Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc trong nhà kính tại công ty việt úc – bạc liêu (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 46 trang )

TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng
theo quy trình biofloc trong nhà kính tại công ty Việt Úc – Bạc Liêu” được
thực hiện từ tháng 04/2015 đến tháng 7/2015 trên 6 ao nuôi thực nghiệm. Thí
nghiệm được bố trí trong nhà kính với hai nghiệm thức, 3 ao nuôi theo quy trình
biofloc (TN-Biofloc) và 3 ao nuôi theo quy trình truyền thống (ĐC-Biofloc). Ao
nuôi thí nghiệm có diện tích là 500m 2, mật độ thả 150 con/m 2, kích cỡ tôm ở
PL12. Nguồn carbohydrate được bổ sung cho tôm nuôi theo quy trình biofloc là
bột gạo, với tỷ lệ C:N=15:1 nhằm tìm ra quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu
quả.
Kết quả thí nghiệm cho thấy kích cỡ thu hoạch của TN-Biofloc là 58,2±1,36
con/kg tôm có kích thước lớn hơn 5,3% so với ĐC-Biofloc là 61,3±1,06 con/kg
(p<0,05). Mặc dù chi phí thức ăn của mô hình biofloc là 44,5±1,15% cao hơn
6,2% so với ĐC-Biofloc là 41,9±3,60% nhưng khác biệt không có có ý nghĩa
(p>0,05). Năng suất trung bình đạt được của TN-Biofloc là 1.066±81,4 kg/ao/vụ
cao hơn so với ĐC-Biofloc khoảng 17% (p>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR) TN-Biofloc là 1,30±0,03 thấp hơn khoảng 8,5% so với nghiệm thức ĐCBiofloc là 1,41±0,05 (p<0,05). Lợi nhuận thu được từ mô hình biofloc là
38,8±7,6 triệu đồng/ao/vụ cao hơn gần gấp 2 lần so với ĐC-Biofloc là 19,4±8,6
triệu đồng/ao/vụ (p<0,05). Xét về tỷ suất lợi nhuận thì nuôi theo biofloc có tỷ
suất lợi nhuận 0,44±0.07% cao hơn so ĐC-Biofloc là 0,22±0,09% (p<0,05). Từ
kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình
biofloc vừa góp phần nâng cao năng suất vừa mang lại hiệu quả trong sản xuất.
Từ khóa: công nghệ biofloc, kỹ thuật, kinh tế, nhà kính và tôm thẻ chân trắng

i


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong nuôi
tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc trong nhà kính tại công ty Việt Úc
– Bạc Liêu” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình


bày trong khóa luận là trung thực và do chính tác giả thực hiện.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Lịnh

ii


iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây
Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoc tập tại trường. Xin
chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Ths. Tạ Văn
Phương người đã tận tình định hướng, dìu dắt, động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin lời cảm ơn tới anh Nguyễn
Huỳnh Long giám đốc công ty cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu và anh Lê Văn Vững
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại công ty.
Bên cạnh đó xin cám ơn lớp nuôi trồng thủy sản 6 đã cùng tôi gắn bó, học tập và
vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian trên chặn đường dài học tập. Cuối
cùng con xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến ba mẹ, người đã nuôi dạy và
luôn bên con những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!


Nguyễn Quốc Lịnh

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................viii
CHƯƠNG 1.........................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................................3
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của nuôi tôm thẻ chân trắng..............................................3
2.1.1 Hệ thống phân loại.......................................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ......................................................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống.............................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................................................5

2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay................................................................6
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.........................................................................6
2.2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước...........................................................................7

2.3 Sơ lược về công nghệ biofloc......................................................................................7
2.4 Sơ lược về mật rỉ đường...........................................................................................10
2.5 Sơ lược về Carbohydrate..........................................................................................12

Nguồn: Nguyễn Thị Lan Phương, 2011 ...........................................................................13
2.6 Tỷ lệ C:N trong ao nuôi..............................................................................................14

CHƯƠNG V......................................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................................29
5.1 Kết luận....................................................................................................................29
5.2 Đề xuất.................................................................................................................... 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30
Tiếng Việt............................................................................................................................................30
Lê Đức Trung, 2010.. Xử lý màu và COD của nước thải sản xuất cồn từ mật rỉ đường bằng hệ keo tụ
vô cơ. Luận văn báo cáo khoa học......................................................................................................30
Nyan Taw, 2009. Potential for Devolopment of Biofloc Technology for Pacific White shrimp
(Litopenaeus vannamei) Farming.......................................................................................................34

PHỤ LỤC 1..........................................................................................................A
v


DANH SACH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài tôm thẻ chân trắng.................................................3
Hình 4.1 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của hai mô hình..................................28

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần sinh hóa của bột gạo..........................................................13
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật cần đo đạt trước khi thả giống...........................16
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu thu và phương pháp phân tích mẫu...................................18

Bảng 4.1 Biến động Nhiệt độ, pH và oxy.............................................................20
Bảng 4.2 So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hai nghiệm thức...................................22
Bảng 4.3 Chi phí và lơi nhuận của hai mô hình...................................................25
Bảng 4.4 Tỷ lệ chi phí biến đổi của mo hình biofloc và ĐC................................26

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C: Carbon.
N: Nitơ.
EMS: Hội chứng tôm chết sớm.
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
FVI: Thể tích hạt biofloc
PL: Postlarvale.
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
VSS: Hàm lượng chất hữu cơ bay hơi.
Biofloc: Nghiệm thức biofloc.
ĐC: Nghiệm thức đối chứng biofloc.
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức lương
nông thế giới)
VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
EMS/ AHPND/ AHPNS: Bệnh hội chứng gan tụy cấp tính
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
IHHNV: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô
GAA: Global aquaculture Advocate

viii



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế đóng vai
trò quan trọng chiến lược phát triển của đất nước. Trong đó, nghề nuôi tôm là
một trong những nghề nuôi phát triển mạnh mang lại lợi nhuận cao, góp phần
nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế. Đầu năm 2008 theo kế
hoạch của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm đa dạng đối tượng nuôi
và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và được sản xuất giống đại trà ở nước ta.
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng,
thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện
nay tôm thẻ chân trắng được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Từ
đó dẫn tới diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng nhanh. Mỹ là
thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng lớn nhất sau đó là Châu Âu và Nhật Bản
(Trần Viết Mỹ, 2009).
Tôm thẻ chân trắng hiện đang được nuôi thâm canh nhiều tập trung chủ yếu ở
các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre.
Những năm trở lại đây nghề nuôi tôm có dấu hiệu phát triển chậm lại do nhiều
nguyên nhân: người dân nuôi tự phát nuôi không theo quy hoạch với quy mô lớn,
thức ăn được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiều dẫn đến thức ăn
được tích lũy quá mức trong ao nuôi từ đó dẫn tới ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
bùng phát. Trong môi trường ao nuôi luôn có sự hiện diện của vi khuẩn dị dưỡng,
chúng có khả năng đồng hóa các chất thải hữu cơ và chuyển thành sinh khối của
vi khuẩn trong thời gian cực ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo (Phạm
Văn Hải, 2012).
Công nghệ Biofloc (BFT) dựa vào sự phát triển của quần thể vi khuẩn dị dưỡng
phát triển trong ao nuôi để kiểm soát chất lượng nước, tạo điều kiện thuận lợi để

các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh bằng cách bổ sung nguồn (C) vào môi
trường ao nuôi để cân đối nguồn (N) có sẵn, duy trì mức độ khuấy đảo nước
trong ao và cân đối lượng oxy hòa tan thích hợp (Phạm Văn Hải, 2012).
Trước tình hình đó việc ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm thẻ chân
trắng là nhằm kích thích sự phát triển của quần thể vi khuẩn dị dưỡng phát triển
trong ao nuôi để kiểm soát chất lượng nước, giảm sự tích lũy dinh dưỡng trong
1


ao, hạn chế thay nước trong quá trình nuôi Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Phân tích
hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình
biofloc trong nhà kính tại công ty Việt Úc – Bạc Liêu”. được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy
trình truyền thống và quy trình biofloc nhằm khẳng định mô hình mang lại hiệu
quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng
1.3 Nội dung nghiên cứu
Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh qua đó theo dõi ghi nhận và
phân tích khía cạnh kinh tế - kỹ thuật giữa quy trình biofloc và quy trình truyền
thống trong nhà kính.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của nuôi tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Tôm thẻ
chân trắng được phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei, Boone 1931.
Tên tiếng Anh: White-leg shrimp
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng.

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài tôm thẻ chân trắng
3


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Tôm thẻ chân trắng có 7 – 10 răng trên chủy và 2 – 4 răng dưới chủy, chủy hơi
cong xuống. Vỏ mỏng có màu trắng ngả màu xanh lam, đặc biệt là các đôi chân
ngực 3, 4, 5 có màu trắng đục nên gọi là tôm thẻ chân trắng (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009). Vỏ đầu ngực có gai rân và gai râu rất rõ, không
có gai mắt và gai đuôi (gai Telson), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy
khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chủy ngắn, kéo dài tới gai
thượng vị. Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay
còn gọi là chân bụng, mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong. Đốt ngoài chia
làm hai nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài, chân đuôi (uropod) là phụ bộ của đốt
thứ 6, đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh
tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.
2.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Phân bố

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới trong tự nhiên tôm phân bố chủ yếu ở
vùng ven bờ biển phía Ðông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico,
nhiều nhất ở biển gần Ecuador. Ngoài ra tôm thẻ chân trắng còn được di giống
đến nhiều nước Đông Nam Á như, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng sống tốt khi nền đáy cát, độ sâu
72m, thường hoạt động vào ban đêm khi tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở
ven biển gần bờ và tôm tiền trưởng thành phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi
giàu chất dinh dưỡng (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng là loài tôm có
khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Nhưng nhiệt độ
thích hợp cho sự phát triển của tôm là 25 – 32 oC. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt
độ thấp tôm thường mẫn cảm với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội
trứng taura (Trần Viết Mỹ, 2009). Về độ mặn tôm thẻ chân trắng có khả năng
thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, khoảng thích hợp tối ưu cho sự phát triển của
tôm: 7 – 34‰, tôm ít bệnh ở độ mặn thấp 10 – 15‰ pH dao động từ 7,5 – 8,5
(Trần Viết Mỹ, 2009).

4


2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi khỏe và sử
dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp với mùn bã hữu cơ đến
các động vật, thực vật thủy sinh. Nhờ tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên
khả năng bắt mồi gần như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị
phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009).
Tôm thẻ chân trắng sử dụng thức ăn đối với thức ăn công nghiệp thì cần hàm
lượng protein tương đối thấp khoảng 35% nên giá trị thức ăn thường thấp hơn
tôm sú. Tốc độ tăng trưởng nhanh: sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40
g/con (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003). Nhu cầu hàm lượng protein của tôm

thẻ chân trắng (30 – 35%) thấp hơn so với tôm sú. Khả năng chuyển hóa thức ăn
cũng rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
dao động từ 1,1 – 1,3, do đó có thể giảm chi phí thức ăn. Tôm có tốc độ tăng
trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi với môi trường thích hợp, tôm có khả năng
đạt 8 – 10g trong 60 – 80 ngày (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm có tập tính hoạt động
mạnh vào ban đêm, khi nhiệt độ tăng khả năng bắt mồi tăng, đặc biệt vào ban
ngày tôm trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt độ cao thì tôm kết thành đàn.
Cũng như tôm sú, tôm thẻ chân trắng bắt mồi nhờ cơ quan xúc giác nằm ở đầu
mút của râu, phụ bộ miệng và càng (Nguyễn Khắc Thường, 2007).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, tôm thẻ chân trắng lột xác
thường vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác phụ thuộc vào kích cỡ tôm: ở
giai đoạn ấu trùng, cứ khoảng 30 – 40 phút thì lột xác một lần (28 oC), với trọng
lượng từ 1 – 5 g/con thì 4 – 6 ngày lột xác một lần và trọng lượng 15 g/con có
thể 2 tuần mới lột xác một lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi tôm
(Trần Viết Mỹ, 2009). Ngoài ra, các yếu tố như điều kiện môi trường, dinh
dưỡng cũng ảnh hưởng đến tần số lột xác của tôm: trong điều kiện môi trường có
nhiệt độ nước cao thì tần số lột xác của tôm tăng (Wyban & Sweeney, 1991).
Tôm sau khi lột xác, vỏ tôm còn mềm nên thường rất nhạy cảm với các điều kiện
môi trường, vì vậy trong quá trình nuôi cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn cho
phù hợp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006).

5


2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm chân trắng được nuôi ở một số nước trên thế giới nhưng có nguồn gốc từ
Nam Mỹ và được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011).
Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm

thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những
ưu điểm rõ rệt ở loài tôm thẻ chân trắng đã khiến người dân ở nhiều nước chuyển
sang nuôi đối tượng này. Sản lượng tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu
vực châu Á tại thời điểm đó tôm thẻ chân trắng đã góp phần đẩy sản lượng tôm
thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000. Cho đến 2003 thì các nước châu Á bắt đầu
nuôi đối tượng này. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có sản lượng tăng
nhanh từ 1.340.000 tấn (2004) và trên 2.200.000 tấn (2007), trở thành quốc gia
có sản lượng tôm đứng đầu thế giới (Biggs et al., 2009).
Năm 2007, tôm thẻ chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và
là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia). Ba
nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm. Sản lượng
tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng
2,7 triệu tấn (FAO, 2011), đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn
(FAO, 2013). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến
sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015
(GOAL, 2012).
Hiệp hội thương lượng thế giới (FAO), trong năm 2013 sản xuất tôm thẻ chân
trắng của Thái Lan đạt 70.000 tấn. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ cũng
dự báo tăng 30% lên 100.000 tấn nhưng sản lượng tôm sú giảm 40 – 50% xuống
60.000 – 70.000. Tôm thẻ chân trắng được coi là loài có khả năng thích nghi
bệnh tốt hơn các loài tôm khác (Wyban & Sweeny, 1991). Mặt dù trong thực tế
cũng thường xảy ra nhiều loại bệnh nhưng có những bệnh gây thiệt hại lớn như
bệnh đốm trắng (WSSV), Taura (TSV), bệnh hoại tử cơ (IMNV) và hội chứng
hoại tử cấp tính (AHPNS). Năm 1992 dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở
Ecuador (Lightner, 2011) và năm 1995 ở Trung Quốc (Rosenberry, 2002). Bệnh
hoại tử cơ xuất hiện ở Brazil vào năm 2002 (Andrade, 2009). Bệnh đốm trắng
xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là các nước Châu Á (Lightner,
2011).

6



Trong những năm gần đây thì bệnh hoại tử gan tụy cấp tính gây thiệt hại lớn cho
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới. Bệnh này xuất hiện ở Trung Quốc
năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Malaysia năm 2011 (Lightner, 2011) và
Mexico năm 2013, còn ở các nước như Banglasesh, Ecuador, Ấn Độ và
Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này (Lightner, 2013).
2.2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước
Đầu những năm 2000, Việt Nam hạn chế phát triển loài tôm này, đến năm 2006,
ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng
Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực ĐBSCL. Đầu năm 2008,
nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân
trắng của Thái Lan, Trung Quốc và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh
tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số
228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa
dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2013 cả nước có 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ với diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng đã được 63.719 ha, tăng 23.429 ha (đạt 159,9% so với năm 2012) và
chỉ chiếm 9,8% tổng diện tích nuôi tôm nhưng sản lượng đã vượt sản lượng của
tôm sú. Tôm thẻ chân trắng hiện đang được thả nuôi với diện tích và sản lượng
ngày càng tăng. Từ năm 2008 – 2011, diện tích nuôi thẻ chân trắng mỗi năm tăng
lên vài trăm ha. Đến năm 2012, diện tích tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán
thâm canh tăng lên là 1.300 ha. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bạc Liêu, năm 2013 diện tích nuôi thẻ chân trắng phát triển nhanh
chóng cả vùng Nam, vùng Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu với diện tích trên
13.000 ha, tăng 10 lần so với năm 2012 ( Bộ NN & PTNN, 2014 ).
2.3 Sơ lược về công nghệ biofloc
Biofloc (kết tủa sinh học / kết dính sinh học) là tập hợp các loại vi sinh vật khác
nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối, bông sốp, màu vàng nâu, với trung

tâm là hạt chất lơ lửng trong nước (Lục Minh Diệp, 2012).
Công nghệ biofloc cũng được hiểu là quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn trong
việc quản lý chất lượng nước của các ao nuôi trồng thủy sản. Công nghệ này chủ
yếu dựa trên việc duy trì tỷ lệ giữa C:N làm cơ sở để thúc đẩy quá trình phân hủy
dị dưỡng (Avnimelech, 2006).

7


Điều kiện hình thành biofloc
Phải có sự hiện diện của các vi sinh vật có khả năng sinh ra polymer sinh học
(bio- polymer) là polyhydroxy alkanoate (PHA), đặc biệt là Poly β-hydroxy
butyrate. Các polymer sinh học có tác dụng kết dính các thành phần khác tạo
thành biofloc ở dạng bông, lơ lửng trong nước, poly β-hydroxy butyrate còn có
khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh (Crab et al., 2007). Tỷ lệ C:N trong hệ thống
biofloc
Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng carbon hữu cơ và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để
tổng hợp nên protein. Nếu bổ sung carbon với tỷ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá
trình chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein. Với C:N=10:1 vi khuẩn dị dưỡng có
thể hấp thụ hoàn toàn 10 mgNH4+-N/lít trong 5 giờ (Lục Minh Diệp, 2012). Vì
vậy, khi nuôi tôm theo quy trình biofloc phải bổ sung vào carbon môi trường để
cân bằng hàm lượng nitơ có sẵn. Điều chỉnh nitơ vô cơ bằng cách điều chỉnh tỷ
lệ C:N và là một phương pháp kiểm soát tiềm năng cho các hệ thống nuôi trồng
thủy sản (Avnimelech, 1999).
Nguồn carbon hữu cơ có thể dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là: Glucose,
Acetate, Glycerol. Tuy nhiên, thực tế các hộ nuôi theo hệ thống biofloc thường
bổ sung carbohydrate như: Tinh bột, rỉ đường, cám gạo, glycerol hoặc thay đổi
thành phần thức ăn (tăng hàm lượng carbohydrate và giảm protein).
Tỷ lệ C:N được đánh giá thông qua các chỉ số biofloc là FVI, TSS, VSS và thông
số đánh giá chất lượng nước (TAN, NO 2-) các thông số kỹ thuật nuôi tôm gồm hệ

số chuyển hóa thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Để xác định số
lượng biofloc trong hệ thống ao nuôi ta có thể sử dụng kỹ thuật đo lường tổng
chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước (Avnimelech, 2009; Schryver et al., 2008).
Thành phần biofloc
Thành phần biofloc bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn tạo floc
và vi khuẩn sợi), mảnh vụn, keo, polymer sinh học, tế bào chết, muối tinh thể,
bám vào biofloc còn có vi tảo (tảo sợi, tảo silic ), vật chất hữu cơ chiếm 60 –
70%, vật chất vô cơ chiếm 30 – 40% (Lục Minh Diệp, 2012). Các hạt biofloc
thường chiếm 35 – 50% hàm lượng protein; 0,6 – 12% chất béo và 21 – 32%
trọng lượng tro (Avnimelech, 2006).

8


Hệ thống biofloc
Hệ thống biofloc được phát triển để nâng cao khả năng kiểm soát môi trường
trong nuôi trồng thủy sản. Ở những nơi mà tài nguyên đất và nước thiếu hụt thì
vấn đề hiệu quả kinh tế trong sản xuất được đặc biệt chú trọng, thông thường
nuôi với mật độ cao cần có hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên hệ thống nuôi
dùng công nghệ biofloc là một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả.
Công nghệ biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ
sinh học theo hướng mới (Avnimelech, 2007), dựa trên nguyên lý cơ bản của bùn
hoạt tính dạng lơ lửng. Công nghệ biofloc là giải pháp giải quyết 2 vấn đề: (1)
loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng, (2) sử
dụng biofloc làm thức ăn tại chổ cho đối tượng nuôi. Do đó, biofloc làm giảm chi
phí thức ăn và được xem là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi thủy sản
với quy mô công nghiệp.
Hệ thống biofloc cũng được phát triển để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh
vào ao nuôi thông qua quá trình trao đổi nước. Trước đây, để quản lý tốt ao nuôi
tôm là phải thay nước để đảm bảo chất lượng nước. Ở những vùng biển với nhiều

trang trại nuôi tôm, dịch bệnh từ nguồn nước dễ dàng lây lan thông qua nguồn
nước. Do đó, giảm thay nước là biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong ao
nuôi tôm, nuôi tôm ngày càng được thâm canh hóa, vấn đề chất thải và xử lý chất
thải trở nên cần thiết.
Lợi ích của hạt floc
Hạt floc có thể tận dụng làm thức ăn cho tôm, cung cấp các acid amin thiết yếu
và tiết kiệm chi phí thức ăn. Các nghiên cứu mới nhất còn cho thấy vi khuẩn có
khả năng tạo poly β – hydroxybutyrate là chất kháng các vi khuẩn gây bệnh từ đó
làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh (Global Aquaculture Alliance, 2012).
Các biofloc giàu hàm lượng protein – lipid vẫn luôn có sẵn trong ao nuôi
(Avnimelech, 2007). Trong ao xuất hiện một sự tương tác phức tạp giữa các chất
hữu cơ và phần lớn các vi sinh vật như thực vật phù du, vi khuẩn tự dưỡng và dị
dưỡng, tập hợp các hạt hữu cơ và các loài động vật như luân trùng, protozoa và
copepod (Ray et al., 2010 ).
Nhờ các quá trình tự nhiên của các vật chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy,
tạo ra các muối dinh dưỡng được tảo có trong môi trường nước hấp thụ, nhờ có
các quá trình này diễn ra nên môi trường nước nuôi được cải thiện dần. Quá trình
9


phân hủy các chất hữu cơ chứa N còn tạo ra các chất độc như: NH 3 và NO2- có
thể gây ảnh hưởng đến tôm nuôi (Avnimelech & Card, 2007).
Hệ thống biofloc là tiết giảm được hàm lượng NH 3 và NO3- sản sinh trong môi
trường nuôi tôm cá, nên có thể giảm thiểu việc sử dụng hệ thống lọc sinh học để
xử lý môi trường nước (Avnimelech, 2006). Để duy trì bio-floc trong hệ thống
nuôi thường người ta sử dụng các nguồn cacbon rẻ tiền (mật rỉ đường, các loại
bột ngũ cốc, cám gạo,.) để duy trì tỷ lệ C/N trong khoảng 20/1 (Avnimelech,
2009).
Hạn chế của quy trinh biofloc
Hệ thống biofloc hoạt động dựa theo nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng phân hủy vật

chất hữu cơ, vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và hàm lượng oxy hòa tan để phát
triển. Do đó, ao sử dụng công nghệ này phải được sục khí liên tục 24 giờ/ ngày,
vị trí lắp quạt phải được tính toán kĩ hạn chế vật chất lơ lững lắng động nhiều
dưới đáy ao, nếu không các hạt floc lắng xuống đáy nhanh chóng tiêu thụ lượng
lớn oxy trong hệ thống, các khu vực yếm khí hình thành trong hệ thống ao làm
cho các khí độc như: H 2S, NH4+, và NH3 tăng cao gây độc cho tôm cá. Đây cũng
là điểm hạn chế trong công nghệ này, tốn nhiều năng lượng và nhiên liệu, tôm cá
có thể chết nếu ngừng hoạt trong vài giờ.
2.4 Sơ lược về mật rỉ đường
Rỉ đường (molasses) hay còn gọi là rỉ mật là một phụ phẩm của quá trình sản
xuất đường chiếm tỷ lệ 3 – 5%. Chất lượng của rỉ đường còn phụ thuộc vào
giống mía, điều kiện, vị trí địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy
đường. Thông thường hàm lượng chất khô trong mật rỉ đường 70 – 80% còn lại
chủ yếu là nước. Trong đó đường chiếm khoảng 60%, bao gồm 35 – 40%
saccarose, 20 – 25% đường khử, gồm 30 – 32% là hợp chất hữu cơ và 8 – 10% là
chất vô cơ (Lê Đức Trung, 2010).
Các chất hữu cơ có chứa nitơ của rỉ đường mía chủ yếu là acid amin cùng với
một lượng nhỏ protein và sản phẩm phân giải của nó. Chất hữu cơ không chứa
nitơ gồm có pectin, chất nhầy furfunol và acid. Các chất vô cơ là các loại muối
tìm thấy trong thành phần cho của rỉ đường. Rỉ đường mía còn chứa các nguyên
tố khác với hàm lượng nhvi lượng như: Zn, Mn, Cu, B, Co, Mo. Rỉ đường rất
giàu các chất sinh trưởng như: acid pentotenic, nicotinic, folic, B1, B2 và đặt biệt
là biotin. Có rất nhiều vi sinh trong rỉ đường mía có thể phân chúng thành 3 loại:
vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
10


Rỉ đường được ứng dụng trong sản xuất nhiều sản phẩm như: bột ngọt, rượu, sản
xuất nấm men, acid lactic, cồn. Ngoài ra rỉ đường còn dùng làm nguyên liệu như:
Micromix-3 kết hợp bổ sung rỉ đường để xử lý rác, xử lý vỏ đầu tôm làm thức ăn

cho gia xúc, gia cầm (Lê Đức Trung, 2010).
Rỉ đường là một nguồn carbon lý tưởng vì nó rẻ tiền và chứa lượng lớn carbon và
dễ dàng sử dụng (hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt). Rỉ đường tốt ở dạng đậm
đặc chứa khoảng 40% carbon (Dan Willet và Catriona Morrison, 2013).
Lợi ích rỉ đường trong nuôi trồng thủy sản
Sự tích lũy các hợp chất nitơ vô cơ (đặc biệt là ammoniac – NH3) là vấn đề luôn
gặp phải trong các ao nuôi thủy sản ngay cả khi các biện pháp quản lý ao nuôi tốt
nhất đã được thực hiện, nguyên nhân chính là do, tôm chỉ có thể tiêu thụ được
khoảng 20 – 30% lượng thức ăn, phần còn lại sẽ bị thải loại ra môi trường ao
nuôi, khoảng một nửa lượng protein đưa vào ao (chủ yếu từ thức ăn) cuối cùng sẽ
chuyển thành ammonia (NH3).
Trong những ao nuôi quản lý tốt, ammonia tích lũy được kiểm soát thông qua sự
hấp thu bởi tảo. Tuy nhiên, trong các ao nuôi thương phẩm, phần lớn ammonia sẽ
tích lũy trong ao hơn là được tảo hấp thu. Lượng ammonia dư thừa trong ao trở
thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn cố định đạm và dẫn đến việc tích lũy chất
độc nitrite (NO2-) một sản phẩm trung gian của quá trình nitrate hóa. Cách thông
thường nhất để làm giảm sự tích lũy chất độc này là thay nước. Tuy vậy, trong
rất nhiều trường hợp việc thay nước không thể thực hiện hoặc có những giới hạn
nhất định của phương pháp này liên quan đến vấn đề dịch bệnh trong nuôi tôm cá
thương phẩm. Vì thế để giải quyết vấn đề tích lũy các hợp chất nitơ (N) gây độc
cho tôm cá như ammonia (NH3) và nitrite (NO2-) sẽ được giải quyết bằng cách
bổ sung carbon vào ao nuôi (Dan Willet và Catriona Morrison, 2013).
Các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản Nội Địa Bribie đánh giá việc kiểm soát chất thải nitơ (N) trong nuôi trồng
thủy sản bằng cách thêm carbon (C) vào ao nuôi. Nguồn carbon hữu cơ có thể
dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là Glucose, Acetate hoặc Glycerol sẽ làm
gia tăng hiệu quả hấp thu các nguồn nitơ vô cơ bởi vi khuẩn dị dưỡng. Vi khuẩn
dị dưỡng sẽ hấp thu nguồn Carbon hữu cơ cùng với nitơ để tổng hợp protein cho
việc kiến tạo tế bào mới. Trong ao nuôi thủy sản, nguồn nitơ tích lũy nhiều
nhưng lại rất giới hạn về nguồn carbon. Nếu tăng nguồn carbon, vi khuẩn dị

dưỡng có thể chuyển hóa tốt hơn nguồn nitơ sẵn có trong ao nuôi, ngoài ra vi
11


khuẩn dị dưỡng cũng sẽ hấp thu các chất độc có nguồn gốc nitơ trong ao nuôi
như ammonia (NH3) và nitrite (NO2-) nếu như carbon hữu cơ được cung cấp đầy
đủ (Phạm Minh Nhựt, 2014).
Ao nuôi bón rỉ đường cần phải đảm bảo oxy hòa tan đủ cho các dòng vi khuẩn dị
dưỡng hiếu khí vì quá trình đồng hóa carbon và nitrogen trong điều kiện hiếu khí
sẽ hiệu quả gấp 10 lần so, ngoài ra việc đảo trộn liên tục để đảm bảo các hạt hữu
cơ lơ lững trong cột nước giúp cho vi khuẩn bám vào các hạt hữu cơ này để thực
hiện quá trình đồng hóa nguồn nitrogen sẵn có. Kết quả nghiên cứu ở Úc cho
thấy 65% nitrogen sinh học trong ao nuôi tôm được loại bỏ trong vòng 6 giờ sau
khi bón rỉ đường và trong vòng 12 giờ toàn bộ nguồn ammonia gần như được
loại bỏ.
Ngoài việc loại bỏ nguồn nitrogen, rỉ đường còn có tác dụng kiểm soát ổn định
tốt pH ao nuôi. pH cao trong ao nuôi tôm thường do mật độ tảo trong ao quá dày
nên khi tảo tiêu thụ carbon từ khí Carbonic dioxide (CO 2) cho quá trình quang
hợp làm giảm tính axit của nước nên pH tăng cao. Khi bón rỉ đường sẽ gia tăng
mật độ vi khuẩn dị dưỡng đưa đến thành lập cân bằng giữa quá trình quang hợp
và quá trình dị dưỡng giúp cho vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn
carbon với tảo nhờ vậy giữ mật độ tảo ổn định nên pH ổn định theo.
Những hạn chế của rỉ đường
Khi bổ sung mật rỉ đường vào ao nuôi tôm thì phải cần nguồn năng lượng lớn để
vận hành hệ thống sục khí, việc mất điện trong khoảng thời gian một giờ cũng có
thể gây ra tình trạng nghiêm trọng đối với tôm nuôi.
2.5 Sơ lược về Carbohydrate
Theo Nguyễn Phước Nhuận (2008), carbohydrate (C) có vai trò rất quan trọng
đời sống là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sinh vật (khoảng 70 – 80%
năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy nhiên khả năng sản sinh ra

nhiệt của carbohydrate kém hơn so với lipid, song carbohydrate lại có ưu thế hòa
tan được, vì vậy quá trình tiêu hóa hấp thu dễ dàng. Thực phẩm giàu
carbohydrate điều có hàm lượng tinh bột cao như: gạo, cám, rỉ đường, ngũ cốc và
các loại đậu. Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu rẻ tiền cho động vật
thủy sản. Carbohydrate được chia thành ba nhóm chính: oligosaccharide (đường
đa), polysaccharide (cao phân tử) và monosaccharide (đường đơn) gồm: glucose,
fructose, galactose.

12


Việc bổ sung thường xuyên nguồn carbohydrate vào nước giúp vi khuẩn có thể
tạo ra các dạng polymer sinh học khác nhau như Poly-Hydroxy-Alkanoates
(PHA), Poly-ß-Hydroxy-Butyrate (PHB) được sản xuất bởi nhiều loại vi sinh vật.
Chúng tham gia chuyển hóa từ carbon hữu cơ hòa tan thành cấu trúc tế bào vi
khuẩn mới và dự trữ năng lượng (Kuhn et al., 2008).
Bổ sung carbohydrate là một phương pháp có khả năng làm giảm nồng độ nitơ
vô cơ trong hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh. Vi khuẩn và vi sinh vật khác
sử dụng carbohydrate (đường, tinh bột và cellulose) như một nguồn nguyên liệu
tạo năng lượng và phát triển (Avnimelech, 1999). Bổ sung các nguồn
carbohydrate giúp tăng mật số vi khuẩn và các vi sinh vật sử dụng hiện tại nitơ
vô cơ trong hệ thống nuôi để sản xuất protein của vi sinh vật (Jory, 1995;
Burford & Williams, 2001). Theo Avnimelech (1999) nitơ vô cơ có thể được
điều khiển bởi việc sử dụng nitơ của vi khuẩn để tổng hợp protein của vi khuẩn
và các tế bào mới. Bổ sung đủ carbon giúp vi khuẩn trong ao phát triển sử dụng
hết các chất thải hữu cơ, chuyển hóa ammonia, làm sạch môi trường. Nguồn
carbon hữu cơ có thể dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là Glucose hoặc
Glycerol (Hoàng Tùng, 2010).
Carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho tất cả các tế bào sống, khi
bổ sung carbohydrate trong công nghệ Biofloc nhằm cung cấp một lượng lớn

thức ăn cho các vi sinh vật chủ yếu là các vi khuẩn dị dưỡng có trong các hạt
floc. Khi bổ sung carbohydrate có khả năng làm giảm nồng độ nitơ có trong chất
thải hay lượng thức ăn dư thừa tích lũy trong ao thông qua các vi khuẩn nitrate
(Marth & Carlos, 2014).
Bảng 2.1 Thành phần sinh hóa của bột gạo
Thành phần

Tỷ lệ

Carbohydrate

74,9%

Nước

14%

Nitơ

1,3%

Lipid

1,5%

Acid hữu cơ

0,6%

Tro


0,8%

Nguồn: Nguyễn Thị Lan Phương, 2011
Dựa trên các thí nghiệm được như: Nguyễn Thành Nhân, (2014), Nguyễn Thị
Hồng Đặm, (2014), Tạ Văn Phương và ctv, (2014) kết quả cho thấy tôm sinh
13


trưởng và phát triển tốt nhất khi bổ sung bột gạo theo thức ăn, bột gạo được ủ ở
48 giờ. Theo Lục Minh Diệp, (2012) với C:N = 15:1, vi khuẩn dị dưỡng có thể
hấp thụ hoàn toàn 10 mgNH4+-N/lít nước ao nuôi trong 5 giờ.
Từ đó áp dụng vào thực tế tại huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu để xem hiệu quả
của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo nghiệm thức biofloc với mật độ là 150
con/m2 và tỷ lê C:N là 15:1. Để so sánh hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng truyền thống với mô hình nuôi theo quy trình biofloc, để xác định được mô
hình hiệu quả cho tôm thẻ chân trắng và áp dụng vào thực tế mạng lại hiệu quả
cho người nuôi.
2.6 Tỷ lệ C:N trong ao nuôi
Về mặt lý thuyết thì sinh khối vi khuẩn có tỉ lệ C:N là 5:1 vì vậy việc bổ sung
carbon phải duy trì mức cân bằng tỉ lệ này. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ đồng hóa 1
phần thức ăn khi đưa vào cơ thể và vi khuẩn dị dưỡng chỉ đồng hóa được khoảng
40 – 60% vật chất hữu cơ trong quá trình phân hủy để xây dựng và phân chia tế
bào mới (Avnimelech, 1999). Để phân chia tế bào vi khuẩn dị dưỡng cần lượng
đạm vô cơ trong môi trường và carbohydrate hữu cơ bổ sung ở dạng đơn giản, có
như thế thì sự chuyển hóa này mới diễn ra mạnh và triệt để. Các vi sinh vật phát
triển trên nền vật chất hữu cơ và chúng có mối quan hệ với nhau thông qua mạng
lưới thức ăn tự nhiên (Moriarty, 1997). Điều đó có nghĩa phải đưa vào lượng
carbon để cân bằng được tỉ lệ C:N trong ao ở mức C:N = 12,5:1 (theo phép tính
tương quan tỉ lệ thuận (5 x 100)/40:1 = 12,5:1). Khi đó nguồn carbohydrate được

bổ sung vào phải có giá thành thấp hơn protein và làm giảm chi phí thức ăn, và
nguồn bổ sung chủ yếu từ mật rỉ đường. Trong đó, mật rỉ đường là nguồn carbon
tương đối rẻ tiền và có hàm lượng Nitơ không đáng kể và dễ được vi khuẩn phân
giải và hấp thụ.

14


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian, địa điểm
Đề tài thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc trong nhà kính từ
tháng 04 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015 tại công ty Việt Úc - Bạc Liêu.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc và quy trình truyền
thống, tiến hành so sánh khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của hai quy trình nuôi này.
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu bố trí: Tôm thẻ chân trắng PL12.
- Ao nuôi thực nghiệm: 6 ao nuôi với diện tích 500 m2 mỗi ao.
- Nước bố trí thí nghiệm nước có độ mặn 20‰.
- Thức ăn sử dụng: có hàm lượng protein 40%.
- Nguồn carbohydrate bổ sung: Bột gạo.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Mô tả thí nghiệm
Mô tả thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện ở 6 ao nuôi có lót bạt, diện tích mỗi
ao nuôi 500m2 và mật độ thả là 150 con/m2, kích cỡ con giống được bố trí PL12
và nguồn giống từ công ty Việt Úc (Nhà Mát – Bạc Liêu) đã kiểm tra chất lượng

(PCR) trước khi thả nuôi với 2 nghiệm thức mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần:
ĐC-Biofloc: gồm 3 ao đối chứng nuôi theo mô hình thông thường.
TN-Biofloc: gồm 3 ao nuôi theo quy trình biofloc có bổ sung thêm bột gạo theo
thức ăn với tỷ lệ C:N=15:1.
Chuẩn bị ao, gây màu nước và thả giống
Tiến hành cải tạo ao nuôi và ao lắng, lót bạt xung quanh bờ và đáy ao, lấy nước
vào 2 ao lắng để lắng phù sa sau đó cấp trực tiếp từ ao lắng vào ao nuôi được lọc
15


qua túi lọc bằng vải dày, cấp nước vào ao được 30cm thì dùng 0,5 lít iodine để tạt
đều xung quanh bờ ao, sau đó cấp nước vào ao đạt 1,3 – 1,5 m nước ao nuôi có
độ mặn khoảng 20‰, để 2 – 3 ngày sau đó tiến hành diệt tạp bằng saponin liều
lượng 10kg/1.000m3 nước vào lúc sáng sớm, khoảng 3 – 4 ngày tiến hành diệt
khuẩn bằng iodine với liều lượng 1lít/10.000m 3 nước vào lúc chiều tối, sau 2
ngày rồi tiến hành gây màu nước.
Gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo
môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống bằng cách ủ và phối trộn
dung dịch như sau:
Dung dịch 1: lấy 3kg bột gạo được khuấy đều cho đến khi hòa tan trong 10 lít
nước và gia nhiệt ở 40-60oC, sau đó đem đi ủ kín 2 ngày (48 giờ).
Dung dịch 2: lấy 50 lít nước ngọt + 2kg rỉ đường (đã acid hóa, test pH) + 1kg
thức ăn (Vime-Bitech) + 1kg bột đậu nành + vi sinh (sục khí 48 giờ).
Trộn dung dịch 1 và dung dịch 2 lại với nhau và sụt khí thêm 24 giờ sau đó điều
chỉnh pH ≥ 7,5 trước khi bổ sung xuống ao nhằm giúp phát triển vi sinh vật phù
du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng
tỷ lệ sống. Lắp quạt nước cách bờ khoảng 1,5m để cung cấp đủ oxy trong quá
trình nuôi, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nhiệt độ, pH, oxy nếu nằm
trong ngưỡng thích hợp (Bảng 3.1) thì tiến hành thả giống. Trước khi thả giống
cần ngâm khoảng 15 phút trước khi thả, trước khi thả tôm 1 ngày tạt khoáng cho

ao 2kg, đến 6h tối tạt thêm 2 lít Siren để xử lý ao.
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật cần đo đạt trước khi thả giống
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Thông số chuẩn
Diện tích
Mực nước
Mật độ
Thời gian
Cỡ giống PL12
Độ mặn
Độ kiềm
Độ trong
Nhiệt độ
pH
Oxy (lúc 6 giờ sáng)

Đơn vị
m2

m
Con/m2
ngày
g/con

mgCaCO3/L
cm
o
C
Mg/L

Cách cho ăn, chăm sóc và quản lý thức ăn
16

Quy cách
500
1,2 – 1,4
150
95
0,002
20
100 – 150
30 ± 5
28 ± 2
7,5 – 8,5
≥4


Cho tôm ăn loại thức ăn uni-presitent với hàm lượng protein khoảng 40%. Cho
ăn 4 lần/ngày từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch (lúc 7h, 11h, 15h, 20h).

Công thức tính phần trăm lượng thức ăn (Wyk, 2001):
Y = 13,391x- 0,5558 (%)

(3.1)

Trong đó: Y: phần trăm lượng thức ăn cho tôm ăn/trọng lượng thân (%)
x: trọng lượng trung bình của tôm (g)
- Tháng nuôi thứ 1: Ngày đầu tiên cho ăn 1,4 – 1,7 kg/100.000 PL và tăng 0,2kg/
100.000 PL/ngày.
- Tháng nuôi thứ 2 đến khi thu hoạch: điều chỉnh thức ăn thông qua sàn g ăn
(5g/kg thức ăn, thời gian kiểm tra sàng ăn là 60 phút). Lượng thức ăn được tính
theo (%) trọng lượng thân.
Quản lý thức ăn bằng cách đặt sàng ăn mỗi ao nuôi là một sàng ăn để kiểm tra
lượng thức ăn hàng ngày tiến hành cho tôm ăn phù hợp tránh dư thừa lượng thức
ăn trong ao. Kiểm tra theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm 7 ngày chài thu mẫu
tôm một lần để cân đo trọng lượng tôm sức khỏe tôm để điều chỉnh khẩu phần ăn
cho phù hợp với trọng lượng cơ thể, để tôm đạt tỷ lệ sống cao hơn và theo dõi
chu kỳ lột xác, thời gian lột xác của tôm nuôi.
Phương pháp ước lượng sinh khối tôm trong ao
Dùng chài, chài để kiểm tra lượng tôm nuôi có trong ao và đặt sàng ăn theo dõi
lượng tôm có trong sàn ăn hàng ngày mà có thể ước lượng sản lượng tôm có
trong ao.
Phương pháp si phon
Định kì 7 – 10 ngày si phon nền đáy ao một lần tránh hiện tượng thức ăn dư thừa,
lượng biofloc quá nhiều trong ao lâu ngày sinh ra khí độc ảnh hưởng đến tôm
nuôi. Định kì cấp nước vào ao nuôi giữ mức nước ổn định từ 1,3 – 1,5 m, phải
kiểm tra độ mặn trước khi cấp vào ao cho phù hợp với độ mặn lúc ban đầu bố trí
thí nghiệm 20‰.
Công suất máy sụt khí và vị trí lắp đặt
Công suất truyền của hộp giảm tốc 7,5 kw, tỷ số truyền là 11. Mỗi ao nuôi lắt đặt

2 giàng quạt tạo oxy và giàng oxy đáy đặt ở vị trí 2 góc ao đối diện nhau và đặt
cách bờ khoảng 1– 1,5m tác dụng cung cấp oxy cho tôm nuôi, tạo dòng chảy
nhằm gom chất thải vào vị trí trung tâm ao nuôi thuận lợi cho việc siphon.
17


×