Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Dạy học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình ngữ văn phổ thông theo thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.69 KB, 17 trang )

Header Page 1 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn – PGS.TS Đoàn Lê
Giang. Những ý kiến, cũng như sự chỉ bảo tận tình của thầy thật sự dẫn đường cho
tơi trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin được thể hiện lịng biết ơn của tơi đến q Thầy, Cơ đã giảng dạy chúng
tơi trng suốt khóa học. Thầy, Cơ đã khơng ngại những khó khăn, tận tâm, tận tình
giảng dạy cho lớp chúng tơi, lớp Cao học chun ngành Lí luận và phương pháp dạy
học bộ môn Ngữ văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của trường Đại học Trà Vinh; quí đồng
nghiệp là giáo viên giảng dạy bộ mơn Ngữ văn ở các trường đã tận tình giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người thân đã ln ln hết lịng
ủng hộ, động viên giúp tơi thêm nghị lực để vượt qua và hồn thành luận văn này.
Chúng tơi mong nhận được sự chỉ bảo của q thầy cơ, sự đóng góp chân thành
của q đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Thảo

-iiFooter Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TÓM TẮT
Đề tài Dạy học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn
phổ thông theo thi pháp thể loại được thực hiện nghiên cứu từ tháng 2/2015 đến tháng
10/205 gắn với hoạt động dạy học thực tế ở một số đơn vị trường trên địa bàn huyện
Châu Thành (Trà Vinh). Đề tài nhằm đáp ứng một số mục tiêu sau:
-Xây dựng được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học tác phẩm


Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn phổ thông theo thi pháp thể loại.
-Vận dụng đặc điểm thi pháp truyện thơ và văn tế để dạy học một đoạn trích
của truyện Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga) và Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc .Nội dung vận dụng bao gồm: hình thành hệ thống lí luận có tính định
hướng cho hoạt động dạy học kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực nghiệm sư phạm.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Cơ sở lí luận của đề tài gồm: nghiên cứu vai trò của thi pháp thể loại đối với
hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại (thi pháp thể loại vừa là yếu tố mấu
chốt trong tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại vừa là cơ sở đề khám phá, phát hiện
nét độc đáo của thi pháp tác giả); vấn đề dạy học tác phẩm văn học trung đại ở chương
trình Ngữ văn phổ thơng nói chung (về cấu trúc sách giáo khoa, tài liệu định hướng
dạy học từ sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng) và dạy học tác phẩm của
Nguyễn Đình Chiểu nói riêng theo thi pháp thể loại.
- Cơ sở thực tiễn của đề tài được hình thành từ những khó khăn thực tế trong
hoạt động dạy học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường phổ thơng. Đó
là những yếu tố khách quan nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiếp nhận ở học
sinh gồm: khoảng cách thời gian, khơng gian và khoảng cách về văn hóa. Bên cạnh
đó, luận văn cịn khảo sát từ thực trạng dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn
huyện Châu Thành (Trà Vinh) để tìm hiểu về những nguyên nhân tác động khiến cho
hoạt động dạy học phần tác giả này bấy lâu nay chưa thật sự đạt hiệu quả.

-iiiFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

Chương 2: Dạy học truyện Lục Vân Tiên theo thi pháp thể loại
Chương này bao gồm 3 phần:

Phần thứ nhất, khái quát những đặc điểm thi pháp của thể loại truyện thơ (ngữ
liệu phân tích là hai tác phẩm đang thực hiện dạy song song trong chương trình Ngữ
văn 9 là truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều)
Phần thứ hai, từ những đặc điểm chung của thi pháp truyện thơ, luận văn nghiên
cứu để hình thành nên một hệ thống lí luận có tính định hướng cho hoạt động dạy học đoạn
trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (truyện Lục Vân Tiên). Hệ thống lí luận này
hướng đến các đặc điểm: phương thức tự sự (cách kể, ngơn ngữ kể, hình thức kể), hành
động nhân vật (chủ yếu là nhân vật Lục Vân Tiên), ngôn ngữ đối thoại (giữa các nhân vật
Lục Vân Tiên và bọn cướp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga) và hình thức diễn xướng
(nghiên cứu về đặc điểm nói thơ, ngâm thơ Vân Tiên, cách thức tổ chức dạy học)
Phần thứ ba, thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng, đánh giá khả năng vận
dụng, mức độ phù hợp của hệ thống lí luận vào thực tiễn dạy học.
Chương 3: Dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo thi pháp thể loại
Trên cơ sở giới thuyết những đặc điểm thi pháp của thể loại văn tế, luận văn
vận dụng để xây dựng một hệ thống lí luận mang tính định hướng cho hoạt động dạy
học đơn vị kiến thức cụ thể là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong đó, nhấn
mạnh đến một số đặc điểm thi pháp của văn tế gồm: tính chức năng của thể loại (thể
hiện ở hoàn cảnh sáng tác và đối tượng của bài văn tế), thế giới nhân vật, không gian
nghệ thuật, các phương tiện nghệ thuật (về hình thức, về ngơn ngữ và giọng điệu).
Đồng thời tiến hành hoạt động thực nghiệm sự phạm để có cơ sở đánh giá mức độ
phù hợp, khả năng vận dụng vào thực tiễn dạy học.
Kết luận
Dạy học Lục Vân Tiên theo thi pháp truyện thơ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
theo thi pháp văn tế là phương thức tối ưu giúp người học dần khám phá các tầng giá
trị của tác phẩm bằng chính vẻ đẹp nội tại của từng sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên,
nếu cực đoan hóa xu hướng dạy học này có thể dẫn đến sự đánh giá khơng đúng đắn
về bản chất sáng tạo văn chương và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì vậy, dạy
học tác phẩm theo thi pháp thể loại nên được tiến hành một cách đồng bộ với sự tương
tác với các yếu tố nằm bên ngoài tác phẩm.


-ivFooter Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................7
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................9
1.1 Cơ sở lí luận.......................................................................................................9
1.1.1 Thi pháp thể loại đối với hoạt động tiếp nhận tác phẩm VHTĐ ................9
1.1.1.1 Thi pháp thể loại là vấn đề mấu chốt trong hoạt động tiếp nhận tác
phẩm VHTĐ .....................................................................................................9
1.1.1.2 Thi pháp thể loại là cơ sở để người đọc phát hiện, khám phá nét độc
đáo, riêng biệt của thi pháp tác giả.................................................................11
1.1.2 Thi pháp thể loại đối với hoạt động dạy học tác phẩm VHTĐ trong chương

trình Ngữ văn phổ thơng ....................................................................................15
1.1.2.1. Dạy học tác phẩm VHTĐ theo thi pháp thể loại là thực hiện đúng
tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông khi tiếp cận văn bản
văn học ...........................................................................................................15

-vFooter Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

1.1.2.2 Dạy học theo thi pháp thể loại là phương thức tổ chức hoạt động đọchiểu tác phẩm VHTĐ đạt hiệu quả cao nhất ..................................................19
1.1.3 Vấn đề dạy học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ
văn phổ thơng theo thi pháp thể loại ..................................................................22
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................25
1.2.1 Những “khoảng cách” gây khó khăn trong hoạt động dạy học tác phẩm của
Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay .............25
1.2.1.1 Khoảng cách về không gian, thời gian ...............................................25
1.2.1.2 Khoảng cách về văn hóa ....................................................................30
1.2.2 Thực trạng dạy và học các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ở một số
trường phổ thông hiện nay .................................................................................33
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN THEO THI PHÁP
THỂ LOẠI ...............................................................................................................42
2.1 Truyện Nôm –những đặc điểm thi pháp cần lưu ý trong hoạt động dạy học thể
loại này ..................................................................................................................42
2.2 Định hướng dạy học đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (truyện
thơ Lục Vân Tiên) từ góc nhìn của thi pháp thể loại ............................................48
2.2.1 Phương thức tự sự .....................................................................................49
2.2.2 Hành động nhân vật ..................................................................................55
2.2.3 Ngôn ngữ đối thoại ...................................................................................58
2.2.4 Hình thức diễn xướng ...............................................................................62

2.3 Thực nghiệm sư phạm .....................................................................................66
2.3.1 Thiết kế giáo án thực nghiệm ...................................................................66
2.3.2 Mục đích thực nghiệm .............................................................................67
2.3.3 Tổ chức thực nghiệm ................................................................................67
2.3.3.1 Chọn đối tượng thực nghiệm .............................................................67
2.3.3.2 Địa bàn, thời gian thực nghiệm: .........................................................68
2.3.3.3 Phương pháp thực nghiệm: ................................................................68
2.3.3.4 Quy trình thực hiện ............................................................................69
2.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................70

-viFooter Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.3.4.1 Ưu điểm..............................................................................................70
2.3.4.2 Hạn chế ..............................................................................................71
2.3.5 Một số đề xuất, kiến nghị .........................................................................71
2.3.5.1 Về góc độ lí luận ................................................................................71
2.3.5.2 Về thực tế dạy học..............................................................................72
CHƯƠNG 3: DẠY HỌC VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC THEO THI PHÁP
THỂ LOẠI ...............................................................................................................74
3.1 Văn tế -những đặc điểm thi pháp cần lưu ý khi dạy học thể loại này ............74
3.2 Định hướng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ góc nhìn của thi pháp
thể loại...................................................................................................................77
3.2.1 Hồn cảnh sáng tác và đối tượng bài văn tế ............................................77
3.2.1.1 Hoàn cảnh sáng tác ............................................................................78
3.2.1.2 Đối tượng của bài văn tế ....................................................................80
3.2.2 Thế giới nhân vật ......................................................................................81
3.2.2.1 Dân ấp, dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ .................................81

3.2.2.2 Dân đen mắc nạn ................................................................................87
3.2.3 Không gian nghệ thuật ..............................................................................90
3.2.3.1 Một trận nghĩa đánh Tây ....................................................................91
3.2.3.2 Một góc trời phương Nam .................................................................93
3.2.4 Giọng điệu nghệ thuật ...............................................................................95
3.2.4.1 Giọng trữ tình .....................................................................................95
3.2.4.2 Giọng anh hùng ca .............................................................................98
3.2.5 Các phương tiện nghệ thuật khác ..........................................................100
3.2.5.1 Thể văn, bố cục, nhịp, vần ...............................................................100
3.2.5.2 Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................103
3.3 Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................109
3.3.1 Thiết kế giáo án thực nghiệm .................................................................109
3.3.2 Mục đích thực nghiệm ............................................................................109
3.3.3 Tổ chức thực nghiệm ..............................................................................110
3.3.3.1 Chọn đối tượng thực nghiệm ...........................................................110

-viiFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

3.3.3.2. Địa điểm, thời gian thực nghiệm: ...................................................110
3.3.3.3 Phương pháp thực nghiệm ...............................................................110
3.3.3.4 Quy trình thực hiện ..........................................................................111
3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm ...............................................................111
3.3.5 Một số đề xuất và kiến nghị ....................................................................113
3.3.5.1 Về góc độ lí luận ..............................................................................113
3.3.5.2 Về phương thức tổ chức các hoạt động dạy học ..............................114
KẾT LUẬN ............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118

PHỤ LỤC

-viiiFooter Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VHTĐ:

văn học trung đại

THPT:

trung học phổ thơng

THCS:

trung học cơ sở

NĐC:

Nguyễn Đình Chiểu

GS.:

Giáo sư

GV:


giáo viên

HS:

học sinh

SGK:

sách giáo khoa

Nxb:

nhà xuất bản

tr.:

trang

-ixFooter Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 3.1


Tên bảng
Tổng hợp mục tiêu cần đạt về mặt kiến thức kĩ năng của học
phần VHTĐ Việt Nam (Khối lớp 10,11)
Sơ đồ kết cấu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí quốc gia (TNT)

So sánh đặc điểm các kiểu câu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc (NĐC)
Thống kê các kiểu câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

-xFooter Page 9 of 126.

Trang
17
21
22
102


Header Page 10 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại đã được đặt ra từ
những năm 70 của thế kỉ XX. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc dạy và học Ngữ
văn trong nhà trường phổ thông gần như đặt ra một mục tiêu “bắt buộc” phải đạt được:
đó là hướng tới hình thành tri thức và rèn luyện cho học sinh năng lực đọc-hiểu văn
bản theo đúng đặc trưng thể loại. Song, không thể phủ nhận rằng trong thực tế, việc
dạy học theo thi pháp thể loại, đặc biệt một số thể loại trung đại như: phú, cáo, chiếu,
biểu, văn tế... thường gây “khó” cho cả giáo viên và học sinh. Mà nguyên nhân chính,
xin được dẫn vài lời đánh giá của GS. Phan Trọng Luận về thực trạng dạy học này:

Do chưa phân biệt đầy đủ đặc trưng thi pháp của thể loại nên việc
cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có những hạn chế kéo
dài nhiều năm chưa được khắc phục. Truyện cổ tích bị biến thành một
truyện ngắn hiện đại, ca dao chuyển thành một văn bản thơ ngày nay. Tác
phẩm văn chương trung đại và hiện đại đồng nhất về thi pháp... Đó là kiểu
giải thích dung tục về sáng tạo nghệ thuật... [31;47].
Từ lời đánh giá trên, rõ ràng ngay cả một số giáo viên còn “mơ hồ” khi nhận
diện đặc trưng thể loại thì tránh sao học sinh thường chẳng thích thú gì khi tiếp cận
với một số văn bản VHTĐ mà giá trị của tác phẩm vốn bật lên từ đặc điểm loại thể.
Các tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thơng của tác
gia Nguyễn Đình Chiểu bao gồm các thể loại như truyện thơ Nôm, văn tế, thơ Đường
luật cũng khơng ngoại lệ. Giáo viên thì lúng túng trong q trình khai thác, thơng
thường hay hướng học sinh vào tìm hiểu các khía cạnh nổi bật về nội dung, tư tưởng;
các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. Thật ra, khai thác các khía cạnh về
nghệ thuật là cũng đã “chạm” một phần vào đặc điểm của thể loại. Nhưng tiếc thay
sự khai thác này bao giờ cũng dừng lại ở mức nêu ra, phân tích hoặc khái quát chung

-1Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

chung về các đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm. Mặt khác, giáo viên lại không có
nhiều nguồn tài liệu hỗ trợ. Dù các cơng trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm rất
phong phú, đa dạng nhưng thường đánh giá khái quát về toàn bộ giá trị thơ văn của
Đồ Chiểu hoặc một thể loại nào đó chứ ít đi vào nghiên cứu cách vận dụng đặc điểm
thi pháp thể loại để dạy học các đoạn trích của truyện Lục Vân Tiên và tác phẩm Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài Dạy
học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn phổ thông

theo thi pháp thể loại. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn việc dạy
học các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu sẽ đi đúng hướng với quan điểm dạy
học đã được soi sáng bằng hệ thống các lí thuyết về thi pháp thể loại. Sự khai
thác đúng hướng phần nào sẽ giúp đối tượng tiếp nhận lần lượt khám phá được
các tầng giá trị của mỗi tác phẩm, mỗi trích đoạn. Và tin rằng, một khi người tiếp
nhận thưởng thức được hết vị thơm, ngon, ngọt của quả “sầu riêng Nam Bộ” thì
hẳn dấu ấn ấy sẽ khó mà phai nhạt.
2. Lịch sử vấn đề
Đúng như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: Đồ Chiểu như một
vì sao có “ánh sáng khác thường” mà muốn khám phá hết vẻ đẹp khác thường ấy
thì phải “chăm chú nhìn” càng nhìn sẽ càng thấy sáng. Vì vậy, trong nhiều thập kỉ
qua, đã có khơng biết bao nhiêu cơng trình nghiên cứu với những quy mơ, những
bình diện, những khía cạnh khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả
này. Có nhiều cơng trình là của các nhà nghiên cứu có uy tín lớn như Đặng Thai
Mai, Xn Diệu, Hồi Thanh, Trần Văn Giàu, Phạm Văn Đồng... Hầu hết, các cơng
trình nghiên cứu này đều khẳng định vai trò, vị thế, những đóng góp to lớn của nhà
thơ mù xứ Đồng Nai đối với nền văn học dân tộc. Ngồi ra, cịn có một số cơng
trình khác lại hướng vào đánh giá, phê bình những thành tựu đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật của các trước tác tiêu biểu như: truyện thơ Lục Vân Tiên, truyện thơ
Dương Từ-Hà Mậu, hay mảng thơ văn yêu nước chống Pháp ...

-2Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

Trong số đó, cũng có một số chuyên luận nghiên cứu thơ văn của cụ Đồ ở
góc độ thi pháp - gồm thi pháp tác giả và thi pháp thể loại. Nổi bật hơn cả là Phạm
Văn Đồng với bài Nguyễn Đình Chiểu-Ngơi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân
tộc viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Đồ Chiểu. Trong bài viết, tác giả

dành hẳn một phần cho truyện thơ Lục Vân Tiên. Điểm tác giả nhấn mạnh là phương
thức kể chuyện: Lục Vân Tiên một truyện “kể”, truyện “nói” nên nó được viết bằng
một lối văn “nôm na” dễ hiểu, dễ nhớ có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. Xuân
Diệu, với bài viết Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (tháng 5-1972) đã nhận định
khá rõ nét hình tượng các nhân vật chính của truyện Lục Vân Tiên như: Lục Vân
Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh... Đầy đủ các bình diện về thi pháp thì có tài liệu
của Nguyễn Phong Nam - Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học. Trong
chuyên luận này, tác giả nghiên cứu khá sâu các phương diện đề tài, kết cấu, ngôn
ngữ trong các truyện Nơm. Đối với thơ Đường luật thì có bài Mấy nhận xét về thơ
luật Đường của Nguyễn Đình Chiểu của Chu Văn Sơn ...
Tuy nhiên, đối với tác phẩm có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về mặt thể
loại là Lục Vân Tiên thì các nhà nghiên cứu thường chỉ tập trung nhận định, đánh giá
về toàn bộ tác phẩm. Cịn các đoạn trích được đưa vào dạy ở SGK Ngữ văn 9, SGK
Ngữ văn 11 nhiều khi chỉ được xem như là một luận cứ để làm rõ cho một bình diện
nghiên cứu nào đó về thi pháp thể loại. Trong khi thực tế dạy học ở nhà trường phổ
thơng thì giáo viên và học sinh chỉ được tiếp nhận truyện thơ này với một số đoạn
trích tiêu biểu. Cũng có một số ít những bài phân tích, bình giảng, tài liệu có đề cập
đặc điểm thể loại. Có thể điểm qua các tài liệu sau đây:
Về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, bài phân tích của Trần
Đình Sử trong cuốn Đọc văn, học văn từ tr.144-tr.149: nhấn mạnh đến lối tự sự
thông qua cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật; đặc biệt tập trung phân tích sâu ngơn ngữ
đối thoại của nhân vật.Trong Bình giảng văn học 9, Vũ Dương Quỹ bình nhiều ở
hành động và ngôn ngữ đối thoại để nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của hai
nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Điểm chung giữa hai bài phân
tích này đều phân tích từng hành động của Lục Vân Tiên một cách đơn lẻ, rời rạc.
Chưa lưu ý đến tính chất motif trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

-3Footer Page 12 of 126.



Header Page 13 of 126.

Ngoài ra, những tài liệu mang tính chất định hướng cho hoạt động giảng dạy
của giáo viên ở trường phổ thông như: Sách giáo viên Ngữ văn 9, Chuẩn Kiến thức
–kĩ năng Ngữ Văn 9...đều có chú trọng đến một số bình diện khác nhau của đặc
trưng thể loại. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào hành động nhân vật chính. Về
mức độ lí giải, chỉ dừng lại ở mức trình bày một cách khái quát hoặc nêu ra (ngơn
ngữ đối thoại của nhân vật, hình thức diễn xướng), hoặc là không đề cập đến (như
đặc điểm của phương thức tự sự).
Ở thể văn tế, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc luôn được đánh giá là một
trong những “bài văn hay nhất”, là “ngôi đền thiêng” trong văn học nên đã có nhiều
bài viết đã nghiên cứu về văn bản này một cách độc lập. Nhà phê bình Hồi Thanh
trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- một trong những bài văn hay nhất của chúng
ta đánh giá xoay quanh hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ, đặc biệt đề cập đến
đặc điểm của không gian nghệ thuật qua một cụm từ khái quát “một bức tranh công
đồn rất sinh động và ngất trời tráng khí”. Đào Nguyên Tụ phân tích nội dung và
các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu ở các phần của kết cấu. Bài giảng của Trần Đình
Sử trong Đọc văn học văn đi sâu vào thể văn biền ngẫu chỉnh tề với nhận định cả
bài tế chỉ gieo có một vần trắc từ đầu đến cuối. Trên cơ sở đó mà khai thác giá trị
toát lên từ các cặp câu đối ngẫu.Trong cuốn Phân tích-bình giảng văn 11 (Nxb Giáo
dục, 2001) từ tr.24-tr.31, tác giả Nguyễn Quang Trung cũng thiên về hình tượng
nhân vật, đáng chú ý chính là kết luận: hình tượng người nghĩa sĩ có ba nét nổi bật
(nhân vật đám đông, nhân vật đám đông cầm vũ khí vì “mến nghĩa làm qn chiêu
mộ”, hình tượng của đời sống hiện thực chứ khơng phải là hình tượng ước lệ). Tuy
nhiên, tác giả chưa đi sâu vào tính chất và ý nghĩa của hình tượng nhân vật đám
đơng. Bài phân tích của Nguyễn Kim Châu, trích Phân tích tác phẩm văn học trung
đại Việt Nam lại bàn nhiều đến kết cấu, cú pháp của bài văn tế. Gần đây cịn có luận
văn thạc sĩ khoa học của học viên Vũ Thị Hà -trường Đại học Thái Nguyên Giảng
dạy tác phầm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại. Luận
văn này thiên về đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực, mới mẻ để giúp

người học tiếp cận tác phẩm này. Các tài liệu giáo khoa gồm: sách giáo viên Ngữ

-4Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

văn 11 (chuẩn và nâng cao), chuẩn kiến thức-kĩ năng Ngữ văn 11, sách thiết kế dạy
học... đều có những định hướng dạy học theo đặc trưng thể loại nhưng mức độ diễn
giải còn rất khái quát, chung chung và chưa đầy đủ.
Nhìn chung, những vấn đề đã được nghiên cứu đều là những nguồn tài liệu
phục vụ tích cực cho q trình giảng dạy các đoạn trích và tác phẩm đã đề cập ở
trên. Song những nghiên cứu này chưa thật sự là một chỉnh thể trọn vẹn. Có tác giả
nghiên cứu sâu ở đặc điểm này có tác giả lại nhấn mạnh ở mặt khác. Đồng thời, các
nghiên cứu trên đa phần thiên về cơ sở lí thuyết chưa thấy trình bày kết quả ứng
dụng qua thực tế để khẳng định tính hiệu quả của nó trong hoạt động dạy học phần
tác giả, tác phẩm này ở chương trình Ngữ văn phổ thơng.
Đề tài Dạy học tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ
văn phổ thơng theo thi pháp thể loại sẽ thực hiện việc tập hợp, hệ thống và nghiên
cứu bổ sung để hình thành nên một cơ sở lí luận hồn chỉnh có ý nghĩa định hướng
để người dạy, người học khai thác có hiệu quả hơn các đoạn trích của truyện Lục
Vân Tiên và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đồng thời kết hợp với hoạt động
khảo nghiệm từ thực tiễn dạy học để kiểm chứng, đánh giá khả năng vận dụng, sự
phù hợp với trình độ cảm thụ, tiếp nhận của học sinh (nhất là học sinh vùng sâu,
vùng xa khi điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế). Dĩ
nhiên những cơng trình vừa khảo định ở trên vẫn sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo
hữu ích để chúng tơi hồn thành luận văn này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-Thứ nhất vận dụng lí thuyết về thi pháp học, lí thuyết tiếp nhận để tìm hiểu
vai trị của thi pháp thể loại đối với việc tiếp nhận tác phẩm VHTĐ nói chung; vai trị

thi pháp thể loại đối với vấn đề dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường nói
chung và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng.
- Thứ hai tìm hiểu những khó khăn, bất cập khi thực hiện dạy học tác phẩm
của NĐC trong trường phổ thơng theo hướng hình thành và phát triển năng lực đọchiểu tác phẩm gắn với đặc trưng thể loại .Vì sao mục tiêu cơ bản này lại khó đạt?

-5Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

Những giải pháp nào để khắc phục hiện trạng này? Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số
hướng khai thác cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị kiến thức.
-Thứ ba, thực hiện các hoạt động thực nghiệm sư phạm bao gồm: thiết kế
giáo án theo chủ đề thể loại hướng đến phát triển các năng lực của người học. Sau
đó tổ chức hoạt động dạy học thực nghiệm ở các đối tượng khác nhau. Kết quả thu
nhận được sẽ là cơ sở để kiểm chứng, đánh giá mức độ vận dụng hệ thống lí thuyết
đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy.Và đó cũng là cơ sở để đánh giá ý nghĩa thực
tiễn của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống lí luận định hướng cho hoạt động dạy học đọc hiểu tác phẩm của
Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn phổ thơng theo thi pháp thể loại
được xây dựng cụ thể, chi tiết trên cơ sở của các đối tượng sau:
1)Thể loại truyện thơ Nôm –tác phẩm Lục Vân Tiên với đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (SGK Ngữ văn 9)
2) Thể loại văn tế -tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (SGK ngữ văn 11)
(Riêng các đoạn trích khác - Lục Vân Tiên gặp nạn, đoạn Lẽ ghét thương (trích
Lục Vân Tiên) và tác phẩm Chạy giặc khơng đề cập đến vì đã thuộc về phần giảm
tải hiện khơng thực hiện dạy trong chương trình)
Hoạt động thực nghiệm sẽ được tiến hành tại một trường THPT thuộc địa bàn
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

5. Phương pháp nghiên cứu
-Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: nghiên cứu về thi pháp học và
thi pháp thể loại; lí thuyết về tiếp nhận văn học từ đó tổng hợp, phân tích để xây dựng
cơ sở lí luận đúng đắn khi triển khai nghiên cứu.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp: đọc những cơng trình nghiên cứu về thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu, nghiên cứu về các hướng dạy học đã được áp dụng để dạy

-6Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

học tác phẩm của NĐC... Từ đó, phân tích tổng hợp để phát hiện ra những vấn đề đã
thực hiện, chưa thực hiện, mặt đạt được và mặt còn hạn chế...
- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này để điều tra khả
năng cảm thụ và hứng thú của học sinh, điều tra thực trạng việc dạy và học thơ văn
NĐC trong nhà trường. Kết quả khảo sát sẽ làm căn cứ thực tiễn để bổ sung cho vấn
đề nghiên cứu .
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được dùng để xử lý số liệu thu thập
được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: sử dụng trong một số vấn đề có tính chất
tương đồng, tương phản...
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này trong quá
trình thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng .
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, đề tài góp một phần nhỏ vào việc khẳng định tính đúng đắn của
quan điểm tiếp cận và khai thác tác phẩm văn học bằng với chính “bản thể” của nóđó là thi pháp thể loại. Xu hướng dạy học này vốn là một vấn đề lí luận đã được
quan tâm nhiều năm qua trong hoạt động dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông
nhưng trong thực tế thì hiệu quả vận dụng chưa cao vì vẫn cịn khơng ít giáo viên
“bỏ lơ” hoặc vận dụng chưa đúng cách, chưa sâu sắc, toàn diện.

Thứ hai, để bản thân người tham gia nghiên cứu- là giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy ở trường phổ thơng có được một nền tảng lí luận để nhận thức đúng đắn
về vai trị của thi pháp thể loại đối với việ dạy học tác phẩm VHTĐ nói chung và
tác phẩm của NĐC nói riêng.Từ đó sẽ xây dựng được những phương thức dạy học
phù hợp để hoạt động đọc- hiểu các văn bản trên đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, với sự kết hợp chặt chẽ giữa những nghiên cứu lí luận và kết quả tích
cực từ hoạt động thực nghiệm, chuyên luận hồn chỉnh và có tính định hướng này
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động dạy và học của giáo viên và

-7Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

học sinh (đặc biệt là các trường THPT, THCS trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh).
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Dạy học truyện thơ Lục Vân Tiên theo thi pháp thể loại
Chương 3: Dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo thi pháp thể loại

-8Footer Page 17 of 126.



×