Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tncs và các vấn đề về quản lý hoạt động của tncs tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.71 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ



TIỂU LUẬN
Đề tài:
TNCs VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA TNCs TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Người thực hiện:

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

31


3

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhâp WTO, Việt Nam càng nhận được nhiều sự chú ý bởi có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh. Biểu hiện của nó là dòng vốn FDI ngày càng


nhiều vào nước ta trong những năm gần đây. Kéo theo đó, là sự xuất hiện của các công
ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thâm nhập vào thị trường Việt Nam
và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của chúng ta.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Ngoài những điều tích cực
như vốn và công nghệ dành cho nước nhận đầu tư nói chung, các TNCs cũng mang đến
nhiều tác động khác cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Điều này khiến cho việc
quản lý các TNCs của chính phủ thêm phức tạp và khó khăn.
Tiểu luận dưới đây nhằm làm rõ hơn về những bất cập trong quản lý các công ty xuyên
quốc gia tại Việt Nam, và mong rằng có thể giúp ích phần nào cho việc cải thiện, có cái
nhìn đúng đắn và toàn diện về các TNCs. Do kiến thức còn hạn hẹp, chắc chắn bài tiểu
luận còn nhiều thiếu xót, mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và các bạn. Xin
chân thành cảm ơn!


4

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
(TNCs)
1.1

) Định nghĩa

Theo cách hiểu của UNCTAD trong các báo cáo đầu tư thế giới (WIR), thuật ngữ TNC
để chỉ 1 công ty tiến hành FDI bao gồm 1 công ty mẹ mang một quốc tịch nhất định với
các công ty con thuộc sở hữu 1 phần hay toàn bộ hoạt động trong các dự án FDI taị
nhiều quốc gia, trong đó công ty này có quyền quản lý hoặc quyền kiểm soát đáng kể.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều TNCs vừa và nhỏ do kết quả hoạt động của FDI, và để dễ
hiểu hơn, Wikipedia đưa ra định nghĩa khá đơn giản: Một TNC là một công ty hay
doanh nghiệp quản lý việc thiết lập sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ tại ít nhất hai quốc
gia.

1.2) Tác động chung của các TNCs lên các nước nhận đầu tư là các nước đang
phát triển
1.2.1 Theo quan điểm tích cực:
Các công ty xuyên quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài đã tăng nguồn lực tài chính và đầu
tư cho nước nhận được đầu tư, bởi lẽ FDI ổn định hơn so với các dòng vốn tư nhân khác
(dòng đầu tư chứng khoán hay vay nợ ngân hàng).
Các TNCs được cho rằng đã và sẽ chuyển giao kĩ thuật, sản phẩm, vốn, và kĩ năng
quản lý hiệu quả cho các nước đang phát triển thiếu hụt những điều này (ở đây chúng ta
chưa nói đến nức độ chuyển giao công nghệ hiện đại đến đâu). Sự chuyển giao này đối
với các nước nhận đầu tư sẽ tạo thêm việc làm, nâng cao kĩ năng của lực lượng lao
động, bởi họ phải học cách sử dụng những kĩ thuật hiện đại các công ty đa quốc gia đã
chuyển giao. Nếu là một sự đầu tư vào lĩnh vực mới, đó chính xác là một sự đóng góp
cho năng xuất và cải thiện khu vực sản xuất của nước nhận đầu tư.


5

Ngoài ra, việc đầu tư này còn có những tác động lan tỏa đến các công ty và khu vực
kinh tế của nước nhận đầu tư. Thí dụ, việc Ford xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi
ở Brazil có thể dẫn đến cơ hội mở rộng quy mô cho các công ty cung cấp cao su hay
thép nội địa, đồng thời tạo thêm việc làm cho các đại lý xe hơi hay các công ty quảng
cáo, nếu như, đương nhiên, Ford mua nguồn nguyên vật liệu ở thị trường nước nhận đầu
tư và bán sản phẩm phần lớn tại đây.
Không chỉ thế, các TNCs còn được cho rằng sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu
và thương mại. Nguyên nhân là khi họ đầu tư sang nước khác, để mở rộng cơ sở sản
xuất mới ở nước sở tại hay mua lại công ty cũ ở nước đó, việc tham gia vào sản xuất của
1 nước với công nghệ và vốn tốt hơn các công ty nội địa, khiến các công ty ở nước sở
tại có động lực để thay đổi và phát triển nếu không muốn bị đào thải. Đồng thời, khi các
TNCs hoạt động tốt sẽ góp phần tăng xuất khẩu hàng hoá của nước nhận đầu tư, và
giảm lượng nhập khẩu hàng hoá khác ( hàng trước đây nước bản địa chưa sản xuất được

) do họ có khả năng thay thế những sản phẩm này.
1.2.2 Theo quan điểm tiêu cực:
Theo nhiều học giả, chính các TNCs đã đẩy các quốc gia nghèo, kém phát triển vào thế
bị phụ thuộc, bởi những chính sách, quyết định cảu các công ty lớn ở các nước phát
triển, trong khi vị thế vốn có của họ đã chẳng được công bằng bao nhiêu. Xem xét như
vậy, không có nghĩa rằng những nước nghèo, chậm và đang phát triển nên đóng cửa , từ
chối đầu tư nước ngoài , bởi họ cần nó như một cách thức thoát khỏi vòng luẩn quẩn
của sự đói nghèo, khi tận dụng đầu tư nước ngoài hiệu quả. Bằng chứng là các nước như
Cuba hay Trung Quốc đều thu hút FDI vào nước họ rất nhiều trong những năm gần đây.
Về vấn đề vốn đầu tư khi các TNCs chuyển ra nước ngoài để đầu tư, trong một số
trường hợp , thậm chí họ có thể vay của ngân hàng tại nước nhận đầu tư, để giữ cho túi
tiền của mình được an toàn . Nếu kinh doanh thua lỗ, họ có thể xù nợ, phủi tay về nước,


6

nếu kinh doanh có lãi, phần lớn lại được chuyển về công ty mẹ nên phần vốn dòng họ
góp vào cho nước nhận đầu tư không to lớn như họ đã nêu.
Về vấn đề chuyển giao công nghệ, thực chất các TNCs không chuyển giao toàn bộ hay
những công nghệ tân tiến nhất, mà chỉ chuyển giao một phần, hoặc có thể không chuyển
giao gì cho nước nhận đầu tư, bí quyết công nghệ cốt lõi vẫn nằm ở nước họ, nên cụm
từ “chuyển giao công nghệ” không tốt đẹp như những gì họ nói – bởi họ không thực
chất giúp các nước đang phát triển đứng trên đôi chân của mình.
Với cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, việc quản lý các TNCs ở Việt Nam ngày càng phức
tạp và gặp nhiều khó khăn hơn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG
TY ĐA QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
2.1


) Tình trạng TNCs ở Việt Nam
2.1.1 Số lượng các TNCs

-

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2005), đã có 415 tập đoàn xuyên quốc gia
đăng kí vào đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, có 106 công ty thuộc “top 500”
tập đoàn lớn nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Fortune. Tình hình đầu
tư của các TNCs tại Việt Nam hiện nay tiếp tục tăng trưởng vượt bậc. 1

2.1.2 Lượng vốn TNCs đầu tư vào Việt Nam mỗi năm
-

Từ 01/01 – 20/09/2013 đã có 872 dự án FDI với tổng số vốn lên đến 9294,1
triệu USD.

1 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI - “Nhà đầu tư lớn không thay đổi lập trường đối với Việt
Nam”: />

7

HÌNH 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
được cấp phép từ 1988-20132

Nguồn: Niên giám thống kê 2013

-

Như ta thấy trong biểu đồ, sự thay đổi của số lượng dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốn FDI chảy vào nước ta.

Tuy nhiên trên thực tế, lượng dự án đầu tư và dòng vốn có chiều hướng tăng
mạnh từ 2000 – 2008 và phục hồi đà tăng trưởng từ 2011 – 2013.
o Từ 1988 – 1995: số dự án FDI được cấp phép tăng từ 152 đến 415
Hoa Kì xóa bỏ cấm vận với Việt Nam, từ đó làm dòng vốn FDI tăng
lên gấp 7 lần (từ 1603,1 triệu USD lên 7952,7 triệu USD).
o Từ 2000 – 2008: số dự án và lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
tăng vọt một cách kỉ lục do Việt Nam chính thức gia nhập WTO với
1171 dự án và dòng vốn đầu tư thực hiện là hơn 11500 triệu USD.
o Từ 2009-2013: Là giai đoạn nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu dẫn đến lượng vốn và dự án giảm nhưng không đáng
kể, từ năm 2011 thì phục hồi về mức ban đầu và được dự báo còn
tăng trưởng mạnh hơn nữa.

2.1.3 Các ngành chủ yếu
-

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam, tính đến
tháng 11 năm 2013 các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất, phân

2 Niên giám thống kê 2013 – Mục Đầu tư và xây dựng – Biểu số 89 – Tổng cục thống kê Việt Nam:
/>

8

phối điện, khí, nước, điều hòa, là 2 lĩnh vực có số vốn cấp mới lớn nhất
tương đương với 9,614.96 triệu USD và 2,020.48 triệu USD, theo sau là các
ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ dự trữ, dịch vụ lưu trú và
ăn uống (Biểu đồ 2). Ngoài ra, mặc dù có số lượng dự án đầu tư kinh doanh
bất động sản khá ít nhưng lại chiếm tới gần 5,5% tổng lượng vốn FDI đổ vào
Việt Nam (20,815.66 triệu USD) (Biểu đồ 3).

o Như chúng ta đã biết, FDI chủ yếu à đầu tư tư nhân, khi đổ vốn vào
Việt Nam, điều đầu tiên phải làm là xây dựng cơ sở vật chất, nhà
xưởng, phục vụ cho sản xuất trong tương lai, điều này lí giải vì sao
bất động sản lại có một lượng đầu tư ấn tượng như vậy.
o 2 lĩnh vực có số vốn được cấp phép đầu tư lớn nhất là công nghệ chế
biến, chế tạo, công nghệ cao và sản xuất phân phối điện, nước và điều
hòa vì Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên phát triển 2 ngành mũi nhọn
này.

HÌNH 2. Số dự án FDI theo ngành tháng 11 năm 20133
Đơn vị: dự án

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

3 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm
2013 />

9

HÌNH 3. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp theo ngành 11 tháng năm 20134
Đơn vị:%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
2.1.4 Lượng FDI được đầu tư vào Việt Nam theo vùng lãnh thổ.
-

Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài Đồng bằng sông Hồng và Đông
Nam Bộ là 2 khu vực có số lượng dự án FDI được cấp mới lớn nhất cả nước,
chiếm hơn 85% tổng số 1175 dự án được cấp phép đầu tư trong khi Tây
Nguyên là nơi ít được chú tâm nhất với chỉ 4 dự án được cấp mới. Điều này

chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới 2 thị trường sôi động

-

và đầy triển vọng nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM (Biểu đồ 4).
Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung và Trung du miền núi
Phía Bắc lại nhận được số vốn đầu tư nhiều hơn 12, 67% và 3,37% lượng
vốn FDI đầu tư vào Đông Nam Bộ.
o Với điển hình là Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng lần lượt được
các tập đoàn đa quốc gia bỏ vốn đầu tư.
o Ví dụ: Thái Nguyên – Tập đoàn Samsung: tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,2% vốn đăng ký. Bắc Ninh: nhà
máy Pepsico. Hải Phòng: Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đã có vốn đăng
ký 1,5 tỷ USD5.

4 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm
2013 />
5 Số liệu chính thức FDI vào Việt Nam 2013: 22,35 tỷ USD – Baodautu.vn: />

10

:
HÌNH 4. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
được cấp mới 11 tháng năm 20136
Đơn vị: dự án

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

HÌNH 5. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm
trong 11 tháng năm 2013 7

Đơn vị:%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

6 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm
2013 />
7 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm
2013 />

11

2.2) Những tác động tiêu cực của công ty đa quốc gia tại Việt Nam
2.2.1. Các công ty đa quốc gia thôn tính các doanh nghiệp trong nước
• Lý thuyết chung
Kể từ khi Việt Nam chính thức mở của kinh tế với các nước trên thế giới từ đầu những
năm 90 của thế kỷ 20, chúng ta đã khẳng định là thị trường tiềm năng cho các tập đoàn,
doanh nghiệp thế giới.Tuy nhiên thực tế cho thấy việc yếu kèm trong quản lý chính sách
đã phần nào khiến các doanh nghiệp trong nước bị các TNCs thâu tóm. Với tiềm lực tài
chính mạnh, các TNCs tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ
góp vốn cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm được quyển quản lý các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ.
Khi tình hình tài chính công ty liên doanh gặp khó khăn trong thời gian dài thì các bên
buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các bên trong nước không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải
bán lại phần vốn góp của mình và như vậy từ công ty liên doanh chuyển thành công ty
100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công.
Đây là hình thức rất phổ biến giúp các TNCs dễ dàng biến các doanh nghiệp có nguồn
vốn hạn chế trong nước thành khâu trung gian giúp mình đặt bước chân đầu tiên vào thị
trường đầu từ mới. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp các TNCa giảm thiểu những
chi phí đầu tiên, tận dụng và học hỏi được kinh nghiệm, quan hệ đối tác cũng như cơ sở
hạ tầng của doanh nghiệp nước sở tại trong thời gian khó khăn ban đầu.

Tại Việt Nam, vấn đề các TNCs dùng các biện pháp trong đó có biện pháp chuyển giá
nói trên để thâu tóm các doanh nghiệp trong nước diễn ra rất phổ biến, đặc biệt trong
gian đoạn khi chúng ta ra nhập WTO cũng như các hiệp hội kinh tế khác. Vấn đề các
TNCs dùng sức mạnh về tài chính cũng như các diểm mạnh về công nghệ, trình độ quản
lý hay nguồn nhân lực chất lượng cao để thâu tóm các doanh nghiệp trong nước tạo nên


12

nhiều sự khó khắc cho việc phát triển nền kinh tế sản xuất hằng hóa thị trường trong
nước cũng như các chính sách quản lý của chính phủ.
• Thực trạng thâu tóm các doanh nghiệp trong nước của các TNCs
- Coca-cola
HÌNH 6. Doanh thu và số lỗ của Coca Cola VN giai đoạn 2004-2010

Nguồn: Cục thuế Tp.HCM

Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau, năm
1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh. Trải qua gần 20 năm phát triển, Coca Cola
Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn tại Việt Nam. Ngày nay, Coca Cola được
biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã trải qua
một thời kỳ dài liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam.
Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông
nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. Chỉ 3 năm sau,
vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non
Nước. Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở


13


thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt
Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay
đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền
Nam.
Số liệu của Cục Thuế TP.HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt
động tại Việt Nam đến nay.Điều này khiến cho việc liên doanh nằm trong tình trạng
không có lời suốt nhiều năm và bên đối tác Việt Nam đành trao quyền lại cho phía nước
ngoài. Với việc lỗ triền miên, Coca-Cola dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam để trở
thành công ty 100% vốn nước ngoài. Đối tác đầu tiên phải rút lui là Vinafimex. Nhiều
thông tin cho thấy Vinafimex đã bán 30% cổ phần của mình tại Coca-Cola cho CocaCola với giá 2 triệu USD. Năm 2001, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Nhà máy Cocacola Chương Dương (Hà Nội) và Nhà máy Coca-cola Non Nước (Đà Nẵng) đã được Bộ
Công nghiệp cho phép sáp nhập. Như vậy, một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh
nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 350 triệu USD đã ra mắt 8
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn tập đoàn Coke đã thâm nhập thành công vào thị
trường Việt Nam đồng thời thâu tóm các thương hiệu nước giải khát Việt.
- Tập đoàn Lotte với kế hoạch thâu tóm thương hiệu BBC của công ty cổ phần
bánh kẹo Biên Hòa
Việc Lotte mua cổ phiếu của Bibica trên sàn là cách nhanh nhất để họ có thể bước chân
vào thị trường bánh kẹo Việt Nam một cách chắc chắn, không tốn công tốn sức làm lại
từ đầu với từng bước xây dựng mạng lưới phân phối, xây nhà máy sản xuất, phát triển
thương hiện. Cụ thể, Lotte có thể sản xuất ngay trên nhà máy của Bibica Miền Đông có
tổng diện tích 40.000m2, dây chuyền sản xuất cao cấp. Mục tiêu trở thành nhà kinh
8

Lotte đầu tư mạnh tại Việt Nam ( )


14

doanh lớn nhất Việt Nam của Lotte có thể đạt được với mạng lưới phân phối sẵn có của
Bibica lên đến 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Bibica là

đơn vị có sản lượng cũng như thương hiệu xếp thứ 2 tại Việt Nam (sau Kinh Đô). Từ
tháng 5.2008, bánh Chocopie của Lotte đã được phân phối qua hệ thống của Bibica, và
những dãy sản phẩm tiếp theo của tập đòan này đang chuẩn bị được đưa vào Việt Nam.
Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%.
Ngay ở lần đầu tiên khi công bố việc trở thành đối tác chiến lược của Bibica, Lotte đã
cam kết hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát
triển. Lotte giúp Bibica thực hiện 2 dự án nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2 (Bình
Dương) và nhà máy Bibica Miền Bắc (Hưng Yên); tạo điều kiện giúp Bibica mở rộng
và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và trở thành một trong những công ty
sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam). Đồng thời, Lotte hỗ trợ thương mại
để Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte phân phối tại Việt Nam, cũng như giúp Bibica
xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc.
Có thể thấy rõ con đường mà Lotte đang nhắm đến, là vừa phát triển Bibica trở thành
thương hiệu bánh kẹo và sản phẩm dinh dưỡng mạnh ở Việt Nam, tận dụng cơ sở
Bibica để thiết lập hệ thống riêng cho Lotte tại Việt Nam. Những nhà hàng thức ăn
nhanh Lotteria, trung tâm thương mại Lottemart, khách sạn, cửa hàng… sẽ cùng tạo nên
sức mạnh cho tập đoàn này.
2.2.1. Các công ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường hàng hóa trong nước
• Lý thuyết chung
Thị trường hàng hóa Việt Nam đang bị chiếm lĩnh bởi các tập đoàn kinh tế lớn nước
ngoài với thị phần lớn cung cấp hàng hóa hàng năm cũng như tính độc quền trên thị
trường này. Thông qua các tính năng khác biệt, chất lượng hàng hóa hay cạnh tranh giá
cả mà sản phẩm của các tập đoàn này đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Ngoài ra


15

thông qua hoạt động chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị
trường, các TNCs sẽ tiến thành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi quá mức, và
hậu quả là lũng loạn thị trường. Các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài

chính để cạnh tranh vì vậy mà dần dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh
doanh trong các ngành khác. Các TNCs sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị
trường trong nước, kiểm soát giá và mất dần tính tự do của thị trường cạnh tranh hoàn
hảo vốn có.
Như vậy việc chiếm lĩnh thị trường của các TNCs không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm của nguời tiêu dùng mà còn gây nhiều khó khăn cho chính phủ
trong quá trình hoạch định các chính sách vĩ mô hay thức đẩy ngành sản xuất trong
nước. Người tiêu dùng bị gây sức ép về giá và mặt hàng lựa chọn bởi các tập đoàn nước
ngoài gây ra trong thời gian dài sẽ khiến cho kinh tế sản xuất trong nước trở nên kiệt
quệ và không thể khắc phục.
• Thực trạng công ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường hàng hóa trong nước
- Thị trường bột giặt Việt Nam trong tay các TNCs

HÌNH 7. Thương hiệu phổ biến tại Việt Nam


16

Nguồn :Báo cáo xếp hạng Brand Footprint năm 2013

Kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 khi Việt Nam chính thức mở cửa với thị trường
kinh tê hàng hóa thì đời sống nền kinh tế Việt Nam nói chung có sự chuyển biến đáng
kể, nhờ đó mà đời sống người dân Việt Nam cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc mở cửa nền
kinh tế cũng tạo cơ hội cho các tập đoàn đa quốc gia tiếp cận với daonh nghiệp Việt
Nam dễ dàng hơn rất nhiêu, họ dần thay thế các doanh nghiệp trong nước trong việc
cung ứng sản phẩm tiêu dùng. Điển hình, ta so sánh khả năng cạnh tranh giữa bột giặt
Việt Nam ( Lix, Daso, Net, Viso..) và bột giặt nước ngoài của các công ty đa/xuyên
quốc gia như Unilever hay P&G (Omo, Tide, Surf..) ở thị trường nội địa Việt Nam.
Trước khi Omo và các loại bột giặt nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, Daso và Net
là thương hiệu bột giặt chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên những doanh nghiệp này tài

chính còn hạn hẹp, ít đầu tư sản phẩm hay con người và thương hiệu (không đa dạng,
bao bì, chiến lược quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng không được đầu tư, chứ
trọng….). Ngược lại, các loại bột giặt nước ngoài thâm nhập mới có chất lượng và giá
cạnh tranh với hàng hóa trong nước, được đa dạng hóa chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Đặc biệt, các công ty đa quốc gia luôn chú trọng chiến lược marketing sản phẩm, đưa
sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, các sản phẩm bột giặt
Việt Nam dễ dàng bị hạ gục ngay trong thị trường của minh.


17

HÌNH 8. Thị phần mặt hàng bột giặt ở Việt Nam năm 2003
Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam

Đây cũng là lĩnh vực có mức độ tập trung độc quyền nhóm cao nhất, với 3 tên tuổi nắm
giữ trên 98% thị phần, gồm Unilever Việt Nam, Tập đoàn Procter & Gamble và Công ty
Bột giặt Lix (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam). Thống kê của Euromonitor (tổ chức
nghiên cứu thị trường của Anh) cho thấy, trong giai đoạn 2008 – 2011, nhãn hiệu Omo
(Unilever Việt Nam) thống lĩnh thị trường với thị phần trung bình 65%. Tiếp đến là
nhãn hiệu Tide (Tập đoàn Procter & Gamble) chiếm thị phần 23,1%9 Còn lại thuộc các
nhãn hiệu trong nước, như Vì dân, Viso, Lix, Daso, Mỹ Hảo và một số nhãn hiệu nhập
khẩu, như Econet (Pháp), Lucako (Malaysia), Pao (Thái Lan)..
-

Thị trường nước giải khát tại Việt Nam

9 Bộ công Thương – “Thị trường bột giặt tập đoàn đa quốc gia bóp nghẹt cuộc đua”- 26/12/2012 -


/>

18

HÌNH 9. Thị trường đồ uống tết nguyên đán 2013

Nguồn:Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương Việt Nam

Với thị trường nước giải khát, Coca - Cola, Pepsi, URC, Wonderfarm, Uni-President.…
là những tập đoàn lớn đã đầu tư tại VN khá lâu.Đổi lại, trong nước, các nhãn hiệu đầu
ngành bia và nước giải khát trước đây và hiện nay có Ngọc Hồi, Sabeco, Habeco,
Chương Dương, Huda, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Sài Gòn… và nhiều nhãn hàng
khác.Nhưng thế cân bằng giữa các DN trong nước so với các tập đoàn đa quốc gia về đồ
uống tại VN đang ngày càng bị xô lệch. Sự đầu tư và chiến lược dài hạn của các tập
đoàn đa quốc gia, với sự hậu thuẫn về thương hiệu lâu đời và tài chính dồi dào, đã khiến
nhiều DN Việt phải “rơi” khỏi sân chơi đồ uống. Thực tế, ở thị trường nước giải khát
Việt Nam, sau “cái chết đắng ngắt” của Tribeco lừng lẫy một thời, thì gần như, vắng
bóng các thương hiệu Việt có thể được xếp vào diện “có đai đẳng” để cạnh tranh với
PepsiCo, hay Coca-Cola.
Các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tiềm lực tài chính, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm kinh
doanh không khó có “chiêu trò” để làm khó đối thủ cạnh tranh, hoặc do anh nghiệp mà


19

họ muốn thâu tóm, kể cả việc muốn “cho” doanh nghiệp đó lãi hay lỗ. Bởi thế, chuyện
chuyển giá thường cũng chỉ nảy sinh ở các tập đoàn, công ty hoạt động xuyên quốc gia,
chứ ít khi có ở các doanh nghiệp kinh doanh đơn lẻ. Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm
đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến bất cứ người tiêu
dùng nào cũng tin tưởng rằng, hai “đại gia” này kinh doanh thành công tuyệt đỉnh. Theo

số liệu thống kê của Hiệp hội bia-rượu và nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo
và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì, hai
ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Nhưng trên bản báo cáo tài
chính, cũng như quyết toán thuế của hai doanh nghiệp này khiến dư luận không khỏi
giật mình, bởi nó khác quá xa với tưởng tượng.
2.2.2. Trốn thuế
• Lý thuyết chung
Một trong những vấn đề đầu tiên phải đề cập đến trong việc quản lý các doanh nghiệp
kinh doanh trong và ngoài nước là vấn đề vềthuế thu nhập doanh nghiệp. Việt Nam hiện
nay có mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%và đây không phải là mức thuế quá cao
so với mức 35% ở Mỹ hay 36% ở Nhật Bản. Vậy tại sao vẫn có rất nhiều các công ty,
tập đoàn xuyên quốc gia dùng mọi cách đểtrốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế
cho nhà nước Việt Nam?
Các thủ thuật trốn thuế của các doanh nghiệp đa quốc gia này vô cùng đa dạng nhờ vào
việc chuyển giá như đội giá nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, mà các nguyện
liệu đó được nhập khẩu từ công ty mẹ, hay tương tự việc kiểm soát giá của sản phẩm
đầu ra khiến công ty con tại Việt Nam rơi vào tình trạng thua lỗ liên miên và không phải
nộp thuế cho nhà nước, ngoài ra họ còn đội các chi phí khác như chi phí quảng cáo, chi
phí bổng lộc cho các lãnh đạo cấp cao trong công ty như xe cộ, sân golf, du lịch... Ngoài
ra, các doanh nghiệp có thể dùng các thủ thuật khác như mua bán các chứng từ giả để
khai khống doanh thu.


20

Việc trốn thuế sẽ giúp các tập đoàn xuyên quốc gia tăng thêm lợi nhuận cho công ty mẹ
bằng việc chuyển ngược dòng vốn từ các công ty con ở Việt Nam về cho công ty mẹ
hay việc di chuyển dòng tiền từ Việt Nam sang các quốc gia có mức thuế thu nhập
doanh nghiệp thấp hơn. Ngược lại với lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia này, Việt
Nam sẽ gặp nhiều bất lợi về việc thất thu ngân sách nhà nước, kiểm soát việc thực hiện

trách nhiệm và nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra một số doanh
nghiệp nước ngoài thực hiện việc chuyển giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộpthuế sẽ tạo ra
môi trường cạnh tranh thiếu công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh
nghiệp nước ngoài khác.
• Thực trạng ở Việt Nam
Sự việc Coca Cola trốn thuế hơn 10 năm nay hoạt động ở Việt Nam là một ví dụ điển
hình. Coca Cola là một tập đoàn nước giải khát lớn ở Mỹ, có mặt ở hơn 200 quốc gia
trên thế giới và xây dựng được một thương hiệu vươn tới toàn cầu với hơn 3.500 đồ
uống (gần 500 nhãn hiệu) nhưng Coca Cola Việt Nam lại liên tục báo lỗ trong nhiều
năm qua (kể từ đầu những năm 2000). Tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế
3.768 tỷ đồng, thậm chí vượt qua vốn chủ sở hữu ban đầu. Tuy nhiên trong khi liên tục
báo lỗ hàng trăm tỷ đồng mà CEO vẫn tiếp tục đổ vốn vào đầu tư. Cụ thể theo ông
Mutar Kent- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola- khoản đầu tư trị giá
300 triệu USD này sẽ chủ yếu được được sử dụng để nâng cấp hiệu quả sản xuất của các
nhà máy Coca-Cola tại Việt Nam (tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM).Điều này đã dấy
lên nghi án trốn thuế của công ty này.

HÌNH 10. Doanh thu, lợi nhuận của Coca-ColaViệt Nam 2004-2010
Đơn vị: tỷ USD


21

Nguồn: Cục thuế TP.HCM

Cơ quan thuế cũng xoi xét rất kỹ báo cáo tài chính của công ty nhưng việc chứng minh
có chuyển giá hay không lại hết sức phức tạp do không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá
nguyên liệu với các DN khác cùng ngành nghề. Nguyên phụ liệu đầu vào của Coca Cola
Việt Nam là do công ty mẹ độc quyền cung cấp, do đó sẽ có lập luận rằng không thể lấy
chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì

Coca Cola là doanh nghiệp đặc thù. Bản thân đại diện Coca Cola Việt Nam cũng giải
thích rằng, giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất
xám.
Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh của hãng này là Pepsico cũng đã bị điều tra và phạt vì
trốn thuế hơn 10 năm kể từ những năm 90 vào Việt Nam. Mặc dù vào Việt Nam sớm
hơn Coca Cola 4 năm và được cho là chiếm ưu thế hơn Coca Cola nhưng Pepsico lại
liên tục báo lỗ triền miên, tính đến ngày 31/12/2010, Pepsico lỗ 1.206 tỷ đồng. Sự chênh
lệch giữa việc công ty này đã chiếm thị phần lớn trên thị trường nước giải khát ở Việt
Nam nhưng lại chỉ nộp thuế 40,2 tỷ đồng (tính đến năm 2013). Và trong khi liên tục
khai báo lỗ với cơ quan thu thuế nhà nước thì Pepsico vẫn liên tục khai trương các nhà
máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD).
Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD.Sau khi


22

thanh tra quãng thời gian 2006, 2007 và 2008, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành quyết
định truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,293 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp đối nhà
thầu nước ngoài là 44,408 triệu đồng; Giảm lỗ là 136,458 tỷ đồng; Tổng số tiền phạt
(phạt kê khai sai và phạt chậm nộp) là 19,739 tỷ đồng.Chưa hết, cuối năm 2013 Pepsico
Việt Nam bị cơ quan thuế xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai
sai mã số đối với một số mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, công ty đa quốc gia này đã nộp nốt thuế còn thiếu và
nộp phạt thêm 10% mức thuế tức 700 triệu VNĐ.
Điều này cho thấy việc trốn thuế xảy ra rất phổ biến ở các doanh nghiệp xuyên quốc
gia, đặc biệt là những tập đoàn, công ty lớn mà không nằm ngoài mục đích tăng thêm
lợi nhuận doanh nghiệp hay chiếm lĩnh thị phần kinh doanh trong thị trường Việt Nam
vốn được cho là rất có tiềm năng.
2.2.3. Ô nhiễm môi trường
• Lý thuyết chung

Một số hoạt động sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia gây ô nhiễm môi trường cho
Việt Nam như việc thải hóa chất ra sông, hồ hay thải ra các khí độc gây ô nhiễm không
khí và ảnh hường đến sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực và gây mất mỹ
quan.
Hành động gây ô nhiễm môi trường của nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam là hành
vi thiếu trách nhiệm với cộng đồng, dễ gây mất hình ảnh thương hiệu trong mắt người
tiêu dùng. Vì hầu hết các chiến dịch quảng cáo, marketing hiện nay đều hướng đến vấn
đề thân thiện với môi trường và bảo đảm an toàn, sức khỏe người tiêu dùng.
• Thực trạng ô nhiễm môi trường
Vào năm 2008, công ty sản xuất bột ngọt Vedan 100% vốn đầu tư nước ngoài
(1991) đã gây nhiều tranh luận về vấn đề ô nhiễm môi trường. Hệ thống dẫn nước thải


23

của Vedan được tháo thẳng ra sông Thị Vải (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) gây ô nhiễm
sông và làm chết rất nhiều cá ở đó. Ước tính một ngày Vedan thải ra sông Thị Vải
50.000 mét khối nước bẩn.Điều này đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và gây
ra nhiều bệnh tật cho những người dân sinh sống quanh khu vực này. Chính vì thế chiều
13/8, ông Yang Kun Hsiang, Tổng giám đốc Công ty Vedan Việt Nam đã ký cam kết
bồi thường 53,6 tỷ đồng cho 1.255 hộ nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, công
ty còn đồng ý thanh toán cho UBND tỉnh 500 triệu đồng chi phí điều tra, xác minh thiệt
hại.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
3.1

) Chống trốn thuế

• Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra và thu thuế của cán bộ thu thuế quốc

gia10
Để công tác thu ngân sách đạt hiệu quả trong thời gian tới, ngành thuế cần thực hiện
đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu thuế, trong đó chú trọng đẩy mạnh công
tác tuyền truyền chính sách, chế độ về thuế để người nộp thuế, các doanh nghiệp hiểu rõ
Luật thuế, trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như nâng cao ý thức của mình. Kịp thời khen
thưởng những đơn vị chấp hành tốt, đồng thời có biện pháp xử lý các đơn vị gian lận
thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Ngành Thuế phải luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, đặc biệt đẩy
mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP, các văn bản chỉ
đạo của Bộ Tài chính tăng cường các biện pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Cụ
thể:

10 Sự kiện tài chính – nỗ lực chống chuyển giá, 21/10/2011 , />

24

-

Một là, bám sát, triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình công tác, sự chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính; Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp
thời, Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP; đảm bảo đúng chính sách, chế độ; công
khai, minh bạch và công bằng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh
doanh, nuôi dưỡng và phát triển bền vững nguồn thu cho NSNN. Tổ chức
triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 về việc tăng
cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013;
Tăng cường rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn;
Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản
lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương mại, chống
buôn lậu, chống chuyển giá.


-

Hai là, chỉ đạo các cục thuế địa phương đẩy mạnh kiểm tra, rà soát số lượng
DN đăng ký kinh doanh để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh
doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện
quản lý. Tập trung rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân, phát hiện
ngay các trường hợp kê khai không đúng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời;
theo dõi chặt chẽ việc kê khai thuế của các DN có số thu lớn, yêu cầu kê khai
sát số phát sinh.

-

Ba là, thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai, minh bạch các chính sách ưu
đãi về thuế cho các DN; tạo thuận lợi góp phần giúp DN sớm hồi phục và
phát triển sản xuất kinh doanh; Tham mưu cho UBND các địa phương thành
lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách tại địa phương, tăng cường các
biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và nợ đọng thuế
năm 2013.


25

-

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các
bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa
dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng kịp
thời những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế. Đồng
thời, công khai DN có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nhất là những DN sử

dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Đồng thời chỉ đạo các cục thuế địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc
phát hành, sử dụng hóa đơn đối với các DN mới thành lập; Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện thí điểm dự án chống giả hoá đơn và khẩn trương xây dựng cơ sở
dữ liệu bảng kê hóa đơn và ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn giữa các cục
thuế địa phương trong phạm vi toàn quốc (trước mắt, sẽ triển khai thí điểm tại
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sau đó sẽ mở rộng ra 15 địa phương lớn vào cuối
năm 2013; từ tháng 4/2014 sẽ tiến hành triển khai đồng bộ trên cả nước).

-

Năm là, tập trung thanh, kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế, đặc biệt các
DN có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh qua mạng, DN giao dịch thanh toán
qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; DN nằm trong danh sách “đen” kinh
doanh hàng nông sản xuất khẩu đặc biệt là cà phê... Đôn đốc thu kịp thời các
khoản thuế truy thu và phạt qua kết luận thanh, kiểm tra, kiểm toán (ít nhất
phải đạt 80% trong phạm vi 90 ngày, đối với những kết luận, kiến nghị không
có khiếu nại).

-

Sáu là, triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập
trung bám sát những DN nợ thuế lớn; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết quả thu
nợ thuế của các địa phương, đôn đốc nhắc nhở kịp thời những đơn vị có tỷ lệ
nợ thuế tăng cao; Thành lập các đoàn công tác kiểm tra tình hình thu, nộp của
các ngành nghề, lĩnh vực số nợ lớn để đôn đốc thu nộp kịp thời số tiền nợ
thuế vào ngân sách... Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng



×