Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.74 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO


PHẠM XUÂN THÀNH








NGHIÊN CỨU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM
VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16
(GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ SÂU)




Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao.
Mã số : 62.81.02.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC








HÀ NỘI - 2007.


Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao.


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS Phạm Ngọc Viễn.
2. TS. Phạm Quang.

Phản biện 1:
GS. TS Lê Văn Lẫm - Trường Đại học Thể dục Thể thao II.
Phản biện 2:
PGS. TS Trần Đức Dũng - Trường Đại học Thể dục Thể thao I.
Phản biện 3:
TS. Trần Quốc Tuấn - Liên đoàn Bóng đá Vi
ệt Nam.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại:
Viện khoa học Thể dục Thể thao, vào hồi giờ ngày tháng
năm 200



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Thư viện Viện khoa học Thể dục Thể thao.



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.

1. Phạm Xuân Thành (2003), “Nghiên cứu các chỉ tiêu, các test trong tuyển
chọn nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16”, Kỷ yếu Hội nghị khoa
học thể thao Đông nam Á, Việt Nam, Hà Nội, tr. 225 - 234.
2. Phạm Xuân Thành (2003), “Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, các test ứng
dụng trong tuyển chọn nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16”, Kỷ yếu
Hội nghị khoa họ
c thể thao Đông nam Á, Việt Nam, Hà Nội, tr. 277 -
290.
3. Phạm Xuân Thành (2006), “Phương pháp xác định hiệu suất thi đấu
trong đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ”, Khoa học thể thao
thường kỳ, số 4 (296), tr.19 - 25
4. Phạm Xuân Thành (2006), “So sánh sự phát triển năng lực của nam VĐV
bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 với VĐV bóng đá các tuyến khác
có cùng độ tuổi”, Khoa học thể thao thường kỳ, số
4 (296), tr.38 - 43.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tiễn giảng dạy huấn luyện và phát triển của môn bóng đá ở hầu hết
các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp công tác
đào tạo VĐV bóng đá không đạt kết quả cao là do hệ quả của việc tuyển chọn
không đúng đối tượng, mặc dù việc tuyển chọn được tiến hành với một khố
i
lượng lớn, thời gian dài. Chính vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn, nhiều nhà khoa học. Song phần lớn các

tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các chỉ tiêu tuyển chọn ban đầu, tổ
chức quá trình tuyển chọn, định hướng nội dung và phương pháp huấn luyện
trong giai đoạn đầu của quá trình đào tạo nhiều năm.
Luận án c
ủa chúng tôi một mặt kế thừa thành tựu nghiên cứu về tuyển chọn
và đào tạo VĐV bóng đá trẻ đã công bố, mặt khác cố gắng đánh giá năng lực thực
tiễn của các VĐV bóng đá trẻ trong hoạt động thi đấu và có tính tới vị trí thi đấu
của họ, mà vị trí tiền vệ mang nét đặc trưng điển hình. Vấn đề được quan tâm
trong luận án là nghiên cứ
u năng lực bóng đá của VĐV 14 - 16 tuổi nói chung, và
của VĐV tiền vệ nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16
(giai đoạn chuyên môn hoá sâu)”
với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu những căn cứ khoa học để đánh giá năng lực của nam VĐV
bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16.
2. Ứng dụng các n
ội dung (tiêu chí), tiêu chuẩn đã xây dựng đánh giá năng lực
của VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 trong thực tiễn huấn luyện (trên cơ sở dẫn
chứng ở các cầu thủ hàng tiền vệ).
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Việc nghiên cứu ứng dụng một hệ thống 20 chỉ tiêu, test thuộc 5 nhóm
yếu tố thành phần gồm: hình thái; tâm lý vận động; thể lực chung - chuyên
môn; kỹ
thuật; y sinh được lựa chọn có đầy đủ cơ sở khoa học và xây dựng hệ
thống các tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn cho VĐV bóng đá trẻ lứa
tuổi 14 - 16 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần
(dẫn chứng ở hàng tiền vệ) đã giải quyết một trong những vấn đề còn tồn đọng
của quá trình tuyển chọn, đào t
ạo VĐV bóng đá trẻ ở Việt Nam.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Luận án được trình bày trong 137 trang bao gồm: Phần mở đầu (04
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (47 trang); Chương 2:
Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu
(40 trang); Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu (20 trang); phần kết luận và
kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 48 bảng, 21 biểu đồ. Ngoài ra, luận án
đá sử dụng 122 tài liệ
u tham khảo, trong đó có 115 tài liệu bằng tiếng Việt, 05
tài liệu bằng tiếng Nga, 02 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Để xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đánh năng lực cho đối
tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công
trình nghiên cứu của các tác giả về các mặt: Các luận điểm cơ bản về năng lực
thể thao; Những cơ sở khoa học để đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ
;
Các nội dung, tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá năng lực của VĐV bóng đá
trẻ. Kết quả cho thấy:
Tiền đề của năng lực thể thao là năng khiếu thể thao. Hay nói một cách
khác, năng khiếu thể thao là cơ sở để phát triển năng lực thể thao. Năng khiếu
thể thao là sự kết hợp đặc biệt về chất những đặc điể
m giải phẫu, sinh lý, tâm
lý của từng cá thể, và là tiền đề vật chất để trên cơ sở đó, cá thể đó có thể đạt
được thành tích thể thao cao trong điều kiện có một môi trường tập luyện
tương ứng. Tuy nhiên, khả năng đạt thành tích cao hay thấp phụ thuộc vào mức
độ và chất lượng của sự kết hợp ấy.
Năng lực thể thao đạt tới đỉ
nh cao của sự hoàn thiện được gọi là tài năng
thể thao. Thiên tài thể thao là tài năng thể thao đặc biệt xuất chúng.

Ba nét đặc trưng cơ bản tạo ra xu thế phát triển của bóng đá hiện đại là
trình độ kỹ thuật cao, điêu luyện, sự dồi dào và sung mãn về thể lực, hoạt động
trí tuệ phát triển cao gắn liền với tư tưởng chiến thuật hiện đại. Do đặc
điểm hoạt
động của mình phù hợp với những yêu cầu mới trong bóng đá hiện đại, nên ở
các cầu thủ tiền vệ hội tụ những nét tinh hoa tiêu biểu nhất của một VĐV bóng
đá hiện đại: Năng lực tổ chức của một nhà chiến lược, có thể đá ở mọi vị trí
phòng ngự tốt, tổ chức tấn công hoặc trực tiế
p công phá cầu môn đối phương.
Nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV bóng đá đã trở thành chiến lược
trong công tác phát hiện và đào tạo các tài năng bóng đá ở các nước trên thế
giới. Tuyển chọn và huấn luyện thể thao là hai mặt hữu cơ của quá trình đào
tạo VĐV bóng đá cấp cao. Các giai đoạn tuyển chọn đều phải tương ứng với độ
tuổi tập luyện bóng đá và các giai đoạn đào tạo.
Năng lực chuyên môn của các cầu thủ bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 là một
tổ hợp các yếu tố thành phần bao gồm: Các thông số về hình thái, y sinh, tâm
lý, kỹ thuật, thể lực chung và chuyên môn. Để đánh giá đúng năng lực chuyên
môn cần phải xây dựng một hệ thống test có định mức chặt chẽ (định tính, định
lượ
ng) để tuyển chọn những VĐV trẻ xuất sắc tiếp tục đào tạo ở giai đoạn hoàn
thiện thể thao.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
3. Phương pháp chuyên gia.

3
4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
5. Phương pháp quan sát sư phạm.

6. Phương pháp nhân trắc.
7. Phương pháp kiểm tra y sinh.
8. Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu
từ năm 1994 đến năm 2003, và được tiến hành theo các giai đoạn nghiên cứu
như trình bày cụ thể trong luận án.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm quan trắc sư phạm (nhóm kiểm ch
ứng): Gồm 157 nam VĐV
bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc các Trung tâm bóng đá mạnh trên toàn quốc.
- Nhóm theo dõi ngang: Gồm 50 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16
được nghiên cứu chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu 1 của luận án.
- Nhóm theo dõi dọc: Gồm 12 nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa
tuổi 14 - 16 được nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu 2 của luận án.
2.2.3. Địa đ
iểm nghiên cứu:
Luận án được nghiên cứu tại: Viện khoa
học TDTT; Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Tây; Trường Đại học TDTT I;
Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia I; Một địa phương có triển khai
Chương trình Quốc gia về thể thao môn bóng đá.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Căn cứ khoa học xác định nội dung, tiêu chuẩn đánh giá năng lực của
nam VĐV bóng đá trẻ lứ
a tuổi 14 - 16.
3.1.1. Những căn cứ khoa học để xác định nội dung đánh giá năng lực
của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16.
Về cơ sở lý luận, đề tài đã căn cứ vào: Mục tiêu đào tạo; yêu cầu và
nhiệm vụ đào tạo bao gồm: Yêu cầu phát triển năng lực chuyên môn, yêu cầu
phát triển các năng lực tinh thần trong quá trình đào tạo - huấn luyện các

V
ĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16; các nguyên tắc lựa chọn nội dung đánh giá
năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 trong giai đoạn huấn luyện chuyên
môn hoá sâu.
Về cơ sở thực tiễn, đề tài căn cứ vào ý kiến các chuyên gia về nội dung
đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16. Qua tham khảo
các tài liệu chuyên môn có liên quan, chúng tôi đã lựa chọn được 30 test đánh
giá năng lực VĐV bóng đá thuộc 4 nhóm: Hình thái, tâm lý vận động, thể lực
chung và chuyên môn, kỹ thuật và y sinh học. Đồng thời, luận án đã tiến hành
phỏng vấn 75 HLV, chuyên gia tại các trung tâm bóng đá mạnh trên toàn quốc.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 trong luận án. Qua đó, luận án đã lựa chọn
được 24 chỉ tiêu, test thuộc 4 nhóm yếu tố trên với trên 70% ý kiến lựa chọn.

4
Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các chỉ tiêu, các test vào ứng dụng,
chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy, tính thông báo của các chỉ tiêu, các test
đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16
với hiệu suất thi
đấu của đối tượng nghiên cứu.
Hiệu suất thi đấu là chỉ số tham chiếu để đánh giá tính thông báo
trong bóng đá: Đánh giá hiệu xuất thi đấu bằng cách thông qua các phiếu quan
sát của các cộng tác viên (phụ lục 1.a trong luận án) kết hợp với ý kiến đánh giá
tổng hợp của các chuyên gia đối với từng cầu thủ và qua từng trận đấu. Hiệu
xuất thi đấu có hiệ
u xuất thi đấu của từng trận và hiệu xuất thi đấu của giải.
Hiệu suất thi đấu của từng trận đấu là tổng hiệu suất thi đấu của các nội
dung và được tính theo công thức:

HQ
HiÖu xuÊt = %

n
với
×
Sè lÇn thùc hiÖn tèt 100
HQ = %
Tæng sè lÇn thùc hiÖn

Trong đó: HQ là hiệu quả từng nội dung trong một trận đấu.
Hiệu xuất thi đấu toàn giải là trung bình cộng của hiệu xuất thi đấu trong
từng trận. Sau khi xác định được hiệu xuất thi đấu của các VĐV trong một trận
đấu bằng phương pháp trên, tiến hành đối chiếu với ý kiến đánh giá của các
chuyên gia nhằm tăng độ tin cậy của kết quả xác định hiệu xuất thi
đấu.
Tính thông báo của hệ thống các test đã lựa chọn: Chúng tôi tiến hành
xác định mối tương quan của hệ thống các test lựa chọn với hiệu xuất thi đấu
theo lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu. Kết quả thu được như trình bày ở bảng
3.3.
BẢNG 3.3. XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ THEO LỨA TUỔI VỚI HIỆU XUẤT THI ĐẤU
CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Hệ số tương quan theo lứa tuổi (r)
TT Chỉ số - test
14 (n = 17) 15 (n = 15) 16 (n = 18)
Các chỉ số hình thái

1. Chiều cao đứng (cm). 0.742 0.864 0.875
2. Chỉ số Quetelet (g/cm). 0.771 0.795 0.844
Các chỉ số tâm lý vận động
3. Phản xạ đơn (ms). -0.746 -0.752 -0.798
4. Phản xạ phức (ms). -0.801 -0.820 -0.846

Các test thể lực chung và chuyên môn

5. Bật cao tại chỗ (cm). 0.327 0.402 0.338
6. Chạy 30 m xuất phát cao (s). -0.810 -0.818 -0.853
7. Chạy 60 m xuất phát cao (s). -0.707 -0.839 -0.852
8.
Chạy con thoi 7
×
50 m (s).
-0.423 -0.411 -0.369
9. Cooper test (m). 0.708 0.736 0.850
10. Ném biên (m) 0.281 0.387 0.344
11. Bật cao đánh đầu (cm). 0.715 0.825 0.871

5
Hệ số tương quan theo lứa tuổi (r)
TT Chỉ số - test
14 (n = 17) 15 (n = 15) 16 (n = 18)
12. Chạy zích zắc (s). -0.352 -0.413 -0.368
Các test kỹ thuật

13. Tâng bóng (lần). 0.780 0.788 0.823
14. Tâng bóng 12 điểm chạm (vòng). 0.877 0.809 0.822
15.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân thuận
vào cầu môn 2
×
2 m (5 quả) (lần).
0.706 0.738 0.820
16.

Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân không
thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần).
0.695 0.709 0.781
17. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s). -0.729 -0.774 -0.835
18. Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m). 0.698 0.713 0.872
19. Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m). 0.780 0.788 0.855
20. Ném biên có đà (m). 0.809 0.817 0.822
Các chỉ số y sinh:

21. Dung tích sống (lít). 0.702 0.743 0.828
22. Tần số mạch đập sau 1 LVĐ chuẩn (lần). -0.810 -0.818 -0.835
23. Ngưỡng yếm khí tốc độ VanT (m/s). 0.807 0.839 0.852
24. PWC
170
(KGm/phút). 0.709 0.804 0.815

r
0.5
= 0.4821
r
0.5
= 0.5139
r
0.5
= 0.4683
Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu, các test đã
lựa chọn ở các lứa tuổi nghiên cứu đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy
đủ tính thông báo (|r| > |0.6| với P < 0.05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh
giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (các test được in đậm ở
bảng 3.3). Còn lại một số chỉ tiêu, test thể hiệ

n mối tương quan yếu. Các chỉ
tiêu, test này không đạt đủ tính thông báo (r < |0.6|) để ứng dụng trong đánh giá
năng lực VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi nghiên cứu.
Độ tin cậy của hệ thống các test đủ giá trị thông báo:
Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của hệ thống các test đã qua khảo
nghiệm tính thông báo để đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 -
16, chúng tôi tiến hành kiể
m tra 2 lần trong điều kiện quy trình, quy phạm như
nhau và trong cùng một thời điểm. Thời điểm kiểm tra ở tuần đầu tiên và tuần
thứ ba tháng 11/2001. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Cả 20 test đã qua kiểm tra tính
thông báo ở các lứa tuổi 14, 15 và 16 đều thể hiện hệ số tin cậy giữa 2 lần kiểm
tra ở
mức độ rất cao (r > 0.800 với P < 0.05). Điều đó cho thấy hệ thống các
test trên đây đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo, đủ
độ tin cậy, mang tính khả thi và phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như
điều kiện thực tiễn tại Việt Nam trong việc đánh giá năng lực nam VĐV bóng
đá trẻ lứa tuổi nghiên cứu.

6
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV
BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16.
Lứa tuổi 14 (n = 17) Lứa tuổi 15 (n = 15) Lứa tuổi 16 (n = 18)
TT Các test kiểm tra
Lần 1
δ
±
x
Lần 2
δ

±
x
Hệ số
tương
quan (r)
Lần 1
δ
±
x
Lần 2
δ
±
x
Hệ số
tương
quan (r)
Lần 1
δ
±
x
Lần 2
δ
±
x
Hệ số
tương
quan (r)
1. Chiều cao đứng (cm).
160.10±4.00 160.09±4.02
0.993

163.77±4.09 163.61±4.13
0.982
167.43±4.19 167.57±4.12
0.984
2. Chỉ số Quetelet (g/cm).
3
32.61±10.1
4
3
33.02±10.11
0.991
3
46.09±10.5
6
3
47.31±10.53
0.972
359.57±10.97360.15±10.79
0.981
3. Phản xạ đơn (ms).
179.75±11.68180.66±10.08
0.876
171.54±11.15171.98±10.39
0.864
163.32±10.62163.56±10.0
4
0.875
4. Phản xạ phức (ms).
2
63.48

±
17.13
2
63.11
±
15.07
0.864
2
50.92
±
16.31
2
51.22
±
15.07
0.872
2
38.36
±
15.49
2
38.78
±
13.09
0.897
5. Chạy 30 m xuất phát cao (s).
4.78±0.31 4.60±0.33
0.862
4.52±0.29 4.58±0.32
0.823

4.26±0.28 4.31±0.30
0.861
6. Chạy 60 m xuất phát cao (s).
7.84±0.51 7.76±0.58
0.841
7.48±0.49 7.53±0.52
0.804
7.12±0.46 7.17±0.59
0.832
7. Cooper test (m).
2641.67
±171.71
2654.46
±154.08
0.832
2813.15
±182.85
2831.09
±162.36
0.826
2984.62
±185.05
2990.02
±179.10
0.801
8. Bật cao đánh đầu (cm).
53.32±3.47 54.18±3.68
0.897
56.11±3.65 56.71±3.61
0.810

58.89±3.83 58.32±3.75
0.823
9. Tâng bóng (lần).
81.78
±
5.32 79.53
±
5.77
0.861
86.23
±
5.60 83.78
±
6.02
0.843
90.67
±
5.89 88.64
±
5.77
0.821
10. Tâng bóng 12 điểm chạm (vòng).
3.64±0.24 3.13±0.36
0.879
3.84±0.25 3.77±0.28
0.863
4.04±0.26 4.01±0.29
0.816
11.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân

thuận vào cầu môn 2
×
2 m (5 quả)
(lần).
3.32
±
0.22 3.46
±
0.29
0.801
3.57
±
0.23 3.46
±
0.25
0.814
3.82
±
0.25 3.94
±
0.29
0.831
12.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân
không thuận vào cầu môn 2 × 2 m (5
quả) (lần).
2.21±0.14 2.08±0.16
0.806
2.39±0.16 2.24±0.21
0.807

2.57±0.17 2.53±0.21
0.807
13.
Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn
(s).
7.88±0.51 7.90±0.54
0.853
7.52±0.49 7.59±0.69
0.887
7.15±0.46 7.37±0.52
0.844
14. Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m).
36.68
±
2.38 35.44
±
2.64
0.855
39.39
±
2.56 39.62
±
2.78
0.877
42.10
±
2.74 42.08
±
2.77
0.855

15.
Đá bóng xa chân không thuận 5 quả
(m).
26.82
±
1.74 25.02
±
1.68
0.846
28.55
±
1.86 29.09
±
1.75
0.862
30.28
±
1.97 31.11
±
1.79
0.843
16. Ném biên có đà (m).
18.93
±
1.23 18.33
±
1.69
0.855
20.04
±

1.30 20.18
±
1.42
0.811
21.15
±
1.37 21.19
±
1.55
0.865
17. Dung tích sống (lít).
3.49±0.23 3.18±0.24
0.833
3.81±0.25 3.44±0.29
0.871
4.12±0.27 4.15±0.28
0.863
18.
Tần số mạch đập sau 1 LVĐ chuẩn
(lần).
174.80
±
7.87 175.62
±
7.79
0.857
169.09
±
7.61 170.12
±

7.43
0.863
163.38
±
7.35 163.87
±
7.47
0.882
19. Ngưỡng yếm khí tốc độ VanT (m/s).
3.53
±
0.23 3.58
±
0.26
0.880
3.78
±
0.25 3.77
±
0.32
0.846
4.02
±
0.26 4.06
±
0.34
0.857
20. PWC
170
(KGm/phút).

2
39.61
±
15.57
2
38.53
±
14.68
0.809
2
57.65
±
16.75
2
56.33
±
15.01
0.822
2
75.68
±
17.92
2
77.21
±
18.07
0.864

7
BẢNG 3.5. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA CÁC CHỈ TIÊU, CÁC TEST ĐÁNH GIÁ

NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16.
Kết quả kiểm tra theo lứa tuổi (
δ
±
x
)
TT Chỉ tiêu, test
14 (n = 17) (1) 15 (n = 15)(2) 16 (n = 18)(3)
t
1,2
t
2,3
t
1,3
P
1. Chiều cao đứng (cm).
160.10
±
4.00 163.77
±
4.09 167.43
±
4.19
-2.554 -2.535 -5.296
<0.05
2. Chỉ số Quetelet (g/cm).
332.61±10.14 346.09±10.56 359.57±10.97
-3.671 -3.589 -7.555
<0.05
3. Phản xạ đơn (ms).

179.75
±
11.68 171.54
±
11.15 163.32
±
10.62
2.034 2.154 4.346
<0.05
4. Phản xạ phức (ms).
263.48
±
17.13 250.92
±
16.31 238.36
±
15.49
2.123 2.253 4.542
<0.05
5. Chạy 30 m xuất phát cao (s).
4.78±0.31 4.52±0.29 4.26±0.28
2.432 2.598 5.216
<0.05
6. Chạy 60 m xuất phát cao (s).
7.84
±
0.51 7.48
±
0.49 7.12
±

0.46
2.043 2.165 4.368
<0.05
7. Cooper test (m).
2
641.67
±
171.71
2
813.15
±
182.85
2
984.62
±
185.05
-2.724 -2.668 -5.687
<0.05
8. Bật cao đánh đầu (cm).
53.32±3.47 56.11±3.65 58.89±3.83
-2.206 -2.136 -4.517
<0.05
9. Tâng bóng (lần).
81.78±5.32 86.23±5.60 90.67±5.89
-2.293 -2.216 -4.691
<0.05
10. Tâng bóng 12 điểm chạm (vòng).
3.64
±
0.24 3.84

±
0.25 4.04
±
0.26
-2.318 -2.238 -4.739
<0.05
11.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân thuận
vào cầu môn 2
×
2 m (5 quả) (lần).
3.32±0.22 3.57±0.23 3.82±0.25
-3.142 -2.985 -6.368
<0.05
12.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân không
thuận vào cầu môn 2
×
2 m (5 quả) (lần).
2.21±0.14 2.39±0.16 2.57±0.17
-3.388 -3.202 -6.847
<0.05
13. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s).
7.88±0.51 7.52±0.49 7.15±0.46
2.062 2.185 4.408
<0.05
14. Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m).
36.68
±
2.38 39.39

±
2.56 42.10
±
2.74
-3.086 -2.934 -6.257
<0.05
15. Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m).
26.82
±
1.74 28.55
±
1.86 30.28
±
1.97
-2.707 -2.594 -5.512
<0.05
16. Ném biên có đà (m).
18.93±1.23 20.04±1.30 21.15±1.37
-2.469 -2.377 -5.040
<0.05
17. Dung tích sống (lít).
3.49±0.23 3.81±0.25 4.12±0.27
-3.737 -3.508 -7.524
<0.05
18. Tần số mạch đập sau 1 LVĐ chuẩn (lần).
174.80
±
7.87 169.09
±
7.61 163.38

±
7.35
2.085 2.180 4.431
<0.05
19. Ngưỡng yếm khí tốc độ VanT (m/s).
3.53±0.23 3.78±0.25 4.02±0.26
-2.905 -2.773 -5.903
<0.05
20. PWC
170
(KGm/phút).
239.61±15.57 257.65±16.75 275.68±17.92
-3.141 -2.984 -6.366
<0.05

8
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ
lứa tuổi 14 - 16.
3.1.2.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm.
Đối tượng kiểm tra là 50 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc đội
tuyển U16 quốc gia và các CLB bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc: Hà
Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An… (gồm 17 VĐV bóng đá lứa tuổi 14;
15 VĐV bóng đá lứa tuổi 15 và 18 VĐV bóng đá lứa tuổi 16).
C
ả 50 VĐV này đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện chuyên
môn hóa sâu (chương trình huấn luyện 2 - 3 năm) do Liên đoàn bóng đá Việt
Nam xây dựng. Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm trên đối tượng
nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng (từ tháng 01/2001 đến tháng
12/2001) và được kiểm tra thông qua hệ thống các chỉ tiêu, các test mà quá
trình nghiên cứu đã lựa chọn đối với các lứa tuổi 14, 15 và 16.

3.1.2.2. So sánh sự khác biệt về các nội dung đánh giá năng lự
c VĐV
bóng đá nam lứa tuổi 14 - 16.
Kết quả kiểm tra so sánh trên các chỉ tiêu, các test lựa chọn thu được như
trình bày ở bảng 3.5. Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy: Kết quả thu
được qua kiểm tra các test được lựa chọn của đối tượng nghiên cứu ở các lứa
tuổi 14, 15 và 16 đều có sự khác biệt rõ rệt (|t
tính
| dao động từ 2.034 đến 7.555
đều > t
bảng
= 1.96 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05). Hay nói một cách khác, với kết
quả so sánh thành tích kiểm tra ở 20 chỉ tiêu, test lựa chọn ở các lứa tuổi của
đối tượng nghiên cứu cho thấy ở tất cả các chỉ tiêu, các test trên, thành tích của
đối tượng nghiên cứu có lứa tuổi cao hơn thì tốt hơn thành tích của đối tượng
có lứa tuổi thấp, và sự khác biệt này đều đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất
thố
ng kê P < 0.05. Điều đó đòi hỏi chúng tôi không thể xây dựng một thang
điểm đánh giá chung cho cả 3 lứa tuổi 14, 15 và 16, mà phải xây dựng các tiêu
chuẩn riêng lẻ cho từng lứa tuổi của VĐV bóng đá trẻ và theo từng chỉ tiêu để
làm cơ sở đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16.
3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ
lứa tuổi 14 - 16.
Tiêu chuẩ
n phân loại các nội dung và thang điểm đánh giá năng lực
cho đối tượng nghiên cứu.
Từ các kết quả thống kê trong bảng 3.5, luận án tiến hành phân loại từng
chỉ tiêu, test đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thành 5
mức: Tốt, khá, Trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma. Kết quả thu được
như trình bày ở bảng 3.6, 3.7 và 3.8 trong luận án. Đồng thời, cũng căn cứ vào

các kết quả thống kê trong b
ảng 3.5, luận án tiến hành xây dựng bảng điểm
tổng hợp theo thang độ C (thang điểm 10) cho từng chỉ tiêu, test đã lựa chọn.
Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.9, 3.10 và 3.11 trong luận án.

9
Xác định chuẩn điểm đánh giá tổng hợp năng lực nam VĐV bóng đá
trẻ lứa tuổi 14 - 16.
Từ kết quả thu được ở các bảng 3.9 đến 3.11, thông qua việc tính điểm
tổng hợp cho từng cá nhân, luận án tiến hành xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh
giá xếp loại tổng hợp trong đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi
nghiên cứu theo 5 mức: Tố
t, khá, trung bình, yếu và kém (bảng 3.12).
BẢNG 3.12. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔNG HỢP NĂNG LỰC NAM
VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ LỨA TUỔI 14 - 16.
Tổng điểm đạt được theo lứa tuổi
Xếp loại
Lứa tuổi 14
(Tổng điểm tối đa là
200)
Lứa tuổi 15
(Tổng điểm tối đa là
200)
Lứa tuổi 16
(Tổng điểm tối đa là
200)
Tốt > 170 > 170 > 170
Khá 131 - 170 131 - 170 131 - 170
Trung bình 90 - 130 90 - 130 90 - 130
Yếu 50 - 89 50 - 89 50 - 89

Kém < 50 < 50 < 50
Tuy nhiên, để đạt được tổng điểm ở một loại nào đó, không nhất thiết
từng chỉ tiêu, test phải đạt được số điểm như ở từng tiêu chuẩn thuộc loại đó -
nghĩa là có thể lấy điểm đạt cao của test này bù cho điểm đạt thấp của test
khác, miễn là tổng điểm đạt được phải nằm trong khoảng xác đị
nh của bảng
phân loại tổng hợp (bảng 3.12), nhưng với điều kiện không có quá 3 nội dung
nằm ở mức độ yếu và kém, đặc biệt là các yếu tố chuyên môn (thể lực, kỹ -
chiến thuật).
3.2. Ứng dụng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã nghiên cứu vào việc đánh giá
năng lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 trong thực tiễn huấn
luyện (trên cơ sở chú tr
ọng tới các VĐV tuyến tiền vệ cùng độ tuổi).
3.2.1. Đánh giá sự phát triển năng lực VĐV bóng đá trẻ trong một năm
tập luyện.
Luận án đã tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm trong 12 tháng trên 50
nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 thuộc đội tuyển U16 quốc gia và các
CLB bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc. Cả 50 VĐV này đều được tập
luyện theo chươ
ng trình huấn luyện chuyên môn hóa sâu. Quá trình kiểm tra
trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành như sau:
Kiểm tra ban đầu: Chúng tôi tiến hành lấy kết quả kiểm tra trên đối tượng
nghiên cứu ở các lứa tuổi: Lứa tuổi 14, lứa tuổi 15 và lứa tuổi 16. Đây chính là
kết quả kiểm tra sư phạm trên 20 chỉ tiêu, test đã được luận án tiến hành sử
dụng để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho đố
i tượng nghiên cứu
(bảng 3.5 mục 3.1.2.2). Kết quả kiểm tra này sẽ được so sánh với các kết quả

10
kiểm tra giai đoạn (sau 6 tháng, sau 12 tháng) nhằm đánh giá mức độ biểu hiện

năng lực của đối tượng nghiên cứu trong quá trình tập luyện. Kết quả thu được
như trình bày ở các bảng 3.13 đến 3.15 trong luận án.
Kết quả cho thấy : Kết quả kiểm tra sư phạm của đối tượng nghiên cứu ở
các lứa tuổi 14, 15 và 16 qua các giai đoạn ban đầu và sau 6 tháng, cũng như
sau 6 tháng đến sau 12 tháng không có sự khác biệ
t rõ rệt (|t
tính
| dao động từ
0.976 đến 1.551 < t
bảng
= 1.96; 2.048 ở ngưỡng xác suất P > 0.05). Đồng thời
nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu, các test cũng không có sự tăng trưởng rõ rệt,
trung bình sau 6 tháng tăng 2.131%, 2.110% ở lứa tuổi 14, và 2.216%, 2.194%
ở lứa tuổi 15 và 2.216%, 2.194% ở lứa tuổi 16.
Sau 12 tháng, kết quả thử nghiệm ở đối tượng nghiên cứu (lứa tuổi 14, 15
và 16) so với thời điểm kiểm tra ban đầu đã có sự khác biệt rõ rệt (|t
tính
| dao
động từ 2.159 đến 3.024 > t
bảng
= 1.96; 2.048 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05). Mức
độ tăng trưởng về kết quả lập test của các chỉ tiêu, các test sau 12 tháng tập
luyện đã có sự gia tăng rõ rệt so với trước tập luyện. Hay nói một cách khác, các
chỉ tiêu, các test đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 đã có
sự tăng trưởng rõ rệt sau 12 tháng tập luyện, mức tăng trưởng trung bình đạt
4.241% ở lứa tuổi 14, và 4.410% ở l
ứa tuổi 15 và 4.410% ở lứa tuổi 16.
Tiếp theo, luận án tiến hành so sánh kết quả đánh giá xếp loại tổng hợp
năng lực cho đối tượng nghiên cứu giữa tiêu chuẩn đánh giá năng lực của luận
án đã xây dựng với các tiêu chuẩn do Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng và

đã được áp dụng tại các Trung tâm bóng đá mạnh trên phạm vi toàn quốc.
Đối tượng kiểm tra là 157 nam VĐV bóng đá trẻ l
ứa tuổi 14 - 16 (trong
đó lứa tuổi 14 có 52 em, lứa tuổi 15 có 56 em, lứa tuổi 17 có 49 em) thuộc các
Trung tâm bóng đá mạnh trên địa bàn Hà Nội và một số CLB bóng đá trên
phạm vi toàn quốc. Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.16 đến 3.18
trong luận án. Kết quả cho thấy, giá trị χ
2
tính
xác định được đều lớn hơn giá trị
χ
2
bảng
ở ngưỡng xác suất từ P < 0.01 đến P < 0.001. Điều đó cho thấy, có sự
khác biệt rõ rệt về hiệu quả, mức độ chính xác trong đánh giá năng lực cho đối
tượng nghiên cứu giữa 2 hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng, hay nói một
cách khác, hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho đối tượng
nghiên cứu mà luận án xây dựng được đã thể hiện mức
độ chính xác, và đem lại
hiệu quả trong đánh giá năng lực cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 cao
hơn hẳn so với các tiêu chuẩn mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng.
3.2.2. Đánh giá sự phát triển năng lực VĐV bóng đá trẻ theo các vị trí
khác nhau.
Để đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 theo các
vị trí chuyên môn khác nhau, chúng tôi tiến hành phân loại và so sánh sự khác
biệt về kết quả
kiểm tra sư phạm các VĐV theo từng vị trí chuyên môn ở các

11
lứa tuổi 14, 15 và 16 bằng chỉ số t student, đồng thời tiến hành so sánh kết quả

đánh giá xếp loại tổng hợp năng lực theo từng vị trí chuyên môn thông qua các
tiêu chuẩn đã xây dựng bằng chỉ số χ2. Kết quả thu được như trình bày ở các
bảng 3.19 đến bảng 3.24 trong luận án. Kết quả cho thấy:
VĐV tuyến tiền vệ có một số năng lực chuyên môn tốt hơn hẳ
n so với
VĐV các tuyến hậu vệ, tiền đạo và thủ môn ở cả 3 lứa tuổi 14, 15 và 16.
Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi
14 - 16 mà luận án đã xây dựng chưa phù hợp trong việc ứng dụng đánh giá
năng lực cho VĐV tuyến tiền vệ. Như vậy, đòi hỏi chúng tôi phải tiến hành xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá nă
ng lực riêng, đảm bảo mức độ phù hợp hơn trong
đánh giá năng lực cho VĐV tuyến tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ
hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành theo dõi dọc trên 12 nam
VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 thuộc đội tuyển U16 Quốc gia và
các CLB bóng đá mạnh. Quá trình theo dõi và kiểm tra s
ư phạm được tiến hành
trong 24 tháng thông qua 20 chỉ tiêu, test đã lựa chọn ở mục tiêu 1, và cũng
được tiến hành định kỳ 6 tháng 1 lần.
3.2.3.1. Kết quả kiểm tra sư phạm các nội dung đánh giá năng lực nam
VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Luận án đã tiến hành kiểm tra 3 lứa tuổi: Lứa tuổi 14, 15 và 16. Đồng
thời quá trình nghiên cứu cũng tiến hành so sánh kết quả kiểm tra giữa các l
ứa
tuổi, cũng như theo dõi diễn biến thành tích (nhịp tăng trưởng W%) theo lứa
tuổi qua các giai đoạn kiểm tra của đối tượng nghiên cứu (ban đầu, sau 6 tháng,
sau 12 tháng, sau 18 tháng và sau 24 tháng). Kết quả thu được như trình bày ở
các bảng 3.25, 3.26 và các biểu đồ 3.1 đến 3.18 trong luận án. Kết quả cho
thấy, ở các thời điểm kiểm tra (sau 6 tháng, sau 12 tháng, sau 18 tháng và sau

24 tháng), kết quả lập test đều có sự tăng trưởng rõ rệt theo chiều hướ
ng tốt lên
(bảng 3.26), thể hiện ở sự gia tăng của chỉ số Brody (%) trên 20 chỉ tiêu đánh
giá năng lực và hiệu suất của đối tượng nghiên cứu. Trung bình sau 6 tháng
W tăng 2.821 %, sau 12 tháng W tăng 5.588 %, sau 18 tháng W tăng 8.292 % và
sau 24 tháng
W tăng 10.948 %.
Như vậy, hệ thống các test đánh giá năng lực mà luận án lựa chọn đã
phản ánh được những yếu tố cấu thành năng lực của nam VĐV bóng đá hàng
tiền vệ lứa tuổi 14 - 16. Điều đó một lần nữa khẳng định hệ thống các test đã
lựa chọn là các test đặc trưng, đảm bảo độ tin cậy cao và có giá trị thông báo
cao trong việ
c sử dụng để đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ
lứa tuổi 14 - 16.

12
BẢNG 3.27. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA GIỮA CÁC LỨA TUỔI CỦA NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM
VĐV BÓNG ĐÁ HÀNG TIỀN VỆ LỨA TUỔI 14 - 16 (Kết thúc năm thứ nhất và năm thứ hai) (n = 12)
So sánh kết quả kiểm tra giữa các lứa tuổi
Kết quả kiểm tra theo lứa tuổi (
δ
±
x ) Sự khác biệt
TT Chỉ số, test
14 tuổi 15 tuổi 16 tuổi t
14,15
t
15,16
t
14,16

P
1. Chiều cao đứng (cm).
164.72
±
4.12 168.43
±
4.21 172.12
±
4.30
-2.178 -2.122 -4.299
<0.05
2. Chỉ số Quetelet (g/cm).
346.23±8.66 355.04±8.88 365.21±9.13
-2.462 -2.766 -5.225
<0.05
3. Phản xạ đơn (ms).
179.08±9.85 169.76±7.64 161.20±8.87
2.592 2.533 4.675
<0.05
4. Phản xạ phức (ms).
261.92
±
14.41 246.84
±
11.11 235.26
±
12.94
2.871 2.353 4.769
<0.05
5. Chạy 30 m xuất phát cao (s).

4.72±0.31 4.45±0.29 4.20±0.27
2.284 2.107 4.382
<0.05
6. Chạy 60 m xuất phát cao (s).
7.79±0.39 7.43±0.45 7.03±0.42
2.088 2.264 4.574
<0.05
7. Cooper test (m).
2678.52
±
160.71 2858.86
±
185.83 3021.63
±
151.08
-2.543 -2.354 -5.388
<0.05
8. Bật cao đánh đầu (cm).
54.05±3.24 57.02±3.14 59.66±2.98
-2.276 -2.112 -4.405
<0.05
9. Tâng bóng (lần).
83.44
±
4.17 87.63
±
4.38 91.85
±
4.59
-2.398 -2.305 -4.696

<0.05
10. Tâng bóng 12 điểm chạm (vòng).
3.76±0.23 3.98±0.22 4.19±0.23
-2.469 -2.289 -4.664
<0.05
11.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân thuận
vào cầu môn 2 × 2 m (5 quả) (lần).
3.43±0.22 3.63±0.24 3.87±0.25
-2.137 -2.428 -4.554
<0.05
12.
Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng chân không
thuận vào cầu môn 2
×
2 m (5 quả) (lần).
2.28
±
0.15 2.43
±
0.16 2.60
±
0.17
-2.351 -2.613 -4.951
<0.05
13. Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s).
7.72
±
0.39 7.39
±

0.38 7.06
±
0.36
2.125 2.232 4.376
<0.05
14. Đá bóng xa chân thuận 5 quả (m).
37.87±2.27 40.03±2.40 42.65±2.56
-2.261 -2.583 -4.834
<0.05
15. Đá bóng xa chân không thuận 5 quả (m).
27.19±1.44 29.01±1.51 30.67±1.60
-3.026 -2.611 -5.593
<0.05
16. Ném biên có đà (m).
19.15
±
1.15 20.37
±
1.22 21.42
±
1.29
-2.521 -2.069 -4.581
<0.05
17. Dung tích sống (lít).
3.52±0.21 3.87±0.23 4.17±0.25
-3.790 -3.113 -6.872
<0.05
18. Tần số mạch đập sau 1 LVĐ chuẩn (lần).
170.87±4.27 167.19±4.18 161.91±4.05
2.133 3.142 5.273

<0.05
19. Ngưỡng yếm khí tốc độ VanT (m/s).
3.58
±
0.16 3.84
±
0.19 4.07
±
0.21
-3.478 -2.891 -6.422
<0.05
20. PWC
170
(KGm/phút).
241.40±10.86 261.83±10.74 279.26±11.73
-4.635 -3.798 -8.205
<0.05

13
3.2.3.2. So sánh năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi
14 - 16 trong quá trình huấn luyện 2 năm.
Bảng 3.27 giới thiệu về sự so sánh kết quả lập test của 12 nam VĐV bóng
đá trẻ hàng tiền vệ trong quá trình 2 năm tập luyện theo chương trình đã định.
Kết quả phân tích, so sánh cho thấy, thành tích lập test năm sau đều tốt hơn
năm trước (t
tính
đều > t
bảng
với P < 0.05), nghĩa là năng lực nam VĐV bóng đá
trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 được phát triển tuần tự: Lứa tuổi 15 hơn lứa

tuổi 14 và lứa tuổi 16 hơn lứa tuổi 15. Kết quả đó được phản ánh ở tất cả 20 chỉ
tiêu quan sát trên các mặt: Hình thái, tố chất thể lực, năng lực chuyên môn
cũng như ở mặt sinh lý và hiệu suất thi đấu.
3.2.3.3. Mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV
bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá
hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16: Được chúng tôi trình bày ở các bảng từ 3.28 đến
3.30 trong luận án. Kết quả cho thấy giữa các chỉ tiêu, các test đều có mối
tương quan đủ độ tin cậy (r
tính
> r
bảng
ở ngưỡng xác xuất P < 0.05).
3.2.3.4. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho VĐV bóng
đá trẻ tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 trên cơ sở các tiêu chí đã được xác lập.
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá trình độ tập luyện, năng lực chuyên môn cho VĐV các môn
thể thao, chúng tôi đã xây dựng được quy trình xây dựng tiêu chuẩn gồm 5
bước xây dựng tiêu chuẩn đ
ánh giá năng lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14
- 16 như trình bày cụ thể trong luận án.
3.2.3.5. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đã được xác lập
với hiệu suất thi đấu của nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Kết quả xác lập tương quan bội và tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu
tố thành phần được như trình bày ở
các bảng 3.31, 3.32, 3.33 trong luận án. Kết
quả xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần được trình bày
ở bảng 3.34.
BẢNG 3.34. TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG (β) CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC ĐẾN HIỆU SUẤT THI ĐẤU CỦA VĐV BÓNG ĐÁ HÀNG TIỀN VỆ

LỨA TUỔI 14 - 16.
Tỷ trọng ảnh hưởng
Hình thái
Tâm lý vận
động
Thể lực chung
và chuyên môn
Kỹ - chiến
thuật
Y sinh
Lứa
tuổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
14 0.121

12.10


0.132

13.20

0.202

20.20

0.241

24.10

0.106

10.60

15 0.122 12.20 0.134 13.40 0.209 20.90 0.246 24.60 0.110 11.00
16 0.132

13.20

0.142

14.20

0.213

21.30


0.251

25.10

0.116

11.60


14
Kết quả thu được cho thấy: Mối tương quan riêng phần giữa các nhóm
nội dung, các test đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ và hiệu suất thi đấu
thể hiện khá chặt. Mối tương quan này tăng dần theo lứa tuổi, lứa tuổi 16 thể
hiện mối tương quan chặt chẽ hơn so với lứa tuổi 15 và lứa tuổi 14.
Mặt khác, những số liệu ở bảng 3.34 còn cho thấy m
ức độ ảnh hưởng của
các yếu tố thành phần đến hiệu suất thi đấu tăng lên theo lứa tuổi của đối tượng
nghiên cứu, trong đó mức độ ảnh hưởng lớn nhất phải kể tới là yếu tố thể lực
chung và chuyên môn, cũng như yếu tố kỹ - chiến thuật. Hai yếu tố có tính chất
chuyên môn này chiếm tới hơn 50% trong tổng tỷ trọ
ng ảnh hưởng tới hiệu
suất thi đấu của đối tượng nghiên cứu.
3.2.3.6. Xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn đã xây dựng để đánh giá
năng lực của nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu đánh giá theo quy tắc 2 xích ma và theo thang
độ C đã được trình bày về cách tiến hành ở mục 3.1.2.3, nên ở đây chúng tôi
chỉ xác định cụ thể về các tiêu chuẩn mà thôi. Những tiêu chuẩ
n đánh giá phân
loại năng lực nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 theo từng chỉ
tiêu được trình bày ở bảng 3.35, 3.36 và 3.37, còn những tiêu chuẩn đánh giá

bằng điểm từng chỉ tiêu được trình bày ở bảng 3.38, 3.39 và 3.40 trong luận án.
Xác định chuẩn điểm đánh giá năng lực có tính tới tỷ trọng ảnh
hưởng của các yếu tố thành phần.
Từ kết quả xác
định tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần
(bảng 3.34) cho thấy, điểm tối đa các yếu tố thành phần đánh giá năng lực cho
đối tượng nghiên cứu là tổng điểm đạt được của các nhóm yếu tố thành phần đó.
Lứa tuổi 14: 12.10 + 13.20 + 20.20 + 24.10 + 10.60 = 80.20 điểm.
Lứa tuổi 15: 12.20 + 13.40 + 20.90 + 24.60 + 11.00 = 82.10 điểm.
Lứa tuổi 16: 13.20 + 14.20 + 21.30 + 25.10 + 11.60 = 85.40 điểm.
Tiếp theo, lu
ận án tiến hành quy đổi thang điểm của các nhóm yếu tố
thành phần trong đánh giá năng lực cho đối tượng nghiên cứu theo tỷ trọng ảnh
hưởng tương ứng theo lứa tuổi (bảng 3.41).
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.42, 3.43 và 3.44 trong luận án.
Từ kết quả thu được ở các bảng 3.42, 3.43 và 3.44, luận án tiến hành xây
dựng bảng tiêu chuẩn xếp loại tổng hợp nhằm đánh giá n
ăng lực nam VĐV
bóng đá trẻ có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng ở lứa tuổi nghiên cứu theo 5 mức:
Tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Cũng cần nói rõ, để đưa ra được bảng tiêu
chuẩn đánh giá xếp loại này, quá trình nghiên cứu đã dựa vào các bảng điểm
3.38, 3.39 và 3.40 để tính tổng điểm cho từng VĐV theo từng yếu tố thành
phần, từ đó xác định tổng đi
ểm có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng cho mỗi cá nhân
làm cơ sở cho việc phân loại theo quy tắc ±2δ.
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.45.

15
BẢNG 3.45. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔNG HỢP NĂNG LỰC ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU THEO LỨA TUỔI CÓ TÍNH ĐẾN TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG.

Xếp loại
Lứa tuổi 14
(Điểm tối đa là 80.20)
Lứa tuổi 15
(Điểm tối đa là 82.10)
Lứa tuổi 16
(Điểm tối đa là 85.40)
Tốt > 68.17 > 69.79 > 72.59
Khá 52.14 - 68.17 53.38 - 69.79 55.52 - 72.59
Trung bình 36.09 - 52.13 36.95 - 53.37 38.43 - 55.51
Yếu 20.05 - 36.08 20.53 - 36.94 21.35 - 38.42
Kém < 20.05 < 20.53 < 21.35
3.2.4. Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đã xác lập để đánh giá năng lực của
nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Để xác định hiệu quả của các tiêu chuẩn đã xây dựng, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp sau: Xác định hiệu quả tuyển chọn; Phương pháp kiểm
tra ngược trên đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp xác định hiệu quả tuyển chọn:
Đề tài đã sử d
ụng phương pháp xác định hiệu quả tuyển chọn và phương
pháp kiểm tra ngược trên 125 nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 hàng tiền
vệ tại một số địa phương, đồng thời, có sự so sánh với sự đánh giá phân loại
của các câu lạc bộ, các địa phương có triển khai Chương trình Quốc gia về thể
thao môn bóng đá như: Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định. Kết quả
thu được như trình bày
ở bảng 3.46, 3.47.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.46 chúng ta có: Hiệu quả tuyển chọn theo
tiêu chuẩn mà đề tài đã xây dựng là: S
t
= 93.15%; S

0
= 59.20%; P = 58.40%;
Hiệu quả tuyển chọn theo tiêu chuẩn mà của các địa phương xây dựng là: S
t
=
69.57%; S
0
= 55.20%; P = 55.20%. Như vậy, theo tiêu chuẩn mà luận án đã
xây dựng được thì hiệu quả tuyển chọn nói chung và hiệu quả tuyển chọn ban
đầu nói riêng cũng như hệ số tuyển chọn đều đạt được rất cao so với các tiêu
chuẩn hiện hành áp dụng tại các địa phương. Điều này bước đầu có thể khẳng
định được giá trị của hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho nam V
ĐV
bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Khi chúng ta so sánh số lượt các nam VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ được
tuyển chọn theo các cách khác nhau trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004. Kết
quả cho thấy, số VĐV giữ lại và chuyển lên tuyến trên cũng như số VĐV bị
thải loại đúng theo tiêu chuẩn của luận án đã xây dựng và tiêu chuẩn hiện hành
do Liên đoàn bóng đá Việ
t Nam xây dựng về cơ bản là không có sự khác biệt
đáng kể (χ
2
tính
< χ
2
bảng
với P > 0.05). Nhưng nếu so sánh số VĐV bị thải loại
sai và số VĐV giữ nhầm theo 2 cách tuyển chọn thì đã có sự khác biệt rõ rệt

2

tính
> χ
2
bảng
với P > 0.01), mà sự sai sót, nhầm lẫn chủ yếu là thuộc về cách
thức tuyển chọn hiện hành do Liên đoàn bóng đá Việt Nam xây dựng và áp
dụng tại các địa phương (bảng 3.47).
16
BẢNG 3.46. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NAM VĐV BÓNG ĐÁ HÀNG TIỀN
VỆ LỨA TUỔI 14 - 16 THEO PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TUYỂN CHỌN CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Số VĐV chuyển
t
uyến, giữ lại, bổ sung
hàng năm (I)
Số VĐV thải loại
đúng (II)
Số VĐV thải loại
sai (III)
Số VĐV giữ nhầm
(IV)
Đơn vị
Tổng
số
VĐV
2002 2003 2004 2002 2003 2004 2002 2003 2004 2002 2003 2004
Hải Phòng 38 5/(3) 7/(4) 6/(5) 5/(3) 7/(4) 5/(3) 0/(2) 1/(2) 1/(3) 1/(02) 0/(4) 0/(3)
Thanh Hoá 30 5/(4) 6/(5) 6/(3) 3/(2) 2/(2) 4/(3) 1/(1) 0/(2) 1/(3) 0/(1) 1/(2) 1/(2)
Nghệ An 32 6/(4) 5/(4) 8/(6) 3/(3) 4/(3) 4/(4) 0/(1) 1/(2) 0/(1) 0/(1) 1/(2) 0/(1)
Nam Định 25 5/(4) 5/(3) 4/(3) 3/(3) 4/(3) 2/(2) 1/(1) 0/(1) 0/(2) 1/(1) 0/(1) 0/(1)
Tổng 125 68/(48) 46/(35) 06/(21) 05/(21)

Ghi chú: Các số liệu nằm trong dấu ngoặc đơn () là kết quả tuyển chọn theo tiêu chuẩn hiện hành được áp
dụng tại các địa phương.

17
BẢNG 3.47. SO SÁNH SỐ LƯỢT VĐV BÓNG ĐÁ TRẺ HÀNG TIỀN VỆ ĐƯỢC
TUYỂN CHỌN THEO CÁC CÁCH KHÁC NHAU TRONG GIAI ĐOẠN 2002-2004.
TT Cách tuyển chọn
Số VĐV
chuyển
tuyến, giữ
lại (I)
Số VĐV
thải loại
đúng (II)
Số VĐV
thải loại
sai (III)
Số VĐV
giữ nhầm
(IV)
Tổng
68 46 6 5
1.
Theo tiêu chuẩn của
luận án xây dựng
58.000 40.500 13.500 13.000
125
48 35 21 21
2.
Theo tiêu chuẩn hiện

hành do các địa phương
xây dựng
58.000 40.500 13.500 13.000
125
Tổng 116 81 27 26 250
χ
2

3.448 1.494 8.333 9.846
So sánh
P >0.05 >0.05 <0.01 <0.01


χ
2
0.05
= 3.841,
χ
2
0.01
= 6.635
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, hiệu quả của hệ thống các tiêu chí,
tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 là
cao hơn so với các tiêu chuẩn đánh giá năng lực hiện hành tại các địa phương.
Đối với phương pháp kiểm tra ngược: Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra
sư phạm trên các test đã lựa chọn, và tiến hành xác định năng l
ực của các
VĐV, qua đó đối chiếu với hiệu xuất thi đấu của các đối tượng này bằng
phương pháp quan sát sư phạm và ý kiến đánh giá trực tiếp của các chuyên gia,
ở đây chúng tôi chỉ lấy ngẫu nhiên 25 VĐV làm ví dụ, kết quả thu được như

trình bày ở bảng 3.48 trong luận án. Kết quả thu được một lần nữa khẳng định
độ tin cậy, tính đúng đắn và hiệu qu
ả của hệ thống các tiêu chuẩn trong đánh
giá năng lực nam VĐV bóng đá hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16 có tính tới tỷ
trọng ảnh hưởng các yếu tố thành phần thông qua hệ thống 20 test nghiên cứu
mà quá trình nghiên cứu luận án đã lựa chọn.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
4.1. Bàn về những căn cứ khoa học xác định nội dung, tiêu chuẩn để đánh
giá năng lực củ
a VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16.
4.1.1. Về những căn cứ khoa học để xác định nội dung đánh giá năng
lực của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16.
Qua kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 1 của luận án, thông qua việc tổng
hợp các tài liệu có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia, xác định độ tin cậy,
tính thông báo đã tiến hành xác định được 20 chỉ tiêu đánh giá năng lực cho
nam VĐV bóng
đá trẻ lứa tuổi 14 - 16. Trong quá trình nghiên cứu, 3 nguyên
tắc được sử dụng trong quá trình xây dựng các nội dung, tiêu chuẩn đánh giá
năng lực chuyên môn của VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 đã đáp ứng được
các yêu cầu chuyên môn.

18
Về hình thái: Với 2 thông số đặc trưng về hình thái cho VĐV bóng đá là
chiều cao đứng và chỉ số Quetelet mà chúng tôi lựa chọn có mối tương quan rất
chặt với hiệu suất thi đấu của họ (với hệ số tương quan từ 0.742 đến 0.875 và
0.771 đến 0.844). Kết quả này khá trùng hợp với nghiên cứu của Vương Chí
Hồng (1989) và của Tomat A. (1973).
Điều đó cho thấy, có sự khác biệt về độ
lớn và thành phần cấu trúc cơ thể
của VĐV bóng đá có liên quan chặt chẽ đến thành tích thể thao, và cho phép

dự báo rằng, nếu VĐV bóng đá có cấu trúc cơ thể phù hợp ở thời điểm giai
đoạn chuyển hoá sâu lứa tuổi 14 - 16 sẽ cho phép họ tập trung phát triển các
năng lực khác (tâm lý, y sinh và kỹ thuật) cần thiết để đạt được những kết quả
tốt nhất. K
ết luận này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hebbeline
(1992) và John Jaman (1976) cho rằng các VĐV xuất sắc nhất ở mỗi môn thể
thao là những người được tuyển chọn kỹ và theo quan điểm sinh cơ họ là
những người có cấu trúc cơ thể tốt nhất.
Về tâm lý vận động: Hai thông số phản xạ đơn và phản xạ lựa chọn là
những chỉ số
quan trọng về hoạt động thi đấu của VĐV bóng đá. Nó phản ánh
độ chính xác và tốc độ của các quá trình và chức năng cảm giác vận động của
VĐV. Kết quả nghiên cứu (xem bảng 3.2) cho thấy các VĐV bóng đá lứa tuổi
14 có thời gian phản xạ đơn trung bình là 179.75 ± 11.68 (ms) là rất cao so với
kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Viễn ở các VĐV bóng đá cùng độ tuổi (14
- 15) là 192.07
±
2.17 (ms). Đối với phản xạ phức ở các đối tượng được nghiên
cứu có sự phát triển khá tốt 263.48 ± 17.13 ms (lứa tuổi 14); 250.92 ± 16.31 ms
(lứa tuổi 15) và 238.36 ± 15.43 ms (lứa tuổi 16), cao hơn rất nhiều so với nhiều
công trình nghiên cứu trên VĐV bóng đá cùng tuổi: John Jaman (1976) 365
±

35 ms; Phạm Ngọc Viễn (1990) 382.4 ± 7.21 ms và Nguyễn Đức Nhâm, Phạm
Ngọc Viễn, Lê Quý Phượng (2001) 341 ± 56 ms. Điều đó có thể gi
ải thích
được là những VĐV mà chúng tôi nghiên cứu là những VĐV đội tuyển trẻ lứa
tuổi U16 quốc gia có sự tuyển lựa khá kỹ lưỡng, còn đối tượng nghiên cứu của
các nhà khoa học khác là VĐV năng khiếu của các địa phương. Các thông số
tâm lý vận động của các VĐV bóng đá trẻ 14 - 16 đều có mối tương quan chặt

chẽ với hiệu suất thi đấu của họ (r từ 0.746 đế
n 0.846) (xem bảng 3.3).
Về thể lực chung và chuyên môn: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
tìm ra được 4 test vừa đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo, có khả năng đánh
giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ về mặt thể lực chung và chuyên môn. So với
các kết quả nghiên cứu của Vương Chí Hồng (1989) và Tomat A. (1973) thì
chỉ có test chạy 60 m xuất phát cao và test bật cao đánh đầu là không có sự
trùng hợp. Đó là vì, các tác giả Vương Chí Hồ
ng và Tomat A. xuất phát từ góc
độ tuyển chọn, còn trong đề tài của chúng tôi là xuất phát từ góc độ đánh giá
năng lực của VĐV bóng đá, dù rằng hai mặt đó có quan hệ với nhau chứ không

19
phải là một. So với những nghiên cứu của Oxtamev V. (1982), Lê Bửu,
Nguyễn Thế Truyền (1986); Nguyễn Thiệt Tình (1997); Phạm Ngọc Viễn
(1999); Phạm Quang (2004); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần
Quốc Tuấn (2000) thì hầu như 4 test do kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa
ra là trùng khớp với họ. Tuy vậy, trong những công trình của các tác giả nêu
trên còn đưa ra một số chỉ tiêu khác như: Bật xa và bật cao tại chỗ, chạy con
thoi 5
×
30 m hoặc 7
×
50 m, ném biên, đứng gập thân về trước, chạy zích zắc.
Có sự khác biệt như vậy là do số đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đã qua
tuyển chọn và đang là VĐV ưu tú ở lứa tuổi đó, còn số VĐV do các nhà
chuyên môn quan sát là thuộc diện cần phải qua tuyển chọn nên đòi hỏi cần
phải khảo sát toàn diện hơn về mặt thể lực.
Về các n
ội dung kỹ thuật: Đề tài đã nghiên cứu lựa chọn được 08 test

kỹ thuật, chúng đều tương quan chặt với hiệu suất thi đấu của các VĐV trẻ
cũng như trong thực hiện test lặp lại. Điều đó có nghĩa là chúng có độ tin cậy
và tính thông báo cao với ý nghĩa là thước đo đánh giá năng lực kỹ thuật của
họ. So với nghiên cứu của Vương Chí Hồ
ng (1989) và Tomat A. (1973) thì số
lượng các test đánh giá trình độ kỹ thuật của chúng tôi nhiều hơn, đấy là do hai
tác giả trên nghiên cứu để tuyển chọn VĐV năng khiếu, và chủ yếu là lứa tuổi
nhỏ, còn trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là VĐV bóng đá
ở giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Còn so với các công trình nghiên cứu của các
tác giả như: Oxtamev V. (1982), Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986); Nguyễn
Thiệt Tình (1997); Phạm Ngọc Viễn (1999); Phạ
m Quang (2004); Nguyễn Thế
Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000) thì hầu như các test về
kỹ thuật do chúng tôi nghiên cứu lựa chọn về cơ bản là có sự trùng khớp, tương
đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên.
Về các thông số y sinh học: Các thông số y sinh học như dung tích sống,
tấn số mạch đập sau lượng vận động chuẩn, ngưỡng yếm khí tốc độ
VanT và
PWC
170
là những thông số đặc trưng phản ánh các chức năng cơ bản của hệ tuần
hoàn và hô hấp ở các VĐV trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi qua các bước đã xác
định được 4 chỉ tiêu cơ bản trên vừa đảm bảo đủ độ tin cậy và giá trị thông báo
cao, nên có khả năng đánh giá chức năng tâm - phế của VĐV bóng đá lứa tuổi
nghiên cứu. So với nghiên cứu của các tác giả như
: Phạm Ngọc Viễn (1990,
1999); Nguyễn Thiệt Tình (1997); Phạm Quang (2004); Nguyễn Thế Truyền,
Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000, 2002), ngoài những chỉ tiêu nêu
trên, họ còn quan tâm tới chỉ tiêu tần số mạch đập sau 1 hiệp đấu (l/phút).
Như vậy, 8 test mà luận án nghiên cứu lựa chọn về cơ bản cũng tương tự

như phần đông các chuyên gia bóng đá trong nước đề cập. Điểm khác nhau cơ
bản là nh
ững chỉ tiêu y sinh nói riêng, cũng như chỉ tiêu tố chất thể lực và kỹ
chiến thuật nói chung do chúng tôi đưa ra là có cơ sở vững chắc: Ngoài tổng

20
hợp các chỉ tiêu qua tài liệu tham khảo, còn tiến hành phỏng vấn để lược hoá
bước đầu, thì điều chủ yếu là chúng được kiểm nghiệm qua đánh giá độ tin cậy
và tính thông báo.
4.1.2. Về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV
bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16.
Luận án đã tiến hành theo phương thức lượng hoá bằng 2 phương pháp là
phân loại trình độ và xây dựng bảng đi
ểm cho từng chỉ tiêu quan sát:
Phương pháp thứ nhất: Năng lực của VĐV được đánh giá theo 5 mức:
tốt, khá, trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma. Theo đó, luận án đã xây
dựng được 3 bảng phân loại. Mỗi bảng phân loại được xây dựng tương ứng với
20 chỉ tiêu nghiên cứu và tương ứng với từng lứa tuổi (14, 15 và 16) (bảng 3.6,
3.7 và 3.8). So với một số công trình nghiên cứu trong bóng đá như của: Phạ
m
Ngọc Viễn (1990), Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn
(2000, 2002) cũng như của tác giả Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nguyễn Đức
Nhâm (2005) thì việc phân loại có khi là có sự giống nhau, hoặc có sự khác
nhau về cách thức phân loại. Về giá trị ở từng mức đánh giá cụ thể giữa chúng
tôi và các tác giả nêu trên cũng có sự khác biệt nhất định. Đó là do yếu tố tác
động của lứa tuổ
i, trình độ tập luyện và hiệu quả của hệ thống huấn luyện.
Lưu ý rằng, phương pháp đánh giá phân loại này theo quan điểm của
chúng tôi cũng như của một số tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000); Đàm
Quốc Chính (2000); Vũ Chung Thuỷ (2001) là chỉ cho phép sử dụng để đánh

giá một cách tương đối từng năng lực của VĐV với ý nghĩa dùng để phân lo
ại
trình độ từng chỉ tiêu trong quá trình huấn luyện là chính. Nếu sử dụng phương
pháp này để tuyển chọn (đào thải hoặc tuyển chọn để lấy VĐV vào các đội
tuyển trẻ với một số lượng có hạn) sẽ gặp một số hạn chế nhất định vì nó
không được xem xét dưới góc độ tổng thể.
Phương pháp thứ hai: Năng lực của VĐ
V được đánh giá theo thang
điểm 10. Ưu điểm của phương pháp này là các nội dung kiểm tra sẽ được đánh
giá một cách chính xác thông qua một đơn vị đo lường duy nhất là điểm (trong
luận án sử dụng thang độ C). Phương pháp này nên được sử dụng rộng rãi
trong quá trình tuyển chọn VĐV, đặc biệt là trong chuyển cấp đào tạo, vì như
vậy sẽ cho phép chúng ta chọn được VĐV một cách chính xác h
ơn trên cơ sở
sự phát triển các năng lực đơn lẻ của họ bằng cách xác định tổng điểm ở các
chỉ tiêu quan sát, và VĐV nào có tổng điểm cao hơn, VĐV đó có năng lực tốt
hơn. Mặt khác, để xác định trình độ phát triển của từng năng lực, HLV cũng sẽ
dễ dàng nhận biết được những điểm mạnh, đ
iểm yếu của từng VĐV để điều
chỉnh kế hoạch huấn luyện. Với phương pháp này, luận án cũng đã xây dựng
được 3 bảng điểm đánh giá từng chỉ tiêu tương ứng với từng lứa tuổi của đối
tượng nghiên cứu (bảng 3.9, 3.10 và 3.11). Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của

21
VĐV bóng đá trẻ không chỉ là những năng lực đơn lẻ mà là một tổ hợp các
năng lực chuyên môn hợp thành. Do đó, để đánh giá đúng bản chất năng lực
chuyên môn của VĐV trẻ đặc biệt trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu ở lứa
tuổi 14 - 16 cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Ở đây chúng tôi
cùng đồng nhất với một số quan đi
ểm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài

nước về quy luật bù trừ (compensation) trong quá trình phát triển của cá thể
cũng như trong tuyển chọn thể thao. Bảng 3.12 trong luận án chính là được xây
dựng trên quan điểm đó.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quan điểm của các nhà
khoa học Moecel Hebbeline, Nguyễn Thế Truyền, Phạm Ngọc Viễn về tuyển
chọn và huấn luyện là hai mặt hữu cơ c
ủa quá trình đào tạo VĐV cấp cao như
đã trình bày ở phần tổng quan.
4.2. Bàn về việc ứng dụng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã nghiên cứu vào việc
đánh giá năng lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 trong thực tiễn
huấn luyện (trên cơ sở dẫn chứng ở các VĐV tuyến tiền vệ cùng độ tuổi).
4.2.1. Vấn đề ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sự phát tri
ển năng lực
VĐV bóng đá trẻ trong một năm tập luyện và đánh giá sự phát triển năng
lực VĐV bóng đá trẻ theo các vị trí khác nhau.
Với phương pháp theo dõi, kiểm tra sư phạm trên đối tượng theo dõi dọc
(trong 1 năm tập luyện - bảng 3.13 đến 3.15), thông qua kiểm tra ban đầu, sau
6 tháng và sau 12 tháng và bằng phương pháp so sánh tự đối chiếu nhờ vận
dụng chỉ số t student và chỉ số Brody cho thấy, tấ
t cả 20 chỉ tiêu quan sát đều
có sự tăng trưởng qua các giai đoạn kiểm tra, và có sự khác biệt về kết quả
kiểm tra sau 1 năm tập luyện. Điều đó khẳng định tính phù hợp của hệ thống
các chỉ tiêu, tiêu chuẩn mà luận án đã xây dựng, nghĩa là chúng đủ sức đánh
giá năng lực của nam VĐV bóng đá trẻ.
Ngoài việc kiểm định tính thích ứng của các chỉ
tiêu và tiêu chuẩn trong 1
năm tập luyện, luận án còn kiểm định chúng trên các tuyến khác nhau, xem
chúng có phù hợp hay không? Với kết quả kiểm tra sư phạm trên 157 VĐV
bóng đá trẻ thuộc nhóm quan trắc sư phạm (nhóm kiểm chứng), luận án đã tiến
hành đánh giá năng lực của đối tượng nghiên cứu theo các vị trí chuyên môn

khác nhau, và tiến hành so sánh kết quả kiểm tra cũng như kết quả đánh giá
xếp loại tổng h
ợp năng lực của VĐV bóng đá trẻ giữa tuyến tiền vệ với các
tuyến hậu vệ, tiền đạo và thủ môn.
Kết quả so sánh đã cho thấy, VĐV bóng đá lứa tuổi 14 - 16 tuyến tiền vệ
có năng lực chuyên môn tốt hơn hẳn so với VĐV các tuyến khác có cùng độ
tuổi (với t
tính
> t
bảng
ở ngưỡng xác xuất P < 0.05). Điều đó có thể lý giải rằng,
đấy là do VĐV có chức năng khác nhau trong tập luyện, nên ảnh hưởng của nó
lên cơ thể cũng khác nhau, hay nói một cách khác, điều đó liên quan đến lượng

22
vận động. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, hệ thống các tiêu chuẩn
đánh giá năng lực của VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 được nghiên cứu ở
mục tiêu 1 (mục 3.1 chương 3) là không phù hợp với VĐV tuyến tiền vệ (vì ở
mức độ thấp so với yêu cầu và thực tế kiểm tra đánh giá), đòi hỏi quá trình
nghiên cứu phải tiếp tục xây dựng tiêu chuẩ
n đánh giá năng lực riêng cho VĐV
bóng đá trẻ tuyến tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Trên cơ sở 20 chỉ tiêu, test đã lựa chọn (mục 3.1), luận án đã tiến hành
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho VĐV tuyến tiền vệ. Điểm khác biệt
cơ bản với mục 3.1 là các tiêu chuẩn được xây dựng có tính đến tỷ trọng ảnh
hưởng của các nhóm yếu tố
thành phần, bởi lẽ mức độ tác động của các yếu tố
đó, theo nhiều nhà nghiên cứu là không đồng đều, có mặt mạnh và có mặt yếu.
Hệ thống các tiêu chuẩn này có thể được coi là một chuẩn mực, và là mô hình
áp dụng trong đánh giá trình độ tập luyện, đánh giá năng lực nhằm tuyển chọn

VĐV bóng đá trẻ hàng tiền vệ nhằm đáp ứng yêu cầu của bóng đá hiệ
n đại và
tính cá biệt hoá trong thể thao.
4.2.2. Về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực nam VĐV
bóng đá trẻ hàng tiền vệ lứa tuổi 14 - 16.
Luận án đã xây dựng 3 phương thức đánh giá năng lực cho nam VĐV
bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 hàng tiền vệ theo các mức độ khác nhau: Phân loại
năng lực theo từng tiêu chí đánh giá, bảng điểm đánh giá năng lực theo từng
tiêu chí và xây dựng chuẩn mực đánh giá năng lực bóng đá có tính tới tỷ trọng
ảnh hưởng của các yếu tố thành phần.
Phương thức thứ nhất tiện cho việc đánh giá năng lực theo từng chỉ tiêu
một cách kịp thời về năng lực về từng mặt riêng lẻ của VĐV (hình thái, tâm lý
vận động, tố chất thể lực chung và chuyên môn, kỹ - chiến thuật, y sinh).
Ph
ương thức thứ hai có thể khắc phục nhược điểm ở phương thức 1 bằng
phương pháp dùng thang độ C (thang điểm 10) để đánh giá năng lực cho đối
tượng nghiên cứu. Phương pháp đánh giá này tạo điều kiện thuận tiện hơn cho
các HLV, các nhà chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá bởi vì các nội
dung kiểm tra đã được lượng hoá theo một thước đo duy nhất: thang điểm 10
nên có khả n
ăng đánh giá tổng hợp đối tượng nghiên cứu, nhưng đánh giá quá
trình huấn luyện theo cách này vô hình chung giữa các mặt đều được cào bằng,
không phù hợp với lý luận và thực tiễn huấn luyện VĐV và quy luật phát triển
không đồng đều của các bộ phận chức năng cơ thể.
Khắc phục các nhược điểm của 2 phương thức kể trên, luận án đã quan
tâm nhiều đến ph
ương thức thứ ba. Đó là phương thức, trong đó đã chú ý tới
mức độ tác động khác nhau của các yếu tố cấu thành trình độ năng lực chuyên
môn của VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 trên cơ sở mô hình tiêu biểu về năng
lực chuyên môn của các cầu thủ hàng tiền vệ. Trên cơ sở đó, luận án đã xây

×