Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học một số vấn đề về PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG tác PHẨM CHỐNG ĐUY RINH và ý NGHĨA của nó TRONG VIỆC rèn LUYỆN, PHÁT TRIỂN tư DUY của NGƯỜI CỘNG sản HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.02 KB, 19 trang )

1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM “CHỐNG
ĐUY RINH” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN
TƯ DUY NGƯỜI CỘNG SẢN HIỆN NAY

Có thể nói, tác phẩm “Chống Đuy -rinh” là một trong những tác phẩm
lớn, đồ sộ trong hệ thống các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác phẩm
này giữ một vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận đồ sộ mà
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin để lại cho nhân loại. Nội dung
của tác phẩm bao quát khá toàn diện. Đồng thời, nó khái quát một cách sâu
sắc những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác. Lần đầu tiên, ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Mác (cả triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã
hội khoa học) được đúc kết một cách hệ thống trong tác phẩm. Chính vì vậy,
tác phẩm này được đánh giá như là một cuốn sách bách khoa toàn thư của chủ
nghĩa Mác. Khi nhận xét về tác phẩm, Lênin cho rằng: đây là một trong
những cuốn sách gối đầu giường của những người công nhân giác ngộ.
Mặc dù nội dung của tác phẩm là sự tổng hợp của ba bộ phận cấu thành
chủ nghĩa Mác, nhưng chúng ta thấy tư tưởng về triết học là cơ bản, trong đó
tư tưởng về phép biện chứng duy vật được trình bày rõ nét nhất. Vì vậy, việc
nghiên cứu những vấn đề về phép biện chứng duy vật trong tác phẩm có ý
nghĩa to lớn cả về mặt lịch sử và hiện thực, cả mặt lý luận và thực tiễn, cả về
nội dung khoa học và vấn đề rèn luyện, phát triển tư duy khoa học của cộng
sản chân chính hiện nay.
1. Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Tác phẩm “Chống Đuy -rinh” được Ph. Ăngghen viết từ tháng 9 năm
1876 đến tháng 6 năm 1878, lúc đầu các tư tưởng của tác phẩm chỉ được trình
bày dưới dạng các bài báo, về sau này các bài báo được tập hợp lại và in
thành sách để xuất bản. Khi tác phẩm còn ở dạng bản thảo, Mác đã đọc bản
thảo đó và viết thêm chương X của phần II, trình bày một số vấn đề lịch sử



2

kinh tế chính trị học. Tuy nhiên, sau khi tác phẩm xuất bản không lâu thì bị
chính quyền cấm lưu hành vì lý do chính trị.
Bối cảnh chính trị - xã hội, khi Ph. Ăngghen viết tác phẩm này (cuối thế
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), lúc này chủ nghĩa tư bản đã phát triển rộng rãi ở
Châu Âu và đã khẳng định ưu thế cũng như vị trí của nó đối với tiến trình phát
triển của lịch sử. Bên cạnh những đóng nhất định đối với tiến trình phát triển
của lịch sử, mà đặc biệt là sự phát triển của sản xuất vật chất xã hội, chủ nghĩa tư
bản đã ngày càng bộc lộ rõ bản chất thối nát, phản động, phản tiến bộ. Điều này
đã làm nảy sinh tính tất yếu đòi hỏi phải thay thế cái chế độ thối nát, bất công,
phản tiến bộ đó bằng một chế độ mới về chất, xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Bản thân nước Đức lúc bấy giờ vẫn ở trong tình trạng một nước phong
kiến lạc hậu, chậm phát triển, giai cấp tư sản Đức thì nhỏ lẻ, phân tán, trên
thực tế nó vừa yếu về kinh tế vừa bạc nhược về chính trị. Chính vì lẽ đó, giai
cấp tư sản Đức chỉ dám làm cuộc cách mạng trong tư tưởng, chứ không dám
tiến hành cuộc cách mạng xã hội trên thực tế. Hơn nữa, chính giai cấp tư sản
Đức cũng tự ý thức được rằng, nếu như cách mạng thành công, nó sẽ phải
trực tiếp đối mặt với một giai cấp mới - giai cấp vô sản, một giai cấp đã thể
hiện rõ sức mạnh của mình ở các nước tư bản Châu Âu thời đó. Điều này đã
phản ánh rõ tính hai mặt của giai cấp tư sản Đức. Tuy nhiên, ngay chính giai
cấp vô sản Đức lúc này cũng bị chia rẽ sâu sắc do sự thao túng của các trào
lưu tư tưởng cơ hội, xét lại tiểu tư sản đang mọc ra như nấm sau một trận mưa
rào, như Ph. Ăngghen từng nhận xét.
Đặc biệt, vào năm 1875, Đuy -rinh đã viết một loạt bài công kích gay gắt
chủ nghĩa Mác. Những quan điểm triết học mà Đuy -rinh đưa ra là một món xúp
hầm chiết trung, hổ đốn cả chủ nghĩa duy vật tầm thường, cả chủ nghĩa thực
chứng, cũng như chủ nghĩa duy tâm trộn lẫn vào nhau. Điều nguy hiểm là cái món
triết học hổ đốn, chiết trung ấy lại được một số thành viên của Đảng xã hội - dân



3

chủ Đức vừa mới thành lập đồng tình, cố xuý và thậm chí còn định truyền bá rộng
rãi cái học thuyết lộn phèo, phản động, phản khoa học đó.
Một đòi hỏi khách quan của thực tiễn lúc bấy giờ đặt ra, đó là: phải
thanh toán toàn bộ những quan điểm phản động, ngăn chặn khuynh hướng
chia rẽ trong nội bộ Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong tình hình
mới. Tác phẩm “Chống Đuy -rinh”, một tác phẩm mang tính bút chiến và
bách khoa về nội dung ra đời trong hoàn cảnh đó.
2. Một số vấn đề phép biện chứng trong tác phẩm “Chống Đuy -rinh”
Như đã trình bày ở trên, đây là một tác phẩm hết sức đồ sộ, nội dung
bao quát rộng lớn, trên tất cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Trong nội
dung bài thu hoạch này, tác giả chỉ tập trung bàn tới một số vấn đề cơ bản về
phép biện chứng mà Ph. Ăngghen, trong quá trình luận chiến với Đuy - rinh,
đề cập tới trong tác phẩm “Chống Đuy -rinh”.
* Sự ra đời của phép biện chứng duy vật như là một tất yếu khách
quan.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu đôi chút về ông Đuy -rinh. Ông Ơ Đuy
-rinh là một nhà triết học chiết trung chủ nghĩa, nhà kinh tế học tầm thường,
nhà siêu hình, duy tâm và đại biểu cho tầng lớp tiểu tư sản phản động ở Đức.
Đuy -rinh đã từng là phó giáo sư ở trường đại học béclin, ông có kiến thức
khá rộng cả về vật lý, toán học, cơ học và nói chung, ông là người khá uyên
bác về khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, Đuy -rinh là một con người khá kiêu căng, tự cao, tự đạo.
Chính vì vậy mà Đuy -rinh không coi ai ra gì, kể cả Hêghen và Mác. Về lĩnh
vực triết học, ông chỉ công nhận có ba người, đó là Cantơ, Hêghen và Mác.
Trong đó, ông ta ngạo mạn cho rằng chỉ có Cantơ là tạm được còn sau Cantơ
thì cũng chẳng có gì đáng kể, ngay với Mác, ông ta cho rằng cùng lắm cũng

chỉ như bác học người Tầu mà thôi.


4

Còn đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ông ta chỉ công nhận có Đác
-uyn mà thôi. Đuy -rinh có tham vọng lớn về chính trị, mong muốn xây dựng
một hệ thống lý luận đồ sộ mang tên chủ nghĩa Đuy -rinh để truyền bá vào
phong trào sinh viên và công nhân Đức. Song hệ thống triết học của Đuy
-rinh, về thực chất là sự sao chép triết học của Hêghen, Cantơ, là chủ nghĩa
chiết trung, trộn lẫn giữa chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực
chứng, chủ nghĩa duy tâm và sự kết hợp với phép siêu hình của thế kỷ XVII,
XVIII của khoa học tự nhiên.
Chính vì vậy, khi nhận trách nhiệm chống lại những quan niệm, tư
tưởng phản động, phản khoa học của Đuy -rinh, Ph. Ăngghen cho rằng nó
giống như người ta ngậm phải, hoặc ngậm vào một thứ quả vừa to, vừa chua
và đã chót ngậm phải thì buộc phải ăn cho bằng hết.
Trái với quan điểm và tính cách của Đuy -rinh, Ph. Ăngghen đã kế thừa
có chọn lọc, phê phán đồng thời phát triển toàn bộ tri thức của nhân loại. Từ
chỗ chứng minh rằng, quá trình thay thế các thời kỳ của lịch sử triết học là có
tính quy luật, nó được biểu hiện thông qua việc các hình thức của phép biện
chứng duy vật là một tất yếu khách quan. Nó là tất yếu khách quan, bởi vì, nó
đã có đầy đủ các tiền đề về lý luận cũng như các tiền đề về khoa học tự nhiên.
Về lĩnh vực khoa học tự nhiên, Ph. Ăngghen đã chỉ ra những thành tựu
vĩ đại, vạch thời đại mà khoa học tự nhiên lúc bấy giờ đã đạt được. Thông qua
đó, Ph. ăngghen đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của những thành tựu đó đối với sự ra
đời của phép biện chứng duy vật. Ph. Ăngghen viết: “Giới tự nhiên là hòn đá
thử vàng đối với phép biện chứng, và cần phải nói rằng khoa học tự nhiên
hiện đại đã cung cấp cho cuộc thử nghiệm đấy những vật liệu hết sức phong
phú và mỗi ngày một tăng thêm, và do đó đã chứng minh rằng trong tự nhiên,

rút cục lại, mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu
hình”1. Một mặt đề cao những đóng góp của khoa học tự nhiên hiện đại, mặt
1

Mác-Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, sự thật, H.1994, tr. 38 - 39.


5

khác Ph. Ăngghen cũng lưu ý là do thói quen của phương pháp đặc thù của
khoa học tự nhiên, nếu đem vào triết học thì sẽ dễ rơi vào phương pháp siêu
hình, máy móc. Theo Ph. Ăngghen, phương pháp đó nếu ở trong bốn bức
tường thì ông là bạn già đáng kính, nhưng nó bước vào thế giới bao la thì sẽ là
hết sức liều lĩnh.
Về phép biện chứng trong lịch sử, mà đặc biệt là phép biện chứng duy
tâm khách quan của Hêghen; Ph. Ăngghen đánh giá các hạt nhân hợp lý trong
triết học của Hêghen, đồng thời cũng chỉ ra tính duy tâm, bảo thủ, siêu hình
của hệ thống triết học ấy. Việc vạch ra các mâu thuẫn giữa hệ thống và
phương pháp trong triết học Hêghen đã cho phép Ph. Ăngghen chỉ ra: “…chỉ
có Mác và tôi đã nghiên cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy
tâm”2. Và “đối với tôi, vấn đề là ở chỗ không thể đưa những quy luật biện
chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên, mà là phát hiện ra chúng trong giới tự
nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên”3.
Mặt khác, thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp lúc bấy giờ, mà trực tiếp
là phong trào đấu tranh của giai cấp công Đức đòi hỏi phải có một lý luận
khoa học, một phương pháp cách mạng soi đường, dẫn dắt nó thoát khỏi
ảnh hưởng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản do Đuy -rinh khởi
xướng và là đại biểu. Như vậy, Ph. Ăngghen đã minh chứng hùng hồn cho
sự ra đời của phép biện chứng duy vật như là một tất yếu hợp quy luật. Nó
chính là thế giới quan, phương pháp luận cách mạng, khoa học của giai cấp

vô sản trong cuộc đấu tranh nhằm nhận thức và cải tạo thế giới. Ph. Ăngghen
nhận xét: “Như thế là đã giải thích được tiến trình của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng sự sản xuất ra chính bản thân tư bản. Hai phát hiện vĩ đại ấy quan niệm duy vật lịch sử và bóc trần bí mật của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa nhờ giá trị thặng dư - là công lao của Mác. Nhờ hai phát minh ấy, chủ
nghĩa xã hội đã trở thành một khoa học và giờ đây vấn đề trước hết là phải
2
3

Sđd, t20, tr. 22.
Sđd, t20, tr. 25.


6

tiếp tục nghiên cứu nó trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ tượng hỗ của
nó”4.
* Ph. Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy
khoa học và chỉ ra sự đối lập về nguyên tắc giữa phép biện chứng và phép
siêu hình, sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng mácxít và phép
biện chứng duy tâm của Hêghen
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, sự ra đời của phép biện chứng duy
vật như là một tất yếu khách quan hợp với quy luật phát triển của lịch sử tư
tưởng nhân loại, Ph. Ăngghen coi đó là hình thức phát triển cao nhất của tư
duy khoa học và đồng thời vạch ra sự đối lập về nguyên tắc giữa phép biện
chứng và phép siêu hình. Theo Ph. Ăngghen, muốn làm rõ sự đối lập giữa
phép biện chứng và phép siêu hình thì trước hết, phải chỉ ra cái bản chất
của từng phương pháp, trên cơ sở đó mà chỉ ra đặc trưng cơ bản của chúng,
rồi sau đó mới có thể chứng minh được về sự đối lập giữa hai phương pháp
tư duy ấy. Như vậy, để thấy được sự đối lập, chúng ta phải đi từ nội dung
bản chất của chúng. Và do vậy, thông qua phê phán Đuy -rinh, Ph. Ăngghen

làm rõ thực chất và những hạn chế của phương pháp siêu hình, khẳng định sự
ra đời của thế giới quan siêu hình là tất yếu khách quan, là kết quả hợp quy
luật đối với một giai đoạn lịch sử nhất định. Ngay trong phần “nhận xét
chung” Ph. Ăngghen đã chỉ ra, những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt
được từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, đã đi sâu vào phân tích thế giới,
bằng cách phân tích, mổ xẻ, phân chia chúng thành từng bộ phận và đã đạt
được “những tiến bộ khổng lồ”, giúp chúng ta nhận thức giới tự nhiên một
cách rõ ràng, sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng cụ thể của nó.
Phương pháp ấy đã được Bêcơn, Lốccơ…đưa vào triết học và hình
thành nên phương pháp tư duy siêu hình. Ph. Ăngghen cũng chỉ ra đặc trưng

4

Sđd, t20, tr. 45.


7

cơ bản của phương pháp siêu hình, chỉ ra thực chất của nó để thấy được sự
đối lập về nguyên tắc giữa phép biện chứng và siêu hình.
Ph. Ăngghen viết: “Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự
phản ánh của chúng trong tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối
tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét
cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia, cái này độc lập với cái kia.
Nhà nước siêu hình học suy nghĩ bằng sự tương phản hoàn toàn trực tiếp; họ
nói: có là có, không là không; ngoài cái đó ra chỉ là trò xảo quyệt”5.
Ph. Ăngghen cũng cho rằng, quan điểm siêu hình “Chỉ thấy những sự
vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy,
chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh
và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những

sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà
không thấy rừng”6.
Trái với quan điểm đó, quan điểm biện chứng không chỉ thấy những sự
vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy
sự tồn tại mà còn thấy cả quá trình sinh thành, tiêu vong của sự vật, không chỉ
thấy trạng thái tĩnh mà còn nhìn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ
thấy cây mà còn thấy cả rừng. Ph. Ăngghen nêu lên “điều căn bản” của
phương pháp biện chứng là “xem xét những sự vật và những phán ánh của
chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”7.
Tóm lại, phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong
trạng thái biệt lập, ngưng đọng với một tư duy cứng nhắc; còn phương pháp
biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn
nhau và trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm
Sđd, t20, tr. 36,37.
Sđd, t20, tr. 37.
7
Sđd, t20, tr. 38.
5
6


8

dẻo, linh hoạt. đó chính là sự khác nhau về nguyên tắc giữa phép biện chứng
và phương pháp siêu hình.
Cùng với việc chỉ ra sự đối lập về nguyên tắc giữa phép biện chứng và
phép siêu hình, Ph. Ăngghen cũng chỉ ra sự đối lập giữa phép biện chứng của
Mác và phép biện chứng của Hêghen. Ph. Ăngghen đánh giá những thành tựu
và công lao to lớn của các nhà triết học trước Mác trong viện xây dựng nên

phép biện chứng từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XIX. Ph. ăngghen cho rằng, các
nhà triết học cổ điển Đức đã có công xây dựng nên phép biện chứng tương
đối hoàn chỉnh. Đặc biệt, Ph. ăngghen đánh giá cao công lao của Hêghen:
“Nền triết học mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của
Hêghen, trong đó lần đầu tiên- và đây là công lao to lớn của ông - toàn bộ thế
giới tự nhiên,…được trình bày như một quá trình, nghĩa là luôn vận động,
biến đổi, biến hoá và phát triển và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự
vận động và phát triển ấy”8. Bên cạnh đó, Ph. Ăngghen cũng chỉ ra điểm hạn
chế cốt tử của Hêghen. Theo Ph. Ăngghen, sở dĩ có những hạn chế đó là do
cái giới hạn không thể vượt qua của những tri thức bản thân, cũng như những
quan niệm của chính thời đại của Hêghen. Ph. Ăngghen cho rằng Hêghen là
một nhà duy tâm, vì vậy, mặc dù ông đã tạo ra bức tranh sống sinh động của
thế giới, song bức tranh đó lại bị đặt lộn ngược. Ph. Ăngghen nhận xét: “Như
vậy, tất cả đều bị đặt lộn ngược và mối liên hệ hiện thực của các hiện tượng
của thế giới đều hoàn toàn bị đảo ngược”9
Ph. Ăngghen cũng cho rằng, phép biện chứng duy vật ra đời, một phần
có sự đóng góp quan trọng của phép biện chứng duy tâm của Hêghen với tư
cách là một nguồn lý luận trực tiếp, nhưng phép biện chứng của Mác khác về
chất với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Ph. Ăngghen cho rằng: “chủ
nghĩa duy vật hiện đại tổng hợp những thành tựu mới nhất của khoa học tự
nhiên, mà theo đó thì giới tự nhiên cũng có lịch sử của bản thân nó trong thời
8
9

Sđd, t20, tr. 39-40.
Sđd, t20, tr. 41.


9


gian,những thiên thể cũng nảy sinh và diệt vong giống như tất cả những loài
hữu cơ sống trên những thiên thể ấy trong những điều kiện thuận lợi, và
những vòng tuần hoàn, trong chừng mực chúng nói chung có thể diễn ra, cũng
có những quy mô vô cùng lớn hơn. Trong hai trường hợp ấy, chủ nghĩa duy
vật hiện đại về bản chất là biện chứng, và nó không cần đến bất cứ một triết
học nào đứng trên các khoa học khác” 10. Theo Ph. Ăngghen, mấu chốt của sự
đối lập giữa phép biện chứng của Mác với phép biện chứng của Hêghen chính
là ở chỗ nó là duy vật hay duy tâm. Từ đó, Ph. Ăngghen khẳng định: “Có thể
nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự
giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật
về tự nhiên và về lịch sử. Song muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa
duy vật về tự nhiên thì người ta phải biết toán học và khoa học tự nhiên”11.
* Ph. Ăngghen khẳng định phép biện chứng duy vật là khoa học
đồng thời vạch ra đối tượng, nhiệm vụ và bản chất của phép biện chứng
duy vật
Thứ nhất, Ph. Ăngghen đã đưa ra định nghĩa phép biện chứng và khẳng
định phép biện chứng duy vật là khoa học. Ph. Ăngghen cho rằng, phép biện
chứng không chỉ là khoa học về tư duy, mà là “khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động về sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy”12. Ph. Ăngghen cũng cho là có phép biện chứng tự phát và
phép biện chứng tự giác. Theo ông, phép biện chứng tự phát là vốn có của
hiện thực khách quan khi con người chưa nhận thức đúng được nó. Còn phép
biện chứng tự giác là phép biện chứng khoa học, chính là phép biện chứng
duy vật, nó được rút ra từ tự nhiên và lịch sử trên cơ sở con người nhận thức
được các quy luật của tự nhiên và xã hội.

Sđd, t20, tr. 42.
Sđd, t20, tr. 22.
12
Sđd, t20, tr. 201.

10
11


10

Thức hai, Ph. Ăngghen vạch ra bản chất của phép biện chứng duy vật.
Theo ông, “điều căn bản” của phép biện chứng duy vật đó là: “xem xét những
sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại
lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu
vong của chúng”13. Ph. Ăngghen cho rằng, tư duy biện chứng thừa nhận trong
những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái
“vừa là…vừa là…” nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện chứng, một vật hữu
hình trong mỗi lúc vừa là nó vừa không phải là nó; một cái tên đang bay trong
mỗi lúc vừa ở vị vị trí A lại vừa không ở vị trí A; cái khẳng định và cái phủ
định vừa loại trừ lẫn nhau lại vừa không lìa nhau, v.v…Tư tưởng này được
Ph. Ăngghen trình bày ở trang 696 của tác phẩm: “Biện chứng tự nhiên”.
Thứ ba, Ph. Ăngghen cũng chỉ ra nhiệm vụ của phép biện chứng, đó là
phải theo dõi quá trình vận động tất yếu, chứng minh tính tất yếu thông qua
cái ngẫu nhiên, bên ngoài, xem xét nó không phải chỉ ở trong tự nhiên mà chủ
yếu là ở trong xã hội để chứng minh tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư
bản. Đây là một tư tưởng hết sức quan trọng, chính tư tưởng này đã trang bị
cho giai cấp vô sản một thứ vũ khí sắc bén, củng cố niềm tin tất thắng vào
việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đồng thời, cũng chính tư tưởng này
đã làm cho kẻ thù của chủ nghĩa Mác nói chung, kẻ thù của phép biện chứng
duy vật, mà đặc biệt là chủ nghĩa tư bản hiện đại hết sức run sợ. Bởi vì, chính
phép biện chứng chứ không phải Mác đã chỉ ra tính tất yếu diệt vong của chủ
nghĩa tư bản. Dù cho hiện nay chủ nghĩa tư bản có tự điều chỉnh thích nghi để
củng cố kéo dài sự tồn tại, thì cuối cùng, sớm hay muộn nó cũng phải bị diệt
vong để nhường chỗ cho một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn

đó là xu thế vận động và phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
* Về những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật được Ph.
Ăngghen trình bày trong tác phẩm
13

Sđd, t20, tr. 38.


11

Trong tác phẩm này, Ph. Ăngghen lần đầu tiên, trình bày khá toàn diện
và đầy đủ ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn); quy luật chuyển
hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại;
quy luật phủ định của phủ định. Là sự phản ánh những mối liên hệ cơ bản và
phổ biến trong giới tự nhiên và lịch sử. “Vậy là từ trong lịch sử của tự nhiên
và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của
phép biện chứng…Những quy luật biện chứng là những quy luật thực sự của
sự phát triển của giới tự nhiên…”14.
Về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Mặc dù quy luật mâu thuẫn không được Ph. Ăngghen xếp vào một
chương riêng, độc lập trong tác phẩm, song nội dung của nó lại được trình
bày khá sâu sắc. Chính sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình
được thể hiện rất rõ ràng thông qua nội dung của quy luật này. Phê phán quan
điểm sai lầm, phản động, phản khoa học của Đuy -rinh, Ph. Ăngghen cho
rằng: đối với một nhà siêu hình có hạng, cùng với tính cách tự cao, tự đại…
Thì ông Đuy -rinh gạt bỏ mâu thuẫn một cách trắng trợn cũng không có gì là
lạ lùng cả. Với ông Đuy -rinh: “Nguyên lý đầu tiên và quan trọng nhất về
những thuộc tính lôgíc cơ bản của tồn tại là gạt bỏ mâu thuẫn. Mâu thuẫn là
một phạm trù chỉ có thể thuộc về sự kết hợp các tư tưởng chứ không thuộc về

hiện thực”15.
Đuy -rinh cho rằng: trong các sự vật không hề có bất cứ một mâu thuẫn
nào, hay nói cách khác, bản thân mâu thuẫn được coi như có thực, là một điều
vô nghĩa hết sức. Và như vậy, xét cho cùng Đuy -rinh phủ nhận mâu thuẫn.
Như vậy, khi xem xét quy luật mâu thuẫn, Ph. Ăngghen đã chỉ ra tính
khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn. Ông viết: “Mâu thuẫn tồn tại một
cách khách quan ở trong bản thân sự vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra
14
15

Sđd, t20, tr 510-511.
Sđd, t20, tr 171.


12

dưới một hình thức hữu hình” 16. Nếu xem xét sự vật như là đứng im và không
có sinh khí, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp
cái kia thì chắc chắn chúng ta không thấy được mâu thuẫn bên trong sự vật.
Bản thân sự vật là một mâu thuẫn. Điều này được ông khẳng định: “Sự sống
cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một
mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết và khi mâu thuẫn chấm dứt
thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết sảy đến” 17. Như vậy, Ph. Ăngghen
đã đưa ra tư tưởng về mâu thuẫn bắt đầu từ phương pháp xem xét sự vật từ
chính bản thân sự vật. Và mặc dù, ngay bản thân sự vận động đã là mâu
thuẫn, vì ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể
thực hiện được, cũng chỉ vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở
nơi khác…Nhưng đối với một nhà siêu hình thì không thể từ quan niệm tĩnh
mà chuyển sang quan niệm động được, vì cái mâu thuẫn nói trên đã chặn
đứng mất đường đi rồi. Và như vậy, thì làm sao ông Đuy -rinh thừa nhận mâu

thuẫn.
Trên cơ sở phê phán Đuy -rinh, Ph. Ăngghen đã chỉ ra tính phổ biến
của mâu thuẫn. Mâu thuẫn là phổ biến, nó diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội
và trong tư duy con người. Với thế giới quan siêu hình, ông Đuy -rinh không
hiểu nổi điều này. Theo Ph. Ăngghen, vận động có khả năng biểu hiện bằng
cách đối lập với nó, tức là thể tĩnh, nhưng cũng chỉ là tương đối. Vận động cá
biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ thăng
bằng. Còn cái vô tận, không phải là một trừu tượng trống rỗng. Bởi lẽ, “cái vô
tận là một mâu thuẫn, và nó chứa đầy những mâu thuẫn…chính vì cái vô tận
là một mâu thuẫn nên nó là một quá trình vô tận diễn ra vô tận trong thời gian
và không gian”. Tương tự như vậy, khi quan niệm rằng, vận động cơ giới đã
là một mâu thuẫn thì tất nhiên các hình thức khác của vận động phải chứa
đựng mâu thuẫn. Rõ ràng là, nhờ có mâu thuẫn mà có sự vận động, phát triển,
16
17

Sđd, t20, tr 173.
Sđd, t20, tr 173-174.


13

nếu mâu thuẫn kết thúc thì sự vật chấm rứt, có lẽ vì thế mà phép biện chứng
thời cổ đại đã khẳng định rõ, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát
triển.
Như vậy, mâu thuẫn rõ ràng không phải là sản phẩm của sự kết hợp các
tư tưởng khác nhau như ông Đuy -rinh quan niệm. Đồng thời để chứng minh
tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn, Ph. Ăngghen đã minh hoạ bằng
nhiều ví dụ cụ thể, điển hình trong những lĩnh vực khác nhau của sự nhận thức
giới tự nhiên như cơ học, toán học, sinh vật học, trong xã hội, trong tư duy…

Ph. Ăngghen viết: “Rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi
mâu thuẫn”18. Thông qua sự chứng minh đó, Ph. Ăngghen đã vạch trần sự kém
cỏi, lối khoa trương của một người thích dùng từ ngữ kiểu “lối viết sử cao siêu”
của Đuy -rinh. Ph. Ăngghen cũng cho rằng, mâu thuẫn của sự vật được thể hiện
ở mối liên hệ giữa hai mặt đối lập của nó, chúng vừa thống nhất lại vừa thâm
nhập, chuyển hoá lẫn nhau. Ph. Ăngghen viết: “Theo quan điểm biện chứng,
khả năng biểu hiện vận động bằng cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, hoàn toàn
không phải là một điều gì khó khăn cả. Theo quan điểm biện chứng, tất cả sự
đối lập ấy, như chúng ta đã thấy, đều chỉ là tương đối; không thể có tĩnh tuyệt
đối, sự thăng bằng vô điều kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng thăng bằng,
song vận động toàn thể thì lại loại trừ thăng bằng”19.
Tóm lại, với mục đích chống quan điểm siêu hình của Đuy -rinh, Ph.
Ăngghen đã trình bày tư tưởng biện chứng duy vật về mâu thuẫn trên những
nội dung cơ bản, nó đã trở thành phương luận quan trọng trong xem xét, đánh
giá và cải tạo sự vật, hiện tượng. Sau này, Lênin đã kế thừa và phát triển,
hoàn thiện tư tưởng biện chứng duy vật của Mác.
Về quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những biến
đổi về chất và ngược lại

18
19

Sđd, t20, tr 174.
Sđd, t20, tr 93.


14

Cũng như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy
luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và

ngược lại, cũng có tính khách quan, phổ biến. Ph. Ăngghen đã dẫn chứng
hàng loạt các ví dụ trong các lĩnh vực khác nhau, cả tự nhiên, xã hội và tư
duy. Ông chỉ ra, bản chất của quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng
thành những biến đổi về chất và ngược lại là ở chỗ, trong thế giới hiện thực sự
thay đổi về chất là kết quả của những sự thay đổi về lượng. Quá trình chuyển
hoá từ chất này sang chất khác là sự đứt đoạn trong liên tục, là sự nhảy vọt về
chất. Song đồng thời với quá trình đó, cũng diễn ra quá trình ngược lại,
chuyển hoá từ những biến đổi về chất thành những biến đổi về lượng. Theo
Ph. Ăngghen: “thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi, cũng như
thay đổi về chất làm cho lượng của sự vật biến đổi” 20. Đối với Đuy -rinh, ông
rất căm ghét lối nói: lượng biến thành chất và ngược lại, tư tưởng của Đuy
-rinh về quy luật này rất đơn giản và mang tính siêu hình. Ông ta xuyên tạc
Mác một cách lố bịch khi cho: “Một món tiền đặt cọc, nếu đạt đến một giới
hạn nào đó…thì trở thành tư bản chỉ vì tăng thêm đơn giản về lượng như
vậy”21. Để phê phán và vạch trần sự xuyên tạc trắng trợn của Đuy -rinh, Ph.
Ăngghen đã phải trích dẫn lại quan điểm của Mác ở trong bộ tư bản: “Không
phải bất kỳ một số tiền nào, hoặc giá trị nào, cũng có thể chuyển hoá thành tư
bản được, trái lại, tiền đề của sự chuyển hoá đó là một số tiền hoặc giá trị trao
đổi tối thiểu nhất định trong tay kẻ sở hữu tiền hay hàng hoá” 22. Như vậy, sự
thay đổi về lượng làm thay đổi về chất của các sự vật, cũng như sự thay đổi
về chất làm cho lượng của sự vật thay đổi. Đây là quy luật khách quan và phổ
biến.
Về quy luật phủ định của phủ định

Sđd, t20, tr 181.
Sđd, t20, tr 178.
22
Sđd, t20, tr 178-179.
20
21



15

Quy luật này được Ph. Ăngghen trình bày ở chương XIII của tác phẩm.
Ph. Ăngghen trình bày nội dung này cũng là do sự xuyên tạc Mác của Đuy
-rinh. Theo Đuy -rinh thì, ở quy luật phủ định của phủ định, Mác không có gì
khác Hêghen, tức là Mác chỉ việc dẫn của Hêghen. Để chống lại luận điểm
xuyên tạc của Đuy -rinh, Ph. Ăngghen đã tuần tự trình bày quan điểm của
Mác trên từng phương diện cụ thể. Ph. Ăngghen làm rõ quan điểm của Mác
về: “chế độ sở hữu vừa có tính chất cá nhân vừa có tính chất xã hội”, chỉ ra
lịch sử của các chế độ sở hữu thông qua những lần thay đổi (phủ định) và do
nguyên nhân từ chính bản thân nền sản xuất, như vậy, phủ định mang tính
khách quan. Đồng thời, Ph. Ăngghen đưa ra những ví dụ trong tự nhiên, xã
hội và tư duy để chứng minh cho tính khách quan, phổ biến của quy luật phủ
định của phủ định và Ph. Ăngghen khẳng định: “Vậy phủ định cái phủ định là
gì? Là một trong quy luật phát triển cực kỳ phổ biến và, chính vì vậy mà có
một tầm quan trọng và một ý nghĩa cực kỳ to lớn, của tự nhiên, của lịch sử và
của tư duy; một quy luật, như ta đã thấy, có giá trị trong giới động vật và thực
vật, trong địa chất học, toán học, lịch sử, triết học…” 23. Ph. Ăngghen cũng
cho rằng, dù có ngoan cố chống đối đến đâu, thì ngay bản thân ông Đuy -rinh
cũng vẫn buộc phải tuân theo, dù là với cách thức riêng của ông ta mà ông ta
không hề hay biết.
Ph. Ăngghen cũng chỉ ra sự khác nhau giữa quan điểm phủ định siêu
hình và phủ định biện chứng. Theo Ph. Ăngghen, quan điểm phủ định siêu
hình cho phủ định giống như xay hạt đại mạch, xéo nát một con sâu, xoá một
số dương A…và nếu vậy, thì phủ định đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Ph.
Ăngghen chỉ ra: “Không những tôi phải phủ định, mà còn phải xoá bỏ sự phủ
định ấy một lần nữa. Cho nên phải thiết lập phủ định thứ nhất như thế nào cho
phủ định thứ hai vẫn sẽ còn hay có thể có được” 24. Tức là, trong đó có sự phát

triển, muốn vậy, phải trải qua “phủ định của phủ định”, một hạt đại mạch phải
23
24

Dẫn theo: Triết học dùng cho nghiên cứu sinh và cao học không chuyên, Nxb CTQG, H. 1993, tr.141.
Mác-Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, sự thật, H.1994, tr. 201.


16

trải qua từ lúc nảy mầm cho đến lúc thành công (cái phủ định) và kết hạt rồi
chết đi, tức là quay về cái hạt thông qua phủ định, sự phủ định này là “phủ
định cái phủ định”. Như vậy, phủ định biện chứng là sự phủ định gắn liền với
sự phát triển, là sự kế thừa lịch sử của cái mới đối với cái cũ. Cái mới ở đây
dường như quay trở lại cái ban đầu (hạt

hạt) nhưng trên cơ sở cao hơn.

Tóm lại, thông qua phê phán những luận điệu xuyên tạc, phản động,
phản khoa học của Đuy -rinh, Ph. Ăngghen đã bảo vệ xuất sắc chủ nghĩa Mác
và phép biện chứng duy vật thông qua việc trình bày một cách toàn diện và
sâu sắc các nguyên lý, các quy luật cơ bản của phép biện chứng khoa học phép biện chứng mácxít. Trên cơ sở đó, Ph. Ăngghen đã khái quát đối tượng,
nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật: “Nhưng phép biện chứng chẳng qua
là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển
của tự nhiên, xã hội và tư duy”25. Với ý nghĩa đó, phép biện chứng duy vật có
đủ yếu tố cấu thành một khoa học độc lập. Điều đó cũng có nghĩa phép biện
chứng duy vật có một vai trò to lớn đối với đời sống xã hội, đối với hoạt động
nhận thức và cải tạo thế giới.
3. Ý nghĩa của phép biện chứng duy vật trong tác phẩm “chống
Đuy -rinh” đối với việc rèn luyện, phát triển tư duy khoa học của người

cộng sản hiện nay
Sứ mệnh lịch sử của những người cộng sản là lãnh đạo giai cấp công
nhân, nhân dân lao động thực hiện nhiệm vụ cao cả nhằm xoá bỏ áp bức, bóc
lột, bất công, xây dựng một xã hội mới công bằng, bình đẳng, mọi người có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người thực sự được giải phóng và phát triển
một cách hài hoà, toàn diện. Đó là một sự nghiệp cách mạng hết sức vĩ đại,
cao cả, song cũng đầy khó khăn, lâu dài và hết sức gian khổ.
Sự nghiệp cao cả đó đòi hỏi người cộng sản hôm nay không phải chỉ có
một nhiệt thành cách mạng là đủ, mà nó đòi hỏi còn phải có cả trí tuệ, bản
25

Sđd, t20, tr. 201.


17

lĩnh, có phương pháp tư duy khoa học dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Đặc biệt là về phương pháp tư duy khoa học, nếu có phương
pháp tư duy khoa học, nó sẽ giúp người cộng sản đạt được kết quả cao nhất
trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới hiện nay. Muốn vậy, đòi hỏi
người cộng sản phải nắm vững những tri thức về phép biện chứng duy vật,
thường xuyên rèn luyện, phát triển tư duy biện chứng duy vật để có thể gánh
vác được trọng trách mà lịch sử giao phó.
Nghiên cứu tư tưởng về phép biện chứng duy vật trong tác phẩm
“Chống Đuy -rinh”, chúng ta thấy nó có giá trị và ý nghĩa to lớn và được biểu
hiện trên một số nét cơ bản sau:
Thứ nhất, để có rèn luyện và phát triển tư duy khoa học, đòi hỏi người
công sản chân chính phải đứng vững trên lập trường duy vật triệt để. Đây là
một vấn đề có tính nguyên tắc, một điều kiện tiên quyết để giúp những người
cộng sản không rơi vào con đường tư biện, giáo điều, bế tắc (kiểu của Hêghen

và Đuy -rinh), như Ph. Ăngghen đã nhận xét trong tác phẩm, lối “ba hoa dựng
đứng”. Đồng thời, nó cũng còn là điều kiện mở đường cho tư duy phát triển
cùng với sự phát triển vô tận của giới tự nhiên, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra:
“Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng”26.
Thứ hai, trong tác phẩm, Ph. Ăngghen đã chứng minh phép biện chứng
duy vật là một khoa học độc lập, nó có đối tượng, nhiệm vụ, có những nguyên
lý, quy luật riêng của nó. Nghiên cứu và nắm vững phép biện chứng duy vật
giúp cho những người cộng sản có cơ sở khoa học để nhận thức và lý giải sự
vận động, biến đổi, phát triển cũng như xu hướng phát triển tất yếu của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới hiện nay. Song một vấn đề quan trọng hơn, đó
chính là phương pháp, phương pháp trong tiếp cận, khám phá, nhận thức và
cải tạo đối tượng. Nếu có phương pháp khoa học - phương pháp biện chứng
duy vật nó sẽ giúp cho người cộng sản hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của
26

Sđd, t20, tr 38.


18

mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn luyện, phát triển tư duy
khoa học, đặc biệt là tư duy lý luận cho những người cộng sản chân chính
hiện nay.
Thứ ba, tư duy là một hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội, là sản phẩm
có nguồn gốc từ tự nhiên, xã hội, dù nó cũng có đặc tính độc lập tương đối, có
quy luật phát triển nội tại của nó. Do vậy, ngoài việc tuân thủ những quy luật
của nó, nó cũng còn phải tuân theo những quy luật của phép biện chứng duy
vật. Do đó, tư duy muốn phát triển thì cũng phải thông qua việc giải quyết
những mâu thuẫn nội tại, thông qua những lần phủ định biện chứng. Và như
vậy, vấn đề nhận thức và phát triển mâu thuẫn, đồng thời có biện pháp giải

quyết mâu thuẫn một cách khoa học, là thực chất của rèn luyện tư duy, phát
triển tư duy khoa học của người cộng sản.
Thứ tư, nghiên cứu tư tưởng về phép biện chứng duy vật trong tác
phẩm “Chống Đuy -rinh” giúp cho những người cộng sản và giai cấp vô sản
có cơ sở và phương pháp khoa học để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản
và các trào lưu, tư tưởng thù địch đang quyết liệt chống phá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Trước bối cảnh phức tạp của tình hình
thế giới hiện nay, khi mà nó có những biến chuyển hết sức mau lẹ, khó lường,
nó đòi hỏi người cộng sản phải có tư duy hết sức sắc xảo, nhạy bén, có năng
lực tiếp cận và phát triển nhanh chóng những bản chất được che đậy tinh vi
đằng sau những hiện tượng ngẫu nhiên, phán đoán và nhanh chóng đưa ra
những giải pháp cải tạo sự vật, hiện tượng một cách tối ưu và khả thi nhất. Nó
cũng đòi hỏi người cộng sản phải không ngừng mài sắc tư duy, tích cực đấu
tranh, phê phán và đập tan mọi quan điểm sai trái, phản động và thù địch với
chủ nghĩa mácxít chân chính. Trong đấu tranh không mệt mỏi, không khoan
nhượng, đòi hỏi những người cộng sản phải có cả một nghệ thuật mà những
gì Ph. Ănghen trình bày trong tác phẩm “Chống Đuy -rinh” là một tấm gương
sáng, một mẫu mực chúng ta học tập và noi theo.


19



×