Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Câu hỏi Quản trị Ngân hàng thương mại Vốn tự có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.69 MB, 36 trang )






















sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay không. Về nguyên tắc, những nguồn
vốn có thời hạn càng ngắn và tính ổn định thấp thì chi phí nguồn vốn cũng phải thấp tương ứng. Tuy
nhiên nguồn rẻ thì lại đồng nghĩa với giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng. Tính chi phí một cách chính
xác cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau và đảm bảo doanh thu đủ bù đắp
chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.
Hai là: Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp.
Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn
nội tệ và ngoại tệ. Một Ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu
vốn cân đối, tránh cho Ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện môi trường
kinh doanh thường xuyên thay đổi.


Hơn nữa Ngân hàng phải dự đoán xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốn huy động. Yếu tố này cũng rất
quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh,
điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến động về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự
biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh… và kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt
động Ngân hàng. Sự biến đổi cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch điều chỉnh của
Ngân hàng và những nhân tố bên ngoài Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và
tiếp cận thị trường.
Ba là: Xây dựng qui mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định.
Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở
rộng hoạt động cần có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng.
Không thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng được nhu cầu về khối
lượng vốn kinh doanh. Khối lượng vốn phải đạt tới qui mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân
hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing
khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hàng…
Tuy nhiên không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của Ngân
hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng… Hơn nữa việc mở rộng hoạt động chỉ
thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu qui mô vốn hiện tại lớn
nhưng Ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra
trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay va đầu tư và mất đi sự chủ động của mình.
Bốn là: Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng không cân đối về vốn giữa các chi nhánh
trong cùng hệ thống, giữa các Ngân hàng. Nếu có công tác quản lý huy động vốn hợp lý thì Ngân hàng sẽ
linh hoạt hơn trong việc giải quyết tình trạng thừa thiếu tạm thời này. Một số biện pháp thường sử dụng
như điều chuyển vốn giữa các chi nhánh (trong trường hợp mất cân đối nội bộ), vay các Ngân hàng khác,
vay NHTƯ…Chất lượng huy động ở đây thể hiện ở việc đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, có lợi nhất
đối với Ngân hàng, đảm bảo sự chủ động trong kinh doanh.


CHƯƠNG 3
Đặc điểm của vốn tự có

° Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong qúa trình hoạt động của ngân hàng.
° Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến
10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác
của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng.
° Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn
huy động vốn của ngân hàng. Nó còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an
toàn trong kinh doanh ngân hàng (Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không được
phép huy động vốn qúa 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng).
Theo luật các tổ chức tín dụng của VN, một ngân hàng khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ
cho vay cao nhất không được phép vượt qúa 15% vốn tự có của ngân hàng.
Chức năng của vốn tự có
° Chức năng bảo vệ:
Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn
cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù
đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho
khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ
cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
° Chức năng hoạt động:
Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang
lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh
doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ
yếu.
° Chức năng điều chỉnh:
Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy
định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định tính an toàn (ví dụ như các
ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định vượt qúa 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn
cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh.



Phương pháp tăng vốn tự có
° Nguồn bên ngoài:
- Phát hành cổ phiếu thường:
Ưu điểm: Không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh
nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn
nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Chi phí cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng (Dulution), giảm mức cổ tức trên
mỗi cổ phiếu (Earning per share), làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng.
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn:
Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng, tăng khả năng vay
nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong những năm ngân hàng bị thua
lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
- Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm):
Ưu điểm: Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Đây là phương pháp hiệu
qủa vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường.
Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi đến hạn, lãi trả cho trái phiếu là gánh nặng cho
ngân hàng về tài chính.
Ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ nguồn bên ngoài khác như bán tài sản và thuê
lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu...
° Nguồn bên trong:
Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho
các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
Ưu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả.
Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động
vốn.
Hạn chế: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể
áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Phương pháp này phụ thuộc vào:

a) Chính sách cổ tức của ngân hàng: Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu
nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông.


Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ chậm, dẫn đến giảm khả
năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm
giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm.
b) Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả
hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đặc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không
làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngân hàng.
1. Vốn tự có:
Vốn tự có của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu
của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa
cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp
lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở
vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn liên doanh¼ vốn tự có là căn cứ quyết định khả
năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát
triển của ngân hàng thương mại. Vốn tự có của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức
của ngân hàng thương mại là: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hay
ngân hàng thương mại liên doanh¼
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
+ Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định


Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của
Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.




Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp
luật quy định.
+ Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phưong
thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ
đặc biệt và quỹ khác. Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không,
chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ
lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân
hàng lâu năm có thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với vốn của chủ hình
thành ban đầu.
Nguồn bên ngoài: Là nguồn bổ xung từ phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để
đổi mới trang thiết bị hay để đáp ứng yêu cầu vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định.
+ Nếu phát hành cổ phiếu thường phải chia sẻ quyền lực và lợi nhuận
+ Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi thì không chia sẻ quyền lực và lợi tức là cố định
+ Nếu phát hành trái phiếu chuyển đổi thì không mất quyền sở hữu và lợi nhuận có thể chuyển đổi ra tiền
tiết kiệm nhưng trái phiếu vẫn là một khoản nợ và ngân hàng phải để một khoản quỹ để trả nợ.
Đặc điểm của hình thức huy động này là không thuờng xuyên song giúp ngân hàng có được lượng vốn sở
hữu vào lúc cần thiết.
Các quỹ:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục đích tăng cường


×