Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo trình thực tập kiểm nghiệm dược phẩm (dùng cho sinh viên đại học dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

GIÁO TRÌNH
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Biên soạn:

ThS. Nguyễn Thị Hồng Nguyên
ThS. Trần Trúc Linh

Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

GIÁO TRÌNH
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Biên soạn: ThS.Nguyễn Thị Hồng Nguyên
ThS. Trần Trúc Linh

Năm 2016


MỤC LỤC

Bài 1: Đại cương về sức khỏe môi trường............................................................1
Bài 2: Quản lý sức khỏe môi trường ..................................................................15
Bài 3: Ô nhiễm không khí...................................................................................28


Bài 4: Nước và vệ sinh nước ...............................................................................38
Bài 5: Vệ sinh môi trường bệnh viện .................................................................65
Bài 6: An toàn môi trường..................................................................................75
Bài 7: Quản lý chất thải rắn y tế ........................................................................86
Bài 8: Phát triển bền vững..................................................................................95


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình môn học Sức khỏe Môi trường do giảng viên Bộ môn Y Xã
hội học của Trường Đại học Tây Đô biên soạn. Giáo trình được biên soạn có
cập nhật những thông tin, kiến thức trong lĩnh vực môi trường phù hợp với đối
tượng sinh viên Đại học và Cao đẳng Điều dưỡng, nội dung bám sát theo mục
tiêu, chương trình khung dành cho đối tượng.
Giáo trình bao gồm 8 bài, mỗi bài có 3 phần: mục tiêu học tập, nội dung
và lượng giá. Giáo trình Sức khỏe môi trường là tài liệu chính thức để học tập
và giảng dạy trong trường nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các
yếu tố môi trường và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và nghề nghiệp. Từ đó,
vận dụng được các kiến thức này vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho người bệnh, cộng đồng và nhận thức được trách nhiệm cá nhân
trong thực hành nghề nghiệp.
Do lần đầu tiên biên soạn chắc chắn có nhiều thiếu sót, chúng tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, quý thầy cô và sinh viên
nhà trường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

BM.Y Xã hội học


DANH MỤC VIẾT CHỮ VIẾT TẮT
Luật BVMT


Luật bảo vệ môi trường

GDP

Thu nhập bình quân theo đầu người

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

SBS

Hội chứng bệnh nhà kín

NVYT

Nhân viên y tế

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

YPLL

Năm sống tiềm tàng bị mất


KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

UNEP

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc


Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được định nghĩa, khái niệm về môi trường và sức khỏe môi trường.
2. Nêu được khái niệm và các khía cạnh lịch sử của sức khoẻ môi trường.
3. Trình được mối quan hệ giữa sức khoẻ và môi trường.
4. Giải thích được những vấn đề sức khoẻ môi trường mang tính cấp bách ở địa
phương và trên thế giới.
NỘI DUNG:
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA
MÔI TRƯỜNG
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, môi trường được định nghĩa như sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên.
1.1. Môi trường lý học
Môi trường lý học nếu vượt qua các giới hạn tiếp xúc bình thường có thể ảnh

hưởng đến sức khoẻ. Môi trường lý học bao gồm thời tiết và khí hậu (nhiệt độ cao,
thấp, thay đổi thất thường, độ ẩm không khí, gió) các loại bức xạ ion hoá và không ion
1.2. Môi trường hoá học
Các yếu tố hoá học có thể tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng và dạng khí. Cũng có
các dạng đặc biệt như bụi, khí dung, hơi khói... Các yếu tố hoá học có thể có nguồn
gốc phát sinh từ các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người
1.3. Môi trường sinh học
Các yếu tố sinh học cũng rất phong phú, từ các sản phẩm động thực vật đến các
loài nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và côn trùng. Chúng có thể là các tác
nhân gây bệnh song cũng có thể chỉ là các vật chủ trung gian truyền bệnh, các sinh vật
vận chuyển mầm bệnh một cách cơ học. Các yếu tố sinh học cũng tồn tại trong đất,
nước, không khí và thực phẩm
1.4. Môi trường xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ hoặc gián tiếp trên
quá trình ô nhiễm, năng lực khống chế ô nhiễm bảo vệ sức khoẻ, đến các ứng xử khác
1


nhau của cộng đồng đối với môi trường
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, xã hội tạo ra các cơ hội mới trong
khống chế các tác động âm tính lên sức khoẻ, đồng thời cũng có thể nảy sinh nhiều
nguy cơ mới qua thay đổi lối sống, cách ứng xử môi trường và gia tăng các stress
trong sinh hoạt và lao động sản xuất
Chế độ chính trị của một quốc gia cũng như sự bình ổn trong khu vực là yếu tố
tác động tới môi trường. Chiến tranh, mất công bằng xã hội, tệ nạn phân biệt chủng
tộc, bất bình đẳng giới, bất ổn về chính trị -xã hội luôn là các yếu tố tàn phá môi
trường và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
1.5. Các thành phần môi trường



Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất.



Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học.



Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí.



Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước.

1.6. Các chức năng cơ bản của môi trường
1.6.1. Là không gian sinh sống cho con người và sinh vật
- Xây dựng: mặt bằng các khu đô thị, cơ sở hạ tầng,..
- Giao thông vận tải: mặt bằng, khoảng không cho đường bộ, đường thủy, đường

hàng không.
- Sản xuất: mặt bằng cho nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, sản xuất nông-

lâm-ngư.
- Giải trí: mặt bằng, nền móng cho hoạt động trượt tuyết, đua xe, đua ngựa,…

1.6.2. Là nơi chứa các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của
con người
- Thức ăn, nước uống, không khí hít thở.
- Nguyên liệu sản xuất công, nông nghiệp.
- Năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất.

- Thuốc chữa bệnh,..

1.6.3. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và sản xuất
- Tiếp nhận, chứa đựng chất thải;
2


- Biến đổi chất thải nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học.

1.6.4. Làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
- Hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, chắn bão cát,…

1.6.5. Lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người
- Lịch sử địa chất, tiến hóa sinh vật, phát triển văn hóa con người.
- Đa dạng nguồn gen.
- Chỉ thị báo động sớm các tai biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa.

II. CÁC KHÍA CẠNH LỊCH SỬ CỦA SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
2.1. Khái niệm về sức khoẻ môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới (1948) thì “sức khoẻ là trạng thái
thoải mái về cả thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là vô bệnh, tật”.
Khái niệm bệnh, tàn tật và tử vong dường như được các nhân viên y tế đề cập nhiều
hơn so với khái niệm lý tưởng này về sức khoẻ. Do vậy khoa học sức khoẻ hầu như đã
trở thành khoa học bệnh tật, vì nó tập trung chủ yếu vào việc điều trị các loại bệnh và
chấn thương chứ không phải là nâng cao sức khoẻ.
Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, cả chất
lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các
yếu tố tâm lý trong môi trường (theo định nghĩa trong Chiến lược Sức khỏe Môi
trường Quốc gia của Australia - 1999).

Hay nói cách khác: sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường
trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng
Cho đến hiện nay nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sức khoẻ môi trường như
sau: “Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững
để nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.
2.2. Lịch sử phát triển của sức khoẻ môi trường
Mỗi sinh vật trên trái đất đều có một môi trường sống của riêng mình, nếu thoát
ra khỏi môi trường tự nhiên đó hoặc sự biến đổi quá mức cho phép của môi trường mà
chúng đang sống thì chúng sẽ bị chết và bị huỷ diệt. Do đó, đảm bảo môi trường sống
là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống của mọi loài sinh vật trên trái đất. Những ví dụ
đơn giản mà mọi người đều biết là ngộ độc oxyd carbon (CO) ở những người đi kiểm
tra các lò gạch thủ công đốt bằng than hoặc cá chết do nước bị ô nhiễm hoá chất của
3


nhà máy phân lân,… Điều đó có nghĩa là môi trường, con người, sức khoẻ của con
người có mối quan hệ mật thiết với nhau và có thể cái nọ là nhân quả của cái kia.
Không phải tới bây giờ con người mới biết tới mối quan hệ này, mà từ hàng ngàn năm
trước người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập cổ đại đã biết áp dụng các biện pháp
thanh khiết môi trường để ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng và
quân đội. Các tư liệu lịch sử cho thấy từ những năm trước công nguyên, ở thành Aten
(Hy Lạp) con người đã xây dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dùng
các chất thơm, diêm sinh để tẩy uế không khí trong và ngoài nhà để phòng các bệnh
truyền nhiễm.
Người La Mã còn tiến bộ hơn: khi xây dựng thành La Mã, người ta đã xây dựng
hệ thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để thu gom nước thải, nước
mưa dẫn ra sông, đồng thời xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho dân chúng
trong thành phố. Vào thời kỳ này, độ cao của nhà ở, bề rộng các đường đi lại trong
thành đều được qui định và tiêu chuẩn hoá, những người đem bán loại thực phẩm giả
mạo, thức ăn ôi thiu đều phải chịu tội.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, ô nhiễm môi trường và
phòng chống ô nhiễm môi trường càng được tăng cường và phát triển. Như chúng ta
đã biết, các nhân tố sinh học, các hoá chất tồn tại một cách tự nhiên và các nguy cơ vật
lý đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loại người. Đồng thời các chất ô
nhiễm môi trường do hoạt động của con người sinh ra cũng có quá trình phát triển từ
từ và lâu dài.
Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở Châu Âu, vào thế kỷ thứ
19, nguyên nhân là do thực phẩm kém chất lượng, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành
xứ sở sương mù do ô nhiễm không khí, thời gian này vấn đề ô nhiễm công nghiệp là
một vấn đề hết sức nghiêm trọng nhưng bị chính phủ lờ đi vì còn nhiều vấn đề xã hội
quan trọng hơn, mặc dù năm 1848 Quốc hội Anh đã thông qua Luật Y tế công cộng
đầu tiên trên thế giới. Trong quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kéo dài cho đến
giữa thế kỷ 20 và hàng loạt những ô nhiễm mới song song với ô nhiễm công nghiệp là
ô nhiễm hoá học, hoá chất tổng hợp nhất là trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hoá học, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất
4


đã tạo ra các hoá chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa, các dung môi, thuốc trừ
sâu… đã tạo ra rất nhiều chất khó phân huỷ và tồn dư lâu dài trong môi trường như
DDT, 666, dioxin… gây ô nhiễm môi trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của
cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kì những năm 60 và 70 của thế kỷ
20.
Làn sóng lần thứ hai về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa của
thế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái. Phong trào môi trường là
việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên không tái tạo. Kết quả là
động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm
khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo. Về phong trào sinh thái tập trung
vào các chất có thể gây độc cho con người hoặc có khả năng gây huỷ hoại môi trường

và con người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục được nhiều chính phủ các
nước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng
chống ô nhiễm hoá học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc…
Làn sóng lần thứ ba về các vấn đề sức khoẻ môi trường là từ những năm 80, 90
đến nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hoá chất còn có các vấn đề về
dioxyd carbon, clorofluorocarbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi trường,
phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên… sẽ còn
phải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới.
III. NỘI DUNG MÔN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soát
các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thực hành sức khoẻ môi trường còn tạo điều kiện, cơ hội để nâng cao sức khoẻ bằng
cách lập kế hoạch nâng cao sức khoẻ và tiến tới xây dựng một môi trường có lợi cho
sức khoẻ. Các hoạt động sức khoẻ môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp, bao
gồm:
- Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn, gồm:
+ An toàn dân số.
+ Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ trong các trường hợp khẩn cấp.
+ Theo dõi, quan trắc và xây dựng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về nhà ở…
+ Nâng cao phát triển sức khoẻ.
5


- Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khoẻ môi trường:
+ Cung cấp thông tin cho cộng đồng về sức khoẻ môi trường.
+ Nghiên cứu sức khoẻ môi trường.
+ Giáo dục sức khoẻ môi trường.
- Cần phải có kế hoạch xây dựng luật sức khoẻ môi trường.
- Quản lý môi trường vật lý.
+ An toàn nước nhất là an toàn nước ở khu giải trí.

+ An toàn thực phẩm.
+ Quản lý chất thải rắn.
+ An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
+ Phòng chống chấn thương.
+ Kiểm soát tiếng ồn.
+ Sức khoẻ và chất phóng xạ.
- Quản lý nguy cơ sinh học:
+ Kiểm soát côn trùng và các động vật có hại.
+ Quản lý bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh.
+ Kiểm soát vi sinh vật.
- Quản lý nguy cơ hoá học:
+ Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hoá học cho không khí, đất, nước sinh hoạt,
nước thải và thực phẩm.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm an toàn.
+ Đánh giá vá quản lý các nguy cơ sức khoẻ ở các vùng bị ô nhiễm thí dụ như
dioxid v.v…
+ Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác.
+ Chất độc học.
+ Kiểm soát thuốc lá.
Bên cạnh đó còn nhiều các yếu tố khác cần kiểm soát như: cung cấp đủ thức ăn
dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh và xử lý rác thải nhất là ở nông
thôn hiện nay, cung cấp nhà ở và bảo đảm mật độ dân số…
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác nhất là khả năng tiềm tàng của các nguy cơ môi
trường và suy thoái môi trường tác động lên sức khoẻ do các đặc điểm sau:
6


- Thường xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc
- Các bệnh liên quan đến môi trường thường do hoặc liên quan đến nhiều nguyên
nhân khác nhau, thí dụ như viêm phế quản mạn tính có thể là do môi trường bị ô

nhiễm, do vi khuẩn, thể lực…
Thực hành sức khoẻ môi trường, sử dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực
khác nhau để tập trung giải quyết các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng.
“Loài người là trung tâm của phát triển bền vững. Họ có quyền sống một cuộc
sống khoẻ mạnh và hoà hợp với tự nhiên”.
IV. QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG
Khi con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình của họ từ 30
đến 40 tuổi. Do sống trong môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ của họ thấp hơn nhiều so
với tuổi thọ của con người trong xã hội hiện nay. Vì vậy 30 đến 40 năm cũng đủ để
cho họ có thể sinh con đẻ cái, tự thiết lập cho mình cuộc sống với tư cách là một loài
có khả năng cao nhất trong việc làm thay đổi môi trường theo hướng tốt lên hay xấu
đi.
Để có thể sống sót, những người tiền sử phải đối mặt với các vấn đề sau đây:
Luôn phải tìm kiếm nguồn thức ăn và nước uống trong khi tránh ăn phải những
thực vật có chứa chất độc tự nhiên (thí dụ nấm độc) hoặc các loại thịt đã bị ôi thiu,
nhiễm độc.
Bệnh nhiễm trùng và các ký sinh trùng được truyền từ người này sang người
khác hoặc từ động vật sang con người thông qua thực phẩm, nước uống hoặc các côn
trùng truyền bệnh.
Chấn thương do ngã, hoả hoạn hoặc động vật tấn công.
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mưa, tuyết, thảm hoạ thiên nhiên (bão lụt, hạn
hán, cháy rừng…) và những điều kiện khắc nghiệt khác.
Những mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người luôn luôn xảy ra trong môi
trường tự nhiên. Trong một xã hội, những mối nguy hiểm truyền thống trên đây vẫn là
những vấn đề sức khoẻ môi trường được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, khi con người đã
kiểm soát được những mối nguy hiểm này ở một số vùng, thì những mối nguy hiểm
hiện tại do sự phát triển kỹ thuật, công nghiệp tạo ra cũng đã trở thành những mối đe
doạ đầu tiên đối với sức khoẻ và sự sống của con người.
7



Một số thí dụ về các mối nguy hiểm môi trường hiện tại là:
Môi trường đất, nước ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng hoá chất
bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng và không đúng cách.
Các sự cố rò rỉ các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy nhiệt điện nguyên tử …
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính…
Trong một vài thập kỷ vừa qua, tuổi thọ con người đã tăng lên đáng kể ở hầu hết
các quốc gia. Các nhà điều tra cho rằng có ba lý do cơ bản dẫn tới việc tăng tuổi thọ
của con người.
+ Những tiến bộ trong môi trường sống của con người.
+ Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng.
+ Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật.
Những tiến bộ trong y tế luôn đi cùng với những cải thiện về chất lượng môi
trường, dinh dưỡng và chăm sóc y tế. Ngày nay, những người ốm yếu có cơ hội sống
sót cao hơn nhiều do hệ thông y tế được cải thiện. Rất nhiều người luôn sống khoẻ
mạnh, do có nguồn dinh dưỡng tốt và kiểm soát tốt các mối nguy hiểm về sức khoẻ
môi trường.
Khoa học môi trường là một môn học rất cần thiết và quan trọng dựa trên hai lý
do căn bản sau đây:
+ Nghiên cứu những mối nguy hiểm trong môi trường và những ảnh hưởng của
chúng lên sức khoẻ.
+ Ứng dụng những phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những mối
nguy hại từ môi trường.
Muốn vậy chúng ta hãy xem xét thế nào là sức khoẻ và thế nào là môi trường?
Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài nét về hệ sinh thái:
Ra đời từ những năm 1930, thuật ngữ hệ sinh thái được định nghĩa như là một hệ
thống gồm những mối quan hệ tương tác qua lại giữa các sinh vật sống và môi trường
tự nhiên của chúng. Đó là một thực thể đóng đã đạt được các cơ chế tự ổn định và nội
cân bằng, đã tiến hoá qua hàng thế kỷ. Trong một hệ sinh thái ổn định, một loài này
không loại trừ một loài khác, nếu không thì nguồn cung cấp thức ăn cho những loài ăn

thịt sẽ không tồn tại. Các hệ sinh thái ổn định và cân bằng sẽ có tuổi thọ cao nhất. Một
hệ sinh thái sẽ không duy trì được một số lượng lớn vật chất và năng lượng tiêu thụ
8


bởi một loài mà lại không loại trừ một loài khác và thậm chí còn gây nguy hiểm cho
khả năng tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái. Tương tự như vậy, khả năng của một hệ sinh
thái trong việc chứa đựng chất thải và tái tạo đất, nước ngọt không phải là vô hạn. Tại
một thời điểm nào đó, những tác động từ bên ngoài sẽ phá vở cân bằng của hệ sinh
thái, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng hoặc làm huỷ diệt hệ sinh thái đó.
V. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ, ĐÔ THỊ HOÁ LÊN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
VÀ MÔI TRƯỜNG
Những thách thức về dân số Việt Nam là rất quan trọng đối với tất cả những vấn
đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao 1.7% (1999) và
di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên và kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng
lên và không kiểm soát được. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta xấp xỉ 100
triệu người, trong khi đó các nguồn tài nguyên đất, nước và các dạng tài nguyên khác
có xu thế giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt
để. Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hoá đòi hỏi
nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi trường
sống ngày càng xấu đi nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu. Mặt khác,
quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ lại không
được quán triệt đầy đủ theo quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là chưa tính toán đầy
đủ các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế xã hội. Và nếu như trình độ công
nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý môi trường
không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài nguyên
và năng lượng. Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự
gia tăng các loại chất thải và ô nhiễm môi trường gây nên sức ép cho môi trường.
Trong khi đó môi trường đô thi, công nghiệp và nông thôn tiếp tục bị ô nhiễm.
Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn, nước thải chưa

được thu gom và xử lý theo qui định. Khí thải, bụi, tiếng ồn v.v…từ các phương tiện
giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng
yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang lâm vào tình
trạng đáng báo động. Hệ thống cấp và thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng
được nhu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu

9


chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần.
Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng
yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các hoá chất nông nghiệp đã và đang làm cho
môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái. Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp đã làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sinh hoạt và vệ sinh là
vấn đề cấp bách, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt khoảng 34% và khoảng
46% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh (Trung tâm Nước sinh hoạt và
Vệ sinh nông thôn 2001). Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm
2002, chỉ mới 50% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
Nạn khai thác rừng bừa bải, thậm chí xảy ra ở các khu rừng cấm, rừng đặc dụng;
nạn đốt phá rừng gây ra những thảm hoạ cháy rừng nghiêm trọng như vụ cháy rừng
nước mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắn động vật hoang dã cũng đang làm
suy giảm đa dạng sinh học và gây huỷ hoại môi trường. Những vấn đề của môi trường
xã hội ngày càng trở nên bức xúc như ma tuý, HIV/AIDS và bạo lực. Những vấn đề
môi trường toàn cầu như tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu
nóng lên, thay đổi khí hậu, mực nước biển dân cao, hiện tượng En Ni-nô; La Ni-na gây
nên các hiện tượng hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt
Nam; đồng thời, nạn chuyển dịch ô nhiễm sang các nước đang phát triển cũng là một
vấn đề cần chú trọng.
Từ những vấn đề trên thực tế đòi hỏi phải có một chính sách về môi trường, sức

khoẻ của môi trường một cách đúng đắn, đồng bộ và hợp lý trong giai đoạn phát triển
mới của nước ta.
VI. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CHO MÔI TRƯỜNG LÀNH MẠNH
6.1. Bầu không khí trong sạch
Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết chỉ
sau một vài phút. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầm
trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. Trên thế
giới, hàng ngày có khoảng 500 triệu người phải tiếp xúc với hàm lượng lớn ô nhiễm
không khí trong nhà ở các dạng như: khói từ các lò sưởi không khí kín hoặc lò sưởi
được thiết kế tồi và khoảng 1.5 tỷ người đang ở các khu vực thành thị phải sống trong
10


môi trường bị ô nhiễm không khí nặng nề (WHO, 1992). Sự phát triển của ngành công
nghiệp đi đôi với việc phải thải ra số lượng lớn các khí và các chất hạt từ quá trình sản
xuất công nghiệp và từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch cho nhu cầu giao
thông vận tải và lấy năng lượng. Khi các tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú trọng đến
việc kiểm soát ô nhiễm không khí bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt thì người ta
vẫn tiếp tục thải ra các chất khí, do vậy ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề lớn. Mặc
dù hiện nay nhiều nước phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm soát cả việc thải khí
và các chất hạt, ô nhiễm không khí vẫn là nguy cơ đối với sức khoẻ của nhiều người.
Ở những xã hội phát triển nhanh chóng, việc kiểm soát ô nhiễm không khí không
được đầu tư thích hợp vì còn những ưu tiên khác về kinh tế và xã hội. Việc phát triển
công nghiệp nhanh chóng ở các nước này đã xảy ra đồng thời với việc gia tăng lượng
ô tô và các loại xe tải khác, nhu cầu điện thắp sáng tại các hộ gia đình cũng tăng lên,
dân số tập trung ở các khu đô thị hoặc các thành phố lớn.
Kết quả là một số thảm hoạ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới
đã xảy ra.
Ở các quốc gia nơi mà việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch ở các hộ gia đình
vẫn chưa được chú trọng vì năng lượng dùng sưởi ấm và đun nấu còn thiếu và sản sinh

ra rất nhiều khói, dẫn đến ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Kết quả là con người có thể
bị kích thích màng nhầy, mắc các bệnh hô hấp, bệnh phổi, các vấn đề về mắt và tăng
nguy cơ bị ung thư. Phụ nữ và trẻ em ở những cộng đồng nghèo khổ tại các nước đang
phát triển là những người đặc biệt phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
Chất lượng không khí trong nhà vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước phát
triển vì các toà nhà được thiết kế theo kiểu kín gió và có hiệu quả cao về mặt năng
lượng. Hệ thống lò sưởi và hệ thống làm lạnh, khói, hơi từ các vật liệu tích trữ trong
nhà tạo ra nhiều chất hoá học và gây ô nhiễm không khí.
6.2. Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt
Nước cũng rất cần thiết cho sự sống. Trung bình mỗi người cần phải uống tối
thiểu 2 lít nước/ngày. Nếu sau 4 ngày không có nước, con người sẽ chết. Nước cũng
cần thiết cho thực vật, động vật và nông nghiệp. Trong suốt lịch sử phát triển, con
người luôn tập trung sống cập theo bờ sông, ven hồ để lấy nước cho sinh hoạt và nông
nghiệp. Nước cũng cung cấp phương tiện vận chuyển tự nhiên, được sử dụng để xử lý
11


chất thải và đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, ngư nghiệp và các
trang trại. Mặc dù nước ngọt được coi là một nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng,
nhưng nước ngọt cũng không phải là một nguồn vô hạn. Hơn nữa, nước được phân bố
không đồng đều ở các khu vực địa lý và dân cư trên thế giới. Tại rất nhiều nơi, việc
thiếu nước đã trở thành trở ngại lớn đối với việc phát triển công nghiệp và nông
nghiệp. Trong một số trường hợp, việc thiếu nước đã gây ra nhiều cuộc xung đột (ví
dụ: những xung đột tranh chấp nước ngọt ở khu vực Trung Đông), việc khan hiếm
nước dẫn đến đói nghèo và làm cằn cỏi đất đai. Rất nhiều thành phố và các khu vực
nông thôn đã khai thác nước từ các tầng nước ngầm này để có thể tự bổ sung lại được.
Chất lượng của nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khoẻ
con người. Rất nhiều bệnh truyền nhiễm đe doạ sự sống và sức khoẻ con người được
truyền qua nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khoảng 80% các bệnh tật ở các nước
đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để xử lý phân

(WHO,1992). Có khoảng một nữa dân số trên thế giới mắc phải các bệnh do thiếu
nước hoặc nước bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng chủ yếu đối với tầng lớp nghèo ở tất cả
các nước đang phát triển. Có khoảng 2 tỷ người trên trái đất có nguy cơ mắc phải các
bệnh tiêu chảy lây lan qua đường nước hoặc thực phẩm, đây chính là nguyên nhân
chính gây ra tử vong khoảng gần 4 triệu trẻ em mỗi năm. Các vụ dịch tả thường được
truyền qua nước uống bị nhiễm bẩn, đang tăng lên nhanh chống về mặt tần suất. Bệnh
sán máng (200 triệu người nhiễm bệnh) và bệnh giun (10 triệu người bị nhiễm bệnh) là
2 dạng bệnh phổ biến trầm trọng nhất có liên quan tới nước. Các vectơ côn trùng sinh
sản nhờ nước cũng truyền bệnh đe doạ sự sống của con người, chẳng hạn như sốt rét
(267 triệu người bị nhiễm), giun chỉ (90 triệu người nhiễm), và sốt xuất huyết (30 - 60
triệu người nhiễm) (WHO,1992).
Việc thiếu nước thường dẫn tới các vấn đề liên quan tới chất lượng nước. Nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp - nông nghiệp và các khu đô thị đã làm vượt quá
khả năng phân huỷ sinh học và hoà tan các chất thải không có khả năng phân huỷ sinh
học. Ô nhiễm nước xảy ra trầm trọng nhất ở các thành phố nơi mà việc kiểm soát các
dòng thải công nghiệp không chặt chẽ và thiếu các ống, rãnh dẫn nước thải, thiếu các
nhà máy xử lý nước thải.

12


6.3. Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Tuỳ vào trọng lượng cơ
thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 - 2000 calo
năng lượng mỗi ngày. Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lượng, nếu
không có các chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt.
Trong một vài thập kỷ vừa qua, hệ thống sản xuất lương thực của thế giới đã đáp
ứng đủ so với nhu cầu tăng trưởng dân số. Tuy nhiên, những thành công trong nông
nghiệp toàn cầu cũng không được phân bố đồng đều, ví dụ: các nước châu Á và châu
Mỹ La Tinh đã tăng sản lượng lương thực trên đầu người một cách đáng kể, nhưng sản

lượng lương thực của các nước châu Phi vẫn chưa theo kịp được mức tăng trưởng dân
số của họ; các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đã giảm sút sản lượng lương thực một cách
đáng kể. Đối với phần lớn dân số trên thế giới, suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan
tới suy dinh dưỡng vẫn còn là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm yếu và chết
yểu. Các tác nhân gây bệnh qua thực phẩm gây ra hàng triệu ca tiêu chảy mỗi năm,
bao gồm cả hàng nghìn người ở nước phát triển. Việc phân bố và sử dụng thức ăn
không hợp lý là thủ phạm chính gây ra các ca bệnh này. Việc suy thoái đất và cạn kiệt
các nguồn nước một cách nhanh chóng cũng tạo ra mối đe doạ nguy hiễm đối với việc
sản xuất lương thực trong tương lai.
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy nêu khái niệm về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 1993.
2. Hãy trình bày các thành phần của môi trường.
3. Hãy nêu khái niệm về sức khoẻ môi trường.
4. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở đâu? Nêu rõ nguyên nhân.
5. Vào những năm giữa thế kỷ XX, người ta giải quyết được những vấn đề môi trường
là gì?
6. Hãy điền từ thích hợp vào câu sau:
Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soát
các yếu tố …………., ……………., ……….. và ………….có ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
7. Hãy trình bày các hoạt động quản lý môi trường vật lý, hoá học và sinh học.

13


8. Nêu định nghĩa về sức khoẻ môi trường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới
(1948).
9. Hãy nêu tác động của dân số và việc đô thị hoá lên sức khoẻ cộng đồng và môi
trường.
10. Nêu các bệnh phổ biến liên quan đến ô nhiễm nước.

11. Hãy nêu các yếu tố quyết định đến sức khoẻ của toàn bộ quần thể trong khái niệm
môi trường hỗ trợ sức khoẻ.
12. Về chính sách quản lý sức khoẻ môi trường, ngành y tế Việt Nam đã có những
chính sách, chiến lược gì?
13. Hãy nêu tóm tắt thực trạng môi trường Việt Nam.
14. Nêu chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam.
15. Trình bày các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề sức khoẻ môi trường ở Việt
Nam.

14


Bài 2: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được một cách tổng quan các khái niệm về Quản lý Môi trường và
các hoạt động của Quản lý Sức khoẻ môi trường.
2. Nêu được những vấn đề tồn tại trong quản lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
3. Phân tích được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia quản lý Sức
khoẻ môi trường.
NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính
nhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm trong các
giới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sức khoẻ. Trong các
trường hợp không thể bảo vệ được môi trường khỏi các nguy cơ ô nhiễm, quản lý môi
trường cũng còn nhằm vào các giải pháp bảo vệ các đối tượng tiếp xúc, hạn chế các
hậu quả của ô nhiễm và giải quyết các hậu quả trên sức khoẻ
1.1. Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và
thực phẩm
Đất, nước, không khí và thực phẩm có mối liên hệ khăng khít với nhau. Đất có

thể chứa các yếu tố hoá học, sinh học và lý học. Các yếu tố này thường xâm nhập vào
các nguồn nước sinh hoạt để rồi từ đó tác động đến sức khoẻ con người. Từ đất, các
cây trồng, lương thực hay động vật là nguồn thức ăn cho người và các động vật khác
cũng có thể bị ô nhiễm. Các yếu tố ô nhiễm trong đất lại cũng có thể từ các nguồn
nước thải, rác thải cũng như khói bụi có chứa các yếu tố hoá học và sinh học độc hại
Bảo vệ đất, nước, không khí và thực phẩm không bị ô nhiễm nhiều khi phải tiến
hành song song. Ví dụ, muốn nguồn nước giếng đào sạch phải ngăn ngừa ô nhiễm từ
các hố xí mất vệ sinh. Muốn thực phẩm sạch phải áp dụng các biện pháp khống chế ô
nhiễm nguồn nước, đất và cây trồng. Các nguồn tài nguyên bị khai thác không có tổ
chức sẽ dẫn tới phá vỡ mối cân bằng sinh thái và cũng tạo ra các nguy cơ ô nhiễm.
Trong sinh hoạt, bảo vệ môi trường khỏi các nguồn ô nhiễm bao gồm tổng hợp các
giải pháp khống chế ô nhiễm như: quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng và khói bụi từ
các nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển và quá trình thu gom xử lý.
15


Trong sản xuất, bảo vệ môi trường lao động bao gồm việc sử dụng các trang thiết
bị vệ sinh nhằm khống chế không cho phát sinh ô nhiễm, làm loãng, ngăn ngừa phát
tán ô nhiễm ra môi trường và phải bổ sung các biện pháp phòng hộ cá nhân.
Giám sát môi trường và giám sát sinh học là các hoạt động nhằm theo dõi, phát
hiện tình trạng ô nhiễm, tình trạng thấm nhiễm và tình trạng sức khoẻ bất thường để từ
đó có các phản ứng kịp thời. Các phương pháp dự báo, các kỹ thuật đo lường giám sát
môi trường và sinh học cần được sử dụng phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế,
xã hội của một địa bàn, một địa phương và quốc gia. Ví dụ, khí xả các động cơ có sử
dụng xăng pha chì là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là
sức khoẻ trẻ em. Quản lý nguy cơ này có thể bằng rất nhiều giải pháp: cấm sử dụng
xăng pha chì, tăng cường giao thông công cộng, giám sát mức ô nhiễm chì trong
không khí, khám sàng lọc phát hiện tình trạng thấm nhiễm chì quá mức ở trẻ em và
luật lệ.
1.2. Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính

Quản lý môi trường không chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật đơn thuần mà cần các
giải pháp mang tính tổng thể, luật và hành chính. Do nguồn gốc của ô nhiễm môi
trường là từ quá trình sản xuất, các quá trình khai thác tài nguyên, các hoạt động của
đời sống hàng ngày của từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng gia đình và từng cá
thể nên việc quản lý môi trường cần có sự phối hợp nhiều ngành liên quan chứ không
riêng gì ngành y tế.
Và ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành năm 1993. Trong từng
bộ ngành, Bộ trưởng có thể ban hành các văn bản chỉ đạo ngành dọc của mình, như
các quyết định và các chỉ thị. Tại từng địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành
cũng ban hành các văn bản chỉ đạo trên địa bàn dựa trên các văn bản của Chính phủ,
bộ ngành và căn cứ vào các quyết định của Hội đồng nhân dân cũng như cơ quan
Đảng bộ địa phương.
Qua hệ thống các văn bản pháp luật như trên đảm bảo cho các giải pháp kỹ thuật
được thực thi về mặt hành chính. Bên cạnh đó, để kiểm soát việc quản lý môi trường
còn có sự tham gia của hệ thống thanh tra chính phủ và các bộ ngành, các địa phương.
1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường
Hiện nay, từ Trung ương đến địa phương đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước
16


về môi trường. Ở cấp Trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp tỉnh có Sở
Tài nguyên và Môi trường, ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường và đến
tận cấp xã (địa chính). Đây là các cơ quan quản lý cả về kỹ thuật và hành chính đối với
môi trường. Bên cạnh đó còn có các cơ quan quản lý nhà nước về y tế dự phòng. Ở
tuyến Trung ương có Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm), ở
tuyến tỉnh có Sở y tế (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh), cấp huyện có Trung tâm Y tế dự
phòng huyện/Đội Y tế dự phòng và cấp xã có Trạm y tế xã. Đây là các cơ quan tham
gia quản lý các vấn đề sức khoẻ môi trường. Như vậy, hiện nay vẫn song hành hai hệ
thống của hai bộ ngành cùng tham gia quản lý môi trường cho dù đã có sự phân định
ranh giới những hoạt động chồng chéo ở tuyến tỉnh là khó tránh khỏi. Ngành y tế chịu

trách nhiệm chính trong giám sát các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến sức
khoẻ cộng đồng và sức khoẻ người lao động. Trong khi đó, ngành môi trường và tài
nguyên quản lý ở tầm vĩ mô hơn như: đánh giá tác động môi trường, tham gia phê
duyệt các quy hoạch phát triển sản xuất, công nghiệp, dân sự, đô thị v.v... Các hoạt
động giám sát môi trường cũng được cơ quan này thực hiện chủ yếu ở ngoài nhà máy.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo 10 nhiệm vụ đối với các cơ sở y tế như sau:
- Đề xuất và phổ biến các biện pháp dự phòng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Cung cấp các cơ sở cũng như tham mưu với chính quyền các chính sách, chiến lược
bảo vệ sức khoẻ khỏi các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường. Thông tin cho các bộ ngành
khác cũng như các cơ sở sản xuất và các cộng đồng dân cư về các vấn đề sức khoẻ liên
quan tới môi trường. Đồng thời, khuyến khích các sáng kiến nhằm cải thiện môi
trường, thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ.
- Nâng cao năng lực của cộng đồng trong xử lý các tác động của môi trường lên
sức khoẻ, bao gồm các giải pháp phòng bệnh do chính quyền địa phương và người dân
thực hiện.
- Tiến hành đánh giá các nguy cơ từ môi trường và tác động của môi trường trên
sức khoẻ. ở đây, bao gồm các hoạt động theo dõi môi trường, phát hiện những yếu tố
độc hại đối với sức khoẻ từ môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt công cộng và
môi trường gia đình. Phát hiện các nguy cơ do các hoạt động của các ngành khác, nhất
là các ngành sản xuất có sử dụng nhiên liệu và nguyên liệu phát sinh độc hại.
- Tiến hành các giám sát dịch tễ học đối với các bệnh có liên quan đến môi
17


trường. Thông báo hiện trạng cũng như những dự báo về tình hình sức khoẻ và các yếu
tố độc hại từ môi trường cho những người có thẩm quyền ra các chính sách phát triển
kinh tế -xã hội
- Đào tạo cán bộ vệ sinh phòng dịch cho các tuyến và các ngành liên quan.
- Cung cấp các dịch vụ cũng như triển khai các chương trình, dự án về kiểm soát
môi trường độc lập hoặc phối hợp với các ngành sản xuất khác. Ví dụ: triển khai

chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (cùng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) …
- Sẵn sàng tham gia cùng các bộ ngành, địa phương khác trong việc ứng phó với
các thảm họa tự nhiên cũng như thảm họa do con người gây ra.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan để đưa ra các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép,
các giới hạn và chuẩn mực vệ sinh, chuẩn bị các văn bản có tính pháp quy trong bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp đánh giá tác động môi trường và chủ động đề xuất các giải pháp dự
phòng, các quy trình theo dõi tình hình sức khoẻ một cách có hệ thống.
- Đề xuất và tiến hành những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ môi
trường và các giải pháp phòng ngừa.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
2.1. Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Trước khi xác định ô nhiễm môi trường của một địa phương, một khu vực dân cư
chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng là gì, yếu tố
nào đang và sẽ gây hậu quả lên sức khoẻ, yếu tố nào đã được nhận biết hoặc chưa
được nhận biết, mức độ ảnh hưởng ra sao, các khó khăn cản trở gì trong quá trình phát
hiện ô nhiễm, theo dõi, giám sát và kiểm soát ô nhiễm v.v... Dân số đang sống trong
tình trạng ô nhiễm là bao nhiêu, các nhóm dễ bị tổn thương là những ai?
Việc xác định các yếu tố ô nhiễm có thể cần đến các kỹ thuật đo đạc, đánh giá ô
nhiễm. Song, không ít trường hợp các yếu tố ô nhiễm chỉ được ghi nhận có tính chất
định tính hoặc trên các suy luận lô-gic.
Xác định các yếu tố ô nhiễm cũng được phân theo các mức độ khác nhau:
− Mức hộ gia đình hay còn gọi là "vi môi trường", trong đó các nguồn ô nhiễm từ
các công trình vệ sinh, bếp, khói thuốc lá, các hoá chất và cả các thói quen có hại tới
18


sức khoẻ khác.
− Mức độ cộng đồng hay môi trường địa phương, trong đó các nguồn ô nhiễm từ

giao thông, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất trong khu vực...
− Mức độ ô nhiễm của một vùng lãnh thổ, vùng địa lý, nơi đó có các yếu tố ô
nhiễm từ môi trường thiên nhiên, độ cao, vùng khí hậu.
− Mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp: nông, lâm,
ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
2.2. Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sức
khoẻ
2.2.1. Đánh giá tiếp xúc với môi trường
Muốn đánh giá mức độ tiếp xúc với môi trường, việc đầu tiên là phải lấy mẫu.
Để lấy mẫu, người ta có thể sử dụng các phương tiện lấy mẫu cá nhân hoặc các
phương tiện lấy mẫu ngoài cộng đồng, nơi sản xuất...
Để phân tích mẫu thu được người ta sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích hoá học, lý
học, hoá lý và sinh học. Các kỹ thuật này phải do các chuyên gia và kỹ thuật viên thực
hiện. Kết quả sau khi phân tích được tính toán theo các đơn vị khác nhau. Từ đó,
người ta ước tính ra liều tiếp xúc trung bình, liều tiếp xúc trung bình theo thời gian,
liều tiếp xúc đỉnh. Đối chiếu với các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép để đưa ra nhận định
về nguy cơ và đưa ra các phương thức xác định những hậu quả của môi trường trên
sức khoẻ một cách thích hợp.
2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khoẻ
Trong nhiều trường hợp, ảnh huởng của môi trường lên sức khoẻ được xác định
qua các chỉ số mắc bệnh, tử vong do một số bệnh đặc trưng (bệnh đặc hiệu của một
hoá chất độc, một yếu tố lý học hay sinh vật học) hoặc một số bệnh không đặc trưng
(môi trường chỉ là yếu tố tác động làm tăng tỷ lệ mắc và chết). Ví dụ: nhiễm độc chì,
bụi phổi silic và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu.
Không ít các yếu tố môi trường rất khó xác định tác hại trên sức khoẻ do tính đặc
hiệu quá thấp. Trong cùng một điều kiện tiếp xúc, thậm chí cùng liều tiếp xúc song có
những cá thể hoặc nhóm người không hoặc ít bị ảnh hưởng hơn các cá thể, nhóm
người khác. Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của môi trường trên sức khoẻ phải dựa vào
quy luật số đông, vào tính phổ biến, trừ một số ngoại lệ.
19



Việc xác định ảnh hưởng của môi trường lên sức khoẻ dựa trên các số liệu thống
kê về tình hình mắc bệnh và/hoặc tình hình tử vong. Ngoài ra, còn có các nguồn số
liệu từ những kết quả khám phát hiện bệnh định kỳ, khám sàng lọc hoặc/và làm các xét
nghiệm đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, điều tra phỏng vấn về tình hình sức khoẻ, ốm
đau của từng đối tượng v.v.
Khi nghiên cứu hậu quả của môi trường lên sức khoẻ phải chú ý rằng ngoài tác
động của môi trường, sức khoẻ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như
các yếu tố gây stress, tình trạng dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt có hại cho sức
khoẻ.
Khi xác định được những hậu quả của môi trường lên sức khoẻ cần tìm hiểu mối
quan hệ nhân quả, xác định mức độ nguy cơ và mức độ hậu quả của ô nhiễm môi
trường để từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, các giải pháp ưu tiên cho các hoạt động
làm giảm nhẹ hậu quả, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
2.3. Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả
Dựa trên các chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường, bộ luật môi trường và
các điều trong các bộ luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường, căn cứ vào năng
lực khống chế và kiểm soát môi trường của các cơ sở y tế, của ngành công nghệ - tài
nguyên - môi trường và trên quá trình phân tích tình hình môi trường, hậu quả của môi
trường lên sức khoẻ của địa phương để đề xuất các giải pháp phù hợp với những ưu
tiên, với nguồn lực có thể có được, khả thi và có giải pháp hữu hiệu.
Nguyên tắc của các chiến lược môi trường dựa trên các nguyên lý cơ bản như:
công bằng, hiệu quả và cộng đồng tham gia.
Các giải pháp có thể là:
- Dự phòng cấp I: ngăn không để xảy ra ô nhiễm quá mức và không để xảy ra
hậu quả xấu trên sức khoẻ. Ví dụ: các chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn; các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn phát sinh (không sử dụng
nguyên liệu phát sinh độc hại, hạn chế nguồn nhiên liệu phát sinh khói, bụi, áp dụng
công nghệ sạch, bảo vệ khối cảm thụ v.v.)

- Dự phòng cấp II: trong trường hợp không thể khống chế được ô nhiễm và hậu
quả xấu lên sức khoẻ đã xảy ra, lúc đó cần phải áp dụng các biện pháp quản lý sức
khoẻ và điều trị phù hợp ngăn không để xảy ra tai biến hoặc chết. Ví dụ: chương trình
20


×