Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn âm nhạc mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.07 KB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 3-5 TUỔI
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
MẦM NON

1


MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………….….3
1.1 Mục đích nghên cứu………………………………………...4
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….4
1.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………....4
1.4 Phạm vi nghiên cứu…………………………………….......4
2. Giải quyết vấn đề……………………………………………..5
2.1 Cơ sở lý luận……………………………………………….5
2.2 Thực trạng………………………………………………….6
2.3 Các biện pháp thực hiện……………………………………9
2.4 Hiệu quả của sáng kiến……………………………………27
3 Kết luận ……………………………………………………...29

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
2


NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHO TRẺ 3-5 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
Ở TRƯỜNG MẦM NON


***********
1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển sự nghiệp Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá
khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, năng động, sáng tạo,
khả năng giao tiếp tốt, có phương pháp tự học, tự giáo dục, có kỷ luật,
giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, sống lành mạnh, đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chỉ có giáo dục mới làm được điều
đó mà thôi.
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu
được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân
loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng
mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng,
những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc
như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp
trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm
mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm
những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe
nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng
những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng
dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ
hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ
niềm vui, hào hứng phấn khởi...Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho.trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương
tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Nhịp điệu
trong bài hát có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự

nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo
phù hợp.
Vai trò của người giáo viên rất quan trọng nếu người giáo viên sử
dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận
kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có
thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền
trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( chơi ở các góc chơi,
chơi ngoài trời, giờ tạo hình, giờ toán, giờ thể dục...). Ca hát và nghe nhạc
giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo
thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu
3


êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm
nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học
hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú,
thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi
nhận thấy khả năng âm nhạc của trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm đặc biệt là trẻ
người đồng bào dân tộc chưa tốt. Các cháu thường hay vấp phải lỗi sau:
chưa thuộc lời bài hát, hát không đều, hát không đúng cao độ và trường
độ, không có kỹ năng vận động theo bài hát…Vì vậy bản thân đã, đang và
luôn cố gắng tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học cho hoạt động làm quen với âm nhạc của trẻ. Tôi luôn mong
muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những
khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo,
để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng
của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn
âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi để

phục vụ cho việc giáo dục âm nhạc cũng có tác dụng tích cực đối với trẻ.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn
tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải
làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng
suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi
trường học tập tốt nhất cho trẻ. Cho nên bản thân đã đề cập đến vấn đề
nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-5 tuổi trong các hoạt
động ở trường mầm non. Thông qua đề tài này bản thân thấy một phần ý
nguyện của mình đã được thực hiện.
1.1. Mục đích nghiên cứu :
Khảo sát việc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong các hoạt động ở
trường Mầm Non từ đó tìm các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm ra một số giải pháp nhằm “Nâng cao hiệu quả giáo dục âm
nhạc cho trẻ 3-5 tuổi trong các hoạt động ở trường Mầm non”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo 3-5 tuổi.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng âm nhạc của trẻ từ 3-5 tuổi tại lớp Lá G
trường Mẫu giáo 20-10.

2. Giải quyết vấn đề:
4


2.1. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như
chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm

trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong
sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể
thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như 1 phương tiện giáo
dục toàn diện nhân cách trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng
yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc
phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc. Đặc
biệt đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thì giáo dục âm nhạc đã đem lại
cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong
tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi
đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu
diễn ở mức độ đơn giản.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển
từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí
thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn
học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Trong chương trình giáo dục mầm
non hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật gần gũi với
trẻ, được trẻ yêu thích. Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện
hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế
giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc dễ dàng. Đó là sự hình thành mối
quan hệ giữa trẻ với âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm
thụ, hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái không hay, biết hoạt động
độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác
nhau.
Tất cả những nội dung trên cần được giáo viên tiến hành thường
xuyên đối với trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Đặc biệt để
nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự
tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc
với các hoạt động trong trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần

nhuyễn, muốn có trò chơi mới, vận động hay, trong hoạt động giáo dục
âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3
phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :
Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của
giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc,
tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. Vì thế giáo viên nên chuẩn bị đồ dùng học
tập đầy đủ gồm các dụng cụ gõ đêm, mũ âm nhạc, đĩa nhạc liên quan…đa
dạng, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nội dung tiết dạy.
Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...): Đối với phương pháp
này cô giáo cần xác định được phách, nhịp của tác phẩm âm nhạc, khi
5


biểu diễn một tác phẩm âm nhạc phải thể hiện được cảm xúc qua ánh mắt,
cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung bài hát. Bởi mỗi tác phẩm âm nhạc
đều mang một âm hưởng khác nhau. Qua việc thực hiện phương pháp
dùng từ này tôi thấy đây là một phương pháp rất quan trọng, giúp trẻ ý
thức hơn trong hoạt động âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ, lời nói cụ thể và
có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc
biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp thực hành nghệ thuật: Đối với môn giáo dục âm
nhạc thì phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giúp trẻ
được hát được chơi các trò chơi âm nhạc, được vận động theo nhạc, sử
dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
trong trường mầm non. Bản thân tôi cũng thấy được tình hình học âm
nhạc của trẻ ở lớp tôi chưa có hiệu quả nên tôi đã tìm ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động của
trẻ trong trường mầm non. Tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ
này với các đồng chí, đồng nghiệp để giúp trẻ trong độ tuổi mẫu giáo học

tập tốt bộ môn âm nhạc mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể
được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí.
2.2. Thực trạng :
* Thuận lợi :
100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đa số đội ngũ Giáo
viên mầm non trong nhà trường đều có tâm huyết với ngành học, yêu
nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Hầu hết đội ngũ giáo
viên là người ở tại địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác. Giáo
viên biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, một
số giáo viên có năng khiếu về âm nhạc.
Tôi là giáo viên hiện đang công tác tại Lớp Lá G. Trường Mẫu giáo
20-10 là một trường nằm trong hệ thống quản lý của phòng Giáo dục và
đào tạo huyện Chư Sê, nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục,
sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu về hoạt động chuyên môn và tạo
điều kiện về trang thiết bị đồ dùng học liệu, tư liệu cho bản thân và sự
nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh nên trường tôi đã được trang bị
các loại đồ dùng hỗ trợ việc giảng dạy cho các giờ hoạt động của trẻ như
đầu đĩa,máy tính,loa....
Ngoài ra được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự quan
tâm của các bậc phụ huynh trong lớp về việc chuẩn bị những phương tiện
và điều kiện về đồ dùng dạy ở lớp để trẻ được trực tiếp tiếp xúc và tham
gia các hoạt động.
- Lớp học có góc âm nhạc, phù hơp, sáng tạo. Có đủ diện tích cho trẻ
hoạt động

6


- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động
sưu tầm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động.

Về phía học sinh hầu hết các cháu đều nhanh nhẹn, hoạt bát, thích
được múa hát, thích nghe nhạc nghe hát. Đặc biệt với độ tuổi mẫu giáo (4
– 5 tuổi) trẻ đã bộc lộ ngay năng khiếu âm nhạc qua khả năng nghe nhạc,
nghe đàn, hát được theo đàn.
* Khó khăn :
Sĩ số lớp đông trong đó có một số cháu mới đi học chưa qua lớp nhà
trẻ, mẫu giáo bé nên chưa có nề nếp học tập. Và khó khăn nữa không thể
không nhắc đến đó là:
- Đặc trưng của miền đất tây nguyên có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
nên lớp Lá G mà tôi chủ nhiệm không thể không có trẻ đồng bào. Vì vậy
việc tổ chức các hoạt động âm nhạc sẽ gặp khó khăn, giáo viên sẽ phải
chú ý đến những trẻ đó nhiều hơn vì khả năng tiếp thu của 1 số trẻ đồng
bào kém hơn trẻ người kinh.
- Mức độ cảm thụ âm nhạc ở trẻ chưa đồng đều, nhiều trẻ mạnh dạn say
mê, có trẻ lại thờ ơ không hứng thú. Trẻ người dân tộc thiểu số còn nhút
nhát, khả năng nghe nhạc nghe đàn còn chưa vững, kỹ năng vận động
theo nhạc còn đơn điệu....
- Để khảo sát và đánh giá được khả năng âm nhạc của trẻ tôi ra bài tập
cho 27 cháu mẫu giáo ở lứa tuổi 4-6 tuổi ở lớp tôi đang chủ nhiệm như
sau:
* Bài tập 1:
Các con hãy hát và vỗ tay theo lời ca bài ‘ Lớn lên cháu lái máy cày’
của nhạc sĩ: ‘Kim Hữu’
* Bài tập 2:
Các con hãy múa bài: ‘ Cháu yêu bà’ của nhạc sĩ: ‘Xuân Giao’
Tôi đã khảo sát trẻ ở 2 bài tập như sau:
BẢNG A KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ÂM NHẠC NHẠC CỦA
TRẺ LỚP LÁ G
STT


Họ và tên trẻ

1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyễn Tiến Mạnh
Nguyễn Thanh Phong
Siu Bẹt
Rahlan Hà
Kpă Hoa
Rah lan Huy
Siu Hưng
Rahlan Khoa

Bài tập 1
Đạt
Chưa
đạt
*
*
*
*
*
*

*
*

Bài tập 2
Đạt
Chưa
đạt
*
*
*
*
*
*
*
*
7


9
Rah lan Khuyên
*
*
10 Rahlan Lach
*
*
11 Kpă Lưu
*
*
12 Kpă My
*

*
13 Rahlan Y Phúc
*
*
14 Rahlan Quốc
*
*
15 Kpă Khuê
*
*
16 Siu Thư
*
*
17 Rahlan Tin
*
*
18 Kpă Uy
*
*
19 Lương Ng. Bảo Yến
*
*
20 Phan Bá Minh Hoàng
*
*
21 Đỗ Trọng Đạt
*
*
22 Nguyễn T. Hoài Thảo
*

*
23 Kpă Lan Y han
*
*
24 Rahlan Hoài
*
*
25 Rah lan My My
*
*
26 Rahlan Khuyn
*
*
27 Rơ lan Thức
*
*
Qua khảo sát tôi nhận xét về bài tập 1 và 2 như sau:
Bài tập 1: số cháu thực hiện là 27 số cháu đạt là 16 cháu chiếm 59.2%.
Số cháu chưa đạt là 11 cháu chiếm 40.7%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ hát chưa đúng cao độ và trường độ
+ Trẻ vỗ tay theo lời ca không đều
+ Vỗ tay lúc theo nhịp, lúc theo phách, trẻ vỗ không khớp với nhạc
+ Vỗ tay vào phách nhẹ, đưa tay ra vào phách mạnh.
+ Trẻ không tự thực hiện.
Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 15 cháu chiếm 55.5%. Số cháu chưa
đạt là 12 cháu chiếm 44,4% cháu. Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ không thuộc động tác
+ Trẻ múa còn lộn xộn giữa các động tác.
+ Động tác của trẻ chưa chính xác.
+ Trẻ múa không khớp với nhạc có lúc nhanh hơn nhạc, có lúc múa

chậm hơn nhạc.
+ Trẻ không tự thực hiện.
- Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ
lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:
+ Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo
bé, do trẻ mới đi học còn nhút nhát không dám thực hiện bài tập.
+ Trẻ chưa được ôn luyện vân động theo nhạc nhiều.
+ Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú
cho trẻ hoạt động.
8


+ Đồ dùng trực quan còn quá ít, còn sơ sài, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
- Kinh tế địa phương của một số người người dân tộc thiểu số còn nhiều
khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền thụ kiến thức của giáo
viên.
- Một số phụ huynh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục âm
nhạc trong đời sống của trẻ. Bố mẹ còn chưa quan tâm nhiều đến việc học
của con và cho trẻ mầm non nên sự phối kết hợp trong vấn đề giáo dục
còn hạn chế.
2.3 Các biện pháp thực hiện:
2.3.1 Biện pháp giáo dục âm nhạc lồng ghép trong các hoạt động của
trẻ ở trường Mầm non :
2.3.1.1 Trong giờ đón trẻ :
Vào mỗi buổi sáng, khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ một
khác nhau. Nếu như trẻ được nghe những bài hát có chủ đề về trường lớp,
bạn bè thì trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn, thích đến trường hơn. (Nếu có
điều kiện, nên cho trẻ xem băng đĩa để trẻ có thể bắt chước các điệu múa,
nhún nhảy của các bạn…). Dần dần hình thành ở trẻ ý thức hứng thú quan
sát, ham hiểu biết, phát triển tai nghe .

Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường,
vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm
âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác
động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo
viên ở hầu hết các trường, huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn
những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát
rất lôi cuốn trẻ như : ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh
Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “
Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo...
...mừng vui đón em vào trường...”
Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài
“Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà với
khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát
“Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động
với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ
Bắc.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin
qua bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải
chào bố mẹ...Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên.
Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong
chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát
được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình
Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng.
2.3.1.2 Giờ thể dục buổi sáng

9


Họat động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao,
các cháu rất là hứng thú tham gia, giúp giáo viên bớt mệt mỏi khi phải

dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp
trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động
tác thể dục một cách nhịp nhàng và thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện
( kích thích trẻ hứng thú, sảng khoái bước vào một ngày mới).
Các bài hát, nhạc tôi thường chọn cho thể dục sáng thường có tiết tấu vui,
nhịp nhàng, và nhất là theo từng chủ điểm: Ví dụ như : Chủ điểm Mùa
xuân kết hợp bài “Sắp đến tết rồi” “Mùa xuân đến rồi”; Chủ điểm Thế
giới động vật kết hợp bài “Con cào cào”; chủ điểm nghề nghiệp kết hợp
bài “Bác đưa thư vui tính”…
Hay ca khúc “Đi học”nhạc và lời Bùi Đình Thảo bởi vì bài hát có
nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca :
“ Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước...
...Cọ xòe ô che nắng
Dâm mát đường em đi...”
Đối với trẻ mẫu giáo, nếu giờ học thể dục mà chúng ta chỉ hô khẩu
lệnh thì trẻ rất mau chán. Chính vì vậy tôi đã phối hợp lồng ghép nhạc vào
phần khởi động để tăng thêm phần hứng thú cho trẻ. Thường thì tôi chọn
nhạc không lời để dẫn đắt trẻ khởi động. Nhưng đến phần thi đua thực
hiện các động tác thì âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu được trong
hoạt động thể dục. Nhờ có âm nhạc mà trẻ được tăng thêm hưng phấn để
rèn luyện cơ thể. Nhờ vậy mục đích giáo dục của chúng ta cũng đạt được
hiệu quả giúp trẻ rèn luyện tính dẻo dai, phát triển thể lực …
2.3.1.3 Trong giờ hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong hệ thống
sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi
với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám
phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ.
Trong khoảng thời gian trẻ chơi tự do thì âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu
giúp trẻ thoải mái, bớt căng thẳng và thích thú tham gia vào các trò chơi.

Trong trò chơi vận động, nhất là khi trẻ thi đua với nhau, âm nhạc sinh
động sẽ kích thích trẻ cố gắng thi đua giành phần thắng về mình. Từ đó
giáo dục cho trẻ tính kỷ luật, ý thức tự giác, kiên trì, cố gắng đạt kết quả.
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát
những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục trẻ thông
qua nội dung bài hát đó.

10


Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: quan sát cây xanh sau khi cho trẻ
quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài em yêu cây xanh sáng tác Hoàng
Văn Yến. Qua đó giáo dục trẻ biết thế nào là cây trồng, có ý thức chăm
sóc bảo vệ cây xanh, hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường
xung quanh. Hoặc khi hoạt động ngoài trời quan sát vườn hoa trong
trường thì sau khi quan sát có thể mở bài hát màu hoa sáng tác Yến Nhi
qua đó giáo dục trẻ yêu cái đẹp biết chăm sóc hoa.
2.3.1.4 Trong các hoạt động học:
a. Làm quen với toán
Hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen với toán là môn học trầm hơn so
với các môn học khác. Chính vì vậy khi tổ chức một hoạt động học có chủ
đích làm quen với toán tôi đã tích hợp âm nhạc bằng cách cho trẻ hát một
bài hát trong chủ đề lên thăm mô hình để ôn bài cũ sau đó cho trẻ vận
động theo nhạc và lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi. Ngoài ra còn có thể lồng
ghép vào các trò chơi củng cố.
Ví dụ: Tiết toán “ Làm quen số lượng 5 nhận biết chữ số 5” chủ đề
bản thân. Cô cho trẻ hát bài hát “Đôi mắt xinh” lên thăm mô hình và ôn số
lượng 4. Trẻ nghe giai điệu bài hát theo chủ điểm nhẹ nhàng về chỗ ngồi.
Qua các trò chơi hát bài hát củng cố “ Bé cùng đếm nào!”. Hay tiết toán “
nhận biết khối vuông khối chữ nhật” chủ đề gia đình. Cho trẻ hát bài “

Qùa của ba” sáng tác Nguyễn Quốc Tây sau đó cho trẻ làm quen với 2
khối thông qua món quà của ba….
b. Làm quen chữ cái:
Trong giờ phát triển ngôn ngữ tôi lồng ghép nhạc vào phần trò chơi
thi đua ( ví dụ: tìm chữ cái theo yêu cầu của cô, hoặc thi đua gắn các chữ
cái theo băng từ, tìm các chữ số … ) thực hiện tập tô chữ trong vở của trẻ.
Thường thì trong hoạt động này chúng tôi sử dụng nhạc không lời có giai
điệu nhẹ nhàng, nhí nhảnh. Nếu giờ học không có các phần trên thì tôi
cho trẻ hát để trẻ có thể nhớ lâu hơn các chữ vừa học. ( Ví dụ: Tôi là chữ
o ô ơ , chữ cái này đọc tên là gì? em đọc tên là gì? À à em biết rồi ,em biết
rồi đọc là chữ u …; Hoặc hôm qua em học vần a là mờ a ma sắc má.
Trong giờ Làm quen chữ cái yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều
biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc
nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : Ôn nhóm
chữ cái o, ô,ơ ; a, ă, â qua bài hát “ Trường cháu đây là trường mầm
non”, “ Cô và mẹ” “Cả nhà thương nhau”…
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy
nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự
giống và khác nhau giữa các chữ cái đó.
c. Làm quen văn học :
Trong giờ Làm quen văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu
truyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ
những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao
11


thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Đây là một môn học phụ thuộc rất
nhiều vào năng khiếu truyền đạt của giáo viên. Nếu giáo viên kể diễn
cảm, biết gây hứng thú cho trẻ thì việc kết hợp âm nhạc vào giờ kể truyện
đọc thơ sẽ tăng thêm phần hấp dẫn. nếu giáo viên không có năng khiếu kể

truyện thì khi lồng ghép âm nhạc sẽ che bớt đi những khiếm khuyết của
giáo viên. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và sử dụng đàn dạo nhạc hoặc
kết hợp thêm những bài hát phù hợp với câu truyện khi kể cho trẻ nghe.
(Ví dụ : câu truyện cây khế : khi con quạ bay đến ăn khế thì tôi lồng ghép
nhạc điệu dân ca du dương ) câu truyện có các nhân vật là con vật, thì tôi
lồng ghép bài hát về con vật đó: Ví dụ : con thỏ ( hát lá lá la la lá lá chú
thỏ trắng là tôi … ).
Còn thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng
Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo
làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài
hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động,
phong phú và trẻ rất chú ý.
Thông qua việc dạy bài thơ “thăm nhà bà” của Tác giả Như Mao
sáng tác, phần trò chuyện gây hứng thú cô kết hợp cho trẻ nghe bài
hát “Cháu yêu bà” do Phan Huỳnh Điểu sáng tác. Và chính giai điệu
ngọt ngào của bài hát giúp cho trẻ hiểu thêm về tình cảm của gia đình thật
thiêng liêng, cao quý qua đó giúp cho tiết học thêm sinh động, phong phú
và trẻ rất chú ý.
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không
hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức
cho trẻ trong tiết học đó như:
Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện
Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3” (Tân Huyền)
giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình
cảm của trẻ thông qua tiết học đó.
Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ
ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong
mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp
dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua

bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho
hay.
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng
được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển
hát như:
“Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành chành” ”Rềnh rềnh ràng
ràng” “Bé và Ông mặt trời”. Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây
hứng thú trong quá trình học của cháu.
d. Khám phá khoa học:
12


- Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung
làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan
sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo
cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài
hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự
giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo
vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu
nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn.
Hoặc bài “Tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường bộ” yêu
cầu là trẻ phân biệt được một số các phương tiện giao thông đường bộ
như: xe đạp, xe máy, ô tô… trẻ so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau,
luật lệ an toàn giao thông và hiểu được tầm quan trọng của các phương
tiện giao thông đối với con người. Sau đó ta cho trẻ nghe bài“Em qua
ngã tư đường phố”.
- Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”,
“Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ
hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho
Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm

trăng”.
e. Tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở
máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài
đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết học với
nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào
phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung
bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu
hoa”.
+ Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì?
+ Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa
( nhiều lá, nhiều cây...)
Ví dụ: Vẽ con gà trống, mở máy bài hát “con gà trống” ( Con gà
trống, có cái mào đỏ, chân có cựa, gà trông gáy, ò ó o…). Hoặc khi vẽ về
quả bóng, cho trẻ nghe bài “Quả bóng” (Quả bóng tròn tròn là quả bóng
xinh xinh …)
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong
quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo. Như vậy trong hoạt động tạo hình,
âm nhạc giúp trẻ cũng cố lại các hình ảnh trẻ đã được nhận biết, kích
thích trẻ tưởng tượng ra các hình ảnh phong phú. Đồng thời khi trẻ đang
thực hành, âm nhạc làm cho trẻ vui hơn, hứng thú hơn và chắc chắn rằng
kết quả về sản phẩm của trẻ cũng sẽ đạt chất lượng hơn
Những đề tài và bài nhạc kết hợp giúp trẻ có thêm một số ý tưởng
trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo:

13


Hoạt động
tạo hình


Vẽ

Nặn, xé,
dán

Đề tài

Nghe nhạc kết hợp

Hoa tặng mẹ

Màu hoa (Hồng Đăng)

Mưa

Mưa rơi (Dân ca)

Vườn cây ăn quả
Quả na

Qủa (Xanh Xanh)
Đố quả

Đàn cá bơi

Cá vàng bơi (Hà Hải)

Ông mặt trời
Cháu vẽ ông mặt trời ( Tân Huyền)

f. Hoạt động âm nhạc
Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến
hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình
giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo
các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong
một hoạt động.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo
phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ âm nhạc để trẻ được làm
quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải
thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để
trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ như ở lớp tôi: tôi
sử dụng phách tre, phách gỗ, xắc xô, lúc lắc, trống cơm, đàn organ.... Trẻ
hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối
hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết
cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài
hát có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng
hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm.
Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Một bài hát
cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức,
giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không làm trẻ bị nhàm
chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục
của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Có thể cho trẻ đội mũ âm
nhạc tạo sự hứng thú cho trẻ.
2.3.1.5 Trong tiết hoạt động góc
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay thì hoạt động góc
đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi
tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo
nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết.Việc cho
trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng
14



cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp
điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
Ví dụ: Sau giờ âm nhạc. Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: Cô
giáo miền xuôi, Cô và mẹ... Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học
sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như thể trẻ là cô giáo thật.
2.3.1.6 Trong các hội thi và ngày hội
Trong các ngày lễ, hội thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh
tham dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của
con mình. Điều này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa
con đến lớp Mẫu giáo và lòng tin đối với nhà trường. Và cũng là để phụ
huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào
hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động có âm nhạc, trẻ thích
biểu diễn và say mê với âm nhạc. Trong các ngày Hội đến trường của bé,
ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế giảng... Tôi đưa ra ý kiến với nhà
trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn nghệ.
Tôi thường tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp vào giờ nêu gương
cuối tuần. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như
một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca
sĩ… và có chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng,
mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và
say mê với âm nhạc.
2.3.2 Một số trò chơi phục vụ âm nhạc:
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận
động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai
trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác
nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho
trẻ cảm thụ âm nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi

nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
a. Trò chơi “nghe thấu hát tài” :
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng
- Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ
đã thuộc.
- Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm
vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có
trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn
thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối

15


cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và
nhanh hơn thì thắng cuộc.
Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công
nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai
cho bạn thứ 2 của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên
hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc.
b. Hát theo hình vẽ.
Trò chơi giúp phát triển tư duy, củng cố kỹ năng ghi nhớ bài hát của trẻ.
- Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
- Cách chơi: Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài
hát “Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi” “ Mùa
xuân đến rồi”..v.v….(tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn
tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào
thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe. Khi trẻ
không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu
tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.Trẻ cũng có thể mời

một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.
Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.
c. Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại
giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng
nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
- Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được
học, casset
- Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung
chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu
đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời
thuộc về đội bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi
nhanh...” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Lá xanh”
d. Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô
cửa
- Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía
sau những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng
tiền vàng để tặng cho trẻ.
- Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội
nào chơi trước. Có từ 4-6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội
nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong
ô cửa có đồ dùng đồ chơi gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh
đó.
16


Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo

như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo”...
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh
trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia
chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội
dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.
e. Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu
khác nhau và ghi nhớ có chủ định.
- Chuẩn bị: vòng nhựa, sắc xô
- Cách chơi :
Trên sàn lớp các các vòng tròn ( vòng thể dục). Số trẻ tham gia chơi
nhiều hơn số vòng.
Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi
nhanh.Cô hát chậm, trẻ đi chậm.Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng.Cô
hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người,bạn nào không
chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp.Trong khi bạn
nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…
2.3.3. Một số trò chơi âm nhạc được thiết kế trên Slide- phần mềm
Power point. Giúp trẻ phát triển khả năng âm nhạc.
( Có đĩa CD kèm theo)
Thông qua một số trò chơi này giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham
gia chơi trò chơi âm nhạc lồng ghép vào tiết học âm nhạc, hoặc trong giờ
hoạt động góc giáo viên cũng có thể cho trẻ tham gia chơi vào góc âm
nhạc. Hoạt động nêu gương cuối tuần cũng có thể tổ chức cho trẻ tham
gia chơi trò chơi âm nhạc dựa trên một số trò chơi được thiết kế trên phần
mềm power point và biểu diễn múa hát.
a. Trò chơi những nốt nhạc vui
Qua trò chơi giúp bé tập cao độ và trường độ. Rèn khả năng xướng âm
luyện tai nghe cho trẻ giúp bé học tốt âm nhạc.

Cách chơi: Cho trẻ chọn nốt nhạc mà trẻ thích. Cô giáo bấm vào biểu
tượng số 1 hoặc số 2 cho trẻ nghe nốt nhạc và đoán xem đoạn nhạc trên là
của bài hát nào. Sau đó ấn biểu tượng ngôi nhà sẽ quay lại phần cho trẻ
chọn nốt nhạc như ở slide show đầu.
Luật chơi: trẻ đoán sai sẽ giành quyền trả lời cho đội khác.

17


18


b.Trò chơi đồ - rê – mí
Trò chơi này giúp trẻ có hứng thú với việc học nhạc. Củng cố kiến thức
về một số bài nhạc trẻ đã được học.
Cách chơi: Chia làm 2 đội. Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng để lên chọn số.
Đằng sau mỗi ô số là 1 câu hỏi. Nếu đội nào trả lời đúng với đáp án thì
đội đó sẽ được 1 bông hoa. Cuối trò chơi đội nào được thưởng nhiều bông
hoa thì đội đó sẽ thắng

19


20


c.Trò chơi bí mật nốt nhạc
Qua trò chơi giúp trẻ củng cố lại một số bài hát đã học, đã biết phát triển
âm nhạc cho trẻ.
21



Cách chơi: trẻ chọn 1 nốt nhạc bất kỳ. Dưới mỗi nốt nhạc là 1 hình ảnh
tương ứng với 1 đoạn nhạc. Cho trẻ đoán tên bài hát.
Luật chơi: Đội nào trả lời sai sẽ mất quyền trả lời.

d.Trò chơi thỏ chọn hoa nào
Trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, và rèn kỹ năng ghi nhớ bài
hát.
Cách chơi: cho trẻ lên chọn hoa mà trẻ thích dưới mỗi bông hoa là một
hình ảnh tương ứng với các nghề. Trẻ phải hát bài hát có nội dung phù
hợp với hình ảnh.
Luật chơi: Nếu trẻ chọ sai sẽ bị thua cuộc tùy thuộc vào hình thức phạt
do giáo viên đề ra
(Lưu ý: giáo viên phải mở silde trình chiếu ra trước sau đó ấn enter 4 lần
sau đó mới cho trẻ lên chon hoa mà trẻ thích.)

22


e. Trò chơi tai ai thính
Qua trò chơi giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe nhạc và khả năng ghi nhớ,
phản xạ nhanh với âm nhạc.
Cách chơi: cho trẻ lên chọn vào ô số bất kỳ lúc đó sẽ có 1 đoạn nhạc. Và
yêu cầu trẻ đoán đúng đoạn nhạc đó là bài hát gì? Sáng tác của nhạc sỹ
nào?
Luật chơi: đội nào chọn sai sẽ mất quyền trả lời.

23



f. Trò chơi nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
Qua trò chơi giúp trẻ nhận biết về một số âm thanh của các loại nhạc cụ
và rèn luyện tai nghe cho trẻ.
Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội. Cho 2 đội bốc thăm sau đó cho đội nào
bắt được thăm đầu sẽ chọn 1 âm thanh nhạc cụ sau đó lắng nghe và trả lời
xem tiếng nhạc đó là nhạc cụ gì.
Luạt chơi: Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ thắng. Đội trả lời sai sẽ bị mất
quyền trả lời.

24


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×