Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bài giảng môn Kế toán ngân sách xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 100 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài
chính, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động tài
chính. Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán Nhà nước
cũng đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường
và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia. Trong công tác quản lý tài chính – ngân
sách xã, Luật Ngân sách Nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã hướng dẫn
công tác quản lý tài chính – ngân sách xã từ quy định công tác xây dựng dự toán thu, chi đến
việc quản lý, cấp phát và hướng dẫn công tác hạch toán kế toán Ngân sách xã. Ngoài ra, Luật
Kế toán đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
17/06/20003 cùng với Nghị định số 128/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
31/05/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng
trong lĩnh vực kế toán nhà nước đã giúp cho hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực tài
chính nói chung và lĩnh vực ngân sách và tài chính xã nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Để quy định và hướng dẫn đồng bộ với các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân sách
và tài chính xã và Luật kế toán, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 94/2005/QĐ- BTC
ngày 12/12/2005 về Chế độ kế toán ngân sahs và tài chính xã thay thế cho Chế độ kế toán
ngân sách xã và tài chính xã ban hành theo Quyết định số 141/2001/QĐ-BTC ngày
21/12/2001 và Quyết định số 208/2003/QĐ-BTC ngày 15/12/2003.
Để giúp những người quan tâm đến lĩnh vực kế toán ngân sách và tài chính xã nắm
được các quy định mới ban hành, tập thể giáo viên – Khoa kinh tế tài chính và kế toán biên
soạn bộ giáo trình này. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức biên soạn, nếu còn vấn đề cần
góp ý, bổ sung, chỉnh sửa đề nghị các đơn vị và học viên có ý kiến tham gia để bộ tài liệu
này được hoàn thiện hơn
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Nhiệm vụ và tổ chức kế toán Ngân sách xã
Chương 2: Kế toán thu – chi Ngân sách xã
Chương 3: Kế toán các khoản tiền, vật tư và tài sản cố định
Chương 4: Kế toán thanh toán và kế toán kinh phí quỹ chuyên dùng ở xã
Chương 5: Báo cáo kế toán và quyết toán Ngân sách xã


Xin chân thành cám ơn
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………..5
MỤC LỤC…………………………………………………………………………….6
CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ………….7
1.1 Đặc điểm nhiệm vụ của kế toán Ngân sách xã ............................................ ……...7
1.2. Tổ chức kế toán Ngân sách xã................................................................... ……...8
1.3. Hệ thống tài khoản áp dụng cho kế toán Ngân sách xã ............................ …….26
Câu hỏi lý thuyết…………………………………………………………………….29
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH XÃ ................................ …….30
2.1. Kế toán thu Ngân sách xã .......................................................................... …….30
2.2. Kế toán chi Ngân sách xã .......................................................................... …….36
2.3. Kế toán kết dư Ngân sách xã ..................................................................... ….....42
Câu hỏi lý thuyết………………………………………………………………….....43
Bài tập………………………………………………………………………………..43
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TIỀN, VẬT TƯ VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 49
3.1. Kế toán các khoản tiền ............................................................................... ……..49
3.2. Kế toán vật liệu ........................................................................................... ……..51
3.3. Kế toán tài sản cố định ............................................................................... ……..54
Câu hỏi lý thuyết……………………………………………………………………..56
Bài tập……………………………………………………………………………......56
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ KẾ TOÁN KINH PHÍ QUỸ CHUYÊN
DÙNG CỦA XÃ……………………………………………………………….……61
4.1. Kế toán các khoản phải thu ....................................................................... …….61
4.2. Kế toán các khoản phải trả ……………………………………………………..64
4.3. Kế toán các khoản vốn quỹ của xã ............................................................ ……..67
Câu hỏi lý thuyết……………………………………………………………………..71

Bài tập………………………………………………………………………………..71
CHƯƠNG 5: BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ……..72
5.1. Hệ thống báo cáo kế toán và quyết toán Ngân sách xã ............................. ……..72
5.2. Nội dung và phương pháp và trình tự lập báo cáo kế toán và quyết toán Ngân sách xã
........................................................................................................................... ……..73
Câu hỏi lý thuyết……………………………………………………………………103
Bài tập……………………………………………………………………………....103


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính xã, phường, thị trấn(Nhà xuất bản
Tài chính – Năm 2003)
2. Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã( Nhà xuất bản Tài chính – Năm 2006) và
Quyết định số 94/2005/QĐ- BTC(ngày 12/12/2005)
3. Luật kế toán( thông qua ngày 17/06/2003) và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP( do
Chính phủ ban hành ngày 31/05/2004)
4. Một số tài liệu liên quan khác


CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có thể:
- Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán ngân sách xã
- Ghi nhớ được nội dung công việc của kế toán xã
- Ghi nhớ được hệ thống tài khoản kế toán và kết cấu chung của các loại tài khoản kế
toán ngân sách xã.
- Vận dụng tổ chức công tác kế toán ngân sách xã
- Nhìn nhận đúng đắn về nghề nghiệp, có ý thức tích cực chủ động trong quá trình học

tập.
1.1.ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ

1.1.1.Khái niệm kế toán Ngân sách xã

Xét về hình thức biểu hiện bề ngoài có thể nhận thấy: Ngân sách xã(NSX)là toàn bộ
các khoản thu chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện
trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã trong quá
trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn
Xét về bản chất: NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền Nhà nước cấp
xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập
quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã.
Kế toán ngân sách xã: là sự thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện về hoạt
động tài chính ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã; được thực hiện bằng hệ
thống các phương pháp kế toán; dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ do Nhà
nước quy định.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kế toán Ngân sách xã

* Đặc điểm của ngân sách xã:
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước(NSNN)chính vì vậy nó
cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN; và có những đặc điểm riêng tạo nên sự
khác biệt cơ bản với các cấp ngân sách khác.
- Đặc điểm chung:
+ Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn liền với hoạt động của chính quyền Nhà nước
cấp xã.
+ Quản lý ngân sách xã nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa học.
+ Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thức phân
phối lại và không hoàn trả trực tiếp.
- Đặc điểm riêng: Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm 4 cấp, tuy chức năng, nhiệm vụ

giống nhau, phạm vi và quy mô hoạt động có khác nhau nhưng ngân sách xã có đặc điểm
riêng; đó là: Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vừa là một
đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết
lập các chính sách trong quản lý ngân sách xã.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách xã

Kế toán ngân sách và tài chính xã có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thu thập, ghi chép mọi khoản thu, chi ngân sách, thu chi các quỹ công dùng của xã,
các khoản đóng góp và tình hình sử dụng các khoản đóng góp của dân, tài sản vật tư do xã
quản lý sử dụng và các hoạt động tài chính khác của xã.


- Thông qua việc ghi chép, đối chiếu, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi

ngân sách xã, tình hình chấp hành các định mức, chế độ thu, chi, tình hình quản lý sử dụng
các quỹ công chuyên dùng, các khoản đóng góp của dân và các hoạt động tài chính khác.
- Lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để Hội
đồng nhân dân xã phê chuẩn và gửi cho phòng tài chính quận, huyện tổng hợp vào Ngân sách
Nhà nước, đồng kính gửi cơ quan kiểm toán theo quy định.
- Thu thập, ghi chép, đối chiếu và kiểm tra tình hình thực hiện dự toán.
1.1.4. Yêu cầu của kế toán Ngân sách xã

Kế toán ngân sách và tài chính xã là một bộ phận trong hệ thống kế toán nói chung. Do
vậy trong các khâu của quá trình kế toán như lập chứng từ thu nhận xử lý số liệu, ghi sổ kế
toán, lập báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu chung đặt ra cho
kế toán như: đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả.
Ngoài ra, kế toán ngân sách và tài chính xã cần đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể
sau:
- Chỉ tiêu thực hiện về thu, chi ngân sách do kế toán thu thập, tổng hợp phải thống
nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.

- Hạch toán các khoản thu, chi ngân sách phải chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà
nước hiện hành.
- Số liệu trong sổ kế toán và báo cáo kế toán phải rõ ràng, thuyết minh trong báo cáo
phải dễ hiểu, đảm bảo cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết cho UBND, Hội đồng
nhân dân xã và cơ quan tài chính huyện, quận.
- Ghi chép vào sổ kế toán phải dùng mực không phai, số và chữ viết phải rõ ràng , có
hệ thống. Không được viết tắt, không bỏ cách dòng, các dòng còn thừa phải gạch bỏ.
1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ

1.2.1. Nội dung công việc của kế toán Ngân sách xã

Đối tượng của kế toán ngân sách và tài chính xã là số tiền thuộc qũy ngân sách xã, các
quỹ công chuyên dùng của xã, các khoản đóng góp của dân vào quỹ ngân sách xã, các tài sản
khác của xã cũng như sự biến động tăng, giảm của chúng.Chính sự biến động của các loại tài
sản này hình thành nên các nghiệp vụ thu, chi thanh toán rất đa dạng mà kế toán phải theo
dõi phản ánh được. Dựa vào đặc điểm hình thành và sự biến động của các loại tài sản cũng
như nội dung, tính chất của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh có thể phân chia công
tác kế toán ngân sách và tài chính xã thành các phần hành kế toán cơ bán sau:
- Kế toán thu ngân sách xã: ghi chép, tổng hợp các khoản thu ngân sách xã và hoàn trả
các khoản thu thừa cho các đối tượng được thoái thu.
- Kế toán chi ngân sách xã: ghi chép các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng
cơ bản theo dự toán chi ngân sách xã đã được quyết định, tổng hợp các khoản chi lập báo cáo
quyết toán chi ngân sách xã.
- Kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác: ghi chép, phản
ánh số hiện có và tình hình biến động các quỹ công và các hoạt động tài chính khác do xã
quản lý.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi: ghi chép, phản ánh số hiện có và sự biến động tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi Kho bạc thuộc quỹ ngân sách, quỹ công chuyên dùng và khoản đóng góp của
dân.
- Kế toán thanh toán: ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải thu, phải trả và tình hình

thanh toán các khoản nợ đó.
- Kế toán vật tư, tài sản và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trình Hội đồng nhân dân xã và gửi
phòng tài chính Huyện, Quận.
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán Ngân sách xã


Tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm các nội dung
chủ yếu sau:
1.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ.

Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách hoạt động tài
chính khác của xã đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán hợp pháp,hợp lệ là căn cứ
duy nhất để ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán còn là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính.
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã hiện nay bao
gồm: 10 chứng từ ban hành trong chế độ kế toán HCSN(theo Quyết định số 94/2005/QĐBTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); 13 chứng từ ban hành theo chế độ kế
toán Kho bạc và các văn bản khác.
Danh mục chứng từ kế toán
STT

TÊN CHỨNG TỪ

1
A
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

2
Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp
Biên lai thu tiền
Bảng tổng hợp biên lai thu tiền
Hợp đồng giao thầu
Hợp đồng giao thầu
Biên bản thanh lý hợp đồng
Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã
Thông báo các khoản thu của xã
Giấy báo ngày công lao động đóng góp
Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật
Giấy đề nghị KBNN chuyển số kết dư ngân sách xã
Phiếu kết chuyển số liệu tài khoản

B

Chứng từ kế toán ban hành trong chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp
Chỉ tiêu lao động - tiền lương

Bảng chấm công
Bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng thanh toán phụ cấp tháng
Giấy đi đường
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Hợp đồng giao khoán công việc, SP ngoài giờ
Giấy thanh toán tiền thuê ngoài
Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Bảng kê các khoản thanh toán công tác phí
Chỉ tiêu vật tư
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
II
1
2


Số hiệu
chứng từ
3
C 01- X
C 02 -X
C 27 - X
C 19 - X
C 51 -X
C 52 -X
C 53 -X
C 60 - X
C 61 - X
C 62 - X
C 63 - X
C 64 - X
C 65 - X
C 66 - X


3
4
5
6
III
1
2
3
4
5

6
7
IV
1
2
3
4
5
6

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
Phiếu kê mua hàng
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá
Chỉ tiêu tiền tệ
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tạm ứng
Giấy đề nghị thanh toán
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
Bảng kê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, tập huấn
Chỉ tiêu tài sản cố định
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Biên bản kiểm kê TSCĐ
Biên bản bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
Bảng tính hao mòn TCSĐ


C
1
2
3
4
5
6

Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản
Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước
Lệnh thu ngân sách nhà nước
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm chuyển khoản, tiền thư điện,
cấp séc bảo chi
Bảng kê chi ngân sách
Bảng kê chứng từ chi
Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng
Giấy nộp tiền
Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại
Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại
Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà tài trợ
Đề nghị ghi thu - ghi chi ngân sách tiền, hàng viện trợ
Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt
Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp
séc bảo chi
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
Phiếu kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành

Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
Biên lai thu tiền (thu phí, lệ phí)
...

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
...


* Lập chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và hoạt động tài

chính xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ
kế toán chứng minh. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài
chính.
Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy
định trên mẫu chứng từ. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có qui định mẫu thì xã
được tự lập chứng từ kế toán do xã qui định nhưng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu của
chứng từ kế toán qui định tại mục 2 phần II dưới đây.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không
được tẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh
toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch
chéo vào tất cả các liên của chứng từ viết sai.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên qui định cho mỗi chứng từ. Trường hợp
phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các
liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân gửi ra bên ngoài xã
thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của UBND xã.
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
* Ký chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký của những người có trách nhiệm theo quy định
cho từng chứng từ. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ
thuộc trách nhiệm của người ký. Những người ký trên chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực về nội dung, số liệu trên chứng từ.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ
kế toán bằng bút chì hoặc bằng bút mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký đã khắc sẵn. Chữ ký của
chủ tài khoản và chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán phải đúng với mẫu chữ ký
đã đăng ký với Kho bạc nơi xã mở tài khoản giao dịch. Chữ ký trên các chứng từ kế toán của
một người phải như nhau.
- Đối với những chứng từ chi tiền, chuyển tiền hoặc chuyển giao tài sản phải được Chủ
tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký duyệt

trước khi thực hiện. Chữ ký trên những chứng từ kế toán chi tiền, chuyển tiền, chuyển giao
tài sản phải ký theo từng liên.
* Trình tự kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do xã lập hay do bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung
ở bộ phận kế toán xã. Bộ phận kế toán phải kiểm tra những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm
tra và xác minh đầy đủ tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng để ghi sổ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách chế độ, các
qui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện(xuất quỹ, thanh
toán, xuất kho,...)đồng thời báo ngay cho Chủ tịch UBND xã biết để xử lý kịp thời đúng pháp
luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ
ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, làm thêm thủ tục và điều
chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.


* Các hành vi bị nghiêm cấm về chứng từ kế toán
- Thu các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền đóng góp của dân không giao vé, dán tem
hoặc viết và giao biên lai thu tiền cho dân;
- Xuất, nhập quỹ hoặc bàn giao tài sản không có chứng từ kế toán;
- Giả mạo chứng từ kế toán để tham ô tài sản, tiền quỹ của công;
- Hợp pháp hóa chứng từ kế toán;
- Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng hoặc người phụ
trách kế toán ký tên trên chứng từ kế toán khi chứng từ chưa ghi đủ nội dung;
- Xuyên tạc hoặc cố ý làm sai lệch nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trên chứng từ kế toán;
- Sửa chữa, tẩy xóa hoặc viết chèn trên, chèn dưới trong chứng từ kế toán;
- Huỷ bỏ chứng từ kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo qui định;
- Sử dụng các mẫu chứng từ kế toán không đủ các nội dung qui định cho chứng từ kế
toán;
* Chứng từ kế toán sao chụp

Chứng từ kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác
nhận của người có trách nhiệm của đơn vị kế toán nơi lưu bản chính hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán trên chứng từ kế toán sao chụp;
Chứng từ kế toán sao chụp chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:
- Xã có thực hiện dự án viện trợ của nước ngoài theo cam kết, nếu phải nộp bản chứng
từ chính cho nhà tài trợ nước ngoài. Trường hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và
dấu xác nhận của Chủ tịch UBND xã;
- Xã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính chứng từ kế
toán. Trường hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán;
- Chứng từ kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân khách quan như thiên tai,
hoả hoạn. Trường hợp này, xã phải đến đơn vị mua hoặc bán hàng hoá, dịch vụ và các đơn vị
khác có liên quan để xin sao chụp chứng từ kế toán bị mất. Trên chứng từ kế toán sao chụp
phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện theo pháp luật của đơn vị mua, đơn vị bán
hoặc của đơn vị kế toán khác có liên quan;
* Hệ thống mẫu chứng từ kế toán
Hệ thống mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã bao
gồm các loại:
- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này gồm 13 mẫu;
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán HCSN áp dụng cho kế toán ngân sách và tài
chính xã;
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc
và các văn bản khác;
1.2.2.2.Hệ thống tài khoản áp dụng cho kế toán ngân sách xã

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
theo nội dung kinh tế.


Hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính xã được ban hành theo Quyết định

số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gồm 19 tài khoản cấp I
trong đó 11 tài khoản bắt buộc dùng cho tất cả các xã và 8 tài khoản hướng dẫn áp dụng cho
những xã có phát sinh nghiệp vụ liên quan.
Tài khoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân.
Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thập phân.
Tài khoản cấp III gồm 5 chữ số thập phân.
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và tài chính xã
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH XÃ
Số hiệu tài khoản
STT
1

Cấp I

Cấp II

2

3

TÊN TÀI KHOẢN

4
LOẠI 1 - TIỀN VÀ VẬT TƯ

Phạm vi áp dụng
Bắt buộc
Hướng dẫn
(*)

(**)
5
6

1

111

Tiền mặt

x

2

112

Tiền gửi Kho bạc
Tiền ngân sách tại Kho bạc
Tiền gửi khác

x

1121
1128
3

Vật liệu

152


x

LOẠI 2 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4

211

Tài sản cố định

x

5

214

Hao mòn tài sản cố định

x

6

241

Xây dựng cơ bản dở dang
Mua sắm TSCĐ
Xây dựng cơ bản dở dang
Sửa chữa lớn tài sản cố định

x


2411
2412
2413

LOẠI 3 - THANH TOÁN
7

311

Các khoản phải thu

x

8

331

Các khoản phải trả

x

9

336

Các khoản thu hộ, chi hộ
Các khoản thu hộ
Các khoản chi hộ

x


3361
3362


LOẠI 4 - NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC
QUỸ CÔNG CHUYÊN DÙNG
10

431

Các quỹ công chuyên dùng của xã

11

441

Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nguồn ngân sách xã
Nguồn tài trợ
Nguồn khác

x

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

x

4411
4412

4418
12

466

x

LOẠI 7 - THU NGÂN SÁCH XÃ VÀ
THU SỰ NGHIỆP CỦA XÃ
13

711

Thu sự nghiệp

14

714

Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc
Thuộc năm trước
Thuộc năm nay

x

Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Thuộc năm trước
Thuộc năm nay
LOẠI 8 - CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ
CHI SỰ NGHIỆP CỦA XÃ


x

7141
7142
15

719
7191
7192

x

16

811

Chi sự nghiệp

17

814

Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
Thuộc năm trước
Thuộc năm nay

x

Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Thuộc năm trước
Thuộc năm nay
LOẠI 9 - CHÊNH LỆCH THU, CHI
NGÂN SÁCH XÃ

x

Chênh lệch thu, chi ngân sách xã

x

8141
8142
18

819
8191
8192

19

914

x

Trong danh mục tài khoản nêu trên có 11 tài khoản cấp 1 áp dụng bắt buộc cho các xã
còn 4 tài khoản cấp 1 như: 152” vật liệu”, 211 “TSCĐ”, 214 “hao mòn TSCĐ” và 466
“nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” hướng dẫn áp dụng cho các xã có giá trị TSCĐ lớn và
trình độ quản lý khá.
Các xã, phường, thị trấn phải dựa vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý cụ thể của

địa phương để lựa chọn, lập danh mục các tài khoản cấp 1, cấp 2 sử dụng cho phù hợp. Ở các


xã có hoạt động đặc thù cần thêm các tài khoản cấp 1, cấp 2 ngoài danh mục quy định phải
có ý kiến bằng văn bản gửi lên Sở Tài chính- vật giá trình Bộ Tài chính xem xét chấp thuận.
Trong các tài khoản cấp 2 sử dụng các xã có thể mở tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết theo
yêu cầu quản lý đặt ra.
Khi đã xác định được số lượng tài khoản sử dụng, chủ tài khoản và kế toán trưởng(
hoặc phụ trách kế toán) phải quy định cụ thể phương pháp ghi chép trên cơ sở vận dụng hợp
lý chế độ kế toán hiện hành.
1.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
1.2.2.3.1. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán

Các xã phải mở sổ kế toán theo phương pháp “kế toán kép” quy định ở mục 2 dưới đây
để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lưu trữ toàn bộ số liệu kế toán và làm cơ sở lập
báo cáo tài chính.
Các xã có qui mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện phương pháp "kế
toán đơn”, chỉ mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, không mở "Nhật ký - Sổ Cái". Các xã có
yêu cầu quản lý chi tiết hơn được mở thêm các sổ kế toán theo qui định tại mục B của Danh
mục sổ kế toán.
DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN

STT

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1
2
3
4
5
6

TÊN SỐ

A- Sổ kế toán áp dụng cho tất cả các xã
Nhật ký - Sổ Cái
Sổ cái (dùng trong trường hợp kế toán trên
máy vi tính)
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ nhật ký thu, chi quỹ tiền mặt
Số tiền gửi Kho bạc
Số tiền thu ngân sách xã
Số tiền chi ngân sách xã
Số tổng hợp thu ngân sách xã
Số tổng hợp chi ngân sách xã

Sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng của xã
Số phải thu
Số phải trả
Sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ
Sổ tài sản cố định
Bảng tính hao mòn TSCĐ
Sổ theo dõi các khoản tạm ứng của Kho bạc
B- Sổ kế toán theo yêu cầu quản lý
Sổ theo dõi thu, chi hoạt động tài chính khác
Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân
Bảng thanh toán các khoản nợ phải thu với
các hộ
Sổ theo dõi lĩnh, thanh toán biên lai và tiền đã
thu
Sổ theo dõi đầu tư XDCB
Sổ chi tiết vật liệu

MẪU SỐ

ÁP DỤNG CHO

ÁP DỤNG CHO

PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG PHÁP

GHI SỔ KÉP

GHI SỔ ĐƠN


S01a- X
S01b- X

X
X

S 02a - X
S 02b - X
S 03 - X
S04 - X
S05 - X
S06a -X
S06b -X
S 07 - X
S 08 - X
S 09- X
S 10 - X
S11- X
S12- X
S14- X

X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

S13- X
S15- X
S16- X

Theo yêu
cầu quản lý

Theo yêu

cầu quản lý

X

X

S17- X
S18 - X
S19- X


7

Sổ kho

S 20-X

1.2.2.3.2. Hình thức kế toán

* Hình thức kế toán áp dụng cho các xã thực hiện phương pháp "kế toán kép" là hình thức
Nhật ký - Sổ Cái, gồm 2 loại sổ:
+ Nhật ký - Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghi chép, hệ thống các
nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).
+ Sổ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái chưa phản ánh được. Số liệu trên
sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân sách theo Mục lục ngân sách,
theo nội dung kinh tế và các đối tượng kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu
cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý
và lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và hệ thống hóa từng loại tài

sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản lý.
* Hình thức kế toán trên máy vi tính
Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống nhất theo chương trình
phần mềm do Bộ Tài chính quy định
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quyết toán

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng

1.2.2.3.3. Mẫu sổ kế toán

Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn và đóng thành quyển. Việc mở sổ và ghi

sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ
thống tình hình thu, chi ngân sách, thu, chi các quỹ công chuyên dùng, tình hình quản lý, sử
dụng tài sản, tiền quỹ, tình hình công nợ, tình hình đóng góp của nhân dân nhằm cung cấp
các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành ngân sách của Chủ tịch UBND xã và công
khai tài chính theo qui định của pháp luật. Nghiêm cấm để ngoài sổ kế toán bất kỳ một khoản
thu, chi, một loại tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của nhân dân.


Đối với các sổ kế toán sử dụng trong chương trình phần mềm kế toán ngân sách và tài
chính xã thì mẫu sổ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu qui định cho sổ kế toán: Ngày,
tháng ghi sổ; số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; tóm tắt nội
dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi
vào các tài khoản kế toán; số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
1.2.2.3.4. Mở sổ kế toán

+ Trước khi sử dụng sổ kế toán phải thực hiện các thủ tục sau:
Ngoài bìa và trang đầu sổ (góc trên bên trái) phải ghi rõ tên xã, huyện, tỉnh, cấp Ngân
sách; giữa bìa ghi tên sổ, ngày mở sổ, năm ngân sách và ngày khoá sổ; phần dưới của trang
đầu ghi chữ ký, họ tên của người ghi sổ, kế toán trưởng, chủ tài khoản và đóng dấu của xã.
Trường hợp sổ kế toán chuyển giao cho người khác thì phải có chữ ký xác nhận của Chủ tịch
UBND xã và người giữ sổ.
Các trang sổ phải đánh số trang từ trang 1 đến hết sổ và giữa 2 trang sổ phải đóng dấu
giáp lai của xã.
Trường hợp sử dụng Sổ tờ rời: Các tờ sổ (tờ thẻ) sau khi sử dụng phải được sắp xếp
theo trình tự thời gian và được bảo quản. Khi kết thúc kỳ kế toán năm, kế toán phải đóng
thành quyển và làm đầy đủ thủ tục pháp lý như đối với sổ đóng quyển.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính: Sổ kế toán thiết kế trên máy phải thể
hiện đầy đủ các chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ. Riêng Sổ Cái dùng loại Sổ Cái ít cột (mỗi
tài khoản sử dụng 1 trang hoặc 1 số trang sổ) thay cho Nhật ký - Sổ Cái. Cuối tháng, sau khi
khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải tiến hành in sổ kế toán ra giấy và đóng thành từng

quyển riêng. Sau đó phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý như sổ kế toán ghi bằng tay.
Các sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp.
1.2.2.4. Tổ chức báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

* Mục đích, yêu cầu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã:
- Mục đích:
+ Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã nhằm cung cấp những thông
tin tổng quát, toàn diện của Chủ tịch UBND xã về tình hình tài chính của xã, tình hình thu,
chi ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã
+ Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan Tài chính cấp trên để tổng hợp thu, chi
ngân sách xã vào ngân sách Nhà nước
+ Số liệu trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã phục vụ cho việc
công khai tài chính
+ Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã đến thời điểm báo cáo, đánh giá
tình hình thực hiện từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách
- Yêu cầu:
+ Các thông tin số liệu trên báo cáo phải giúp Chủ tịch UBND xã và cơ quan Tài
chính cấp trên chỉ đạo và đánh giá được hoạt động tài chính của xã
+ Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã phải đảm bảo
tin cậy, phù hợp với các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách xã
* Trách nhiệm lập, phê duyệt và thời gian gửi các loại báo cáo:
- Trách nhiệm lập: Ban tài chính xã có trách nhiệm lập Báo cáo kế toán và báo cáo
quyết toán theo quy định
- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo:
+ Báo cáo tháng do Chủ tịch UBND xã ký duyệt
+ Báo cáo năm do UBND xã trình HĐND xã phê duyệt


- Nơi nhận báo cáo:
+ Báo cáo tháng gửi phòng Tài chính quận, huyện và UBND xã

+ Báo cáo năm sau khi HĐND xã phê duyệt gửi: Hội đồng Nhân dân xã, phòng Tài
chính quận, huyện, UBND xã
DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Thời
gian lập
báo cáo

Nơi nhận báo cáo
Phòng HĐND
UBND
Tài


chính

S
T
T

Tên biểu

Ký hiệu

1

Bảng cân đối tài khoản

B01- X

Tháng,

Năm

x

x

2

Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã
theo nội dung kinh tế

B02a- X

Tháng

x

x

3

Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã
theo nội dung kinh tế

B02b- X

Tháng

x


x

4

Bảng cân đối quyết toán ngân sách


B 03- X

Năm

x

x

x

5

Báo cáo quyết toán thu ngân sách
xã theo mục lục NSNN

B 03a -X

Năm

x

x


x

6

Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã B 03b -X
theo mục lục NSNN

Năm

x

x

x

7

Báo cáo tổng hợp quyết toán thu
ngân sách xã theo nội dung kinh tế

B 03c- X

Năm

x

x

x


8

Báo cáo tổng hợp quyết toán chi
ngân sách xã theo nội dung kinh tế

B 03d- X

Năm

x

x

x

9

Thuyết minh báo cáo tài chính

B 04 - X

Năm

x

x

x

10


Báo cáo quyết toán chi đầu tư
XDCB

B05-X

Năm

x

x

11

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính
khác của xã

B 06 –X

Năm

x

x

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã?
Câu 2: Trình bày một số nội dung chủ yếu của công việc kế toán ngân sách xã?
Câu 3: Nêu kết cấu chung của một số loại tài khoản kế toán ngân sách xã?

Câu 4: Trình bày một số hình thức kế toán sử dụng trong kế toán ngân sách xã?
Câu 5: Chứng từ kế toán là gì? Trình bày các yếu tố cơ bản trong chứng từ kế toán? Nêu
trình tự lập, xử lý các loại chứng từ kế toán nói chung?


CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ

Mục tiêu:
Sau khi kết thúc chương 2 người học có thể:
- Trình bày được nguyên tắc kế toán thu, kế toán chi ngân sách xã, nội dung các khoản
thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã.
- Ghi nhớ được tên các chứng từ cần lập và thu thập khi hạch toán thu, chi ngân sách xã
- Lập được các chứng từ cơ bản liên quan đến thu chi ngân sách xã.
- Trình bày được các tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán thu, chi ngân sách xã.
- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu, chi, kết dư ngân
sách xã.
- Xác định được các sổ kế toán có liên quan, vận dụng kiến thức thực hiện ghi sổ kế toán.
2.1. KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ

2.1.1. Nguyên tắc kế toán thu Ngân sách xã

* Khái niệm thu ngân sách xã: là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội đồng nhân
dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của chính quyền cấp xã.
* Nội dung các khoản thu ngân sách:
- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã.
- Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế và sự nghiệp khác.
- Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xã.
- Thu đấu thầu và thu khoán theo mùa vụ từ sử dụng quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản
do xã quản lý.

- Thu chênh lệch(thu lớn hơn chi) từ các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động sinh lời của
xã.
- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã.
- Thu kết dư ngân sách năm trước.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên theo phân cấp của địa phương
như:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Tiền cấp quyền sử dụng đất.
- Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch
toán toàn ngành và thu xổ sổ kiến thiết.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài.
- Thu sử dụng vốn ngân sách.
- Thuế tài nguyên.
- Lệ phí trước bạ nhà đất.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài lá, hàng mã,
vàng mã và các dịch vụ vũ trường, mát xa, karaoke….
Thu bổ sung từ ngân sách trên
- Bổ sung để cân đối ngân sách.


- Bổ sung có mục tiêu theo các chế độ hoặc các chương trình, mục tiêu của Nhà nước.
* Nguyên tắc quản lý và hạch toán các khoản thu ngân sách xã:
- Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảo luận, quyết định,
kiểm tra thực hiện.
- Thu ngân sách xã phải phản ánh qua kho bạc Nhà nước và được tổng hợp chung vào ngân
sách Nhà nước(có một số khoản thu được để lại xã chi tiêu, định kỳ phản ánh vào ngân sách

qua Kho bạc bằng hình thức ghi thu, ghi chi).
- Tất cả các khoản thu ngân sách xã phải hạch toán theo Mục lục ngân sách Nhà nước áp
dụng cho cấp xã.
- Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu Ngân sách xã gửi lên phòng
Tài chính huyện.
- Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu Ngân sách Nhà
nước áp dụng cho cấp xã như sau:
+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì phải nhập quỹ
tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu Ngân sách chưa qua Kho bạc.Khi nào xuất quỹ nộp
tiền vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc.
+ Trường hợp những xã ở quá xã Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiền mặt ít, được cơ quan
Tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để chi ngân sách(được toạ chi). Định
kỳ kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách
Nhà nước tại Kho bạc.
- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Khi nhận
được giấy báo Có hoặc chứng từ của Kho bạc(bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, sổ phụ
của Kho bạc), căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc.
- Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiện vật thu được quy
ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua kho bạc. Khi xuất hiện vật ra sử
dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.
Trường hợp hiện vật thu được mang sử dụng ngay không nhập kho, thì đồng thời hạch toán
thu và chi ngân sách chưa qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho
bạc và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc.
- Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ra tiền và hạch
toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Sau đó lập bảng kê kèm
theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc.
- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các quỹ công chuyên
dụng của xã như quỹ đền ơn đáp nghĩa, qũy an ninh quốc phòng…những khoản thu hộ cơ
quan cấp trên(kể cả các khoản thu hộ về thuế, phí, lệ phí cho cơ quan thuế).
- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách, Giấy báo có, sổ phụ

hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, bảng kê kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục
ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi thu kết dư Ngân sách năm trước.
- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là Giấy nộp tiền vào ngân sách kèm theo chứng từ
gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi thu kết dư ngân sách năm
trước.
- Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách xã để phục vụ
cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách.
2.1.2. Chứng từ kế toán

Chứng từ liên quan đến thu ngân sách xã bao gồm:
- Thông báo các khoản thu của xã(Mẫu số C61-X)


- Biên lai thu tiền(C27-H)
- Tổng hợp biên lai thu tiền
- Giấy báo lao động ngày công đóng góp (C62-X)
- Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách
- Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước(02/TNS)
- Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
2.1.3. Tài khoản sử dụng kế toán Ngân sách xã

Hạch toán thu ngân sách xã sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 714 “ Thu ngân sách đã qua Kho bạc”
Tài khoản 714 dùng để phản ánh toàn bộ số thu ngân sách xã đã được phản ánh qua
Kho bạc Nhà nước và việc xử lý số thu ngân sách xã vào quyết toán thu ngân sách năm
Kết cấu:
TK 714- Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc
-Số thoái thu ngân sách xã
- Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc
-Kết chuyển số thu ngân sách đã qua Kho phát sinh trong năm

bạc thuộc niên độ ngân sách năm trước
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước
sang tài khoản 914 “ chênh lệch thu, chi
ngân sách xã” sau khi Hội đồng nhân dân
xã đã phê chuẩn quyết toán thu ngân sách
năm trước
DCK: Phản ánh số thực thu ngân sách xã
đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm đến
cuối kỳ
Tài khoản 714 “ Thu Ngân sách xã đã qua Kho bạc” có các tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 7141 “ Thuộc năm trước”: Tài khoản này phản ánh số thu ngân sách xã đã
qua Kho bạc ở năm trước và các khoản thu ngân sách mới phát sinh thuộc niên độ năm trước
trong thời gian chỉnh lý quyết toán
Kết cấu:
TK 7141- Thuộc năm trước
-Kết chuyển số thu ngân sách đã qua Kho - Số thu ngân sách xã năm trước đã qua
bạc năm trước sang TK 914 sau khi Hội
Kho bạc luỹ kế đến 31/12
đồng nhân dân đã phê chuẩn quyết toán
thu
DCK: Số thu ngân sách xã năm ước đã
qua Kho bạc lũy kế đến 31/12
- Tài khoản 7142 “ Thuộc năm nay”: Tài khoản này phản ánh số thu ngân sách xã đã qua
Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay đã được phản ánh vào Kho bạc Nhà nước từ ngày
01/01 đến hết ngày 31/12. Cuối ngày 31/12 toàn bộ số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc được
chuyển sang TK 7141 “ Thuộc năm trước” để tiếp tục theo dõi cho đến khi quyết toán thu
ngân sách được phê duyệt
Kết cấu:
TK 7142- Thuộc năm nay
-Số thoái thu ngân sách xã đã qua Kho

- Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc
bạc
phát sinh trong năm
-Kết chuyển số thu ngân sách đã qua Kho - Thu kết dư ngân sách xã năm trước


bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay
sang tài khoản thu ngân sách xã đã qua
Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm
trước
DCK: Phản ánh số thu ngân sách xã đã
qua Kho bạc lũy kế từ đầu năm đến cuối
kỳ
* Tài khoản 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Tài khoản này phản ánh các khoản thu ngân sách tại xã thu bằng tiền mặt, hiện vật,
ngày công lao động nhưng chưa làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc và việc
xử lý các khoản thu đó để ghi vào thu Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc.
Nội dung phản ánh vào tài khoản này:
- Các khoản tạm thu ngân sách
- Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt thu bằng biên lai tài chính số tiền còn quản lý tại
xã nhưng chưa kịp làm thủ tục nộp tiền vào Kho bạc.
- Các khoản thu ngân sách xã bằng hiện vật, ngày công lao động chưa làm thủ tục ghi thu –
ghi chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc.
- Những khoản thu của những xã được phép toạ chi
- Thu kết dư ngân sách năm trước chưa làm thủ tục với Kho bạc
- Các khoản thu về khoán(Khoán sử dụng đất công, khoán bến bãi, khoán đò, khoán chợ,..)
nhưng chưa thu được
Những khoản thu trên khi phát sinh hạch toán vào ngân sách xã chưa qua Kho bạc.
Sau khi làm thủ tục với Kho bạc hạch toán vào thu Ngân sách đã qua Kho bạc theo chủng
loại, khoản, mục, tiểu mục của từng khoản thu đó

TK 719 - Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc
-Thoái trả các khoản thu ngân sách chưa - Các khoản thu ngân sách xã chưa nộp
qua Kho bạc trước khi nộp tiền vào Kho
Kho bạc còn quản lý tại quỹ xã
bạc
- Các khoản thu bằng hiện vật, ngày công
-Kết chuyển số thu ngân sách chưa qua
chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách
Kho bạc thành số thu ngân sách xã đã qua - Phải thu về khoán nhưng chưa thu
Kho bạc sau khi có xác nhận của Kho bạc
DCK:
- Số thu ngân sách xã bằng tiền mặt chưa
làm thủ tục ghi thu ngân sách Kho bạc
- Giá trị hiện vật và giá trị ngày công lao
động do dân đóng góp chưa làm thủ tục
ghi thu ngân sách tại Kho bạc
Tài khoản 719 “ Thu Ngân sách xã chưa qua Kho bạc” có các tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 7191 “ Thuộc năm trước”: Tài khoản này phản ánh các khoản thu ngân
sách chưa qua Kho bạc của xã thuộc niên độ ngân sách năm trước trong thời gian còn chỉnh
lý quyết toán
Tài khoản 7191 mở tài khoản cấp 3:
Tài khoản 71911: Thu bằng tiền
Tài khoản 71912: Thu bằng hiện vật
Tài khoản 71913: Thu bằng ngày công


- Tài khoản 7192 “ Thuộc năm nay”: Tài khoản này phản ánh những khoản thu ngân
sách xã thuộc niên độ ngân sách năm nay nhưng chưa làm thủ tục với Kho bạc. Cuối ngày
31/12 số thu ngân sách chưa qua Kho bạc còn lại được chuyển sang tài khoản 7191” Thuộc
năm trước” để theo dõi hạch toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Sau khi hoàn chỉnh lập

báo cáo quyết toán, nếu còn những khoản thu nào không chuyển được thì sẽ xử lý kết chuyển
vào thu ngân sách năm nay chưa qua Kho bạc.
Tài khoản 7192 mở tài khoản cấp 3:
Tài khoản 71921: Thu bằng tiền
Tài khoản 71922: Thu bằng hiện vật
Tài khoản 71923: Thu bằng ngày công
2.1.4. Phương pháp kế toán

2.1.4.1. Kế toán thu ngân sách xã đã qua kho bạc
* Các khoản thu NSX bằng tiền mặt, được thu bằng Biên lai tài chính:
+ Đối với các khoản thu NSX khi thu được tiền nộp tiền mặt vào quỹ của xã sau đó nộp vào
Kho bạc:
- Căn cứ vào Biên lai thu tiền hoặc Hợp đồng giao khoán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ
tiền mặt của xã, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 719 – Thu ngân xã chưa qua Kho bạc(7192 – Thuộc năm nay)
- Nộp tiền thu NSX vào tài khoản NSX tại Kho bạc, căn cứ phiếu chi và giấy nộp tiền mặt
vào ngân sách, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
Có TK 111 - Tiền mặt
- Khi nộp tiền thu ngân sách vào tài khoản NSX tại Kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc( 7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
+ Đối với những khoản thu ngân sách bằng tiền mặt, sau khi thu được nộp thẳng tiền mặt vào
Kho bạc(không qua nhập quỹ của xã), ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Kho bạc ( 1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
Có TK 714 – Thu NSX đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
+ Trường hợp những xã ở miền núi vùng cao quá xã Kho bạc, số thu tiền mặt ít, được cấp có
thẩm quyền cho phép giữ lại một số khoản thu ngân sách để chi ngân sách tại xã:
- Khi thu NSX bằng tiền mặt

Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 719 – Thu NSX chưa qua Kho bạc(7192 – Thuộc năm nay)
- Khi xuất quỹ tiền mặt chi NSX, căn cứ vào phiếu chi, ghi:
Nợ TK 819 – Chi NSX chưa qua Kho bạc(7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 111- Tiền mặt
- Định kỳ, lập bảng kê ghi thu, ghi chi NSX để thực hiện ghi thu, chi NSX đã qua Kho bạc,
căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc xác nhận:
Ghi thu NSX đã qua Kho bạc:
Nợ TK 719 - Thu NSX chưa qua Kho bạc(7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 714 – Thu NSX đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
Ghi chi NSX đã qua Kho bạc
Nợ TK 814 - Chi NSX đã qua Kho bạc(8142 – Thuộc năm nay)
Có TK 819 – Chi NSX chưa qua Kho bạc(8192 – Thuộc năm nay)


* Hạch toán các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách( thu về thuế, phí, lệ
phí…)
+ Những khoản thuế, phí, lệ phí cơ quan thuế ủy quyền cho UBND xã thu
- Khi thu được tiền mặt nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc mà nộp vào quỹ tiền mặt của xã, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
- Khi thanh toán tiền thu thuế, phí, lệ phí với cơ quan thuế, ghi:
Nợ TK 336 – Các khoản thu hộ,chi hộ
Có TK 111 – Tiền mặt
- Khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc về số tiền thuế, phí, lệ phí điều tiết cho xã, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Kho bạc( 1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
Có TK 714 – Thu NSX đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
+ Những khoản thu do cơ quan thuế trực tiếp thu của các đối tượng trên địa bàn xã:
- Khi thu tiền thuế và nộp vào ngân sách do cán bộ thuế chịu trách nhiệm
- Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu ngân sách trên địa bàn phân chia cho xã

theo tỷ lệ điều tiết, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Kho bạc(1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
Có TK 714 – Thu NSX đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
* Hạch toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Kho bạc(1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc
Có TK 714 – Thu NSX đã qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
Có TK 111 - Tiền mặt
+ Thu hiện vật, ngày công không quản lý qua Kho bạc:
- Ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công đã huy động
Nợ TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Ghi thu, ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công”
Nợ TK 819 –Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Có TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công đã huy động
Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
Có TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
2.1.4.2. Kế toán thu ngân sách xã chưa qua kho bạc

* Kế toán thu ngân sách bằng tiền
+ Thu bằng biên lai tài chính (những khoản thu không phải là thuế, phí, lệ phí)
- Thu ngân sách nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Thu ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Xuất quỹ tiền mặt nộp vào Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi tại Kho bạc

Có TK 111 - Tiền mặt
- Thu ngân sách bằng tiền mặt nộp thẳng vào Kho bạc, ghi:


Nợ TK 112 - Tiền gửi tại Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
+ Thu bằng biên lai thuế (những khoản thu thuế, phí, lệ phí theo sự uỷ quyền của Cơ quan
thuế)
- Thu hộ thuế, phí và lệ phí bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
- Khi nộp tiền thuế, phí và lệ phí thu hộ vào Kho bạc, ghi:
Nợ TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
Có TK 111 - Tiền mặt
- Ghi thu ngân sách số phí, lệ phí xã hưởng 100%, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi tại Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
* Kế toán thu ngân sách bằng hiện vật, ngày công

+ Thu hiện vật quản lý qua kho:
- Ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc giá trị hiện vật đã sử dụng:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Thu hiện vật nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Có TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Xuất hiện vật ra sử dụng, ghi:
Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Có TK 152 – Vật liệu
- Ghi chi ngân sách số hiện vật đã sử dung:

Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
Có TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
- Xuất bán hiện vật thu tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 152 – Vật liệu
-Nộp tiền mặt vào Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi tại Kho bạc
Có TK 111 - Tiền mặt
+ Thu hiện vật, ngày công không quản lý qua Kho bạc:
- Ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công đã huy động
Nợ TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Ghi thu, ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công”
Nợ TK 819 –Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Có TK 719 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc giá trị hiện vật, ngày công đã huy động
Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
Có TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
* Kế toán thu khoán thầu ở xã

- Chuyển thu ngân sách chưa qua Kho bạc thành thu ngân sách đã qua Kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc


Có TK 714 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Thu khoán ngay bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 719 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Nộp tiền thu khoán vào Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi tại Kho bạc

Có TK 111- Tiền mặt
* Kế toán thoái trả các khoản thu chưa nộp ngân sách tại Kho bạc cho các đối tượng tại xã

- Căn cứ vào quyết định thoái trả, ghi:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc( 7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 331 – Các khoản phải trả
- Xuất quỹ trả cho đối tượng được thoái trả, ghi:
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả
Có TK 111 – Tiền mặt
2.1.4.3. Hạch toán thu ngân sách chưa qua Kho bạc ở thời điểm cuối ngày 31/12 và trong thời gian
chỉnh lý quyết toán:

- Chuyển thành thu ngân sách năm nay đã qua Kho bạc, ghi:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách đã qua Kho bạc
Có TK 714 –Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
- Chuyển kết dư ngân sách năm trước thành thu ngân sách năm nay chưa qua Kho bạc, ghi:
Nợ TK 914 – Chênh lệch thu chi ngân sách xã
Có TK 719 –Thu ngân sách đã qua Kho bạc
- Kết chuyển thu ngân sách năm trước được duyệt, ghi:
Nợ TK 714 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc
Có TK 914 –Chênh lệch thu chi ngân sách xã
2.1.4.4. Hạch toán thoái thu ngân sách

+ Thoái trả tại Kho bạc số thu ngân sách đã qua Kho bạc: Sau khi số thu đã nộp vào Kho bạc
và đã ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc, xã làm thủ tục thoái thu ngân sách Nhà nước
để các đối tượng đến nhận tiền thoái trả trực tiếp tại Kho bạc những khoản thu trong năm:
- Căn cứ vào Giấy báo nợ của KBNH, ghi:
Nợ TK 714 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc(7142 – Thuộc năm nay)
Có TK 112 – Tiền gửi Kho bạc(1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
- Thoái thu các khoản thu năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán(từ ngày

01đến 31/01), xã làm thủ tục thoái thu để thoái trả trực tiếp cho đối tượng đến nhận tiền tại
Kho bạc, ghi:
Nợ TK 714 – Thu ngân sách chưa qua Kho bạc(7141 – Thuộc năm trước)
Có TK 112 – Tiền gửi Kho bạc( 1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
- Trường hợp năm sau thoái thu các khoản thu thuộc năm trước. Xã làm lệnh chi thoái thu
các khoản thu thuộc năm trước( lấy số chi ngân sách năm sau để thoái trả các khoản thu
thuộc các năm trước) để các đối tượng đến nhận tiền trực tiếp tại Nhà nước, căn cứ vào
chứng từ, ghi:
Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc( 8142 – Thuộc năm nay)
Có TK 112 – Tiền gửi Kho bạc(1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc)
+ Thoái trả trực tiếp cho các đối tượng nhận tiền tại xã: Trường hợp số tiền đã nộp vào Kho
bạc và đã làm thủ tục ghi thu ngân sách Nhà nước tại Kho bạc và đã làm thủ tục ghi thu ngân
sách xã bằng tiền mặt.


- Căn cứ vào danh sách các đối tượng được thoái trả theo từng nội dung thoái trả, làm thủ tục
thoái trả, làm thủ tục thoái thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc, ghi:
Nợ TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc( Nếu thoái thu từng nội dung ngân
sách năm nay)
Nợ TK 814 – Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc( 8142- Thuộc năm nay)( Nếu thoái thu
để trả cho các khoản thu thuộc ngân sách năm trước)
Có TK 331 – Các khoản phải trả
- Khi xuất quỹ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả
Có TK 111 – Tiền mặt
2.2. KẾ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ
2.2.1. Nguyên tắc kế toán chi Ngân sách xã

* Nội dung chi ngân sách xã:
Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước,

Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát triển kinh tế xã hội thuộc
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo phân cấp của địa phương như:
- Các khoản chi thường xuyên:
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp xã: chi trả sinh hoạt phí, phụ cấp,
chi phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, công tác phí, chi cho hoạt động văn phòng như: Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ,
Hội nông dân,…
+ Chi đóng BHXH, BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện
hành.
+ Chi cho công tác tuyển quân, dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.
+ Chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể
thao do xã quản lý.
+ Chi hỗ trợ cho các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, mẫu giáo do xã, thị trấn
quản lý.
+ Chi cho sự nghiệp y tế như: chi mua sắm trang bị hoặc bổ sung đồ dùng chuyên môn
phục vụ khám, chữa bệnh, chi cho công tác phòng bệnh và sự nghiệp Y tế khác (số chi sinh
hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ y tế do ngân sách huyện hoặc tỉnh chi). Riêng ở phường chi
sự nghiệp y tế do ngân sách cấp trên chi.
+ Chi cho công tác quản lý cải tạo, sữa chữa các công trình phúc lợi, công trình hạ
tầng cơ sở do xã quản lý (đối với ngân sách cấp trên chi).
+ Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư.
+ Chi hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển (chỉ áp dụng cho xã, thị trấn): là các khoản chi đầu tư xây dựng
các công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách xã phải
đảm bảo và huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
* Nguyên tắc kế toán chi ngân sách xã:
Kế toán chi ngân sách xã cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng Đồng Việt Nam theo từng

niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật, ngày công lao động phải quy đổi
và hạch toán bằng Đồng Việt Nam theo giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.


- Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục NS hiện hành,
theo nội dung kinh tế các khoản chi.
- Đảm bảo sự khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp giữa số
liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán.
2.2.2. Chứng từ kế toán

Kế toán chi ngân sách xã sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
- Lệnh chi tiền: là chứng từ để rút tiền từ tài khoản ngân sách của xã tại Kho bạc, là căn cứ để
hạch toán giảm xuất quỹ ngân sách tại Kho bạc và hạch toán chi ngân sách xã.
Mỗi lệnh chi tiền được lập thành 4 liên. Kế toán trưởng và Chủ tài khoản phải ký vào từng
liên chứng từ, ghi ngày tháng và đóng dấu của xã vào chứng từ. Sau khi nộp chứng từ vào
Kho bạc để rút hay chuyển tiền. Trường hợp lệnh chi tiền lập cho nhiều nội dung chi thuộc
nhiều chương, loại, khoản, mục khác nhau không đủ ghi trên một tờ lệnh thì trên lệnh chi chỉ
ghi tổng số tiền vào cột số tiền và phải lập thêm một bảng kê chi ngân sách(kèm theo)ở cột “
Nội dung chi” trên lệnh chi phải ghi rõ số bảng kê chi ngân sách kèm theo.
Trường hợp lập lệnh chi để tạm ứng tiền của Kho bạc thì trên lệnh chi ghi số hiệu chương 00,
loại 00, khoản 00, mục 091 “ Tạm ứng chi HCSN” hoặc “ Tạm ứng chi XDCB “
- Bảng kê chi ngân sách: được sử dụng trong trường hợp cấp phát một lần cho nhiều nội dung
chi thuộc các chương, loại, khoản mục khác nhau không ghi hết trên một tờ lệnh chi và nó
được đi kèm với lệnh chi. Trên bảng kê cần phải có đủ chữ ký của Chủ tịch UBND xã,
Trưởng ban tài chính và Kế toán trưởng.
- Giấy đề nghị ghi rút tiền mặt từ ngân sách xã: được sử dụng kết hợp với lệnh chi tiền để rút
tiền mặt từ tài khoản ngân sách xã ở Kho bạc
Giấy đề nghị rút tiền mặt từ ngân sách xã được lập 2 liên có đầy đủ chữ ký của kế toán ngân
sách và Chủ tịch UBND xã. Chứng từ này được gửi kèm với 4 liên “ Lệnh chi tiền” vào Kho
bạc để xin rút tiền từ tài khoản ngân sách xã.

- Bảng kê chứng từ chi: Chứng từ này dùng để liệt kê các chứng từ đã chi ở xã nhưng chưa
thanh toán với Kho bạc. Cụ thể:
Khi xã lập lệnh chi tiền để rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán phải lập bảng kê chứng
từ chi kèm theo lệnh
Khi xã thanh toán tiền tạm ứng từ Kho bạc phải lập bảng kê chứng từ chi kèm theo giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng gửi Kho bạc.
Khi lập bảng kê chứng từ chi phải ghi rõ kèm theo lệnh chi tiền
số…ngày…tháng…năm…Trường hợp lập bảng kê chứng từ chi tiền tạm ứng từ Kho bạc thì
không ghi số lệnh chi. Bảng kê chứng từ chi được lập 2 liên, Kho bạc giữ 1 liên và kế toán xã
giữ 1 liên.
Chú ý: Trường hợp xã lập lệnh chi tiền để chi các khoản chi thẳng như lương, phụ cấp, sinh
hoạt phí,..thì không cần lập bảng kê chứng từ chi.
- Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng: Chứng từ này sử dụng trong trường hợp xã đề
nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán cho các khoản tiền đã tạm ứng của Kho bạc khi có chứng
từ chi hợp pháp, hợp lệ và đủ điều kiện thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là căn
cứ để Kho bạc chuyển từ tạm ứng sang cấp phát tại Kho bạc và là căn cứ để xã hạch toán
chuyển số chi ngân sách chưa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc
Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng do kế toán xã lập và phải có đầy đủ chữ ký của
Chủ tịchUBND xã, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính xã.
2.2.3. Tài khoản sử dụng

Hạch toán chi ngân sách xã sử dụng các tài khoản sau:


×