có ý nghĩa tích cực trong nâng
cao năng suất ương ấu trùng TCX.
Từ khóa : dịch trùn quế, thức ăn, tôm càng xanh, ương.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................
1.1 Giới thiệu...............................................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................
1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX................................................................
2.1.1 Phân loại và phân bố........................................................................................
2.1.2 Vòng đời TCX.................................................................................................
2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi.....................................................................................
2.1.4 Sự phân đàn......................................................................................................
2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng..................................................................................

2.1.6 Đặc điểm về sinh sản.......................................................................................
2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay..........................................................
2.2.1 Hệ thống nước trong hở...................................................................................
2.2.2 Hệ thống nước trong kín..................................................................................
2.2.3 Hệ thống nước xanh.........................................................................................
2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến............................................................................
2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam....................................
2.3.1 Trên thế giới.....................................................................................................
2.3.2 Việt Nam..........................................................................................................
2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản................................................................
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................
3.1.1 Thời gian........................................................................................................
iii


3.1.2 Địa điểm.........................................................................................................
3.2 Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................
3.2.1 Dụng cụ..........................................................................................................
3.2.2 Hóa chất.........................................................................................................
3.2.3 Dịch trùn quế.................................................................................................
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm......................................................................................
3.3.2 Bố trí thí nghiệm............................................................................................
3.3.3 Chăm sóc quản lý thí nghiệm........................................................................
3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường...................................................
3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn................................................
3.3.6 Thu hoạch......................................................................................................
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................

4.1 Các yếu tố môi trường.........................................................................................
4.1.1 Nhiệt độ..........................................................................................................
4.1.2 pH...................................................................................................................
4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan.................................................................................
4.2 Sự biến động mật số vi khuẩn trong quá trình ương TCX..................................
4.3 Sự biến thái trong quá trình phát triển của ấu trùng TCX..................................
4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX..............................................................................
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................
5.1 Kết luận................................................................................................................
5.2 Đề xuất.................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................
PHỤ LỤC .................................................................................................................

iv


DANH SÁCH BẢNG
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................... 1
1.1 GIỚI THIỆU
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1
1
2

CHƯƠNG 2............................................................................................................................................ 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................................................... 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TCX

2.1.1 PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ

3
3

Hình 2.1. Hình thái TCX........................................................................................................................ 3

2.1.2 VÒNG ĐỜI TCX

4

Hình 2.2. Vòng đời TCX........................................................................................................................ 4

2.1.3 TẬP TÍNH ĂN VÀ BẮT MỒI
2.1.4 SỰ PHÂN ĐÀN
2.1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH TRƯỞNG

4
5
5

Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX.......................................................................5

2.1.6 ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH SẢN
2.2 CÁC QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TCX HIỆN NAY
2.2.1 HỆ THỐNG NƯỚC TRONG HỞ
2.2.2 HỆ THỐNG NƯỚC TRONG KÍN
2.2.3 HỆ THỐNG NƯỚC XANH
2.2.4 HỆ THỐNG NƯỚC XANH CẢI TIẾN
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TCX TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1 TRÊN THẾ GIỚI
2.3.2 VIỆT NAM
2.4 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TRÙN QUẾ TRONG THỦY SẢN

5
6
6
6
6
6
6
6
7
9

CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................... 12
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................12
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 THỜI GIAN
3.1.2 ĐỊA ĐIỂM
3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1 DỤNG CỤ
3.2.2 HÓA CHẤT
3.2.3 DỊCH TRÙN QUẾ
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
3.3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

12
12

12
12
12
12
12
13
13
13

Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX...............................................................................................13
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................................................14

3.3.3 CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ THÍ NGHIỆM

14

Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX..............................................................14
Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn....................................................................15

3.3.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

15

Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường...................................................................15

3.3.5 PHƯƠNG PHÁP THU VÀ PHÂN

TÍCH MẪU VI KHUẨN

v


16


Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu...............................................................................................16

3.3.6 THU HOẠCH
3.3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

16
17

CHƯƠNG 4.......................................................................................................................................... 18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................................................. 18
4.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
4.1.1 NHIỆT ĐỘ

18
18

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trung bình (0C) trong thí nghiệm.....................................................18

4.1.2 PH

19
Bảng 4.2 Biến động pH trung bình trong thí nghiệm.....................................................................19

4.1.3 CÁC YẾU TỐ ĐẠM HÒA TAN

20


Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm.................................................21
Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2- ở các nghiệm thức thí nghiệm............................................23
Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3- ở các nghiệm thức thí nghiệm............................................24

4.2 SỰ BIẾN

ĐỘNG MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG

TCX

25

Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm...........................................26
Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm........................................27

4.3 SỰ BIẾN THÁI CỦA ẤU TRÙNG TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG
4.4 TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TCX

28
29

CHƯƠNG 5.......................................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................................................................... 31
5.1 KẾT LUẬN
5.2 ĐỀ XUẤT

31
31


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... A
PHỤ LỤC............................................................................................................................................... D

vi


DANH SÁCH HÌNH
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................... 1
1.1 GIỚI THIỆU
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1
1
2

CHƯƠNG 2............................................................................................................................................ 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................................................... 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TCX
2.1.1 PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ

3
3

Hình 2.1. Hình thái TCX........................................................................................................................ 3

2.1.2 VÒNG ĐỜI TCX

4


Hình 2.2. Vòng đời TCX........................................................................................................................ 4

2.1.3 TẬP TÍNH ĂN VÀ BẮT MỒI
2.1.4 SỰ PHÂN ĐÀN
2.1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH TRƯỞNG
2.1.6 ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH SẢN
2.2 CÁC QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TCX HIỆN NAY
2.2.1 HỆ THỐNG NƯỚC TRONG HỞ
2.2.2 HỆ THỐNG NƯỚC TRONG KÍN
2.2.3 HỆ THỐNG NƯỚC XANH
2.2.4 HỆ THỐNG NƯỚC XANH CẢI TIẾN
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TCX TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1 TRÊN THẾ GIỚI
2.3.2 VIỆT NAM
2.4 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TRÙN QUẾ TRONG THỦY SẢN

4
5
5
5
6
6
6
6
6
6
6
7
9


CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................... 12
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................12
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 THỜI GIAN
3.1.2 ĐỊA ĐIỂM
3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1 DỤNG CỤ
3.2.2 HÓA CHẤT

12
12
12
12
12
12

vii


3.2.3 DỊCH TRÙN QUẾ
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
3.3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

12
13
13
13


Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX...............................................................................................13

3.3.3 CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ THÍ NGHIỆM
3.3.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
3.3.5 PHƯƠNG PHÁP THU VÀ PHÂN TÍCH MẪU VI KHUẨN

14
15
16

Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu...............................................................................................16

3.3.6 THU HOẠCH
3.3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

16
17

CHƯƠNG 4.......................................................................................................................................... 18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................................................. 18
4.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
4.1.1 NHIỆT ĐỘ
4.1.2 PH
4.1.3 CÁC YẾU TỐ ĐẠM HÒA TAN

18
18
19
20


Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm.................................................21
Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2- ở các nghiệm thức thí nghiệm............................................23
Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3- ở các nghiệm thức thí nghiệm............................................24

4.2 SỰ BIẾN

ĐỘNG MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG

TCX

25

Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm...........................................26
Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm........................................27

4.3 SỰ BIẾN THÁI CỦA ẤU TRÙNG TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG
4.4 TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TCX

28
29

CHƯƠNG 5.......................................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................................................................... 31
5.1 KẾT LUẬN
5.2 ĐỀ XUẤT

31
31

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... A

PHỤ LỤC............................................................................................................................................... D

viii


ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (TCX) là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi
trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm
ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay TCX đang là đối tượng nuôi hấp
dẫn đối với nhiều người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cũng
như các đối tượng khác, con giống là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề
nuôi tôm. Tuy nhiên với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm, chất
lượng con giống không ổn định thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động
về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để
phát triển nghề nuôi.
Sản xuất nhân tạo giống TCX đã được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến ngày
nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn như nguồn nước, thức ăn, độ ẩm. Trong đó,
thức ăn là vấn đề được người ương quan tâm nhiều nhất. Trong sản xuất giống
TCX, Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) đã đề nghị công thức thức ăn chế
biến thành phần có đầu mực (3%), leucithin (1,5%) nhằm cung cấp các acid amin
thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng TCX.
Hiện nay, một thành phần có chứa giá trị dinh dưỡng cao, các acid amin thiết yếu
cần thiết cho sự phát triển của động vật thủy sản là trùn quế cũng được ưa chuộng
và được xem như nguồn thức ăn quý giá trong ương nuôi các đối tượng thủy sản
như tôm hùm, ba ba, tôm sú, TCX. Từ thực tế sử dụng hiệu quả trùn quế trong

thủy sản, các chế phẩm từ trùn quế được nghiên cứu và ứng dụng thành công
trong thủy sản như: Bột trùn, phân trùn, dịch trùn quế promin, BIO-T, trong đó
bột trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung cho ấu trùng tôm sú, cho
chất lượng Postlarvae- 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak (Phan Thị Bích
Trâm và ctv., 2009).
Trên cơ sở trùn quế là thức ăn giàu đạm, chứa nhiều acid amin, vi sinh vật sẵn có
trong trùn quế có khả năng kiểm soát mầm bệnh, đề tài “Ảnh hưởng của phương
thức và tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế (Promin) trong ương ấu trùng TCX” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được khả năng bổ sung dịch trùn quế vào thành phần thức ăn tự chế có
tác dụng tốt nhất đến tăng trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng TCX. Từ đó đưa vào thực
tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi TCX phát triển bền vững.
1


1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định sự biến động các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, TAN, N-NO 2-, NNO3- lên ấu trùng TCX.
Đánh giá biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng trong quá trình
ương TCX dưới tác dụng của promin.
Đánh giá ảnh hưởng của promin lên sự tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ biến thái và tỷ
lệ sống của ấu trùng TCX.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX
2.1.1 Phân loại và phân bố

TCX có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii được De Man đặt tên vào
năm 1897, có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1897)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn

Hình 2.1. Hình thái TCX
Trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung
ở khu vực Ấn Độ Dương và tây nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, TCX phân
bố tự nhiên chủ yếu ở các tỷnh Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất
hiện (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
3


2.1.2 Vòng đời TCX
Vòng đời TCX có 4 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưởng thành. TCX trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm
bắt cặp và đẻ trứng, trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm mẹ di cư ra
vùng cửa sông nước lợ 6- 18‰ để nở. Ấu trừng nở ra sống phù du và trải qua 11
lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng, lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng
nước ngọt. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích
hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).


Hình 2.2. Vòng đời TCX
(Nguồn Nguyễn Việt Thắng, 1993)
2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi
TCX là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức
ăn gồm có nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể,
các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba
ngày. Tôm thường bắt mồi vào sáng sớm và chiều tối (Phạm Văn Tình, 2004).
TCX ăn các loại thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu
trùng, tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh thực vật và ấu trùng của các động vật không
xương sống khác (Trương Quan Trí, 1990).
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến
bắt mồi. Đây là vấn đề quan trọng trong chế biến thức ăn cho ấu trùng tôm.

4


Đặc tính của TCX nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác,
đây là đặc tính của loài. Vì vậy, trong ương giống cần lưu ý vấn đề này nhằm
nâng cao tỷ lệ sống. Khi nuôi tôm thương phẩm cũng cần lưu ý đến hiện tượng
này và để có các biện pháp kỹ thuật hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm (Nguyễn
Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.4 Sự phân đàn
Giai đoạn ấu trùng đến Postlarvae tỷ lệ sống của ấu trùng TCX phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn tôm mẹ, trong quá trình phát triển đó thì sự phân đàn là không
tránh khỏi. Sự phân đàn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện như mật độ, nhiệt
độ, dinh dưỡng.(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng
TCX phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để phát triển thành hậu ấu trùng.
Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiệt độ, kích cỡ, giới tính,

thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX
Giai đoạn
ấu trùng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
PL

Ngày tuổi

Đặc điểm nhận dạng

1
2
3–4
4–6
5–8
7 – 10
11 – 17
13 – 20
15 – 22

17 – 23
23 – 35
23 – 35

Không có cuống mắt
Có cuống mắt
Có sự hiện diện của Uropods
Có 2 gai ở lung
Các telson hẹp và có hình thon dài
Có sự hiện diện của các núm chân bụng
Các chân bụng chẻ đôi
Các chân bụng có các tơ cứng
Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện
Có 3 – 4 răng trên chủy
Xuất hiện răng dưới chủy
Có tập tính giống tôm trưởng thành

(Nguồn: Uno và Soo, 1969, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)

2.1.6 Đặc điểm về sinh sản
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), TCX thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như
quanh năm. Ở đồng bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 – 6 và tháng 8
– 10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ khi PL 10- 15. Tùy
vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000
trứng, thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2 – 5 giờ, có khi 6
– 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có
thể từ 15 – 23 ngày.

5



2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay
2.2.1 Hệ thống nước trong hở
Qui trình được khởi xướng đầu tiên bởi Ling cào năm 1969 và được hoàn thiện
bởi Aquacop từ năm 1980. Đặc điểm của qui trình này là nước trong, sạch, không
có tảo, mật độ ương cao (100 – 150 con/lít). Ưu điểm của qui trình này là thường
đạt năng suất cao, qui trình tương đối đơn giản, không cần kĩ thuật cao. Tuy
nhiên, qui trình này lại đòi hỏi tốn nhiều công lao động và chi phí khác.
2.2.2 Hệ thống nước trong kín
Qui trình này được một số tác giả như Sandifer (1977), Menasveta (1980),
Singholka (1980) nghiên cứu nhưng kết quả đó còn hạn chế và đến Aquacop
(1984) và Griessinger (1986) thì qui trình căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào
sản xuất đại trà ở qui mô lớn. Hệ thống này được ứng dụng ở nhiều nơi. Đặc điểm
của qui trình này là dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử
dụng. Không thay nước trong suốt quá trình ương. Tuy nhiên, hạn chế chính của
qui trình này là đòi hỏi kĩ thuật cao, đầu tư cao, thiết bị đồng bộ, phức tạp khi lắp
đặt, khó xử lý khi có sự cố.
2.2.3 Hệ thống nước xanh
Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1966 do Fujumura khởi xướng và hoàn thiện vào
năm 1974. Đặc điểm của qui trình này là dùng tảo Chlorella cho vào bể ưởng để
duy trì màu nước xanh liên tục. Qui trình có ưu điểm nổi bật là hạn chế thay nước.
Tuy nhiên hạn chế chính của qui trình là mật độ ương thấp, đòi hỏi kĩ thuật nuôi
tảo.
2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến
Qui trình được đề xướng bởi Ang từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước
xanh trước đó. Nguyên tắc hoạt động của qui trình là cho phép vi sinh vật và tảo
phát triển trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho
trực tiếp vào bể để làm giá thể cho các vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có
nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ
sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu

trước khi thả ấu trùng) hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều
đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển.
2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Trên thế giới
Nghề nuôi TCX mới được thành công trong những năm gần đây so với nghề nuôi
tôm biển. Thành công đầu tiên trong nghiên cứu sản xuất giống TCX là của Ling
6


(1959), Ling đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của TCX. Từ đó
nghiên cứu sinh sản thành công TCX theo chu trình khép kín ở Malaysia vào năm
1962. Sau đó 1966, ông dùng nước xanh với độ mặn 12‰ ương ấu trùng TCX, từ
đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương
ấu trùng TCX đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của
đạm nitrit, ammonia và khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng trong
quá trình ương.
Nghiên cứu của Cheah và Ang (1979), khi tiến hành ương TCX, cho ấu trùng ăn
có bổ sung cả vỏ Artemia đã làm cho nước xanh hơn. Khi vỏ Artemia nằm dưới
đáy bể sẽ là một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển từ đó góp phần làm
sạch nước ương bởi quá trình chuyển hóa đạm. Sau 54 ngày tỷ lệ sống của ấu
trùng ở độ mặn 6 – 8‰ là 39,6%.
Đến năm 1986, Ang và Cheah đã tiến hành ương ấu trùng TCX theo qui trình
nước xanh cải tiến và được ứng dụng khá phổ biến ở Malaysia với mật độ 25
con/lít, tỷ lệ sống 36 – 77% ở nồng độ muối 12‰. Malecha (1983) ở Hawaii áp
dụng cho qui trình sản xuất nước xanh, mật độ ương 60 con/lít, một vài trại ương
với mật độ 160 con/lít, tỷ lệ sống 30 PL/lít (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến,
1999).
Trong năm 1995, có khoảng 600 – 800 triệu ấu trùng TCX đã được sản xuất từ 50
trại giống theo qui mô gia đình ở Thái Lan và mở rộng 6400 ha ao nuôi tôm

thương phẩm (Suwannatous, 1996).
Rao (1996), trại giống qui mô gia đình ở Ấn Độ có diện tích từ 500 – 1.500 m 2 và
có thể sản xuất được 500.000 PL/năm, với chi phí từ 7.143 – 9.524 USD/ năm
(Trích dẫn bởi Coreia et al., 2000)
2.3.2 Việt Nam
Trước những năm 1980, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về sản xuất
giống TCX, nguồn giống chủ yếu được thu gom từ tự nhiên. Năm 1977, Khoa
Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu về sinh học và kĩ
thuật nuôi ấu trùng TCX và tiến hành ương nuôi thu nhập mẫu, nhận xét về sinh
học phát triển của tôm, đến năm 1983, đã sản xuất ra Postlarvae. Sau đó, năm
1987 tiến hành ương nuôi Postlarvae trong bể xi măng và ao đất (Lý Hoàng Phúc,
2006, trích dẫn bởi Đỗ Trung Kiên, 2010).
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất
giống TCX ở đồng bằng Nam bộ. Ông cũng tiến hành nghiên cứu ương ấu trùng
bằng các qui trình khác nhau cụ thể: qui trình nước xanh với mật độ 40 – 50 ấu
7


trùng/lít đạt tỷ lệ sống 40,2%, qui trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu
trùng/lít đạt tỷ lệ sống 35,4%, qui trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/lít
tỷ lệ sống 24,9% trong 3 qui trình thì qui trình nước xanh cho tỷ lệ sống đạt cao
nhất (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã thử nghiệm ương TCX theo qui trình nước
xanh cải tiến với các mật độ ương 50, 100 và 150 ấu trùng/lít. Kết quả ương cho
thấy mật độ ương 50 con/lít các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động
của ấu trùng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae cao nhất (19,46%) so với mật độ
ương 150 con/lít có tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae thấp nhất (0,82%).
Nguyễn Thanh Phương (2000) nghiên cứu sản xuất giống TCX theo mô hình
nước xanh cải tiến. Theo kết quả nghiên cứu thì mật độ ương ấu trùng thích hợp
là 60 con/lít, nghiên cứu cũng cho thấy ấu trùng có nguồn gốc từ tôm mẹ nhân tạo

cho kết quả ương nuôi cao và ổn định hơn ấu trùng có nguồn gốc tôm mẹ tự
nhiên. Tác giả cho rằng tôm thu từ tự nhiên có một lượng lớn trứng bị hao hụt
trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, làm ảnh hưởng đến sức sinh sản và chất
lượng ấu trùng.
Như vậy kể từ năm 1998 đến nay, trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên
cứu và sản xuất giống TCX với mô hình nước xanh cải tiến và đã thu được kết
quả thành công, tôm giống rất khỏe có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện bất
lợi của môi trường (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
Nhằm hoàn thiện hơn về qui trình sản xuất giống TCX, Nguyễn Thanh Phương và
ctv., (2006), đã tiến hành nghiên cứu sản xuất giống TCX dựa trên nguồn tôm bố
mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ. Kết quả cho thấy
số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm
nuôi vỗ có số ấu trùng 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm
nuôi thương phẩm. Chu kì ương khoảng 30 ngày. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
nuôi vỗ (76,6%) cao hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi
thương phẩm (62%).
Tiếp đến, năm 2008, Trần Thị Thanh Hiền đã tiến hành sản xuất TCX theo qui
trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật số ấu trùng 50
con/Lít. Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C.
Ngoài ra, khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện. Tôm được cho ăn
thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng Postlarvae
cao nhất (78,9%).
Cù Văn Thành (2009) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi
ấu trùng TCX theo qui trình nước trong, mật số ấu trùng 60 con/Lít. Kết quả cho
thấy sử dụng chế phẩm sinh học góp phần làm cho ấu trùng phát triển nhanh, tỷ lệ
8


sống cao hơn. Ngoài ra, khi kết hợp hai loại chế phẩm sinh học sẽ cho kết quả tốt
nhất với tỷ lệ sống trung bình cao nhất ( 75,3%).

Hiện nay, rất nhiều vấn đề liên quan đến TCX đã và đang tiếp tục được nghiên
cứu, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản
Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae,
thuộc ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong
môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần
thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương
sống trong đất.
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào
nuôi công nghiệp với các qui mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện
rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Hiện nay các
vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long đang rộ lên
với nghề nuôi trùn quế. Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2007) trùn quế là loài
dễ nuôi, mắn đẻ, dễ thu hoạch, nhất là có hàm lượng đạm rất cao (69,3%), so với
các vật chất khác đây được xem là nguồn bổ sung đạm quý giá cho gia cầm và
động vật thủy sản.
Trùn quế và phân trùn tươi hiện đang được sử dụng phổ biến làm thức ăn, xử lý
đáy ao nuôi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và cũng bắt đầu được các nhà khoa
học tập trung nghiên cứu nhằm ứng dụng rộng rãi hơn trong thủy sản, đặc biệt từ
nguồn đạm giàu acid amin sẽ mở ra hướng phát triển mới trong ương giống tôm
và các loại cá con (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009).
Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) đã tiến hành phân tích thành phần vi sinh vật
trong dịch trùn quế, kết quả phân tích được 10 chủng vi khuẩn oxy hóa amon và 7
chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate. Qua phân tích chọn lọc tìm ra được 3 chủng vi
khuẩn oxy hóa amon và 2 chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate có hoạt tính cao và có
tiềm năng ứng dụng làm probiotic xử lý nitrate trong nuôi trồng thủy sản.
Một khía cạnh khác trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) thí
nghiệm tiến hành trên 15 mẫu trùn và phân trùn quế, kết quả phân lập được 40
chủng Bacillus, từ 40 chủng thu nhận được 7 chủng có tiềm năng, thuộc 6 loài: B.
subtilis, B. polyfermenticus, B. pumilus, B. licheniformis, B. flexus, B.

thuringensis. Kết quả cho thấy 7 chủng trên đều có hoạt tính sinh học cao, vừa có
khả năng đối kháng với nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản, trong đó
có nhóm Vibrio (V. harveyi, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus), vừa có khả
năng sinh emzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase và lipase). Nhóm vi
9


khuẩn Bacillus có thể sản xuất ra hàng loạt emzyme – exo, nó rất có hiệu quả đối
với việc phá vỡ các phân tử lớn như protein và chất béo. Khi các dòng vi khuẩn
Bacillus sp. được thêm vào ao nuôi thường xuyên và ở mật độ cao, nó sẽ phân
hủy các chất hữu cơ nhanh hơn những ao tự nhiên không có bổ sung vi khuẩn. Vi
khuẩn Bacillus sp. sẽ khử đạm, làm giảm các chất thải hữu cơ và sử dụng nitrate
khi thiếu oxy, đặc biệt vi khuẩn phát huy hiệu quả ở nền đáy ao (Moriarty et al.,
2005, trích dẫn bởi Phó Văn Nghị, 2011).
Từ thực tế sử dụng trùn quế tươi gặp không ít khó khăn như: khả năng lưu trữ
không quá một ngày ở nhiệt độ thường, hàm lượng đạm và vitamin giảm dần theo
thời gian nên rất khó lưu trữ. Do đó, nhiều nghiên cứu về các chế phẩm sinh học
từ trùn quế được tiến hành như dịch trùn quế Promin, bột trùn, BIO-T, các sản
phẩm này có thời gian sử dụng từ 6 – 10 tháng và có một ưu điểm nổi trội của
những chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không
bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian (Võ Thị Hạnh, 2009).
Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2009), khi sử dụng bột trùn quế thủy phân
trong ương giống tôm sú cho thấy thức ăn chế biến chứa 50,5% bột trùn quế thủy
phân cho chất lượng tôm PL 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak. Điều này mở
ra một triển vọng cho việc sản xuất thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú từ trùn quế,
giúp chủ động sản xuất thức ăn trong nước thay thế hàng ngoại nhập đồng thời
góp phần phát triển mô hình nuôi trùn quế phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh sử dụng trùn quế tươi thì phân trùn cũng được ứng dụng rộng rãi trong
thủy sản. Đặc biệt trong việc gây màu nước ở những ao nuôi tôm sú thâm canh
lâu năm do bị suy giảm dinh dưỡng thì phân trùn cho hiệu quả khá cao. Phân trùn

có tác dụng bổ sung chất hữu cơ, khoáng cho đất, có giá trị cải tạo đất như điều
hòa pH trong đất, tăng độ xốp, giảm độc tố trong đất, ngoài ra vi sinh vật trong
trùn quế có khả năng tiêu diệt những loại nấm khuẩn có hại trong đất. Trong mùa
mưa các yếu tố môi trường trong ao nuôi thâm canh rất khó quản lý, sự rửa trôi
gây nên độ đục cao, hạn chế quang hợp của tảo và để khắc phục tình trạng trên
nên gây màu nước bằng chế phẩm BIOCOMPOST (có nguồn gốc từ phân trùn
quế tươi). Từ đó giảm được việc sử dụng thuốc và hóa chất, đồng thời giảm được
rủi ro mầm bệnh bộc phát suốt chu kì nuôi.
Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và ctv., (2012), khi sử dụng dịch trùn quế trong
ương ấu trùng TCX góp phần quản lí môi trường bể ương tốt hơn, các yếu tố môi
trường nằm trong khoảng cho phép và hạn chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn
Vibrio sp. ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất (90,0 ± 0,48%) ở nghiệm thức được cho
ăn bằng thức ăn bổ sung dịch trùn quế với liều lượng 3 mL/kg thức ăn và cho ăn
hàng ngày.
10


Từ những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành công trùn quế và các sản phẩm từ
trùn quế trong thủy sản có thể thấy được những lợi ích thiết thực được mang lại từ
trùn quế đối với nghề nuôi thủy sản hiện nay.

11


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.
3.1.2 Địa điểm

Thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm khoa Sinh học ứng dụng – Trường
Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Hệ thống bể ương: Gồm 21 thùng nhựa có thể tích 60 lít/thùng.
Bể chứa nước ót, bể xử lý nước, bể cho tôm nở, bể ấp Artemia.
Dụng cụ trang thiết bị: Máy sục khí, đá bọt, cốc thủy tinh 100 mL, ống nhỏ giọt,
vợt Artemia, túi lọc vải 1µm, khúc xạ kế, nhiệt kế, cân điện tử, kính hiển vi, nồi
hấp, bếp gas.
3.2.2 Hóa chất
Môi trường Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar (TCBS) dùng xác định vi
khuẩn Vibrio sp.
Môi trường Nutrient agar (NA+) để xác định vi khuẩn tổng.
Các loại hóa chất cần thiết trong phân tích chỉ tiêu môi trường: TAN, N-NO 2-, NNO3-.
3.2.3 Dịch trùn quế
Thành phần trong 1 lít dịch trùn quế Promin gồm có: Acid amin (Alanine 200 mg,
Glysine 140 mg, Aspartic acid 460 mg, Leucine 240 mg, Serine 170 mg, Lysine
200 mg, Glutamic acid 360 mg), Bacillus sp. 6,7 x 104 CFU/mL, Lactobacillus
4,0 x 108 CFU/mL.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH trùn quế An Phú. Địa chỉ: 406 lô C An Phú, An
Khánh, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

12


mg/L

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Vệ sinh bể và dụng cụ: Bể và dụng cụ được khử trùng bằng Chlorine 200 ppm

và rửa kỹ lại bằng nước sạch trước khi tiến hành thí nghiệm.
Nguồn nước: Nước ót có độ mặn 80 - 100‰ được lấy từ ruộng muối, nước được
lọc qua túi lọc vải 1µm. Nước lợ 12‰ được pha từ nước ót và nước ngọt là nước
sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước thành phố, sau đó được xử lý bằng
Chlorine 60 ppm (tính trên Chlorine nguyên chất), sục khí cho hết Chlorine.
Trước khi sử dụng nên kiểm tra lượng Chlorine dư bằng testkit Chlorine.
Tôm mẹ và cho nở: Tôm mẹ ôm trứng được thu mua từ những vựa thu tôm tự
nhiên, chọn những con khỏe mạnh, không thương tích, không có dấu hiệu bệnh,
có trọng lượng từ 30 – 80g/con và trứng có màu sậm. Tôm mẹ được xử lý bằng
Formaline 20 – 25 ppm trong 30 phút sau đó đưa vào bể nở với độ mặn 8 - 12‰.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 21 thùng nhựa, có thể tích 60 lít/thùng. Ấu trùng được
bố trí vào bể với mật độ ấu trùng 60 con/lít và mức nước ương là 50 lít.
Hệ thống thí nghiệm được bố trí cụ thể như hình 3.1

Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố 7 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nhân tố 1 là phương thức bổ sung khác nhau: (1)
Dịch trùn được trộn đều trong hỗn hợp thành phần trước khi chế biến thức ăn hấp
chín;(2) Phun dịch trùn vào thức ăn sau khi được hấp chín và cà nhuyễn theo từng
mắt lưới. Nhân tố 2 là thay thế dầu mực và leucithin bằng các liều lượng dịch trùn
quế khác nhau trong thành phần công thức thức ăn chế biến.
13


Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Kí hiệu
ĐC
T.3

T.5
T.7
P.3
P.5
P.7

Nhân tố 1
Phương thức bổ
sung dịch trùn quế
Không
Trực tiếp phối
trộn
Phun trực tiếp
lên thức ăn sau
khi hấp chín và
cà nhuyễn

Nhân tố 2
Liều lượng dịch trùn
quế sử dụng thay thế
dầu mực và leucithin
Không thay thế
3%
5%
7%
3%
5%

Số lần lặp lại
3

3
3
3
3
3

7%

3

Ghi chú: Nghiệm thức đối chứng sử dụng chung cho cả 2 phương thức bổ sung

3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Cho ăn: Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn, bắt đầu ngày thứ 2 hằng ngày
cho ăn Artemia bung dù vào buổi sáng 6 giờ và buổi chiều 17 giờ (1 - 2 ấu trùng
Artemia/mL nước ương). Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn V tiến hành cho ăn
bổ sung thức ăn chế biến vào lúc 9h, 12h, 15h và cho ăn Artemia bung dù vào lúc
17h với mật độ (2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương) cho ăn thỏa mãn nhu cầu
của ấu trùng TCX (Bảng 3.3). Đối với thức ăn chế biến được cà qua các mắt lưới
(300 – 700 µm) phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.
Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX
Nghiệm thức
Phối trộn trực tiếp
Phun trực tiếp
ĐC
T3
T5
T7
P3
P5

P7
Lòng đỏ trứng gà 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng
Thành phần

Sữa bột giàu
canxi

10g

10g

10g

10g

10g

10g

10g

Dầu mực

3%

0

0

0


0

0

0

Leucithin

1,5 %

0

0

0

0

0

0

Dịch trùn quế

0

3%

5%


7%

3%

5%

7%

Vitamin C

100 – 500 mg/kg (sử dụng cho tất cả nghiệm thức)

14


Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn
Giai đoạn Loại thức ăn
ấu trùng
Giai đoạn Ấu trùng Artemia
2–4

Lượng thức ăn

Số lần cho ăn

1 - 2 ấu trùng
Artemia/mL nước ương

2 lần /ngày

(6h, 18h)

Giai đoạn Thức ăn chế biến kích cỡ
300 - 400 µm
4-5

Theo nhu cầu của ấu
trùng

3 lần/ngày
(8h, 12h, 15h)

2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương

1 lần/ngày
(17h)

Theo nhu cầu của ấu
trùng

3 lần/ngày
(8h, 12h, 15h)

2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương

1 lần/ngày
(17h)


Theo nhu cầu của ấu
trùng

3 lần/ngày
(8h, 12h, 15h)

2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương

1 lần/ngày
(17h)

Ấu trùng Artemia
Giai đoạn Thức ăn chế biến kích cỡ
500 - 600 µm
6–8
Ấu trùng Artemia
Giai đoạn Thức ăn chế biến kích cỡ
700 - 800 µm
9 – 11
Ấu trùng Artemia

(Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)

Theo dõi hoạt động của ấu trùng: Quan sát sự biến thái (LSI) của ấu trùng
3 ngày/lần. Số lượng mẫu là 30 con/lần/thùng
LSI(%) = (Ai/n) x 100
Trong đó: LSI: Là chỉ số biến thái (% ấu trùng biến thái qua giai đoạn i)
Ai: Số ấu trùng giai đoạn thứ i
n: ∑ số ấu trùng đem đi quan sát

3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường
Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
pH
TAN
N-NO2N-NO3-

Nhịp thu
2 lần/ngày
(7h và 14h)
3 ngày/lần
(7h và 14h)
5 ngày/lần
5 ngày/lần
5 ngày/lần

Phương pháp phân tích
Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế, đo trực tiếp tại bể
bố trí thí nghiệm.
Sử dụng bộ test pH Sera
Phương pháp Indophenol Blue
Phương pháp Griess llosvay
Phương pháp Salycilate

15


3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn
Phương pháp thu mẫu

Vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng được xác định 7 ngày/lần
Mẫu nước được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt nước 20 – 30
cm. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường TCBS để xác định mật
độ vi khuẩn Vibrio sp. và NA+ để xác định mật số vi khuẩn tổng.
Phương pháp phân tích mẫu
Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lí (0,85%) thanh trùng ở
1210C thời gian 15 – 30 phút dùng để pha loãng mẫu nước thu.
Dùng micro pipet hút 1 mL nước mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9 mL nước muối
sinh lí đã tiệt trùng, trộn đều bằng máy lắc Vortex sẽ được mẫu có độ pha loãng
10-1. Từ mẫu nước đó tiếp tục dùng micro pipet hút 1 mL cho vào ống nghiệm thứ
2 chứa 9 mL nước muối sinh lí đã được tiệt trùng, được độ pha loãng 10 -2.Tiếp tục
hút 1 mL của ống nghiệm có độ pha loãng 10 -2 cho vào ống nghiệm thứ 3 chứa 9
mL nước muối sinh lí được tiệt trùng, có được độ pha loãng 10-3.
1 mL

Mẫu nước

1 mL

1 mL

9 mL

9 mL

9 mL

10-1
10-2
10-3

Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu
Dùng micropipet hút 0,1 mL dung dịch từ các mẫu pha loãng và dung dịch mẫu
nước ban đầu cho vào đĩa môi trường TCBS dùng que thủy tinh tán đều đến khi
khô và đánh dấu.
Mẫu được ủ trong tủ ấm, ở nhiệt độ 32 0C trong thời gian 24 giờ và đem ra đọc kết
quả. Các thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Những đĩa phân tích vi khuẩn Vibrio sp. có số khuẩn lạc từ 25 – 250 được chọn
để tính kết quả theo công thức sau:
Số tế bào/mL (CFU) = số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10.

(3.1)

3.3.6 Thu hoạch
Khi ấu trùng chuyển sang Postlarvae trên 80% tiến hành giảm dần độ mặn, mỗi
lần giảm không quá 4‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn 0‰ thì tiến hành đếm số
lượng Postlarvae/bể, tính tỷ lệ chuyển Postlarvae, tỷ lệ sống.
16


×