Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh cấykhóm và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa PB53 vụ xuân 2015 tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.86 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------

--------------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ DẢNH CẤY/KHÓM
VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA PB53 VỤ XUÂN 2015 TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI , 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------

--------------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ DẢNH CẤY/KHÓM
VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA PB53 VỤ XUÂN 2015 TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ,
TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ

: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN MAI THƠM
2. TS. NGUYỄN XUÂN MAI

HÀ NỘI , 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tôi xin đảm bảo số liệu trong luận văn được chính bản thân tôi theo dõi và
thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể, nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo của Thầy hướng
dẫn và sự giúp đỡ tận tình của bạn, bè đồng nghiệp.
Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2015


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ
quan, các Thầy, các Cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Mai Thơm
và TS. Nguyễn Xuân Mai – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Bộ môn Canh tác học, Khoa nông
học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện
KHKT NLN miền núi phía Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong thời gian học tập cũng như khi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ Bộ môn Cây lương thực và Cây
thực phẩm-Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc lời cảm ơn về sự quan tâm, giúp
đỡ tạo thuận lợi cho việc đặt địa điểm thí nghiệm.
Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình
đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1


1 Đặt vấn đề

1

2 Mục đích và yêu cầu

2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Các nghiên cứu về lúa thuần năng suất chất lượng

3

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước về giống lúa năng suất chất lượng

3

1.1.2 Nghiên cứu trong nước về giống lúa năng suất chất lượng

5

1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở trong nước
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới

8
8
14

1.3 Những nghiên cứu ngoài nước và trong nước về mật độ, số dảnh cấy và
phân bón

16

1.3.1 Những nghiên cứu ngoài nước về mật độ, số dảnh cấy và phân bón

16

1.3.2 Những nghiên cứu trong nước về mật độ, số dảnh cấy và phân bón

19

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

2.1 Vật liệu nghiên cứu

27

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu


27

2.3 Nội dung nghiên cứu

27

2.4 Phương pháp nghiên cứu

28

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

28

2.4.2 Các biện pháp kỹ thuật

29

2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi:

30

2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
iii

32


Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


33

3.1 Đặc điểm điều kiện thời tiết Phú Thọ năm 2015

33

3.2 Một số tính chất đất trước thí nghiệm

34

3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón
đến giống lúa PB53 trong vụ xuân 2015

36

3.3.1 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến thời gian
sinh trưởng của giống lúa PB53 trong vụ xuân năm 2015

36

3.3.2 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây giống lúa PB53 trong vụ xuân năm 2015

37

3.3.3 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến động thái
đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh của giống lúa PB53

40


3.3.4 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá của giống lúa PB53 trong vụ xuân 2015

44

3.3.5 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến khối lượng
chất khô tích luỹ (DM) giống lúa PB53 trong vụ xuân 2015

47

3.3.6 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến tốc độ tích
luỹ chất khô (CGR) giống lúa PB53 trong vụ xuân 2015
3.3.7 Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại

50
52

3.3.8 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất giống lúa PB53

53

3.3.9 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến năng suất
sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa PB53.

56

3.3.10 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến hiệu suất
bón đạm của giống lúa PB53.


57

3.3.11 Hiệu quả kinh tế

58

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

62

1 Kết luận

62

2 Kiến nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

68

iv


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BĐĐN
CCCC

: Bắt đầu đẻ nhánh
: Chiều cao cây cuối cùng

CGR

: Tốc độ tích lũy chất khô

DM

: Khối lượng chất khô tích lũy

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐHNN

: Đại học Nông nghiệp

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations


LAI

: Chỉ số diện tích lá

KTĐN

: Kết thúc đẻ nhánh

MNPB
NHH

: Miền núi phía Bắc
: Nhánh hữu hiệu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NSSVH:

: Năng suất sinh vật học

Số bông/m2

: Số bông trên m2.


Số hạt/bông

: Số hạt trên bông

Số bông HH/khóm : Số bông hữu hiệu trên khóm
OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

P1000

: Trọng lượng 1000 hạt

TLC

: Tỷ lệ hạt chắc

TW

: Trung ương

TGST

: Thời gian sinh trưởng

TDMNPB

: Trung du miền núi phía Bắc

Viện KHKT


: Viện Khoa học kỹ thuật

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam qua các năm

9

1.2 Diện tích cây lương thực có hạt vùng MNPB

12

1.3 Sản lượng lương thực có hạt vùng MNPB giai đoạn 1995- 2013

12

1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tại tỉnh Phú Thọ

13

1.5 Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới trong những năm

gần đây

15

3.1 Điều kiện khí hậu, thời tiết Phú Thọ vụ xuân 2015

33

3.2 Một số tính chất đất trước thí nghiệm

34

3.3 Hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính trong phân hữu cơ

35

3.4 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng

36

3.5 Ảnh hưởng của tương tác số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây

38

3.6 Ảnh hưởng của từng nhân tố số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây

39


3.7 Ảnh hưởng của tương tác số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến động
thái đẻ nhánh (nhánh/khóm)

41

3.8 Ảnh hưởng của từng nhân tố số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến
động thái đẻ nhánh (nhánh/khóm)

42

3.9 Ảnh hưởng của tương tác số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón hệ số đẻ
nhánh (nhánh/khóm).

43

3.10 Ảnh hưởng của tương tác số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến chỉ
số diện tích lá (LAI)

45

3.11 Ảnh hưởng của từng nhân tố số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến
chỉ số diện tích lá

46

3.12 Ảnh hưởng của tương tác số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến khối
lượng chất khô tích luỹ (DM)

47

vi


3.13 Ảnh hưởng của từng nhân tố số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến
khối lượng chất khô tích luỹ (DM)

49

3.14 Ảnh hưởng tương tác của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến tốc
độ tích luỹ chất khô (CGR)

50

3.15 Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại

52

3.16 Ảnh hưởng tương tác của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

53

3.17 Ảnh hưởng của từng nhân tố số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

55

3.18 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến năng suất sinh
vật học và hệ số kinh tế


56

3.19 Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến hiệu suất bón đạm

57

3.20 So sánh năng suất giống lúa PB53 giữa số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón

58

3.21 Hiệu quả kinh tế giữa các công thức

59

vii


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao

38


3.2

Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến tốc độ đẻ nhánh

3.3

Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá

3.4

45

Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến khối lượng
chất khô tích lũy

3.5

41

48

Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến tốc độ tích
luỹ chất khô (CGR)

51

viii



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất
trên thế giới (Lúa, lúa mì, ngô). Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn
lương thực chính. Số người sử dụng lúa gạo chiếm ½ dân số thế giới, tập trung chủ
yếu ở các nước thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh, ở các nước này lúa gạo
là cây lương thực chính cung cấp từ 35 đến 59% nguồn năng lượng trong bữa ăn
hàng ngày cho hơn 3 tỷ người (Trần Văn Đạt, 2002). Vì vậy, vấn đề an ninh lương
thực là quốc sách hàng đầu trong sự tồn tại của mỗi quốc gia
Trong những năm gần đây, năng suất lúa ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nói riêng đã có bước tăng đáng kể, đóng góp trong đó là sự phát
triển của các giống lúa lai. Tuy nhiên, qua một số năm gieo cấy lúa lai cũng bộc lộ
những hạn chế nhất định trong sản xuất nông nghiệp của các tỉnh miền núi phía
Bắc. Đòi hỏi đầu tư cao, chất lượng gạo thấp, không chủ động giống, giá giống cao,
chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ của nông dân miền núi. Trong khi đó
giống lúa thuần lại giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai, như
người dân có thể tư duy trì nguồn giống từ 2-3 năm, chủ động giống và giá thành
giống lúa thuần lại thấp.
Xuất phát từ mục tiêu đó Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi
phía Bắc đã tiến hành chọn tạo, lai tạo giống lúa theo hướng lúa thuần năng suất và
chất lượng. Qua thời gian nghiên cứu đã chọn tạo được giống lúa thuần PB53 với
những ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, khả năng thích ứng rộng
với các tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng miền núi phía Bắc.
Song để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống PB53 cần phải tiến hành
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ thuật làm đất, tưới
tiêu, phòng trừ sâu bệnh….Trong đó việc xác định số dảnh cấy/khóm và lượng đạm
bón cũng là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất


1


của giống lúa PB53 vụ xuân 2015 tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” để góp phần
xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trong sản xuất.
2. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích
Xác định số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón thích hợp nhằm góp phần xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh đối với giống lúa PB53 ở vùng miền núi phía
Bắc.
b. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm bón đến sinh
trưởng, phát triển của giống lúa PB53.
- Đánh giá ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm đến chỉ tiêu sinh
lý của giống lúa PB53.
- Đánh giá ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm đến sâu bệnh hại
của giống lúa PB53.
- Đánh giá ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm và lượng đạm đến các yếu tố
cấu thành năng suất năng suất của giống lúa PB53.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để làm tài liệu ứng dụng,
nghiên cứu, là cơ sở lý luận để hoàn thiện quy trình canh giống lúa PB53 ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp địa phương trong kỹ thuật thâm canh giống lúa PB53 đạt năng suất và
hiệu quả cao ở giai đoạn 2010 – 2020 và các năm tiếp theo

2



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về lúa thuần năng suất chất lượng
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước về giống lúa năng suất chất lượng
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích nghi rộng với các vùng
khí hậu. Vùng phân bố của cây lúa là khá rộng từ vĩ độ 530B đến vĩ độ 350N. Trong
đó vùng phân bố chủ yếu từ 300B đến 100N. Tuy vùng phân bố trồng lúa gạo là khá
rộng nhưng về mặt sản lượng tập trung chủ yếu ở một số nước châu Á như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản.
Sản lượng lúa gạo của các nước này chiếm đến 85% sản lượng lúa gao của toàn thế
giới. Vì vậy đây được coi là trung tâm sản xuất lúa gạo để cung cấp cho nhu cầu lúa
gạo của thế giới (Ceng Y.M et al;1998)
Theo Bùi Chí Bửu và cs; (2001), Sản lượng lúa gạo trong một số năm trở lại
đây có mức tăng trưởng đáng kể nhờ việc mở rộng diện tích đất trồng lúa, cùng với
việc dầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, xây
dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các biện pháp kỹ thuật.
Hiện tại, nhu cầu lúa gạo về phẩm chất rất khác nhau tùy từng vùng và tập quán.
Các nước Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc, Âu Mỹ thích gạo mềm, ướt, hơi dẻo (giống
japonica). Ngược lại Ấn Độ, Pakixtan, Việt Nam lại thích gạo nở, cơm khô. Trên thị
trường gạo thế giới, chiều dài hạt, phẩm chất gạo rất được quan tâm. Về chiều dài hạt,
Viện IRRI chia ra làm 4 cấp: hạt rất dài (trên 7,5 mm), hạt dài (6,6 – 7,5 mm), hạt trung
bình (5,5 – 6,5 mm) và hạt ngắn (dưới 5,5 mm). Về màu sắc gạo, phổ biến nhất là màu
trắng ngà, song cũng có màu đỏ hoặc hơi đen. Về hướng phát triển gạo của các nước
cũng rất khác nhau, tùy vào thị trường tiêu thu của mình mà các nước xuất khẩu gạo
lớn hiện nay tập trung phát triển các loại gạo có chất lượng khác nhau: Thái Lan tập
trung sản xuất phát triển các giống lúa có kiểu hạt dài, chất lượng cao; tại Mỹ phát triển
các giống có kiểu hạt tròn và hạt dài nhưng có chất lượng cao; trong khi đó Ấn Độ lại
phát triển các giống có năng suất cao để xuất khẩu sang các nước nghèo (các nước ở
Châu Phi (Ceng Y.M et al;1998)


3


Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất, chất lượng cao đang được các tổ chức nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Một
số giống lúa có chất lượng đã được công bố như: Khao Dawk Mali đây là giống lúa
nước trời của Thái Lan, phản ứng với ánh sáng ngắn thích hợp với đất phèn nhẹ, đất
nhiểm mặn vào mùa khô, có đặc điểm gạo mềm, hạt dài, có mùi thơm, năng suất đạt
3 - 4 tấn/ha.
Tại Mỹ các nhà khoa học đã chọn lọc ra được giống Jasmine 85 có thời gian
sinh trưởng 100 – 105 ngày, cho năng suất khá (5 – 6 tấn/ha), có chất lượng
cao.(Bùi Chí Bửu và cs; 2001)
Trong xã hội hiện nay khi mức sống của đại bộ phân người dân đã được nâng
cao thì nhu cầu về sản phẩm gạo có chất lượng cao đặc biệt là các loại lúa đặc sản
ngày một tăng lên. Theo định nghĩa của Ceng Y.M; Chen Y (1998) thì lúa đặc sản
là những loại lúa đặc biệt, không giống như các loại lúa phổ biến thông thường.
Chúng được xác định bởi sự khác biệt về một vài đặc điểm theo những chỉ tiêu quan
trọng quy định chung cho phần lớn các nước châu Á và Châu Phi: hình dáng, kích
cỡ, hàm lượng Amylose, màu nội nhũ và mùi thơm...
Ceng Y.W et al; (1998) cho rằng lúa nếp hoặc lúa Waxy, lúa thơm, lúa màu
(lúa đỏ, lúa tím, lúa đen), lúa nương-japonica, lúa dẻo (soft rice), lúa boutique, lúa
nấu rượu, lúa vô cơ, lúa có phẩm chất dinh dưỡng, ...đều thuộc lúa đặc sản và khái
niệm về lúa đặc sản cổ truyền, lúa đặc sản cải tiến là khái niệm để phân biệt lúa đặc
sản bản địa và lúa đặc sản mới chọn tạo.
Bằng các phương pháp chọn tạo khác nhau, các nhà chọn tạo giống lúa trên thế
giới và trong nước đã tạo ra được hàng loạt giống lúa mới góp phần làm phong phú bộ
giống lúa, làm tăng năng suất và sản lượng lúa trên thế giới, đóng vai trò quan trọng
trong sản xuất và an ninh lương thực của nhiều quốc gia.
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã lai tạo và chọn lọc hàng trăm giống
lúa tốt được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Các giống lúa như: IR5, IR36, IR8,

IR64, IR50404… và nhiều giống lúa khác đã tạo nên bước nhảy vọt về năng suất.
Đặc biệt IRRI đã ra giống lúa IR64Sub1 có khả năng chịu mặn và ngập, thời gian
sinh trưởng 120 ngày, năng suất đạt 6,2 tấn/ha (Philrice, 2009). Ngoài ra IRRI còn

4


tạo ra 2 giống lúa mới bằng kỹ thuật MAS là Tubigan7, Tubigan 11 có khả năng
chống chịu sâu đục thân và bệnh bạc lá (Philrice, 2007).
Theo tác giả Edgar Alonso Torres et al., (2007) cho biết khi kết hợp lai Japonica
với Indica có thể tạo ra dòng lúa có năng suất cao và khả năng chịu lạnh tốt.
Bên cạnh những thành tựu trong công tác chọn tạo giống lúa năng suất cao,
các nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến chất lượng nấu nướng đối với các
dòng, giống lúa cải tiến. Hiện nay hàng loạt các dòng giống lúa cải tiến được chọn
tạo có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt đang được mở rộng trong sản
xuất như: IR29723, IR42, IR50…. Tuy nhiên, kết quả chọn tạo giống lủa tẻ thơm
chất lượng thường thấp vì hầu hết các giống mang gen chống chịu sâu bệnh đều có
hàm lượng amylose cao và nhiệt độ hóa hồ thấp.
Yi et al; (2009) đã lai 2 giống lúa thơm Basmati 370 với giống địa phương
của Myamar đó là Manawthukha để chuyển alen badh 2.1 vào giống mới, sau đó sử
dụng kỹ thuật PCR với mồi aromarker để xác định tính thơm.
Hiện nay các nhà chọn giống đang rất tích cực cải thiện bộ giống lúa của họ,
tạo ra nhiều giống lúa có năng suất cao và chất lượng tốt, mang nguồn gen quý của
giống Basmati. Và một thành công mới bằng kỹ thuật chọn lọc dòng thuần là giống
Basmati 370 vào năm 1993 ở Kala Shah Kaku của Pakistan. Giống lúa này chất
lượng gạo ngon, có mùi thơm được trồng phổ biến ở Ấn Độ và Pakistan, đồng thời
làm tiêu chuẩn xuất khẩu cho nhóm lúa này. Tuy nhiên, Basmati 370 có năng suất
thấp (1,7 tấn/ha ở phía Tây Punjab; 2,1 tấn/ha ở Pakistan và 3,8 tấn/ha ở phía Đông
của Ấn Độ) (Giraud, 2010).
1.1.2. Nghiên cứu trong nước về giống lúa năng suất chất lượng

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được coi là cái nôi hình
thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa
quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Cùng với địa hình trải dài trên vĩ
độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa
phì nhiêu, không những cung cấp đủ lương thực trong nước, mà hàng năm còn xuất
khẩu hàng triệu tấn gạo sang các nước.

5


Ở miền Nam, vào giữa những năm 60, các giống lúa mới như IR8, IR5, IR20...
đã được nhập nội để khảo nghiệm, và cho năng suất trung bình khoảng 35,8 tạ/ha.
Ở miền Bắc cùng với một số dòng mới được tách ra và nhân lên từ IR8 và
một số giống lúa thấp cây được lai tạo ra đã làm cho sản lượng thóc tăng lên đáng
kể từ 10,8 triệu tấn năm 1976 đã tăng lên 26,3 triệu tấn năm 1996 trong cả nước.
Trong giai đoạn 1990 – 1995 đề tài KN 08 – 01 đã chọn tạo, được công nhận
26 giống lúa đưa vào vùng thâm canh ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 1996 – 2000, đề tài KN 08 – 01 chọn tạo một số giống lúa
thuần và lúa lai có tiềm năng năng suất cao cho các vùng sinh thái khác nhau trong
cả nước: tạo ra 35 giống lúa Quốc gia, 44 giống lúa khu vực hóa, một số giống triển
vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Trong giai đoạn này đề tài không những
quan tâm tới giống có năng suất cao mà còn quan tâm tới chọn tạo ra những giống
có chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu trong nước ngày càng cao và phục vụ cho
xuất khẩu (Nguyễn Hữu Nghĩa và Lê Vĩnh Thảo, 2000)
Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm trên toàn quốc có hàng chục giống lúa
thuần được các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các Trung tâm ứng dụng và
các Công ty sản xuất giống đưa ra công nhận và cho sản xuất thử.
Giống lúa đầu tiên được lai tạo ra thành công và đưa vào sản xuất là giống
lúa ngắn ngày NNI (Lương Đình Của, 1961), đã đáp ứng được giống cho trà xuân
muộn. Giống 424 được tạo ra từ tổ hợp lai IR5 và chiêm xuân 314 có khả năng chịu

chua, chịu phèn.
Các đề tài nghiên cứu phát triển giống lúa tẻ thơm cho một số vùng sinh thái
ở Việt Nam như giống HT1, DT122 có hương thơm, năng suất cao, thích ứng rộng
đã được mở rộng vào sản xuất (Lê Vĩnh Thảo và cs; 2003). Giống lúa BM9603 cho
năng suất cao được gieo cấy ở nhiều vùng như Bắc Ninh, Hải Phòng
Ngày nay khi thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể thì nhu cầu về gạo
chất lượng ngày càng cao. Và lúa gạo đặc sản, chất lượng cao trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong bữa ăn của người dân. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu chọn
tạo các nhà khoa học không những quan tâm đến năng suất mà chất lượng gạo cũng
được chú ý. Trong một vài năm qua các giống lúa cổ truyền như Tám Ấp Bẹ, Tám
Xoan, Dự, nếp Cái Hoa Vàng, ... nếp Hòa Bình đã được phục tráng, khảo nghiệm và

6


nhân rộng trong sản xuất. Bên cạnh đó các giống lúa chất lượng khác đã được chọn
tạo và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp cả nước như: HT1, BT7, LT2,
nếp N87, nếp N97, P1, P6...
Khi nói về những giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam, chúng ta cũng cần đề
cập tới những giống lúa nếp, lúa Japonica, lúa thơm, ... Mặc dù sản lượng trồng lúa
nếp chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng sản lượng lúa nhưng không thể thiếu trong cơ
cấu mùa vụ của nước ta. Trong khi đó diện tích trồng lúa thơm ở nước ta trong một
vài năm trở lại đây đang tăng đáng kể do nhu cầu của thị trường. Tuy năng suất của
các giống lúa thơm chưa cao nhưng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Theo Trần Văn Đạt (2002) lúa nếp, lúa thơm và lúa nương là các giống lúa
đặc sản khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay trên thị trường trong nước và quốc tế
đang có sự chuyển hướng và thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm giống
này. Thị trường thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển và Trung đông, đang
chuyển hướng về lúa gạo chất lượng cao.
Lúa gạo có chất lượng cao như Basmati của Ấn Độ, Pakistan; Jasmine và

Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan; Malagkit Sung Song của Philippines;
Badshahog của Bangladesh hoặc Nàng Thơm, Tám Thơm, Nếp ... của Việt Nam
thường được ưa chuộng và có giá trị cao gấp ba, bốn lần giá trị bình quân lúa gạo
xuất khẩu hiện nay.
Các giống lúa P290, P1, AC5 là các giống lúa mới có chất lượng cao với hàm
lượng protein biến động 10-12%, năng suất đạt 6,0-7,0 tấn/ha, ít nhiễm sâu bệnh,
giá bán trên thị trường cao (Vũ Tuyên Hoàng và cs; 2006).
Theo Nguyễn Thị Trâm và cs. (2006) đã chọn tạo được giống lúa thơm
Hương Cốm từ các giống Hương 125s, MR365, Tám Xoan đột biến (TX93), Maogô
và R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng protein 8,7%, nhiệt độ hóa hồ
thấp, độ bền thể gel mềm, chống đổ ngã rất tốt.
Theo Nguyễn Thanh Tuyền và cs. (2007) thực hiện tổ hợp lai giữa DT10 và
Amber đã chọn tạo được giống Tẻ Thơm số 10 có đặc tính tương đương với giống
lúa Bắc Thơm số 7 như thơm ngon, cơm mềm dẻo, ráo rời, gạo trắng đục. Hiện nay
các giống lúa này đang được trồng rất phổ biến tại Miền Bắc.
Theo Dương Văn Chín (2009) cho biết Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã

7


chọn được giống lúa OM4900 có mùi thơm nhẹ từ tổ hợp lai Jasmine 85 và Lemont.
Ứng dụng chỉ thị phân tử và sắc khí để chọn tạo giống, tại Hội nghị quốc gia
chọn tạo giống lúa năm 2004, theo Nguyễn Thị Lang và cs. (2004) cho thấy 2 mồi
RG28F – R và RM223 có thể sử dụng trong chương trình chọn tạo giống lúa thơm.
Theo Trần Thị Cúc Hòa và cs. (2009) cho biết Viện Lúa đồng bằng sông
Cửu Long đã chọn được giống lúa giàu sắt OM 5199- 1. Đây là giống có hàm lượng
sắt cao trong gạo trắng, tăng gần gấp đôi hàm lượng sắt trong gạo trắng của các
giống lúa đang được gieo trồng tại đây. Cũng theo Phạm Thị Mùi và cs, 2009 cho
biết giống lúa OM4088 được lai tạo bởi Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thuộc
nhóm giống lúa cực sớm (Ao), thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, là giống lúa cao

sản, chất lượng gạo cao, có mùi thơm nhẹ, kháng rầy nâu và chống được bệnh vàng
lùn và lùn xoắn lá.
Có thể nói công tác chọn tạo giống lúa là một quá trình liên tục và thường
xuyên. Nhu cầu lương thực ngày một nhiều hơn nên việc đảm bảo an ninh lương
thực đáp ứng yêu cầu của con người là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế
giới. Công tác chọn tạo giống được coi là biện pháp kỹ thuật đầu tư thấp nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao và ý nghĩa lớn.
1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở trong nước
Cách mạng xanh được thực hiện trên thế giới từ giữa những năm 1960. Việt
Nam là một trong những nước tiên phong của phong trào này. Năm 2000, diện tích
lúa được tưới chiếm 65%, và đạt 85% hiện nay; đó là tiền đề quan trọng cho sự gia
tăng năng suất lúa. Giống lúa IR8 được du nhập rất sớm vào miền Nam với tên gọi
Thần Nông 8, sau đó phát triển ở miền Bắc với tên gọi Nông Nghiệp 8. Dạng hình
cây lúa có lá thẳng đứng, không cảm quang, năng suất cao (5-6 tấn/ha và có thể đạt
8-9 tấn/ha) đã được phát triển thay thế dần giống lúa cổ truyền địa phương. Chương
trình IRTP trước đó (international rice testing program) và INGER hiện nay
(international network for genetic evaluation of rice) của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI)
đã mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà chọn giống lúa Việt Nam và thế giới khai thác
thành tựu của cách mạng xanh. Các giống lúa được áp dụng đại trà trong sản xuất
CR203 ở Bắc Bộ, Thần Nông 73-2, IR36, IR42, IR19660 ở Nam Bộ.

8


Từ sau cuộc cách mạng xanh đến nay, ngành trồng lúa ở Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn và được xem như là một điểm son trong phát triển nông
nghiệp của thời kỳ đổi mới. Năng suất lúa bình quân toàn quốc hiện nay dẫn đầu
các nước ở Đông Nam Á. Hiện nay ở nước ta, cây lúa vẫn là một trong những cây
trồng quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ cung cấp

lương thực cho người dân mà còn là cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn
doanh thu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những thành công lớn trong những
năm gần đây. Cơm gạo là thức ăn chính và sản xuất lúa gạo đã là căn bản của nền
kinh tế Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông thôn Việt Nam, với 70% dân số Việt Nam tham gia
trồng lúa gạo. Hầu hết nông dân vẫn coi công việc trồng lúa đem lại nguồn thu nhập
chính của họ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam qua các năm

2000

Diện tích
(nghìn ha)
7,67

Năng suất
(tấn/ha)
4,24

2001

7,49

4,29

2002

7,50


4,59

2003

7,45

4,64

2004

7,45

4,86

2005

7,33

4,89

2006

7,32

4,89

2007

7,21


49,9

2008

7,42

5,23

2009

7,44

5,24

2010

7,49

5,34

2011

7,66

5,54

2012

7,75


5,64

2013

7,90

5,58

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2013

9

Sản lượng
(triệu tấn)
32,52
32,13
34,43
34,57
36,21
35,84
35,79
35,98
38,81
38,99
40,00
42,44
43,71
44,08



Qua bảng trên cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2007 diện tích trồng lúa có xu
hướng giảm dần từ 7,67 triệu ha xuống còn 7,21 triệu ha năm 2007 song năng suất
và sản lượng không ngừng tăng lên, năng suất tăng từ 4,59 tấn/ha lên 4,99 tấn/ha,
sản lượng tăng từ 34,45 triệu tấn lên 35,94 triệu tấn. Từ năm 2008 đến năm 2013 thì
cả diện tích trồng lúa, năng suất và sản lượng đều có xu hướng tăng lên, năm 2013
diện tích lúa cả nước 7,90 triệu ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ha và sản lượng lúa cả
nước là 44,08 triệu tấn.
Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất và được
chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong sản
xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này mạnh đối với sản phẩm gạo
chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để gạo đạt
được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như hiện nay.
Phát triển sản xuất lúa gạo có thể tác động tới xóa đói giảm nghèo trong các
cộng đồng làng xã. Tuy nhiên, chính nông dân cũng đang gặp nhiều khó khăn như
đất đai, sự thích ứng của đất cho những mục đích sử dụng khác và khả năng tìm
nguồn đầu tư cần cho phát triển. Phát triển nhiều giống lúa cải tiến đã hạn chế việc
tăng sản lượng và chất lượng, đồng thời vật tư đầu vào cũng bị hạn chế đặc biệt là
cho vay tín dụng, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ tưới tiêu cùng với những dịch vụ
khuyến nông khác. Những khó khăn này làm giảm cơ hội để nông dân tăng chất
lượng sản xuất lúa gạo, tham gia vào các mối quan hệ trong thị trường lúa gạo tăng
nguồn thu nhập.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro (bão, lụt,
hạn hán, sâu bệnh…) làm cho năng suất, chất lượng cây trồng thấp và không ổn
định ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của nước ta. Do vậy, cần có
những cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể để sản
xuất hiệu quả cao”.
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Ở Việt Nam nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng, lúa gạo không chỉ là

lương thực mà còn là một phần thiết yếu của đời sống văn hóa, chính trị. MNPB
bao gồm 14 tỉnh được chia làm hai khu vực dựa vào điều kiện địa hình và khí hậu là
Đông Bắc và Tây Bắc với tổng diện tích đất tự nhiên 9533,7 nghìn ha, trong đó diện

10


tích đất nông nghiệp là 1688,0 nghìn ha (chiếm 20%). Diện tích canh tác lúa của
vùng là 688,8 nghìn ha chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn vùng
(Nguồn tổng cục thống kê 2013). Bên cạnh đó vùng MNPB, do sự đa dạng về điều
kiện tự nhiên, khí hậu đã tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, mỗi tiểu vùng
đều đòi hỏi sự thích ứng khác nhau đối với mỗi loại giống cây trồng (thích ứng với
điều kiện khí hậu, tập quán canh tác và hệ thống canh tác của vùng). Sự đa dạng này
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây trồng
có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, trong đó có cây lúa, đặc biệt là các
giống lúa bản địa chất lượng cao như: lúa Séng Cù-Lào Cai; Chiêm Hương-Yên
Bái; Khẩu Mang, Già Dui-Hà Giang... Bên cạnh việc vẫn duy trì các giống lúa cổ
truyền chất lượng cao thì những năm gần đây do áp lực về gia tăng dân số và để đáp
ứng đủ nhu cầu lương thực trong vùng nhiều địa phương đã thay đổi tập quán độc
canh cây lúa với các giống lúa cổ truyền bằng tập quán đưa thêm một số cây trồng
cạn vào gieo trồng trên đất lúa, tạo nên hệ thống cây trồng đa dạng, nhiều hộ gia
đình đã mạnh dạn thay đổi giống lúa truyền thống bằng việc đưa vào các giống lúa
thơm chất lượng, lúa năng suất cao ngắn ngày nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên
cùng diện tích canh tác: HT1, HT6, T10...
Ngoài ra do nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống canh tác trên
đất lúa trong vùng những năm qua có bước chuyển dịch lớn theo hướng: không
ngừng tăng diện tích cấy lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để tạo điều kiện mở rộng
diện tích cây màu vụ đông. Hơn thế nữa, do hệ thống thủy lợi ở nhiều nơi còn hạn
chế nên hệ thống đất ruộng, chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Chính vì vậy để
tăng diện tích cây màu trong các năm tới thì cần có những giống lúa ngắn ngày,

năng suất cao và vẫn đảm bảo được chất lượng hợp với nhu cầu của vùng. Trong đó
quan trọng nhất là: khả năng sinh trưởng phát triển mạnh trong các giai đoạn của
đời sống cây lúa, ngắn ngày, có các yếu tố cấu thành năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu khá với các loại sâu bệnh gây hại và điều kiện bất thuận chủ yếu, khả
năng thích ứng rộng.
Nắng hạn liên tục kéo dài tháng 5-6 và nửa đầu tháng 7 đã ảnh hưởng trực
tiếp đến gieo trồng, sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên bên
cạnh những khó khăn cũng có nhiều thuận lợi: Thị trường nông sản tương đối ổn

11


định. Một số dự án phát triển chè, cao su, cây ăn quả, lúa lai, ngô, nấm đã có tác
động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng của vùng.
1.2.1.2. Sản xuất cây lương thực có hạt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2013 sơ bộ, từ năm 1995 đến năm
2005 tổng diện tích sản xuất cây lương thực có hạt toàn vùng đã tăng 22,6 % với
186 nghìn ha, Tây Bắc (gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên
Bái, Lào Cai))có sự tăng mạnh về diện tích với 32,4% (bằng 96,7 nghìn ha).
Bảng 1.2: Diện tích cây lương thực có hạt vùng MNPB
Năm(nghìn ha)
Vùng

Tăng 2005

Tăng 2013

so với 1995

so với 2005


Nghìn

Nghìn

1995

2000

2005

2010

2013

823

884,5

1.009,1

1.114,1

1.180,5

186,1

22,6

171,4


17,0

Toàn vùng

ha

%

%

ha

Đông Bắc

524,4 553,4

613,8

618,6

706,5

89,4

17,0

92,7

15,1


Tây Bắc

298,6 331,1

395,3

495,5

474

96,7

32,4

78,7

19,9

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2013
Sự tăng mạnh về diện tích và năng suất các loại cây trồng có hạt đã tạo ra
một sản lượng lương thực tăng cao trong vùng, so với 1995 năm 2005 toàn vùng đã
tăng 95% sản lượng lương thực có hạt (bằng 1,9 triệu tấn), Đông Bắc tăng 92,7% và
Tây Bắc tăng 100%. Từ năm 2005 đến 2013, toàn vùng đã tăng 32,5% diện tích cây
lương thực có hạt, trong đó tăng mạnh nhất là vùng Tây Bắc tới 63,4%, vùng Đồng
Bắc tăng chậm với 16,6%
Bảng 1.3: Sản lượng lương thực có hạt vùng MNPB giai đoạn 1995- 2013
Năm(nghìn tấn)
Vùng
Toàn

vùng
Đông
Bắc
Tây Bắc

Tăng 2005 so
với 1995
Nghìn
%
tấn

Tăng 2013 so
với 2005
Nghìn
%
tấn

1995

2000

2005

2010

2013

2003,3

2933,8


3908,3

4623,5

5180,2

1905

95,1

1271,9

32,5

1.337,8

1.980,9

2.577,6

2.852,2

3.005,6

1239,8

92,7

428


16,6

665,5

952,9

1330,7

1771,3

2174,6

665,2

100,0

843,9

63,4

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2013

12


1.2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
nhiều tiểu vùng. Từ xa xưa, nơi đây đã được biết đến là vùng đất của rừng cọ, đồi
chè. Nghề trồng lúa của người dân Phú Thọ chưa được đầu tư và phát triển. Tổng

diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 124 nghìn ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa
chỉ đạt 69,8 nghìn ha chiếm 55,5%.
Cơ cấu lúa của tỉnh vụ chiêm xuân năm 2013 - 2014 mở rộng tối đa diện tích lúa
lai, lúa chất lượng cao; Đối với chân ruộng sâu trũng khuyến cáo sử dụng các giống lúa
lai để gieo cấy vì giống lúa lai có khả năng thích ứng rộng và cho năng suất cao. Với
giống lúa thuần hướng dẫn nông dân sử dụng cấp giống Nguyên chủng (NC), xác nhận
để gieo trồng, tuyệt đối không sử dụng thóc thịt để làm giống.Trong khi năng suất của
nhiều tỉnh trong khu vực đạt 55 - 60 tạ/ha thì Phú Thọ chỉ mới đạt khoảng 54,4 tạ/ha,
thấp hơn bình quân toàn quốc và chưa xứng với tiềm năng của vùng. Vì vậy biện pháp
tăng năng suất lúa là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tại tỉnh Phú Thọ
1995

2000

2005

2010

2013

Diện tích(nghìn ha)

70,2

71,6

68,8

68,8


69,8

Năng suất(tạ/ha)

26,2

39,4

48,6

51,2

54,4

Sản lượng(ghìn tấn)

183,6

282,3

355,4

352,3

375,5

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2013

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Phú Thọ giai đoạn 1995-2000 luôn tăng cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng lúa ở Phú Thọ có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2000-2005 từ 71,6 nghìn ha xuống 68,8 nghìn ha và giai đoạn từ
2005-2013 diện tích hầu như tăng không đáng kể (69,8 nghìn ha).
Với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từ năm 1995 đến nay
năng suất bình quân lúa ở Phú Thọ có bước phát triển đáng kể, tăng từ 26,2 lên
54,4 tạ/ha.
Mặc dù diện tích lúa tăng không đáng kể nhưng nhờ năng suất được cải thiện
nên sản lượng lúa cũng tăng lên. Với sản lượng 183,6 nghìn tấn năm 1995 tăng lên
gấp đôi 375,5 nghìn tấn năm 2013. Đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực cho
người dân địa phương.

13


1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới
Năm 2011, châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo), tăng 2,9%
so với 2010 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt nặng nề kéo dài ở
Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và
Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Pakistan và Việt Nam. châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn lúa (17 triệu
tấn gạo), cao hơn 3% năm 2010 dù mưa bất thường. Ba nước sản xuất lúa gạo nhiều
nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm đến 55% tổng sản lượng
lúa. Nam Mỹ và Caribbean phục hồi sản xuất lúa đạt đến 29,6 triệu tấn lúa hay 19,8
triệu tấn gạo so với sút giảm 12% so với năm trước đó. Bazil là nước sản xuất lúa
gạo lớn nhất của châu Mỹ (chủ yếu lúa rẫy) đạt đến 13,6 triệu tấn so với 11,7 triệu
tấn năm 2010 nhờ khí hậu tốt. Sản xuất lúa của nước này chiếm đến 45% tổng sản
lượng toàn vùng. Hoa Kỳ sản xuất lúa gần 8,5 triệu tấn, giảm 21% so với 2010 (11
triệu tấn) do khí hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp. Đó là mức sản xuất
thấp nhất kể từ 1998 của Hoa Kỳ. Sản xuất lúa châu Úc tăng đến 800.000 tấn, gấp 4

lần so với 2010 (0,2 triệu tấn) nhờ cung cấp đầy đủ nước tưới. Đối với châu Âu, sản
xuất tăng thêm 0,2 triệu tấn, đạt đến 4,6 triệu tấn nhờ cải thiện năng suất, đặc biệt ở
nước Ý và Liên bang Nga được mùa, nhưng giảm thu hoạch ở Pháp và Tây Ban
Nha (Trần Văn Đạt, 2012)
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là cây
lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản
lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2 lần: từ 257 triệu tấn năm
1965 lên tới 535 triệu tấn năm 1994. Cùng với nó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên
đáng kể, năm 1970 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 134.390 triệu ha, đến năm
1994 con số này đã lên tới 146.452 triệu ha. Trong đó, các nước châu Á vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo( Bo Nguyen Van, Ernst Muutert,
Cong Doan Sat & cs; 2003)
Theo FAOSTAT (2013) tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 164,72
triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,53 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là 745,71 triệu
tấn. Nước có năng suất đạt cao nhất là Ai Cập với 9,64 tấn /ha, sau đó là Mỹ với

14


8,62 tấn/ha. Tuy nhiên, xét về sản lượng thì Trung Quốc lại là nước có sản lượng
lúa cao nhất đạt 205,02 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ với sản lượng đạt 159,2 triệu tấn.
Về diện tích thì Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với 43,5 triệu ha, sau
đó là Trung Quốc có diện tích là 30,48 triệu ha.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới
trong những năm gần đây
Năm

2005

2010


2013

Diện tích(triệu ha)
Thế giới
154,99
161,19
164,72
Châu phi
8,70
10,17
10,93
Châu Mỹ
8,07
7,23
6,56
Châu Á
137,59
143,05
146,46
Châu Âu
0,58
0,71
0,65
Châu Úc
0,06
0,02
0,12
Năng suất(tấn/ha)
Thế giới

4,08
4,36
4,53
Châu phi
2,30
2,59
2,68
Châu Mỹ
4,50
5,03
5,56
Châu Á
4,17
4,44
4,61
Châu Ấu
5,80
6,04
6,01
Châu Úc
6,06
8,90
10,00
Sản lượng (triệu tấn)
Thế giới
631,87
702,00
745,71
Châu phi
20,18

26,37
29,32
Châu Mỹ
36,44
36,41
36,49
Châu Á
571,54
634,69
674,84
Châu Ấu
3,34
4,32
3,90
Châu Úc
0,36
0,21
1,17
Nguồn: FAOSTAT. FAO 10/2013

T.độ tăng T.độ tăng
2005-2010 2010-2013
6,20
1,47
-0,83
5,46
0,14
-0,04

3,53

0,76
-0,67
3,41
-0,07
0,09

0,27
0,29
0,54
0,27
0,24
2,85

0,17
0,09
0,53
0,17
-0,03
1,10

70,13
6,20
-0,03
63,15
0,97
-0,15

43,71
2,94
0,08

40,14
-0,42
0,97

Từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà sinh lý thực vật đã nhận
thấy không một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt để tài nguyên thiên
nhiên của mỗi vùng. Các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên Thế giới hàng năm đã
lai tạo, tuyển chọn ra nhiều loại giống cây trồng mới, đưa ra nhiều công thức luân
canh, quy trình kỹ thuật tiến bộ, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng

15


×