Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn Cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm để dạy trẻ mẫu giáo học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.03 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. PLEIKU

TÊN ĐỀ TÀI:

CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TRẺ MẪU
GIÁO HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC

Họ tên người viết: Nguyễn Thị Bích Loan
Chuyên môn: THSP
Đơn vị : Trường mầm non 6/1

NĂM HỌC 2009 - 2010

1


CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TRẺ MẪU
GIÁO HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
_____________________
I. Đặt vấn đề :
Mỗi người chúng ta ai cũng lớn lên trong lời ru, tiếng hát của Bà,
của Mẹ, tiếng hát ấy luôn mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm hạnh
phúc và là nguồn động viên tinh thần trong cuộc sống cũng như trong
công việc, làm cho chúng ta hăng say, yêu đời hơn.
Đối với trẻ thơ cũng vậy, Âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết không
thể thiếu được ở trẻ, đồng thời nó còn là phương tiện giáo dục có hiệu
quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của
trẻ.
Với trẻ Mẫu giáo, hoạt động âm nhạc ngoài ý nghóa đáp ứng nhu
cầu tinh thần tốt đẹp của trẻ, nó còn có tác dụng rất lớn trong việc giáo
dục cho trẻ những tình cảm đạo đức và thẩm mỹ cao đẹp, giúp trẻ phát


triển năng khiếu Âm nhạc, phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Giáo dục tình cảm vốn là sở trường của các bộ môn nghệ thuật, đặc
biệt trẻ Mẫu giáo rất thích hát, múa nên những nội dung tốt đẹp trong bài
hát, điệu múa dễ thấm sâu vào tâm hồn của trẻ, dần dần hình thành ở trẻ
những tình cảm như: Tình yêu gia đình, bạn bè, cô giáo, kính yêu Bác Hồ
…, tình yêu Lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tình đoàn kết thân ái, yêu
thiên nhiên, yêu cái đẹp, phát triển tính vui tươi, mạnh dạn, tích cực, bền
bỉ của trẻ.
Hoạt động Âm nhạc làm cho trẻ luôn vui tươi thoải mái, trong quá
trình trẻ được học thì năng khiếu Âm nhạc được phát triển, đồng thời trí
tuệ của trẻ cũng phát triển theo. Từ đó góp phần vào việc tiếp thu kiến
thức trong học tập và sáng tạo trong vui chơi. Mặt khác, trong qua trình
trẻ được vận động theo nhạc hình thành ở trẻ những kỹ năng Âm nhạc
trong việc phối hợp các hoạt động của cơ thể với nhịp điệu của Âm nhạc
sẽ góp phần phát triển thể chất cho trẻ. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ
phát âm chính xác, hát đúng và thể hiện được tình cảm của bài hát, tập
2


nghe nhạc bước đầu đã giúp trẻ làm quen với các âm thanh cao thấp, dài
ngắn, mạnh nhẹ.
Từ mục đích yêu cầu trên đòi hỏi mỗi người Giáo viên phải có khả
năng Âm nhạc nhất định mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là
làm cho các cháu thích hát, hát hay và biết hát một cách tự nhiên, vui
tươi, thoải mái, tạo cho các cháu thói quen chăm chú, say sưa nghe nhạc
(nhất là những bản nhạc Dân ca quen thuộc của địa phương).
Nhận thức được tầm quan trọng của Âm nhạc đối với trẻ, bản thân
tôi đã nhiều năm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kỹ bộ môn để thực hành tiết
dạy cho tốt. Song trong thực tế khi giảng dạy âm nhạc cho trẻ tôi gặp
một số thuận lợi và khó khăn sau :

* Về thuận lợi :
- Cơ sở vật chất của lớp tương đối đảm bảo, đồ dùng giáo cụ phục
vụ cho hoạt động âm nhạc đầy đủ. Lớp học rộng rãi thoáng mát.
- Được tham gia đầy đủ các buổi học chuyên đề về môn giáo dục
Âm nhạc do Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức.
- Được dự giờ các tiết dạy mẫu của các trường bạn nên cũng tích
luỹ được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn.
- Hàng ngày nhà trường đều mở các băng nhạc thiếu nhi dành cho
trẻ mẫu giáo nên các cháu thường xuyên được nghe nên có có nhiều
cháu đã thuộc bài hát trong chương trình, vì thế khi dạy hát trẻ thuộc bài
nhanh hơn.
- Só số học sinh luôn duy trì tốt, các cháu đến lớp đều đặn, thường
xuyên nên việc tập luyện cho trẻ được thuận lợi hơn.
* Về khó khăn :
- Trình độ Âm nhạc và khả năng Âm nhạc của bản thân còn hạn
chế, chưa được đào tạo đi sâu về Âm nhạc nên việc sử dụng các nhạc cụ
âm nhạc chưa hiệu quả.
- Trong lớp có khoảng 50% trẻ lần đầu đi học nên việc tiếp thu
kiến thức của môn học còn hạn chế.

3


- Phương pháp lên lớp còn lúng túng chưa linh hoạt, chưa có sáng
tạo, việc vận dụng phương pháp tích hợp chưa nhuần nhuyễn nên hiệu
quả của các tiết dạy không cao, các giờ dạy chỉ dừng lại ở loại khá.
- Trong lớp có nhiều cháu nhút nhát không mạnh dạn dẫn đến việc
trẻ chỉ biết hát dựa vào nhau; hát tập thể thì trẻ hát được, hát cá nhân thì
trẻ chưa hát được nên kết quả đạt được trên trẻ chỉ đạt khoảng 50 - 60%.
Trẻ chưa hứng thú tham gia vào tiết học và các hoạt động văn nghệ của

lớp.
- Hiện nay với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình căn bản đã khá
hơn nên hầu hết gia đình của trẻ đều có ti vi, đầu máy cho nên những bài
hát mẫu giáo hầu như tất cả trẻ trong lớp đều hát thuộc nhưng về tiết tấu,
giai điệu thì chưa đúng, nên việc sửa sai cho trẻ rất khó.
- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con ở trường ,
thường cho con nghỉ học nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học
tập của lớp dẫn đến kết quả cháu hát đúng thấp.
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề :
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi thiết nghó mình
phải tìm cách gì để cho giờ học đạt kết quả và lôi cuốn được sự hào hứng,
thích học của trẻ. Tôi đã mạnh dạn học hỏi đồng nghiệp, áp dụng một số
biện pháp hay vào tiết học và giờ học đã đạt được kết quả tương đối khả
quan.
Như chúng ta đã biết bản chất của âm nhạc là âm thanh. Ở một
mức độ nào đó thì bản thân âm thanh cũng rất rõ ràng nhưng nó lại
không phải là cái mà ta có thể sờ nắn được. Để dạy âm nhạc cho trẻ thì
phải biết biến nó thành cái thực sự cụ thể. Bên cạnh đó Âm nhạc lại là bộ
môn đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng Âm nhạc nhất định. Một
người giáo viên mầm non đứng trước trẻ không chỉ là một nhà Sư phạm
mà còn là một diễn viên thực thụ. Vì thế, cô phải hát hay, múa dẻo, vui
tươi. Trong tiết học Âm nhạc trẻ được học hát, học múa, được nghe hát và
được chơi trò chơi Âm nhạc. Vì vậy để tiến hành dạy Âm nhạc cho trẻ
giáo viên phải có khả năng hát múa, nắm được kỹ thuật hát; Và phải phát
4


triển những kế hoạch dạy học có trật tự và liên tục, có như thế mới tạo
cơ sở để trẻ tiếp thu bài hát một cách nhanh chóng, toàn diện, giúp cho
trẻ phát triển tình yêu âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ..

Từ những yêu cầu trên bắt buộc bản thân tôi phải trăn trở suy nghó.
Điều đầu tiên tôi làm đó là phải nghiên cứu nắm chắc Nhạc lý, các
chuyên đề có liên quan đến Âm nhạc. Vì khả năng Âm nhạc còn hạn chế
nên tôi đã tham gia học một lớp về Nhạc lý cơ bản để giúp cho bản thân
có một vốn kiến thức về Âm nhạc nên việc điều chỉnh cao độ, trường độ,
luyến láy chuẩn xác hơn, không còn tuỳ tiện như trước nữa.
Tôi luôn có ý thức tự học, tự rèn, tham khảo các tiết dạy mẫu trong
băng hình để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, thường xuyên dự giờ
đồng nghiệp để học cách vào bài, tiến trình của tiết học cũng như cách
chuyển tiếp giữa các phần. Sau đó thử nghiệm vào lớp mình, nếu thấy
không phù hợp tôi bắt đầu nghiên cứu và tìm cách khác.
Để có một tiết dạy tương đối hoàn hảo thì trước mỗi tiết dạy tôi
thường dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ bài dạy để nắm chắc nội
dung, yêu cầu trọng tâm của từng tiết, từ đó mà tôi chọn lựa hình thức
vào bài sao cho phù hợp và có sự liên kết với nhau. Xuất phát từ đặc
điểm của trẻ mẫu giáo, các cháu hoạt động theo hứng thú là chủ yếu,
không tập trung chú ý được lâu ở một hoạt động, vì vậy tôi đã kết hợp
linh hoạt các hình thức hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm
nhạc ở trong mỗi tiết học nên kết quả đạt được cao hơn. Mặt khác, muốn
hình thành kỹ năng Âm nhạc cho trẻ tôi đã chú ý tận dụng các giờ giải
lao, các hoạt động trong ngày để lồng ghép và tập luyện cho trẻ, nên khi
vào giờ học trẻ tiếp thu tốt, lớp học sinh động hơn.
Để có tiết học tốt, tạo yếu tố bất ngờ cho trẻ ngoài tranh ảnh, nhạc
cụ phụ trợ cho tiết dạy ra thì hình thức giới thiệu bài là rất quan trọng.
Bởi vì qua giới thiệu bài hát nhằm đạt yêu cầu về giáo dục tình cảm, đạo
đức cho trẻ. Vì vậy tôi đã chuẩn bị phần giới thiệu bài hát và hát mẫu
hấp dẫn để gây sự chú ý và hưng phấn cho trẻ ngay từ đầu tiết học, nhiều

5



bài tôi dùng tranh ảnh làm trực quan để giới thiệu bài hát, song cũng có
bài tôi dùng bằng lời.
Ví dụ giới thiệu bằng lời : Khi dạy cháu hát bài “Cháu vẫn nhớ
trường Mầm non” (Hoàng Lân) tôi nói : Một năm học sắp trôi qua, nay
các cháu đã lớn, sắp tạm biệt trường Mẫu giáo để lên lớp 1. Xa trường
Mẫu giáo cô biết bạn nào cũng nhớ trường, nhớ lớp. Hôm nay cô sẽ dạy
cho các cháu hát bài “Cháu vẫn nhớ trường Mầm non” để ngày chia tay
các cháu sẽ hát tạm biệt trường mẫu giáo thân yêu của chúng mình nhé”.
Qua cách giới thiệu bằng lời này, tôi thấy có tác dụng giáo dục tình cảm
gắn bó giữa các cháu với trường mẫu giáo, các cháu sẽ yêu trường và có
ấn tượng tốt đẹp với trường mình nhiều hơn.
Tuỳ vào từng tiết, từng bài mà tôi tìm cách giới thiệu khác nhau.
Ví dụ : Khi dạy bài hát “Hoà bình cho bé”, tôi đọc diễn cảm câu
kết bài hát :”Hoà bình là tia nắng ấm, thắm hồng môi bé xinh, nhịp nhàng
cùng cất tiếng hát, tay vòng tay bé ngoan”, cô đố các cháu đó là nội dung
của bài hát nào và của nhạc só nào sáng tác mà các cháu đã được cô tập
cho hát hôm qua rồi nhỉ ? (Hoà bình cho bé của nhạc só Huy Trân). Các
cháu giỏi lắm, bây giờ cô cháu mình cùng hát lại bài hát này cho thật
thuộc nhé.
Ngoài hình thức giới thiệu bằng lời tôi còn dùng tranh ảnh, con rối
để giới thiệu, theo tôi nghó trẻ nhỏ thích tò mò và luôn nghó những điều
người lớn nói đều là thật nên tôi đã dùng rối để giới thiệu.
Ví dụ : Khi dạy bài “Bông hoa mừng cô” tôi chuẩn bị một Búp bê
xinh xắn để giới thiệu. Tôi nói “Búp bê xin chào các bạn ! Tôi là búp bê
xinh xắn, tôi nghe cô giáo nói hôm nay lớp mình sẽ được học bài hát nói
về cô giáo, nên tôi xin phép cô giáo cho tôi được tham gia cùng học hát
với các bạn đấy!, tôi biết một bài hát nói về cô giáo rất hay. Tôi đố các
bạn xem, các bạn có biết không nhé! Nào các bạn hãy lắng nghe tôi hát
một đoạn bài hát đó và cùng đoán nhé! : “Mồng tám tháng ba em ra thăm

vườn, chọn một bông hoa xinh tươi tặng cô giáo ”. Các bạn có biết đó là
nội dung của bài hát gì không ? (Trẻ trẻ lời ). “Nào chúng mình cùng hát
6


bài “Bông hoa mừng cô” Nhạc và lời của tác giả Trần Thị Duyên để
tặng cho cô giáo chúng mình nhé !”.
Ngoài ra tôi còn dùng âm “La” để giới thiệu bài cũng gây được sự
chú ý và thích thú của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài “Mùa Xuân đến rồi” Nhạc và lời của
tác giả Phạm Thị Sửu” phần giới thiệu bài tôi thực hiện như sau: Các
cháu ạ, mùa xuân đã đến rồi, ánh nắng chiếu xuống rất đẹp, những chú
chim đua nhau hot véo von để khoe giọng hót của mình, mỗi chú chim có
một giọng hót khác nhau. Bây giờ chúng mình cùng nghe giọng hót của
chim sơn ca hót như thế nào nhé ! Sau đó tôi hát bằng âm la : “ lá la la là
la lá la là, là la la lá la la là la”, các cháu thấy chim sơn ca hót có hay
không, các cháu thử đoán xem chim sơn ca hót nghe giống âm điệu của
bài hát gì mà cô đã dạy cho lớp mình hát rồi nhỉ? (Trẻ trả lời). Chim sơn
ca hót rất hay, bây giờ lớp chúng mình cùng hát bài “ Mùa xuân đến rồi”
để đón chào mùa xuân mới và cùng thi với những chú chim nhé!
Để cho giờ học đạt kết quả như mong muốn, trước mỗi tiết dạy tôi
đều nghiên cứu kỹ để thấy được phần nào là trọng tâm, phần nào là kết
hợp, để phân bố thời gian cho đều. Nếu trọng tâm là dạy hát, đối với
phần này yêu cầu cô phải thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, hát rõ lời, tôi
luôn chú ý tập cho trẻ hát đúng giai điệu, nhịp điệu, biết biểu lộ tình cảm
khi hát. Đối với bài hát Mẫu giáo, ưu điểm là ngắn gọn, dễ hát, nội dung
bài hát rất gần gũi với trẻ. Chính vì thế mà trẻ rất nhanh thuộc, song
trong quá trình trẻ hát, trẻ vẫn còn hát sai lời, những lúc đó tôi cho trẻ
dừng hát và đọc lại lời bài hát thật chậm để cho trẻ nghe, sau đó mới bắt
nhịp lại cho trẻ hát.

Ví dụ : Bài hát :”Cháu yêu bà” nhạc và lời của tác giả Xuân Giao.
Lời bài hát là :”Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như
mây, các cháu hay hát nhầm là :”Tóc bà trắng bà trắng như mây”.
Đối với những chỗ khó về tiết tấu hay cao độ các cháu thường hát
sai mặc dù đã hát được cả bài, nhưng đến đó thì lại hát lộn xộn không
đều. Trường hợp này tôi cho trẻ dừng lại tập kỹ rồi mới ghép vào bài.
7


Trong quá trình theo dõi trẻ học hát tôi thấy nhiều cháu trong lớp
còn hát sai lời, trường độ, cao độ chưa chính xác. Để sửa sai cho trẻ tôi đã
dùng hình thức chơi trò chơi, với hình thức này tôi vừa giúp trẻ sửa sai lại
vừa giúp trẻ thư giãn bởi vì trẻ ở lứa tuổi này khả năng tập trung chú ý
trong một giờ học rất ngắn, khi trẻ được chơi thì trẻ có thời gian nghỉ một
chút và chuẩn bị sẵn sàng để học những điều khác ở bước tiếp theo. Tôi
đã cho trẻ chơi trò chơi “ Chú lưỡi vui tính”. Tôi nói : “ Hôm nay cô sẽ
giới thiệu với các cháu một người bạn mới, người bạn mà ai cũng có . Các
cháu có biết ai không? Đó là chú lưỡi vui tính của các cháu đấy!. Nào các
cháu hãy cho cô xem chú lưỡi vui tính của các cháu nào! (Trẻ thè lưỡi ra
cho cô xem)
Cô: “ Chào các bạn lưỡi vui tính”, chú lưỡi vui tính biết hát rất
nhiều bài hát, chú lưỡi vui tính muốn dạy các cháu hát, các cháu có thích
không?
Trẻ ; (Trả lời)
Cô: Bây giờ chú lưỡi vui tính sẽ dạy các cháu hát nhé! …sau đó tôi
hát mẫu lại đoạn cần sửa và nói: Nào các cháu hãy hát lại đoạn này cùng
chú lưỡi vui tính , chúng mình cùng chú ý hát cho chính xác nhé!
Để cho tiết học đạt được hiệu quả như mong muốn, tôi đã dành thời
gian đón trả trẻ để tập hát cho trẻ. Tập hát cũng tuỳ thuộc vào từng bài
mà tôi sử dụng hình thức dạy khác nhau, nếu bài ngắn mà trẻ đã thuộc lời

nhạc thì tôi tập cho trẻ hát cùng cô. Còn nếu bài dài mà trẻ chưa thuộc thì
tôi mới tập cho trẻ hát liên tiếp từng câu, khi nào trẻ thuộc mới ghép cả
vào bài. Khi dạo chơi tôi hát cho trẻ nghe những bài hát có giai điệu vui
tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dể hiểu phù hợp với phong cảnh thiên
nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc, nhằm gây ấn tượng và làm
giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phần giáo dục trẻ
thông qua mội dung lời ca của bài hát. Ví dụ như bài: “Em rất thích trồng
nhiều cây xanh”..., Ngoài ra tôi còn kết hợp âm nhạc với thể dục buổi
sáng, tôi chọn những bản nhạc, bài hát có hành khúc, có giai điệu, vưi,
khoẻ khoắn vì tôi nghó âm nhạc trong giờ thể dục sẽ tạo không khí sôi
8


nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận động nhịp nhàng với nhịp điệu bài hát và có
tâm trạng thoải mái để bước vào giờ học tiếp theo được dễ dàng.
Với trẻ mẫu giáo thì hình thức học mà chơi, chơi mà học là hình
thức chủ đạo. Nắm được tâm lý này nên trong các tiết dạy để gây hứng
thú cho trẻ khi trẻ hát, tôi dùng một số trò chơi nhỏ để mời trẻ hát
như :”Mèo kêu”, “Gió thổi” … hoặc cho trẻ hát đuổi, tức là hát theo
hướng tay cô. Với hình thức này trẻ rất chú ý chờ đợi đến lượt mình được
hát. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số mũ như mũ Mèo, Thỏ, Chim để cho
trẻ đội khi hát, có như thế mới làm tăng sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ khi
được mời hát.
Những cháu hát còn ngọng tôi đã chú ý rèn thêm cho trẻ hát ngoài
giờ bằng cách tôi tập cho trẻ hát chậm, từng câu, câu nào khó tôi cho trẻ
đọc đi đọc lại nhiều lần sau đó mới bắt vào bài cho trẻ hát, ngoài ra tôi
còn trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở lớp, đưa bài hát cho
phụ huynh và nhắc phụ huynh về nhà rèn thêm cho cháu.
Nếu đơn thuần là một tiết Âm nhạc cô giáo chỉ tập hát không, thì
trẻ rất dễ nhàm chán, chính vì thế nếu kết hợp được với Nhạc cụ thì sẽ có

hiệu quả cao hơn. Bởi vì Nhạc cụ là một phương tiện biểu hiện của Âm
nhạc. Cùng với giọng hát của con người, nhạc cụ góp phần nâng cao hiệu
quả của ca hát, đồng thời giúp người nghe cảm thụ được tác phẩm một
cách trọn vẹn về bài hát và làm cho bài hát có hồn. Đối với trẻ mẫu giáo
thì việc chơi với các dụng cụ âm nhạc là một trong những hoạt động yêu
thích nhất của trẻ. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của Nhạc cụ đối với
môn giáo dục âm nhạc, tôi đã dành nhiều thời gian sưu tầm những đồ
dùng phế thải như gỗ vụn, tre, lon nước, sọ dừa để làm một số dụng cụ
như phách, song loan … đến nay đồ dùng phục vụ cho tiết vận động theo
nhạc đã đầy đủ mỗi cháu một bộ. Đến giờ vận động theo nhạc trẻ được
sử dụng nhạc cụ kết hợp với hát, tôi thấy trẻ thể hiện rất nhịp nhàng và
chuẩn xác, các cháu hứng thú nhiều, tiết học sinh động hơn, bản thân tôi
thấy tự tin hơn.

9


Trước kia, mỗi lần được sử dụng dụng cụ âm nhạc là các cháu gõ
loạn xạ, không theo nhịp bài hát, nay được sự chỉ bảo tận tình của tôi các
cháu đã sử dụng thành thạo hơn. Những chỗ trẻ gõ sai tôi chú ý sửa cho
trẻ bằng cách cho trẻ dừng lại và gõ theo nhịp đếm 1, 2 và không quyên
động viên trẻ : “ Nếu các cháu muốn trở thành nhạc só, ca só thì các cháu
hãy chú ý xem cô hướng dẫn, khi gõ các cháu phải gõ theo nhịp của bài
hát, nếu không sẽ không hay và sẽ không trở thành nhạc só, ca só được” …
Khi đã thành thạo rồi tôi mới cho trẻ hát kết hợp với nhạc cụ, chính vì thế
mà các cháu lớp tôi sử dụng nhạc cụ rất tốt. Qua những lần dạy trẻ vận
động gõ tôi đã rút ra một điều đó là : Điều quan trọng ở tiết này, cô giáo
cần phải chuẩn bị dụng cụ gõ đầy đủ, đẹp, gây được sự tò mò, chú ý của
trẻ. Bên cạnh đó cô giáo phải có cách giới thiệu hay, dễ hiểu và gõ các
tiết tấu chính xác, thì các cháu sẽ dễ tiếp thu và nắm bắt nhanh hơn.

Trong một tiết học âm nhạc tôi luôn chú ý đến những nội dung
trọng tâm của từng tiết, tôi thường dành nhiều thời gian cho các cháu
được thực hành kỹ năng âm nhạc, bởi tôi nghó nếu thời gian dành cho trẻ
thực hành nhiều sẽ giúp cho trẻ có những kỹ năng cần thiết cho việc học
nhạc sau này.
Trong các giờ hoạt động Âm nhạc tôi luôn chú ý đến những cháu
có năng khiếu đặc biệt, chính những cháu này đã góp phần làm cho giờ
học hào hứng hơn. Tuy nhiên tôi cũng luôn quan tâm đến số đông trẻ,
tránh chỉ luyện tập cho một số cháu.
Nếu nói đến giờ hoạt động Âm nhạc thì trò chơi Âm nhạc luôn là
người bạn đồng hành không thể thiếu được trong tiết Âm nhạc vì qua chơi
nhằm củng cố, luyện tập giọng hát cho trẻ tốt nhất. Chính vì thế tôi rất
chú ý đến vấn đề này. Trước mỗi giờ chơi tôi luôn chuẩn bị chu đáo các
dụng cụ cần thiết phục vụ cho trò chơi. Để trò chơi đạt kết quả, các cháu
nắm bắt nhanh thì tôi đã chú ý hướng dẫn cách chơi thật ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu, sau đó dành thời gian cho các cháu chơi. Các bài hát chọn
phục vụ cho trò chơi, tôi luôn chú ý chọn những bài hát các cháu đã thuộc
và có nhịp, có phách đơn giản phù hợp với tính chất của trò chơi.
10


Ví dụ : Khi cho trẻ chơi trò chơi “Tiếng hát ở đâu, tôi chuẩn bị cho
trẻ một cái mũ chóp có trang trí thật đẹp, sau đó tôi nói :”Mỗi bạn lên
tham gia trò chơi sẽ được đội một cái mũ kỳ lạ, cái mũ này rất tinh, nó sẽ
phát hiện ra giọng hát của tất cả các bạn trong lớp mình đấy…”. Với hình
thức này các cháu tham gia chơi rất đông bởi vì, trẻ ở lứa tuổi này rất
hay tò mò và tìm hiểu xem có đúng không.
Để thay đổi không khí của lớp thì phần nghe hát cũng rất quan
trọng, chính vì thế tôi đã chú ý luyện tập bài hát thật kỹ trước khi dạy. Đồ
dùng, giáo cụ chuẩn bị cho phần này tôi cũng chuẩn bị phong phú phù

hợp với nội dung của bài. Tôi nghó nếu đơn thuần tôi chỉ hát không thôi
thì chưa thể lôi cuốn trẻ lắng nghe được. Vì thế mỗi bài hát tôi chuẩn bị
rất đầy đủ như mũ, tranh ảnh, băng catset … Tôi luôn chú trọng thay đổi
hình thức hát : Có khi tôi hát một mình kết hợp làm điệu bộ, có khi tôi hát
có cháu phụ họa, có khi cho trẻ nghe băng. Mỗi bài hát khi hát cho trẻ
nghe tôi luôn chú ý biểu diễn thật hay, bởi vì cô giáo Mẫu giáo đứng
trước trẻ không chỉ là một nhà Sư phạm mà còn là một diễn viên thực
thụ. Chính vì thế, mỗi bài hát hát cho trẻ nghe đều thấy ở trẻ nét hân
hoan biểu lộ trên gương mặt.
Ví dụ : Với bài “Hạt gạo làng ta” (Nhạc : Trần Viết Bính, Thơ :
Trần Đăng Khoa). Vào bài tôi nói :”Các cháu ạ!, hạt gạo nuôi sống
chúng ta. Muốn có hạt gạo, người nông dân đã phải lao động vất vả, dãi
nắng dầm mưa, một nắng, hai sương…. Anh Trần Đăng Khoa là con của
một bác nông dân nên đã hiểu rõ điều đó và anh đã viết bài thơ này để
ca ngợi hạt gạo và cảm ơn những người nông dân đã làm ra hạt gạo.
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay … “
11


Nhạc só Trần Viết Bính thấy bài thơ này hay và rất có ý nghóa nên
đã phổ nhạc bài thơ thành bài hát “Hạt gạo làng ta” mà sau đây cô sẽ
hát tặng cho các cháu nghe đấy! Sau đó tôi hát và biểu diễn cho trẻ nghe
* Lần 1 :
- Đoạn 1 : “Từ đầu đến … mẹ em xuống cấy” tôi ngồi hát.

- Đoạn 2 : “Từ hạt gạo làng ta … quét đất” tôi đứng dậy hát kết hợp
có một vài động tác diễn tả bằng hình thể để diễn tả được sự vất vả của
người mẹ khi làm ra hạt gạo.
- Đoạn 3 : “Từ hạt gạo làng ta … hết bài” tôi chuyển động tác khác
như đưa tay về phía trước thể hiện niềm vui khi hạt gạo được gửi ra trận
tuyến để nuôi các chú bộ đội.
Sau khi hát xong tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài hát…
* Lần 2 : Tôi cho trẻ nghe băng kết hợp có 4 cháu mặc áo tứ thân
ra múa minh hoạ (Phần múa minh hoạ tôi đã tập trước cho các cháu) …
Với hình thức này trẻ rất chăm chú xem tôi biểu diễn và cảm nhận
được nội dung của bài hát.
Để hiệu quả các giờ học đạt kết quả cao, không những dạy các
cháu ở trong giờ mà tôi còn chú ý dạy ở mọi lúc, mọi nơi; lồng ghép vào
các tiết học khác cho giờ học thêm sinh động và cũng là hình thức tôi tổ
chức ôn luyện cho trẻ, giúp trẻ nhớ lâu hơn và nhanh thuộc hơn.
Ví dụ :
Khi dạy môn tìm hiểu MTXQ, đề tài : Tết Nguyên đán - Mùa xuân,
vào bài tôi cho trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi” (Phạm Thị Sửu), Bài “Tết
trung thu” cho trẻ hát bài “Đêm trung thu”.
Với môn LQVH khi dạy trẻ đọc thơ bài “Hạt gạo làng ta” tôi hát
cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” của tác giả : Trần Viết Bính.
Môn LQVT : Dạy trẻ đếm đến 5 phần ổn định hoặc kết thúc bài
học tôi cho trẻ hát bài “Tập đếm” …
Bên cạnh các hình thức dạy thì việc trang trí lớp cũng không kém
phần quan trọng. Vì thế tôi luôn chú ý xây dựng góc Âm nhạc phong phú,
có chọn lọc. Tôi đã chọn lựa các vật liệu phế thải để làm ra một số nhạc
12


cụ như đàn ghi ta, trống lắc, mõ, phách…, vận động phụ huynh may một

số trang phục để trẻ hát những bài hát dân ca hoặc mang tính dân gian.
Sau những tiết học tôi thường nhắc trẻ về nhà hát tặng cho ông bà,
cha mẹ nghe, đó cũng là hình thức giúp trẻ luyện hát thêm ở nhà. Và còn
hướng các cháu về chơi ở hoạt động góc để trẻ hát lại bài hát, điệu múa,
trò chơi âm nhạc vừa học.
Bên cạnh việc rèn cho trẻ học và vận động tốt những bài hát có
trong chương trình, tôi còn sưu tầm những bài hát đồng dao phù hợp với
lứa tuổi của trẻ để tập hát cho trẻ trong những giờ đón, trả trẻû, những
ngày hội, ngày lễ, nhằm giúp cho trẻ hiểu thêm về sự phong phú của âm
nhạc nhất là âm nhạc dân gian và luôn có tình cảm thân thiết với quê
hương đất nước, với cội nguồn…Tôi đã lựa chọn một số bài hát gần gũi
với trẻ như bài “ Trò chơi giữ em”; “Vè con kiến”; “ Em yêu làn điệu
dân ca”…
Ví dụ: Bài hát đồng dao: “Trò chơi giữ em”
“ Vung vải vung vai mau dài rồi mua lớn. Bà cho cái muỗng bé múc cơm
ăn. Ông cho cái khăn bé lau cái miệng. Con chim chà chiện nó liệng cành
tre. Con chím chích choè nó xin cái muỗng. Một bày bươm bướm xin bé
cho khăn. (Bé giỏi bé ngoan vung vai rồi mau lớn)2
Qua bài hát này tôi đã giáo dục trẻ tình cảm gia đình cho trẻ, biết
trông em giúp cha mẹ khi cha mẹ đi vắng. Với bài hát đồng dao vì có có
vần có điệu, gần gũi với trẻ nên trẻ rất thích được hát, được biểu diễn.
III. Kết quả và việc phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn:
Trong thời gian qua, với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của
ban giám hiệu, của đồng nghiệp tôi đã đạt được một số kết quả sau:
Trước kia tôi không giám đăng ký dạy hoạt động âm nhạc thì nay
tôi đã mạnh dạn đăng ký các tiết dạy tốt là hoạt động Giáo dục Âm nhạc,
các tiết dạy theo sự đánh giá của Ban giám hiệu đều đạt từ khá trở lên .
Giọng hát của tôi chuẩn xác, lên lớp tự tin hơn.
Góc âm nhạc (Góc nghệ thuật) được tôi trang trí đẹp hơn, những
đồ dùng phục vụ cho giờ âm nhạc được tôi sưu tầm và trang trí đã phong

13


phú hơn, có nhiều chủng loại để các cháu chơi, các cháu rất thích vui chơi
ở góc này.
Việc học hát của trẻ đã có nhiều tiến bộ, các cháu rất hào hứng
khi đến giờ học hát, mạnh dạn biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào
mừng các ngày lễ hội. Các tiết mục văn nghệ của lớp tôi luôn được Ban
giám hiệu đánh giá cao trong những lần biểu diễn.
Khả năng hát đúng cao độ, trường độ của bài hát ở trẻ tương đối
tốt và hát theo giai điệu rất chuẩn.
Khả năng vận động theo nhạc, gõ đệm, gõ theo tiết tấu, biểu diễn…
của trẻ thuần thục hơn. Các cháu rất phấn khởi khi được vận động theo
nhạc, vui sướng khi được dùng những dụng cụ gõ hoà âm cùng bài hát.
Các giờ dạy của tôi được Ban giám hiệu và đồng nghiệp khen ngợi
và đánh giá cao, đã triển khai cho toàn thể giáo viên trong nhà trường
cùng thực hiện.
Đến nay theo đánh giá của bản thân thì cháu lớp tôi đạt khoảng 95
% cháu mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc, các trò
chơi, cháu hát chuẩn xác, biết sử dụng dụng cụ gõ thuần thục theo nhịp,
phách và những tiết tấu đơn giản, biểu diễn mạnh dạn, tự nhiên (Đầu
năm chỉ đạt 50 – 60 %).
Bài học kinh nghiệm :
Trước hết, giáo viên phải có ý thức tự học, tự rèn, có năng khiếu
Âm nhạc nhất định. Trong quá trình dạy cần phải xác định rõ nội dung
trọng tâm của từng bài, từng tiết, mức độ khó, dễ để xử lý linh hoạt. Đặc
biệt một số bài hát cho trẻ nghe cần có máy hát, tập luyện phụ hoạ, minh
hoạ cho bài hát.
Trước mỗi tiết dạy cho trẻ giáo viên cần phải chuẩn bị nhạc cụ, đò
dùng, đồ chơi âm nhạc để trẻ được hoạt động nghệ thuật vời các hình

thức đa dạng, phong phú. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như
bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các dụng cụ âm nhạc, đồ dùng một cáh hợp lý
và đẹp mắt.

14


Trẻ có thể học nhạc bao nhiêu cũng được, nếu trong giờ học giáo
viên biết cách tạo niềm vui và thái độ tốt đối với trẻ.
Về nội dung âm nhạc trong quá trình dạy giáo viên dạy được rất
nhiều điều, mặc dù trẻ rất thích học nhưng theo tôi, nếu giảm bớt yếu tố
âm nhạc trong bài học thì trẻ sẽ học tốt hơn. Mặt khác phải dành nhiều
thời gian cho trẻ được thực hành có như vậy mới giúp cho việc học nhạc
của trẻ sau này đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình dạy hát cho trẻ, tuỳ
vào từng bài mà giáo viên có thể lồng ghép tích hợp cho phù hợp, bên
cạnh đó vấn để giáo dục đạo đức, nhân cách, thẩm mó cho trẻ qua từng
bài cũng cần phải chú ý.
Để thực hiện tốt hoạt động này giáo viên cần căn cứ vào khả năg
âm nhạc của trẻ, vào tác phẩm âm nhạc cụ thể để tổ chức cho trẻ hoạt
độngmột cáh tự nhiên, vui vẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
Cần có nội dung tích hợpnhằm giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hơn về các
tác phẩm âm nhạcđược học và gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động.
Đồ dùng giáo cụ trực quan luôn đầy đủ, đẹp, đúng với yêu cầu của
bài dạy và phù hợp với trẻ.
Bản thân cần phải biết vận động phụ huynh giúp đơ,õ bổ sung thêm
cơ sở vật chất cho lớp đặc biệt là những đồ dùng phục vụ cho giờ âm
nhạc.
Muốn cho trẻ hát chính xác cô cần phải chú ý đến việc tập luyện
cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. Phải có máy catset
mở các bài hát mầm non cho trẻ nghe hàng ngày qua đó sẽ giúp trẻ cảm

nhận được giai điệu bài hát và thuộc bài hát nhanh hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy môn giáo dục Âm nhạc
mà tôi đã rút ra được trong thời gian qua. Bản thân tôi tự thấy còn phải
học hỏi nhiều hơn nữa trong những năm học tới để đạt được kết quả cao
hơn.
Kính chuyển Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp xem
xét, góp ý để bản thân tôi rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn trong năm học
tới./.
15



×