Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.51 KB, 10 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ
DÂN
NGUYỄN TRỌNG THÓC (*)
Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi có
một Nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ của nhân
dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học
hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nó ảnh hưởng tới sự
lành mạnh của nền dân chủ, tới cuộc sống và số phận của từng người dân,
tới chiều hướng phát triển của xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong Nhà nước đó, dân chủ đi đôi
với kỷ cương trật tự, được thể chế hoá thành pháp luật, trong khuôn khổ của
pháp luật. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân biểu hiện
trực tiếp sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền lực chân chính của nhân dân;
một tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và do đó bằng pháp
luật và vì công lý. Để làm được những điều đó cần phải giải quyết tốt một số
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân.
Để đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân, nhất
thiết phải giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, phát triển sự nghiệp giáo
dục, văn hoá, y tế… tất cả các yếu tố đó phải tiến hành đồng thời, nhưng
phải ưu tiên cho những vấn đề kinh tế, chăm lo tốt hơn đến cuộc sống hạnh
phúc và mọi nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Tất cả những điều
đó phải dựa trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, nhất là khi đất nước còn
nghèo như hiện nay. Bởi vậy, nếu thoát ly sự tăng trưởng kinh tế, đặt ra
những yêu cầu quá cao đối với các lĩnh vực văn hoá – xã hội là không thực
tế. Nhưng cũng sẽ là sai lầm, nếu chỉ coi trọng phát triển kinh tế, lợi ích về
văn hoá – xã hội của nhân dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy nếu


không chú trọng xây dựng và phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, phúc lợi
công cộng, để cho những mặt này yếu kém và xuống cấp thì chẳng những
ảnh hưởng xấu tới việc chăm lo bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, mà
còn kìm hãm nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhân dân là người sáng tọ ra lịch sử cho nên nhân dân là nguồn gốc
của quyền lực. Trong xã hộI XHCN, quyền lực Nhà nước được bắt nguồn từ
nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, trong công
cuộc đổi mới Nhà nước hiện nay, phải ra sức phát triển và hoàn thiện chế độ
đại diện, làm cho nó thực sự thể hiện bản chất nhân dân của Nhà nước ta.
Một Nhà nước như vậy mới đảm bảo quyền con người sống trong hoà bình,
độc lập, tự do; được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản
thân mình; được quyền có cuộc sống ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Tôn
trọng quyền của mỗi con người (quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật, bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng cũng như các quyền tự do, dân chủ khác) phải gắn với nghĩa vụ và
trách nhiệm của mỗi người trước đất nước và xã hội.
Muốn đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân, phải
kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vi phạm pháp luật mà nổi
bật là tham nhũng và buôn lậu, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của
công dân; làm hàng giả, trốn – gian lận thuế… gây tổn thất lớn cho Nhà
nước và nhân dân. Đó chính là tâm tư, nguyện vọng và cũng là đòi hỏi của
nhân dân đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước.
Việc của đất nước là việc của nhân dân. Vì vậy, cần phải tập hợp rộng
rãi mọi lực lượng quần chúng nhân dân, phát huy đầy đủ khả năng và trí tuệ
của toàn dân để cùng lo việc nước. Hơn nữa, mọi quyền hành chỉ thuộc về
nhân dân khi có một cơ chế thích hợp để nhân dân có thể trực tiếp giám sát
các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cũng như giám sát mọi hoạt động của
các cơ quan Nhà nước và viên chức Nhà nước. Phải có cơ chế thích hợp để
cử tri có thể bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm của mình đối với đại biểu

Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân mà mình bầu ra, tạo điều kiện để
các đại biểu gắn bó hơn với cử tri, đề cao ý thức trách nhiệm của người đại
diện nhân dân, phải luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì
dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ
Trung ương do dân cử ra.” (1) Muốn đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành
đều thuộc về nhân dân, phải chiến thắng được nghèo nàn và lạc hậu, phát
triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng và từng bước
hoàn thiện nền dân chủ làm cho dân giàu, nước mạnh và bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2. Giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nước là mối quan hệ chính
trị cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Cơ sở để giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nước trong Nhà
nước pháp quyền XHCN là vấn đề quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người
được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó Nhà nước pháp quyền có nghĩa
vụ tôn trọng giá trị cao nhất là con người; Nhà nước đề ra pháp luật, đồng
thời phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho công dân được chống lại chính
sự tuỳ tiện của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là “Nhà nước phải tạo ra cho
công dân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên
những điều kiện quy định trong Hiến pháp và pháp luật” (2). Mặt khác, con
người là mục tiêu và giá trị cao nhất. Do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho
công dân sự an toàn pháp lý, được hưởng các quyền và tự do cơ bản đó vi
phạm, kể cả từ phía các cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ.
Chính vì vậy, một mặt Nhà nước đề ra pháp luật; mặt khác, chính Nhà nước,
các cơ quan Nhà nước, những người có chức vụ đều có nghĩa vụ bắt buộc
phải tuân thủ triệt để pháp luật, không có một tổ chức Nhà nước hoặc công
chức nào được đặt mình đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Mọi
người và mọi tổ chức hợp pháp đều bình đẳng trước pháp luật. Cùng với
nguyên tắc này, Nhà nước ta tiến tới thực hiện nguyên tắc không cấm, tất
nhiên phải trong khuôn khổ của nền đạo đức XHCN và tôn trọng lợi ích của

xã hội và của người khác. Nguyên tắc này bảo đảm một mặt chống lại biểu
hiện lộng quyền, lạm quyền và mặt khác chống những hành vi tự do, vô
chính phủ.
Giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nước là xây dựng chế độ
trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân (cá nhân), tức là giữa một
bên là người đại diện quyền lực Nhà nước và một bên vừa là chủ thể, vừa là
khách thể của quyền lực Nhà nước. Ở đây, Nhà nước xác định cho mình, cho
các cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ trách nhiệm pháp lý rõ
ràng về các hành vi của họ. Công dân được đảm bảo quyền và khả năng bắt
buộc cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ phải chấp hành pháp
luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ.
Muốn giải quyết mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước thì Nhà
nước phải đặt mục tiêu của mình là phục vụ lợi ích chính đáng của dân. Hơn
nữa, việc của đất nước là việc của dân, cho nên muốn làm việc của dân, cho
nên muốn làm việc của đất nước thì phải tập hợp rộng rãi, phát huy khả đầy
đủ năng và trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nước. Đồng thời phải xây
dựng một cơ chế để nhân dân kiểm soát có hiệu quả đối với các cơ quan Nhà
nước và nhân viên Nhà nước. Liên quan tới vấn đề này, phải từng bước hoàn
thiện chế độ dân chủ đại diện, nhưng cần hết sức coi trọng việc phát huy
quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, tạo thành thói quen tốt trong sinh hoạt
xã hội.
Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của dân, do dân bầu ra. Do
đó, một khi Nhà nước không còn vì dân, nghĩa là nó không đáp ứng được lợi
ích và nguyện vọng của nhân dân có quyền bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với
nói. Đó là cơ sở để Bác Hồ nói rằng: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có
quyền đuổi Chính phủ”. (3)
Trong các chế độ cũ, Nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để
thống trị và áp bức nhân dân; cho nên viên chức, quan lại tự xưng là cha mẹ
dân, đè đầu cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ XHCN, người chủ Nhà nước
là nhân dân; người cán bộ Nhà nước là do dân lựa chọn, được nhân dân ủy

quyền là “công bộc”; làm cán bộ là “làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không
phải là làm quan Cách mạng”(4). Trong các cơ quan Nhà nước, cán bộ vừa
là lãnh đạo, vừa là người hướng dẫn của nhân dân. Do đó, “nếu không có
nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì
nhân dân không có ai dẫn đường”(5). Chính vì vậy, trong Di chúc của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải làm thế nào để
xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân. Là
người đầy tớ, cán bộ phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ… Là người lãnh đạo thì phảI có trí
tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi và trọng
dụng những người hiền tài, đức độ. Bởi vậy, người thay mặt và người đại
diện cho dân phải là người có đức, có tài, phải vừa “hiền” lại vừa “minh”.
3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân
và vì dân phải dựa trên truyền thống, đặc điểm dân tộc, nhất là truyền thống
chính trị của đất nước.
Ngay từ khi Nhà nước Văn Lang được hình thành và qua hầu hết các
triều đại phong kiến trước đây, trong không ít trường hợp chính quyền Nhà
nước đã đóng vai trò tổ chức toàn thể dân tộc chống giặc ngoại xâm. Khi đó,
Nhà nước đại diện cho quyền lợi cơ bản sống còn của cả dân tộc là độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quan hệ với phong kiến
Trung Hoa trước đây, Nhà nước Đại Việt về hình thức thì mềm dẻo, khôn
khéo, nhưng mục tiêu bảo vệ độc lập tự chủ của quốc gia thì hết sức kiên
định.
Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc tổ chức bộ máy Nhà nước và chế độ
quan chức của các triều đại nước ta tuy chịu ảnh hưởng của Nho giáo và
Phật giáo, nhưng chúng vẫn được cải biên cho phù hợp với đặc điểm chính
trị - xã hội Việt Nam và chịu ảnh hưởng của văn hoá bản địa từng tồn tại
trước nó và cùng với nó. Suốt cả 10 thế kỷ ấy, ông cha ta đã đấu tranh chống
Bắc thuộc, chống đồng hoá, giành độc lập dân tộc và giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc; đồng thời cũng biết tiếp thu có chọn lọc những thành tựu chính

trị - văn hoá của phong kiến phương Bắc để xây dựng Nhà nước độc lập tự
chủ theo hình thức Nhà nước Trung ương tập quyền. Sự tiếp thu đó là một
tất yếu lịch sử.
Trong suốt thời kỳ bị thực dân Pháp thống trị, dân tộc Việt Nam đã
kiên cường đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc. Các phong trào yêu nước
vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (như phong trào Cần
Vương do các sỹ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo nhằm tái dựng một Nhà
nước quân chủ an ninh; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu nhằm xây
dựng một chính thể như nước Nhật tư sản – quân chủ nghị viện; phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Chu Trinh nhằm thiết lập một quốc gia
độc lập theo mô hình của Pháp - Cộng hoà đại nghị tư sản; phong trào của
Việt Nam Quốc Dân Đảng theo gương của Cách mạng Tân Hợi Trung
Quốc…) đều nhằm giải phóng dân tộc và thiết lập Nhà nước theo mô hình
dân chủ tư sản. Mục tiêu của những phong trào đấu tranh trên đều không còn
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước nên bị thất bại.
Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đưa lịch sử dân
tộc Việt Nam nói chung và lịch sử Nhà nước ta nói riêng bước sang một
trang sử mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có những đóng
góp to lớn trong quá trình Cách mạng, xứng đáng là công cụ đắc lực của
nhân dân trong công cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, trong tổ
chức và xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới phù hợp với những truyền
thống lịch sử và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường với định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội; việc mở cửa đối
với bên ngoài sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ; những yêu cầu dân
chủ hoá đời sống xã hội đang đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải được đổi mới
theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam không phải là quay lưng lại với quá khứ vẻ
vang, xây dựng lại từ đầu một bộ máy Nhà nước theo một đường hướng

khác, mà là kế thừa và nâng lên tầm cao mới những giá trị truyền thống của
Nhà nước để xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam XHCN.
4. Xây dựng quyền lực Nhà nước của các công dân trên nền tảng một
hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.
Tư tưởng về xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ xã hội của
các công dân thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực với pháp
luật. Trong đó pháp luật là cơ sở để duy trì quyền lực Nhà nước, bản thân
Nhà nước vừa là công cụ tổ chức của giai cấp, lại vừa là hình thức thực hiện
quyền lực công khai. Vì vậy, Nhà nước chỉ có thể biểu hiện ý chí phổ biến
và quyền lực công khai của mình đối với xã hội, với mọi công dân thông qua
pháp luật. Xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ xã hội của các công
dân là xây dựng một hệ thống pháp luật trên nền dân chủ thực sự, xuất phát
từ nhân dân và vì nhân dân. Pháp luật phải định hướng mọi công dân và tổ
chức xã hội vươn tới cái chân, thiện, mỹ, vươn tới tự do đích thực của con
người. Để đạt được mục đích đó, pháp luật phải khách quan, công bằng, bình
đẳng và dân chủ, lấy quyền con người, giải phóng con người làm trung tâm
để xây dựng quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân

×