Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu sự thụ đắc tiếng Anh trong môi trường lớp học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo phương pháp thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.75 KB, 15 trang )

Header Page 1 of 126.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH THỊ BÍCH VÂN

NGHIÊN CỨU SỰ THỤ ĐẮC TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Tồn

HÀ NỘI – 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số


liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận án

Huỳnh Thị Bích Vân

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.
ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1:
LÝ LUẬN

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
................................................................................................ 10

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 10
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................... 10
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ....................................... 29
1.2. Một số cơ sở lý luận .............................................................................. 35
1.2.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ..................................... 35

1.2.2. Nội dung của lý thuyết Hoạt động lời nói ........................................... 39
1.2.3. Một số cơ sở lý luận về sự thụ đắc ngoại ngữ ..................................... 44
1.2.4. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ...................................................... 48
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 53
Chương 2: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THEO LÝ
THUYẾT HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI .............................................................. 54
2.1 . Một số yếu tố liên quan khả năng thụ đắc tiếng Anh của học sinh tiểu
học ở Trà Vinh ............................................................................................. 54
2.1.1. Tình hình dạy – học tiếng Anh bậc tiểu học hiện nay ......................... 54
2.1.2. Yêu cầu cần thiết để trẻ thụ đắc tốt ngoại ngữ .................................... 57
2.2. Định hướng giảng dạy tiếng Anh theo quan điểm lý thuyết Hoạt động
lời nói ........................................................................................................... 58
2.2.1. Lý thuyết hoạt động lời nói: cơ sở của phương pháp Thực hành có ý thức....................................................................................................... 59
2.2.2. Định hướng giảng dạy ........................................................................ 65
2.3.Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 81
2.3.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 81
2.3.2. Giáo trình và thời gian thực nghiệm ................................................... 85
2.3.3. Mục đích và cách thức thực nghiệm ................................................... 86

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.
iii

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 91
Chương 3:

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................. 92


3.1.Kết quả quan sát, dự giờ ......................................................................... 92
3.1.1. Cấp độ Kitty ....................................................................................... 92
3.1.2. Cấp độ Let’s Begin ............................................................................. 97
3.1.3. Cấp độ Movers ................................................................................. 100
3.1.4. Đánh giá chung về kết quả dự giờ .................................................... 104
3.2.Kết quả kiểm tra quá trình và kiểm tra cuối khóa ................................. 106
3.2.1. Cấp độ Kitty ..................................................................................... 107
3.2.2. Cấp độ Let’s Begin ........................................................................... 112
3.2.3. Cấp độ Movers ................................................................................. 116
3.3.Kết quả khảo sát qua bảng hỏi .............................................................. 121
3.3.1. Thái độ học sinh đối với phương pháp giảng dạy ............................. 121
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách thụ đắc và cách học ngoại ngữ ........ 129
3.3.3. Những yếu tố liên quan cách rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ.......... 135
3.4.Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm ............................................ 139
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 142
KẾT LUẬN................................................................................................ 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148
PHỤ LỤC .................................................................................................. 156

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.
iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT


: Giáo dục và Đào tạo

HĐLN

: hoạt động lời nói

NN

: ngôn ngữ

NN1

: ngôn ngữ thứ nhất

NN2

: ngôn ngữ thứ hai

TMĐ

: tiếng mẹ đẻ

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.
v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Relationship of domains of communicative competence ................................ 12
Sơ đồ 1. 2. Mô hình chung của việc học tập NN2 của Spolsky......................................... 15
Sơ đồ 1. 3. Mô hình cấu trúc bên trong của hoạt động lời nói........................................... 43
Bảng 1. 1. So sánh thụ đắc NN1 và NN2 ......................................................................... 26
Bảng 2. 1. Hoạt động bổ sung cho lớp thực nghiệm-Kỹ năng tiếp nhận NN ..................... 66
Bảng 2. 2. Hoạt động bổ sung cho lớp thực nghiệm-Kỹ năng sản sinh NN....................... 68
Bảng 2. 3. Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 lớp Movers .................................................... 83
Bảng 3. 1. Kết quả lớp Kitty -Thực nghiệm ................................................................... 107
Bảng 3. 2. Kết quả lớp Kitty - Đối chứng....................................................................... 108
Bảng 3. 3. So sánh kết quả theo kỹ năng 2 lớp Kitty ...................................................... 110
Bảng 3. 4. Kết quả lớp Let’s Begin -Thực nghiệm ......................................................... 112
Bảng 3. 5. Kết quả lớp Let’s Begin -Đối chứng ............................................................. 113
Bảng 3. 6. So sánh kết quả theo kỹ năng 2 lớp Let’s Begin ............................................ 115
Bảng 3. 7. Kết quả lớp Movers -Thực nghiệm ............................................................... 116
Bảng 3. 8. Kết quả lớp Movers –Đối chứng ................................................................... 117
Bảng 3. 9. So sánh kết quả theo kỹ năng 2 lớp Movers .................................................. 119
Biểu đồ 3.1. So sánh điểm trung bình cuối khóa 2 lớp Kitty........................................... 109
Biểu đồ 3.2. So sánh xếp loại cuối khóa 2 lớp Kitty ....................................................... 109
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm trung bình cuối khóa 2 lớp Let’s Begin ................................ 114
Biểu đồ 3.4. So sánh xếp loại cuối khóa 2 lớp Let’s Begin ............................................. 114
Biểu đồ 3.5. So sánh điểm TB cuối khóa lớp Movers..................................................... 118
Biểu đồ 3.6. So sánh xếp loại cuối khóa lớp Movers ...................................................... 118
Biểu đồ 3.7. So sánh cách dạy từ yêu thích .................................................................... 122
Biểu đồ 3.8. So sánh cách dạy ngữ pháp yêu thích ......................................................... 122
Biểu đồ 3.9. So sánh cách dạy đọc yêu thích .................................................................. 124
Biểu đồ 3.10. So sánh ý kiến về cách giáo viên sửa lỗi .................................................. 124
Biểu đồ 3.11. So sánh thái độ đối với việc sửa lỗi .......................................................... 125
Biểu đồ 3.12. So sánh nội dung giảng dạy được yêu thích.............................................. 126
Biểu đồ 3.13. So sánh hoạt động giảng dạy được yêu thích ............................................ 127

Biểu đồ 3.14. Thái độ đối với việc học bằng dụng cụ nghe nhìn .................................... 128
Biểu đồ 3.15a. So sánh thói quen sản sinh lời nói .......................................................... 129
Biểu đồ 3.15b. So sánh thói quen sản sinh lời nói .......................................................... 129
Biểu đồ 3.16. So sánh liên tưởng đầu tiên từ hình ảnh.................................................... 132
Biểu đồ 3.17. So sánh ngôn ngữ thích giáo viên sử dụng trong lớp ................................ 133
Biểu đồ 3.18. So sánh ý kiến nhận xét về giáo trình ....................................................... 134
Biểu đồ 3. 19. So sánh ý thức và cách thức luyện ngữ điệu ............................................ 135
Biểu đồ 3.20. Kỹ năng ngôn ngữ được chú trọng ........................................................... 136
Biểu đồ 3.21. Hoạt động liên quan tiếng Anh ngoài lớp ................................................. 137

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện nay ở các trường phổ
thông nói chung và tiểu học nói riêng có nhiều bất cập xét theo nhiều góc độ
khác nhau: chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo viên, tổ
chức giảng dạy, sự chênh lệch nội dung và hình thức kiểm tra, chênh lệch
trình độ học sinh giữa nông thôn và thành thị. Một thực trạng đáng quan tâm
là phần đông học sinh đã tốt nghiệp phổ thông nhưng khả năng tiếng Anh còn
rất hạn chế. Đôi khi có sự khác biệt đáng kể về trình độ giữa các đối tượng là
học viên theo học ở các trung tâm ngoại ngữ ngoài giờ của tư nhân và trong
các cơ sở giáo dục công lập. Điều này đặt ra cho các nhà nghiên cứu và quản
lý nhiệm vụ cần phải tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy theo
một tiến trình nhất định. Trong bối cảnh như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

bắt đầu xây dựng một số hướng, giải pháp, như thành lập Đề án Ngoại ngữ
Quốc gia 2020 (kiểm tra và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, thay đổi giáo trình,
đầu tư trang thiết bị,...), khuyến khích học sinh học và có chứng chỉ quốc tế về
ngoại ngữ để được miễn thi môn tốt nghiệp… với mục tiêu chung là cải thiện,
nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh cho học sinh phổ thông.
Cùng với việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tập huấn phương
pháp, tăng cường phương tiện nghe nhìn, cập nhật giáo trình,... việc chọn
phương pháp giảng dạy phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng trong chất
lượng dạy-học ngoại ngữ. Tính phù hợp của phương pháp giảng dạy được thể
hiện ở nhiều tiêu chí: phù hợp với quá trình thụ đắc ngôn ngữ, với lứa tuổi
người học, với đặc điểm văn hóa vùng, với trình độ và khả năng tiếp thu, và
với những mục đích học tập ngoại ngữ khác nhau. Trong môi trường giảng
dạy, nhất là ở cấp phổ thông, quan sát của chúng tôi cho thấy giáo viên vẫn

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.
2

còn sử dụng một cách tùy nghi nhiều phương pháp khác nhau, thậm chí cả các
phương pháp đã cũ, không còn phù hợp với chương trình và giáo trình, cũng
như với nhu cầu và đặc trưng giao tiếp hiện nay. Trong số các phương pháp
đó, phương pháp truyền thống Ngữ pháp - Dịch (Grammar-Translation) vẫn
còn sử dụng khá phổ biến, và ở một số nơi phương pháp này vẫn được sử
dụng như phương pháp chủ đạo. Điều này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực
đến người học, tạo nên tâm lý thụ động, sức ỳ. Chiếm ưu thế hiện nay là
hướng tiếp cận giao tiếp (Communication Approach).
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về việc giảng dạy tiếng Anh
trong trường phổ thông. Chưa lúc nào việc giảng dạy tiếng Anh ở trường học

lại đa dạng về hình thức như những năm gần đây: lớp chọn, lớp chuyên, tiếng
Anh theo chuẩn Cambridge, học tiếng Anh từ lớp 1 hay lớp 3, học tiếng Anh
từ bậc mầm non, sử dụng giáo viên người Việt, giáo viên bản ngữ hoặc thậm
chí cả các giáo viên mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, sự đa dạng và nở rộ
các loại giáo trình, sự khác biệt của chương trình học ở các cơ sở khác nhau.
Đó là chưa kể đến sự khác nhau trong trình độ tiếng Anh cũng như trình độ
giảng dạy của giáo viên, và sự chênh lệch rất lớn về trình độ tiếng Anh của
học trò ở nông thôn và thành thị. Tất cả những điều trên tạo nên một sự thiếu
đồng bộ, kèm theo những khó khăn nan giải, thách thức không nhỏ đối với
các nhà quản lý giáo dục, như nhận xét của Hoàng Văn Vân [30, tr. 42]:
“Bức tranh dạy và học tiếng Anh ở phổ thông Việt Nam dường như
vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Còn rất nhiều việc phải làm, nhiều tồn
tại phải khắc phục để có thể nâng cao được chất lượng dạy và học
môn học ở phổ thông Việt Nam.”
Việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung, trong đó có tiếng Anh, cần được
bắt đầu từ sớm. Một sự bắt đầu tốt, đúng hướng, đúng thời điểm sẽ tạo thuận
lợi cho cả quá trình học sau này. Dạy các em tiểu học như xây nền móng cho

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.
3

tòa lâu đài, cần phải xây chắc chắn bởi những người thợ “lành nghề”. Thực tế
hiện nay tình trạng dạy tiếng Anh trong trường tiểu học không phải lúc nào và
ở đâu cũng đạt yêu cầu này, càng gây thêm khó khăn cho các bậc học sau. Để
giải quyết vấn đề đòi hỏi giải pháp cải cách đồng bộ: giáo viên, giáo trình,
cách đánh giá... Nhưng theo chúng tôi, bên cạnh giáo viên phải đạt chuẩn, cần
có một môi trường ngôn ngữ tốt để các em vận dụng, thực hành những nội

dung đã lĩnh hội được. Trong điều kiện hiện nay, khi chưa thể có được môi
trường đó, nếu giáo viên giỏi và có phương pháp sư phạm tốt, cũng có thể
khắc phục phần nào tình hình. Môi trường ngôn ngữ có thể được tạo ra ngay
trong lớp học, thông qua cách tạo động cơ giao tiếp tự nhiên, tạo tình huống
thực tế [7], xây dựng tâm lý học tập tách khỏi các vấn đề kết quả, điểm số.
Điều đó cho thấy sự cần thiết đến mức cấp bách phải có định hướng thống
nhất về phương pháp luận cũng như khuyến khích giáo viên áp dụng đúng đắn
những nguyên tắc thụ đắc ngôn ngữ cần thiết. Có như vậy mới có thể mong
giải quyết một phần những bất cập hiện nay về việc giảng dạy tiếng Anh
trong trường phổ thông, góp phần triển khai thành công Đề án ngoại ngữ
quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một số gợi ý
có tính chất phương pháp luận khoa học đối với việc giảng dạy tiếng Anh dựa
trên các nguyên tắc của lý thuyết Hoạt động lời nói. Lý thuyết này đã được áp
dụng thành công trong việc dạy tiếng nói chung trong nước cũng như một số
nước trên thế giới, trong đó có Nga. Ở Việt Nam, lý thuyết Hoạt động lời nói
cũng đã được vận dụng trong dạy học tiếng Việt ở mẫu giáo và tiểu học. Từ
những nguyên lý thụ đắc tiếng mẹ đẻ, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sự thụ đắc tiếng Anh của học sinh tiểu học trên cơ sở lý thuyết
hoạt động lời nói” nhằm vận dụng vào nghiên cứu việc thụ đắc ngoại ngữ, cụ

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.
4

thể là tiếng Anh, cho đối tượng người học ở giai đoạn thụ đắc sớm (cấp tiểu
học).
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở lý thuyết Hoạt động lời nói (HĐLN), nghiên cứu sự thụ đắc
tiếng Anh của học sinh tiểu học và đề xuất đường hướng giảng dạy (nguyên
tắc, kỹ thuật, hoạt động ...) phù hợp nhằm nâng cao khả năng thụ đắc của đối
tượng nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu lý thuyết HĐLN: làm rõ khái niệm và các nguyên lý của lý
thuyết này, thế nào là dạy học ngoại ngữ theo quan điểm hoạt động và cách
vận dụng lý thuyết này để tạo ra hoạt động hiệu quả trong lớp học tiếng Anh,
thiết kế bài giảng theo Phương pháp Thực hành- có ý thức.
Thứ hai, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ đắc NN của trẻ em,
trong mối liên hệ giữa khả năng thụ đắc tiếng mẹ đẻ (TMĐ) và khả năng học
một ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh). Vận dụng những yếu tố tương đồng để
nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cho trẻ, đề xuất phương pháp dạy
ngoại ngữ cho trẻ dựa theo chiến lược, cách thức trẻ thụ đắc TMĐ.
Thứ ba, tạo ra bộ thực nghiệm: Dựa vào mô hình cấu trúc HĐLN gồm các nội
dung cụ thể cần tác động vào người học ngoại ngữ, như tạo ra nhu cầu HĐLN
bằng ngoại ngữ, tạo ra ý định lời nói, xây dựng các hành động lời nói bằng
ngoại ngữ với những mục đích xác định, xây dựng các tình huống lời nói với
các điều kiện, phương tiện NN và ngoài NN cần và đủ để triển khai các thao
tác lời nói ... triển khai trên đối tượng thực nghiệm. Từ kết quả thực nghiệm,
luận án có nhiệm vụ đề xuất những nguyên tắc và phương pháp giảng dạy
tiếng Anh phù hợp cho học sinh tiểu học tỉnh Trà Vinh theo lý thuyết này.

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.
5


Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những yếu tố tâm lý của đối tượng là trẻ em
mà giáo viên cần lưu ý khi dạy tiếng Anh, đồng thời phát huy lợi thế của trẻ
trong việc học ngoại ngữ, như là vận dụng khả năng thụ đắc TMĐ để học
ngoại ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự thụ đắc tiếng Anh của học sinh tiểu học
(cụ thể là học sinh lớp 1, lớp 3, và lớp 5) trong sự vận dụng lý thuyết HĐLN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bên cạnh việc học tập chính thức với sự hỗ trợ của giáo viên, trẻ em vẫn
có thể thụ đắc ngoại ngữ mà không cần đến lớp, chỉ thông qua con đường giao
tiếp với trẻ em bản ngữ hoặc thông qua các con đường khác như các phương
tiện giải trí sử dụng ngoại ngữ đó (sách, báo, phim ảnh, bài hát, chat…), tham
gia câu lạc bộ nói NN cần học … Chính vì vậy mà về mặt nội dung, chúng tôi
chỉ nghiên cứu sự thụ đắc tiếng Anh trong môi trường lớp học, dưới sự hướng
dẫn của giáo viên theo phương pháp thực nghiệm.
Về mặt đối tượng, luận án bước đầu vận dụng lý thuyết HĐLN vào giảng
dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tỉnh Trà Vinh, tuổi từ 6-10. Trong
khuôn khổ của luận án, chúng tôi không kỳ vọng có thể xây dựng một bộ
phương pháp dạy tiếng Anh hoàn chỉnh theo quan điểm lý thuyết HĐLN, mà
chỉ đề xuất một nhóm phương pháp giảng dạy nhằm kết hợp khả năng học tập
và thụ đắc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là lý thuyết HĐLN và lý thuyết về thụ đắc NN.
Trong đó luận án tập trung vào lý thuyết thụ đắc ngoại ngữ cho đối tượng
người học là trẻ em. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những kết quả và những

Footer Page 11 of 126.



Header Page 12 of 126.
6

thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước thể hiện trong các công trình đã
công bố trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
phương pháp miêu tả, phương pháp thực nghiệm, khảo sát bằng bảng hỏi,
quan sát trực tiếp, phương pháp thống kê toán học và thủ pháp so sánh, bên
cạnh các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội.
- Phương pháp miêu tả để trình bày diễn tiến quá trình thực nghiệm và kết quả
thu được trong quá trình vận dụng lý thuyết hoạt động lời nói vào giảng dạy
trẻ thụ đắc tiếng Anh.
- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp chủ công trong quá trình thực
hiện đề tài. Thực nghiệm có nhiệm vụ đưa ra các hoạt động, kỹ thuật, phương
pháp triển khai bài học, đề xuất bài tập… dựa trên nền tảng lý thuyết của
HĐLN, ghi nhận mức độ hứng thú và thụ đắc NN của học sinh sau một tiết
học và đánh giá kết quả học tập của học sinh sau quá trình thực nghiệm; trên
cơ sở so sánh kết quả kiểm tra cuối khóa của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng, rút ra kết luận về hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết HĐLN vào
giảng dạy tiếng Anh.
- Khảo sát bằng bảng hỏi: tìm hiểu mức độ thích ứng của học sinh các lớp
thực nghiệm đối với phương pháp thực nghiệm trong sự so sánh với thái độ,
hứng thú đối với phương pháp giáo viên đang sử dụng ở các lớp đối chứng;
bên cạnh đó, tìm hiểu các thói quen học tập và thụ đắc, xem hoạt động, kỹ
thuật... nào có thể tăng hứng thú học tập và hiệu quả thụ đắc cho học sinh.
- Quan sát trực tiếp: sử dụng khi dự giờ các lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng: quan sát phương pháp được giáo viên vận dụng, cách và tần suất sử

dụng dụng cụ trực quan, cách triển khai hoạt động của giáo viên, và khả năng
học sinh đáp ứng các hoạt động đó, nhằm mục đích đánh giá, so sánh hiệu quả

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.
7

tiếp thu NN của học sinh các lớp. Từ đó luận án rút ra kết luận về hiệu quả
của việc vận dụng lý thuyết mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê số liệu để xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi và từ kết
quả kiểm tra cuối khóa của học sinh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về sự thụ đắc NN ở trẻ em trong và
ngoài nước, và cũng có không ít đề xuất về đường hướng, phương pháp giảng
dạy ngoại ngữ cho đối tượng này, nhưng đều theo khuynh hướng mới của
châu Âu, còn luận án vận dụng lý thuyết HĐLN nhưng theo phương pháp
giảng dạy mới: dạy học ngoại ngữ kết hợp thụ đắc ngoại ngữ, nói cách khác,
là dạy ngoại ngữ theo cách thức trẻ dùng để thụ đắc TMĐ, lại áp dụng cho đối
tượng đặc biệt là trẻ em chưa nói-viết thạo TMĐ, nhằm hạn chế khuyết điểm
thiên về khẩu ngữ của lý thuyết HĐLN. Đề tài vẫn phát huy được thế mạnh
của lý thuyết này, đó là giảng dạy ngoại ngữ theo hướng hoạt động, đề cao
mục tiêu giao tiếp, kết quả cuối cùng là tính lưu loát của NN; bên cạnh đó
luận án còn biến yếu điểm của lý thuyết HĐLN thành điểm phù hợp với đối
tượng người học. Phương pháp dạy-học này phù hợp với đối tượng người học
đa dân tộc như ở tỉnh Trà Vinh và các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, khi con em họ không nói tiếng Việt với tư cách TMĐ mà là NN2,
và đang học chương trình phổ thông (kể cả môn tiếng Anh) bằng NN2 với
một số khó khăn nhất định.


Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.
8

6. Đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao chất lượng dạy học
tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học, cụ thể:
- Đề xuất một phương pháp giảng dạy ngoại ngữ phù hợp cho học sinh tiểu
học tỉnh Trà Vinh: học chính thức trong lớp kết hợp sự thụ đắc tự nhiên như
thụ đắc TMĐ.
- Thể hiện cách thức triển khai một ngữ liệu theo hướng luyện tập thụ đắc,
xây dựng hệ thống các hoạt động luyện tập NN, cách tạo môi trường thực
hành giao tiếp (tạo động cơ mục đích giao tiếp thông qua tình huống).
- Đề xuất các yêu cầu cần thiết để trẻ học tốt tiếng Anh (về giáo viên, cơ sở
vật chất, giáo trình, ...)
- Đề xuất cấp học có thể vận dụng phương pháp này hiệu quả nhất, liên quan
đến lợi ích của việc trẻ em bắt đầu học tiếng Anh sớm.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận: Chương
này sẽ trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu về thụ đắc ngoại ngữ ở trẻ em,
việc giảng dạy NN theo lý thuyết HĐLN và một số cơ sở lý luận liên quan
đến đề tài luận án.
Chương 2: Thực nghiệm giảng dạy tiếng Anh theo lý thuyết Hoạt động
lời nói: Chương này trình bày nội dung thực nghiệm như đối tượng, giáo
trình, thời gian, mục đích, cách thức thực nghiệm. Phần đầu của chương đề

cập những yếu tố cần thiết để thụ đắc tốt ngoại ngữ; định hướng giảng dạy
theo lý thuyết HĐLN, triển khai bài học cụ thể cho từng kỹ năng theo Phương
pháp Thực hành -có ý thức.

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.
9

Chương 3: Kết quả thực nghiệm: Dựa trên những ghi nhận từ quan sát
tham dự, phỏng vấn qua bảng hỏi, kết quả kiểm tra quá trình và cuối khoá của
học sinh, chúng tôi phân tích và kiểm chứng tính hiệu quả của lý thuyết được
thực nghiệm. Từ đó luận án rút ra những kết luận và đưa ra những đề xuất về
giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Footer Page 15 of 126.



×