Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

X ÂY DỰNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘSTRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊNMẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.91 KB, 20 trang )

Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

TRƯỜNG ĐH KHXH & NV
TP. HỒ CH Í MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và Tên
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Phạm Thụy Thanh Phương
Đặng Thị Thu Hằng
Lê Viết Đức Linh
Nguyễn Thị Quế Trân
Nguyễn Quốc Dũng
Lớp Văn Bằng 2 K03

Mã số SV
1466160105
1466160064
1466160020
1466120007
1466160094
1466160013



ĐỀ TÀI:

X ÂY DỰNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN
MẦM NON

Bài thực hành môn Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

GVHD
: ThS.Lý Minh Tiên

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2017
1|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

Lời giới thiệu
Trên cơ sở lý luận, đánh giá về mức độ stress của giáo viên mầm non, bài viết giúp
có cái nhìn sâu hơn về công việc của giáo viên mầm non, một nghề với biết bao khó
khăn, lo toan và áp lực với những đặc trưng riêng. Qua đó đánh giá được mức độ stress
đồng thời đưa ra một số kiến nghị giúp giảm stress của giáo viên mầm non.

2|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý


Nhóm 1

Bảng phân nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
STT Họ và Tên

1

2

3

4

5

6

Nhiệm vụ
•Nhóm trưởng. Phân công công việc cho các thành
viên, lên cấu trúc và xây dựng nội dung chính.
• Giám sát và đốc thúc tiến độ hoàn thành đề tài.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
1466160105 •Rà soát và điều chỉnh nôi dung cho phù hợp với
đề tài.
•Tham gia việc xây dựng và điều chỉnh thang đo.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.
•Thư ký cho nhóm.
•Đi khảo sát và lấy số liệu tại các trường mầm
non.

Phạm Thụy Thanh Phương 1466160064 •Sàng lọc tài liệu lựa chọn và viết cơ sở lý thuyết
hoàn chỉnh.
•Tham gia điều chỉnh thang đo.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.
•Lên cấu trúc, là người chính xây dựng và điều
chỉnh thang đo.
•Sàng lọc tài liệu lựa chọn và viết cơ sở lý thuyết.
Đặng Thị Thu Hằng
1466160020 •Đi khảo sát và lấy số liệu tại các trường mầm
non.
•Viêt nhận xét và kết luận.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.
•Nhập liệu, xử lý số liệu sau khi khảo sát về.
•Viêt nhận xét và kết luận.
•Sàng lọc tài liệu lựa chọn và viết cơ sở lý thuyết.
Lê Viết Đức Linh
1466120007 •Tham gia điều chỉnh thang đo.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.
•Hoàn thiện và tổng hợp thành bài báo cáo hoàn
chỉnh.
•Đi khảo sát và lấy số liệu tại các trường mầm
non.
•Sàng lọc tài liệu lựa chọn và viết cơ sở lý thuyết
Nguyễn Thị Quế Trân
1466160094
hoàn chỉnh.
•Tham gia điều chỉnh thang đo.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.
•Tổng hợp thành bài báo cáo hoàn chỉnh.
Nguyễn Quốc Dũng

1466160013 •Nhập liệu, xử lý số liệu sau khi khảo sát về.
•Viêt nhận xét và kết luận.
•Sàng lọc tài liệu lựa chọn và viết cơ sở lý thuyết.
•Tham gia điều chỉnh thang đo.
•Tổng hợp thành bài báo cáo hoàn chỉnh.
•Tìm tài liệu cho phần cơ sở lý thuyết.

3|Page

MSSV


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

Mục Lục

Đặt vấn đề
Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực. Giáo viên mầm non
làm nhiệm vụ nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi, hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với mọi tác động
đến từ bên ngoài, giống như một tờ giấy trắng chưa một chấm mực nào trên đó. Đồng
thời cũng là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về nhiều mặt thể chất, tâm lý, trí tuệ, tình
cảm. Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhân cách. Nên hoạt động sư
phạm của giáo viên mầm non có những nét đặc trưng riêng, thể hiện trách nhiệm rất cao
trong vai trò của một người thiết kế, đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con
người, với lứa tuổi như thế, giáo viên phải có am hiểu về y học, phải biết về những dấu
hiệu cơ bản, biết phòng ngừa bệnh tật có thể nảy sinh ở trẻ, biết giải quyết một số tình
huống sư phạm một cách hợp lý. Giáo viên mầm non nhất thiết phải có năng lực chuyên
biệt.

Bộ GD&ĐT cho hay, cả nước hiện có 4,8 triệu trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được huy
động đến trường mầm non. Trẻ mầm non hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh
tuy nhiên chưa biết cách bảo vệ bản thân nên dễ gặp tai nạn thương tích. Việc chăm sóc
trẻ không đúng phương pháp cũng dễ gây sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến suốt cuộc đời
của trẻ. Bên cạnh những yếu kém về năng lực của giáo viên và cơ sở vật chất tại hầu hết
các địa phương, theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ mất an toàn còn
có nguồn gốc từ chính sức khỏe thể chất và tinh thần của chính các thầy cô giáo, những
người hàng ngày chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Theo số liệu nghiên cứu của TS.Nguyễn
Mạnh Hà (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong một điều tra mới đây trên 333 giáo viên cho thấy
90,3% bị stress nghề nghiệp. Khảo sát tại thị xã La Gi (Bình Thuận) kết quả có tới 59,8%
giáo viên mầm non bị stress nghề nghiệp. Kết quả khảo sát trên 300 giáo viên ở các
trường mầm non tư thục của anh Nguyễn Xuân Thời, chủ đầu tư trường mầm non quốc tế
Thế giới trẻ thơ (Worldkids, TP HCM) mới đây cho thấy: có đến 80% người được hỏi
mong muốn có một công việc khác hơn so với công việc hiện tại.

4|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng thang đo đánh
giá mức độ Stress trong công việc của giáo viên mầm non” nhằm chỉ ra thực trạng dẫn
đến stress của giáo viên mầm non, đồng thời qua đó đưa ra một số kiến nghị giúp giảm
stress ở giáo viên mầm non.

Nội dung
1. Một số vấn đề lý luận về stress ở giáo viên mầm non
1.1. Phân loại Stress:


a. Căn cứ vào mức độ stress:
• Đây

là cách phân loại của H. Selye . Theo ông, stress có hai loại là Eustress và

Dystress.
• Eltstress

– stress bình thường: Cơ thể phản ứng với tác động của môi trường

bằng giai đoạn báo động và chống đỡ.
– stress tiêu cực: Là stress có cả giai đoạn tiếp sau giai đoạn báo động và

• Dystress

chống đỡ, là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bình thường bị thất bại.
• Phản ứng stress trở thành distress khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ
dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại kéo dài, vượt quá khả năng
chịu đựng của chủ thể làm cơ thể suy kiệt.

b. Căn cứ vào nguyên nhân gây stress
• Stress

sinh thái: Là stress mà yếu tố gây nên có nguồn gốc sinh thái. Nó phát sinh

từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài chủ thể. Stress
sinh thái gồm stress rối loạn chu kỳ thời gian sinh học, stress rối loạn ăn và ngủ,
stress do chấn thương và bệnh tật, stress do tiếng ồn và tác hại vật lý chất độc. Ở
đây, con người cần được xem như sinh vật đã được lập trình sẵn để phản ứng khác

nhau với những tình huống nhất định. Stress sinh thái rất ít bị ảnh hưởng bởi ý
thức con người nên rất khó kiểm soát chúng.
• Stress do sang chấn và bệnh tật : Là một trong những nguyên nhân gây nên stress
sinh thái, vì nó trực tiếp làm tổn hại suy giảm đến chức năng hoạt động của thực
thể, tuy nhiên mức độ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tâm lý của chủ thể. Nếu
người bị stress được giải thích cặn kẽ, về triệu chứng của bệnh thì các triệu chứng
này lại ít gây stress. Ngược lại, nếu thông tin về triệu chứng bệnh càng mù mờ, chỉ
5|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

nhấn mạnh đến đau đớn mà họ phải chịu đựng thì sự căng thẳng của người bệnh
tăng cao và có tác động như một yếu tố gây stress làm cho bệnh nặng thêm. Đặc
biệt là sự tự ám thị không có căn cứ của chủ thể là một trong những nguyên nhân
gây nên stress bệnh tật.
• Stress do tiếng ồn và các tác động vật lý, sinh hóa : Đó là những nguyên nhân
gây nên stress sinh thái. Bởi nó tác động và gây trở ngại cho các hoạt động cần
thiết của con người. Có nhiều nguyên nhân cho thấy sự tiếp xúc lâu dài với tiếng
ồn, có cường độ cao, có thể làm tăng huyết áp, giảm trí nhớ,… Kết hợp các tác hại
vật lý còn có những tác hại của sinh hóa như nhiễm độc.
• Stress tâm lý – xã hội : Các yếu tố tâm lý – xã hội tác động gây nên stress. Theo
Holme Và Rahe (1976). Trong các biến cố của xã hội hoặc cuộc sống thì ngay cả
tác động của những biến cố được xem là rất lý tưởng có thể gây ra sự khởi phát
stress. Thường không phải chỉ một tác động đơn độc gây nên stress, mà còn có sự
tương tác của nhiều tác động và như vậy hoặc làm cho khả năng thích ứng tốt hơn
hoặc mức độ stress nặng hơn.
• Stress sinh lý: Học thuyết hành vi đưa ra mô hình ( S-R) kích thích – phản ứng.

Quan điểm này nhấn mạnh đến những đáp ứng thần kinh và thể dịch.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến stress

a. Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo
căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực
có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

b. Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực
với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức
khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong
động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một
lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể
cực kì có hại.

c. Stress có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống , nhưng cũng có
thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực
khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự
kiện áp lực.

d. Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với
stressor (nghĩa là "căng thẳng nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích
6|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

thích tố (stimulus). Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách
thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích

hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng
đánh-hay-chạy.

e. Mặt tich cực của stress: Phản ứng của cơ thể trước tác động của stress trong giai
đoạn nhận diện, báo động và giai đoạn kháng cự đều là những phản ứng huy động sức
đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. Vì vậy, trong những giai đoạn này, sức
đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể được tăng cao. Ngoài ra, chính ảnh hưởng
của stress đã làm cho nhân cách có những phản ứng theo chiều hướng đáp ứng thích
nghi tốt hơn, nghĩa là nhân cách phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Những trải
nghiệm tích luỹ trong cuộc sống là một trong những yếu tố điều kiện hoá những phản
ứng của chúng ta đối với stress.
1.3. Khái niệm stress ở giáo viên mầm non:
a. Khái

niệm GVMN: GVMN là người thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc,

b.

giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. GVMN
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ do Ngành và Nhà nước quy định.
Khái niệm stress ở giáo viên: Stress ở giáo viên là phản ứng của giáo viên được thể

c.

hiện qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các TN vượt quá khả
năng ứng phó bình thường của giáo viên.
Khái niệm stress ở GVMN: Stress ở GVMN là phản ứng của GVMN được thể hiện
qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các TN vượt quá khả năng
ứng phó bình thường của GVMN.

1.4. Mức độ stress ở giáo viên mầm non:
Dựa vào cách phân chia của các tác giả, trong luận án này chúng tôi chia mức độ
stress thành 5 mức độ tương ứng: Mức độ stress thứ nhất: Không bị stress; Mức độ
thứ hai: stress nhẹ; Mức độ thứ ba: stress vừa phải; Mức độ thứ tư: stress cao; Mức độ
thứ năm: stress rất cao. Tương ứng với 0đ- Không đúng với tôi chút nào; 1đ- Đúng
với tôi phần nào; 2đ- Đúng với tôi ở mức trung bình; 3đ- Đúng với tôi phần nhiều; 4đHoàn toàn đúng với tôi.

7|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

1.5. Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non:
Qua nghiên cứu thực tiễn và phân tích tài liệu, chúng tôi thấy có năm nhóm tác
nhân gây stress cho GVMN đó là: Nhóm tác nhân liên quan đến đồng nghiệp và kỷ
luật; nhóm các tác nhân liên quan đến áp lực công việc; nhóm các tác nhân liên quan
đến trẻ; nhóm các tác nhân liên quan đến đáp ứng nhu cầu cá nhân; nhóm các tác nhân
liên quan đến những biến đổi sinh lý cá nhân. Nguyên nhân gây nên Stress trong công
việc của giáo viên mầm non có liên quan chặt chẽ đến những áp lực nghề nghiệp như
giờ làm của giáo viên mầm non hiện nay là quá nhiều, công việc quá sức của bản
thân, liên tục đối mặt với những căng thẳng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mặt khác tiền lương thấp không có nhiều chế độ đãi ngộ về tăng lương, giảm giờ,….
1.6. Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non:

a. Về cách ứng phó với stress cho thấy đa phần giáo viên mầm non chưa tìm cho
mình được những cách ứng phó khoa học. Mặt khác khi gặp stress, giáo viên mầm
non chưa có thói quen gặp gỡ những người có chuyên môn về lĩnh vực này để nhờ sự
giúp đỡ. Có thể nói giáo viên đã nhận thức rất rõ về tình trạng stress của mình nhưng

chưa tìm ra biện pháp ứng phó hiệu quả và thiết thực.
b. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn , chúng tôi phân loại cách ứng phó
với stress ở GVMN thành 4 cách ứng phó với các hành động ứng phó cụ thể như sau:
• Cách ứng phó tập trung vào vấn đề.
• Cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp.
• Cách ứng phó lảng tránh.
• Cách ứng phó tiêu cực.
c. Để tránh căng thẳng, chúng ta làm những cách sau:
• Nghỉ ngơi hợp lí và không nghĩ gì về công việc.
• Hít thở sâu vào. Tốt hơn là hít thở ở nơi nhiều cây xanh như công viên.
• Lên kế hoạch một ngày nghỉ cùng bạn bè, người thân và gia đình.
• Không nên uống các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
• Sắp xếp công việc lại hợp lý hơn vừa làm việc vừa đủ thời gian xả hơi.
• Phải bình tĩnh trước những khó khăn rồi sẽ từ từ giải quyết không vội vàng.
• Có thể chơi với một con vật cưng cũng giảm đi một phần căng thẳng.
• Ngủ nhiều và nơi ở thoáng mát.
• Quan hệ tình dục an toàn lành mạnh, hoặc tự đáp ứng nhu cầu sinh lý.
• Thảo dược thông dụng: bí ngô...giúp an thần, giải căng thẳng, bồn chồn, lo
âu, stress...
• Thực tập thiền: Thực tập hay thực hành-tập luyện thiền hằng ngày có thể
giúp cho giảm stress, bình ổn thân và tâm, phòng ngừa nhiều bệnh tật.
8|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

1.7. Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non:


a. Tác động về mặt thể chất:













Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng
cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu
là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch,
thiếu ôxy ở các tổ chức.
Tăng catecholamim trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu
ôxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh.
Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền,
cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,
loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày,
tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức
năng đại tràng...
Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.
Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...

Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón
tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền
nhiễm.

b. Tác động về mặt tinh thần:
Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng gây ra tác động cả về
mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là:
• Hay quên, mất trí nhớ.
• Căng thẳng, lo sợ.
• Mất ngủ, run rẩy.
1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên mầm non
Theo kinh nghiệm của các cá nhân nhóm đang hoạt động trong môi trường mầm
non, chúng tôi đưa ra và tìm hiểu sự tác động của 7 yêu tố được đánh theo thứ tự vần A,
B, C, D, E, F, G ảnh hưởng đến mức độ stress ở giáo viên mầm non bao gồm: A. Môi
trường, điều kiện làm việc; B. Chế độ đãi ngộ; C. Mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên;
D. Áp lực từ học sinh của tôi; E. Áp lực từ phụ huynh học sinh; F. Áp lực từ dư luận xã
hội: G. Áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
9|Page


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

2. Cấu trúc dàn bài
2.1. Môi trường, điều kiện làm việc:
• Môi trường ồn ào khiến.
• Điều kiện thiếu đồ dùng và trang thiết bị hỗ trợ .
• Việc trực trưa của giáo viên.

• Làm việc quá 8h/ ngày, đi sớm về muộn.
• Làm việc ngoài giờ, họp vào ngày nghỉ.
• Cơ hội giao lưu học hỏi, môi trường giao tiếp.
• Mức độ thăng tiến trong công việc.
2.2. Chế độ đãi ngộ:
• Thu nhập của giáo viên có đủ trang trải cuộc sống.
• Chi phi cho các hoạt động chuyên môn.
• Cơ sở tài chính gia đình có nguồn dự trữ.
• Giáo viên có làm thêm công việc khác.
• Giáo viên có muốn thay đổi công việc.
2.3. Mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên:
• Sự phối hợp giữa các đồng nghiệp.
• Nhiều việc được giao 1 lúc từ cấp trên.
• Đối xử không cân bằng của cấp trên.
• Sự ghi nhận các nổ lực của cấp trên với giáo viên.
• Sự tạo điều kiện làm việc của cấp trên.
2.4. Áp lực từ học sinh của tôi:
• Số lượng trẻ trong một lớp
• Sự đồng đều về khả năng của học sinh
• Các trẻ biến ăn, hay khóc, ăn chậm.. áp lực cho giáo viên
• Trẻ không ngăn nắp trật tự, hay dành đồ chơi, có gây áp lực cho giáo viên
• Trẻ hỏi quá nhiều có làm giáo viên mệt mỏi
2.5. Áp lực từ phụ huynh học sinh:
• Phụ huynh quá mong đợi từ giáo viên, gây áp lực.
• Phụ huynh đòi hỏi những điều không hợp lý, làm giáo viên bức xúc.
• Phụ huynh ít thông cảm cho giáo viên.
• Phụ huynh hay nổi nóng, cư xử thiều chừng mực.
• Phụ huynh đe dọa hành hung.
2.6. Áp lực từ dư luận xã hội:
• Nghề dạy trẻ có bị xã hội soi xét.

• Giáo viên có muốn bỏ nghề.
10 | P a g e


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

2.7. Áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm

non:







Giáo viên có cảm thấy quá sức trong kiến thức và kỹ năng.
Chương trình giáo dục thường xuyên thay đổi, áp lực đến giáo viên.
Hồ sơ sổ sách có nhiều và áp lực đến giáo viên.
BGH dự giờ và Đoàn kiểm tra có gây áp lực đến giáo viên.
Giáo viên có hay nổi nóng.
Giáo viên có bạo hành trẻ về tinh thần và thể chất.

3. Báo cáo các hệ thống các Items đã soạn trong từng đề mục
3.1. Thang đo thử nghiệm (Tiến hành lần 1)

THANG ĐO MỨC ĐỘ STRESS CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
(Thử nghiệm)

MỤC ĐÍCH:
Chúng tôi ao ước được biết về những khó khăn, áp lực và căng thẳng trong công việc
của Giáo viên mầm non của trường. Chúng tôi hy vọng hiểu được nhu cầu, tâm tư nguyện
vọng của các Cô và đó là cách tốt nhất để nhà trường xây dựng được môi trường làm
việc, chính sách đãi ngộ phù hợp, thỏa đáng.
Những thông tin các Cô cung cấp giúp nhà trường biết được thực trạng Stress của
GVMN trong trường. Câu trả lời và thông tin của các Cô sẽ được giữ bí mật. Tham gia
phỏng vấn trong nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện.
Cảm ơn vì sự hợp tác của Quý Cô!
Họ và tên:
Ngày sinh:
GV chủ nhiệm/ phụ trách lớp:
Nơi công tác:

Giới tính:
Ngày thực hiện:
Tình trạng sức khỏe:
Quận:

Các mức độ chọn:
Với mỗi câu, Cô đọc rồi chọn 1 trong 5 mức sau bằng cách đánh dấu  vào ô tương ứng:
0 đ – Không đúng với tôi chút nào
1 đ – Đúng với tôi phần nào
2 đ – Đúng với tôi ở mức trung bình
3 đ – Đúng với tôi phần nhiều
4 đ – Hoàn toàn đúng với tôi
ĐIỂM SỐ
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
CÁC YÊU TỐ
A Môi trường, điều kiện làm việc

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
1

Làm việc trong môi trường ồn ào khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.

11 | P a g e


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý
2
3
4
5
6
7
B
8
9
10
11
12
C
13
14
15
16
17
D
18
19

20
21
22
E
23
24
25
26
27

Làm việc trong điều kiện thiếu đồ dùng và trang thiết bị hỗ trợ
khiến tôi cảm thấy không thoải mái.
Việc trực trưa khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.
Làm việc quá 8 giờ/ ngày, phải đi sớm về muộn khiến tôi mệt mỏi.
Làm việc ngoài giờ, họp vào ngày nghỉ khiến tôi cảm thấy bực bội.
Thiếu cơ hội giao lưu học hỏi vì môi trường giao tiếp bị giới hạn.
Môi trường làm việc ít có cơ hội thăng tiến.
Chế độ đãi ngộ
Thu nhập của tôi không đủ trang trải cuộc sống.
Tôi tự lo chi phí cho hoạt động chuyên môn của mình.
Tôi chật vật xoay sở tài chính khi gia đình xảy ra sự cố vì không có
khoản dự trữ.
Phải làm thêm công việc khác để cải thiện cuộc sống.
Muốn thay đổi công việc hiện tại.
Mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên
Đồng nghiệp không phối hợp tốt với nhau trong công việc khiến tôi
gặp khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc khiến tôi cảm thấy
quá tải.
Cấp trên chưa ghi nhận những nỗ lực đóng góp của giáo viên khiến

tôi mất động lực phấn đấu.
Cấp trên chưa tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Cấp trên đối xử không công bằng khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Áp lực từ học sinh của tôi
Số lượng trẻ trong lớp quá đông khiến tôi cảm thấy quá sức
Tôi cảm thấy khó khăn khi học sinh của tôi không đồng đều về khả
năng tiếp thu và thể lực.
Trẻ biếng ăn, ăn chậm, hay nôn, hay khóc khiến tôi cảm thấy căng
thẳng, mệt mỏi, chán nản.
Trẻ không ngăn nắp trật tự, hay dành đồ chơi, chọc phá nhau khiến
tôi cảm thấy mệt mỏi.
Tôi khó chịu khi trẻ hỏi quá nhiều hay có hành vi không phù hợp.
Áp lực từ phụ huynh học sinh
Phụ huynh của lớp mong đợi quá nhiều từ giáo viên khiến tôi cảm
thấy áp lực.
Phụ huynh của lớp đòi hỏi những điều không hợp lý khiến tôi cảm
thấy bức xúc
Phụ huynh của lớp ít thông cảm cho công việc của giáo viên khiến
tôi cảm thấy không được chia sẻ và thấu hiểu.
Phụ huynh của lớp dễ nổi nóng, cư xử thiếu chừng mực khiến tôi
cảm thấy không được tôn trọng.
Phụ huynh của lớp đe dọa hành hung khi xảy ra sự cố khiến tôi cảm

12 | P a g e

Nhóm 1

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)


(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý
F
28
29
30
31
32
G
33
34
35
36
37
38
39
40

Nhóm 1

thấy lo lắng, bất an.
Áp lực từ dư luận xã hội
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
Nghề của tôi bị dư luận soi xét khiến tôi cảm thấy căng thẳng.
Nghề của tôi được xã hội quan tâm và yêu cầu quá khắt khe khiến

tôi cảm thấy áp lực.
Công việc vất vả nhưng khi có sơ suất lại dễ bị xã hội phát hiện và
lên án dữ dội khiến tôi cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Tôi cảm thấy khó có thể tiếp tục theo nghề nếu bản thân bị xã hội
lên án.
Xã hội chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của ngành giáo dục
mầm non.
Áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
mầm non
Xử lý nhiều tình huống phát sinh trong quá trình làm việc khiến tôi
cảm thấy mệt mỏi.
Tôi cảm thấy quá sức khi phải đảm bảo lượng kiến thức, kỹ năng
khá lớn cho trẻ trong chương trình khung của BGG&ĐT.
Tôi cảm thấy áp lực khi chương trình giáo dục thường xuyên thay
đổi.
Thực hiện quá nhiều loại hồ sơ sổ sách theo yêu cầu khiến tôi cảm
thấy quá tải.
Tôi cảm thấy lo lắng, áp lực và mệt mỏi mỗi khi BGH dự giờ, thăm
lớp hay chuẩn bị đón các Đoàn kiểm tra.
Tôi cảm thấy khó khăn khi thực hiện các lĩnh vực trong chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non.
Tôi dễ nổi nóng.
Tôi bạo hành trẻ về tinh thần, thể chất.

Tổng số điểm:…………..
3.2. Các việc đã làm với thang đo thử nghiệm

a. Cách chọn mẫu:




Lấy mẫu tập trung, 100% với số lượng 40 giáo viên tại trường mầm non Bé
Yêu, Huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Số lượng mẫu thử nghiệm: 40.

b. Các khó khăn và thuận lợi trong việc thu thập các số liệu:



13 | P a g e

Thuận lợi: Trong nhóm có thành viên đang công tác tại Trường Mầm Non Bé
Yêu. Giáo viên tại trường hợp tác thực hiện thang đo.
Khó khăn: Nhóm phải canh chọn thời gian nghĩ của các giáo viên để nhờ thực
hiện thang đo, và có một số giáo viên phải tranh thủ giờ dạy để làm do không


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

tập trung được hết các giáo viên cùng một lúc, phải mất nhiều thời gian trong
quá trình thực hiện thang đo.

c. Bảng báo cáo về hệ số tin cậy và độ phân cách của tửng câu:
Được báo cáo trong file Excel có tên: Nhom01 SoLieu&KetQua.xlsx trong Sheet2.

d. Những câu có vấn đề:
Vì một số câu có độ phân cách kém như thể hiện ở bảng dưới:

Câu
7
16
32
33
39
40

Nội Dung
Môi trường làm việc ít có cơ hội thăng tiến.
Cấp trên chưa tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Xã hội chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của ngành giáo
dục mầm non.
Xử lý nhiều tình huống phát sinh trong quá trình làm việc
khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.
Tôi dễ nổi nóng.
Tôi bạo hành trẻ về tinh thần, thể chất.

Độ PC
0.4
0.2

Mức
Vừa
Dễ

0.4

Vừa


0.2

Dễ

-0.1
0.2

Tệ
Dễ

e. Các câu đã điều chỉnh như sau:
Câu
7
16
32
33
39
40

Nội Dung
Tôi không được thể hiện hết khả năng và tài năng của mình.
Cấp trên chưa quan tâm đúng mức và còn gây khó khăn cho tôi trong công việc.
Xã hội còn đánh giá quá thấp tầm quan trọng trong giáo dục và đào tạo của ngành giáo
dục mầm non.
Tiếp nhận và phải thường xuyên tham gia nhiều buổi tập huấn giáo viên khiến tôi mệt
mỏi.
Sự đòi hỏi và yêu cầu cao trong chương trình giáo dục mầm non của BGD&ĐT làm tôi
cảm thấy quá sức.
Sự đòi hỏi và yêu cầu cao của cấp lãnh đạo nhà trường làm tôi cảm thấy bị áp lực.


Sau kết quả sửa đổi trên đã hình thành thang đo chính thức như thể hiện bên dưới.
3.3. Thang đo chính thức (thực hiện lần 2)

THANG ĐO MỨC ĐỘ STRESS CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
(Chính thức)
MỤC ĐÍCH:
Chúng tôi ao ước được biết về những khó khăn, áp lực và căng thẳng trong công việc
của Giáo viên mầm non của trường. Chúng tôi hy vọng hiểu được nhu cầu, tâm tư nguyện
vọng của các Cô và đó là cách tốt nhất để nhà trường xây dựng được môi trường làm
việc, chính sách đãi ngộ phù hợp, thỏa đáng.
14 | P a g e


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

Những thông tin các Cô cung cấp giúp nhà trường biết được thực trạng Stress của
GVMN trong trường. Câu trả lời và thông tin của các Cô sẽ được giữ bí mật. Tham gia
phỏng vấn trong nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện.
Cảm ơn vì sự hợp tác của Quý Cô!
Họ và tên:
Ngày sinh:
GV chủ nhiệm/ phụ trách lớp:
Nơi công tác:

Giới tính:
Ngày thực hiện:
Tình trạng sức khỏe:
Quận:


Các mức độ chọn:
Với mỗi câu, Cô đọc rồi chọn 1 trong 5 mức sau bằng cách đánh dấu  vào ô tương ứng:
0 đ – Không đúng với tôi chút nào
1 đ – Đúng với tôi phần nào
2 đ – Đúng với tôi ở mức trung bình
3 đ – Đúng với tôi phần nhiều
4 đ – Hoàn toàn đúng với tôi
ĐIỂM SỐ
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
CÁC YÊU TỐ
A Môi trường, điều kiện làm việc
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
1
2
3
4
5
6
7
B
8
9
10
11
12
C
13
14
15

16

Làm việc trong môi trường ồn ào khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.
Làm việc trong điều kiện thiếu đồ dùng và trang thiết bị hỗ trợ
khiến tôi cảm thấy không thoải mái.
Việc trực trưa khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.
Làm việc quá 8 giờ/ ngày, phải đi sớm về muộn khiến tôi mệt mỏi.
Làm việc ngoài giờ, họp vào ngày nghỉ khiến tôi cảm thấy bực bội.
Thiếu cơ hội giao lưu học hỏi vì môi trường giao tiếp bị giới hạn.
Tôi không được thể hiện hết khả năng và tài năng của mình.
Chế độ đãi ngộ
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
Thu nhập của tôi không đủ trang trải cuộc sống.
Tôi tự lo chi phí cho hoạt động chuyên môn của mình.
Tôi chật vật xoay sở tài chính khi gia đình xảy ra sự cố vì không có
khoản dự trữ.
Phải làm thêm công việc khác để cải thiện cuộc sống.
Muốn thay đổi công việc hiện tại.
Mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên
(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)
Đồng nghiệp không phối hợp tốt với nhau trong công việc khiến tôi
gặp khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc khiến tôi cảm thấy
quá tải.
Cấp trên chưa ghi nhận những nỗ lực đóng góp của giáo viên khiến
tôi mất động lực phấn đấu.
Cấp trên chưa quan tâm đúng mức và còn gây khó khăn cho tôi

15 | P a g e



Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý
17
D
18
19
20
21
22
E
23
24
25
26
27
F
28
29
30
31
32
G
33
34
35
36

trong công việc.
Cấp trên đối xử không công bằng khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Áp lực từ học sinh của tôi

Số lượng trẻ trong lớp quá đông khiến tôi cảm thấy quá sức.
Tôi cảm thấy khó khăn khi học sinh của tôi không đồng đều về khả
năng tiếp thu và thể lực.
Trẻ biếng ăn, ăn chậm, hay nôn, hay khóc khiến tôi cảm thấy căng
thẳng, mệt mỏi, chán nản.
Trẻ không ngăn nắp trật tự, hay dành đồ chơi, chọc phá nhau khiến
tôi cảm thấy mệt mỏi.
Tôi khó chịu khi trẻ hỏi quá nhiều hay có hành vi không phù hợp.
Áp lực từ phụ huynh học sinh
Phụ huynh của lớp mong đợi quá nhiều từ giáo viên khiến tôi cảm
thấy áp lực.
Phụ huynh của lớp đòi hỏi những điều không hợp lý khiến tôi cảm
thấy bức xúc.
Phụ huynh của lớp ít thông cảm cho công việc của giáo viên khiến
tôi cảm thấy không được chia sẻ và thấu hiểu.
Phụ huynh của lớp dễ nổi nóng, cư xử thiếu chừng mực khiến tôi
cảm thấy không được tôn trọng.
Phụ huynh của lớp đe dọa hành hung khi xảy ra sự cố khiến tôi cảm
thấy lo lắng, bất an.
Áp lực từ dư luận xã hội
Nghề của tôi bị dư luận soi xét khiến tôi cảm thấy căng thẳng.
Nghề của tôi được xã hội quan tâm và yêu cầu quá khắt khe khiến
tôi cảm thấy áp lực.
Công việc vất vả nhưng khi có sơ suất lại dễ bị xã hội phát hiện và
lên án dữ dội khiến tôi cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Tôi cảm thấy khó có thể tiếp tục theo nghề nếu bản thân bị xã hội
lên án.
Xã hội còn đánh giá quá thấp tầm quan trọng trong giáo dục và đào
tạo của ngành giáo dục mầm non.
Áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ

mầm non
Tiếp nhận và phải thường xuyên tham gia nhiều buổi tập huấn giáo
viên khiến tôi mệt mỏi.
Tôi cảm thấy quá sức khi phải đảm bảo lượng kiến thức, kỹ năng
khá lớn cho trẻ trong chương trình khung của BGG&ĐT.
Tôi cảm thấy áp lực khi chương trình giáo dục thường xuyên thay
đổi.
Thực hiện quá nhiều loại hồ sơ sổ sách theo yêu cầu khiến tôi cảm
thấy quá tải.

16 | P a g e

Nhóm 1

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)

(0đ) (1đ) (2đ) (3đ) (4đ)


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý
27
38
39
40

Nhóm 1


Tôi cảm thấy lo lắng, áp lực và mệt mỏi mỗi khi BGH dự giờ, thăm
lớp hay chuẩn bị đón các Đoàn kiểm tra.
Tôi cảm thấy khó khăn khi thực hiện các lĩnh vực trong chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non.
Sự đòi hỏi và yêu cầu cao trong chương trình giáo dục mầm non của
BGD&ĐT làm tôi cảm thấy quá sức.
Sự đòi hỏi và yêu cầu cao của cấp lãnh đạo nhà trường làm tôi cảm
thấy bị áp lực.

Tổng số điểm:…………..
3.4. Các việc đã làm với thang đo chính thức:

a. Cách chọn mẫu:
Nhóm lấy mẫu phân tán tại các trường mà nhóm có khả năng tiếp cận trong khu
vực thành phố Hồ Chí Minh, gồm có:







Trường Mầm Non Bé Yêu: 40 giáo viên;
Trường Mầm Non Sơn Ca, : 10 giáo viên;
Trường Mầm Non Thủy Tiên1: 10 giáo viên;
Trường Mầm non Nắng Mai: 20 giáo viên;
Trường Mầm Non Hướng Dương: 20 giáo viên;
Số lượng mẫu chính thức: 100


b. Các khó khăn và thuận lợi trong việc thu thập các số liệu




17 | P a g e

Thuận lợi: Trong nhóm có thành viên làm trong ngành giáo dục mầm non,
nên cũng có được mối quan hệ, có bạn bè đồng nghiệp, quen biết được một
số trường bạn trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Khó khăn: Thời gian tiếp cận các cô giáo không được tập trung, trong thời
gian dạy của các cô, nhóm không thể tiếp cận nhờ các cô thực hiện thang đo,
vì sợ ảnh hưởng đến giờ dạy. Nên nhóm phải đi nhiều lần cho việc lấy số
liệu. Phải đi lại nhiều lần và nhờ Ban Giám Hiệu dẫn đến từng lớp để hổ trợ
việc gặp cô giáo. Nhiều tâm lý của giáo viên không muốn làm đúng thực
trạng thực tế vì lo ngại vấn đề thông tin này gửi lên Ban Giám Hiệu nhà
trường, sợ bị đánh giá ABC, hoặc là nhiều giáo viên chỉ đánh lấy có, nên
nhóm phải vất vả trong vấn đề giải thích về mục đích của việc thực hiện test
với các cô, và phải đảm bảo việc bảo mật thông tin cá nhân cho các cô.


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

c. Bảng báo cáo về hệ số tin cậy và độ phân cách của tửng câu:
Được báo cáo trong file Excel có tên: Nhom01 SoLieu&KetQua.xlsx trong Sheet3.

d. Những câu có vấn đề:
Không còn câu nào có vấn đề. Vì đã khắc phục và chuẩn hóa theo yêu cầu.


4. Kết luận
Qua kết quả điều tra số liệu và phân tích số liệu của 100 giáo viên đang đứng lớp
tại các trương Mầm non trên địa bàn quận Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh cho ta thấy
đươc rằng GVMN gặp những khó khăn trong các mặt-yếu tố nhất định như mặt môi
trường và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, …Và những yếu tố này là tác nhân gây
stress cho GVMN với những cấp độ khác nhau. Cùng với một môi trường làm việc
như nhau những mỗi người đều có những khó khăn riêng và có những cách ứng phó
riêng của chính mình mà sẽ có giáo viên dẫn đến stress hoặc có giao viên thích ứng và
vượt qua được những khó khăn đó. Qua kết quả điều tra này cũng cho thấy được một
điều rất quan trọng và hữu ích là thấy được sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các
giáo viên với nhau thật tốt. Và cũng cho biết được sự quan tâm, trăng rỡ của các giáo
viên đang ngày ngày sát cánh bên nhau với sự nghiệp trồng người của cả nước. Trong
tương lai chúng tôi hy vọng phát triển về đề tài này rộng hơn, với mẫu điều tra nhiều
hơn, với nhiều trường hơn, với nhiều quận hơn để đánh giá xem thang đánh giá và các
yếu tố nhóm chọn bằng bảng hỏi có mang tính khách quan và áp dụng cho nhiều
trường mầm non không. Mong muốn có sự điều chỉnh cho phù hợp với đại đa số các
trường mầm non. Và cũng nhờ có bảng đánh giá hoàn chỉnh hơn này có thể giúp cho
các trường mâm non hiểu được tâm tư nguyện vọng của những giáo viên của trường
mình hoặc rộng hơn là ngành giáo dục có thể nắm được thực trạng giáo viên màm non
như thế nào. Thông qua kết quả này chúng tôi cũng có những đề xuất để giúp cho
GVMN có những hỗ trợ và chú tâm hơn trong cuộc sống cũng như công việc của
chính các giáo viên để giúp họ cải thiện hơn về khả năng nuôi dạy các cháu nên
người. Vì ở giai đoạn mầm non là một nền móng rất quan trọng cho các em tiến bước
trên còn đường phát triển bản thân và sau này có thể trỡ thành người có ích cho gia
đình, xã hội và đất nước.

5. Tài liệu tham khao
1) />2) />18 | P a g e



Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

3) Fiona Jones, Jim Bright, Angela Clow, Stress: myth, theory, and research, Pearson
4)

5)

6)
7)

Education, 2001, p.4
“Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay”:Tác giả: LÊ THỊ
HƯƠNG. Xuất bản: 01/04/2013, 08:52. Thông tin luận văn “Stress trong công
việc của giáo viên mầm non hiện nay” của HVCH Lê Thị Hương, chuyên ngành
Tâm lí học.
“ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦAGIÁO VIÊN MẦM NONTRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Tác giả: Trịnh Viết ThenCN, Trường ĐH Văn Hiến, Mai Thị Nguyệt Nga - TS, Trường ĐH Văn Hiến .của
bài: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 05 - THÁNG 11/2014.
Trắc nghiệm đo lường thành quả HT (tập 1 và 2), tác giả Dương Thiệu Tống.
Khoa Học Chẩn đoán Tâm Lý (Trần Trọng Thủy).

Bài thực hành môn Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý
Đề tài: Xây dựng thang đo đánh giá mức độ stress trong công việc của giáo viên mầm non.
GVH D
: ThS. Lý Minh Tiên
Nhóm thực hiện : Nh óm 01
Lớp

: VB2-K03
Khoa:
: Tâm lý học
Trường
: ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh
Hoàn thành ngày 09 tháng 01 năm 2017

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn cho đề tài nhóm 01:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
19 | P a g e


Lý thuyết và Kỹ thuật soạn thảo trắc nghiệm tâm lý

Nhóm 1

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

20 | P a g e



×