Tải bản đầy đủ (.pdf) (521 trang)

Bài làm cuối kỳ -thực hiện các test môn Chẩn Đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.25 MB, 521 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Tâm lý
---o0o---

TÂM LÝ HỌC CHẨN ĐOÁN

BÀI CUỐI KÌ:

LÀM CÁC TEST
1.Denver II;

2. Raven;

3.Cattell;

4. Gille;

5.NEMI-2;

6.Vineland II;

7.N.HOLL;

8.MBTI;

9. MMPI;

10. DASS 42;

11. Brunet-Lezine;



GVHD
Người tổng hợp
MSSV
LỚP
Số điện thoại
email

: TS. NGÔ XUÂN ĐIỆP
: LÊ VIẾT ĐỨC LINH
: 1466120007
: Tâm lý học VB2 K03
: 0936527834
:

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2016


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................................... 7
B. KHÁI NIỆM TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ: .............................................................................................. 8
1. Trắc nghiệm tâm lý là gì? ..................................................................................................................... 8
2.


Các tiêu chuẩn của trắc nghiệm tâm lý: ............................................................................................... 9

3.

Vai trò và giá trị của trắc nghiệm tâm lý ............................................................................................ 10

4.

Các loại trắc nghiệm ........................................................................................................................... 12

5.

Một số yêu cầu cơ bản khi trắc nghiệm .............................................................................................. 12

C. GIỚI THIỆU NHỮNG LOẠI TRẮC NGHIỆM ................................................................................... 13
I. DENVER II ................................................................................................................................................ 13
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. .................................................................................. 13
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ.............................................................................................. 16

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................... 19
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 19

b.


Thưc hiện test: ................................................................................................................................ 23

c.

Kết luận sau khi test:....................................................................................................................... 23

d.

Chú giải các lĩnh vực của Denver II ............................................................................................... 24

4.

THỰC NGHIỆM TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ: .......................................................................... 26
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 26

b.

Thực hiện test: ................................................................................................................................ 26

c.

Kết luận sau khi test:....................................................................................................................... 26

II. RAVEN TEST .......................................................................................................................................... 30
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. .................................................................................. 30
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ.............................................................................................. 33


3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................... 35
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 35

b.

Thực hiện test: ................................................................................................................................ 37

c.

Kết luận sau khi test:....................................................................................................................... 37

4.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM ............................................................................................................ 39

5.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ .................................................................................. 54
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 54

b.

Thực hiện test: ................................................................................................................................ 54


c.

Kết luân sau khi test:....................................................................................................................... 54

III. TEST CATTEL ....................................................................................................................................... 56
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. .................................................................................. 56
2


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ.............................................................................................. 60

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................... 62
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 62

b.

Thực hiện test: ................................................................................................................................ 84


c.

Kết quả sau khi test: ........................................................................................................................ 85

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ .................................................................................. 88
a.

Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 88

b.

Thực hiện test: ................................................................................................................................ 88

c.

Kết quả sau khi test: ........................................................................................................................ 89

IV. GILLE TEST ........................................................................................................................................... 93
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. .................................................................................. 93
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ.............................................................................................. 94

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................... 96
a.


Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... 96

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 104

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 105

4.

THỰC NGHIỆM TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ......................................................................... 109
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 109

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 109

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 109

V. NEMI-2................................................................................................................................................... 114
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN và PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ . ........... 114
2.


4.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 125
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 125

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 134

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 134
THỰC HIỆN THÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ................................................................................ 135

a. Chuẩn bị: .......................................................................................................................................... 135
b. Thực hiện test: .................................................................................................................................. 135
c. Kết quả sau khi test: ......................................................................................................................... 143
VI. VINELAND II ...................................................................................................................................... 145
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ................................................................................ 145
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 150

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 151
3



Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 151

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 246

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 247

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 250
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 250

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 250


c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 272

VII. N.HOLL ............................................................................................................................................... 275
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC. ................................... 275
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 280

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 280
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 280

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 282

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 282

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 285
a.


Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 285

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 285

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 285

VIII. MBTI .................................................................................................................................................. 286
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ................................................................................ 286
Bài trắc nghiệm MBTI dạng 2 - Chọn 4 trong 8 đặc điểm tính cách ................................................... 291
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 292

3.

TẠI SAO TRẮC NGHIỆM MBTI LẠI HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA .............................................. 299

4.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 303
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 303

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH MBTI ............................................................................... 305


1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 308

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 308

ISTJ : Người tận tâm với công việc (The Duty Fullfiller) ................................................................... 309
JSFJ : Người chăm nom (The Nurtures) .............................................................................................. 313
INFJ : Người che chở (The Protectors) ................................................................................................ 318
INTJ : Nhà khoa học (The Scientists) .................................................................................................. 322
ISTP : Thợ cơ khí (The Mechanics)..................................................................................................... 327
ISFP : Nghệ sĩ (The Artists) ................................................................................................................. 331
INFP : Nhà lý tưởng hóa (The Idealists) .............................................................................................. 335
INTP : Nhà tư duy (The Thinkers) ....................................................................................................... 340
4


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ


GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

9) ESTP : Người năng động (The Doers) ................................................................................................. 345
10) ESFP : Người trình diễn (The Perfomers) ........................................................................................... 349
11) ENFP : Người truyền cảm hứng (The Inspirers).................................................................................. 353
12) ENTP : Người nhìn xa trông rộng (The Visionaries)........................................................................... 358
13) ESTJ : Người giám hộ (The Guardian) ................................................................................................ 362
14) ESFJ : Người chăm sóc (The Caregivers) ............................................................................................ 366
15) ENFJ : Người cho đi (The Givers) ....................................................................................................... 371
16) ENTJ : Nhà điều hành (The Executives) ............................................................................................. 376
4. THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 381
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 381

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 381

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 381

IX. MMPI .................................................................................................................................................... 387
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ................................................................................ 387
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 393


3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 396
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 396

MMPI (566 câu) ................................................................................................................................... 396
MMPI (71 câu) ..................................................................................................................................... 410
b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 421

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 421

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIÊM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 430
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 430

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 430

c.


Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 431

X. DASS 42 ................................................................................................................................................. 436
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ................................................................................ 436
Giới thiệu Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm – Stress(Căng thẳng) (DASS 21) .................................... 439
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 440

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 449
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 449

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 450

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 450

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 456
a.


Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 456

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 456
5


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

c.

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 457

XI. BRUNET-LÉZINE - CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SINH LÝ – TÂM LÝ ................................................... 458
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ................................................................................ 458
2.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ............................................................................................ 459

3.

MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM................................................................................................................. 462
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 462


b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 466

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 467

4.

THỰC HIỆN TRÊN NGHIỆM THỂ CỤ THỂ ................................................................................ 470
a.

Chuẩn bị: ....................................................................................................................................... 470

b.

Thực hiện test: .............................................................................................................................. 470

c.

Kết quả sau khi test: ...................................................................................................................... 471

5.

TRẮC NGHIỆM BRUNET-LÉZINE KHÁC .................................................................................. 471

D. NỘI DUNG NGUYÊN BẢN VÀ VIẾT TẮT ..................................................................................... 484
1. NGUYÊN BẢN:............................................................................................................................... 484

a.

DENVER II: ................................................................................................................................. 484

b.

RAVEN: ....................................................................................................................................... 489

c.

CATTELL: ................................................................................................................................... 492

d.

GILLE: .......................................................................................................................................... 494

e.

NEMI-2: ........................................................................................................................................ 494

f.

MMPI............................................................................................................................................ 506

g.

MBTI ............................................................................................................................................ 508

2.


VIẾT TẮT ........................................................................................................................................ 516

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 516
1. ĐƯỜNG DẪN THAM KHẢO:.................................................................................................... 516
2.
F.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................................... 516

PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 521

6


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Các phương pháp đo lường được sử dụng trong mọi lĩnh vực khoa học, kể cả khoa học xã
hội và nhân văn. Trong một quần thể, việc đánh giá mức độ trí tuệ, các năng khiếu, sở thích,
đặc điểm nhân cách của từng thành viên, giúp họ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng
và năng lực. Trong y học, khoa học chẩn đoán tâm lý lâm sang được sử dụng bởi các nhà
tâm lý học, và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, như một công cụ lâm sàng để giúp
chẩn đoán các rối loạn tâm thần, cũng như giúp chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị lấy
phương pháp trắc nghiệm tâm lý làm công cụ thực hành để lượng hóa các triệu chứng tâm
thần, hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những lệch lạc về trí tuệ và nhân cách mang tính
chất tâm bệnh học, gợi ra phương hướng điều trị và đánh giá kết quả điều trị.

 Phương pháp trắc nghiệm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Giáo dục, Tâm lý,
Đào tạo, Tuyển dụng,....Ví dụ như trong lâm sàng tâm thần học trên thế giới, các trắc
nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá nhóm các triệu chứng về cảm xúc như thang đánh
giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory) năm 1961, thang đánh giá trầm cảm của
Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating Scale), do M.Hamilton giới thiệu 1960.
Thang đánh giá lo âu Jung (Jung Self-rated Anxiety Scale) năm 1971, Thang đánh giá lo âu
– trầm cảm – stress DASS (Depression-Anxiety-Stress Scale) năm 1995; Thang GDS được
xây dựng để nhận diện các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân là người già (Brink TL.,
1982; Yesavage JA., 1983). Thang đánh giá trạng thái tâm thần MMSE (Mini – Mental
State Examination) còn được gọi là thang Folstein năm 1975; nhóm các triệu chứng về trí
nhớ, trí tuệ như Thang đo trí tuệ Weschler dành cho người lớn (Weschler Adult Intelligence
Scale – WAIS) năm 1955, Trắc nghiệm trí nhớ Weschler (Weschler Memory Scale) năm
1945, Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven năm 1936; và đánh giá về nhân cách như
Thang đánh giá đa diện nhân cách Minnesota – MMPI (Minnesota Multiphasic Personality
Inventory) năm 1943, Bảng Nghiệm kê nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory
– EPI) năm 1947…Trong chuyên ngành Tâm lý trị liệu việc sử dụng công cụ test như
Nemi-2, Cattell, Brunet-lenize, Denver II,….để đánh giá hay lượng giá khả năng phát triển
hay giúp chẩn đoán bệnh được chính xác hơn và từ đó có những liệu pháp can thiệp hợp lý
và đúng bệnh để có những tác động hỗ trợ điều trị những chứng bệnh về phát triển tâm-sinhlý của con người.
 Ở Việt Nam, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý vào những mục đích thực tiễn còn khá
mới mẻ, nhưng bước đầu cũng đã được áp dụng trong ngành y tế với mục đích hỗ trợ chẩn
đoán bệnh đặc biệt trong chuyên khoa tâm thần.Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện
Bạch Mai Phòng Trắc nghiệm tâm lý từ nhiều năm nay đã sử dụng các thang đánh giá trầm
cảm để lượng hóa mức độ rối loạn các trạng thái trầm cảm. Công việc đó được tiến hành
một cách thường xuyên trên cả bệnh nhân tâm thần nội trú cũng như ngoại trú, kể cả trên
những bệnh nhân có một số biểu hiện rối loạn cảm xúc của các chuyên khoa khác như tim
mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp hay phục hồi chức năng… Những kết quả thu nhận được đã
góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng các rối loạn trầm cảm và đánh giá tiến triển trong điều
trị, giúp cho các thầy thuốc chuyên khoa có thêm thông tin để kết luận bệnh, trạng thái bệnh
7



Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ









GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

và từ đó chọn lựa các giải pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, chúng ta mới đang ở giai đoạn
sử dụng và thích nghi hoá các trắc nghiệm nước ngoài, việc nghiên cứu lí luận và xây dựng
các trắc nghiệm riêng thuần túy của nước ta mới đang ở mức độ ứng dụng và nghiên cứu
chuyển đổi cho phù hợp- Gọi là chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Trên thế giới, tâm lý học trẻ em đã và ngày càng được nhiều tác giả nghiên cứu về lý luận.
Trong lĩnh vực thực hành, từ những thập kỷ đầu của thế kỷ, bắt đầu xuất hiện những công
trình thực nghiệm và trắc nghiệm ngày thêm chính xác nhờ các phương tiện kỹ thuật tinh tế.
Các bậc thang, các hệ thống trắc nghiệm đã được xây dựng nhằm teo dõi, đánh giá, định
mức, so sánh tiến trình phát triển theo độ tuổi trên từng trẻ và giưa các trẻ lành mạnh và
bệnh lý,. Nhiều trắc nghiệm cho trẻ trước tuổi học và lứa tuổi học sinh đã trở thành quen
thuộc ở các nước, trong giới y học và tâm lý học. Trắc nghiệm: Gesell, Binet Simon, Merrill
Palmer, Terman Merrill, Brunet Lézine, Denver, Raven, Weschler, Gille,…..
Ở trẻ trước tuổi học, các nghiệm pháp bằng trắc nghiệm ra đời muộn hơn. Một số đã được
áp dụng phổ biến khoảng 50, 60 năm nay ở các nước phát triển phương Tây.

Ở Việt Nam, đối với trẻ dưới 6 tuổi, trắc nghiệm Brunet-Lézine (Pháp) và trắc nghiệm
Denver (Hoa Kỳ) đã được vận dụng từ những năm 70 cho đối tượng trẻ em nhà trẻ và một
số cơ sở nhi khoa.
Như vậy trắc nghiệm tâm lý nói chung và các thang trắc nghiệm đánh giá trầm cảm nói
riêng giữ một vai trò và có giá trị nhất định trong thực tiển của tất cả các ngành nghề và các
lĩnh vực đời sống của con người và nó có một tầm quan trọng không thể thiếu trong sự phát
triển của nhân loại. Để làm sáng tỏ giá trị góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng trong ngành
y khoa cũng rất quan trọng và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn ngoài các chẩn đoán của
chuyên môn y học.

B. KHÁI NIỆM TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ:
1. Trắc nghiệm tâm lý là gì?
 Thuật ngữ “trắc nghiệm tâm lý” được nhà Nhân chủng học người Anh - Francis Galton
sử dụng lần đầu tiên vào năm 1884 để đo sự phát triển tài năng của con người bằng
phương pháp thống kê và mô tả toán học. Galton định nghĩa: “Trắc nghiệm tâm lý là
nghệ thuật của phép đo và con số có ý nghĩa dựa trên những hoạt động của trí não”
(Galton, 1879).
 Năm 1968, nhà tâm lý học người Nga (Liên Xô cũ) B.G. Ananhep đã định nghĩa: “Trắc
nghiệm tâm lý là một hướng nghiên cứu tâm lý, có mục đích xác định trình độ phát triển
của các chức năng, các quá trình, các trạng thái và thuộc tính tâm – sinh lý của nhân
cách,…, xác định những đặc điểm cấu trúc của mỗi thứ đó và của các chùm của chúng,
tạo thành những hội chứng phức tạp của hành vi,…, xác định những trạng thái của con
người dưới tác động của những tác nhân kích thích, những tác nhân gây căng thẳng,
những tác nhân gây hẫng hụt và những tình huống khác nhau…”.
 Nhà tâm lý học người Mỹ F.S. Freeman (1971) đã đưa ra định nghĩa được nhiều người
chấp nhận rằng: “Trắc nghiệm tâm lý là một công cụ đã được tiêu chuẩn hóa, dùng để đo
lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả
8



Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc những loại hành vi khác”. Theo Freeman, ba
dấu hiệu cơ bản của trắc nghiệm là: (1) tính tiêu chuẩn hóa của việc trình bày và xử lý kết
quả; (2) tính không phụ thuộc của kết quả vào ảnh hưởng của tình huống thực nghiệm và
nhân cách nhà tâm lý học; và (3) tính đối chiếu của các tài liệu cá thể với các tài liệu
chuẩn mực, nghĩa là những tài liệu đã thu được cũng trong những điều kiện như thế ở
một nhóm khá tiêu biểu.
 Theo Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện (1995): “Trắc nghiệm tâm lý là một hệ
thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm,
nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người, cung
cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối
chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên
những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội”.
 Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thống nhất về mặt nhận thức rằng trắc nghiệm
tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội
dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người
hoặc một nhóm người. Với tư cách là một phương pháp nghiên cứu tâm lý học, trắc
nghiệm tâm lý phải mang các đặc trưng riêng, đó là tính chất tương đối đơn giản của thủ
tục và trang bị; thời gian ngắn; ghi lại trực tiếp các kết quả; tiện lợi trong việc xử lý toán
học; có những tiêu chuẩn đã được xác lập; và khả năng sử dụng đối với cá nhân cũng như
đối với toàn bộ nhóm.
2. Các tiêu chuẩn của trắc nghiệm tâm lý:
 Pichot P.1973; Hamilton M., 1975; Chelov B.M., 1979, Hankin J.R., 1982 đã nhấn mạnh
đến bốn tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc xây dựng các trắc nghiệm tâm lý:
 Tính khách quan: Kết quả đo của trắc nghiệm không phụ thuộc vào mối quan hệ

riêng tư giữa nhà lâm sàng và nghiệm thể.
 Độ tin cậy: Trắc nghiệm đo cho những kết quả giống nhau qua nhiều lần thực hiện
trên cùng một nghiệm thể, tuy nhiên phải luôn tính đến các đặc điểm định tính và
mức độ phát triển của nghiệm thể.
 Độ ứng nghiệm: Trắc nghiệm phải đo được chính cái cần đo, cái cần nghiên cứu. Độ
ứng nghiệm của trắc nghiệm bao gồm độ ứng nghiệm nội dung (các đề mục trong
trắc nghiệm phải đại diện được cho cái cần đo), độ ứng nghiệm đồng thời (trắc
nghiệm phải có giá trị đồng thời với những tiêu chuẩn đánh giá đang có) và độ ứng
nghiệm cấu trúc (trắc nghiệm phải đảm bảo đánh giá được từng biến số hay cấu trúc
bên trong).
 Tính quy chuẩn: Cách tiến hành xử lý kết quả, các bước thực hiện, các cách cho
điểm và kết luận đều được quy định chặt chẽ. Trắc nghiệm phải được thực hiện theo
những tiêu chuẩn, hay những quy chuẩn căn cứ theo một nhóm chuẩn, và nhóm
chuẩn cũng phải mang tính đại diện cho cộng đồng.
 Độ ứng nghiệm và độ tin cậy của công cụ đánh giá đóng vai trò then chốt trong việc lựa
chọn phương pháp đánh giá phù hợp. Độ ứng nghiệm là mức độ của một thang đánh giá
9


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

đo được triệu chứng cần đánh giá, trong khi độ tin cậy là mức độ đo lường được tính
nhất quán của kết quả đánh giá.
 Cơ sở lâm sàng nơi công cụ đánh giá được thực hiện rất quan trọng vì sự gò bó về mặt
thời gian có thể làm hạn chế sự lựa chọn các thang đánh giá. Ngoài ra, nhà lâm sàng nên
xác định xem với bệnh nhân này thì nên sử dụng thang tự đánh giá, thang quan sát hay

thang phỏng vấn thì phù hợp hơn.
 Các thang phỏng vấn có thể đảm bảo quá trình hoàn thành trắc nghiệm – điều rất quan
trọng trong nhóm quần thể người già cũng như trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng
chúng có thể chứa đựng cả những suy nghĩ chủ quan của người phỏng vấn, điều này tác
động đến tính khách quan của kết quả trắc nghiệm. Do đó, việc sử dụng các thang phỏng
vấn phải do các nhà lâm sàng đã được tập huấn kỹ về loại trắc nghiệm này nhằm làm
giảm ý kiến chủ quan cá nhân trong việc diễn giải hoặc diễn đạt các câu hỏi.
 Các thang tự đánh giá đem lại hiệu quả về mặt thời gian cho các nhà lâm sàng. Tuy
nhiên một số người già cần phải có sự trợ giúp từ phía các thành viên trong gia đình để
hoàn thành được các câu hỏi. Sự trợ giúp từ người thứ ba có thể mang lại kết quả là các
số liệu nhiều khi không phản ánh được thực sự ý kiến của bệnh nhân. Ngoài ra, những
bệnh nhân có động cơ kém hoặc trầm cảm thường có xu hướng không làm theo quy trình
đánh giá. Điều nữa là yếu tố xấu hổ và sợ bị kỳ thị cũng có thể dẫn đến việc không báo
cáo đầy đủ các triệu chứng ở thang tự đánh giá. Một trắc nghiệm tâm lý tốt, sử dụng
trong lâm sàng có hiệu lực đánh giá hay không còn tùy thuộc vào người sử dụng trắc
nghiệm.
 Người sử dụng trắc nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của trắc nghiệm, cố
gắng khách quan một cách tối đa, thiết lập mối quan hệ tin cậy, hợp tác tích cực từ phía
nghiệm thể.
 Người sử dụng trắc nghiệm phải chọn được những trắc nghiệm phù hợp cho từng
nghiệm thể để họ chấp nhận làm trắc nghiệm một cách tự nguyện, khuyến khích nghiệm
thể làm trắc nghiệm, để họ bộc lộ tâm tư hoặc thể hiện được năng lực trí tuệ khi làm trắc
nghiệm.
 Trắc nghiệm tâm lý là một công cụ khách quan, còn sự đánh giá của người sử dụng trắc
nghiệm mang tính chủ quan. Chính vì vậy, việc sử dụng trắc nghiệm đòi hỏi người sử
dụng trắc nghiệm phải có tay nghề thành thạo, có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về
tâm thần học – tâm lý học, biết đánh giá kết quả ở từng nghiệm thể trong từng tình
huống nhất định.
 Kết quả trắc nghiệm không chỉ có ý nghĩa duy nhất mà còn có khả năng mang lại nhiều
ý nghĩa. Kết quả chỉ là chỉ báo để gợi ý cho lâm sàng chứ không mang ý nghĩa quyết

định trong việc chẩn đoán hay điều chỉnh việc điều trị. Trong một số trường hợp cần
thiết, có thể tiến hành làm nhiều trắc nghiệm để so sánh đối chiếu, nhằm đánh giá được
một cách chính xác hơn với những kinh nghiệm lâm sàng thông thường.
3. Vai trò và giá trị của trắc nghiệm tâm lý
a. Trắc nghiệm và đánh giá:
10


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

 Trắc nghiệm là một yếu tố của đánh giá. Bởi lẽ để đánh giá một cấu trúc tâm lý của một
người nào đó một cách đúng đắng thì đánh giá đó không chỉ được dựa trên việc trắc
nghiệm mà thôi mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác như: quan sát, thực nghiệm tự nhiên
hoặc là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng có thể là qua việc đàm thoại, điều
tra…Tuy nhiên thường thin nhà nghiên cứu rất chú ý sử dụng phương pháp trắc nghiệm.
Bởi lẻ trắc nghiệm trong những điều kiện nhất định sẽ là một công cụ tốt giúp chúng ta
đánh giá, nhận xét xác đáng hơn đối với hiện tượng đang được tìm hiểu.
 Đánh giá và nhận định một hiện tượng tâm lý là một vấn đề không phải dễ và không
phải muốn đánh giá thế nào thì đánh, mốn phán thế nào thì phán được nên đánh giá tâm
lý người bao gồm nhiều số đo lường, nhiều trắc nghiệm hay nhiều lĩnh vực khác nhau
như: nhận thức, tình cảm, năng lực, tính cách…
 Ngoài ra đánh giá tâm lý cũng có nhiều nguồn khác nhau như: cha mẹ, thầy cô, bạn
bè…theo nhiều cách quan sát khác nhau có thể là quan sát trong tự nhiên khi một em bé
đang chơi với bạn bè chẳng hạn hoặc là quan sát trong phòng thì nghiệm với các dụng
cụ chỉ định của người nghiên cứu. Và trong nhiều trường hợp tất cả những đánh giá này
sau đó được tổng hợp và thống nhất với nhau thành một một nhận định tâm lý. Ví dụ

như khí ta nói cậu bé A thong minh thì đây là một nhận định được tổng hợp từ nhiều
đánh giá khác nhau trong quá trình quan sát, đàm thoại, trắc nghiệm…từ cậu bé A đó.
b. Tại sao trắc nghiệm lại có một vai trò quan trọng như thế?
 Chúng ta phải công nhận với nhau một điều là tâm lý con người hết sức trù tượng và ta
không thể dễ dàng nắm bắt, sờ mó như một cái ghế hay một cái bàn. “Dò sông, dò biển
dễ dò. Ai đời lấy thước mà đo lòng người.” Ông bà ta có câu nói như thế âu cũng là vì lẽ
này. Tuy nhiên ông bà không ngờ rằng con cháu bây giờ có thế lấy thước mà đo lòng
người được cơ chứ. Đúng là “hậu sinh khả úy”! Vâng và cây thước để đo lòng người ấy
không phải cái gì khác mà chính là Test tâm lý mà nãy giờ chúng ta đang tìm hiểu. Bởi
lẽ thong qua những kết quả giải chúng, một số đặc điểm hay phẩm chất tâm lý của người
tham gia trắc nghiệm sẽ được bộc lộ và nhờ đó, người sử dụng công cụ này sẽ đo, đếm
được những hiện tượng mà chúng ta không thể sờ mó trực tiếp như đối với một số đối
tượng, sự vật khác được.
 Vì thế trắc nghiệm có vai trò rất lớn trong việc xét tuyêtn đầu vào của các trường học,
hoặc là việc xét tuyển nhân sự ở các công ty, xí nghiệp, cũng như trong việc chẩn đoán
và điều trị ở các bệnh viện…
 Ngoài ra, qua trắc nghiệm tâm lý, người được trắc nghiệm sẽ có cơ hội được hiểu rõ về
bản thân mình hơn. Có thể là trí tuệ, hay là cảm xúc, tình cảm, nhân cách, năng
lực…của bản thân mà lâu nay nó vẫn còn mầm mờ sau bức rem đen mà ta hằng muốn
nhìn mặt. Và chính vì điều này mà trắc nghiệm có những ảnh hưởng rất tinh tế và sâu
sắc trên đời sống và thậm chí là có thể thay đổi cả cuộc đời của người được trắc nghiệm.
Ví dụ như một người có khả năng về hội họa mà xưa nay người đó không biết. Và vì
không biết nên người đó không dám tự tin hoặc là không để ý đến lĩnh vực mà ông trời
vốn đã giành cho mình. Nhưng khi được trắc nghiệm và được cho biết là người đó có
11


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP


SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

khả năng để trở thành một người họa sĩ tài ba nếu biết trau dồi, gọt dũa tài năng, thì từ
đó có thể xuất hiện một người họa sĩ tài ba dần dần dẫn dắt nhân loại đến với cái chân –
thiện – mỹ.
4. Các loại trắc nghiệm
 Có rất nhiều loại trắc nghiệm khác nhau và ngày càng nhiều thêm dưới sự nghiên cứu
của các chuyên gia soạn thảo trắc nghiệm. Nhưng ta có thể liệt kê một số loại trắc
nghiệm phổ biến như sau: trắc nghiệm hứng thú; trắc nghiệm khả năng học tập; trắc
nghiệm thành tích học tập; trắc nghiệm về nhân cách; trắc nghiệm về trí thông minh và
trắc nghiệm về chức năng thần kinh học,....
5. Một số yêu cầu cơ bản khi trắc nghiệm
 Điều đầu tiên để sử dụng được trắc nghiệm thì người trắc nghiệm nhất thiết phải được sự
huấn luyện về kỹ thuật đo đạc và phải hiểu được những điểm cơ bản trong lý thuyết tâm
lý học.
 Một điều kiện không thế thiếu được trong việc trắc nghiệm tâm lý nữa đó là các trắc
nghiệm phải có tính phù hợp. Ta không thể dễ dàng dung trắc nghiệm ở đối tượng này
cho đối tượng khác. Ví dụ như dung trắc nghiệm trí tuê của học sinh tiểu học cho học
sinh cấp 3 làm. Và kết quả đạt được rất cao và ta kết luận là học sinh cấp 3 trường nào đó
rất thong minh như vậy là không, không thể được. Hoặc là ta mới kiếm ở đâu đó được
một bảng trắc nghiệm ở Mỹ vậy là hí hửng đi trắc nghiệm ở người Việt Nam rồi “phán”
lung tung như vậy là hết sức sai lầm. Mà những bảng trắc nghiệm đó muốn sử dụng được
ở Việt Nam thì phải Việt hóa nó. Tức là phải có thời gian nghiên cứu để điều chỉnh sao
cho nó thích hợp với người Việt Nam. Có như vậy kết quá trắc nghiệm mới cho những
đánh giá chính xác được.
 Ngoài ra để trắc nghiệm có thể đem đến những nhận định khách quan và có độ tin cậy
cao thì sự trung thực, thắng thắn, thành thật với chính mình ở những người được trắc
nghiệm là hết sức quan trọng. Để làm được điều này thì ta nên tránh việc lặp đi lặp lại
trắc nghiệm quá nhiều lần trên một nghiệm thể, để tránh xảy ra hiện tượng “thích ứng

trắc nghiệm”. Ví dụ như khi ta cho một học sinh làm một trắc nghiệm IQ, trong lần đầu
tiên nó rất vất vả và mất nhiều thời gian. Nhưng trong những lần trắc nghiệm cùng một
bảng Test đó càng về sau thì học sinh đó càng làm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Và ta kết
luận là, chỉ số IQ của học sinh đó có tiến bộ. SAI LẦM! Bởi lẽ nơi học sinh đó đã xảy ra
cái gọi là “thích ứng trắc nghiệm”, sau nhiều lần trả lời cũng những câu hỏi trắc nghiệm
đó, học sinh đã ghi nhớ cái đáp án đúng. Và khi đọc câu hỏi nào đó thì nó sẽ tự khắc nhớ
đáp án đúng mà đâu cần phải suy nghĩ nên đâu phải mệt mõi và mất thời gian. Có khi nó
cũng chả cần đọc hết câu hỏi chỉ cần đọc mấy chữ đầu là nó đã “à đáp án là cái này, mình
nhớ mà!”. Ngoài ra, phần lớn các trắc nghiệm điều quy định rõ thời gian thực hiện. Tuy
nhiên để kết quả tin cậy, khách quan đòi hỏi nghiệm thể phản ứng, trả lời các câu hỏi
càng nhanh càng tốt. Thường thì những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng, hành động xuất
hiện đầu tiên trong đầu là những điều đúng với thực chất nhất. Không những thế, trước
khi làm trắc nghiệm, nghiệm thể phải loại bỏ được những tư tưởng, tâm thế là ta là một
12


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

người giỏi, khá hay kém…trong khía cạnh mà ta chuẩn bị được trắc nghiệm, để có thể
tránh được những kết quả thiếu khách quan và tin cậy.
 Chẩn đoán tâm thần học dựa trên việc phân loại, định nghĩa và đánh giá các rối loạn tâm
thần. Không giống như các bệnh lý khác, hầu hết các rối loạn tâm thần được xem xét theo
khía cạnh các hội chứng – nhóm các dấu hiệu và triệu chứng dựa trên tần xuất xuất hiện
đồng thời. Để đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng nhằm xác định chẩn đoán, các trắc
nghiệm tâm lý đã được xây dựng để định lượng, cụ thể hóa các triệu chứng chủ quan của
đối tượng, trắc nghiệm tâm lý góp phần làm giảm nhẹ các cuộc phỏng vấn của nhà lâm

sàng và tế nhị hóa các triệu chứng khó bộc lộ của người bệnh, ngoài ra chúng còn có vai
trò làm tăng thêm niềm tin của bệnh nhân đối với thầy thuốc và bản thân chúng chính là
liệu pháp tâm lý có hiệu quả.
 Trong lĩnh vực Tâm thần học, trắc nghiệm tâm lý dùng để:
 Đánh giá tần xuất và mức độ của các triệu chứng tâm thần;
 Hhỗ trợ xác định chẩn đoán lâm sàng;
 Đánh giá hiệu quả điều trị, dự báo hành vi, triệu chứng hay tiên lượng điều trị.
 Túm lại: tùy vào ngành nghề và lĩnh vực ứng dụng các trắc nghiệm tâm lý một cách hợp
lý và phù hợp với mục đích cần kiểm tra và đánh giá của từng ngành và lĩnh vực đó.

C. GIỚI THIỆU NHỮNG LOẠI TRẮC NGHIỆM
I. DENVER II
ÁP DỤNG CHO ĐỘ TUỔI TỪ SƠ SINH ĐẾN 6 TUỔI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ – VẬN ĐỘNG.

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
 The Denver Developmental Screening Test (DDST) là một đánh giá sử dụng rộng rãi để
kiểm tra tiến độ phát triển của trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi 6 tuổi, đã phát minh ra vào
năm 1969. DDST đầu được thiết kế tại Đại học Trung tâm y tế Colorado, Denver, Mỹ.
 Có những mối quan tâm lớn từ thời điểm đó về các mục cụ thể trong các thử nghiệm và,
cùng với việc thay đổi giá trị bình thường, nó đã quyết định rằng một phiên bản lớn của các
thử nghiệm là cần thiết trong năm 1992 (các DENVER II).
 Chậm phát triển (Xem thêm các bài viết riêng Delay in Walking and Delay in Talking): Hầu
hết các sàng lọc phát triển được thực hiện bởi người thăm sức khỏe nhưng, nếu họ nghi ngờ
một vấn đề, họ sẽ mang nó đến sự chú ý của GP. Do đó, ngay cả các bác sĩ không tham gia
trực tiếp vào việc đánh giá phát triển phải có kiến thức về phát triển bình thường. Nếu một
đứa trẻ đã không đạt được một cột mốc quan trọng tại một thời gian nhất định nhưng dường
như nằm trên ngưỡng đạt được nó sau đó là một lựa chọn an toàn là xem xét các con một
tháng hoặc lâu hơn sau đó để xác định tiến độ thực hiện. Nếu trẻ không nơi nào gần đạt
được các mốc hoặc có những nguyên nhân khác quan tâm sau đó giới thiệu là bắt buộc.

 Mốc phát triển vận động thô
 Đây là một hướng dẫn gần đúng với một số sự phát triển vận động thô của một đứa trẻ
trong ba năm đầu tiên của cuộc sống nhưng biến thể phổ biến:
13


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ











GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

 6 tuần: ngồi với lưng cong, cần hỗ trợ. Điều khiển được đầu. Kiểm soát được bụng
(khi tổ chức ở trên ghế dài với tay giám khảo đặt hỗ trợ ở bụng) có thể giữ đầu và cơ
thể ở mức độ một thời gian ngắn.
 3 tháng: có thể giữ đầu ở 90 ° trong huyền bụng.
 6 tháng: không lắc lư đầu khi ngồi. Có thể ngồi với sự hỗ trợ. Khi nằm úp mặt xuống,
có thể nâng lên trên cánh tay.
 9 tháng: Tự ngồi một mình. Ngồi không được hỗ trợ và có thể xoay vòng. Bóc tách.
(Tuổi bò rất khác nhau, và một số trẻ không bao giờ bò.)

 10 tháng: kéo để đứng và đứng giữ trên.
 12 tháng: Chập chững và đi với một tay với sự hỗ trợ. Có thể đứng một mình một
thời gian ngắn. Có thể đi một mình.
 18 tháng: đi bộ tốt. Trèo lên cầu thang cầm tay vịnh. Chạy. Ghế tự trong ghế.
 2 năm: đi lên và xuống cầu thang một mình. Hai bàn chân mỗi bước. Đá một quả
bóng.
 3 năm: leo cầu thang một chân mỗi bước. Có thể đứng trên một chân trong vài giây.
 Hầu hết trẻ em có thể đi bộ một mình bằng 11-15 tháng nhưng tốc độ phát triển rất
khác nhau. Một số trẻ sẽ nằm ngoài phạm vi dự kiến nhưng vẫn đi lại bình thường
cuối cùng. Đi bộ là coi được trì hoãn nếu nó đã không đạt được 18 tháng.
Chậm phát triển chiếm đến 15% trẻ em dưới 5 tuổi. Điều này bao gồm sự chậm trễ trong lời
nói và ngôn ngữ phát triển, phát triển vận động, phát triển cảm xúc xã hội và phát triển nhận
thức.
Phụ huynh thường là người đầu tiên có thể nhận thấy dấu hiệu chậm phát triển và bất kỳ
mối quan tâm của cha mẹ về sự phát triển của con em mình nên luôn luôn được thực hiện
nghiêm túc. Tuy nhiên, sự vắng mặt của các mối quan tâm của cha mẹ không nhất thiết có
nghĩa là tất cả là tốt.
Mục đích chính của việc đánh giá sự phát triển phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
 Các xét nghiệm có thể phát hiện các vấn đề về thần kinh như bại não ở trẻ sơ sinh.
 Các xét nghiệm có thể trấn an cha mẹ hoặc phát hiện các vấn đề trong lúc còn ấu thơ.
 Thử nghiệm vào cuối thời thơ ấu có thể giúp phát hiện các vấn đề học thuật và xã hội đủ
sớm để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể (mặc dù mối quan tâm của cha mẹ có
thể chỉ là một dự báo tốt đối với một số vấn đề).
Việc di chuyển đến mục tiêu nhắm vào lứa tuổi 2 và 3,5 năm, chứ không phải là thói quen,
đã dấy lên lo ngại rằng một số điều kiện (ví dụ, rối loạn phát triển lan tỏa) có thể được bỏ
qua. Không có công cụ sàng lọc phát triển có thể cho phép bản chất năng động của phát
triển của trẻ. hiệu suất của một đứa trẻ vào một ngày cụ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Phát triển không phải là một quá trình tuyến tính - đó là đặc trưng của giai đoạn lớn, cao
nguyên, và đôi khi hồi quy.
Sàng lọc đã dần dần được thay thế bởi các khái niệm về giám sát phát triển. Đây là một khái

niệm rộng hơn nhiều. Nó liên quan đến cha mẹ, cho phép cho bối cảnh và nên là một quá
trình liên tục linh hoạt.
14


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

 The Denver Screening Developmental Test (DDST), thường được gọi là Quy mô Denver, là
một xét nghiệm sàng lọc các vấn đề về nhận thức và hành vi ở trẻ em mầm non. Nó được
phát triển bởi William K. Frankenburg và lần đầu tiên được giới thiệu bởi ông và Josiah.B.
Dobbs vào năm 1967. Các thử nghiệm trước đây đã được bán trên thị trường bởi Denver
Developmental liệu, Inc., tại Denver, Colorado, do đó tên. Tính đến ngày 08 Tháng 6 năm
2015, công ty đã đóng cửa. Tuy nhiên, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng, và các tài liệu khác có
sẵn miễn phí trực tuyến tại www.DenverII.com . Các bộ kiểm tra có thể được đặt hàng từ
Oxford, Anh, tại www.hogrefe.co.uk . Xét nghiệm này có thể được sử dụng trong hồ sơ y tế
điện tử miễn phí.
 Quy mô phản ánh phần trăm của một nhóm tuổi nhất định có thể thực hiện một nhiệm vụ
nhất định. Trong một thử nghiệm để được quản lý bởi một bác sĩ nhi khoa hoặc y tế khác
hoặc dịch vụ xã hội chuyên nghiệp, hiệu suất của một đối tượng chống lại sự phân bố tuổi
thường xuyên được ghi nhận. Nhiệm vụ được nhóm lại thành bốn loại (tiếp xúc xã hội, kỹ
năng vận động tinh, ngôn ngữ và kỹ năng vận động thô) và bao gồm các hạng mục như nụ
cười một cách tự nhiên (thực hiện bởi 90% của ba tháng tuổi), gõ hai khối tòa nhà với nhau
(90 % của 13 tháng tuổi), nói ba từ khác hơn là "mẹ" và "cha" (90% của 21 tháng tuổi),
hoặc nhảy trên một chân (90% của 5 tuổi).
 Theo một nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Canada, DDST là thử nghiệm được sử
dụng rộng rãi nhất để sàng lọc các vấn đề phát triển ở trẻ em. Trong khi nghiên cứu này

thừa nhận tiện ích của kiểm tra để phát hiện các vấn đề phát triển nghiêm trọng, các thử
nghiệm đã bị chỉ trích là không đáng tin cậy trong việc dự đoán các vấn đề ít nghiêm trọng
hoặc đặc biệt. Những lời chỉ trích tương tự đã được giữ nguyên cho phiên bản sửa đổi hiện
đang bán trên thị trường của Denver Quy mô, các DENVER II. Frankenburg đã trả lời cho
những lời chỉ trích như vậy bằng cách chỉ ra rằng Scale Denver không phải là một công cụ
chẩn đoán cuối cùng, nhưng một phương pháp nhanh chóng để xử lý một số lượng lớn trẻ
em để xác định những người cần được đánh giá thêm.
 Định nghĩa này sửa đổi các chức năng của Denver vẫn tương xứng với những gì các xét
nghiệm sàng lọc được thiết kế để làm: sắp xếp những người có thể có vấn đề với những
người có lẽ không phải. Như vậy tiêu chuẩn để xây dựng thử nghiệm sàng lọc vẫn còn áp
dụng cho các Denver. Mặc dù các dụng cụ đã được chứng minh độ tin cậy, nó đã không
được xây dựng trên một lớn, hiện nay, trên toàn quốc mẫu đại diện. Nó đã không được
nghiên cứu tính hợp lệ (cho bên cạnh các biện pháp chẩn đoán để xem mối quan hệ của họ
hoặc nghiên cứu cho các loại vấn đề nó có thể hoặc không thể phát hiện). Như một hệ quả,
các biện pháp này được không nghiên cứu của các tác giả của nó đối với các thuộc tính
quan trọng nhất của bất kỳ màn hình, độ chính xác của nó. Các nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khác cho thấy nó để phát hiện chỉ có khoảng 50% trẻ em khuyết tật, mặc dù đặc
trưng của nó trong việc xác định trẻ em thường phát triển khá cao (khi questionables được
nhóm lại với điểm số bình thường) và ngược lại khi điểm nghi vấn được nhóm lại với kết
quả bất thường. Từ năm 1991, các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các tác giả gọi lại và cải thiện
các biện pháp nhưng không có kết quả. Hiện nay các biện pháp được loại trừ khỏi danh sách
15


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007


các công cụ khuyến cáo ở một số bang (ví dụ, Minnesota Department of Education. Đối với
một danh sách các lựa chọn thay thế chính xác xem Trang web của American Academy of
Pediatrics Mục 'về Phát triển và hành vi Nhi khoa
 Chúng tôi cảm ơn bạn cho doanh nghiệp của bạn trong 29 năm qua. Tính đến tháng sáu năm
2015 chúng tôi đóng cửa hoạt động và sẽ không còn cung cấp Các DENVER II và các sản
phẩm liên quan. Truy cập vào mục Denver liệu Phát triển có thể đạt được bằng cách nhấn
vào các liên kết dưới đây. Những mặt hàng được bản quyền với ngoại lệ của bộ kit xét
nghiệm và nội dung. Mặc dù chúng có thể được tải về mà không phụ trách, họ có thể không
thay đổi hay bán. Cũng như vậy, không có bảo hành kèm theo sử dụng của họ. Bất kỳ bên
nào có nhu cầu sự cho phép để xuất bản các tài liệu DENVER II có thể liên hệ người giữ
bản quyền qua:
 Denver Developmental Materials, Inc:
 THI MẪU DENVER II - TIẾNG ANH và SPANISH
 HÌNH THỨC THI DENVER II - GIẢI THÍCH
 HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO DENVER II
 DENVER II ĐÀO TẠO SPANISH HƯỚNG DẪN BỔ SUNG
 DENVER II KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN PHẦN 1 vá 2
 ENGLISH PDQ-II và SPANISH PDQ-II - SINH ĐẾN 6 TUỔI + HƯỚNG DẪN
 DENVER HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN – ENGLISH và SPANISH – 0 ĐẾN 6 TUỔI.
 Vương quốc Anh và Ireland bên có thể liên hệ với Hogrefe tại:
 www.hogrefe.co.uk
 +44 (0) 1865 797.920
 Họ có đầy đủ cho các gói, bộ dụng cụ, đồ bộ và các thành phần được in đầy đủ.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ
 Các DENVER II thử nghiệm sàng lọc phát triển. Kiểm tra, thiết kế bài thi bao gồm 125
mục, chia thành bốn phần:
1. Xã hội / cá nhân: các khía cạnh của xã hội trong và ngoài nhà - ví dụ, mỉm cười.
2. Chức năng vận động tinh: mắt / tay phối hợp, và thao tác với các vật thể nhỏ - ví dụ như,
nắm bắt và vẽ.
3. Ngôn ngữ: sản xuất âm thanh, và khả năng nhận biết, hiểu và sử dụng ngôn ngữ - ví dụ,

khả năng kết hợp từ
4. Chức năng vận động thô: điều khiển động cơ, ngồi, đi bộ, nhảy, và các phong trào khác
 Lứa tuổi bao phủ bởi các xét nghiệm nằm trong khoảng từ 2 tháng đến 71 tháng.
 Có gì khác biệt các DENVER II từ các xét nghiệm sàng lọc khác?
 Nó cho phép các thử nghiệm để so sánh sự phát triển của một đứa trẻ với trên 2.000 trẻ
em những người trong dân số tiêu chuẩn hóa, giống như một đường cong tăng trưởng.
 Nó bao gồm các hạng mục, trong đó một phụ mẫu (chủng tộc, cha mẹ ít học, giới tính và
nơi cư trú), mà thay đổi một số lượng đáng kể trên lâm sàng từ các mẫu composite, được
xác định và chuẩn mực của họ cung cấp trong tay DENVER II kỹ thuật.
16


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ









GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

 Nó cung cấp một loạt rộng rãi các hạng mục tiêu chuẩn hóa để cung cấp cho một cái
nhìn tổng quát về sự phát triển của trẻ.
 Nó cũng chứa một thang đánh giá hành vi.
 Trắc nghiệm này chủ yếu dựa trên quan sát thực tế của một giám khảo chứ không phải là

báo cáo của cha mẹ.
Ứng dụng
 Không có huấn luyện đặc biệt là bắt buộc.
 Trắc nghiệm này mất khoảng 20 phút để quản lý và giải thích.
 Có thể có một số sự thay đổi trong thời gian thực hiện, tùy thuộc vào cả hai tuổi và hợp
tác của các con.
 Các cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện bởi hầu hết mọi người làm việc với trẻ em và
các chuyên gia y tế.
 Các mục được ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp của con cộng, đối với một số điểm,
người mẹ báo cáo xem đứa trẻ có khả năng thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
 Trẻ em có thể ngồi trên đùi của mẹ.
 Trắc nghiệm này nên được đưa ra từ từ.
Giải thích các thử nghiệm
 Các dữ liệu được trình bày như là định mức tuổi, tương tự như một đường cong tăng
trưởng.
 Vẽ một đường thẳng đứng ở tuổi tự thời gian của trẻ em trên các bảng xếp hạng; nếu bé
thiếu tháng, trừ các tháng sớm từ tuổi tự thời gian.
 Các mặt hàng nhiều hơn một đứa trẻ không thực hiện (thông qua 90% / đồng nghiệp của
mình), nhiều khả năng đứa trẻ biểu lộ một sự sai lệch về phát triển đáng kể mà bảo đảm
đánh giá thêm
Giới thiệu: Mối quan tâm nên nhắc giới thiệu đến một bác sĩ nhi khoa nói chung hoặc phát
triển:
 Hầu hết các bác sĩ nhi khoa sẽ thích nhìn thấy con sớm hơn là muộn.
 Nếu sự phát triển có vẻ bình thường sau đó trấn an cha mẹ đừng lo lắng luôn hoặc được
khen thưởng. Mặt khác, nếu có chậm phát triển, can thiệp vào thời điểm sớm nhất có thể
có thể làm cho một sự khác biệt đáng kể đến thay đổi kết quả sau khi chẩn đoán.
 Giá độ nhạy được báo cáo là giữa 56-83% cho các DENVER II, nhưng độ đặc hiệu có
thể thấp như 43%, tăng đến 80%. Có một nguy cơ chuyển tuyến không cần thiết.
 Tuy nhiên, trẻ em trên-gọi (dương tính giả) vì sự phát triển có thể thực hiện thấp hơn về
các biện pháp của trí tuệ, ngôn ngữ, và thành tích học tập hơn những đứa trẻ khác.

Những trẻ em này có thể do đó cũng được hưởng lợi từ các biện pháp can thiệp như sự
hỗ trợ chuyên sâu từ các chuyên gia.
Các DENVER II (1992) là một phiên bản và cập nhật các Screening nghiệm Denver
Developmental, DDST (1967). Cả hai đều được thiết kế để sử dụng bởi các bác sĩ, giáo
viên, hoặc chuyên nghiệp mầm non khác để giám sát sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ em
lứa tuổi mẫu giáo. Làm như vậy, cho phép các bác sĩ lâm sàng để xác định trẻ có phát triển
17


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ









GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

lệch đáng kể so với các trẻ em khác bảo hành điều tra thêm để xác định xem có tồn tại một
vấn đề cần điều trị. Các bài kiểm tra bao gồm bốn chức năng chung: cá nhân xã hội (như
cười), thích nghi tốt động cơ (như nắm bắt và bản vẽ), ngôn ngữ (như kết hợp từ), và vận
động thô (chẳng hạn như đi bộ). Lứa tuổi bao phủ bởi các xét nghiệm nằm trong khoảng từ
sơ sinh đến sáu năm. Kể từ khi nó được công bố thử nghiệm đã rất thích phổ biến rộng rãi
như được phản ánh bởi việc sử dụng nó trong nhiều trường y tế của quốc gia này.
Các DENVER II, xuất bản năm 1992, đã được tiêu chuẩn hóa trên 2.096 trẻ em. giải thích

của nó đã được một chút thay đổi từ DDST đó nhấn mạnh nhiều hơn đến một so sánh về
hiệu suất của con trên mỗi mục với các quy định mới, nhiều như các bác sĩ đã so sánh tốc độ
tăng trưởng của trẻ em trên các thông số cá nhân như chiều cao, cân nặng và vòng đầu để
xác định tình trạng sức khỏe của trẻ.
Có năm tính năng độc đáo của bài kiểm tra mà thường phân biệt nó từ các cuộc kiểm tra
sàng lọc phát triển khác:
1. Giá trị của nó dựa trên tiêu chuẩn tỉ mỉ và cẩn thận của nó phản ánh điều tra dân số Hoa
Kỳ năm 1980. Hầu hết các xét nghiệm tầm soát phát triển khác căn tính hợp lệ của họ về
các biện pháp về độ nhạy và độ đặc hiệu. Hầu hết các nghiên cứu như vậy bị một hoặc
nhiều điều sau đây:. Kích thước mẫu nhỏ, thiên vị xác minh, không phù hợp thiên vị
kiểm tra / không tương đương, thiên vị về thủ tục, thiên vị phổ và báo cáo chưa đầy đủ
của kết quả.
2. Kể từ khi thử nghiệm mô tả ở hình thành trong độ tuổi mà tại đó 25%, 50%, 75% và
90% trẻ em được thực hiện từng hạng mục, nó cho phép các giám thị để hình dung ở bất
kỳ độ tuổi từ sơ sinh đến sáu năm như thế nào phát triển của một đứa trẻ được so sánh
với trẻ em khác.
3. Bài kiểm tra có tiêu chuẩn riêng cho các phân nhóm dân số dựa vào giới tính, dân tộc và
giáo dục của mẹ khi các phân nhóm khác nhau theo một số lượng đáng kể trên lâm sàng
từ tổng số nhóm hoặc chỉ tiêu tổng hợp.
4. Xét nghiệm này chủ yếu dựa trên quan sát thực tế của một giám khảo chứ không phải là
báo cáo của cha mẹ.
5. Đó là lý tưởng cho việc hình dung trên một trang tiến độ phát triển của trẻ em hay không
phát triển của họ đang được theo dõi chăm sóc con tốt hay vì sự phát triển của trẻ em là
mối quan tâm đặc biệt.
Các tính năng độc đáo trên các bài kiểm tra cũng như của nó dễ dàng quản lý và giải thích
góp phần sử dụng rộng rãi của nó trong sàng lọc các chương trình như trạm y tế trẻ em công
cộng sức khỏe, thực hành tư nhân, các chương trình giáo dục sớm như, trường mẫu giáo và
trung tâm chăm sóc ban ngày. Trong thực tế, các DDST và thử nghiệm DENVER II đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, cũng như tái chuẩn hóa trên hơn 1.000 trẻ em
trong mỗi 12 quốc gia để có được tiêu chuẩn quốc gia, kết quả sử dụng của nó để quét hàng

triệu trẻ em trên toàn thế giới .
Năm 2006, American Academy of Pediatrics Hội đồng trẻ em khuyết tật; Phần về Phát
Triển Hành Vi Nhi công bố một danh sách các xét nghiệm sàng lọc cho các bác sĩ để xem
18


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

xét khi lựa chọn một thử nghiệm để sử dụng trong thực tế của họ. Danh sách này bao gồm
các DENVER II trong các lựa chọn của mình.
 Gần đây nhất, Denver II đã giảm trên ưu tiên với các tổ chức ở trẻ nhỏ. Vụ Minnesota Y tế
công cộng cho biết, "The Denver II (1989) không còn là một công cụ sàng lọc phát triển
khuyến cáo sử dụng trong các chương trình công cộng Minnesota ... The Denver II không
đáp ứng được các tiêu chí xem xét các tiêu chí xét có sẵn trực tuyến tại
(truy cập ngày 5 tháng 9
năm 2012 tại )
 Ngoài ra, một nhà cung cấp hàng đầu về các chương trình nghiên cứu dựa trên thời thơ ấu,
cha mẹ là giáo viên, đã nói với các chi nhánh của mình rằng Denver II không còn là một
công cụ có giá trị để sử dụng trong chương trình liên kết của nó.
 Ngày 8 tháng 6 năm 2015, công ty Denver gửi sau đây trên trang web của họ: "Chúng tôi
cảm ơn bạn cho doanh nghiệp của bạn trong 29 năm qua Tính đến 08 tháng 6 chúng tôi
đóng cửa hoạt động và sẽ không còn được cung cấp Các DENVER II và các sản phẩm liên
quan.". Tuy nhiên, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng, và các tài liệu khác có sẵn miễn phí trực
tuyến tại www.DenverII.com. Các bộ kiểm tra có thể được đặt hàng từ Oxford, Anh, tại
www.hogrefe.co.uk. Xét nghiệm này có thể được sử dụng trong hồ sơ y tế điện tử miễn phí.
3. MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM

a. Chuẩn bị:
1) Bảng test màu Denver II như hình 1.1.
2) Dụng cụ test:
 1 quả bóng làm bằng len đỏ.

 10 quả nho khô.

 1 Xúc sắc-lắc chuông- có cán. 
 10 khối gỗ vuông (2,5 cm).

 1 lọ nhỏ có miệng (2 cm).

3) Hướng dẫn tiến hành Denver II:
HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH DENVER II
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

1 quả bóng tennis.
1 búp bê và bình sữa (muỗng).
1 cốc nhựa có quai.

1 tờ giấy trắng và bút-viết (chì, mực,..).
1 chuông nhỏ.

Cố gắng làm cho trẻ cười bằng cách mỉm cười, nói hay vẫy tay nhưng không được đụng vào trẻ.
Trẻ cần nhìn chăm chú vào tay khoảng 10 giây.
Ba mẹ có thể giúp hướng dẫn đánh răng và cho kem vào bàn chải.
Trẻ không cần phải buộc giày, cài cúc áo hay kéo phec mơ tuya ở phía sau lưng.
Đung đưa quả cầu bằng len đỏ chạm theo hình vòng cung từ bên này sang bên kia, khoảng 8 giây trước mặt
trẻ.
Nếu trẻ nắm cái xúc sắc-lắc chuông- khi chạm vào đầu ngón tay trẻ thì xem như đã làm được.
Nếu trẻ cố gắng nhìn quả cầu len đỏ rơi đi đâu thì đã làm được.(quả cầu len đỏ được thả rơi tự do từ tay
nghiệm viên xuống đất mà tay vẫn giữ nguyên vị trí).
Trẻ phải chuyển khối gỗ từ tay này sang tay kia mà không cần dùng miệng, thân thể hay bàn tay trợ giúp.
Trẻ nhặt được các quả nho khô (có thể dùng bất kỳ phần nào của ngón cái và ngón tay).
Đường kẻ đứng chỉ có thể nghiêng 300 so với đường kẻ trước của nghiệm viên.
Nắm bàn tay lại trừ ngón cái thì giơ lên và xoay vòng ngón cái. Trẻ bắt chước được mà không cử động các
ngón tay khác.
Trẻ vẽ được 1 vòng kín, không đạt nếu tiếp tục vẽ vòng tròn hở hoặc chuyển động.
19


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

13. So sánh được đường nào dài hơn (không phải to hơn). Lật ngược tờ giấy và hỏi lại (đạt nếu trả lời đúng 3/3
hoặc 5/6 lần hỏi lại).
14. Vẽ hình chữ nhật, đạt với mọi đường thẳng cắt nhau ở gần điểm giữa.

15. Trước hét xem trẻ bắt chước vẽ hình vuông như thế nào? Nếu trẻ không vẽ được thì cho thử lại

13
15
12
14
2 đều tính là 1 phần. 2
2
2 chân, hai tay
16. Mỗi cặp
17. Đặt khối gỗ vào trong cốc và lắc nhẹ bên tai trẻ (không được để trẻ nhìn thấy). Làm lại với tai bên kia.
18. Chỉ các bức tranh để trẻ gọi tên (chỉ công nhận lời nói của trẻ). Nếu có ít hơn 4 tranh được gọi tên chính xác
thì nghiệm viên sẽ chỉ cho trẻ từng bức tranh và gọi tên.

19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.

Yêu cầu trẻ chỉ mắt, mũi, tai, miệng-mồm, tay, chân, bụng hay tóc,…của búp bê (đạt khi chỉ đúng 6/8 bộ phận)
Đưa bức tranh và hỏi còn nào biết bay, biết bơi, sủa hay phi, nói,…(đạt khi chỉ đúng 2/5 hoặc 4/5 hình ).

Hỏi trẻ: Cháu sẽ làm gì khi lạnh, mệt, đói (đạt nếu đúng 2/3 hoặc 3/3).
Hỏi trẻ: Cái cốc, cái ghế, cây bút chì dùng để làm gì (những từ chỉ hành động phải có trong câu trả lời. VD: uống
nước, ngồi, viết,…).
Đọc và nói chính xác có bao nhiêu khối gỗ trên tờ giấy.
Nói với trẻ: Cháu hãy bỏ khối gỗ này lên bàn, dưới bàn, trước mặt và sau lưng cô/chú/bác (đạt nếu đúng 4/4).
Không được giúp trẻ bằng cách chỉ, quay đầu hay hướng ánh mắt.
Quả bóng là gì? Hồ nước, cái bàn, cái nhà, quả chuối, cửa sổ, cổng hay trần nhà là gì? Đạt nếu định nghĩa được
công dụng của nó, hình dáng của nó, vật làm bằng gì hay nó thuộc loại gì…5/8 hoặc 7/8.(VD: Chuối là hoa quả,
không phải vàng).
Hỏi trẻ: Nếu con ngựa to thì con chuột….?Nếu lửa nóng thì băng, tuyết, đá,….? Nếu mặt trời toả sáng suốt ngày
thì mặt trăng toả sáng suốt…? Đạt nếu đúng 2/3.
Trẻ có thể bám tường hoặc tay vịn nhưng không phải có người trợ giúp. Không được bò.
Trẻ phải ném bóng xa quá 3 bước ngoài tầm tay với của nghiệm viên.
Trẻ phải đứng và nhảy qua được tờ giấy của nghiệm viên có chiều rộng 8.5 inches = 9 cm.
Yêu cầu trẻ đi nối gót tiến (ngón chân chỉ cách gót chân 1 inch). Nghiệm viên có thể giải thích. Trẻ phải đi được
4 bước liên tiếp mới đạt.
Trong năm thứ 2, một nữa số trẻ bình thường sẽ không dễ dãi phục tùng mệnh lệnh.

4) Nhận thông tin của trẻ:
 Họ và tên: ...............................................
 Ngày làm test: .............................................
 Ngày sinh: ..............................................
 Sức khoẻ: .....................................................
 Ngày dự sanh: ........................................
 Tuổi thực: ....................................................
5) Hỏi mẹ trẻ ngày dự sanh của trẻ (để xác định trẻ có sanh-đẻ- non hay không)
 Trẻ sanh-đẻ- non nếu: sanh sớm 2 tuần so với ngày dự sanh và ngày làm test lúc
trẻ dưới 2 tuổi.
 Khi làm test trẻ từ 2 tuổi trở lên cho dù ngày sanh có sớm hơn 2 tuần so với ngày
sự danh thì vẫn không được xem là sanh-đẻ- non

6) Tính tuổi thực của trẻ (1 năm 12 tháng, 1 tháng 4 tuần và 1 tuần 7 ngày)
20


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

 Nếu trẻ đẻ non : Lấy tuổi thực đã tính được trừ đi số tháng và ngày đẻ non của trẻ
thì mới ra đúng tuổi của trẻ đẻ non như bảng 1.2
 Nếu làm test lúc trẻ dưới 2 tuổi: Lấy tưởi thực đã tính được trừ đi số tháng và
ngày để non của trẻ thì ra đúng tuổi của trẻ đẻ non như bảng 1.2
 Nếu trẻ sanh đúng ngày thì tính bình thường như bảng 1.1
Năm

Tháng

Ngày

Ngày trắc nghiệm
Đổi thành
Ngày sinh
Tuổi thực
Bảng 1.1: Bảng tính tuổi của nghiệm thể
Năm

Tháng


Ngày trắc nghiệm
Đổi thành
Ngày sinh
Tuổi thực
Sinh sớm 5 tuần
Tuổi thực đẻ non
Bảng 1.2: Bảng tính tuổi đẻ-sanh- non của nghiệm thể

21

Ngày


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

Hình 1.1: Bảng kiểm trả Denver

22

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007


b. Thưc hiện test:
1) Sau khi tính chính xác tuổi của trẻ ta tiến hành bước tiếp theo.
2) Lấy bảng test màu Denver II như hình 1.1 và kẻ đường tuổi trẻ đúng với số tuổi đã
tính.
3) Tiến hành hỏi trẻ theo đúng tuần từ các lĩnh vực (1-Cá nhân-Xã hội, 2-Vận động
tinh tế thích ứng, 3-Ngôn ngữ, 4-Vận động thô)
 Hỏi bắt đầu từ những mục mà đường tuổi đi qua trước (đánh ngay sau các mục
như hình 1.2)
 Trẻ làm được đánh Đ
 Bên trái đường tuổi không làm được đánh S
 Bên phải đường tuổi trẻ không làm được đánh B
 Không kết luận được đánh K
 Đi dần lên bên phải đường tuổi (Nếu trẻ không làm được hay làm được liên tiếp 3
lần thì ngưng hỏi)
 Đi dần xuống bên trái (Nếu trẻ không làm được hay làm được liên tiếp 3 lần thì
ngưng hỏi )
 Tiến hành hỏi như trên cho từng lĩnh vực thoe thứ tự đánh số cho đến hết.
 Chú ý tập trung quan sát hành vi để kiểm tra hành vi theo bảng kiểm tra hành vi
kèm trong phiếu như hình 1.2 (tuỳ vào từng hành vi và có cấp độ tương ứng để
đánh vào lần 1 hay 2 hay 3)
4) Nhìn vào phiếu test Denver II ta để ý thấy các ký hiệu phía trước-bên trái- các ô có kí
tự R hoặc số hoặc cả 2 thì
 R nghĩa là người kiểm tra phải hỏi Ba, Mẹ hoặc người chăm trẻ-người lớn- về
vấn đề đó (Ví dụ: ở lĩnh vực Ngôn ngữ có ô hỏi
có kí tự
R, người làm test hỏi người lớn là “ở nhà Bé có nói được 3 từ đơn không?”.
Người lớn trả lời: được hoặc không và căn cứ vào đó để đánh)
 Số nghĩa là người làm test phải xem trang “HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH
DENVER” kèm theo và hỏi theo đúng số của nó (Ví dụ: ở lĩnh vực Ngôn ngữ có
ô hỏi

có số 18 ta xem câu 18 ở trang hướng dẫn và làm theo chỉ
dẫn của câu đó)
 Nếu có cả 2-R và số- thì vừa hỏi người lớn và xem ở trang hướng dẫn để hỏi và
yêu cầu trẻ làm (Ví dụ:
thì hỏi người lớn trẻ bước lên
bậc thang được chưa và xem câu 27 trong trang “HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH
DENVER”).
c. Kết luận sau khi test:
1) Từ bảng Denver II sau khi thu thập được là đánh các kí tự Đ, B, S, K ta tiến hành so
sánh theo quy định để nhận định trẻ “CHẬM PHÁT TRIỂN” hay “NGHI NGỜ

23


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

CHẬM PHÁT TRIỂN” hay “PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG” và cả “PHÁT TRIỂN
TIẾN BỘ” hay “PHÁT TRIỂN VƯỢT TRỘI”.
2) Tiêu chuẩn: Một biểu hiện chậm phát triển là 1 tiết mục bên trái đường tuổi nhưng
trẻ không làm được (S). Những tiết mục nằm trên đường tuổi hoặc bên phải đường
tuổi mà trẻ không làm được sẽ không được xem là biểu hiện chậm phát triển. Số biểu
hiện chậm phát triển = số chữ S.
3) Kết luận :
 Chậm phát triển: Nếu xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
 Ở 2 khu vực, mỗi nơi có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển (2 chữ S).
 1 khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển (2 chữ S); đồng thời ở 1 khu

vực khác có 1 biểu hiện chậm phát triển (1 chữ S) và ở khu vực đó có 1 tiết
mục làm được (Đ) nhưng lại nằm hoàn toàn ở phía bên trái đường tuổi (nghĩa
là không có chữ Đ nào cho các tiết mục nằm trên đường tuổi và chỉ có chữ Đ
bên trái đường tuổi).
 Nghi ngờ chậm phát triển: Nếu xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
 Ở 1 khu vực, có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển (2 chữ S bên trái đường
tuổi).
 Tại 1 hoặc nhiều khu vực, mỗi nơi có 1 biểu hiện chậm phát triển (1 chữ S),
và ngay trong khu vực đó tuy có 1 tiết mục làm được (Đ) nhưng tiết mục đó
lại hoàn toàn nằm ở phía bên trái đường tuổi.
 Phát triển bình thường:
 Nếu không thấy có biểu hiện khả nghi hoặc không bình thường đã nêu trên.
 Vẫn được xem là bình thường cả trong trường hợp có một chữ S (bên trái
đường tuổi) nhưng có ít nhất 1 chữ Đ nằm trên đường tuổi.
 Phát triển tiến bộ là: Chữ Đ nằm ở phần trắng khung hình chữ nhật của đường
tuổi đi qua.
 Phát triển vượt trội là: Chữ Đ nằm trên các item bên phải đường tuổi đi qua.
 Dựa vào hình 1.3 để tính phần trăm trẻ làm được cho từng mục theo cách sau:
 Mỗi chữ Đ bên phải đường tuổi (tương đương với bách phân vị < 25) nghĩa là
trẻ phát triển sớm hơn tuổi, được cho 75 điểm (100 – 25).
 Đường tuổi đi qua vị trí 25%, chữ Đ được cho 75 điểm (100 – 25)
 Đường tuổi đi qua vị trí 75%, chữ Đ được cho 25 điểm (100 – 75).
 Đường tuổi đi qua vị trí 90%, chữ Đ được cho 10 điểm (100 – 90).
d. Chú giải các lĩnh vực của Denver II
I. CÁ NHÂN – XÃ HỘI
1.Mỉm cười tự nhiên
10.Uống bằng cốc
19.Mặc quần áo
2.Nhìn mặt
11.Chơi với người kiểm tra

20.Gọi tên bạn
3.Cười đáp
12.Hành động bắt chước
21.Mặc áo chui
4.Nhìn bàn tay
13.Giúp việc nhà
22.Tự đánh răng
5.Với đồ chơi
14.Sử dụng thìa/dĩa
23.Chơi bài
24


Môn: CHÂN ĐOÁN TÂM LÝ

GVHD: TS.NGÔ XUÂN ĐIỆP

SV: LÊ VIẾT ĐỨC LINH-1466120007

6.Tự ăn
15.Cởi quần áo
24.Tự mặc quần áo
7.Vẫy tay tạm biệt
16. Cho búp bê ăn
25.Đón cơm
8.Bắt chước vỗ tay
17.Đánh răng có trợ giúp
9.Thể hiện ý muốn
18.Rửa tay lau khô
II. VẬN ĐỘNG TINH TẾ THÍCH ỨNG

1.Nhìn tới đường giữa
11.Hai tay cầm hai khối
21.Vạch đường thẳng
2.Nhìn quá đường giữa
12.Ghép hai khối vào nhau
22.Ngọ nguậy ngón cái
3.Nắm hai bàn tay
13.Nhặt bằng ngón cái
23.Chỉ đường thẳng dài hơn
4.Nhìn theo 180o
14.Bỏ khối vào cốc
24.Bắt chước vẽ hình tròn
5.Nắm lúc lắc
15.Vẽ nguệch ngoạc
25.Bắt chước vẽ dấu cộng
6.Nhìn hạt lạc
16.Đổ hạt ra khỏi lọ
26.Vẽ người ba phần
7.Với đồ chơi
17.Xếp chồng hai khối
27.Bắt chước vẽ hình vuông
8.Nhìn túm len rơi
18.Xếp chồng bốn khối
28.Vẽ người sáu phần
9.Chuyền tay khối gỗ
19.Xếp chồng sáu khối
29.Vẽ hình vuông
10.Cào lấy hạt lạc
20.Xếp chồng tám khối
III.

NGÔN NGỮ
1.Phát âm
14.Nói một từ
27.Biết một màu
2.Đáp lại tiếng chuông
15.Nói hai từ đơn
28.Hiểu hai tính từ
3.Phát ra âm oo, a, oh
16.Nói ba từ đơn
29.Sử dụng hai đồ vật
4.Reo cười
17.Nói sáu từ đơn
30.Hiểu bốn họat động
5.Cười thành tiếng
18.Nói câu hai từ
31.Hiểu bốn giới từ
6.Quay theo tiếng lúc lắc
19.Chỉ hai hình
32.Sử dụng ba đồ vật
7.Bắt chước âm nói
20.Hiểu được nửa câu trẻ
33.Đếm một khối
8.Hướng về tiếng nói
nói
34.Hiểu mệt, lạnh, đói (3 tính từ)
9.Âm tiết đơn: đa, ba, ma
21.Gọi tên một mình
35.Gọi tên bốn màu
10.Baba, mama không đặc
22.Chỉ sáu bộ phận cơ thể

36.Định nghĩa năm từ
hiệu
23.Chỉ bốn hình
37.Hiểu từ trái nghĩa
11.Nói bập bẹ
24.Gọi tên bốn hình
38.Định nghĩa bảy từ
12. “Ba”, “Má” trên ba lần
25.Hiểu hết câu trẻ nói
39.Đếm năm khối
13. Baba, mama đặc hiệu
26.Hiểu hai hành động
IV.VẬN ĐỘNG THÔ
1.Nâng đầu
12.Tự ngồi lên
22.Ném bóng cao tay
2.Cử động cân bằng
13.Tự đứng vịn
23.Nhảy tại chỗ
3.Nâng đầu 450
14.Đứng được hai giây
24.Đứng một chân một giây
4.Nâng đầu 900
15.Đứng vững một mình
25.Đứng một chân hai giây
5.Ngồi giữ vững đầu
16.Cúi xuống và đứng lên
26.Đứng một chân ba giây
6.Đỡ cơ thể bằng chân
17.Đi vững

27.Nhảy lò cò
7.Lẫy (lật)
18.Đi giật lùi
28.Đứng một chân bốn giây
8.Chống tay nâng ngực
19.Chạy
29.Đứng một chân năm giây
9.Kéo ngồi đầu không trễ
20.Bước lên bậc
30.Đi nối gót
10.Ngồi không đỡ
21.Đá bóng về phía trước
31.Đứng một chân sáu giây
11.Đứng vịn
25


×