Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng cây công nghiệp dài ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.66 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG

CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY

Người biên soạn: ThS. Đinh Xuân Đức

Huế, 08/2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN
***************

BÀI GIẢNG

CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY

NGƯỜI BIÊN SOẠN: Ths. Đinh Xuân Đức

Huế, 2008
1


Bài 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KIN H TẾ CỦA CÁC CÂY
CÔNG N GHIỆP DÀI NGÀY CAO S U, CÀ PHÊ, CHÈ.
I. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU
(Hevea brasiliensis. L).


1. Nguồ n gốc
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệ u
km , thuộc toàn bộ lưu vực sông Ama zon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130 B-130N
(Nguyễn Khoa Chi, 1985). Theo Nguyễn Thị Huệ (1997), phạm vi phân bố của cao su
hoang dại chỉ trong khoảng vĩ độ 50 Bắc và Nam. Nó được nhận ra bởi thổ dân vùng
Amazôn từ lâu. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XV những người Châu Âu đầu tiên đến
đây mới biết chúng, Christophe Colo mbo phát hiện vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến
thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu thê m về cây cao su, do La
Condamine và Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiệ n thêm của Goodyear vào
năm 1999 về việc lưu hóa mủ cao su. Từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hà ng hóa.
Bắt đầu, mủ cao su chỉ được khai thác từ cây cao su rừng ở Brazil. Trong suốt
cuối thế kỷ XIX Brazil luôn giữ thế độc quyền về sản phẩ m của cây này. Tuy nhiên,
vào năm 1875 Collins, (người Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo
mọc được 12 cây và trồng ở Calcutta - Ấn Độ. Nhưng đã bị chết hết. Sau đó một năm
(14/06/1876) Henry Wickha m(người Anh), cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt đem
gieo tại vườn bách thảo Kew, London mọc được 24 cây. Số cây này được đem trồng tại
Colo mbo - Srilanka. Từ nguồ n này cao su phát triển lan rộng khắp vùng Đông Na m Á,
Châu Phi và trở lạ i Châu Mỹ. Trong đó vùng Đông Na m Á có diện tíc h trồng lớn nhất.
2

Mủ cao su trồng được thu hoạch lầ n đầu tiên từ 24 cây của Wickha m vào năm
1884 tại Colo mbo - Srilanka. Nó là khởi đầu cho việc phá bỏ thế độc quyề n của Brazil.
Những nă m cuối thế kỷ XX, nhờ có sự hổ trợ của hiệp hội cao su thế giới (IRRDB) có
hơn 15.800 cây đầu dòng đã được thu thập từ khắp lưu vực sông Ama zon (1974-1982)
đã là m phong phú thê m nguồn ge n để bổ sung vào nguồ n Wickha m hiện có, nhờ đó mà
khả năng các giống được tạo ra sau này sẽ có nhiề u ưu thế về năng suất và nhiều đặc
tính ưu việt khác.
2. Phân loại thực vật
Hev ea brariliensis.L thuộc bộ ba mảnh vỏ, họ thầu dầu (Euphorbiaceae), loài
Hev ea, với số nhiễ m sắc thể lưỡng bội 2n=26,loại cây thân gỗ có tuổi thọ hơn 100 năm.

Trong họ thầu dầu có đến 10 loài cây cho mủ cao su, dưới đây là mô tả sơ lược
môt số loài Hev ea khác Hev ea brasiliensis (Nguyễ n Thị Huệ, 1997).
+ H. benthamiana Cây cao trên 27m, gốc cây phình to, lá chét có lông tơ màu
nâu đỏ ở mặt dưới lá, khi ổn định lá nằ m ngang hơi chúc xuống. Cây bắt đầu trổ hoa
khi lá rụng. Cây thường mọc ở vùng đất phù sa, ngập nước định kỳ vào mùa mưa ở dọc
2


bờ sông Amazon. Năng suất mủ cao su kém, chất lượng mủ tốt, có thể kháng được
bệnh SALB.
+ H. Camagoana: Cây nhỏ, cao từ 2-12m, mọc cạnh Cơ dòng chảy và vùng đầm
lầy. Hoa lưỡng tính, phần cuối hoa có mà u hồng hoặc màu đỏ. Cây cho năng suất kém,
mủ trắng.
+ H. Camporum:Cây thấp chiều cao dưới 2 m, chỉ tìm thấ y ở vùng đầu nguồn,
vùng sa mạc, mủ trắng.
+ H. Guianensis: Loài này có vùng phân bố rộng nhất, cây cao 20-35 m, thân hình
trụ, thường chỉ phân cành ở chiề u cao 1/2 thân trở lên, tán lá rậ m rạp, lá dựng đứng, lá
vẫn còn tồn tại khi cây nở hoa. Năng suất mủ kém, mủ màu hơi vàng, chất lượng mủ
thấp. Cây sinh trưởng tại Cơ vùng đất cao (đến 1.100m) và trên đất thoát nước tốt.
+ H. microphylla : Cây cao 18-20m, thâ n mả nh khảnh, gốc cây hơi to, phình ra,
vỏ cây màu đỏ nhạt, tán lá thưa thớt, lá rụng trước khi cây trổ hoa. Hoa cái to, hình
chuông.
+ H. nitida : Cây nhỏ đến trung bình, thân hình trụ, vỏ cây màu đỏ sậm. Lá chúc
xuố ng có màu xa nh sáng, lá còn tồn tại khi cây trổ hoa, trái có màu đỏ nhạt. Mủ màu
trắng đậ m đặc, chứa nhiều chất nhựa (resin), ít cao su. Cây thường mọc trên đất rừng,
thoát nước tốt, có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng.
+ H. pauciflora : Cây lớn cao trên 25m, thân hình trụ, vỏ màu nâu đậm, lá vẫn
còn tồn tại khi cây trổ hoa. Mủ có mà u trắng, chứa nhiều chất nhựa, ít cao su. Cây
thường mọc trên đất thoát nước tốt.
+ H. rigidifolia : Cây cao trung bình 12-18 m, thân hơi nghiêng, vỏ màu xám

hung đỏ, lá dày mọc chúc xuống, lá vẫn còn tồn tại khi cây trỗ hoa. Mủ trắng, nhiều
chất nhựa, không chứa đủ cao su theo chất lượng thương mạ i đòi hỏ i. Cây thường mọc
trên đất thoát nước tốt.
+ H. Sprucean:a Cây cao đến trên 25m, gốc cây hơi phình to ra, tán lá nặng, lá
mọc hơi chúc xuố ng, mặt dưới lá có lông tơ, lá vẫn còn tồn tại khi cây trỗ hoa. Mủ
trắng, ít cao su. Cây mọc trên đất thấp, ngập nước định kỳ ở dọc bờ sông.
Ngoài Hevea brasiliensis và 9 loài khác thuộc còn có trên 2.000 loài ở các họ
khác có thể cho mủ cao su và phần lớn sống trong vùng nhiệt đới. Trong số đó có thể
kể đến cây Parthenium argentatum (hay còn gọi là cây Gua yule) thuộc họ Compositae,
mọc hoang dại ở Mehico. Sau chiến tranh thế giới II nó được trồng nhiều ở Liê n Xô cũ,
Tây Ban Nha, Thổ Nhỉ Kỳ và Úc. Kế đó là Taraxachum korsaghyz, cũng thuộc họ cúc
(Compositae), được trồng nhiề u ở Liê n Xô cũ, Thụy Điể n và Mỹ. Cuối cùng là một số
cây dây leo thuộc giống Landophia mọc ở châu Phi, Á và Madagasca. Loài Landophia
sp mọc ở châu Phi có nhiều triển vọng hơn cả. Nhưng cho đến nay chưa có một loài
nào có thể cạnh tranh được với cây Hevea brasiliensis
3


3. Công dụng, giá trị kinh tế - tình hình phát triể n cao su
3.1. Công dụng và giá trị: Cây cao su từ khi trở thành hàng hóa công dụng của nó
ngà y càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính
của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm
cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: Cao su vỏ ruột xe chiế m 70% sản
lượng cao su thế giới, kế đó là cao su dùng để là m các ống, băng chuyề n, đệ m giảm
xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng
cụ thể thao. Liệt kê có đến trên 50.000 công dụng của cao su (Nguyễn Khoa Chi,
1985).
Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn.
Trong điều kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400cây/ha, sau 14 năm
trồng cây cao su có thể cho từ 0,30-0,55 m3 gỗ/cây tuỳ theo giống (Mai Văn Sơn,

2001). Khối lượng củi có thể thu khoảng 30-40% khối lượng gỗ (Nguyễn Thị Huệ,
1997). Giá gỗ cao su có thể giao động từ 600-900 USD/m3 .
Hàng nă m, sau nă m thứ 7 cây cao su có thể cung cấp khoảng 200-300 kg hạt/ha
với hà m lượng dầu khoảng 10-20% trọng lượng hạt và lượng protein đáng kể trong hạt.
Dầu cao su cũng có thể được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất
độn pha thuốc kích thích mủ cao su, hoặc nếu được xử lý thíc h hợp có thể dùng làm
dầu thực phẩ m. Cuối cùng việc trồng cao su có thể đem lại những lợi ích về môi
trường, phủ xa nh đất trống đồi núi trọc, chống xói mò n đất, ổn định xã hội thông qua
việc tạo ra nhiều công ăn việc là m và là môi trường tốt để chă n nuôi ong.
Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền
trong thời gian đầu của thế kỷ này. Tuy nhiên, sau chiế n tranh thế giới II do có sự xuất
hiện của cao su nhân tạo là sản phẩm của dầu mỏ, cao su thiên nhiên đã bị cạnh tranh
gay gắt trong nhiều thập kỷ. Cho đến nay tỉ lệ sản xuất hai loại cao su đã giữ ở mức ổn
định là 32/68 (NR/SR) (Nguyễn Khoa Chi, 1985). Giá mủ NR (natural rubber) thường
giao động và ở mức thấp nhất là 226 USD cho 1 tấn mủ khô tại thị trường New York
năm 1930 và cao nhất là 3.079 USD/tấn tại thị trường Singapor nă m 1980. Từ 1980
đến 1995 giá cao su bình quân cho từng loại sản phẩ m cao su là : 998$ cho RSS1;
957,3$ cho RSS3; 1103,8$ cho SMRL và 934,7$ cho SMR20. Sự biến động giá mủ
cao su không chỉ xảy ra giữa Cơ loại mủ được chế biến khác nha u mà trong từng loại
cũng có sự biế n động lớn theo thời gian, ví dụ giá cao su RSS1 năm 1985 là 745,5$ và
tăng lên 1.563,9$ vào nă m 1995; RSS3 giá là 710,6$ vào nă m 1985 và tăng lên
1.574,4$ năm 1995; cho SMRL và SMR20 là 807,9$ và 685,8$ vào năm 1985 và
1750,9$ và 1521,7$ vào năm 1995, một cách tương ứng. Trong cùng một nă m giá cao
su cũng giao động giữa các thị trường khác nha u, ví dụ: Nă m 1980 tại thị trường
Singapor giá là 3.079$ trong khi tại thị trường New York giá chỉ có 1.625$ cho một tấn
mủ khô (Nguyễ n Thị Huệ, 1997). Tuy nhiên, giá cao su thường không cho những biến
4


động quá lớn trong một khoảng thời gia n ngắn (10 năm) như giá của một số sản phẩm

cây công nghiệp khác như hạt tiê u và cà phê. Có lẻ nó là nguyên liệ u chính cho công
nghiệp nên ngà y càng phát triển và khá ổn định. Nhìn chung giá cao su không cao nếu
so với cà phê hay tiêu khi được so sánh trên cùng một khối lượng sản phẩ m.
3.2.Tình hình phát triể n: Trên thế giới, vào đầu thế kỷ XX Brazil đã bị mất thế độc
quyền xuất khẩu cao su. Ba nước Anh, Pháp và Hà Lan là những nước trồng cao su
đứng đầu trong gia i đoạn đó. Tuy nhiên, cao su chỉ được trồng trên các thuộc địa của
các nước này, chủ yếu thuộc vùng Đông Na m Á. Càng về sau sản lượng cao su xuất
khẩu tại khu vực này càng lớn. Đến nay đã có đến hơn 90% cao su xuất khẩu từ vùng
này. Các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Malaysia (1.539 nghìn tấn),
Indonexia(1.034 nghìn tấn), Tha iland (782 nghìn tấn), nguồn: IRSG statistical Bul,
Apr.1986.
Trong gia i đoạn từ 1985 đến 1995 sản lượng mủ cao su thế giới tăng đều đặn từ
4,335 triệu tấn nă m 1985 lên đến 5,870 triệu tấn 1995. Giữa các nước sản xuất cao su
hàng đầu cũng có sự biế n động về ngô i thứ. Trong giai đoạn từ 1985 đến 1995
Malaysia giả m liên tục từ 1,469 triệ u tấn xuố ng còn 1,089 triệ u tấn, trong khi
Indonexia có sản lượng gia tăng đều đặn từ 1,130 triệu tấn nă m 1985 lên 1,456 triệu tấn
năm 1995, Thái La n cũng có sự gia tăng từ 0,725 triệ u tấn lê n 1,784 triệu tấn trong
những nă m tương ứng. Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc có sản lượng tăng gấp 2 đến 3
lần so với 1985 và được xếp ở vị trí thứ 4 và 5 trong bảng xếp hạng. Tổng diệ n tích cao
su thế giới trong nă m 1995 là 9,759 triệu ha. Sự gia tăng sản lượng cao su xuất phát từ
sự gia tăng về diện tíc h và quan trọng hơn là sự gia tăng về năng suất mủ trên 1 ha nhờ
vào những cải tiến kỹ thuật đáng kể trong thời gia n gần đây.
Tuy là khu vực sản xuất cao su lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ cao su ở đây vẫn
kém rất xa so với châ u Âu, châu Mỹ, Trung Quốc và cộng đồng SNG. Hầu hết các
nước tiêu thụ mạnh đều là những nước công nghiệp phát triển.
Về năng suất, cao su ở các nước biến động theo từng thời kỳ và phụ thuộc nhiề u
vào việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Những thay đổi dẫn đến sự cải thiện
năng suất tại những khu vưc như thế là do sự cải thiệ n về giố ng và công nghệ khai
thác. Trong những nă m đầu thế kỷ XX nă ng suất cao su khô trên 1 ha thường là 300400kg. Đến nay năng suất bình quân 1.200 kg/ha/nă m. Tuy nhiên, trong nhiều khu vực
năng suất cao su có thể đạt đến 2.000kg/ha/nă m.

Trong nước, cây cao su đã phát triển với lịch sử hơn 100 nă m, chỉ chậm hơn thế
giới 20 nă m. Cây cao su đầu tiên được đưa vào Việt Na m vào nă m 1877 do Pierre
trồng tại vườn bách thảo Sài Gòn nhưng bị chết. Mãi đến 1897 Raoul lấy hạt giống từ
Java về gieo tại vườn ông Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho Bác sỹ Yersin
để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu - Nha Trang. Sau đó, Bác sỹ Yersin đã
nhiề u lần nhập hạt giố ng từ Colo mbo để lập vườn. Từ đó cao su đã được thực dân Pháp
5


Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Sản xuất (1000tấn)

7.260

8.003

8.708

8.882

9.255

Tiê u thụ (1000tấn)


7.410

8.033

8.581

8.994

8.968

Nguồn : IRSG 2007
trồng trên nhiề u đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quãng Trị. Một thời gia n bị gián đoạn
do chiến tranh, diện tích cao su bi hư hỏng nhiều hơn là diện tích trồng. Đến sau năm
1975 chúng ta chỉ tiếp quản chừng 87.000ha diện tíc h cao su nhưng gồ m chủ yếu là cao
su già gầ n hết chu kỳ kinh doanh. Cho đến nay tổng diện tích cao su đã lê n đến gần
400.000ha và có mặt trong ba vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền
Bảng 1.2: Diện tích cao su Việt nam qua Cơ thời kỳ
Nă m

Diệ n tích (ha)

Nă m

Diệ n tích (ha)

1920

7.000

1975


60.000

1930

9.100

1985

135.000

1945

138.000

1995

275.000

1961

142.770

2005

478.600

(Nguồn: Mai Văn Sơn 2005)
Bảng 1. 3: Kế hoạch trồng cao su đế n 2010 ( ha)
Thà nh phần

kinh tế

Cả nước

Đông Nam bộ

Tây Nguyê n

Duyê n hải miề n
Trung

Qu ốc doanh

300.000

185.000

100.000

15.000

Li ên doanh

50.000

15.000

35.000

-


Tư nh ân

350.000

73.000

215.000

62.000

Cộng

700.000

273.000

350.000

77.000

(Nguồn: Mai Văn Sơn 2005)
Trung (Mai Vă n Sơn, 2001), với năng suất bình quân trên 1.200kg/ha/nă m.
Hiệ n nay với khuynh hướng mở rộng diện tíc h trồng cao su trên hầu khắp các tỉnh
miề n Trung, nhiề u Công ty cao su mới tại các tỉnh từ Tuy Hoà đến Nghệ An đã được
6


thành lập. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền với công nghệ sơ chế mủ đơn giản và hoàn
thiệ n đã và đang được khuyến khíc h phát triể n tại nước ta. Lợi íc h của sự đẩy mạnh

phát triển nà y nhằ m tận dụng nguồn tiề m nă ng đất đai sẵn có, nhân lực dồi dào và sự
ổn định dân cư trong các vùng đồi, núi. Chủ trương của chính phủ diệ n tích cao su của
nước ta có thể nâng lên đến 700.000 ha trong đó những vùng chủ yếu để mở rộng diện
tích là Tây Nguyên và duyê n hải miền Trung Việt Nam.
II. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KIN H TẾ CỦA CÂY CÀ PHÊ
( Coffea. L).
1. Nguồn gốc, sự phâ n bố
Khi nghiên cứu hệ thực vật hoang dại các nhà khoa học đã khẳng định cây cà
phê được phát hiệ n cách đây hàng nghìn nă m, chúng thường mọc dưới tán nhiều khu
rừng thưa thuộc châu Phi. Tới nă m 575 sau Công Nguyên mới được đưa về trồng thuần
hoá, đến ngà y nay hiện có 3 loài cà phê thương mạ i và được di thực nhập nội tới nhiều
nước trên thế giới.
* Loài Coffea arabica (cà phê chè)
Có nguồn gốc từ Ethiopya và hai vùng phụ cận là cao nguyê n Buma thuộc
Sudan và phía Bắc Kenya. Các vùng này có độ cao từ 1.200-2.000m và nằ m giữa 70 –90
vĩ Bắc. Theo Beuthaud và Charieu 1985 cà phê chè từ Ethiopya được đưa tới Ye men
sang Java nă m 1690, đến Amsterdam (Hà Lan) nă m 1706; sang Trung Mỹ, sang
Colo mb ia nă m 1724. Từ Yeme n sang Brazin (Na m Mỹ) năm 1715 và từ Java sang
PaPua New Ghine năm 1700.
* Loài Coffea canephora Pie rre (cà phê vối) và loài Coffea liberica Bull (cà
phê mít, dâu da).
Có nguồn gốc từ một số nước thuộc Tây và Trung Phi. Cà phê vối từ Tây Phi và
Madagatxca đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam nă m 1889. Sau đó từ Amsterdam đưa
sang Java nă m 1900 sau đó lại từ Java đưa trở về châu Phi nă m 1912.
Do giá trị kinh tế cao, là thức uống thơm ngon hợp khẩu vị của nhiề u dân tộc
trên thế giới nê n cà phê đã được trồng trên 75 nước thuộc vùng nhiệt đới.
* Cây cà phê ở Việt Nam
Hiệ n nay cây cà phê là cây trồng nông nghiệp đem lạ i kim ngạch xuất khẩu lớn
thứ hai sau cây lúa. Cây cà phê sau khi du nhập đã phát triển bền vững ở Việt Nam đến
nay đã 151 nă m (từ 1857). Năm 1870 tại tu viện Kẻ Sở (Kim Bảng, Hà Nam) bắt đầu

trồng thử. Năm 1888 sau 30 nă m nhập nộ i và trồng thử cây cà phê đã được trồng trên
quy mô sản xuất do nhiều người Pháp lập đồn điền như: Borel Leconte ở Chi Nê tỉnh
Hoà Bình, Condoux-Go mbert ở tỉnh Nghệ An, Mic hel Philip ở tỉnh Quảng Trị, RossiDelfante ở tỉnh Đắk Lắk.

7


Những nă m sau đó cà phê được trồng ở Trung du Bắc Bộ như: Cổ Nghĩa, Đồng
Lăng, Cốc Thôn tỉnh Hà Na m. Ba Vì, Phú Mãn, Hoà Mục tỉnh Hà Tây, Phú Hộ tỉnh
Phú Thọ. Đến năm 1920-1925 sau khi phát hiệ n ra vùng đất Bazan ở Tây Nguyên,
người Pháp đã bắt đầu trồng cà phê trên vùng đất này. Sau nhiều nă m cây cà phê đã
phát triển nha nh ở hầu hết các vùng trước đây đã trồng và mở rộng ra nhiều tỉnh khác
với quy mô ngà y một tăng.
2. Sơ lược phân loại
Việc phân loại cây cà phê đến nay vẫn theo cách phân loại của Linne (1937).
Theo Linne cây cà phê thuộc loài cà phê coffea.L họ cà phê Rubiacea, bộ cà phê
Rubiales. Năm 1947 theo giáo sư Auguste Chevarier trong tự nhiên có tới 70 loài phụ
trong Coffea, trong đó có rất ít loài có giá trị kinh tế và ông chia thành 4 nhóm:
Nhóm Eucoffea K.Schum, Argocoffea Piere, Mascarocoffea và Paracoffea Miq.
Ba nhóm đầu có nguồn gốc duy nhất ở châu Phi.
Nhóm Paracoffea có hai loài mọc hoang ở Việt Na m là Coffea dongnaiensis
P.ex.Pit và Coffea Cochinchinensis P.ex.Pit. Nhóm này được xác định có nguồn gốc tại
các nước Đông Dương và Ấn Độ.
Nhóm Eucoffea K.Schum chỉ có một số loài có Cafein chúng có tầm quan trọng
về kinh tế và được trồng trọt. Nhóm Eucoffea K.Schum được chia thành 5 nhóm phụ
dựa trên một số chỉ tiêu như cây cao to (Nanocoffea), lá dày (Pachycoffea). Màu sắc
của quả (Erytrocoffea). Phân bố theo điều kiện địa lý (Mozambicoffea) gồm các loài
tương ứng ở bảng 1.4.
Như vậy: Các giống cà phê đang được trồng và có giá trị kinh tế lớn thuộc ha i
nhó m phụ (1) và (2).

Số nhiễ m sắc thể cơ bản của chi Coffea là n =11, đặc trưng cho tất cả các chi khác
thuộc họ Rubiaceae (Suybe nga, 1960). Hầu hết các loài thuộc chi Coffea là những loài
nhị bội (2n=22) và đều là những cây hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn. Riê ng
chỉ có loài cà phê chè (Coffea arabica) là loài tứ bội (2n=44) và có khả năng tự hợp và
là cây tự thụ phấn.
Các nghiê n cứu của Dennarly (1975), Chevalier (1978), Lorearn (1982) đều cho
thấy tất cả các loài nhị bội của chi Coffea đều có cấu trúc nhiễm sắc thể giống nhau và
xuất phát từ một nguồ n gen chung. Nhưng trong quá trình tiến hoá theo những hướng
khác nhau về địa lý, môi trường sống v.v. nên dần có sự biệt hoá để hình thành các loài
khác, chúng thể hiện khả năng thích nghi của mỗi loài, như C. canephora và C.
liberica thíc h hợp ở những vùng thấp, nóng ẩ m và có lượng mưa nhiều. Loài C.
arabica tại các vùng nguyê n sản sống dưới những tán rừng, quanh nă m có ẩ m độ
không khí cao và trên độ cao từ 1.200-1.800 m. Tuy có sự biệt hoá nhưng giữa chúng
vẫn có khả năng la i tạo khác loài, trong tự nhiên khả năng tạp giao giữa chúng ít xả y ra
8



×