ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MẾN
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Hà Nội - 2015
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MẾN
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “LÃO HẠC” TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DA ̣Y HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ VĂN ĐỨC
Hà Nội - 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão
Hạc trong chương trình Ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại, tôi đã nhâ ̣n
đươ ̣c rấ t nhiề u sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Nhân dip̣ này , em xin gửi lời cảm ơn chân thành đế n quý Thầ y giáo , Cô
giáo của Trường Đại học Giáo dục, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã nhiê ̣t tình giảng
dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian ho ̣c ập.
t
Em xin bày tỏ lòng biế t ơn chân thành, sâu sắ c tới PGS. TS. Hà Văn Đức người thầ y đã tâ ̣n tình hư ớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm và
hoàn thiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp trường THCS Thị trấn Gia
Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tơi có thể
hồn thành khóa học và luận văn này.
Trân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn quan tâm, chia sẻ
với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót cần được góp ý, sửa chữa. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Mến
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HĐ
Hoạt động
HS
Học sinh
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
THCS
Trung học cơ sở
TN
Thực nghiệm
Tr
Trang
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................. i
Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii
Mục lục ....................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 12
12
1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................
1.1.1. Thể loại và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại...............
12
1.1.2. Đặc trưng của loại hình tác phẩm tự sự ................................................
15
1.1.3. Đặc trưng thể loại truyện ngắn ..............................................................
20
24
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................
1.2.1. Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay ...........
24
1.2.2. Thực trạng dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở trường
THCS hiện nay ................................................................................................
25
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
36
CỦA NAM CAO THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI .................................
36
2.1. Giới thiệu chung về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.....................
2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp...........................................................................
36
2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao ..........................................................................
38
2.1.3. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao .....................................................
44
2.2. Định hƣớng dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao theo
47
đặc trƣng thể loại...........................................................................................
2.2.1. Định hướng chung .................................................................................
47
2.2.2. Dạy học truyện ngắn Lão Hạc theo đặc trưng thể loại .........................
51
64
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................
64
3.1. Mục đích thực nghiệm ...........................................................................
64
3.2. Yêu cầu thực nghiệm .............................................................................
65
3.3. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ......................................
3.3.1. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm ........................................................
65
3.3.2. Thời gian dạy thực nghiệm ...................................................................
65
iii
65
3.4. Bài dạy và tiến trình thực nghiệm ........................................................
3.4.1. Bài dạy thực nghiệm .............................................................................
65
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm ..........................................................................
66
67
3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................
92
3.6. Kết quả dạy thực nghiệm ......................................................................
3.6.1. Kết quả từ giáo án thực nghiệm và giờ dạy thực nghiệm .....................
92
3.6.2. Kết quả thực nghiệm từ bài kiểm tra của học sinh................................
92
93
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..............................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 96
1. Kết luận............................................................... .................................... 96
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 99
PHỤ LỤC .................................................................................................. 103
iv
.........
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp từ 5 giáo viên trường THCS Thị trấn Gia Bình và 4
giáo viên trường THCS Quỳnh Phú - Huyện Gia Bình- Tỉnh Bắc Ninh................
30
Bảng 1.2. Tổng hợp 148 phiếu của 2 trường THCS Thị trấn Gia Bình
và THCS Quỳnh Phú - huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh...............................
33
Bảng 3.1. Thống kê kết quả bài kiểm tra 45 phút của học sinh ......................
93
v
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn để tài
1.1. “văn học là nhân học”, M.Gorki, đại văn hào Nga đã từng nhận định như
thế. Thật vậy, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức, để làm người. Văn học
lại chính là chiếc chìa khóa vạn năng mở rộng lịng nhân ái, phát triển nhân
cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú,
muôn vẻ quanh ta mà cịn thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với vạn vật.
Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn là nguyên
liệu xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người. Như vậy, có thể thấy
văn học có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con người. Nhưng thực
tiễn sư phạm cho chúng ta thấy rằng, việc dạy học văn trong nhà trường phổ
thông đã bộc lộ ít nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần do GV đứng lớp chưa
nhận thức đúng đắn về ngành nghề nghệ thuật này, chưa ý thức hết được tầm
quan trọng của những kiến thức về loại thể của tác phẩm, từ đó dẫn đến tình
trạng phiến diện, suy diễn, thậm chí gị ép nội dung tư tưởng của tác phẩm.
1.2. Nam Cao có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và hiện
đại hóa nền văn xi quốc ngữ. Cả cuộc đời Nam Cao là một q trình phấn
đấu khơng mệt mỏi cho một nhân cách cao đẹp – nhân cách trong cuộc đời và
nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không
dài, chỉ gói gọn trong 15 năm (1936- 1951), gia tài văn chương của Nam Cao
để lại cho đời không quá đồ sộ nhưng những tác phẩm của ơng sẽ cịn trường
tồn mãi với thời gian, được lớp lớp thế hệ bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Các
tác phẩm của Nam Cao đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một
phong cách nghệ thuật đa dạng và phong phú. Nếu Chí Phèo, Sống mịn là đại
diện xuất sắc cho phong cách nghệ thuật Nam Cao theo kiểu điển hình hóa
đầy kịch tính thì Lão Hạc, Đời thừa là hiện thân khác cho một tài năng phong
cách theo lối kết cấu mới với kiểu diễn biến tâm lý và một giọng điệu trữ tình
khác biệt.
1
1.3. Tác phẩm Lão Hạc trong chương trình THCS là một truyện ngắn rất hay,
rất đặc sắc về đề tài người nơng dân Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn một số tác
phẩm có cùng đề tài như: Tắt đèn (Ngơ Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao)…
Nhưng khi giảng dạy, phần lớn giáo viên chỉ khai thác, khám phá giá trị hiện
thực chung nhất mà chưa chú ý đến chiều sâu kịch tính của tác phẩm, chưa
khai thác được chiều sâu tư tưởng, giá trị nghệ thuật riêng của truyện. Yêu
cầu cấp thiết hiện nay là phải xác định đúng “chất của loại” khi phân tích tác
phẩm văn chương. Bởi giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại chính là
một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống
nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản
chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện
đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình Ngữ văn lớp 8
theo đặc trưng thể loại. Với đề tài này, chúng tơi hi vọng được góp phần nhỏ
bé của mình để tìm ra những biện pháp, cách thức dạy học thích hợp hơn,
hiệu quả hơn trong dạy học truyện ngắn Lão Hạc nói riêng và các truyện ngắn
khác nói chung trong nhà trường phổ thông.
2.Lịch sử nghiên cứu
Sự nghiệp văn học của Nam Cao vô cùng phong phú, là một di sản có
giá trị và ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình, các
chuyên gia phương pháp, thầy cô giáo giảng dạy văn học và đông đảo bạn đọc
đã rất quan tâm dày công nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị trước tác của
ơng ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
2.1. Mợt số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về Nam Cao
Nam cao cầm bút vẻn vẹn có 15 năm nhưng những giá trị văn chương
của ông ngày càng tỏa sáng. Những tác phẩm của nhà văn đã thực sự “vượt
lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn”. Có thể khẳng định rằng trong những thập
kỉ vừa qua, việc nghiên cứu về nhà văn Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Giới nghiên cứu phê bình hiện nay khi đọc tác phẩm của Nam Cao
2
đã khơng dừng lại ở những giá trị có sẵn mà cố gắng “tìm tịi”, “sáng tạo”,
khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn chương Nam Cao. Tiêu biểu phải kể
đến các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức,
Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền….
Trong cuốn Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc in năm 1961, Hà
Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của Nam Cao và cho rằng:
“Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật. Do đó
hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo lối tâm lý”.[9, tr.184]
Phong Lê trong bài viết Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao cũng
đã có những nhận định sâu sắc, chỉ ra bút pháp hiện thực Nam Cao qua các
sáng tác. Một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật. Lách vào từng
ý nghĩ, từng suy tính: “Đọc Nam Cao ta có dịp phanh phui so đi lặp lại đến
tận đáy sâu sự thật, và qua đó chiêm nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời.
Bên cái sống là cái chết. Bên cái chết thật là cái chết mòn. Bên cái chết đói có
cái chết no. Bên cái khùng điên có cái nhẫn nhục. Bên người lương thiện là kẻ
lọc lõi. Bên người bình thường có loại dị dạng. Bên cái thuận có cái nghịch. Bên
cái bi là cái hài. Bên sự tĩnh lặng là biết bao ồn náo…”.[40, tr.437]
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn - tư tưởng và phong cách đã
chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao: “Nam Cao là
người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con
người. Anh thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì
bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường. Nhiều tác phẩm xuất sắc của anh
đã trực diện đặt ra vấn đề này và anh đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho
những con người bị miệt thị một cách bất công” [22, tr.221]
Trong bài Nhớ Nam Cao và những bài học của ơng, Nguyễn Đăng
Mạnh đã có nhận định sắc sảo: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề
nhân phẩm, về thái độ khinh, trọng đối với con người. Ơng thường dễ bất
bình trong tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh
nghèo đói cùng đường” [40, tr.95]
3
Bích Thu với bài Sức sống của một sự nghiệp văn chương in trong cuốn
Nam Cao tác gia và tác phẩm nhận xét: “Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam
Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông
nhưng bây giờ đọc vẫn thấy mới. Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hịa
âm phối hợp của nhiều loại ngơn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên
như thế. Ở loại hình tự sự nhân vật người kể chuyện và nhân vật của tác
phẩm tương ứng với hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn
ngữ nhân vật”. [40, tr.32]
Nguyễn Văn Hạnh với bài viết Nam Cao và khát vọng về một cuộc
sống lương thiện xứng đáng đã nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc
của mình, có thể nói trong văn học nước ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một
nhà văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề
thân phận con người, vấn đề con người bị tha hố, khơng được sống như bản
tính của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình”. [40, tr. 129]
Trần Đăng Suyền trong bài viết Nam Cao - Nhà văn hiện thực
xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn đã nhận xét: “Đối với Nam Cao, cái
quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân
thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất
trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con
người trước sự kiện, biến cố” [40, tr.156- 157]
Bên cạnh những bài nghiên cứu, tìm hiểu về tác gia Nam Cao và giá trị
các tác phẩm của ơng; giới nghiên cứu, phê bình đã mở rộng tầm nhìn, phạm
vi nghiên cứu để khẳng định một cách khách quan, đúng đắn về tài năng của
Nam Cao qua việc so sánh, đối chiếu những nét tương đồng của
Nam Cao với các nhà văn tên tuổi trên thế giới. Tác giả Trần Ngọc Dung
trong bài viết Gặp gỡ giữa M. Gorki và Nam Cao đã nhấn mạnh: “Đây là sự
gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai tư tưởng nghệ thuật lớn. Chúng ta có căn cứ để
kết luận như vậy: M. Gorki cũng như Nam Cao đều là hai nhà nhân đạo chủ
nghĩa lớn, đều chú ý đến những người cùng khổ, bất hạnh, bị xã hội áp bức
4
bóc lột, đày đoạ đến mức từ nhân tính đến nhân hình dường như bị thui chột
hoặc méo mó đi; đều phát hiện ở những loại người "dưới đáy" cuả xã hội cũ,
khơng chỉ có nỗi khổ về vật chất, mà cịn có nỗi đau đớn về tinh thần do bị xã
hội khinh bỉ, lăng nhục”. [40, tr.173]
Tác giả Đào Tuấn Ảnh trong bài viết Tsêkhôp và Nam Cao - một sáng
tác hiện thực kiểu mới nhận xét: “Điều đầu tiên đập vào mắt độc giả khi đọc
các tác phẩm của Tsêkhôp và Nam Cao là cả hai đều viết về những điều vặt
vãnh của đời sống hàng ngày. Hầu như khơng có gì trọng đại xảy ra”; “dưới
thần bút của hai nhà văn, "bi kịch đời thường" đã nâng thành bi kịch của vĩnh
cửu bởi họ bắt những điều vặt vãnh nhất cũng phải nói lên tiếng nói của mình
về ý nghĩa cuộc sống con người. Chính điều này làm chúng ta không ngần
ngại xếp hai nhà văn này đứng ngang hàng với các nhà văn – nhân đạo mới
của mọi thời đại”. [40, tr.166-169 ]
Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của nhà văn cũng được khá nhiều
nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý. Nhìn chung tất cả các ý kiến nhận
định đánh giá hầu như đều thống nhất với nhau ở quan điểm: Truyện ngắn
Nam Cao là truyện viết rất ít sự kiện, ít nhân vật và chủ yếu là truyện xoay
quanh cuộc sống đời thường, kết cấu truyện thường là kết cấu tâm lý bỏ ngỏ,
kết cấu vòng tròn.
Trần Đăng Suyền trong Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo
cũng đã đưa ra ý kiến về cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật
trong văn của Nam Cao: “Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong
nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội
tâm nhân vật. Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không
phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện biến
cố”. [34, tr. 298]
Như vậy, qua việc trình bày tình hình nghiên cứu ở trên về tác gia Nam
Cao cũng như những giá trị qua các sáng tác của ơng, chúng tơi có thể đi đến
kết luận rằng: Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về tác gia Nam
5
Cao và các tác phẩm của ơng ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau mà thật sâu
sắc như: về nội dung tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, thi pháp phong
cách… Song những bài nghiên cứu, chuyên luận nghiên cứu sâu về những nét
riêng thi pháp truyện ngắn Nam Cao chưa có nhiều, đặc biệt là mảng các
truyện ngắn giàu chất hiện thực. Những năm gần đây, có nhiều luận án tiến
sỹ, luận văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao song chưa có cơng trình
nào trực tiếp bàn về hướng dạy truyện ngắn Lão Hạc. Chính vì vậy, việc đưa
ra hướng dạy học truyện ngắn hiện thực trong văn học Việt Nam 1930-1945
nói chung và truyện ngắn hiện thực Nam Cao nói riêng cần được quan tâm
nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học phù hợp đạt hiệu quả. Luận văn của
chúng tôi nghiên cứu về đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương
trình Ngữ văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại. trên cơ sở gợi mở của những
người đi trước.
2.2. Tình hình nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng
thể loại
Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, GV
Ngữ văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức các thể loại văn học và dạy
học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. Bên cạnh đó cũng có nhiều
cơng trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm văn chương
theo loại thể. Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và thi pháp học,
nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm tâm huyết đã đề xuất cách thức, con
đường dạy học sinh cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung; tác
phẩm văn xi nói riêng theo đặc trưng thể loại. Các tác giả trong chun
luận của mình khi nói về vấn đề giảng dạy và phân tích tác phẩm văn chương
đều khơng bỏ qua đặc thù thẩm mĩ của thể loại tác phẩm cần phân tích. Tiêu
biểu là các cơng trình của các tác giả:
- Trần Thanh Đạm: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Nhà
xuất bản Giáo dục, 1971)
6
- Phan Trọng Luận Văn học trong nhà trường nhận diện, tiếp cận đổi mới
(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007), Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học
(1983), Phương pháp dạy học văn (NXB Đại học Sư phạm, 2008)
- Nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội I: Nhà văn và tác phẩm trong trường
phổ thông, Nhà xuất bản Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m, 2001.
- Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006)
- Hoàng Ngọc Hiến: Năm bài giảng về thể loại (Trường viết văn Nguyễn Du,
Hà Nội, 1992)…
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc
nhìn thể loại, tác giả Lã Nhâm Thìn cũng khẳng định việc phân tích tác phẩm
văn học từ góc nhìn thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu
quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư
phạm, là một công đôi việc, là mũi tên đạt được hai đích, là cần thiết với nhà
nghiên cứu đồng thời cần thiết với người giảng dạy.
Ngoài ra, trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể, tác giả Trần Thanh Đạm đã giải đáp phần nào những thắc mắc, băn
khoăn của giáo viên trong vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể.
Vì thế trong cơng trình nghiên cứu này, một mặt tác giả giới thiệu những
kiến thức cơ bản nhất về các loại thể văn học chủ yếu có liên quan đến
chương trình văn học trong nhà trường. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra
phương pháp vận dụng đặc trưng thể loại truyện ngắn vào việc giảng dạy
tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.
2.3. Tình hình nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp dạy học văn về
các tác phẩm của Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc ở trường phổ thơng
Nam Cao xuất hiện trong chương trình phổ thông với tư cách là một
tác gia lớn, là một trong những gương mặt nổi bật của văn xuôi hiện đại, là
cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của văn học hiện thực phê phán (1930-
7
1945). Thời gian sáng tác không dài, khối lượng tác phẩm để lại không đồ sộ
nhưng chúng thực sự đã trở thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân
tộc. Các tác phẩm của ông luôn là mối quan tâm trăn trở của nhiều giáo viên
dạy văn và học sinh, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu chuyên ngành
phương pháp.
Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập: Bên cạnh các sách giáo
khoa, sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng cũng có một số cuốn sách tham
khảo và hướng dẫn của một số nhà phương pháp như: Cuốn Nam Cao - một đời
văn của Lê Tiến Dũng (Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí
Minh phát hành năm 2001); Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường của
Nguyễn Văn Tùng (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003); Nhà văn và tác
phẩm trong nhà trường – Nam Cao Văn Giá tuyển chọn và biên soạn (Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội, 1999); Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương
theo loại thể Nguyễn Viết Chữ (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006); … Có
thể nói đây là những tài liệu bổ ích và thiết thực cho cơng việc giảng dạy và học
tập về các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông.
Nghiên cứu, khám phá những tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Thị
Thanh Hương có bài Những tác động thẩm mĩ tiềm tàng trong tác phẩm của
Nam Cao.
Bên cạnh đó cịn có một số luận văn, khố luận nghiên cứu về phương
pháp dạy học các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thơng như: Đỗ
Bích Liên với đề tài Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo và biện pháp giáo
dục thẩm mỹ cho học sinh lớp 11; Nguyễn Văn Thắng với đề tài Một số biện
pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện
ngắn Nam Cao ở trường THPT; Trần Thị Thu Hà với đề tài khoá luận Vận
dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao trong nhà trường THPT; Phạm Thị Thu với đề tài “Dạy học tác
phẩm Chí Phèo, Đời Thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại”.
8
2.4. Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn Lão Hạc
Trong mấy chục năm qua, nhất là khoảng mười năm trở lại đây có
nhiều nhà nghiên cứu đã mở ra các hướng tiếp cận tác phẩm của Nam Cao ở
nhiều góc độ, khía cạnh. Để tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học những tác
phẩm của Nam Cao, trong đó có tác phẩm Lão Hạc ở trường phổ thông sao
cho đạt hiệu quả tốt nhất. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn ở trường
phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể có các cơng trình nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tiếp thu và đi tới một cách dạy thích hợp truyện ngắn Lão Hạc
của Nam Cao trong chương trình bậc THCS - Châu Thị Kim Ngân.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Tập 1) - Nguyễn Văn Đường (chủ biên).
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 8 - Nguyễn Đức
Khuông (Chủ biên)
- Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên)
- Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập 1 do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên).
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: Dạy học truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình ngữ
văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại, luận văn hướng tới mục đích là tìm ra
những phương pháp và biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc dạy học tác phẩm Lão Hạc. Đồng thời chúng tơi mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở trường
phổ thơng. Từ đó giúp học sinh nắm vững phương pháp học tập bộ mơn Ngữ
văn - mơn học có tính logic cao; giáo dục học sinh tính kiên trì, chịu khó, rèn
luyện kỹ năng ghi nhớ, suy luận logic.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra hướng dạy học truyện ngắn Lão
Hạc theo đặc trưng thể loại, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc
9
dạy học truyện ngắn này trong chương trình THCS. Đề tài giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về tác phẩm văn học, đặc trưng loại hình tác phẩm tự sự, đặc
trưng của thể loại truyện ngắn.
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở
một số trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình- Bắc Ninh.
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn để từ đó xác định hướng dạy
học hợp lý và hiệu quả cho việc dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao ở
trường THCS.
- Khảo sát bằng thực nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu để có cái
nhìn tổng thể về dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học truyện ngắn
Lão Hạc của Nam Cao theo đặc trưng thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ mục đích khoa học và đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận văn
chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm Lão Hạc
của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS. Đối tượng
được áp dụng thực nghiệm nghiên cứu là học sinh lớp 8 ở 2 trường: trường
THCS Thị trấn Gia Bình và trường THCS Quỳnh Phú - huyện Gia Bình Tỉnh Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài chúng tơi đã vận dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, thống kê, thực nghiệm.
10
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Định hướng dạy học truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
theo đặc trưng thể loại.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thể loại và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
1.1.1.1. Thể loại văn học
Tìm hiểu kiến thức về đặc trưng thể loại sẽ giúp ta có căn cứ để xác định
được những tính chất của loại ở trong một thể nào đó và khai thác đúng trọng
tâm nội dung tác phẩm và tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm đó.
Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi (đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau: “Thể loại văn học là
dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn
định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về
cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống
được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện
tượng đời sống ấy.” [12, tr.173 ]
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương
pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác
nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau.
Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau
của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc
qua xung đột… làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy
định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết
cấu và hình thức lời văn. Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác
phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại của
chỉnh thể ấy. Đó là cơ sở khách quan tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm
xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát
triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn
12
giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học
ln ln vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định.
Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành
các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại.
Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có
một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự,
trữ tình, kịch. Mỗi loại lại bao gồm một số thể.
Nguyễn Văn Long trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt
Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục cũng chỉ rõ: “Thể loại là một phạm
trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp
nhận văn học”. [18, tr.30]
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất
định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với
những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn.
Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ
nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một
dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống.
Đọc và phân tích một tác phẩm văn học khơng thể khơng quan tâm đến
đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy. Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính
thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung
và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời
văn nghệ thuật. Thể loại không những quy định cách thức tổ chức tác phẩm
mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp
giữa tác phẩm và người đọc. Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính
liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả. Vì
thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại ở những
đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ
ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả.
13
Trong cuốn Lý luận văn học, do Phương Lựu chủ biên quan niệm: “Thể
loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm,
trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho
tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”. [21, tr.339]
Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm
thể loại văn học như sau:
Thể loại Văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo
văn bản.Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức
tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện
tương ứng.
Phân loại tác phẩm văn chương chủ yếu dựa vào phương thức tái hiện
đời sống; cấu tạo tác phẩm; loại đề tài; chủ đề; thể văn. Tác phẩm văn học
được chia ra làm ba loại chính: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại
tác phẩm kịch. Mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu
hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn.
1.1.1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Thể loại chi phối tất cả các yếu tố của hình thức tác phẩm . Không phải
ngẫu nhiên mà sách giáo khoa hiện hành sắp xếp tác phẩm theo
thể loại và
mỗi khi dạy - học tới một thể loại nào đó sách giáo khoa thường nêu chú thích
về đặc trưng thể loại đó. Có một số thể loại có thể nói lướt qua nhưng cũng có
một số thể loại cần phải được học thật kỹ trên lớp. Vấn đề dạy học theo đặc
trưng thể loại đã được các nhà lý luận nghiên cứu phương pháp quan tâm.
Khơng thể có chung một loại phương pháp, cách thức dạy và học cho tất cả
các loại tác phẩm nói chung và từng tác phẩm nói riêng. Tác phẩm thuộc thể
loại nào đòi hỏi cách dạy theo đặc trưng của thể loại ấy. Khi xác định đúng
đặc trưng thể loại của tác phẩm thì GV sẽ lựa chọn được cách thức tổ chức,
hướng dẫn, định hướng phù hợp nhằm giúp HS nắm được toàn bộ nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm để quá trình dạy học thực sự đạt kết quả.
14
Tìm hiểu thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp
tác giả, thi pháp tác phẩm. Tiếp cận thi pháp thể loại không tách rời với việc
tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường. Thi pháp thể loại là
vấn đề có tính ngun tắc chi phối q trình đến với tác phẩm, giải mã tác
phẩm nhưng những hiểu biết về hồn cảnh lịch sử, văn hóa, tư tưởng thời đại
và cá nhân con người, tiểu sử nhà văn thì có thể lý giải được các yếu tố mờ,
ẩn trong tác phẩm . Vận dụng thi pháp vào giảng dạy tác phẩ m văn chương
phải gắn liền với lý luận dạy học hiện đại: phải đọc kỹ văn bản, xác định được
“chất của loại” của tác phẩm; phải nắm được những đặc điểm của hoạt động
tiếp nhận tá c phẩ m văn chương ; giáo viên Ngữ văn vừa là nhà khoa học, nhà
sư phạm vừa là người nghệ sỹ.
Dạy học tác phẩm văn chương giúp học sinh nhận thức được cái hay,
cái đẹp của tác phẩm. Mọi phương pháp dạy học đều phải xuất phát từ việc
cảm thụ tác phẩm văn chương của các lứa tuổi học sinh. Như vậy, đặc trưng
thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả quá trình tiếp
nhận của HS. Người GV khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải
biết xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tác động, đối
tượng tiếp nhận để tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm.
Từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đối với HS trong lớp và
đề ra yêu cầu về hoạt động của HS, GV, soạn giáo án và lập kế hoạch giảng
dạy, tránh lối dạy dập khuôn, đơn điệu, không hiệu quả.
1.1.2. Đặc trưng của loại hình tác phẩm tự sự
Loại hình tự sự khác hẳn loại trữ tình và kịch. Loại trữ tình biểu hiện
trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm,
cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung
chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà
khơng cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Kịch bắt đầu
từ xung đột, đó là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực
lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể
15
hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch. Còn loại tự sự phản ánh đời sống trong tính
khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người
kể chuyện nào đó. Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian
và thời gian. Nó có thể kể về những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra
hàng trăm năm. Tầm bao quát cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn. Nhân vật tự
sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngồi, cả điều nói ra và
khơng nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô
thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác phẩm tự sự nào cũng có hình
tượng người trần thuật của nó. Hình tượng người trần thuật, kể chuyện rất đa
dạng: khách quan, ngôi thứ nhất, thông suốt, thơng suốt có chọn lựa… và
cũng có khi người kể chuyện như một nhân vật… khi nhập thân, khi gián
cách, khi đứng ngồi, khi hịa nhập… ít nhiều ta vẫn nhận ra thái độ của họ.
Lời văn của loại tự sự có thể là văn vần hay văn xi nhưng luôn hướng
người đọc ra thế giới đối tượng, khác hẳn lời trữ tình hướng sự chú ý tới cảm
xúc, ý định chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch. Lời nói của
nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện gắn
liền với sự miêu tả. Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua
miêu tả và thuyết minh. Đặc biệt không bị hạn chế về khơng gian và thời gian,
nên nhà văn có thể miêu tả những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng
hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt
nào đó mà mình cho là quan trọng.
Trong tác phẩm tự sự hình tượng người trần thuật giữ một vai trị hết sức
quan trọng và luôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu nhân
vật, hoàn cảnh, thế này hoặc thế khác. Nếu truyện ngắn trữ tình với nét nổi bật
là tính “phi cốt truyện”, truyện khơng kể lại được vì cốt truyện khơng tiêu
biểu, thì truyện ngắn tự sự cốt truyện rất rõ nét, trong mỗi cốt truyện lại được
đan cài bởi các chi tiết, sự kiện, tình tiết, phản ánh trong mối quan hệ xã hội,
cuộc đời với những xung đột, mâu thuẫn gay gắt. Cốt truyện đóng vai trị
16
quan trọng trong tác phẩm tự sự, nó được xây dựng từ những sự kiện, hành
động của nhân vật.
Loại hình tác phẩm tự sự gồm có các thể nhỏ: tiểu thuyết, truyện ngắn,
kí, tản văn… Cách phân loại trên là cần thiết khi bước đầu tiếp cận các tác
phẩm văn học trong nhà trường. Chúng ta cần chú ý đến “chất của loại” trong
thể khi phân tích tác phẩm văn học. Vì chính “tính chất loại thể” làm ra diện
mạo tinh thần của tác phẩm. Nó giúp ta tiếp nhận “đúng”, “trúng” với tác
phẩm cụ thể. Làm thành “loại” và thể hiện “loại” phải nhờ các “thể”. Nhưng
khơng ít “thể” của tác phẩm thuộc loại này nội dung lại mang tính chất ở loại
kia. Ví dụ như Đời thừa là truyện (thuộc loại tự sự), nhưng mang chất trữ
tình. Truyện Chí Phèo vừa giàu chất trữ tình, vừa giàu kịch tính. Nếu chỉ chú
ý vào thể mà quên đi tính chất loại trong thể trong tác phẩm, chúng ta rất dễ
phân tích tác phẩm một cách dập khn, sai lệch. Như vậy, chúng ta cần quan
tâm và tìm ra các phương pháp, biện pháp thích hợp để giải quyết những tồn
tại và mâu thuẫn này trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Điểm qua
một vài đặc điểm các thể tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tản văn trong loại hình
tác phẩm tự sự:
Tiểu thuyết: là thể loại khơng bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện
thực, cả về không gian cũng như thời gian. Qua tiểu thuyết, người đọc có thể
hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm,
tình huống, miêu tả cuộc sống từ góc độ đời tư. Các yếu tố khác của tác phẩm
văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu...cũng chịu sự chi phối của thể
loại này. Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại
tồn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây cịn có
nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc,
con người; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói, ý thức người khác. Ngôn ngữ
nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng
nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Ngơn ngữ trần thuật của nhân
vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả.
17
Đó thực chất cũng là ngơn ngữ của tác giả nhưng tác giả để cho nhân vật tự
giãi bày về mình. Ngơi kể của nhân vật trần thuật là ngơi thứ hai, thứ ba
nhưng cũng có thể được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi trong đối thoại.
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại
gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau; độc
thoại không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và
người. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như:
chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là
đối tượng miêu tả của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Qua trần
thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm
nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan
niệm của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu,
nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ khơng đơn
điệu.Tính chất hiện đại thể hiện trong ngôn ngữ trần thuật gần với ngôn ngữ
đời sống hơn, tính chất văn hố vùng miền thể hiện ở chất giọng nhà văn,
người trần thuật không những kể chuyện mà cịn chuyển tải những giá trị
văn hố nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú,
đặc trưng.
Truyện ngắn: là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn, nắm bắt và
thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường hướng tới khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời
sống tâm hồn con người. Tập trung về sự kiện, về chủ đề, về ấn tượng, luôn
luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết, loại bỏ những gì
thiếu súc tích. Nhân vật thường khơng nhiều và cuộc đời của nhân vật cũng
thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ, nhưng lại có ý
nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩn trương, gấp
rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố cục,
kết thúc câu chuyện.
18