Header Page 1 of 126.
Lời cảm ơn!
Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành khóa luận này chúng
em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị tổ chức, các phòng ban, các
thầy cô giáo trong Nhà trƣờng cùng với sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Dƣơng Thị
Thanh, khoa Tiểu học – Mầm non, trƣờng Đại học Tây Bắc, giảng viên bộ môn
Khoa học cơ bản, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Khoa học cơ bản, các
thầy cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, những ngƣời luôn động viên giúp em
thực hiện khóa luận.
Sơn La, tháng 05 năm 2014
Tác giả
Đỗ Thị Hà
Footer Page 1 of 126.
Header Page 2 of 126.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PTDH: Phƣơng tiện dạy học
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
NXB: Nhà xuất bản
PGS.TS: Phó giáo sƣ Tiến sĩ
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
Footer Page 2 of 126.
Header Page 3 of 126.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................. 4
5. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 6
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về phƣơng tiện dạy học ............................................ 7
1.1.3. Sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính nhƣ phƣơng tiện dạy học ... 9
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học................................................ 10
1.1.5. Ý nghĩa của trò chơi học tập ..................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 12
1.2.1. Đặc điểm môn học..................................................................................... 12
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 ................ 13
1.2.3. Công nghệ thông tin- một phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực cho dạy – học ...... 15
1.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Việt Nam.......... 15
1.2.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học
Tự nhiên và Xã hội ở nhà trƣờng thể nghiệm ...................................................... 16
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ
TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 ............. 21
2.1. Một số phần mềm có khả năng khai thác để thiết kế trò chơi trong dạy học
Tự nhiên và Xã hội lớp 1..................................................................................... 21
2.1.1 Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word .......................................... 21
2.1.2. Phần mềm Microsoft PowerPoint ............................................................. 21
2.1.2.1. Tổng quan về phần mềm PowerPoint .................................................... 21
Footer Page 3 of 126.
Header Page 4 of 126.
2.1.2.2. Giới thiệu màn hình và các thanh công cụ chính của PowerPoint......... 22
2.1.2.3. Kĩ thuật cơ bản sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint ................... 23
2.2. Các yêu cầu của trò chơi học tập ................................................................ 28
2.3. Cách xây dựng một trò chơi học tập ............................................................ 29
2.4. Đề xuất một số trò chơi học tập đƣợc thiết kế trên PowerPoint .................. 30
2.5. Một số điểm cần lƣu ý khi sử dụng phƣơng pháp trò chơi trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội. ............................................................................................. 43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 44
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 45
3.1. Mục đích thể nghiệm .................................................................................... 45
3.2. Địa điểm thể nghiệm .................................................................................... 45
3.3. Thời gian thể nghiệm ................................................................................... 45
3.4. Tiến hành thể nghiệm ................................................................................... 45
3.4.1. Chuẩn bị thể nghiệm ................................................................................. 45
3.4.1. Nội dung thể nghiệm ................................................................................. 47
3.4.2. Tiến hành thể nghiệm ................................................................................ 47
3.5. Kết quả thể nghiệm ...................................................................................... 47
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 54
1. Kết luận ........................................................................................................... 54
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56
Footer Page 4 of 126.
Header Page 5 of 126.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiều thay đổi lớn về mọi mặt của xã hội.
Điều này đã đặt nền giáo dục nƣớc ta đứng trƣớc những cơ hội và thách thức
mới, cố gắng tránh hiện tƣợng tụt hậu so với nƣớc khác. Một trong những yếu tố
quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hội nhập đó là nguồn nhân
lực. Do đó giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng với yêu cầu đào tạo ra
những con ngƣời mới năng động, sáng tạo, có khả năng tự học tiếp thu kiến thức
mới, giải quyết mọi tình huống xảy ra. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, nền
giáo dục nƣớc ta đang tiến hành đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến
phƣơng pháp dạy học. Định hƣớng cơ bản của đổi mới phƣơng pháp dạy học đã
đƣợc chỉ rõ trong các Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng về giáo dục và đào tạo:
''Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học,
bồi dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên''.
Các nhà giáo dục cho rằng muốn đổi mới phƣơng pháp dạy học một cách
có hiệu quả, ngoài việc đổi mới về nội dung chƣơng trình, cần thiết phải ứng
dụng công nghệ thông tin và đƣa các phƣơng tiện dạy học hiện đại vào quá trình
dạy học. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, những năm gần đây ở các trƣờng tiểu học với
việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hóa quá trình dạy học đã trở
thành một xu thế phát triển mạnh mẽ. Trong đó việc ứng dụng các phần mềm
máy tính và các phƣơng tiện hiện đại để thiết kế trò chơi trong dạy học chiếm vị
trí rất quan trọng. Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này sự chú ý chƣa cao.
Bên cạnh hoạt động học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu vui chơi giao lƣu bạn
bè vẫn còn cao và cần đƣợc thỏa mãn.
Trò chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học bởi
vì ở lứa tuổi này đặc điểm tâm lý nổi bật của các em là: ''Học mà chơi, chơi mà
học", các em chƣa thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động vì vậy đƣa trò
chơi vào học tập vừa là món quà tinh thần trong mỗi tiết học là phƣơng tiện góp
phần phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình chơi học sinh phải sử dụng
các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, qua đó mà các giác
Footer Page 5 of 126.
1
Header Page 6 of 126.
quan của các em trở lên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tƣ duy trừu
tƣợng cũng đƣợc phát triển. Ngoài ra trò chơi học tập còn làm thay đổi hình thức
học tập, làm cho không khí lớp học đƣợc thoải mái và dễ chịu hơn, học sinh thấy
vui và cởi mở hơn, tinh thần đoàn kết đƣợc xây dựng và phát triển. Đặc biệt hơn
qua trò chơi học tập học sinh tiếp thu bài học tự giác và tích cực hơn, học sinh
đƣợc củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
Trong thực tiễn dạy học cho thấy việc thiết kế trò chơi trong dạy học Tự
nhiên và Xã hội lớp 1 là việc làm mới, giáo viên sử dụng chƣa nhiều. Nếu giáo
viên có thiết kế trò chơi thì dƣới dạng trình bày bằng lời chƣa thực sự thu hút
đƣợc sự chú ý của học sinh. Vì vậy việc tổ chức trò chơi trong dạy học chƣa đạt
đƣợc hiệu quả cao và chƣa lôi cuốn đƣợc học sinh tham gia chơi một cách tích
cực. Vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :''Ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1''.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Môn Tự nhiên và Xã hội là một bộ môn quan trọng trong chƣơng trình
tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết
thực về con ngƣời ở hai khía cạnh sinh học và nhân văn, về xã hội theo không
gian và thời gian, về thế giới vật chất xung quanh bao gồm có cả thế giới vô sinh
và thế giới hữu sinh. Từ đó hình thành ở học sinh ý thức thái độ, cách cƣ xử
đúng đắn với bản thân, gia đình, nhà trƣờng và xã hội, thể hiện tình yêu với
thiên nhiên với quê hƣơng đất nƣớc đồng thời hình thành lòng ham hiểu biết cho
học sinh. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học đặc biệt là các em đầu cấp bên
cạnh hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo thì vui chơi vẫn chiếm vị trí quan
trọng. Vì vậy việc tìm hiểu nhằm đáp ứng nhu cầu về đổi mới phƣơng pháp dạy
học có sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại và tổ chức các trò chơi trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội đƣợc một số tác giả đề cập trong nhiều công trình
nghiên cứu khoa học và các bài viết.
Trong cuốn: ''Phương tiện kĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở tiểu học" của Nguyễn Mạnh Cƣờng đã giới thiệu khá chi tiết về
phƣơng tiện dạy học hiện đại, cách sử dụng máy tính, máy chiếu trong giờ dạy.
Footer Page 6 of 126.
2
Header Page 7 of 126.
Nhằm nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, PGS.TS Đào Thái Lai đã
biên soạn cuốn ''Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở tiểu học ''. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về
cách sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ máy tính máy chiếu... và đặc
biệt tác giả còn đề cập đến quy trình thiết kế các Slides trong giáo án điện tử để
phục vụ cho giờ dạy của ngƣời giáo viên đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình đổi mới về nội dung và phƣơng pháp dạy học có rất nhiều
nhà giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện, tạo
hứng thú học tập cho các em nhƣ cuốn: ''Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học
nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh" của Hà Nhật Thắng (chủ
biên) hay cuốn ''150 trò chơi thiếu nhi ''của Bùi Sỹ Tụng, Trần Quang Đức
(đồng chủ biên) ở các tài liệu này thì các tác giả đã đề cập rõ vai trò của trò chơi,
đƣa ra những hoạt động vui chơi chung chung, chƣa đi sâu vào ứng dụng của trò
chơi trong môn học cụ thể. Đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói
chung và Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói riêng có các nghiên cứu sáng tác trò
chơi trong dạy học cụ thể nhƣ cuốn "Học mà vui, vui mà học'' của tác giả Vũ
Xuân Đỉnh, trò chơi học tập Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 Bùi Phƣơng Nga (chủ
biên). Tuy nhiên việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế trò chơi cụ thể trong
từng bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội thì chƣa có.
Ngoài ra, các tài liệu trên Internet còn cung cấp cho ngƣời giáo viên
nhiều kiến thức về tin học khác giúp hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, áp dụng
trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội và nhiều môn học khác một cách
linh hoạt, sáng tạo.
Các công trình nghiên cứu trên, nghiên cứu với nhiều hƣớng khác nhau
xong đều đƣa ra những lý luận thuyết phục để vận dụng vào dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội lớp 1''.
Footer Page 7 of 126.
3
Header Page 8 of 126.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Bƣớc đầu làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng
tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học ở trƣờng tiểu học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đó nghiên cứu cách sử dụng phần
mềm PowerPoint trong việc thiết kế các trò chơi phục vụ cho việc dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội ở trƣờng tiểu học nhằm đổi mới phƣơng pháp và hình thức
tổ chức dạy học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ cần thực hiện là:
Tổng hợp các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phƣơng
pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong
quá trình dạy học ở các trƣờng.
Giới thiệu phần mềm PowerPoint và ứng dụng nó trong thiết kế trò chơi
phục vụ môn học Tự nhiên và Xã hội.
Thực nghiệm sƣ phạm minh họa tính khả thi và tính hiệu quả của việc
sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và
Xã hội lớp 1.
4. Phạm vi nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm
PowerPoint trong thiết kế các trò chơi ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về phƣơng pháp dạy học, thiết bị dạy
học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các tài liệu về tin học.
4.2.2. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm bằng trò chơi đƣợc thiết kế trên phần mềm PowerPoint với sự
kết hợp của các phƣơng tiện dạy học hiện đại ở trƣờng tiểu học 8/4, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.
Footer Page 8 of 126.
4
Header Page 9 of 126.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác trong nghiên cứu
nhƣ: Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phƣơng pháp điều tra.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế trò chơi
Nội dung chƣơng này gồm 2 phần:
Phần một: Tác giả đề cập đến một số vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học
trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện hiện
đại trong quá trình dạy học, tìm hiểu đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
và ý nghĩa của trò chơi học tập.
Phần hai: Tác giả đi tìm hiểu đặc điểm môn học, nội dung chƣơng trình sách
giáo khoa, thực trạng nhận thức và sử dụng trò chơi trong dạy học Tự nhiên và
Xã hội lớp 1. Từ đó thấy đƣợc chức năng và vai trò của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi.
Chương 2: Thiết kế một số trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các trò chơi trong
dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1, cách thức thiết kế các trò chơi. Bên cạnh đó
chúng tôi có lấy ví dụ minh họa cho một số cách thiết kế trò chơi.
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành soạn giáo án, dạy thể nghiệm và tiến hành kiểm tra, so sánh
kết quả nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài.
Footer Page 9 of 126.
5
Header Page 10 of 126.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Hiện nay một trong những hƣớng đổi mới đƣợc nhiều nƣớc chú ý là tích cực
hóa, cá thể hóa ngƣời học, coi ngƣời học là trung tâm của quá trình dạy học.
Tƣ tƣởng coi học sinh là trung tâm đã đƣợc các nhà sƣ phạm đầu thế kỉ XX
ở Mĩ đề xƣớng. Coi học sinh là trung tâm không phải là đề cao hứng thú hay sở
thích cá nhân của học sinh, biến giờ học nhà trƣờng thành những cuộc thao diễn
trò chơi, chạy theo những hứng thú bản năng tự phát của học sinh, đó là một
khuynh hƣớng tiến bộ lành mạnh nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá
thể học sinh. Đề cao phƣơng pháp giáo dục tích cực, coi học sinh là trung tâm,
không phải chuyển đổi khái niệm một cách hình thức, thực chất là nhằm tạo
đƣợc một sự chuyển hóa, một sự vận động bên trong của học sinh là một quá
trình hoạt động tâm lý nhận thức của bản thân chủ thể coi học sinh là trung tâm
đƣợc quan niệm nhƣ một cách tiếp cận quá trình giáo dục, cũng có ngƣời hiểu
nhƣ một phƣơng pháp dạy học.
Với định hƣớng tích cực hóa ngƣời học, lấy học sinh làm trung tâm, đổi mới
phƣơng pháp dạy học thiết thực sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo
điều kiện để cá thể hóa dạy học và khuyến khích dạy học, phát hiện những kiến
thức trong bài học. Làm nhƣ thế sẽ phát triển đƣợc những năng lực, sở trƣờng
của từng học sinh, rèn luyện học sinh trở thành những ngƣời sáng tạo.
Để đảm bảo sự thành công của đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học cần
chú ý tới một số giải pháp chính sau đây:
- Đổi mới về nhận thức, trong đó cần chú trọng khả năng chủ động sáng tạo
của giáo viên và học sinh tiểu học.
- Đổi mới các hình thức dạy học, nên khuyến khích dạy học cá nhân, dạy học
theo nhóm, theo lớp, dạy học ở hiện trƣờng, tăng cƣờng trò chơi học tập.
- Đổi mới cách trang trí, sắp xếp phòng học để tạo môi trƣờng học tập thích hợp.
Footer Page 10 of 126.
6
Header Page 11 of 126.
- Đổi mới phƣơng tiện dạy học, khuyến khích dùng các loại phiếu học tập,
phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại.
- Đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh.
Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học, phải thực hiện đồng bộ với việc
đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên,
đổi mới về cơ sở vật chất...
Đó là một quá trình lâu dài, phải kiên trì tránh nôn nóng cực đoan bảo thủ,
phải kế thừa những thành tựu về phƣơng pháp dạy học của đội ngũ giáo viên
tiểu học ở nƣớc ta và khiêm tốn học tập những kinh nghiệm thành công của đổi
mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học ở các nƣớc. Phải kế thừa và phát huy các
mặt tích cực của các phƣơng pháp dạy học truyền thống và tận dụng hợp lý các
phƣơng pháp dạy học mới.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về phương tiện dạy học
1.1.2.1. Khái niệm phương tiện dạy học
Có nhiều quan điểm khác nhau về phƣơng tiện dạy học, trong đó có việc
sử dụng máy vi tính và các phần mềm của nó kết hợp với các phƣơng tiện
hiện đại khác.
- Phƣơng tiện dạy học (PTDH) là tất cả những thiết bị và tài liệu đƣợc sử
dụng trong quá trình dạy học. Những thiết bị và tài liệu này gồm các loại: Tài
liệu in (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo...), phƣơng tiện nhìn (phim ảnh,
video, TV...), dụng cụ trình bày (các loại bảng), phƣơng tiện kĩ thuật (máy tính,
đa phƣơng tiện).
- Phƣơng tiện dạy học (hay còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, thiết
bị giáo dục) là tất cả những phƣơng tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo viên và
học sinh tổ chức, tiến hành hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dƣỡng và giáo dục
ở các môn học, cấp học.
Phƣơng tiện dạy học là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc giáo viên sử
dụng với tƣ cách là những phƣơng tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh và đối với học sinh phƣơng tiện còn là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội
tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Footer Page 11 of 126.
7
Header Page 12 of 126.
Nhƣ vậy các tác giả đều có cùng một quan niệm coi tất cả các đối tƣợng vật
chất đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học, giúp cho giáo viên và học sinh tổ
chức, tiến hành hợp lý và có hiệu quả quá trình giáo dƣỡng và giáo dục ở các
môn học, các cấp học đều là phƣơng tiện dạy học. Mặc dù có sự khác nhau trong
phân loại phƣơng tiện dạy học, nhƣng tất cả đều phản ánh rõ quan niệm nói trên,
đồng thời cũng phản ánh đƣợc quá trình phát triển của phƣơng tiện dạy học do
sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
1.1.2.2. Phân loại phương tiện dạy học
PTDH bao gồm rất nhiều loại với nhiều tính năng khác nhau, vì vậy việc phân
loại chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng sử dụng cũng nhƣ nghiên
cứu, thiết kế trang bị cho các trƣờng học. Có nhiều cách phân loại PTDH:
- Phân loại theo tính chất của phƣơng tiện dạy học.
- Phân loại theo cách sử dụng phƣơng tiện dạy học.
- Phân loại theo mức độ chế tạo phức tạp của phƣơng tiện dạy học.
Trong cách phân loại trên đây, các nhà giáo dục thƣờng phân loại theo cách
sử dụng PTDH vì cách phân loại này phù hợp với hệ thống PTDH đang đƣợc sử
dụng ở các trƣờng hiện nay.
Tùy theo đặc điểm của từng môn học, dựa vào cách phân loại này có thể đánh
giá đƣợc hiện trạng trang bị và tình hình sử dụng PTDH ở mỗi trƣờng. Theo
cách phân loại này PTDH đƣợc chia làm 2 nhóm:
- Nhóm các PTDH dùng trực tiếp để dạy học, trong nhóm này lại đƣợc chia
làm hai phân nhóm nhỏ:
+ Các PTDH truyền thống là các PTDH đƣợc sử dụng từ lâu và nay vẫn còn
sử dụng ở các mức độ khác nhau.
+ Các PTDH nghe nhìn là các PTDH đƣợc hình thành do sự phát triển của
các ngành khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử, truyền thông và sự phát
triển của công nghệ thông tin.
- Nhóm các PTDH dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học gồm có các
phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ các loại bảng, các giá đặt phƣơng tiện, các thiết bị thay
đổi cƣờng độ ánh sáng lớp học... và các phƣơng tiện ghi chép.
Footer Page 12 of 126.
8
Header Page 13 of 126.
Tùy theo đặc trƣng môn học và mục tiêu sƣ phạm của từng cấp học mà các
PTDH ở từng môn học, từng cấp học khác nhau.
1.1.3. Sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính như phương tiện dạy học
1.1.3.1. Lý do sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính như phương tiện
dạy học
Máy tính và các chƣơng trình (phần mềm) máy tính đƣợc đƣa vào nhà trƣờng
sử dụng nhƣ một công cụ hay phƣơng tiện dạy học bởi vì nó tỏ ra có hiệu lực
mạnh góp phần đổi mới về hình thức và phƣơng pháp dạy học.
Lý do thứ nhất:
- Sử dụng máy tính và các chƣơng trình máy tính nhƣ phƣơng tiện dạy học để
khai thác chỗ mạnh của kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy học.
- Máy vi tính và các chƣơng trình của nó có thể giúp mô phỏng các hiện tƣợng
không thể hoặc không nên xảy ra điều kiện nhà trƣờng, không thể hoặc khó có
thể thể hiện nhờ những phƣơng tiện khác. Việc mô phỏng nhƣ thế có thể giúp
nhà trƣờng tránh đƣợc những thí nghiệm nguy hiểm vƣợt quá những hạn chế về
thời gian, không gian hoặc chi phí.
- Máy tính còn đƣợc dùng để tạo ra các bảng tính điện tử có thể kéo dài theo
chiều ngang hoặc mở rộng theo chiều dọc, có thể tự động tính toán theo các
công thức đã đƣợc lập trình sẵn và do đó có thể dùng cho học sinh tập điều tra
nghiên cứu các môn học khác.
- Máy vi tính có thể hỗ trợ tốt cho những học sinh khác nhau nhƣ các em có
tài năng, các em bị khuyết tật và những em chậm phát triển về trí tuệ...
Lý do thứ hai:
- Sử dụng máy tính và các chƣơng trình của nó nhƣ một phƣơng tiện dạy học
dẫn đến các hình thức và phƣơng pháp dạy học mới bằng cách máy hỗ trợ một
số công đoạn và chức năng của giáo viên ở những phần khác nhau của quá trình
dạy học.
- Nhờ mô hình hóa những khâu của quá trình này có thể xây dựng đƣợc
chƣơng trình dạy học làm cho máy có thể thay thế đƣợc một số phần việc của
ngƣời giáo viên và cách dạy học này thể hiện nhiều ƣu điểm về mặt sƣ phạm
Footer Page 13 of 126.
9
Header Page 14 of 126.
nhƣ khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngƣợc
trong quá trình này. Đƣơng nhiên cũng chú ý khắc phục nhƣợc điểm của cách
dạy này.
1.1.3.2. Máy vi tính và các phần mềm máy tính hỗ trợ một số phần việc của giáo viên
Máy vi tính có thể đóng vai trò ''thầy giáo'' ở một số khâu của quá trình dạy
học, mặc dù nhìn toàn bộ quá trình này thì máy tính vẫn là phƣơng tiện của giáo
viên, kiểu dạy này có thể hình dung nhƣ sau: Máy tính thông báo một số tin
(kiến thức) trên màn hình bằng một số chỉ dẫn đƣợc in trên màn hình. Học sinh
đƣợc yêu cầu trả lời một số câu hỏi liên quan đến các tin vừa nhận đƣợc. Máy vi
tính đánh giá các câu trả lời của ngƣời học theo một số tiêu chuẩn nhất định, trên
cơ sở đó quyết định những công việc tiếp theo của ngƣời và máy.
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Tri giác mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sâu vào chi tiết tuy nhiên trẻ cũng bắt
đầu có khả năng phân tích dấu hiệu, chi tiết nhỏ của đối tƣợng nào đó. Tri giác
thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn.
Tri giác và đánh giá không gian, thời gian còn hạn chế, tri giác chƣa chính
xác độ lớn của những vật quá lớn hoặc quá nhỏ.
Tƣ duy của trẻ mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa
vào đặc điểm bên ngoài. Nhờ hoạt động học tập tƣ duy dần mang tính khái quát
học sinh tiểu học thƣờng dựa vào các chức năng và công cụ của chúng, trên cơ
sở này học sinh tiến hành phân loại, phân hạng. Hoạt động phân tích tổng hợp
còn sơ đẳng. Việc học Tự nhiên và Xã hội sẽ giúp các em biết phân tích và tổng
hợp. Trẻ thƣờng gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ nhân quả.
Tƣởng tƣợng còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tƣởng tƣợng thì đơn giản,
hay thay đổi. Tƣởng tƣợng tái tạo từng bƣớc hoàn thiện.
Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định còn yếu và thiếu bền
vững. Sự phát triển chú ý gắn liền với sự phát triển của hoạt động học tập.
Trí nhớ trực quan hình tƣợng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Nhiều học
sinh tiểu học còn hiểu biết việc tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa mà có khuynh hƣớng
phát triển trí nhớ máy móc. Ghi nhớ gắn với mục đích đã giúp trẻ nhớ nhanh
hơn, lâu hơn và chính xác hơn.
Footer Page 14 of 126.
10
Header Page 15 of 126.
Tóm lại, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tri giác mang tính đại
thể, sự tập trung chú ý còn yếu, tƣ duy cụ thể và khả năng phân tích chƣa cao. Vì
vậy để giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tự nhiên và Xã hội cần sử dụng
phƣơng tiện trực quan sinh động, tham khảo thảo luận và đặc biệt là sử dụng trò
chơi học tập.
1.1.5. Ý nghĩa của trò chơi học tập
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với con ngƣời trong bất kỳ xã
hội nào, nó giúp con ngƣời giải tỏa căng thẳng, lo lắng buồn phiền... Đặc biệt là
trong xã hội ngày nay, khi con ngƣời trở nên bận rộn với guồng quay hối hả của
cuộc sống thì nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng lớn hơn.
Trò chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học bởi vì
ở lứa tuổi này đặc điểm tâm lý nổi bật của các em là: ''Học mà chơi, chơi mà
học" các em chƣa thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động vì vậy đƣa trò
chơi vào học tập vừa là món quà tinh thần trong mỗi tiết học là con đƣờng là
phƣơng tiện góp phần phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình chơi học
sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi,
do đó mà các giác quan trở lên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tƣ duy
trừu tƣợng cũng đƣợc phát triển. Ngoài ra trò chơi học tập còn làm thay đổi hình
thức học tập, làm cho không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, học thấy vui và
cởi mở hơn, tinh thần đoàn kết đƣợc xây dựng và phát triển. Đặc biệt hơn qua
trò chơi học tập học sinh tiếp thu bài tự giác và tích cực hơn, học sinh đƣợc củng
cố và hệ thống hóa kiến thức.
Trò chơi sẽ giúp học sinh biết nhìn nhận, phân tích so sánh, khái quát các
kiến thức đã lĩnh hội trƣớc đó. Trò chơi sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển
trí nhớ, các tri thức của bài học đƣợc lồng vào nội dung của các trò chơi. Thông
qua trò chơi sẽ giúp học sinh có ấn tƣợng mạnh mẽ về kiến thức đó vì thế mà
học sinh nắm bắt bài nhanh hơn.
Trong dạy học giáo viên sử dụng trò chơi sẽ giúp học sinh phát huy đƣợc
tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, học sinh hào hứng tham gia vào
nhiệm vụ học tập đã đƣợc lồng sẵn vào các trò chơi. Bằng cách này học sinh
Footer Page 15 of 126.
11
Header Page 16 of 126.
sẽ khắc sâu các tri thức kỹ năng, kỹ xảo một cách chắc chắn, vững chắc. Đây
là cơ sở giúp học sinh dễ dàng phát hiện ra kiến thức và ghi nhớ các kiến thức
của bài học.
Qua việc học sinh đƣợc tham gia vào trò chơi học tập là các em đã đƣợc làm
quen, tiếp cận với phƣơng pháp dạy học tích cực, qua các trò chơi học tập một
cách chủ động có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra đƣợc tri thức mới
của bài học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm môn học
1.2.1.1. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học xây dựng theo quan điểm tích hợp
- Dạy học theo quan điểm tích hợp là sự trình bày các khái niệm, các
nguyên lý khoa học cho phép sự diễn đạt thống nhất một cách cơ bản của tƣ
tƣởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc quá muộn về sự khai thác giữa
các lĩnh vực khác nhau.
Tính tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học đƣợc thể hiện
nhƣ sau:
+ Môn Tự nhiên và Xã hội xem xét con ngƣời trong một thể thống nhất có
mối quan hệ qua lại và tác động khác nhau trong đó con ngƣời là yếu tố cốt lõi,
yếu tố quyết định.
+ Môn Tự nhiên và Xã hội đƣợc hình thành từ tri thức của nhiều lĩnh vực
khoa học.
- Trong chƣơng trình môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học tính tích hợp
đƣợc thể hiện ở nội dung và phƣơng pháp dạy học với nhiều mức độ và hình
thức khác nhau đƣợc thể hiện theo hai giai đoạn của quá trình nhận thức:
+ Giai đoạn lớp 1, 2, 3: Ở giai đoạn này học sinh có cách nhìn nhận về
môi trƣờng ở dạng tổng thể vì vậy nội dung kiến thức đƣợc chia theo dạng chủ
điểm: Gia đình, con ngƣời, xã hội… sở dĩ nhƣ vậy là do nhận thức trực quan
hình tƣợng của trẻ còn chiếm ƣu thế, khả năng phân tích chƣa cao, trẻ khó xác
định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng với nhau.
Footer Page 16 of 126.
12
Header Page 17 of 126.
+ Giai đoạn lớp 4, 5: Học sinh đã bƣớc đầu có khả năng phân tích, so
sánh, tổng hợp đặc biệt là khả năng tƣ duy trừu tƣợng phát triển hơn. Vì vậy trẻ
có khả năng tiếp thu kiến thức về mặt bản chất do đó chƣơng trình cấu tạo dƣới
dạng phân môn: Khoa học, Lịch sử và Địa lý.
1.2.1.2. Môn Tự nhiên và Xã hội xây dựng theo hướng đồng tâm
Các kiến thức trong chƣơng trình đƣợc trình bày từ gần đến xa, từ đơn giản
đến phức tạp. Đặc biệt tăng dần tính phức tạp và khả năng khái quát ở các lớp
cao hơn.
1.2.1.3. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh các kiến
thức khoa học
Các kiến thức khoa học cung cấp cho học sinh về Tự nhiên và Xã hội, con
ngƣời gần gũi với đời sống hằng ngày của trẻ vì vậy học sinh có thể vận dụng
những hiểu biết của mình về cuộc sống để tham gia vào quá trình dạy học.
1.2.1.4. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn thực hiện theo định hướng đổi mới
Môn Tự nhiên và Xã hội tạo điều kiện tối đa cho giáo viên đổi mới phƣơng
pháp dạy học theo hƣớng tích cực trên cơ sở phát huy tính độc lập sáng tạo, tự
chủ cho học sinh.
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1
1.2.2.1. Mục tiêu
Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
+ Con ngƣời và sức khỏe (cơ thể ngƣời, vệ sinh thân thể và phòng
tránh bệnh tật, tai nạn).
+ Một số sự vật, hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Bƣớc đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
+ Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để
phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.
+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những
hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
Footer Page 17 of 126.
13
Header Page 18 of 126.
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trƣờng học, quê hƣơng.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Hình thành hệ thống kiến thức cơ bản từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh
phải nắm vững các kiến thức về con ngƣời và sức khỏe, tự nhiên, xã hội.
Hình thành cho học sinh tác phong học tập, làm việc có suy nghĩ, có kế
hoạch, có tinh thần hợp tác, có ý thức độc lập sáng tạo, có ý chí vƣợt khó khăn,
luôn cẩn thận kiên trì, tự tin trong cuộc sống.
Hình thành cho học sinh kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân, chăm
sóc và giúp đỡ ngƣời thân và bạn bè, có thái độ lịch sự, lễ phép đối với ngƣời lớn,
hình thành ý thức bảo vệ tài sản chung, giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng sống…
1.2.2.3. Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1
- Con ngƣời và sức khỏe: Cơ thể ngƣời và các giác quan, các bộ phận của
cơ thể ngƣời, vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan, vệ sinh cơ
thể và các giác quan, vệ sinh răng miệng. Ăn đủ, uống đủ.
- Xã hội
+ Gia đình: Các thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột);
Nhà ở và các đồ dùng trong gia đình (địa chỉ nhà ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học tập,
tiếp khách, bếp, khu vực vệ sinh… và các đồ dùng cần thiết trong nhà); Giữ gìn nhà
ở sạch sẽ; An toàn khi ở nhà (phòng tránh bỏng, đứt tay chân, điện giật).
+ Lớp học: Các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ
lớp học sạch, đẹp.
+ Thôn, xóm, xã hoặc đƣờng, phố, phƣờng nơi đang sống: Phong cách và
hoạt động sinh sống của nhân dân; An toàn giao thông (quy tắc đi bộ).
- Tự nhiên
+ Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật phổ biến (tên
gọi, đặc điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con ngƣời).
+ Hiện tƣợng tự nhiên: Một số hiện tƣợng phổ biến của thời tiết (nắng,
mƣa, gió, nóng, rét).
Footer Page 18 of 126.
14
Header Page 19 of 126.
1.2.3. Công nghệ thông tin - một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho dạy – học
Hiện nay công nghệ thông tin - máy vi tính đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng
tiện hỗ trợ đắc lực cho dạy và học vì các tính năng ƣu việt của nó:
- Máy tính có khả năng cung cấp thông tin dƣới nhiều hình thức phong phú
nhƣ: Kênh chữ (kí tự, chữ số), kênh hình (biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh, băng hình)
và âm thanh. Máy vi tính còn có khả năng mở rộng hình thức biểu diễn thông
tin, tăng cƣờng khả năng trực quan hóa tài liệu, là phƣơng tiện dạy học hấp dẫn
và hữu hiệu đối với giáo viên và học sinh.
- Máy tính có khả năng lƣu trữ thông tin, nhờ có bộ chứa đựng khối lƣợng
thông tin lớn nên máy vi tính cho phép thành lập ngân hàng dữ liệu sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo. Qua đó, giáo viên và học sinh có thể khai thác và
phục vụ cho nội dung bài giảng và tra cứu nhằm mở rộng kiến thức.
- Máy vi tính có khả năng xử lý thông tin với khối lƣợng lớn, thời gian
nhanh chóng và cho kết quả chính xác.
1.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Việt Nam
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói
chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời
sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng đƣợc đòi
hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc chúng ta cần
cải cách phƣơng pháp dạy học theo hƣớng vận dụng công nghệ thông tin và các
trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tƣ duy sáng tạo, kĩ năng thực
hành để nâng cao chất lƣợng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những
chủ trƣơng rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác dạy học. Đặc biệt năm học 2008 -2009 sẽ đƣợc phát động là “Năm
học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục.
Việc “Bồi dƣỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” là một
việc làm thiết thực triển khai những định hƣớng của Bộ giáo dục và Đào tạo về
công nghệ thông tin.
Nhận xét chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn một số
tồn tại:
Footer Page 19 of 126.
15
Header Page 20 of 126.
+ Bài giảng còn nặng về “kênh chữ”, chƣa khai thác đƣợc kênh hình nên chƣa
khai thác đƣợc tính ƣu việt của công nghệ dạy học. Một số bài giảng còn trình bày
thông tin trên máy tính thay bảng viết, học sinh khó nắm đƣợc bố cục bài giảng.
+ Một số tính năng của một số phần mềm thiết kế bài giảng có thể đƣợc sử dụng
có hiệu quả nhƣng chƣa đƣợc giáo viên khai thác hiệu quả, ví dụ nhƣ sử dụng các
công cụ để vẽ hình, sử dụng các hiệu ứng cho các đối tƣợng, kỹ thuật chèn các
ảnh video, flash… nên bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin nhƣng chƣa sử
dụng nhƣ một công cụ hữu hiệu điều khiển tiến trình bài giảng.
+ Kỹ năng khai thác thông tin trên Intenet của giáo viên chƣa đƣợc tốt nên các
tƣ liệu đƣa vào bài giảng điện tử chƣa đƣợc phong phú.
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mới dừng ở các bài giảng
trình diễn trên lớp, chƣa hỗ trợ học sinh tự học, tự đánh giá kết quả học tập, cũng
nhƣ giúp học sinh tìm kiếm những kiến thức mới.
Tuy vậy, hiện nay việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bên
cạnh sự hoàn thiện về cơ sở vật chất, một trong những thuận lợi là mỗi trƣờng đều có
đội ngũ cốt cán trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
1.2.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy
học Tự nhiên và Xã hội ở nhà trường thể nghiệm
Nghiên cứu lý luận cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc ứng
dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội
lớp 1. Vấn đề này đặt ra là trong thực tế dạy học ở các trƣờng tiểu học, việc ứng
dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi vào dạy học nhƣ thế nào? Để tìm
hiểu vấn đề này, tác giả đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng máy vi tính trong
dạy học ở trƣờng tiểu học 8/4 của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
1.2.5.1. Mục đích khảo sát
Qua quá trình khảo sát tác giả nắm đƣợc các phƣơng pháp dạy học, mức độ sử
dụng máy vi tính trong quá trình dạy học của giáo viên. Bên cạnh đó, mục đích
chính của tác giả còn biết đƣợc những nhận thức của giáo viên về tác dụng của
việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và
Xã hội lớp 1 và những thuận lợi, khó khăn khi giáo viên gặp phải.
Footer Page 20 of 126.
16
Header Page 21 of 126.
1.2.5.2. Đối tượng khảo sát
Đối tƣợng khảo sát của tác giả trong đề tài này là 20 giáo viên đang công tác tại
trƣờng tiểu học 8/4 của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.5.3. Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát từ ngày 01 đến ngày 05/03/2014
1.2.5.4. Địa điểm khảo sát
Trƣờng tiểu học 8/4, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
1.2.5.5. Nội dung khảo sát
Sử dụng máy vi tính và các phần mềm vi tính để thiết kế trò chơi trong dạy
học Tự nhiên và Xã hội
1.2.5.6. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phiếu khảo sát và phƣơng pháp thống kê để kháo sát thực trạng
- Ngoài ra còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Dự giờ, phỏng vấn giáo
viên… để hỗ trợ cho phƣơng pháp nghiên cứu.
1.2.5.7. Kết quả khảo sát
Dựa vào những phƣơng pháp trên, tác giả đã có những kết quả và khái quát
thành đặc điểm thực trạng của việc nhận thức về phƣơng pháp ứng dụng công
nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở
trƣờng tiểu học 8/4. Theo kết quả thống kê, trong số 20 phiếu, 50% giáo viên cho
rằng họ đã sử dụng máy tính vào dạy học (đã đƣợc tác giả đƣa ra câu hỏi). Tuy
nhiên, mức độ sử dụng các phƣơng pháp này có sự khác nhau.
Một số giáo viên khi truyền thụ nội dung mới cho học sinh đã xây dựng nội
dung kiến thức mới bằng trình chiếu kết hợp với giảng giải cho học sinh quan sát
các nội dung thông tin qua các hình ảnh hay video theo bài học, sau khi học sinh
nắm đƣợc nội dung bài học, giáo viên xây dựng các trò chơi cho học sinh vận
dụng các kiến thức đã học vào thực hành.
Một số giáo viên rèn kỹ năng cho học sinh bằng cách xây dựng các bài tập để
học sinh vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội để củng cố lại những kiến thức.
Nhìn chung hầu hết giáo viên đã khẳng định đúng vai trò của việc ứng dụng công
nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
Footer Page 21 of 126.
17
Header Page 22 of 126.
Nhận thức của giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò
chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
Bảng 2.1. Khảo sát mức độ ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
Mức độ
TT
Số lƣợng GV tham
gia khảo sát
Số ý kiến
Tỷ lệ
%
1
Thƣờng xuyên
20
8
40
2
Thỉnh thoảng
20
12
60
3
Không bao giờ
20
6
30
Khảo sát thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho thấy, giáo viên tiểu
học bƣớc đầu đã sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học. Song việc
sử dụng này còn chƣa đƣợc nhiều và rộng rãi. Đa số giáo viên chƣa nhận thức
đƣợc vai trò to lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Qua
khảo sát ta thấy số lƣợng giáo viên thƣờng xuyên ứng dụng công nghệ thông tin
để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội còn chiếm tỷ lệ thấp (40%)
và còn có những giáo viên chƣa bao giờ ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết
kế trò chơi tỷ lệ đó cũng chiếm khá nhiều (30%).
Hoạt động thực tế của giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết
kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
Để tìm hiểu về vấn đề này tôi tiến hành dự giờ giảng và tham khảo giáo án
của giáo viên khối 1. Qua đó nhận thấy giáo viên đã có nhận thức khá đúng về
vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Nhƣng trong giáo án đa số giáo viên chƣa thiết kế trò chơi
trên PowerPoint mà chỉ tổ chức theo hình thức cũ với các trò chơi quen thuộc
gây sự nhàm chán cho học sinh.
Tuy nhiên qua tìm hiểu tôi thấy rằng giáo viên đã cố gắng sử dụng các phƣơng
pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm kiếm tri thức
bằng hoạt động của mình còn giáo viên là ngƣời điều khiển, tổ chức.
Footer Page 22 of 126.
18
Header Page 23 of 126.
Qua dự giờ một số tiết học tôi nhận thấy một số giáo viên đã cố gắng làm
cho lớp học sinh động bằng cách tạo không khí lớp học sôi nổi nhƣ tổ chức các
trò chơi, đóng vai… có liên quan đến nội dung bài học và yêu cầu học sinh đánh
giá, nhận xét, nhƣng còn mang tính chất hình thức, chƣa có sự tác động phù hợp
đến học sinh. Vì vậy chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác của học sinh.
Mặc dù nhận thức của giáo viên về việc sử dụng trò chơi trong dạy học là
khá đầy đủ nhƣng sự vận dụng của giáo viên lại còn nhiều hạn chế là do một số
nguyên nhân sau:
- Để dạy một tiết Tự nhiên và Xã hội sử dụng trò chơi giáo viên phải chuẩn
bị một cách công phu, mất nhiều thời gian và tốn kém.
- Một số giáo viên chƣa thực sự coi trọng môn học này nên chƣa có sự đầu
tƣ nhiều cho tiết dạy hoặc chỉ sử dụng khi có thanh tra, kiểm tra hay dạy mẫu.
- Trình độ tin học của giáo viên còn nhiều hạn chế nên việc thiết kế trò chơi
còn gặp nhiều khó khăn.
Khảo sát thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho thấy, giáo viên
tiểu học bƣớc đầu đã sử dụng công nghệ thông tin nhƣng chƣa thƣờng xuyên và
chƣa có hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi vào dạy học, nó tập trung
chủ yếu vào đối tƣợng chủ thể của hoạt động nhận thức là học sinh và chủ thể
của quá trình dạy học là giáo viên. Nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên gặp thuận
lợi từ phía học sinh đó là học sinh hứng thú trong học tập vì đƣợc quan sát nhiều
tranh ảnh, đƣợc xem các đoạn phim liên quan đến bài học, học sinh hăng hái
tham gia trò chơi, ... Tuy nhiên, cũng không ít khó khăn đối với giáo viên nhƣ:
Phải có một trình độ về tin học nhất định, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trƣờng
chƣa đáp ứng yêu cầu (máy vi tính, máy chiếu đa năng…), bài giảng chuẩn bị
rất công phu và mất nhiều thời gian.
Nghiên cứu phân tích chƣơng trình sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 1 thấy rất thích hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò
chơi trong dạy học, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm (chƣơng trình) máy tính
và các phƣơng tiện kết hợp khác nhƣ máy chiếu đa năng để thiết kế các trò chơi
trong giáo án.
Footer Page 23 of 126.
19
Header Page 24 of 126.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi thấy rằng:
Tri giác của học sinh vẫn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. Tƣ duy của trẻ
là tƣ duy cụ thể, thiên về hình thức. Tƣởng tƣợng còn tản mạn, ít tổ chức. Sự tập
trung chú ý còn yếu, khả năng phân tích chƣa cao.
Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với con ngƣời và trò chơi học
tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học tiểu học vì nó phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiện nay đang là vấn đề
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và có nhiều ứng dụng to lớn trong dạy học.
Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 rất phong phú và đa dạng. Do vậy
để dạy tốt môn này giáo viên cần sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học khác
nhau, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi.
Qua khảo sát và phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng giáo viên đã nhận
thức khá đầy đủ và đánh giá đúng phƣơng pháp trò chơi trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1. Tuy nhiên, giáo viên sử dụng phƣơng pháp này chƣa
nhiều và chƣa triệt để, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh.
Từ những cơ sở khoa học trên làm nền tảng để chúng tôi mạnh dạn đề xuất
một số trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nhằm khắc phục
một số hạn chế trên và nâng cao chất lƣợng dạy học.
Footer Page 24 of 126.
20
Header Page 25 of 126.
CHƢƠNG 2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
2.1. Một số phần mềm có khả năng khai thác để thiết kế trò chơi trong dạy
học Tự nhiên và Xã hội lớp 1
2.1.1. Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
Microsoft Word là phần mềm soạn thảo, định dạng văn bản và liên kết hỗ
trợ các phần mềm khác đƣợc chạy dƣới môi trƣờng Windows. Word có các tính
năng mạnh nhƣ: Giao diện đồ họa thông qua hệ thống menu và các hộp thoại
với các hình thức thẩm mĩ rất cao; có khả năng giao tiếp dữ liệu với các ứng
dụng khác; có các bộ chƣơng trình tiện ích và phụ trợ tạo các văn bản dạng
đặc biệt; có chƣơng trình kiểm tra; sửa lỗi chính tả, gõ tắt… Giúp cho ngƣời
sử dụng soạn thảo các văn bản tiếng nƣớc ngoài và tăng tốc độ xử lý văn bản;
chức năng tạo biểu bảng mạnh và dễ dùng; soạn các công thức Toán, Lý, Hóa;
dễ dàng thiết kế trang web.
2.1.2. Phần mềm Microsoft PowerPoint
2.1.2.1. Tổng quan về phần mềm PowerPoint
PowerPoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office đƣợc sử dụng để
trình bày một vấn đề tiếp thị một sản phẩm, soạn thảo một bài giảng,…chƣơng
trình là một công cụ có tính chuyên nghiệp cao để diễn đạt các ý tƣởng cần trình
bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng âm
thanh, các đoạn phim một cách sinh động. Vì thế nó là một công cụ hỗ trợ giảng
dạy rất tốt trong trƣờng học, hỗ trợ thuyết trình trong các hội thảo, hƣớng dẫn sử
dụng các sản phẩm trong việc quảng cáo,…
Phần mềm PowerPoint có các đặc điểm:
- Dễ sử dụng đối với mọi ngƣời bắt đầu dùng, đặc biệt là những ngƣời đã
sử dụng qua một số chƣơng trình trong bộ Office nhƣ WINWORD, EXCEL vì
các thao tác có sự tƣơng đồng.
- Khả năng hỗ trợ Multimedia rất mạnh
Footer Page 25 of 126.
21