Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vđv năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 247 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
––––––––––––––––––––––––––

tt.

vn

VŨ QUỲNH NHƢ

w

w

w

.v

kh

td

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
VẬN ĐỘNG VIÊN NĂNG KHIẾU CHẠY 400M GIAI
ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU LỨA TUỔI 13-15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Mẫu 4: Trang phụ bìa luận án

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
––––––––––––––––––––––––––

vn

VŨ QUỲNH NHƢ

kh

td

tt.

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
VẬN ĐỘNG VIÊN NĂNG KHIẾU CHẠY 400M GIAI
ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU LỨA TUỔI 13-15
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao

w

.v


Mã số: 62.14.01.04

w

w

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Vũ Chung Thuỷ

2. GS.TS Nguyễn Đại Dương

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

w

w

w


.v

kh

td

tt.

vn

Tác giả luận án

Vũ Quỳnh Nhƣ


MỤC LỤC
Trang

kh

1.2.2. Tuyển chọn chuyên môn hóa sâu và tuyển chọn VĐV ưu tú
Quan điểm nghiên cứu những đặc trƣng mô hình và một
số công trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc về tuyển
chọn thể thao
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu về việc xác định những đặc trưng
mô hình trong tuyển chọn thể thao
1.3.2. Một số công trình nghiên cứu về tuyển chọn của các tác giả
trong và ngoài nước
Đặc điểm tâm lý, sinh lý và hình thái của VĐV năng
khiếu chạy 400m lứa tuổi 13 – 15

1.4.1. Đặc điểm tâm lý của VĐV trong chạy 400m
1.4.2. Đặc điểm sinh lý của VĐV trong chạy 400m
1.4.3. Đặc điểm hình thái của VĐV chạy 400m
Vai trò, đặc điểm tố chất thể lực chuyên môn, các phƣơng
pháp và phƣơng tiện huấn luyện đối với thành tích chạy
400m lứa tuổi 13 – 15
1.5.1. Vai trò, đặc điểm tố chất thể lực chuyên môn đối với thành
tích chạy 400m
1.5.2. Các phương pháp và phương tiện huấn luyện chạy 400m lứa
tuổi 13 – 15
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU
Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Khách thể nghiên cứu

1.5.

2.1.

w

1.4.

w

w

.v


1.3.

td

tt.

vn

Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ sử dụng trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Tổng quan vấn đề tuyển chọn VĐV năng khiếu và dự báo
thể thao
1.1.1. Khái quát về tuyển chọn thể thao
1.1.2. Dự báo tài năng thể thao
1.2.
Các giai đoạn tuyển chọn và khoa học tuyển chọn trong
thực tiễn huấn luyện
1.2.1. Tuyển chọn ban đầu và tuyển chọn chuyên môn hóa ban đầu

1
5
5
5

18
19
21
23
26

26
31
36
36
37
42
46

46
52
58
58
58
58


3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.1.5
3.2.

58
58

59
59
69
69
72
73
77
77
79
80
80
80
84
88
91
93
97
97

w

w

3.2.1.

vn

3.1.1.

tt.


3.1.

td

2.3.1.
2.3.2.

kh

2.3.

.v

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6.
2.2.7.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Phương pháp kiểm tra y học.
Phương pháp quan sát y học.
Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp toán học thống kê.

Tổ chức nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Thực trạng công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy
400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15
Thực trạng sử dụng các hình thức tuyển chọn VĐV năng khiếu
chạy 400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
Thực trạng sử dụng các phương pháp tuyển chọn VĐV năng
khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
Thực trạng sử dụng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV
năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
Thực trạng hiệu quả tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m
giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15
Bàn luận
Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy
400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15
Nghiên cứu lựa chọn nội dung và các tố chất thể lực đặc trưng
trong tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15
Lựa chọn các chỉ tiêu ứng dụng trong tuyển chọn VĐV chạy
400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Xây dựng tiêu chuẩn phân loại ứng dụng trong tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13-15 giai đoạn chuyên môn hoá
ban đầu
Bàn luận
Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả hệ thống chỉ tiêu, tiêu
chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15
Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả hệ thống chỉ tiêu, tiêu

chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15 của các đơn vị.
Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả hệ thống chỉ tiêu, tiêu
chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu đối với từng lứa tuổi 13,14,15.
Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả hệ thống chỉ tiêu, tiêu

w

2.2.

3.2.2.
3.2.3.

3.2.4.
3.3.

3.3.1.

3.3.2.

3.3.3.

99
108

125
132

132


135

144


w

w

w

.v

kh

td

tt.

vn

chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15 trên cơ sở đánh giá
hiệu quả tuyển chọn
3.3.4. Bàn luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
B. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

148
152
152
153
154
155


DANH MỤC, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Bật xa

CĐ TDTT

Cao đẳng thể dục thể thao

CMH

Chuyên môn hóa

DBKT

Dự bị kiện tướng

DTS


Dung tích sống

ĐH TDTT

Đại học thể dục thể thao

HCM

Hồ Chí Minh

HLV

Huấn luyện viên

HH

Hô hấp

KT

Kiện tướng

tt.

td

Kiện tướng quốc tế

kh


KTQT
LA

Acid lactic
Lượng vận động

w

.v

LVĐ
NK

vn

BX

Nxb

Năng khiếu
Nhà xuất bản
Thể dục thể thao

TĐC

Tốc độ cao

TĐTL

Trình độ tập luyện


TT HL

Trung tâm huấn luyện

TT TDTT

Trung tâm thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên

XPC

Xuất phát cao

XPT

Xuất phát thấp

w

w

TDTT


DANH MỤC ĐƠN VỊ VIẾT TẮT
cen ti met


kg

ki lô gam

m

mét

m/s

mét/giây

ml

mili lít

s

giây

%

phần trăm

w

w

w


.v

kh

td

tt.

vn

cm


DANH MỤC BIỂU BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Thể
loại

Số

Nội dung

Quy trình tuyển chọn vào trường năng khiếu thể thao
Vai trò của các quá trình bảo đảm năng lượng đối với
1.2
chạy cự ly ngắn
Chiều cao, cân nặng và chỉ số Quetelet của nam VĐV chạy
1.3
400m các đẳng cấp khác nhau ( X  )
Chiều cao, cân nặng và chỉ số Quetelet của 8 nam VĐV

1.4 chung kết 400m tại Giải vô địch Điền kinh thế giới năm
1997
Chiều cao, cân nặng của 8 VĐV nữ Điền kinh được xếp
1.5 hạng trong Đại hội Olympic Seoul và Đại hội thể dục thể
thao Trung Quốc năm 1987
Đặc điểm hình thái VĐV chạy 400m hàng đầu của Việt
1.6
Nam
Thời gian chạy vượt qua các đoạn 100m trong chạy
1.7
400m của các VĐV Việt Nam
Tốc độ chạy trung bình trên các cự ly trong chạy ngắn của
1.8 các VĐV hàng đầu TG và của các VĐV giữ kỷ lục của
Việt Nam
Độ lớn tương đối của sự tăng (% so với khởi điểm) các tố
1.9 chất thể lực của các VĐV chạy cự ly ngắn trẻ giai đoạn
HL
1.10 Các đặc điểm tiêu biểu của VĐV chạy ngắn cấp cao
Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các hình thức
3.1 tuyển chọn VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên môn hoá
ban đầu lứa tuổi 13-15 (n = 56)
Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các phương pháp
3.2 trong tuyển chọn VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên môn
hoá ban đầu lứa tuổi 13-15 (n = 56)
Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các chỉ tiêu và tiêu
3.3 chuẩn tuyển chọn VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên
môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15 (n = 56)
Hiệu quả tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy cự ly 400m
3.4 giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15 tại các
đơn vị từ năm 2006 – 2010


w

w

w

Bảng

.v

kh

td

tt.

vn

1.1

Trang
22
41
42
43

44
45
47

48

49
50
83

87
Sau
88
92

3.5

Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung và các tố chất thể
lực đối với thành tích chạy 400m lứa tuổi 13-15 (n = 56)

98

3.6

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13-15 giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu (n = 56)

Sau
104


Số


3.12

3.13

3.15

w

w

3.14

vn

3.11

tt.

3.10

td

3.9

kh

3.8

Kết quả phỏng vấn lần 2 lựa chọn các chỉ tiêu tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13-15 giai đoạn chuyên môn

hóa ban đầu (n =56)
Mối tương quan giữa lần 1 và lần 2 các chỉ tiêu với thành
tích chạy 400m của VĐV tại các đơn vị
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 13 của các đơn vị Quân Đội – Bộ Công
An – Hà Nội
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 13 của các đơn vị Bắc Ninh – Nam Định –
Thanh Hoá
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 14 của các đơn vị Quân Đội – Bộ Công
An – Hà Nội
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 14 của các đơn vị Bắc Ninh – Nam Định –
Thanh Hoá
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 15 của các đơn vị Quân Đội – Bộ Công
An – Hà Nội
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ban đầu của VĐV chạy
400m lứa tuổi 15 của các đơn vị Bắc Ninh – Nam Định –
Thanh Hoá
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tuyển chọn của
VĐV Nam chạy 400m lứa tuổi 13-14-15 (n=58)
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tuyển chọn của
VĐV Nữ chạy 400m lứa tuổi 13-14-15 (n=58)
Bảng tiêu chuẩn phân loại ứng dụng trong tuyển chọn
cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 13
Bảng tiêu chuẩn phân loại ứng dụng trong tuyển chọn
cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 14
Bảng tiêu chuẩn phân loại ứng dụng trong tuyển chọn

cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 15

.v

3.7

Nội dung

w

Thể
loại

3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Bảng điểm tuyển chọn cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 13

3.21

Bảng điểm tuyển chọn cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 14

3.22

Bảng điểm tuyển chọn cho VĐV chạy 400m lứa tuổi 15

3.23


Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần với thành
tích của VĐV chạy 400m lứa tuổi 13

Trang
Sau
105
106
Phụ
lục 3
Phụ
lục 3
Phụ
lục 3
Phụ
lục 3
Phụ
lục 3
Phụ
lục 3
Sau
109
Sau
109
Sau
113
Sau
113
Sau
113

Sau
114
Sau
114
Sau
114
118


Số

3.30
3.31

3.32

3.33

vn

tt.

3.29

td

3.28

kh


3.27

.v

3.26

w

3.25

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần với thành
tích của VĐV chạy 400m lứa tuổi 14
Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần với thành
tích của VĐV chạy 400m lứa tuổi 15
Tỷ trọng ảnh hưởng () của các nhóm yếu tố thành phần
đến thành tích của VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 – 15
(n=116)
Bảng đánh giá tiêu chuẩn tuyển chọn cho VĐV chạy
400m lứa tuổi 13-15 bằng điểm theo từng chỉ tiêu trung
bình không tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
Bảng đánh giá phân loại tiêu chuẩn tuyển chọn cho VĐV
chạy 400m lứa tuổi 13 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
Bảng đánh giá phân loại tiêu chuẩn tuyển chọn cho VĐV
chạy 400m lứa tuổi 14 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
Bảng đánh giá phân loại tiêu chuẩn tuyển chọn cho VĐV
chạy 400m lứa tuổi 15 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trung tâm TDTT Quân
Đội n = 7 (Nam = 3); (Nữ =4)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn

VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trung tâm TDTT Bộ
Công An n = 6 (Nam = 4); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trung tâm Huấn luyện
và thi đấu Hà Nội n = 11 (Nam = 5); (Nữ =6)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trung tâm đào tạo VĐV
Trường ĐH TDTT Bắc Ninh n = 5 (Nam = 3); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trường năng khiếu
nghiệp vụ TDTT Nam Định n = 4 (Nam = 2); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 của Trường Cao Đẳng
TDTT Thanh Hoá n = 4 (Nam = 2); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trung tâm TDTT Quân
Đội n = 5 (Nam = 3); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trung tâm TDTT Bộ
Công An n = 5 (Nam = 2); (Nữ =3)

w

3.24

Nội dung

Trang
118
119

120

122
123
124
125
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4

w

Thể
loại

Phụ
lục 4

3.35

Phụ
lục 4

3.34

3.36


3.37

3.38

Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4


Số

Nội dung

Trang

3.39

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trung tâm Huấn luyện
và thi đấu TDTT Hà Nội n = 15 (Nam = 7); (Nữ =8)

Phụ
lục 4

3.40

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn

VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trung tâm đào tạo VĐV
Trường ĐH TDTT Bắc Ninh n = 4 (Nam = 2); (Nữ =2)

Phụ
lục 4

3.45

3.46

vn

tt.

td

kh

3.44

.v

3.43

w

3.42

w


3.41

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trường năng khiếu
nghiệp vụ TDTT Nam Định n = 5 (Nam = 2); (Nữ =3)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 của Trường Cao Đẳng
TDTT Thanh Hoá n = 5 (Nam = 3); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 của Trung tâm TDTT Quân
Đội n = 6 (Nam = 3); (Nữ =3)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 của Trung tâm TDTT Công
An n = 5 (Nam = 2); (Nữ =3)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 của Trung tâm huấn luyện
và thi đấu Hà Nội n = 14 (Nam = 6); (Nữ =8)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 của Trung tâm đào tạo VĐV
Trường ĐH TDTT Bắc Ninh n = 4 (Nam = 2); (Nữ =2)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển VĐV
chạy 400m lứa tuổi 15 của Trường năng khiếu nghiệp vụ
TDTT Nam Định n = 6 (Nam = 3); (Nữ =3)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 của Trường Cao Đẳng
TDTT Thanh Hoá n = 6 (Nam = 3); (Nữ =3)
Bảng phân nhóm tiêu chuẩn tuyển chọn cho VĐV năng
khiếu chạy 400m lứa tuổi 13–15 giai đoạn CMH ban đầu
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 13 n =37 (Nam =19); (Nữ =18)

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 14 n =39 (Nam =19); (Nữ =20)
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu sau thời gian tuyển chọn
VĐV chạy 400m lứa tuổi 15 n =42 (Nam =20); (Nữ =22)
Kết quả điểm tuyển chọn VĐV chạy 400m lứa tuổi 13-15
sau qúa trình tuyển chọn 12 tháng (n=10)

w

Thể
loại

3.47

3.48
3.49
3.50
3.51
3.52
3.53

Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ

lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
Phụ
lục 4
134
Sau
135
Sau
135
Sau
135
143


Số

2.3
2.4
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Biểu
đồ


Trang
145

146

147
61
66
67
69
80
121
Sau
121
Sau
121
Sau
121
Sau
121

w

3.6

vn

2.2

tt.


Hình

td

2.1

kh

3.56

.v

3.55

Hiệu quả tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15 tại các đơn
vị sau 12 tháng tập luyện
So sánh hiệu quả tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy
400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15
trước và sau kiểm nghiệm
Hiệu quả tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15 sau 6
tháng, 12 tháng kiểm nghiệm
Hình ảnh đo chiều cao đứng của các VĐV
Xác định các chỉ số hô hấp bằng máy đo hô hấp Spiroset
3000
Xác định phản xạ vận động đơn với tín hiệu âm thanh
VĐV thực hiện Test soát vòng tròn hở Landolt (bít)
Đặc điểm đối tượng phỏng vấn (n = 56)

Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nam VĐV lứa tuổi 13
Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nữ VĐV lứa tuổi 13
Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nam VĐV lứa tuổi 14
Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nữ VĐV lứa tuổi 14
Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nam VĐV lứa tuổi 15
Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới thành
tích chạy 400m của Nữ VĐV lứa tuổi 15
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nam lứa tuổi 13
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nữ lứa tuổi 13
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nam lứa tuổi 14
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nữ lứa tuổi 14
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nam lứa tuổi 15
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu sau thời gian tuyển
chọn VĐV chạy 400m của Nữ lứa tuổi 15

w

3.54

Nội dung


w

Thể
loại

122

3.8

141

3.7

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Sau
141
Sau
141
Sau
141
Sau
141
142



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Phát triển thể thao thành tích cao là vấn đề được quan tâm của toàn xã
hội cũng như của ngành thể dục thể thao (TDTT). Những năm gần đây, thành
tích của các vận động viên (VĐV) Điền Kinh đã có những bước tiến rất đáng
khích lệ, một trong những yếu tố để đạt được và duy trì thành tích thể thao
cao trong quá trình phát triển thành tích của VĐV đó là quá trình tuyển chọn.
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành của TDTT, là động

vn

cơ thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng. Sự phát triển của thể thao thành
tích cao là biểu hiện sự phát triển của một xã hội, là cơ sở để cung cấp lực

tt.

lượng VĐV, huấn luyện viên (HLV) và những cán bộ TDTT lành nghề cho

td

đất nước. Do vậy việc đào tạo tài năng thể thao một cách khoa học, theo định
hướng, có mục tiêu phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của đất

kh

nước là đòi hỏi tất yếu, là quy luật khách quan.
Thực tiễn thành tích thể thao trong những năm qua đã vượt ra ngoài


.v

những dự báo. Hàng loạt kỷ lục mới được thiết lập, khoảng cách giữa thắng,

w

thua chỉ chênh lệch phần nghìn điểm, phần trăm giây hay một vài cm. Thực

w

tiễn đó đã thúc đẩy hoạt động khoa học tìm tòi những phương pháp tuyển

w

chọn và huấn luyện mới, những nhân tố mới nhằm nâng cao thành tích thể
thao. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, những phương pháp mới
vào quá trình huấn luyện đã tạo tiền đề thúc đẩy thể thao thành tích cao.
Quá trình tổng kết kinh nghiệm của các cường quốc thể thao (Mỹ, Đức,
Liên Xô cũ, Trung Quốc...) cho thấy tính kế hoạch hoá các hoạt động TDTT
là nét nổi bật trong quá trình quản lý huấn luyện. Vì vậy việc chuẩn hoá các
mặt huấn luyện ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền thể thao hiện
đại, trong đó chuẩn hóa hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn, đặc biệt
là tuyển chọn ban đầu có vai trò then chốt, quyết định đến hiệu quả của cả hệ
thống đào tạo sau này. Trên thực tiễn, các nước có nền thể thao tiên tiến thì


2

việc chuẩn hoá tất cả các mặt, các khâu trong huấn luyện đã trở thành nền
tảng, đặc biệt đối với các môn thể thao cá nhân mà thành tích thi đấu phụ

thuộc chủ yếu vào chính bản thân VĐV.
Trình độ chuyên môn có quan hệ thuận chiều với thành tích thể thao,
thông qua thành tích có thể đánh giá được trình độ thể lực của VĐV và ngược
lại. Trình độ chuyên môn là thước đo thành tích trong quá trình huấn luyện,
đào tạo. Để có được thành công trong quá trình huấn luyện việc tuyển chọn

vn

VĐV năng khiếu là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đào tạo VĐV.
Tuyển chọn thể thao là quá trình phát hiện khả năng tiềm ẩn và triển

tt.

vọng của con người về trạng thái sức khỏe, tâm lý, thể lực, chức năng sinh lý,

td

tố chất vận động xuất sắc có khả năng phát triển trong từng môn thể thao.
Tuyển chọn thể thao là quá trình được thực hiện với nhiều giai đoạn trong

kh

nhiều năm, dựa vào khả năng vận động của VĐV, cấu trúc hình thái, chức
năng tâm sinh lý phù hợp với chuyên môn thể thao. Tuyển chọn thể thao dựa

.v

trên việc xây dựng những cơ sở lý luận và xác định phương pháp có hiệu quả

w


để phát hiện năng khiếu và dự báo tài năng thể thao. Tuyển chọn thể thao

w

chuyên môn trong các môn thể thao nói chung là việc kiểm tra đánh giá được

w

trình độ chuẩn bị thể lực ban đầu của VĐV nhằm dự báo sự phát triển các
năng lực thể chất của từng giai đoạn trong quá trình huấn luyện. Việc định
hướng được năng lực chuyên môn chính xác sẽ là cơ sở, là nền tảng đảm bảo
cho việc huấn luyện đạt kết quả với chất lượng cao.
Hệ thống tuyển chọn là một khâu quan trọng trong qui trình đào tạo
VĐV nhiều năm. Các bước tiến hành tuyển chọn phải được tiến hành theo yêu
cầu của từng môn thể thao phù hợp mức độ phát triển các tố chất thể lực,
trạng thái chức năng, đặc điểm hình thái cơ thể. Hệ thống tuyển chọn và định
hướng thể thao thể hiện ở việc xác định đúng các chỉ số và mức độ cần thiết
tối thiểu của các chỉ tiêu đối với quá trình đạt được thành tích thể thao cao.


3

Trong quá trình huấn luyện và phát triển thể lực cho VĐV luôn đòi hỏi
phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Đây là
những tố chất quan trọng trong việc phát triển thể lực để đạt thành tích thể
thao cao và cần được tuyển chọn kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn ban đầu. Chạy
cự ly ngắn bao gồm: Chạy 100m, 200m và 400m. Đây là những nội dung nằm
trong hệ thống thi đấu của Điền kinh. Thành tích đạt được trong chạy cự ly
ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố thể lực đặc trưng


vn

như: Tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ là những yếu tố có ảnh hưởng
rất lớn đến thành tích của VĐV.

tt.

Tuyển chọn và huấn luyện là quá trình luôn cần được quan tâm chú ý

td

trong suốt quá trình đào tạo VĐV. Ngày nay, khi đỉnh cao thành tích thể thao
đang tiếp cận giới hạn sinh học của con người, lượng vận động sử dụng trong

kh

tập luyện là rất lớn, không phải ai cũng chịu đựng được. Thực tiễn công tác
huấn luyện các môn thể thao cho thấy: Trong nhiều trường hợp công tác huấn

.v

luyện không đạt kết quả là do hiệu quả tuyển chọn thể thao chưa đúng hoặc

w

chưa xác định được đầy đủ các đặc điểm đặc trưng phản ánh tài năng thể thao

w


của VĐV là những điều kiện cần cho quá trình đào tạo. Một yêu cầu đối với

w

các huấn luyện viên là phải nắm được những tiêu chuẩn tuyển chọn tài năng,
các phương pháp dự báo triển vọng chuyên môn của VĐV trẻ ở các môn thể
thao chuyên sâu, đặc biệt là những tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể, đặc trưng của con
người Việt Nam. Tổ chức tuyển chọn trong giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu có hiệu quả sẽ cho phép bồi dưỡng, phát triển được tài năng của trẻ nói
chung và VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly 400m nói riêng, tiết kiệm được nhiều
thời gian cũng như kinh phí đào tạo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi xin đi sâu nghiên cứu đề tài
“Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-15”.


4

Mục đích nghiên cứu:
Luận án lựa chọn hệ thống chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn ứng dụng
trong tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu lứa tuổi 13-15 phù hợp với độ tuổi và giới tính. Từ kết quả đánh giá thực
trạng công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy 400m. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn cũng như công
tác đào tạo VĐV chạy 400m lứa tuổi 13-15 ở Việt Nam.

vn

Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết ba mục


tt.

tiêu sau:

td

Mục tiêu 1: Thực trạng công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu chạy
400m giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu lứa tuổi 13-15.

kh

Mục tiêu 2: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tuyển chọn thể thao cho VĐV

.v

năng khiếu chạy cự ly 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13 –
15.

w

Mục tiêu 3: Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của quá trình xây dựng

w

hệ thống chỉ tiêu tuyển chọn thể thao cho VĐV năng khiếu chạy cự ly 400m

w

lứa tuổi 13 – 15.


Giả thuyết khoa học:
Giả định rằng nếu lựa chọn được các chỉ tiêu phản ánh được những

năng lực đặc trưng đối với VĐV chạy 400m giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu lứa tuổi 13 – 15, và xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá theo các chỉ
tiêu đó một cách khoa học thì hiệu quả công tác tuyển chọn định hướng VĐV
chạy 400m lứa tuổi 13 – 15 ở Việt Nam được cải thiện, góp phần hoàn thiện
qui trình tuyển chọn và nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện VĐV.


5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề tuyển chọn thể thao và dự báo tài năng thể
thao
1.1.1. Khái quát về tuyển chọn thể thao
Tuyển chọn tài năng thể thao là dựa vào các yếu tố cấu thành lên năng lực
thi đấu của các môn thể thao, là quá trình tuyển chọn một cách chính xác những
người ưu tú từ số đông trẻ dự tuyển hay từ các VĐV trẻ thông qua các yếu tố

vn

bẩm sinh và khả năng phát triển trong huấn luyện sau này, là một bộ phận quan
trọng của qui trình đào tạo, huấn luyện VĐV ưu tú. Từ thực tiễn huấn luyện thể

tt.

thao, quá trình tuyển chọn VĐV có thể chia thành 4 giai đoạn tuyển chọn tương


td

ứng với mỗi giai đoạn huấn luyện. Các môn thể thao khác nhau có đặc trưng
năng lực thi đấu khác nhau, do vậy yêu cầu nội dung, hình thức và phương pháp

kh

tuyển chọn cũng khác nhau. Tuyển chọn tài năng thể thao là một khâu quan
trọng trong quá trình tuyển chọn chuẩn bị nhân tài, đồng thời cũng chính là khâu

.v

quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo và nâng cao trình độ của những tài

w

năng thể thao đó. [1]; [3]; [10].

w

Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, tuyển chọn tài năng thể thao dựa trên

w

cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực thi đấu của các môn thể thao khác nhau,
sử dụng các phương pháp kiểm tra, dự báo khoa học, chọn từ số đông trẻ em
và các VĐV trẻ những nhân tài thể thao, có những điều kiện tốt về yếu tố bẩm
sinh (cơ sở nền tảng sinh học) và khả năng phát triển trong huấn luyện sau
này. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của tuyển chọn tài năng thể thao chính là chẩn
đoán, đánh giá và dự báo tiềm năng của VĐV. [1], [3], [4], [10].

1.1.1.1. Các khái niệm tuyển chọn thể thao.
Tiến sỹ Harre (Đức) cho rằng: Tuyển chọn là xác định khả năng của
một VĐV thiếu niên có thể thành công hay không trong việc tham gia tập


6

luyện một môn thể thao trong lực lượng hậu bị, đồng thời tham gia tập luyện
và thi đấu để giành được thành tích cao ở giai đoạn tập luyện. [24].
Uborich (Tiệp Khắc) khái niệm: Tuyển chọn là cách tìm kiếm những
yếu tố ưu việt của điều kiện bẩm sinh, phù hợp với từng môn thể thao của mỗi
người được tuyển chọn để bồi dưỡng có mục đích từ khi tuổi còn nhỏ.
Theo Philin thì: Tuyển chọn thể thao đó là hệ thống các biện pháp tổ
chức và phương pháp mang tính tổng hợp, bao gồm các phương pháp nghiên

vn

cứu về mặt sư phạm, xã hội, tâm lý và y sinh nhằm phát hiện các tư chất và
trong một số môn thể thao nhất định.

tt.

năng khiếu của thiếu niên nhi đồng, nam, nữ thanh niên để chuyên môn hóa

td

Bungacova khái niệm: Tuyển chọn là quá trình tìm kiếm những người
có năng lực và tài năng về thể chất, có khả năng đạt thành tích cao trong

kh


những tình huống căng thẳng đặc trưng cho hoạt động thể thao.
Giáo sư Neolmo của cộng hòa liên bang Đức cho rằng: Cái gọi là

.v

“Thiên tài” – đó là sự tổng hòa các nhân tố mang tính ổn định, không có quan

w

hệ với huấn luyện và mang tính bẩm sinh đã được biểu hiện từ nhỏ. Cái gọi là

w

tuyển chọn là việc xác định được các nhân tố thiên bẩm đó bằng cách trực tiếp

w

hay gián tiếp, căn cứ vào các yếu tố được xác định có thể dự báo được khả
năng thể thao trong tương lai. [44], [47], [57], [67].
Định hướng thể thao: Là hệ thống biện pháp tổ chức và phương pháp
mang tính chất tổng hợp, nhằm xác định chuyên môn hóa thể thao hẹp của
một cá nhân trong một môn thể thao nhất định. [48] [68].
Tiềm năng: Con người ta khi sinh ra đã mang trong mình một nguồn
sức mạnh nào đó gọi là tiềm năng. Cùng với sự phát triển của đời sống cá thể,
tiềm năng cũng phát triển theo, nhất là bằng con đường giáo dục trí thức và
kinh nghiệm, đồng thời đi cùng với các hoạt động sống, tuỳ mức độ được khai
thác mà tiềm năng của con người dần dần được phát lộ. [29].



7

Khả năng: Quá trình biến tiềm năng thành hiện thực đó chính là việc
chuyển tiềm năng thành khả năng. Khả năng chính là năng lực của con người
có thể thực hiện một việc gì đó, chuẩn bị hướng tiềm năng vào việc đạt một
thành quả nào đó, ví dụ: đưa tiềm năng phát ra âm thanh, nhất là âm thanh
ngôn ngữ thành tiếng nói giao lưu, đưa tiềm năng thị giác thành khả năng có
cái nhìn thiện cảm hay hờn giận – khả năng có cái nhìn tiếp xúc với người
khác. [35], [50], [69].

vn

Năng lực: Khái niệm này chỉ sức mạnh của con người làm được việc
này hay việc khác, mà C.Mác gọi là “lực lượng bản chất” của con người, bao

tt.

gồm cả thể lực, tâm lực, trí lực. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “năng lực” ngoài

td

nội hàm chỉ sức mạnh của con người, sức chịu đựng, còn bao hàm cả khả
năng tư duy và hành động. Vì vậy có thể hiểu năng lực là sức mạnh, sức làm

kh

việc, sức giải quyết vấn đề, sức đảm trách một nhiệm vụ, v.v… [50], [66].
Năng khiếu: Khi các năng lực chung phân hoá thành các năng lực

.v


chuyên biệt và có sự chênh lệch về mức độ biểu hiện giữa chúng, năng lực

w

chuyên biệt nào biểu hiện khá rõ hơn một hay nhiều năng lực chuyên biệt

w

khác thì người ta gọi năng lực chuyên biệt đó là năng khiếu. Trong quá trình

w

phát triển của cá thể, thời điểm bộc lộ các năng khiếu khác nhau cũng khác
nhau. Năng khiếu đối với kiến thức văn hoá được bộc lộ khá sớm, còn năng
khiếu quản lý, lãnh đạo nếu có thì bộc lộ muộn hơn, và muộn hơn nữa là năng
khiếu kinh doanh. Năng khiếu thể hiện rõ tiềm năng chuyên biệt sớm được
phát hiện và bồi dưỡng. Chẳng hạn từ tiềm năng nghe và phân biệt âm thanh
là tiền đề hình thành năng khiếu âm nhạc. Tương tự như vậy, từ tiềm năng
chuyển hóa năng lượng, tiềm năng điều khiển hệ vận động và hành vi vận
động… để hình thành năng khiếu thể thao v.v… Năng khiếu là năng lực cao,
và khi phát triển lên đến trình độ sẽ đạt được thành tích đáng kể ở một trình
độ nào đó. [29], [50], [65].


8

Tài năng: Người có tài năng là người có năng khiếu – năng lực cao,
hoàn thành một công việc hay một lĩnh vực hoạt động đạt kết quả, chất lượng
cao, hoặc rất cao, có khi cao nhất trong một phạm vi nào đó. Nhiều khi tài

năng trước hết được xác định ở trí thông minh, như vậy, thông minh là một
điều kiện tiên quyết rất quan trọng để hình thành nên tài năng. Như trên đã
trình bày, năng lực nói chung và đặc biệt đối với năng lực cao (tài năng) ít
nhất có tới năm tố chất; có thể còn có các tố chất khác, nhưng điều quan trọng

vn

là sự sắp xếp các tố chất này vào cùng một hệ thống nào đó và khả năng biến
đổi cấu trúc tuỳ theo thời gian và không gian, làm sao sử dụng các tố chất phù

tt.

hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, tức là tố chất biến tiềm năng thành tài

td

năng. Có thể đào tạo một tài năng nào đó, nhưng không thể đào tạo được nhân
tài, mà chỉ có thể bồi dưỡng cho người có tài thành nhân tài. Điều này rất

tài. [50], [57], [64], [70].

kh

quan trọng vì nhiều khi chúng ta cũng nhầm lẫn là có thể đào tạo được nhân

.v

Tài năng thể thao: Là sự kết hợp ổn định của các khả năng vận động,

w


tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu - sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp

w

để đạt thành tích cao ở môn thể thao đó. Khái niệm tài năng thể thao còn bao

w

gồm cả những phẩm chất tâm lý của từng cá thể, nhờ đó con người có thể đạt
được thành tích trong hoạt động của mình. Như vậy, hạt nhân của tài năng thể
thao còn bao gồm cả các quá trình tâm lý, nhờ đó các phương thức hoạt động
được điều chỉnh hợp lý và có chất lượng. [29], [57], [63].
Nhân tài: Khái niệm “nhân tài” là một khái niệm khá phức tạp và đang
có nhiều ý kiến khác nhau. Theo một cách hiểu bình thường thì trong bất kỳ
một lĩnh vực hay một công việc nào đấy, khi có vấn đề nảy sinh chưa ai giải
quyết được, mà có người giải quyết được vấn đề đó, người đó được gọi là
người tài.


9

Tóm lại, nhân tài khác người thường ở mức độ về khả năng sáng tạo và
sự đóng góp trong cộng đồng. Nhân tài là người có động cơ vì lợi ích xã hội,
cộng đồng, sử dụng tiềm năng và khả năng một cách sáng tạo nhất, tối đa và
tối ưu, thích hợp nhất vào công việc được nêu ra và giải quyết công việc đó
một cách độc đáo, có kết quả và hiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã
hội – văn hoá, có đóng góp lớn, nổi bật, kiệt xuất cho xã hội. [29], [50], [57].
Thiên tài: là người có sự phát triển trí tuệ, tài năng, sáng tạo, nhân cách


vn

ở mức độ cao nhất, sự kết hợp nhuần nhuyễn của những khả năng đặc biệt của
nhân tài, phẩm chất đặc biệt của thiên tài được thể hiện cao nhất ở khả năng

tt.

sáng tạo, khả năng dự báo ở mức độ xa. Có khả năng đoán trước được sự vận

td

động của quy luật khách quan, có khả năng vận dụng những quy luật khách
quan một cách sáng tạo mang lại hiệu quả bất ngờ. Nhưng điều quan trọng

kh

của thiên tài là khả năng đoán định những thay đổi của tự nhiên hay của xã
hội một cách bất thường, ngẫu nhiên không theo quy luật, điều đó được thể

.v

hiện ở thành tích cống hiến đặc biệt cho nhân loại, có ảnh hưởng lâu dài đối

w

với xã hội loài người.

w

Như vậy, thiên tài là người có tài năng đặc biệt mang tính bẩm sinh (cái


w

đó chỉ có được do di truyền và sự kết hợp với những điều kiện đặc biệt do
thiên nhiên ban tặng), tất nhiên để trở thành nhân tài hoặc thiên tài thì cũng
phải rất khổ công học tập, rèn luyện. Do đó, thiên tài không phải thời nào
cũng có, mà có thể hàng trăm năm, thậm chí có thể tới nghìn năm mới xuất
hiện thiên tài. Thiên tài luôn ở dạng tiềm ẩn, nếu chúng ta không khổ công
phát hiện, đào tạo, tu dưỡng, thu hút nhân tài và có những chính sách sử dụng,
đãi ngộ tốt thì không những chúng ta mất đi nhân tài, mà còn có thể cả thiên
tài nữa. [4], [10], [17], [71].
Năng lực thể thao: Là tập hợp các tiền đề của VĐV để đạt được thành
tích thể thao cao. Các yếu tố của năng lực thể thao bao gồm: Các năng lực thể


10

chất, năng lực phối hợp vận động, năng lực trí tuệ, kỹ xảo vận động, tư duy
chiến thuật cũng như phẩm chất tâm lý.
Dự báo thể thao: Là quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố
di truyền hoặc là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm những đặc trưng cũng như sự
ổn định của những đặc tính đó trong quá trình phát triển của đối tượng nghiên
cứu.
Huấn luyện thể thao: Là quá trình giáo dục chuyên môn chủ yếu bằng

vn

các bài tập thể chất nhằm hoàn thiện các phẩm chất, năng lực, các mặt của
trình độ chuẩn bị, nhằm đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong môn


tt.

thể thao đã chọn hoặc một nội dung nào đó.

td

Trình độ tập luyện: Là sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng
của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ

kh

khác.

Trạng thái sung sức thể thao: Là trạng thái sẵn sàng tối ưu của VĐV

.v

để đạt được những thành tích thể thao cao, trạng thái này có được trong những

w

điều kiện nhất định ở mỗi chu kỳ huấn luyện lớn.

w

Với mục đích là thông qua diễn biến của các yếu tố đặc trưng quy định

w

thành tích của các VĐV chạy cự ly ngắn để đánh giá mức độ phù hợp trong

tập luyện và để xây dựng được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong các thời kỳ huấn
luyện cũng như xác định được các phương pháp đánh giá khả năng đó một
cách chính xác trong các giai đoạn tiếp theo, Vì vậy, quá trình nghiên cứu
diễn biến của các yếu tố đặc trưng được xem xét chủ yếu dưới góc độ sư
phạm và y - sinh học trong suốt quá trình đào tạo. [23], [24], [25], [72].
Mục đích của tuyển chọn và định hướng các môn thể thao nói chung,
cũng như trong Điền kinh nói riêng là việc làm hữu ích có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện sớm đạt tới đích hơn…


11

1.1.1.2. Các yếu tố cơ bản và các giai đoạn phát triển của khoa học
tuyển chọn tài năng thể thao
Tuyển chọn tài năng thể thao được phát triển cùng với sự phát triển của
thể thao thành tích cao, là một bộ phận cấu thành quan trọng của thể thao thành
tích cao. Tuyển chọn là một công việc lâu dài và gian khổ, trên cơ sở các thời kỳ
và nhiệm vụ huấn luyện khác nhau, thời kỳ và giai đoạn tuyển chọn cũng có
những mục đích khác nhau. Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu chính là việc lựa

vn

chọn những trẻ có khả năng thích ứng với lượng vận động huấn luyện ở cấp độ
cao hơn. Do vậy, chỉ có không ngừng kiểm tra đánh giá, dự báo, tuyển chọn và

tt.

đào thải mới có thể đào tạo được các “hạt giống” tài năng trở thành các tài năng

td


thể thao. [1], [3], [4], [10], [19].

1) Các yếu tố cơ bản của khoa học tuyển chọn

kh

* Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực tế của tuyển chọn
Thực tiễn khoa học tuyển chọn cho thấy, ngoài yếu tố chủ yếu là những

.v

điều kiện của cá nhân đối tượng được tuyển chọn còn có những yếu tố khác

w

ảnh hưởng tới hiệu quả thực tế của tuyển chọn như: yếu tố di truyền, hoàn

w

cảnh gia đình, trình độ huấn luyện, yếu tố xã hội và năng lực của người tuyển

w

chọn và HLV. Trong đó, điều kiện của bản thân đối tượng được tuyển chọn là
yếu tố then chốt nhất ảnh hưởng tới quá trình thành tài của họ, trình độ huấn
luyện là điều kiện đảm bảo để các điều kiện đó được phát triển và nâng cao.
Dựa theo quy luật thành tài của VĐV, chu kỳ huấn luyện hoàn chỉnh tối thiểu
phải trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn cơ bản, nâng cao và giai đoạn đỉnh cao.
Trong đó, bắt đầu và phần cuối kết thúc của mỗi giai đoạn huấn luyện đều tồn

tại vấn đề tuyển chọn. Trước mỗi giai đoạn huấn luyện đòi hỏi phải tuyển
chọn các VĐV sao cho có thể thỏa mãn hoặc thích ứng được với trình độ
huấn luyện cao hơn, đến cuối giai đoạn lại phải đối mặt với việc tuyển chọn


12

VĐV mới hơn hoặc thay thế, đảm bảo VĐV tốt giữ lại, kém loại. [17], [19],
[23], [73].
* Mô hình các đặc trưng thi đấu chuyên môn và năng lực thi đấu của VĐV
ưu tú
Đặc trưng thi đấu chuyên môn là chỉ năng lực thi đấu của VĐV được
thể hiện tổng hợp trong quá trình thi đấu, được cấu thành từ các năng lực biểu
hiện dưới các hình thức khác nhau như: năng lực thể chất, năng lực kỹ thuật,

vn

năng lực chiến thuật, năng lực trí tuệ vận động và năng lực tâm lý. Như vậy,
đặc trưng thi đấu chuyên môn và năng lực thi đấu của VĐV mang tính đặc thù

tt.

của từng môn thể thao, được hình thành trong quá trình tập luyện, thi đấu trên

td

nền tảng các năng lực sinh học cá thể của VĐV. [21], [29], [42].
Khi VĐV ưu tú đạt được trạng thái thi đấu thể thao cao nhất, sự thể

kh


hiện và các dấu hiệu phản ánh khách quan các yếu tố năng lực thi đấu của các
môn thể thao sẽ cấu thành nên mô hình các năng lực thi đấu. Trên thực tế,

.v

mỗi VĐV ưu tú sẽ có một môn thể thao chuyên sâu riêng và có đặc trưng thi

w

đấu chuyên môn riêng, nhưng nếu tổng kết và chắt lọc những điểm chung đó

w

lại, sẽ không những mang lại định hướng quan trọng cho khoa học tuyển chọn

w

mà còn có thể là cơ sở tham khảo quan trọng trong việc xác định năng lực thi
đấu của môn thể thao. Trạng thái lý tưởng của mô hình đó thường được cấu
thành từ một số yếu tố như: Hình thái; Chức năng; Tố chất thể lực; Kỹ thuật;
Chiến thuật; Tâm lý; Năng lực trí tuệ. [29], [42], [47], [74].
2) Một số giai đoạn phát triển của khoa học tuyển chọn
Quá trình thành tài của VĐV ưu tú thông thường khoảng 10 ± 2 năm,
đó là một quá trình tập luyện lâu dài và gian khổ. Trong điều kiện thi đấu thể
thao đang phát triển nhanh mạnh và cạnh tranh kịch liệt hiện nay, sự can thiệp
bởi các kỹ thuật mới của máy tính và thông tin đã làm cho “giới hạn” của vận
động không ngừng bị phá vỡ, điều đó dẫn tới sự khác biệt giữa kỹ thuật, chiến



×